Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Thể loại khác Chưa phân loại Bài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên tiểu học module 7, 12, 27, 28...

Tài liệu Bài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên tiểu học module 7, 12, 27, 28

.DOC
13
3298
89

Mô tả:

PHÒNG GD&ĐT VĨNH THUẬN CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM TRƯỜNG TH&THCS VĨNH BÌNH NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc BÀI THU HOẠCH BỒI DƯỠNG THƯỜNG XUYÊN GIÁO VIÊN NĂM HỌC 2016 – 2017 Họ và tên giáo viên: Nguyễn Văn Soài Tổ chuyên môn: Tổ khối 2 Chuyên ngành: Giáo viên tiểu học Nhiệm vụ được giao trong năm học: Chủ nhiệm lớp 2 PHẦN I: CÁC CĂN CỨ HOÀN THÀNH BÀI THU HOẠCH BỒI DƯỠNG THƯỜNG XUYÊN - Căn cứ Thông tư số 32/2011/TT-BGDĐT ngày 08 tháng 08 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc ban hành chương trình bồi dưỡng thường xuyên giáo viên Tiểu học; - Căn cứ kế hoạch số 150/KH-PGDĐT, ngày 03/10/2016 của Phòng Giáo Dục và Đào tạo huyện Vĩnh Thuận về Kế hoạch Bồi dưỡng thường xuyên giáo viên Mầm non, Tiểu học và Trung học cơ sở năm học 2016-2017; - Thực hiện kế hoạch số 18/KH-TrTH&THCS ngày 06 tháng 10 năm 2016 của Hiệu trưởng trường TH&THCS Vĩnh Bình Nam về việc BDTX năm học 2016-2017; - Căn cứ kế hoạch bồi dưỡng thường xuyên của bản thân năm học 20162017, tôi xin báo cáo kết quả bồi dưỡng thường xuyên như sau: PHẦN II: NỘI DUNG VÀ THỜI GIAN BỒI DƯỠNG 1. Khối kiến thức bắt buộc. a. Nội dung bồi dưỡng 1: - Thời lượng: 30 tiết - Nội dung: Bồi dưỡng tập trung 30 tiết: về: + Tiếp thu Nghị quyết Trung ương khóa XII nhiệm kỳ 2016-2021(8 tiết). + Bồi dưỡng chính trị hè(8 tiết). + Tập huấn mô hình trường học mới năm học 2016-2017(14 tiết). - Hình thức, thời gian học: Bồi dưỡng tập trung do do phòng GD&ĐT Vĩnh Thuận, Đảng ủy xã Vĩnh Bình Nam tổ chức . 1 -Thời gian học tập: ngày 21/07/2016(Ban tuyên giáo, Đảng ủy xã Vĩnh Bình Nam); 14/08/2016(PGD); 8; 9/10/2016 (PGD) b) Nội dung bồi dưỡng 2: - Thời lượng: 30 tiết - Nội dung: Bồi dưỡng tập trung 30 tiết về: + Sinh hoạt chuyên đề (14 tiết). + Tập huấn thông tư 22 và nâng cao năng lực ra đề kiểm tra định kì (Theo thông tư 22/TT-BGDĐT (16 tiết). - Hình thức, thời gian học: + Bồi dưỡng tập trung do đơn vị trường tổ chức. + Thời gian học tập: Sinh hoạt chuyên đề ( ngày 18/09/2016); Tập huấn thông tư 22 ( 28 /12/2016) ;nâng cao năng lực ra đề kiểm tra ( 25/02/2017). 2. Khối kiến thức tự chọn. Nội dung bồi dưỡng 3: (60 tiết) - Thời lượng: 60 tiết - Nội dung: Thời gian Nội dung bồi dưỡng Nội dung 3 Môđun: 7 Tháng 12/2016 Hoàn thành Tháng 12/2016 Môđun: 12 Tháng 01/2017 Tháng 01/2017 Môđun:27 Tháng 02/2017 Tháng 02/2017 Môđun: 28 Tháng 03/2017 Tháng 03/2017 Bắt đầu Kết quả vận dụng Đã vận dụng tốt trong lớp chủ nhiệm và đạt hiệu quả cao. Lập kế hoạch dạy học tích hợp các nội dung tích hợp đạt hiệu quả cao. Thực hiện tốt và đạt hiệu quả trong việc kiểm tra, đánh giá trên lớp. Đánh giá kết quả học tập bộ môn của học sinh chính xác đúng theo quy định, ra đề kiểm tra đúng theo chuẩn kiến thức kỹ năng và phù hợp với đối tượng học sinh mình đang dạy. Thời gian học 15tiết 15 tiết 15 tiết 15 tiết - Hình thức, thời gian học: + Cá nhân tự bồi dưỡng + Thời gian học tập: từ tháng 12/2016 đến tháng 03/2017 2 PHẦN III: KẾT QUẢ BỒI DƯỠNG THƯỜNG XUYÊN 1. Khối kiến thức bắt buộc. a. Nội dung bồi dưỡng 1: * Qua tiếp thu Nghị quyết Trung ương khóa XII nhiệm kỳ 2016-2021(8 tiết) bản thân tiếp thu được nội dung như sau: Chủ đề Đại hội: Tăng cường xây dựng Đảng trong sạch vững mạnh, phát huy sức mạnh toàn dân tộc, dân chủ XHCN, đẩy mạnh toàn diện đồng bộ công cuộc đổi mới, bảo vệ vững chắc tổ quốc, giữ vững môi trường hòa bình, ổn định, phấn đấu đưa nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại. - Đánh giá tổng quát kết quả thực hiện Nghị quyết Đại hội XI(2011 – 2015) và nhìn lại sau 30 năm đổi mới: + Đánh giá tổng quát kết quả thực hiện Nghị quyết Đại hội XI(2011 – 2015) nguyên nhân và kinh nghiệm. Nguyên nhân: Sự lãnh đạo đúng đắn của Đảng, sự đổi mới, nâng cao hoạt động của Quốc hội,... Nhìn lại sau 30 năm đổi mới: Kinh tế tăng trưởng khá, chính trị - xã hội ổn định. Công tác xây dựng Đảng được đẩy mạnh, quan hệ đối ngoại ngày càng mở rộng. - Mục tiêu, nhiệm vụ tổng quát phát triển đất nước 5 năm 2016 – 2021: Tăng cường xây dựng Đảng trong sạch vững mạnh; Phát huy sức mạnh toàn dân tộc; Đẩy mạnh toàn diện công cuộc đổi mới;kiên quyết, kiên trì đấu tranhbao3 vệ vững chắc độc lập chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc, bảo vệ Đảng, Nhà nước nhân dân và chế độ XHCN. Giữ vững hòa bình, ổn định, chủ động và tích cực hội nhập quốc tế. Nhiệm vụ tổng quát: Phát triển kinh tế nhanh và bền vững; Hoàn thiện thể chế phát triển KTXH theo định hướng XHCN; Đổi mới căn bản GD&ĐT ; Xây dựng nền VHVN đậm đà bản sắc dân tộc; Quản lí tốt sự phát triển xã hội; Khai thác và sử dụng hiệu quả tài nguyên thiên nhiên; Kiên trì đấu tranh bảo vệ vững chắc độc lập chủ quyền; thực hiện quyền đối ngoại; Hoàn thiện phát huy dân chủ XHCN; Hoàn thiện Nhà nước pháp quyền XHCN; Xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh; Tiếp tục quán triệt và xử lí tốt các mối quan hệ lớn. - Đổi mới tình hình tăng trưởng cơ cấu lại nền kinh tế, đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước. - Hoàn thiện thể chế, phát triển kinh tế thị trường theo định hướng XHCN. - Đổi mới căn bản toàn diện GD&ĐT. - Phát triển và ứng dụng KHCN. - Xây dựng, phát triển văn hóa con người. - Quản lí phát triển XH thực hiện tiến bộ công bằng xã hội. 3 - Tăng cường quản lí tài nguyên bảo vệ môi trường. - Tăng cường quốc phòng an ninh. - Nâng cao hiệu quả hoạt động đối ngoại. - Phát huy dân chủ XHCN. - Xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền. - Xây dựng Đảng trong sạch vững mạnh. * Qua học tập bồi dưỡng chính trị hè (8 tiết) bản thân tiếp thu được nội dung như sau: - Văn kiện Đại hội XII. - Báo cáo tổng kết năm học 2015 – 2016; Phương hướng , nhiệm vụ trọng tâm năm học 2016 – 2017. Tình hình thực hiện nhiệm vụ năm học 2015 – 2016: Năm học 2015 – 2016 là năm thứ hai thực hiện NQ số 29-NQ/ NQTW ngày 04/11/2013 của BCHTW Đảng lần thứ VIII về đổi mới căn bản toàn diện GD&ĐT; NQ số 88 ngày 28/11/2014 của QH về đổi mới chương trình SGK; Quyết định số 404 ngày 27/03/2015 của TTCP về phê duyệt đề án đổi mới chương trình SGKGDPT. Năm 2013 bắt đầu thực hiện mô hình THM; Năm 2016 có 4147 trường thực hiện dự án Mầm non: Toàn tỉnh kiểm tra 10/15 huyện đạt chuẩn PCMG 5 tuổi. Tiểu học: Thực hiện thành công TT30 về nhận xét, đánh giá HS. THCS: Các hội thi kiến thức liên môn. Nhiệm vụ năm học 2016-2017: Nghị quyết số 29 ngày 04 tháng 11 năm 2013 của BCHTW Đảng về đổi mới căn bản GDĐT. Nghị quyết số 88 ngày 28 tháng 11 năm 2014 của QH về đổi mới CTSGK. Quyết định số 404 ngày 27 tháng 03 năm 2015 của TTCP về việc triển khai chương trình SGK. Chỉ thị số 05 của BCT ngày 15/05/2016 về việc học tập làm theo đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh. Nghị quyết TW 4 khóa XI một số vấn đề cấp bách xây dựng Đảng. Quyết định số 1683 ngày 22 tháng 07 năm 2016 của UBND tỉnh Kiên Giang về việc ban hành quy chế khung thời gian năm học 2016 - 2017. Mầm non: Tùy theo từng trường xây dựng tiêu chí, kế hoạch thực hiện cho đúng. Tiểu học: Triển khai hiệu quả mô hình trường học mới. 4 THCS: Tiếp tục triển khai hiệu quả mô hình trường học mới. * Qua tập huấn mô hình trường học mới năm học 2016-2017(14 tiết) bản thân tiếp thu được nội dung như sau: - Công văn số 6359/BGD&ĐT – GDTrH ngày 04 tháng 12 năm 2015 về đánh giá bước đầu triển khai mô hình THM; Công văn số 4668/BGD&ĐT – GDTrH ngày 10 tháng 09 năm 2015 về việc hướng dẫn triển khai mô hình THM; Công văn số 10227/BGD&ĐT – GDTrH ngày 11 tháng 09 năm 2001 về việc đánh giá, xếp loại giờ dạy; Công văn số 5555/BGD&ĐT – GDTrH ngày 08 tháng 10 năm 2014 về hướng dẫn sinh hoạt chuyên môn về đổi mới phương pháp dạy học KTĐG; Công văn số 1556/BGD&ĐT – GDTrH ngày 23 tháng 09 năm 2016 về việc đánh giá, xếp loại giờ dạy GVTHCS. - So sánh sự khác nhau giữa công văn số 1556 và công văn số 10227. - Xem băng tiết dạy mẫu. - Trao đổi, phân tích rút kinh nghiệm. b) Nội dung bồi dưỡng 2: Qua các buổi tập huấn bản thân tiếp thu được các nội dung sau: * Sinh hoạt chuyên đề: Rèn luyện nghiệp vụ sư phạm, cụ thể hóa chuyên đề, lựa chọn tạo nên sự sáng tạo. Một số báo cáo khoa học của chuyên đề gồm có ba phần: Phần 1: Phân tích sư phạm chuyên đề. Phần 2: Xây dựng kế hoạch, triển khai chuyên đề. Phần 3: Viết báo cáo khoa học về chuyên đề. Tóm lại: Phân tích sư phạm chuyên đề là cái cốt vật chất của chuyên đề đồng thời là nội dung chính của bản báo cáo khoa học và là cơ sở xây dựng kế hoạch triển khai chuyên đề. * Tập huấn thông tư 22; nâng cao năng lực ra đề kiểm tra định kì (Theo thông tư 22/TT-BGDĐT. Nội dung: Cách nhận xét,đánh giá ,thành lập ma trận đề môn toán và tiếng việt. Ra đề mẩu theo ma trận của từng môn theo thông tư 22 của BGD&ĐT. 2. Khối kiến thức tự chọn. Nội dung bồi dưỡng 3: Module TH 7: Xây dựng môi trường học tập thân thiện Qua quá trình học tập nội dung trong module TH17 bản thân tôi tiếp thu được như sau: * Khái niệm: - Trường học thân thiện, trước hết là nơi tiếp nhận tất cả trẻ em trong độ tuổi quy định, đến trường. 5 - Trường học thân thiện là trường học có chất lượng giáo dục toàn diện và hiệu quả giáo dục không ngừng được nâng cao. - Trường học thân thiện là trường học có môi trường sống lành mạnh, an toàn, tránh được những bất trắc, nguy hiểm đe dọa học sinh. - Trường học thân thiện là trường học có cơ sở vật chất đảm bảo các quyền tự nhiên thiết yếu con người: đủ nước sạch, ánh sáng, phòng y tế, nhà vệ sinh, sân chơi, bãi tập v.v… - Trường học thân thiện là trường tạo lập sự bình đẳng giới, xây dựng thái độ và giáo dục hành vi ứng xử tôn trọng bình đẳng nam nữ. - Trường học thân thiện là nơi huy động có hiệu quả sự tham gia của học sinh, thầy cô giáo, cha mẹ học sinh,... * Nội dung phong trào “ Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” Phong trào thi đua “Xây dựng môi trường học thân thiện, học sinh tích cực” xác định 5 nội dung gồm: - Xây dựng trường, lớp xanh, sạch, đẹp, an toàn. - Dạy và học có hiệu quả, phù hợp với đặc điểm lứa tuổi của học sinh ở mỗi địa phương, giúp các em tự tin trong học tập. - Rèn luyện kỹ năng sống cho học sinh. - Tổ chức các hoạt động tập thể, vui tươi, lành mạnh. - Học sinh tham gia tìm hiểu, chăm sóc và phát huy giá trị các di tích lịch sử, văn hóa, cách mạng ở địa phương. ự học của học sinh... 1. Mét sè biÖn ph¸p x©y dùng m«i trêng trêng häc th©n thiÖn vÒ mÆt vËt chÊt. - Tæ chøc tèt c«ng t¸c tuyªn truyÒn tíi GV, HS, phô huynh vµ c¸c tæ chøc x· héi. - Xây dựng môi trường xanh, sạch, đẹp là một trong những tiêu chí cần xây dựng, trước hết phải xác định mục tiêu rõ ràng để giáo viên và học sinh thực hiện: + Giữ vệ sinh khuôn viên trường; + Vệ sinh nguồn nước, hệ thống thoát nước; có đủ nhà vệ sinh và giữ gìn vệ sinh sạch sẽ, không ảnh hưởng xấu đến lớp học và cảnh quan môi trường; + Có nhiều cây xanh bóng mát trong sân trường. Tổ chức học sinh trồng cây dịp đầu xuân và chăm sóc cây thường xuyên; + Vệ sinh phòng học: đủ ánh sáng, thoáng mát, bàn ghế đúng quy cách, đủ chỗ ngồi. - Tổ chức cho học sinh giữ gìn vệ sinh nơi công cộng, tích cực tham gia bảo vệ cảnh quan ngôi trường. - Tổ chức cho HS tham gia trang trí lớp học thân thiện, tạo cảnh quan lớp học sạch,đẹp, gây hứng thú học tập cho HS. 6 - Cần phát huy tính tự quản tự giác của học sinh trong việc xây dựng môi trường sạch đẹp của nhà trường, kết hợp với các lực lượng giáo dục trong nhà trường: đoàn thể, Liên đội…. - Khai thác và sử dụng có hiệu quả các trang thiết bị, đồ dùng dạy học ở từng khối lớp. Phát động Hội thi tự làm ĐDDH. Thường xuyên dự giờ rút kinh nghiệm về việc sử dụng hiệu quả đồ dùng dạy học, nhất là những giờ dạy có ứng dụng công nghệ thông tin. - Tạo sân chơi lành mạnh cho các em: tổ chức các hội thi, các phong trào thi đua, các hoạt động ngoại khoá,... 2.Mét sè biÖn ph¸p x©y dùng m«i trêng trêng häc th©n thiÖn vÒ mÆt tinh thÇn. -Tổ chức tốt công tác tuyên truyền -Đẩy mạnh đổi mới phương pháp dạy học -Tổ chức các hoạt động tập thể lành mạnh -Tăng cường công tác giáo dục truyền thống Tóm lại: Để có một môi trường học tập thân thiện thì người giáo viên đóng vai trò quan trọng vì phải luôn tìm những biện pháp, giải pháp có hiệu quả nhất để tổ chức tốt các hoạt động vui chơi, các trò chơi dân gian, tìm hiểu và chăm sóc di tích lịch sử hay các hoạt động ngoại khoá khác. Module TH 12: Lập kế hoạch dạy học tích hợp các nội dung giáo dục tiểu học. `A. Nội dung tích hợp trong các môn học và hoạt động giáo dục Nội dung tích hợp được thể hiện trong các môn học và các hoạt động như sau: * Môn tiếng Việt: Nội dung được xây dựng theo quan điểm tích hợp. Tích hợp theo chiều ngang và chiều dọc. * Môn địa lí và lịch sử Ở các lớp 1 đến 3 nhiều kiến thức địa lí, lịch sử được lòng ghép trong chủ đề của môn TNXH. Lên lớp 4,5 hai môn ĐL-LS tách riêng nhưng khi dạy học lại có những nội dung có liên quan mật thiết giữa hai phần. * Môn MT, ÂN, Thủ công Được kết hợp lại thành môn Nghệ thuật nhằm giảm số đầu môn học ở tiểu học, đồng thời để tích hợp các nội dung mang tính nghệ thuật. B. Phương pháp lựa chọn địa chỉ tích hợp; xác định mức độ tích hợp trong các bài học của từng môn học. a. Phương pháp PPDH tích hợp là lồng ghép nội dung tích hợp vào các bài dạy, tùy theo từng môn học mà lồng ghép tích hợp ở các mức độ như liên hệ, lồng ghép bộ phận, toàn phần,...từ đó giáo dục và rèn kĩ năng sống, giá trị sống cho học sinh. *Phương pháp: 7 - Phương pháp trực quan; phương pháp điều tra; phương pháp thảo luận; phương pháp đóng vai. *Việc phát triển và thực hiện chương trình sau 2000 theo định hướng dạy học tích cực đã làm thay đổi quan niệm và cách biên soạn, cách sử dụng sách giáo khoa. *Định hướng tích hợp của chương trình tiểu học sau 2000 được thể hiện ở những mức độ khác nhau: - Hình thành các môn học tích hợp: Tự nhiên – Xã hội (1991-1996 ); tích hợp môn Sức khỏe với môn Tự nhiên- xã hội và môn Khoa học (2001); tích hợp Mỹ thuật với Kỹ thuật thành môn Nghệ thuật. - Tích hợp các mạch KT, KN trong một số môn học: tích hợp 4 kỹ năng nghe, nói, đọc, viết và kiến thức văn hoá, XH, TN, tích hợp giữa phát triển năng lực sử dụng ngôn ngữ với phát triển nhân cách trong môn TV; tích hợp các yếu tố đại số vào mạch số học trong môn Toán, tích hợp cung cấp KT sơ giản toán học và phát triển năng lực tư duy và giải quyết vấn đề; tích hợp các ND giáo dục khác vào các môn học như giáo dục môi trường, giáo dục quyền trẻ em, giáo dục giới tính, giáo dục dân số; giáo dục các giá trị sống; phòng chống các bệnh tật và tệ nạn xã hội. Tự nhận xét, đánh giá kết quả học Module TH 12 Bản thân đã thực hiện tốt việc nghiên cứu tài liệu; hiểu rõ chương trình tiểu học và quan điểm DHTH trong chương trình các môn học. Nhận biết rõ các nội dung được tích hợp giáo dục trong các môn học và HĐ giáo dục ở tiểu học. Tham gia đánh giá đúng thực trạng dạy học các nội dung tích hợp trong nhà trường; lựa chọn được PP, KT dạy học phù hợp với việc dạy học tích hợp. Lập kế hoạch dạy học tích hợp các nội dung tích hợp đạt hiệu quả cao; triển khai KHDH tích hợp ở lớp có chất lượng. Module TH 27: Phương pháp kiểm tra, đánh giá bằng nhận xét Sau khi nghiên cứu lí thuyết Module TH27, kiến thức tôi lĩnh hội được về "Phương pháp kiểm tra đánh giá bằng nhận xét" gồm các vấn đề sau: I. Quan niệm về đánh giá kết quả học tập và đánh giá kết quả học tập của học sinh tiểu học bằng nhận xét. 1. Đánh giá kết quả học tập của HS: Là một quá trình thu thập, phân tích và xử lí các thông tin về kiến thức, kĩ năng, thái độ của HS theo mục tiêu môn học (hoặc hoạt động) nhằm đề xuất các giải pháp để thực hiện mục tiêu của môn học (hoặc hoạt động) đó. 2. Đánh giá kết quả học tập của học sinh bằng nhận xét: Là hình thức đánh giá mà giáo viên đưa ra những phân tích hoặc những phán đoán về học lực hoặc hạnh kiểm của người học bằng cách sử dụng các nhận xét được rút ra từ việc quan sát các hành vi hoặc sản phẩm học tập của học sinh theo những tiêu chí được cho trước. Đánh giá kết quả học tập bằng nhận xét các môn Đạo đức, TN&XH, Âm nhạc, Mĩ thuật, Thủ công, Thể dục là sự khơi dậy tiềm năng của HS chứ không phải là sự so sánh giữa các cá nhân HS với nhau; Cần đánh giá nhẹ nhàng không tạo áp lực cho HS để tránh tình trạng HS tự ti mặc cảm, mất hứng thú trong quá 8 trình học tập; Đánh giá chú trọng đến đánh giá cả quá trình và hướng tới từng cá nhân. II. Thực trạng việc thực hiện đánh giá kết quả học tập của học sinh tiểu học bằng nhận xét ở một số môn học hiện nay. 1. Các môn học đánh giá bằng nhận xét: - Các môn học đánh giá bằng nhận xét gồm: + Ở lớp 1, 2, 3: Đạo đức. Tự nhiên và xã hội. Âm nhạc. Mĩ thuật. Thủ công.Thể dục. + Ở lớp 4, 5: Đạo đức. Âm nhạc. Mĩ thuật. Kĩ thuật. Thể dục. 2. Kết quả học tập của học sinh: - Kết quả học tập của học sinh không ghi nhận bằng điểm mà bằng các nhận xét theo các mạch nội dung của từng môn học: a) Các nhận xét được ghi nhận bằng việc thu thập các chứng cứ trong quá trình học tập và hoạt động của học sinh. b) Nội dung, số lượng nhận xét của mỗi học kì và cả năm học của từng môn học được quy định cụ thể tại Sổ theo dõi kết quả kiểm tra, đánh giá học sinh. III. Một số biện pháp thực hiện đánh giá bằng nhận xét đạt hiệu quả. 1. Tác dụng của nhận xét đối với học sinh - Động viên học sinh phấn đấu học tập đạt kết quả cao hơn - Hướng dẫn học sinh điều chỉnh việc học tập 2. Thế nào là một nhận xét tốt Một nhận xét tốt là nhận xét có tác dụng động viên và hướng dẫn học sinh điều chỉnh việc học. 3. Làm thế nào để để đưa ra một nhận xét tốt. - Quan sát và ghi nhận các biểu hiện hành vi của học sinh theo các tiêu chí đã định. - Thu thập thông tin đủ, phù hợp và tránh định kiến. - Trước khi bắt đầu đưa ra một nhận xét hay một nhận định cần xem xét: + Chứng cứ (biểu hiện) thu thập được có thích hợp không? + Chứng cứ (biểu hiện) thu thập được đã đủ cho việc đưa ra những nhận xét về người học chưa? + Đối với nhận xét dựa trên các tiêu chí học tập, phải xem xét xem những yếu tố nào khác ngoài bài thực hành hay kiểm tra có thể ảnh hưởng đến kết quả của học sinh.- GV cần thường xuyên tham khảo các tiêu chí (chứng cứ) đã được xác lập đối với trường hợp nội dung quan sát nhỏ hẹp. * Yêu cầu đánh giá bằng nhận xét: - Đánh giá theo hai mức độ: hoàn thành (A), chưa hoàn thành (B) * Cách thức ghi nhận xét kết quả các môn học đánh giá bằng nhận xét. - Tìm hiểu nội dung nhận xét được ghi trong Sổ theo dõi kết quả kiểm tra đánh giá và nội dung sách giáo khoa để xác định rõ các hành vi học tập của học sinh mà ta cần quan sát. 9 - Để giúp ghi nhận cụ thể các hành vi tiêu biểu của học sinh khi quan sát trong lớp học sinh đông, giáo viên nên làm những mẫu ghi nhận cho từng môn - Sau mỗi tiết hay phần bài học, Gv đưa nhận xét chung (hoàn thành, hoàn thành tốt, chưa hoàn thành.) kèm với những chứng cứ về điều HS đã làm được và chưa làm được. Module TH 28: Kiểm tra đánh giá các môn học bằng điểm số kết hợp với nhận xét. Kết quả đạt được: Nội dung 1: Đổi mới kiểm tra đánh giá các môn học bằng điểm số kết hợp với nhận xét. 1.Khái niệm đánh giá bằng điểm số: - Đánh giá bằng điểm số là sử dụng những mức điểm khác nhau trong 1 thang điểm để chỉ ra mức độ về kiến thức, kỹ năng mà HS đã thể hiện được qua một hoạt động hoặc sản phẩm học tập. Trong thang điểm thì mỗi mức điểm đi kèm theo là những tiêu chí tương ứng (đáp án, hướng dẫn chấm điểm ) và căn cứ vào đó GV giải thích ý nghĩa của các điểm số và cho những nhận xét cụ thể về bài làm của HS. 2. Mục đích - Góp phần thực hiện mục tiêu, nội dung chương trình và các mặt hoạt động giáo dục. - Góp phần thực hiện đổi mới phương pháp dạy và học nhằm phát huy tính tích cực, sánh tạo, tự tin cho học sinh tiểu học. - Khuyến khích học sinh học tập liên tục, đảm bảo sự công bằng trong giáo dục đối với tất cả trẻ em trong độ tuổi giáo dục tiểu học. 3.Nguyên tắc đánh giá, xếp loại - Kết hợp đánh giá định lượng và định tính trong đánh giá và xếp loại. - Thực hiện công khai, công bằng, khách quan, chính xác và toàn diện. - Coi trọng việc động viên, khuyến khích sự tiến bộ của học sinh. - Phát huy tính năng động, sáng tạo, khả năng tự học, tự đánh giá của học sinh; xây dựng niềm tin, rèn luyện đạo đức theo truyền thống Việt Nam. 4. Hình thức đánh giá a. Kết hợp giữa đánh giá bằng điểm số và đánh giá bằng nhận xét đánh giá kết quả học tập các môn học của học sinh tiểu học: - Các môn học đánh giá bằng điểm số ở tiểu học là Tiếng Việt, Toán, Khoa học, Lịch sử và Địa lí, Tiếng nước ngoài, Tiếng dân tộc, Tin học và các nội dung tự chọn. Các môn học đánh giá bằng điểm số cho điểm từ 1 đến 10, không cho điểm 0 và điểm thập phân ở các lần kiểm tra. - Các môn học đánh giá bằng nhận xét gồm: Đạo đức, Thể dục, Tự nhiên xã hội, Âm nhạc, Mĩ thuật, Kĩ thuật. Các môn học đánh giá bằng nhận xét được đánh giá theo hai mức: Hoàn thành (A+, A) và Chưa hoàn thành (B). b. Kết hợp đánh giá thường xuyên và đánh giá định kì: - Đánh giá thường xuyên được thực hiện ở tất cả các tiết học nhằm mục đích theo dõi, động viên, khuyến khích hay nhắc nhở học sinh học tập tiến bộ, 10 đồng thời để giáo viên thực hiện đổi mới phương pháp, điều chỉnh hoạt động giảng dạy, hoạt động giáo dục nhằm đạt hiệu quả thiết thực. Đánh giá thường xuyên thường được tiến hành dưới các hình thức: kiểm tra miệng, quan sát học sinh học tập hoặc hoạt động, bài tập thực hành, kiểm tra viết (dưới 20 phút). - Đánh giá định kì kết quả học tập của học sinh được tiến hành sau từng giai đoạn học tập (giữa học kì I, cuối học kì I, giữa học kì II, cuối học kì II) nhằm cung cấp thông tin cho các cấp quản lí chỉ đạo để quản lí quá trình học tập của học sinh và giảng dạy của giáo viên.Đánh giá định kì được tiến hành bằng kiểm tra viết bằng hình thức trắc nghiệm khách quan, tự luận trong thời gian một tiết. c. Đổi mới hình thức kiểm tra, đánh giá: Kết hợp hình thức kiểm tra tự luận và trắc nghiệm khách quan. Đề kiểm tra định kì đánh giá kết quả học tập của học sinh đảm bảo điều kiện cụ thể của từng địa phương, vùng miền. d. Đối với học sinh có hoàn cảnh khó khăn: - Đối với học sinh khuyết tật, tất cả các bài kiểm tra thường xuyên và định kì được lưu giữ thành hồ sơ học tập của học sinh. Học sinh khuyết tật học hoà nhập được đánh giá nếu học sinh có khả năng học tập môn học đó một cách bình thường, nếu không chỉ yêu cầu đánh giá dựa trên sự tiến bộ của học sinh. - Đối với học sinh lang thang cơ nhỡ ở các lớp tình thương có điều kiện chuyển sang lớp chính quy được tổ chức kiểm tra môn Toán cùng với môn Tiếng Việt, điểm trung bình của hai môn đạt điểm 5 trở lên, không có điểm dưới 4 được xếp vào lớp học phù hợp hoặc được xác nhận học hết chương trình tiểu học. Nội dung 2: Yêu cầu tiêu chí xây dựng đề kiểm tra, quy trình ra đề kiểmtra định kỳ 1.Yêu cầu về đề kiểm tra học kì : - Nội dung bao quát chương trình đã học: Đảm bảo tính chính xác , khoa học; Đảm bảo mục tiêu dạy học , bám sát chuẩn kiến thức , kĩ năng và yêu cầu về thái độ ở các mức độ được quy định trong chương trình cấp tiểu học ; Phù hợp với thời gian kiểm tra . -Góp phần đánh giá khách quan trình độ hs 2.Tiêu chí để kiểm tra học kì: -Nội dung không nằm ngoài chương trình học kì. Có nhiều câu hỏi trong 1 đề , phân định tỉ lệ phù hợp giữa câu trắc nghiệm khách quan và câu hỏi tự luận .Tỉ lệ điểm dành cho các mức độ nhận thức so với tổng số điểm phù hợp với chuẩn kiến thức ,kĩ năng và yêu cầu về thái độ của môn học : Nhận biết và thông hiểu khoảng 80% , vận dụng 20%. Các câu hỏi của đề phải được diễn đạt rõ , đơn nghĩa ,nêu đúng và đủ yêu cầu của đề. - Mỗi câu hỏi phải phù hợp với thời gian dự kiến trả lời và với số điểm dành cho nó. 3.Quy trình ra đề kiểm tra học kì: C1.Xác định mục tiêu mức độ,nộidung và hình thức ,kiểm tra. C2.Thiết lập bảng hai chiều. 11 C3.Thiết kế câu hỏi theo bảng 2 chiều.C4.Xây dựng đáp án và hướng dẫn chấm. * Kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh theo Chuẩn kiến thức ,kĩ năng chương trình..Kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh theo chuẩn kiến thức kĩ năng chương trình được thực hiện theo các yêu cầu cơ bản dưới đây : *Đối với các môn học đánh giá bằng điểm số : -Khi xây dựng đề kiểm tra cần bám sát chuẩn kiến thức kĩ năng và tham khảo sách giáo viên. 80-90% trong chuẩn KT –KN và 10-20% vận dụng KT-KN trong chuẩn để phát triển . Thời lương kiểm tra định kì khoảng 40 phút . *Đối với các môn học đánh giá bằng nhận xét : -Giáo viên cần căn cứ vào tiêu chí đánh giá cuả từng môn học , từng học kì , từng lớp( bám sát chuẩn KT-KN của môn học đẻ đánh giá xếp loại học sinh hoàn thành (A,A+) hoặc chưa hoàn thành (B).Việc đánh giá cần nhẹ nhàng không tạo áp lực cho cả GV và HS , cần khơi dậy tiềm năng học tập của học sinh. Nội dung 3: Đánh giá kết quả học tập ở các môn học bằng điểm số ( tiếng việt, toán, khoa học, lịch sử- địa lý) theo chuẩn kiến thức kỹ năng của chương trình. 1. Quan niệm về kiểm tra, đánh giá -Kiểm tra và đánh giá là hai khâu trong một quy trình thống nhất nhằm xác định kết quả thực hiện mục tiêu dạy học. Kiểm tra là thu thập thông tin từ riêng lẻ đến hệ thống về kết quả thực hiện mục tiêu dạy học. Đánh giá là xác định mức độ đạt được về thực hiện mục tiêu dạy học. -Đánh giá kết quả học tập thực chất là việc xem xét mức độ đạt được của hoạt động học của HS so với mục tiêu đề ra đối với từng môn học, từng lớp học, cấp học. Mục tiêu của mỗi môn học được cụ thể hoá thành các chuẩn kiến thức, kĩ năng. Từ các chuẩn này, khi tiến hành kiểm tra, đánh giá kết quả học tập môn học, cần phải thiết kế thành những tiêu chí nhằm kiểm tra được đầy đủ cả về định tính và định lượng kết quả học tập của HS. 2. Hai chức năng cơ bản của kiểm tra, đánh giá a) Chức năng xác định b) Chức năng điều khiển 3. Yêu cầu kiểm tra, đánh giá a) Kiểm tra, đánh giá phải căn cứ vào Chuẩn kiến thức, kĩ năng của từng môn học ở từng lớp ; các yêu cầu cơ bản, tối thiểu cần đạt về kiến thức, kĩ năng của HS sau mỗi giai đoạn, mỗi lớp, mỗi cấp học. b) Kiểm tra, đánh thể hiện được vai trò chỉ đạo, kiểm tra việc thực hiện chương trình, kế hoạch giảng dạy, học tập của các nhà trường. c) Áp dụng các phương pháp phân tích hiện đại để tăng cường tính tương đương của các đề kiểm tra, thi d) Đánh giá chính xác, đúng thực trạng. e) Đánh giá kịp thời, có tác dụng giáo dục và động viên sự tiến bộ của HS, giúp HS sửa chữa thiếu sót. g) Đánh giá kết quả học tập, thành tích học tập của HS không chỉ đánh giá kết quả cuối cùng, mà cần chú ý cả quá trình học tập. 12 h) Đánh giá hoạt động dạy học không chỉ đánh giá thành tích học tập của HS, mà còn đánh giá cả quá trình dạy học nhằm cải tiến hoạt động dạy học i) Kết hợp thật hợp lí giữa đánh giá định tính và định lượng k) Kết hợp đánh giá trong và đánh giá ngoài. l) Kiểm tra, đánh giá phải là động lực thúc đẩy đổi mới PPDH. học. 4. Các tiêu chí của kiểm tra, đánh giá a) Đảm bảo tính toàn diện b) Đảm bảo độ tin cậy c) Đảm bảo tính khả thi d) Đảm bảo yêu cầu phân hoá =>Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học vào hoạt động giảng dạy. Qua học tập nội dung bồi dưỡng TH 28: Kiểm tra đánh giá các môn học bằng điểm số kết hợp với nhận xét, bản thân đã đánh giá kết quả học tập bộ môn của học sinh chính xác đúng theo quy định, ra đề kiểm tra đúng theo chuẩn kiến thức kỹ năng và phù hợp với đối tượng học sinh mình đang dạy. PHẦN IV: KẾT QUẢ ĐÁNH GIÁ, XẾP LOẠI BỒI DƯỠNG THƯỜNG XUYÊN CỦA GIÁO VIÊN CUỐI NĂM HỌC: Điểm ND 3 Kết quả Điểm Điểm Điểm TB Xếp Modun Modun Modun Modun TB đánh giá ND1 ND2 3ND loại 17 18 22 23 Điểm Kết quả xếp loại của nhà trường Hiệu trưởng GV thực hiện Trần Sung Nguyễn Văn Soài 13
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan