Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học đặc điểm tiếng anh chuyên ngành dược học trong sự đối chiếu với tiếng việt...

Tài liệu đặc điểm tiếng anh chuyên ngành dược học trong sự đối chiếu với tiếng việt

.PDF
180
219
136

Mô tả:

VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI VÕ THỊ BÊ ĐẶC ĐIỂM TIẾNG ANH CHUYÊN NGÀNH DƯỢC HỌC TRONG SỰ ĐỐI CHIẾU VỚI TIẾNG VIỆT Ngành: Ngôn ngữ học so sánh, đối chiếu Mã số: 9 22 20 24 LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGÔN NGỮ NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: GS.TS. HOÀNG VĂN VÂN HÀ NỘI – 2019 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả trong luận án là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ một công trình nào khác. Tác giả Võ Thị Bê MỤC LỤC MỞ ĐẦU .............................................................................................................................. 1 CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÝ THUYẾT ............12 1.1. Dẫn nhập ............................................................................................................12 1.2. Tình hình nghiên cứu tiếng Anh chuyên ngành trên thế giới ............................12 1.3. Tình hình nghiên cứu tiếng Anh chuyên ngành ở Việt Nam .............................17 1.4. Tình hình nghiên cứu tiếng Anh chuyên ngành dược học trên thế giới và ở Việt Nam ...........................................................................................................................21 1.5. Lý thuyết về diễn ngôn và phân tích thể loại diễn ngôn (genre analysis) ..........24 1.6. Khái quát về lý thuyết ngôn ngữ học chức năng hệ thống của Halliday ...........33 1.7. Lý thuyết về ngữ vực .........................................................................................54 1.8. Thuật ngữ khoa học ............................................................................................58 1.9. Lý thuyết ngôn ngữ so sánh đối chiếu ...............................................................61 1.10. Tiểu kết.............................................................................................................63 CHƯƠNG 2 ĐẶC ĐIỂM NGÔN NGỮ TRONG VĂN BẢN CHUYÊN NGÀNH DƯỢC HỌC TIẾNG ANH .....................................................................................64 2.1. Dẫn nhập ............................................................................................................64 2.2. Đặc điểm về Trường trong văn bản chuyên ngành dược học tiếng Anh ...........64 2.3. Đặc điểm về Không khí trong văn bản chuyên ngành dược học tiếng Anh ......78 2.4. Đặc điểm về Cách thức trong văn bản chuyên ngành dược học tiếng Anh .......82 2.5. Tiểu kết...............................................................................................................92 CHƯƠNG 3 ĐẶC ĐIỂM NGÔN NGỮ TRONG VĂN BẢN CHUYÊN NGÀNH DƯỢC HỌC TIẾNG VIỆT ....................................................................................94 3.1. Dẫn nhập ............................................................................................................94 3.2. Đặc điểm về Trường trong văn bản chuyên ngành dược học tiếng Việt ...........94 3.3. Đặc điểm về không khí trong văn bản chuyên ngành dược học tiếng Việt .....106 3.4. Đặc điểm về Cách thức trong văn bản chuyên ngành dược học tiếng Việt ....110 3.5. Tiểu kết.............................................................................................................117 CHƯƠNG 4 ĐỐI CHIẾU ĐẶC ĐIỂM NGÔN NGỮ TRONG VĂN BẢN CHUYÊN NGÀNH DƯỢC HỌC TIẾNG ANH VỚI TIẾNG VIỆT ...............118 4.1. Dẫn nhập ..........................................................................................................118 4.2. Đối chiếu đặc điểm về Trường trong VBCNDH tiếng Anh với tiếng Việt .....118 4.3. Đối chiếu đặc điểm về Không khí trong VBCNDH tiếng Anh với tiếng Việt 128 4.4. Đối chiếu đặc điểm về Cách thức trong VBCNDH tiếng Anh với tiếng Việt .131 4.5. Tiểu kết.............................................................................................................145 KẾT LUẬN ............................................................................................................147 DANH MỤC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ CÓ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN .....................................................................................................151 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO .............................................................152 DANH MỤC QUY ƯỚC VIẾT TẮT 1. VBCNDH Văn bản chuyên ngành dược học 2. ĐNĐD Đề ngữ đánh dấu 3. ĐNKĐD Đề ngữ không đánh dấu 4. ĐNLN Đề ngữ liên nhân 5. ĐNVB Đề ngữ văn bản 6. TNKH Thuật ngữ khoa học 7. Thức TBKĐ Thức tuyên bố khẳng định 8. Thức TBPĐ Thức tuyên bố phủ định 9. Thức ML Thức mệnh lệnh 10. Thức NV Thức nghi vấn 11. QT: VC Quá trình vật chất 12. QT: QH Quá trình quan hệ 13. QT: TT Quá trình tinh thần 14. QT: HH Quá trình hiện hữu 15. QT: PN Quá trình phát ngôn 16. QT: HV Quá trình hành vi 17. HĐ Hữu định 18. VN Vị ngữ 19. PNT Phát ngôn thể 20. NT Ngôn thể 21. BH Biểu hiện 22. GT Giá trị 23. SHT Sở hữu thể 24. BSHT Bị sợ hữu thể 25. DHBĐ Dấu hiệu bị động DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU Bảng 1.1. Các kiểu quá trình, ý nghĩa, và các đặc điểm của tham thể ......................37 Bảng 1.2. Các thành phần của Đề ngữ đa .................................................................51 Bảng 1.3. Ngôn cảnh của tình huống, ngữ nghĩa và ngữ pháp- từ vựng: .................57 Bảng 2.1. Số lượng cú và phân bố các kiểu quá trình trong VBCNDH tiếng Anh ..64 Bảng 2.2. Số lượng cú có Chủ ngữ hiển ngôn và cú không có Chủ ngữ hiển ngôn trong VBCNDH tiếng Anh........................................................................................69 Bảng 2.3. Chi tiết về thuật ngữ khoa học trong VBCNDH tiếng Anh......................71 Bảng 2.4. Phương thức sử dụng “tiền tố”, “hậu tố” trong thuật ngữ dược học tiếng Anh ............................................................................................................................74 Bảng 2.5. Phân tích cấu trúc/dạng trong VBCNDH tiếng Anh ................................76 Bảng 2.6. Phân tích các kiểu Thức trong VBCNDH tiếng Anh ...............................78 Bảng 2.7. Phân tích các kiểu Tình thái trong VBCNDH tiếng Anh .........................79 Bảng 2.8. Phân tích Đề ngữ trong VBCNDH tiếng Anh ..........................................83 Bảng 2.9. Tần số xuất hiện của quy chiếu ngôi và quy chiếu chỉ định trong VBCNDH tiếng Anh .................................................................................................85 Bảng 2.10. Số lượng liên kết logic trong VBCNDH tiếng Anh ...............................89 Bảng 3.1. Số lượng cú và phân bố các kiểu quá trình trong VBCNDH tiếng Việt ..94 Bảng 3.2. Số lượng cú có Chủ ngữ hiển ngôn và cú không có Chủ ngữ hiển ngôn trong VBCNDH tiếng Việt........................................................................................99 Bảng 3.3. Chi tiết về thuật ngữ khoa học trong VBCNDH tiếng Việt....................102 Bảng 3.4. Phương thức tạo thuật ngữ dược học tiếng Việt trên ngữ liệu vốn có ....103 Bảng 3.5. Phân tích dạng chủ động, bị động trong VBCNDH tiếng Việt ..............105 Bảng 3.6. Phân tích các kiểu Thức trong VBCNDH tiếng Việt .............................106 Bảng 3.7. Phân tích các kiểu Tình thái trong VBCNDH tiếng Việt .......................108 Bảng 3.8. Phân tích Đề ngữ trong VBCNDH tiếng Việt ........................................110 Bảng 3.9. Tần số xuất hiện của quy chiếu ngôi và quy chiếu chỉ định ...................113 Bảng 3.10. Số lượng liên kết logic trong VBCNDH tiếng Việt. ............................115 Bảng 4.1. Đối chiếu các kiểu quá trình trong VBCNDH tiếng Anh với tiếng Việt119 Bảng 4.2. Đối chiếu Tình thái trong VBCNDH tiếng Anh với tiếng Việt..............130 Bảng 4.3. Đối chiếu Đề ngữ trong VBCNDH tiếng Anh với tiếng Việt ................132 Bảng 4.4. Các phụ ngữ tình thái có chức năng như Đề ngữ liên nhân trong VBCNDH tiếng Anh ...............................................................................................134 Bảng 4.5. Các phụ ngữ tình thái có chức năng như Đề ngữ liên nhân trong VBCNDH tiếng Việt ...............................................................................................136 Bảng 4.6. Các phụ ngữ liên hợp có chức năng như Đề ngữ văn bản trong VBCNDH tiếng Anh .................................................................................................................137 Bảng 4.7. Các Phụ ngữ liên hợp có chức năng như Đề ngữ văn bản trong VBCNDH tiếng Việt .................................................................................................................139 Bảng 4.8. Sự kết hợp của Đề ngữ văn bản và Đề ngữ liên nhân trong VBCNDH tiếng Anh .................................................................................................................141 Bảng 4.9. Sự kết hợp của Đề ngữ văn bản và Đề ngữ liên nhân trong VBCNDH tiếng Việt .................................................................................................................141 Bảng 4.10. Đối chiếu sự kết hợp giữa các kiểu Đề ngữ trong VBCNDH tiếng Anh và tiếng Việt ............................................................................................................142 Bảng 4.11. Đối chiếu quy chiếu ngôi và quy chiếu chỉ định trong VBCNDH tiếng Anh với tiếng Việt ...................................................................................................143 Bảng 4.12. Đối chiếu liên kết logic trong VBCNDH tiếng Anh với tiếng Việt .....144 DANH MỤC HÌNH ẢNH Hình 1.1. Quan hệ thể loại và ngữ vực trong ngôn ngữ ............................................32 Hình 1.2. Ngữ pháp kinh nghiệm: các kiểu quá trình trong tiếng Anh .....................38 Hình 1.3. Hệ thống dạng ...........................................................................................43 Hình 1.4. Hệ thống dạng trong tiếng Việt: chủ động và bị động ..............................43 Hình 1.5. Hệ thống các kiểu tình thái .......................................................................47 Hình 1.6. Mô hình ngôn ngữ học chức năng hệ thống ..............................................56 Hình 1.7. Mối quan hệ ngôn cảnh tình huống và văn bản ........................................58 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Dược học trước đây từng là một bộ phận trong ngành Y học. Song với sự phát triển như vũ bão của khoa học kĩ thuật trong thế giới hiện đại, Dược học đã nhanh chóng tách ra thành một ngành độc lập nhưng vẫn còn giữ mối liên hệ chặt chẽ với Y học, các ngành khoa học cơ bản và khoa học ứng dụng khác [58, tr 3]. Ngành dược chuyên về bào chế, sản xuất các loại thuốc (hay còn gọi là dược phẩm) cũng như thực hiện việc khám chữa bệnh, phân phối thuốc và có trách nhiệm đảm bảo an toàn, hiệu quả của các loại dược phẩm. Vì vậy, khả năng sử dụng tiếng Anh chuyên ngành thành thạo sẽ giúp những người làm trong ngành Y Dược có thể tiếp cận với tri thức cũng như với những tiến bộ của ngành một cách nhanh nhất. Tuy nhiên, thực tế cho thấy việc đào tạo tiếng Anh chuyên ngành (ESP) vốn gặp nhiều khó khăn và hiệu quả chưa cao [14, tr. 4]. Khái niệm ESP mới được biết đến vào những năm đầu thập kỉ 1990, nhưng cách hiểu và áp dụng còn quá sơ khai đến mức một số tài liệu hay giáo trình tiếng Anh chuyên ngành được biên soạn thuần túy là các bài đọc hiểu và bài tập ngữ pháp, từ vựng liên quan [14, tr. 3]. Bàn về vai trò của tiếng Anh khoa học, Robert Goldbort [171, tr. 3] đã khẳng định: “Tiếng Anh khoa học có ý nghĩa vô cùng to lớn trong cộng đồng các nhà nghiên cứu khoa học”. Trên thực tế, những tài liệu nghiên cứu hay những phát minh, ứng dụng mới về dược học trên thế giới hầu hết đều được công bố bằng tiếng Anh và không phải tài liệu hay công trình nghiên cứu nào cũng được dịch sang tiếng Việt. Trước tình hình đa phần giáo viên dạy tiếng không được đào tạo về chuyên ngành, hoặc nếu tự học thì nói chung cũng không đủ kiến thức chuyên ngành để đảm bảo truyền đạt chính xác trong mọi trường hợp [12], [13]. Hơn nữa, xét từ quan điểm giảng dạy và học tập tiếng Anh chuyên ngành, các giáo trình và tạp chí chuyên ngành dược học chưa được tìm hiểu một cách toàn diện cũng như nghiên cứu đối chiếu tiếng Anh với tiếng Việt từ trước tới nay. Đồng thời thực tế cũng chỉ ra trình độ tiếng Anh của nhiều sinh viên, học viên cao học và nghiên cứu sinh ngành dược vẫn chưa thể đọc hiểu được những tài liệu chuyên ngành dược học bằng tiếng Anh. Trong khi nhu cầu tìm hiểu những phát triển mới về dược học như là một chuyên ngành khoa học ngày càng cao cũng như trong bối cảnh nước ta hội nhập ngày càng 1 sâu rộng vào nền kinh tế toàn cầu. Do vậy, việc tiếp thu và ứng dụng các thành tựu khoa học kỹ thuật trên thế giới để phát triển ngành Dược Việt Nam có ý nghĩa và vị trí rất quan trọng. Các nhà nghiên cứu ngôn ngữ chuyên ngành như Halliday et al. [101]; Widdowson [188]; Johns & Dudley-Evans [91] và Hoàng Văn Vân [65] cho rằng hiểu biết được những đặc điểm ngôn ngữ và văn bản của ngôn ngữ chuyên ngành sẽ giúp quá trình đọc hiểu được nhanh hơn, viết các bài viết về chuyên ngành có hiệu quả hơn và dịch chuyên ngành từ ngôn ngữ này sang ngôn ngữ kia một cách chính xác hơn và thoát ý hơn. Chính vì vậy việc nghiên cứu đối chiếu tiếng Anh với tiếng Việt trong các lĩnh vực chuyên ngành là một đòi hỏi cấp thiết hiện nay, cho thấy những nỗ lực của các nhà Việt ngữ học cũng như ngoại ngữ học. Hơn nữa, hiện nay ở Việt Nam cũng như trên thế giới vẫn chưa có công trình nghiên cứu nào phân tích, đối chiếu những đặc điểm của VBCNDH tiếng Anh với tiếng Việt dựa trên quan điểm ngôn ngữ học chức năng hệ thống. Thực tế trên đây là động lực chủ yếu để chúng tôi triển khai đề tài ĐẶC ĐIỂM TIẾNG ANH CHUYÊN NGÀNH DƯỢC HỌC TRONG SỰ ĐỐI CHIẾU VỚI TIẾNG VIỆT. 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận án 2.1. Mục đích nghiên cứu Luận án đặt ra hai mục đích nghiên cứu cơ bản sau: Thứ nhất, phân tích bản chất và đặc điểm để tìm ra những đặc điểm ngôn ngữ nổi trội trong VBCNDH tiếng Anh và tiếng Việt từ quan điểm ngữ pháp chức năng hệ thống của Halliday về phương diện ngữ vực (Register). Thứ hai, đối chiếu những điểm tương đồng và khác biệt về đặc điểm ngôn ngữ trong hai loại văn bản trên để tìm ra những nét tương đồng và khác biệt về phương diện Trường, Không khí, và Cách thức, cụ thể là về đặc điểm: Hệ thống chuyển tác, Tham thể/Chủ ngữ, thuật ngữ, cấu trúc/dạng, thức, tình thái, đề ngữ, quy chiếu và liên kết logic. Hai câu hỏi được đặt ra để trả lời cho mục đích nghiên cứu của luận án chính là: (i) Những đặc điểm ngôn ngữ nổi trội nào được các nhà dược học chuyên ngành sử dụng để kiến tạo VBCNDH tiếng Anh và tiếng Việt và chúng được sử dụng như thế nào? (ii) Các VBCNDH tiếng Anh và tiếng Việt có những điểm tương đồng và khác biệt nào liên quan đến những đặc điểm ngôn ngữ nổi trội đó? 2 2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Để đạt được mục đích đã đề ra ở trên, luận án đề xuất một số nhiệm vụ nghiên cứu dưới đây: - Tổng quan tình hình nghiên cứu về ngôn ngữ chuyên ngành, ngôn ngữ trong văn bản chuyên ngành y dược tiếng Anh và tiếng Việt trên thế giới và ở Việt Nam. - Nghiên cứu những đặc điểm cơ bản về cơ sở lý thuyết của Ngôn ngữ học chức năng hệ thống về phương diện ngữ vực để xây dựng khung lí thuyết cho luận án. - Sử dụng khung lí thuyết đã được thiết lập để mô tả, phân tích các đặc điểm ngôn ngữ trong VBCNDH tiếng Anh và tiếng Việt trên quan điểm của Ngôn ngữ học chức năng hệ thống về phương diện Trường, Không khí và Cách thức. - Đối chiếu đặc điểm ngôn ngữ trong VBCNDH tiếng Anh với tiếng Việt theo các phương diện đã nêu, từ đó thiết lập những nét tương đồng và khác biệt trong hai ngôn ngữ. - Kết luận chung về những đặc điểm ngôn ngữ nổi trội về ngữ nghĩa, ngữ pháp – từ vựng trong VBCNDH tiếng Anh và tiếng Việt. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận án Luận án sẽ tập trung vào việc nghiên cứu các đặc điểm ngữ nghĩa, ngữ pháp – từ vựng và liên kết trong VBCNDH tiếng Anh và tiếng Việt. Khung lý thuyết mà nghiên cứu dựa vào là ngôn ngữ học chức năng hệ thống (viết tắt là SFL) [113], [115]. Từ quan điểm chức năng hệ thống, ngữ pháp sâu của một đơn vị, ví dụ, ngữ pháp sâu của cú được trình bày bằng các mạng lưới hệ thống với điểm xuất phát là “cú” như THỨC, CHUYỂN TÁC, và ĐỀ NGỮ, LIÊN KẾT, v.v. Do vậy, luận án sẽ tập trung vào mô tả, phân tích và so sánh các nội dung như THỨC, CHUYỂN TÁC, ĐỀ NGỮ, và LIÊN KẾT và các đặc điểm nổi trội của văn bản chuyên ngành dược học trong hai ngôn ngữ như đã được các nhà nghiên cứu chỉ ra trên ngữ liệu của các văn bản đã chọn (được trình bày ở dưới). Trong luận án, hai ngôn ngữ có liên quan là tiếng Anh và tiếng Việt. Đối chiếu đặc điểm ngôn ngữ chuyên ngành dược học trong tiếng Anh với tiếng Việt, chúng tôi lấy tiếng Anh là ngôn ngữ cơ sở và tiếng Việt là ngôn ngữ đối chiếu. Tạp chí chuyên ngành được sử dụng cho nghiên cứu lần lượt như sau: 3  Tiếng Anh British Journal of Pharmaceutical Research (Tạp chí nghiên cứu Dược học Anh).  Tiếng Việt Tạp chí Dược học - Bộ Y tế. VBCNDH tiếng Anh cũng như tiếng Việt được viết và in ấn dưới nhiều hình thức khác nhau như: giáo trình, bài báo, bản báo cáo, các bài truyền thông v.v. Tuy nhiên, hai loại tạp chí mà luận án chọn để nghiên cứu đều là tạp chí chuyên ngành dược học, nó phản ánh những nghiên cứu về thuốc trên 2 lĩnh vực chính gồm quá trình nghiên cứu mối liên quan giữa thuốc và cơ thể; và cách vận dụng thuốc trong điều trị bệnh v.v. Lý do luận án lựa chọn hai loại tạp chí này bởi vì: Thứ nhất, Tạp chí Dược học là cơ quan ngôn luận của ngành Dược của Việt Nam nhằm thông tin tới bạn đọc trong và ngoài nước về đường lối, chính sách của Đảng, của Nhà nước và Bộ Y tế với mục tiêu chăm sóc và bảo vệ sức khỏe cộng đồng. Tạp chí cũng là diễn đàn trao đổi thông tin về những quan điểm, kinh nghiệm và kỹ năng quản lý nhà nước về ngành Dược ở trong và ngoài nước trên các lĩnh vực quản lý, nghiên cứu cũng như sản xuất, kinh doanh và lưu thông phân phối thuốc. Ngoài ra, tạp chí còn là nơi công bố các công trình nghiên cứu khoa học và làm cầu nối chuyển giao công nghệ; Thứ hai, Tạp chí nghiên cứu Dược học Anh là tạp chí được các độc giả trong giới đánh giá là tạp chí khoa học cống hiến cho công chúng những bài báo chất lượng cao trong mọi lĩnh vực khoa học dược học bao gồm thuốc dược phẩm, dược bệnh viện, dược hạt nhân, dược quân y, dược chẩn đoán, dược điều trị, dược động học, dược lâm sàng, dược tâm lý, phát triển thuốc cũng như an toàn trong thử nghiệm thuốc v.v. (http://www.sciencedomain.org/journal/14/about-journal). 4. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu của luận án 4.1. Phương pháp luận Luận án sử dụng hai phương pháp nghiên cứu chính là phương pháp miêu tả và phương pháp so sánh-đối chiếu. Phương pháp miêu tả giúp luận án phác họa một bức tranh toàn cảnh về diễn ngôn dược học tiếng Anh và tiếng Việt nói chung hiện đang được sử dụng tại Việt Nam. Đồng thời cũng giúp luận án miêu tả đặc điểm ngôn ngữ của văn bản dược 4 học. Trên cơ sở miêu tả, luận án sẽ đưa ra các mô hình cấu trúc sử dụng ngôn ngữ dược học trong tiếng Anh và tiếng Việt. Luận án sử dụng phương pháp miêu tả vì trong so sánh đặc điểm ngôn ngữ chuyên ngành dược học tiếng Anh và tiếng Việt, luận án cần thiết phải đưa ra một khuôn khổ lý thuyết chung để mô tả một cách có hiệu quả. Phương pháp so sánh - đối chiếu được sử dụng để đối sánh các đặc điểm ngôn ngữ nổi trội của VBCNDH tiếng Anh với tiếng Việt, nhằm tìm ra những điểm tương đồng và khác biệt trong hai văn bản, trong đó tiếng Anh là ngôn ngữ nguồn và tiếng Việt là ngôn ngữ đối chiếu. Khung lý thuyết chủ yếu dựa trên nghiên cứu của Bùi Mạnh Hùng [29] và có kết hợp một số nghiên cứu khác. Ngoài ra, luận án cũng sử dụng một số thủ pháp khác như phân tích và thống kê để chỉ ra tần số xuất hiện của từng loại đặc điểm ngôn ngữ trong VBCNDH trong hai ngôn ngữ. Từ đó làm cơ sở cho việc so sánh đối chiếu được thuyết phục hơn. 4.2. Phương pháp thu thập ngữ liệu 4.2.1. Tiêu chí xây dựng khối liệu Nguồn ngữ liệu thu thập được luận án chọn để nghiên cứu là các bài trong tạp chí chuyên ngành dược học trong tiếng Anh và tiếng Việt phải đáp ứng một số tiêu chí cơ bản sau: (i) Tạp chí được chọn để nghiên cứu dựa trên uy tín của các tạp chí trong ngành dược; (ii) Các bài báo được chọn đảm bảo tính cập nhật, tính thời sự; (iii) Các bài báo có nội dung viết về cùng lĩnh vực (cùng về một loại dược liệu, bào chế một loại thuốc, đánh giá một loại thuốc đối với một bệnh nào đó v.v.); (iv) Không giới hạn số lượng tác giả cho mỗi bài báo nghiên cứu. Tác giả là người đứng tên duy nhất hay là người đứng tên đầu tiên trong nhóm tác giả của bài báo. 4.2.2. Phạm vi thu thập ngữ liệu Để đảm bảo tính chính danh cho ngữ liệu khảo sát, chúng tôi quyết định sử dụng những bài báo nghiên cứu được xuất bản trong khoảng từ năm 2011 đến năm 2015 đối với tạp chí tiếng Anh và tiếng Việt. Mỗi năm chọn 5 bài báo nghiên cứu 5 đối với mỗi thứ tiếng. Các bài báo được chọn dùng làm khối liệu nằm trong các số phát hành định kỳ của mỗi tạp chí. Vì ngôn ngữ khoa học trong tạp chí chuyên ngành dược học là một ngữ vực rộng lớn, che phủ nhiều môn học khác nhau như hóa sinh, hóa dược dược lý, dược lâm sàng, bào chế thuốc, kiểm nghiệm thuốc, thực vật dược, dược liệu, hóa phân tích, vật lý v.v. và có liên quan nhiều đối với ngành y. Do vậy, đó là mối quan tâm chính của luận án và là cơ sở để luận án tiến hành thu thập khối liệu phù hợp. Dựa vào các tiêu chí ở trên, luận án chọn ra được 25 bài báo tiếng Anh và 25 bài báo tiếng Việt được viết bởi các tác giả khác nhau. Đồng thời nội dung của các bài báo đã chọn là những nghiên cứu mang tính thời sự và không trùng lặp nhau. Phần khối liệu tiếng Anh được gán ký hiệu từ E01 đến E25, phần khối liệu tiếng Việt mang ký hiệu từ V01 đến V25 (chi tiết xin xem phần khối liệu). 4.2.3. Bối cảnh thu thập khối liệu Như đã đề cập trong Mục 5.2, khối liệu được lựa chọn làm đối tượng để khảo sát là 25 bài báo tiếng Anh và 25 bài báo tiếng Việt. Tuy nhiên, nếu xét đối với mỗi bài báo tiếng Anh thì có độ dài trung bình từ 8 trang đến 20 trang, bao gồm cả các bảng biểu và sơ đồ (chi tiết xin xem phần phụ lục). Mỗi bài báo chuyên ngành dược học tiếng Anh bao gồm 3 phần cơ bản: (i) phần mở đầu (gồm phần tóm tắt - abstract và phần giới thiệu - introduction); (ii) phần thân bài và (iii) phần kết luận. Các bài báo luận án nghiên cứu là những báo cáo thể hiện kết quả của một thí nghiệm. Theo quan điểm của Bhatia [71], thể loại chính trong các bài báo luận án nghiên cứu được viết bằng “ngôn ngữ khoa học” và thuộc thể loại ‘báo cáo’. Các báo cáo này thể hiện kết quả của một thí nghiệm hay những cuộc điều tra, khảo sát về lĩnh vực dược học. Chúng cung cấp một nguồn đáng giá về các công trình nghiên cứu khoa học ngành dược ở Việt Nam và trên thế giới. Xét về cách thức tổ chức, mỗi bài báo tiếng Anh trong luận án nghiên cứu được cấu trúc chi tiết như sau. (i) Phần mở đầu: gồm phần tóm tắt - abstract và phần giới thiệu – introduction. Phần tóm tắt là phần có chức năng là một diễn ngôn độc lập. Phần này có chức năng cung cấp những vấn đề cụ thể và chính xác nội dung của toàn văn bài báo. Phần giới thiệu là một diễn ngôn khác dài hơn và có chứa trung bình khoảng 24 cú/1 bài báo. (iii) Phần thân bài: hầu hết phần thân bài báo đều bao gồm ba phần cơ bản: (1) Material and methods (Tư liệu và phương pháp nghiên cứu); 6 (2) Result (kết quả nghiên cứu); (3) Discussion (thảo luận kết quả nghiên cứu). Tuy nhiên, trong phần Tư liệu và phương pháp nghiên cứu của các bài báo, các nhà dược học đã chia nhỏ ra nhiều tiểu mục nhỏ hơn để mô tả tiết như các mẫu nguyên liệu, quy trình chuẩn bị các tư liệu sử dụng cho nghiêm cứu, phương pháp nghiên cứu. Phần Kết quả của các bài báo nghiên cứu đặc trưng bởi các số liệu và bảng biểu vì đây là phần các tác giả trình bày các kết quả thu được từ nghiên cứu. Phần này rất dài vì bao gồm các phân tích thống kê, so sánh các số liệu ở các bảng và biểu đồ. Phần Thảo luận của các bài báo rất dài, độ dài của phần thảo luận không theo một chuẩn cụ thể, trong các bài báo khác nhau thì độ dài của phần thảo luận cũng khác nhau. (iv) Phần kết luận: Đây là phần tóm tắt lại kết quả nghiên cứu đạt được và nêu ứng dụng hoặc những ý nghĩa của nghiên cứu. Đồng thời nó còn đưa ra những gợi ý cho nghiên cứu tiếp theo. Độ dài của phần kết luận cho thấy đây là phần rất nhỏ, chỉ bao gồm trung bình 5 cú/1 bài báo. Mỗi bài báo tiếng Việt cũng gồm 3 phần chính: (i) Phần mở đầu (gồm phần tóm tắt và Đặt vấn đề); (ii) phần thân bài báo và (iii) phần kết luận (gồm kết luận và tài liệu tham khảo). Mỗi bài báo tiếng Việt thì có độ dài trung bình từ 3 trang đến 6 trang (chi tiết xin xem phần phụ lục). Mỗi bài báo tiếng Việt trong luận án nghiên cứu được cấu trúc chi tiết như sau. (i) Phần mở đầu: gồm phần tóm tắt và phần đặt vấn đề. Phần tóm tắt cũng là một diễn ngôn độc lập. Phần này cung cấp cụ thể nội dung của toàn văn bài báo. Phần đặt vấn đề là một diễn ngôn khác dài hơn và có trung bình là 9 cú/1 bài báo. (ii) Phần thân bài: gồm ba phần cơ bản: (1) Tư liệu và phương pháp nghiên cứu; (2) Kết quả nghiên cứu và (3) Bàn luận. Xét phần tư liệu và phương pháp nghiên cứu, nhìn chung các bài báo đều trình bày về tư liệu và hóa chất; thiết bị máy móc; phương pháp nghiên cứu, xử lý số liệu v.v. Phần kết quả của các bài báo bao gồm nhiều bảng và biểu đồ minh họa. Phần bàn luận là phần rất dài, độ dài của phần này thay đổi ở các bài báo. Ở phần này, là nội dung phân tích và thảo luận những kết quả thu được từ nghiên cứu. Xét phần kết luận, đây là phần 7 tóm tắt lại kết quả nghiên cứu đạt được với ý nghĩa của nghiên cứu. Bên cạnh đó, phần kết luận còn đưa ra những gợi ý cho nghiên cứu tiếp theo. (iii) Phần kết luận: bao gồm hai phần nhỏ hơn là kết luận và tài liệu tham khảo. Phần kết luận tóm tắt lại kết quả nghiên cứu đạt được với ý nghĩa của nghiên cứu. Bên cạnh đó, phần kết luận còn đưa ra những gợi ý cho nghiên cứu tiếp theo. Phần tài liệu tham khảo phụ thuộc vào lượng tham khảo của các nhà dược học tiếng Việt. Thực tế này đòi hỏi luận án phải giới hạn việc thu thập dữ liệu trong khuôn khổ của luận án. Do đó luận án chọn toàn bộ phần mở đầu, một phần lớn của phần thân bài có liên quan đến việc trình bày những nội dung nghiên cứu của các nhà dược học, và toàn bộ phần kết luận của mỗi bài báo trong mỗi ngôn ngữ. Như vậy, phần khối liệu tiếng Anh mà luận án nghiên cứu bao gồm 2.101 cú. Trong đó có 602 cú phần mở đầu, 1.360 cú phần thân bài, và 139 cú phần kết luận. Đối với tiếng Việt, tổng số cú phần khối liệu luận án nghiên cứu là 1.161 cú, bao gồm 239 cú phần mở đầu, 793 cú phần thân bài, và 129 cú phần kết luận. 4.3. Phạm vi phân tích Trong lý thuyết ngôn ngữ học chức năng hệ thống của Halliday, ông đã cho thấy mỗi đặc điểm của văn bản có thể được liên hệ với toàn bộ hệ thống. Ông cũng nhận định sự phân tích bao gồm: (i) Các bình diện của cú (bao gồm chức năng ngôn bản, chức năng liên nhân, và chức năng tư tưởng); (ii) Các lớp từ cơ bản của cụm từ và tiểu cú; (iii) Cú phức; (iv) Liên kết; (v) Ẩn dụ ngữ pháp; và (vi) Các đặc điểm khẩu ngữ. Tuy nhiên, do phạm vi của một luận án và trên khối liệu khảo sát như đã đề cập ở Mục 5.3. Vì vậy, việc khảo sát các đặc điểm ngôn ngữ của khối liệu chủ yếu tập trung vào các đặc điểm về Trường, Không khí và Cách thức. Do đó, luận án giới hạn khảo sát các phương diện dưới đây: (i) Phân tích để tìm ra số lượng, tỷ lệ phần trăm, và đặc điểm của các kiểu quá trình được sử dụng trong phần mở đầu, phân thân bài, phần kết luận và trong khối liệu; (ii) Phân tích để tìm ra số lượng, tỷ lệ phần trăm và đặc điểm của các Tham thể làm Chủ ngữ ở bình diện liên nhân được sử dụng trong phần mở đầu, phần thân bài, phần kết luận và trong khối liệu; 8 (iii) Phân tích mật độ thuật ngữ khoa học trong vai trò làm Tham thể làm chủ ngữ được sử dụng trong phần mở đầu, phần thân bài, phần kết luận và trong khối liệu; (iv) Phân tích dạng chủ động và bị động được sử dụng trong phần mở đầu, phần thân bài, phần kết luận và trong khối liệu; (v) Phân tích số lượng và tỷ lệ các kiểu thức được sử dụng trong phần mở đầu, phần thân bài, phần kết luận và trong khối liệu; (vi) Phân tích số lượng và tỷ lệ các kiểu tình thái (modality) được sử dụng trong phần mở đầu, phần thân bài, phần kết luận và trong toàn khối liệu; (vii) Phân tích số lượng và tỷ lệ các kiểu Đề ngữ được sử dụng trong phần mở đầu, phần thân bài, phần kết luận và trong toàn khối liệu; (viii) Phân tích số lượng và tần số xuất hiện của quy chiếu ngôi, quy chiếu chỉ định và liên kết logic được sử dụng trong phần mở đầu, phần thân, phần kết luận, và trong toàn khối liệu. 5. Đóng góp mới về khoa học của luận án Đóng gớp mới về khoa học của luận án được thể hiện trước hết ở việc đã góp phần cung cấp cho lý luận ngôn ngữ một cách nhìn sâu sắc về đặc điểm ngôn ngữ văn bản dược học tiếng Anh và tiếng Việt, góp phần làm phong phú thêm một phương pháp phân tích diễn ngôn được sử dụng để so sánh các văn bản chuyên ngành dược học trong hai ngôn ngữ - phương pháp phân tích diễn ngôn theo lí thuyết chức năng hệ thống, được phân tích theo ba phạm trù ngữ vực là Trường, Không khí, và Cách thức. Những kết quả đạt được của công trình nghiên cứu này đã cho thấy phương pháp phân tích diễn ngôn được áp dụng để phân tích và so sánh văn bản chuyên ngành dược học là phù hợp và có hiệu quả. Kết quả nghiên cứu cũng cho thấy ý nghĩa trải nghiệm, ý nghĩa liên nhân, ý nghĩa văn bản và mối quan hệ biện chứng giữa chúng rất quan trọng cho việc tìm hiểu và so sánh ý nghĩa của các văn bản chuyên ngành dược học trong hai ngôn ngữ. 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án Luận án là một nghiên cứu tiếp thu trên đường hướng nghiên cứu ngôn ngữ học hiện đại ở Việt Nam cũng như trên thế giới vào việc phân tích và mô tả đặc điểm của ngôn ngữ trong VBCNDH tiếng Anh đối chiếu với tiếng Việt. Đây là công trình nghiên cứu đầu tiên và toàn diện về diễn ngôn dược học tiếng Anh và tiếng Việt. 9 6.1. Về lí luận Thông qua nghiên cứu đặc điểm tiếng Anh chuyên ngành dược học đối chiếu với tiếng Việt, luận án sẽ góp phần cung cấp cho lý luận ngôn ngữ một số cứ liệu về đặc điểm ngôn ngữ văn bản dược học tiếng Anh. Do đó, luận án góp phần làm phong phú thêm phương pháp phân tích diễn ngôn về các văn bản chuyên ngành khác trong tiếng Anh và tiếng Việt. 6.2. Về thực tiễn Nghiên cứu có ý nghĩa thực tiễn đóng góp vào việc nâng cao kỹ năng viết các ngôn bản khoa học liên quan đến chuyên ngành dược học, khả năng đọc hiểu nội dung các ngôn bản này trong hai ngôn ngữ nhanh hơn và thấu đáo hơn, và dịch các văn bản thuộc chuyên ngành dược học từ tiếng Anh sang tiếng Việt và ngược lại một cách hiệu quả. Kết quả nghiên cứu của luận án còn có thể được áp dụng để giảng dạy tiếng Anh chuyên ngành trong các trường cao đẳng và đại học dược ở Việt Nam hiện nay. 7. Cấu trúc cục luận án Ngoài phần mở đầu, kết luận, thư mục tham khảo và phụ lục kèm theo, luận án gồm 4 chương như sau: Chương 1: Tổng quan nghiên cứu và cơ sở lí thuyết. Trong chương này, luận án tổng quan về tình hình nghiên cứu tiếng Anh chuyên ngành nói chung cũng như tiếng Anh chuyên ngành y dược nói riêng và Ngôn ngữ học chức năng hệ thống trên thế giới và ở Việt Nam. Ngoài ra, luận án cũng trình bày lý thuyết về phân tích diễn ngôn, lý thuyết liên quan đến VBCNDH, lý thuyết Ngôn ngữ học chức năng hệ thống. Cụ thể, là lý thuyết liên quan đến các đặc điểm về Trường, Không khí và Cách thức thông qua các phương diện biểu đạt nghĩa kinh nghiệm, nghĩa liên nhân và nghĩa văn bản. Bên cạnh đó, luận án cũng trình bày về lý thuyết ngôn ngữ so sánh đối chiếu nhằm tạo cơ sở cho việc đối chiếu đặc điểm ngôn ngữ trong hai văn bản được thuyết phục hơn. Chương 2: Đặc điểm ngôn ngữ trong văn bản chuyên ngành dược học tiếng Anh. Chương này luận án tập trung phân tích, miêu tả các đặc trưng về Trường, Không khí và Cách thức dựa trên cơ sở lý thuyết Ngôn ngữ học chức năng hệ thống của Halliday về ngữ vực. Cụ thể, luận án đi sâu phân tích, miêu tả hệ thống chuyển tác và dạng, các Tham thể làm chủ ngữ và các thuật ngữ trong vai trò Tham thể làm chủ 10 ngữ để làm rõ đặc trưng về Trường. Đặc trưng về Không khí được luận án tập trung phân tích, miêu tả sự thể hiện của các kiểu thức và tình thái. Để làm rõ đặc trưng về Cách thức, luận án đi sâu miêu tả hệ thống Đề ngữ, quy chiếu và Liên kết logic. Chương 3: Đặc điểm ngôn ngữ trong văn bản chuyên ngành dược học tiếng Việt. Chương 3 luận án cũng với cách thức phân tích, miêu tả đặc trưng ngôn ngữ trên phương diện Trường, Không khí và Cách thức để tìm ra những đặc điểm ngôn ngữ nổi trội trong VBCNDH tiếng Việt. Chương 4: Đối chiếu đặc điểm ngôn ngữ trong văn bản chuyên ngành dược học tiếng Anh với tiếng Việt. Trên cơ sở phân tích, miêu tả để tìm ra những đặc điểm ngôn ngữ nổi trội trong hai văn bản ở chương 2 và chương 3, chương này luận án đối chiếu để tìm ra những đặc điểm tương đồng và khác biệt về đăc trưng Trường, Không khí và Cách thức trong VBCNDH tiếng Anh và tiếng Việt. 11 CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÝ THUYẾT 1.1. Dẫn nhập Để cho việc khảo sát các đặc điểm ngôn ngữ một cách rõ ràng, chương này sẽ giải quyết ba vấn đề cơ bản. Thứ nhất, tổng quan tình hình những nghiên cứu văn bản chuyên ngành nói chung, văn bản chuyên ngành dược học và những nghiên cứu có liên quan trên thế giới cũng như ở Việt Nam trong tiếng Anh và tiếng Việt. Thứ hai, trình bày một số quan điểm cơ bản về ngữ pháp chức năng hệ thống của Halliday về ngôn ngữ trên phương diện ngữ vực (register) và một số lí thuyết về tiếng Việt có liên quan đến luận án. Thứ ba, khái quát về quan điểm lí thuyết ngôn ngữ học đối chiếu. 1.2. Tình hình nghiên cứu tiếng Anh chuyên ngành trên thế giới Trên thế giới, có rất nhiều công trình nghiên cứu về ngôn ngữ chuyên ngành. Tuy nhiên, một số nghiên cứu sau đây được cho là đại diện và phù hợp với nghiên cứu của luận án: (i) Nghiên cứu của Hutchison & Waters và một số nhà nghiên cứu khác [136], [137], [138], [139], [166]; (ii) Nghiên cứu của Dudley-Evans; (iii) Nghiên cứu của Halliday và một số nhà nghiên cứu khác. Theo hai nhà ngoại ngữ chuyên ngành nổi tiếng Hutchinson & Waters [139], tiếng Anh chuyên ngành được phát triển từ thời gian đầu của những năm 1960. Đồng thời nó cũng là kết quả của sự ảnh hưởng của nền kinh tế thế giới trong những năm 1950 và 1960. Cụ thể là sự phát triển của khoa học và công nghệ, sử dụng tiếng Anh tăng nhanh như ngôn ngữ khoa học quốc tế, công nghệ và kinh doanh, quyền lực kinh tế ngày càng tăng đối với những quốc gia có mỏ dầu và sự gia tăng của lượng sinh viên quốc tế tham gia học tập ở Anh, Mỹ và Úc. Nghiên cứu của hai tác giả cũng chỉ ra tiếng Anh chuyên ngành được phát triển qua ba giai đoạn và được phát triển với tốc độ khác nhau ở những quốc gia khác khau. Hutchinson & Waters (Ibid.) quan niệm: “Tiếng Anh chuyên ngành là một đường hướng, không phải là một thành phẩm” (English for specific purpose must be seen as an approach not as a product). Theo quan niệm này, Hutchinson & Waterscho rằng tiếng Anh chuyên ngành không phải là một thể loại ngôn ngữ đặc biệt, cần đến phương pháp tài liệu giảng dạy đặc biệt, nằm ngoài ngôn ngữ. Hoặc McDonough’s [166] đã cho rằng: 12
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan