Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục gia đình của người công giáo ở việt nam hiện nay...

Tài liệu Giáo dục gia đình của người công giáo ở việt nam hiện nay

.PDF
65
156
53

Mô tả:

Hiện nay, hôn nhân chính là điều kiện đầu tiên cần thiết cho sự thiết lập một gia đình và với người dân Công giáo cũng vậy, con người sống không thể tách rời gia đình và gia đình hay giáo dục gia đình luôn in dấu ấn đậm nét nhất trong cuộc đời của mỗi con người bởi gia đình có vai trò trực tiếp tới sự hình thành thể lực, trí lực và nhân cách, văn hóa của mỗi con người. Từ khoá Giáo dục gia đình, Công giáo
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN, ĐHQGHN KHOA TRIẾT HỌC ------------ PHAN THỊ YẾN GIÁO DỤC GIA ĐÌNH CỦA NGƢỜI CÔNG GIÁO Ở VIỆT NAM HIỆN NAY KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC NGÀNH TRIẾT HỌC Hệ đào tạo: Chính quy Khóa học: QH-2016-X HÀ NỘI, 2020 TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN, ĐHQGHN KHOA TRIẾT HỌC ------------ PHAN THỊ YẾN GIÁO DỤC GIA ĐÌNH CỦA NGƢỜI CÔNG GIÁO Ở VIỆT NAM HIỆN NAY KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC NGÀNH TRIẾT HỌC Hệ đào tạo: Chính quy Khóa học: QH-2016-X Người hướng dẫn: TS. Hà Thị Bắc HÀ NỘI, 2020 MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN ......................................................................................................5 LỜI CẢM ƠN ............................................................................................................6 DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VÀ CHỮ VIẾT TẮT .............................................7 MỞ ĐẦU ....................................................................................................................1 Chƣơng 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ GIÁO DỤC GIA ĐÌNH VÀ GIA ĐÌNH CÔNG GIÁO ..................................................................................................4 1.1. Khái quát về giáo dục gia đình. ........................................................................4 1.1.1. Một số khái niệm cơ bản ...............................................................................4 1.1.2. Vai trò và nội dung của giáo dục gia đình .....................................................6 1.2. Gia đình Công giáo ............................................................................................13 1.2.1. Khái quát về gia đình công giáo ......................................................................13 1.2.2. Đặc điểm của gia đình người Công giáo. ........................................................15 1.2.3. Giá trị của gia đình người Công giáo. .............................................................18 Tiểu kết chương 1......................................................................................................23 Chƣơng 2: VAI TRÒ VÀ NỘI DUNG GIÁO DỤC GIA ĐÌNH CỦA NGƢỜI CÔNG GIÁO Ở VIỆT NAM HIỆN NAY. ............................................................24 2.1. Vai trò giáo dục gia đình của người Công giáo .................................................24 2.1.1 Giáo dục gia đình người Công giáo góp phần hình thành và phát triển nhân cách cho thế hệ trẻ .....................................................................................................25 2.1.2. Duy trì tín ngưỡng tôn giáo, bảo lưu và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống ..........................................................................................................................27 2.2. Nội dung cơ bản trong giáo dục gia đình của người Công giáo ........................29 2.2.1. Giáo dục đức tin tín ngưỡng ...........................................................................29 2.1.2. Giáo dục đạo đức.............................................................................................32 2.1.3. Giáo dục trí thức..............................................................................................38 2.1.4. Giáo dục thể chất và thẩm mỹ .........................................................................40 2.1.5. Giáo dục giới tính, tình yêu và hôn nhân ........................................................41 2.2. Những vấn đề đặt ra và một số giải pháp nhằm nâng cao vai trò giáo dục gia đình của người Công giáo ở Việt Nam hiện nay.......................................................44 2.2.1. Những vấn đề đặt ra trong giáo dục gia đình của người Công giáo hiện nay.44 2.2.2. Một số giải pháp nhằm nâng cao vai trò giáo dục gia đình của người Công giáo ............................................................................................................................50 Tiểu kết chương 2......................................................................................................53 KẾT LUẬN ..............................................................................................................55 TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................57 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan khóa luận này là kết quả nghiên cứu của riêng tôi dưới sự hướng dẫn của TS. Hà Thị Bắc. Các tư liệu, tài liệu được sử dụng trong luận án là trung thực, khách quan và có nguồn gốc rõ ràng. Hà Nội, ngày 03 tháng 6 năm 2020 Sinh viên Phan Thị Yến LỜI CẢM ƠN Xin trân trọng cảm ơn các Thầy, Cô giáo khoa Triết học – trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn - những người thầy đã dạy dỗ tôi trong bốn năm đại học Và hơn hết, tôi muốn gửi lời cảm ơn chân thành đến TS. Hà Thị Bắc, người thầy đã luôn hướng dẫn tôi trong quá trình làm nghiên cứu khóa luận. Mặc dù tôi đã có nhiều cố gắng song khóa luận vẫn còn có những thiếu sót. Vì vậy tôi rất mong nhận được những đóng góp quý báu của quý thầy cô và các bạn để khóa luận của tôi được hoàn thiện hơn. Tôi xin chân thành cảm ơn! Sinh viên Phan Thị Yến DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VÀ CHỮ VIẾT TẮT Đnl Bài trích sách Đệ Nhị Luật. Ga Tin mừng theo thánh Gio-an. GLCG Giáo Luật Công giáo. GĐ Tông huấn về Gia Đình của Đức Giáo hoàng Gioan Phaolô II, 1981 Ep Thư gửi tín hữu của Ê-phê-xô Lv Sách Lê Vi (sách Cựu Ước) Mc Tin mừng theo thánh Mac-cô Rm Trích thư gửi tín tông đồ của thánh Rô- ma Xh Bài trích sách Xuất Hành. MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Hiện nay, hôn nhân chính là điều kiện đầu tiên cần thiết cho sự thiết lập một gia đình và với người dân Công giáo cũng vậy, con người sống không thể tách rời gia đình và gia đình hay giáo dục gia đình luôn in dấu ấn đậm nét nhất trong cuộc đời của mỗi con người bởi gia đình có vai trò trực tiếp tới sự hình thành thể lực, trí lực và nhân cách, văn hóa của mỗi con người. Từ xa xưa, giáo dục là một yếu tố rất quan trọng trong việc hình thành và phát triển nhân cách của con người. Chính vì thế có ý kiến cho rằng, muốn biết tương lai của một xã hội thì hãy nhìn vào thực trạng giáo dục hiện có của xã hội ấy. Thông thường khi nói đến giáo dục, người ta nghĩ ngay đến nhà trường, các mối quan hệ thầy - trò. Nhưng quá trình giáo dục của một con người không chỉ ở trên ghế nhà trường, trong các mối quan hệ thầy - trò mà còn xảy ra chính ngay trong gia đình người đó nữa. Bởi vậy, người thầy đầu tiên của con trẻ là chính cha mẹ của mình. Cho nên, khi nghiên cứu về vấn đề giáo dục gia đình của người Công giáo giúp chúng ta có cách nhìn nhận toàn diện hơn về sự hội nhập, giao thoa của giáo dục gia đình truyền thống với giáo dục gia đình của người Công giáo. Hơn nữa, nghiên cứu đề tài này sẽ giúp chúng ta hiểu được vai trò giáo dục gia đình của người Công giáo và một số vấn đề đang đặt ra trong giáo dục gia đình của người Công giáo đặc biệt là phương pháp giáo dục như thế nào để trở thành một người sống tốt với đời, đẹp đạo đồng thời có trách nhiệm bảo tồn, phát huy truyền thống văn hóa dân tộc của người Việt. Với những lí do trên, tác giả lựa chọn vấn đề “Giáo dục gia đình của người Công giáo ở Việt Nam hiện nay” làm đề tài khóa luận. 1 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu Mục đích của đề tài là trên cơ sở làm rõ một số vấn đề lí luận khóa luận sẽ phân tích vai trò và nội dung giáo dục gia đình của người Công giáo. Từ đó phân tích một số vấn đề đặt ra đồng thời đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao vai trò giáo dục gia đình của người Công giáo. Để đạt được mục đích trên, khóa luận tập trung giải quyết những nhiệm vụ sau đây: - Làm rõ một số vấn đề lý luận về giáo dục gia đình và gia đình Công giáo. - Phân tích vai trò và nội dung giáo dục gia đình của người Công giáo. - Phân tích một số vấn đề đặt ra và đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao vai trò giáo dục gia đình của người Công giáo. 3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu. Đối tượng nghiên cứu đề tài là giáo dục gia đình của người Công giáo ở Việt Nam hiện nay. Phạm vi nghiên cứu đề tài là: Trong khuôn khổ của đề tài này, khóa luận tập trung nghiên cứu vai trò và nội dung nền giáo dục gia đình của người Công giáo ở Việt Nam hiện nay (Trong đó, chủ thể giáo dục gia đình là cha mẹ, đối tượng được giáo dục là con cái). 4. Cơ sở lí luận và phƣơng pháp nghiên cứu. Đề tài dựa trên cơ sở lí dựa trên quan điểm của chủ nghĩa Mác- Lenin, chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước về tôn giáo, về hôn nhân và giáo dục gia đình. Trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng và duy vật lịch sử, tác giả khóa luận chú trọng vận dụng các phương pháp: phân tích và tổng hợp, diễn dịch và quy nạp. 2 5. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn. Ý nghĩa lý luận: - Kết quả nghiên cứu của đề tài góp phần nâng cao nhận thức về vấn đề giáo dục gia đình của người Công giáo và những giá trị của nó đối với người Công giáo nói chung và cộng đồng tín hữu Công giáo nói riêng. Ý nghĩa thực tiễn: - Nâng cao sự hiểu biết về giá trị giáo dục gia đình Công giáo ở Việt Nam hiện nay, từ đó thay đổi nhận thức và phát huy truyền thống tốt đẹp của nền giáo dục gia đình Công giáo. 6. Kết cấu của khóa luận. Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, khóa luận gồm 2 chương, 5 tiết và 12 tiểu tiết được chia phù hợp với kết cấu của bài. 3 Chƣơng 1 MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ GIÁO DỤC GIA ĐÌNH VÀ GIA ĐÌNH CÔNG GIÁO Khái quát về giáo dục gia đình. 1.1. 1.1.1. Một số khái niệm cơ bản * Khái niệm “gia đình” Gia đình có một vị trí, vai trò vô cùng quan trọng trong xã hội, là đối tượng được nhiều ngành chọn làm chủ đề nghiên cứu. Chủ đề nghiên cứu về gia đình luôn có sự thu hút rất đặc biệt đối với các nhà nghiên cứu khoa học trên toàn thế giới. Có rất nhiều khái niệm khác nhau về “gia đình” xuyên suốt quá trình hình thành và phát triển của xã hội loài người. Theo C.Mác và Ăng-ghen định nghĩa về gia đình trong tác phẩm "Hệ tư tưởng Đức" (1845) có viết: “Hằng ngày tái tạo ra đời sống của bản thân mình, con người còn tạo ra những người khác sinh sôi nảy nở - đó là quan hệ giữa chồng và vợ, cha mẹ và con cái, đó là gia đình” [21, tr. 41]. Ta có thể hiểu khái niệm đó theo hai nội dung chính sau đây: Một là, gia đình được tạo nên chủ yếu từ quan hệ hôn nhân vợ chồng, là nơi tái tạo, sinh sôi nảy nở con người. Hai là, giữa cha mẹ và con cái có một mối quan hệ huyết thống không thể tách rời. Khái niệm “gia đình” mang tính pháp lý ở Việt Nam được thể hiện thông qua điều 8 của Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 [3, tr.16]. Trong điều 8 đã xác định rất rõ: “Gia đình là tập hợp những người gắn bó với nhau do quan hệ hôn nhân, quan hệ huyết thống, hoặc do quan hệ nuôi dưỡng, làm phát sinh các nghĩa vụ và quyền lợi giữa họ với nhau qua luật định” [3, tr.16]. Mặc dù có nhiều quan niệm khác nhau về gia đình, nhưng chúng ta có thể hiểu gia đình được thừa nhận ở các quan hệ cơ bản sau: 4 Một là, gia đình được hình thành trên cơ sở quan hệ hôn nhân. Quan hệ hôn nhân là sự kết hợp giữa một người nam và một người nữ theo quy định của pháp luật, để cùng nhau chung sống và xây dựng gia đình hạnh phúc. Trong các xã hội có giai cấp, quan hệ hôn nhân là một hiện tượng mang tính giai cấp tiêu biểu. Hình thái kinh tế - xã hội khác nhau, có các kiểu hôn nhân đặc trưng khác nhau, giai cấp thống trị đề ra luật để điều chỉnh các mối quan hệ hôn nhân gia đình cho phù hợp. Hai là, cùng chung quan hệ huyết thống với nhau. Quan hệ huyết thống là sự cùng chung một hệ dòng máu, là hệ quả của cuộc hôn nhân và được duy trì và phát triển tốt đẹp khi quan hệ hôn nhân chân chính và hạnh phúc. Ba là, quan hệ nuôi dưỡng là mối quan hệ hình thành trên sự nuôi dưỡng giữa chủ thể và đối tượng. Họ gắn bó với nhau, có trách nghiệm và nghĩa vụ với nhau, được luật pháp công nhận và bảo vệ. Như vậy, dù diễn đạt về khái niệm gia đình ở nhiều phương diện khác nhau, song chúng ta có thể hiểu: “Gia đình là một cộng đồng người được xây dựng trên cơ sở các mối quan hệ như quan hệ hôn nhân, quan hệ huyết thống và mối quan hệ nuôi dưỡng các thành viên được xã hội và pháp luật thừa nhận và bảo vệ”. * Khái niệm “giáo dục gia đình” Giáo dục gia đình là sự giáo dục được thực hiện trong phạm vi gia đình, do thế hệ trước thực hiện, tác động tới thế hệ sau với mục đích củng cố trong thế hệ sau những phẩm chất, năng lực tốt phù hợp với chuẩn mực của xã hội. Đây là một hoạt động tự giác, có ý thức, có mục đích, có kế hoạch, có sự chuẩn bị của những người trong gia đình, tác động một cách thường xuyên, liên tục tới đối tượng được giáo dục, nhằm đạt mục đích mà người giáo dục mong muốn [6, tr.12]. Trong cuộc sống tương lai của con trẻ, sự giáo dục gia đình đóng vai trò cơ bản và quyết định. Bởi gia đình là môi trường quan trọng bậc nhất của 5 sự phát triển cá nhân, đặc biệt là khi còn nhỏ, bởi đây là môi trường chính yếu hình thành nên nhân cách của mỗi cá nhân. Tại gia đình, ai cũng được nuôi dưỡng, chăm sóc và được dạy bảo từ những việc cơ bản để sống làm người. 1.1.2. Vai trò và nội dung của giáo dục gia đình * Vai trò của giáo dục gia đình Vai trò giáo dục gia đình quả thực rất quan trọng đối với sự hình thành giáo dục đầu tiên cho con trẻ. Do vậy, tác giả rút ra được các vai trò của gia đình như sau: Một là, giáo dục gia đình là cơ sở nền tảng của giáo dục nhà trường và xã hội. Bởi, gia đình là môi trường giáo dục đầu tiên, nơi mà mỗi cá nhân từ khi chào đời đến phát triển, trưởng thành liên tục được tiếp nhận những tình cảm tốt đẹp từ các thành viên giá trị cốt lõi của văn hóa xã hội, tạo nền tảng vững chắc cho nối tiếp giáo dục của nhà trường và xã hội. Nhận thức tầm quan trọng của gia đình với ý nghĩa là nền tảng, tế bào của xã hội; đồng thời cũng là môi trường quan trọng, trực tiếp giáo dục nếp sống, hình thành và phát triển nhân cách con người, nơi giữ vai trò đặc biệt quan trọng liên quan tới số lượng, chất lượng dân số và cơ cấu dân cư của quốc gia, Văn kiện Ðại hội XII của Đảng nêu rõ: “Thực hiện chiến lược phát triển gia đình Việt Nam. Phát huy giá trị truyền thống tốt đẹp, xây dựng gia đình no ấm, tiến bộ, hạnh phúc, văn minh. Xây dựng mỗi trường học thật sự là một trung tâm văn hóa giáo dục, rèn luyện con người”[5, tr.128]. Muốn được như thế thì cần phải tăng cường công tác giáo dục đời sống gia đình. Cung cấp tới từng gia đình các kiến thức, kỹ năng sống, như: kỹ năng làm cha mẹ, kỹ năng ứng xử giữa các thành viên trong gia đình với nhau và với cộng đồng hơn nữa. Hai là, giáo dục của gia đình đặt cơ sở hết sức quan trọng cho sự hình thành phẩm chất, nhân cách gốc của trẻ, thúc đẩy sự hình thành nhân cách ở tuổi thanh niên, củng cố, giữ gìn nhân cách con người ở tuổi trưởng thành và khi về già. Trong tác phẩm Luận cương về Phoiơbắc, C. Mác viết: “Bản chất con người không phải là một cái trừu tượng cố hữu của cá nhân riêng biệt. 6 Trong tính hiện thực của nó, bản chất con người là tổng hòa những quan hệ xã hội” [21, tr.569]. Từ quan điểm này, có thể xác định, nhân cách chính là tổng hợp các yếu tố phản ánh bản chất xã hội của con người, nhưng được hình thành trên cơ sở, điều kiện, tiền đề sinh học của con người, chứ không đối lập, cũng không tách rời khỏi tiền đề sinh học của nó. Nhân cách của một con người không phải là sản phẩm tự nhiên do bẩm sinh và di truyền, nhân cách được hình thành dần dần trong hoạt động và giao tiếp của con người suốt cuộc đời từ ấu thơ đến khi trưởng thành. Giá trị của nhân cách mỗi con người sẽ không bị mất đi cùng với cái chết sinh học mà giá trị đó sẽ được tồn tại trong sản vật mà họ đã làm ra cũng như trong đời sống tâm lý - xã hội của nhóm – tập thể mà nó gia nhập vào. Ba là, giáo dục gia đình góp phần bảo lưu các giá trị, đặc điểm, văn hóa truyền thống của dân tộc gồm: thứ nhất, phát huy giá trị đạo đức thể hiện qua các mối quan hệ giữa các thành viên trong gia đình: vợ - chồng (sống yêu thương, tình nghĩa, thủy chung, hòa thuận); cha mẹ - con cái (cha mẹ hiền từ, sẵn sàng hy sinh, chăm sóc cho con, con cái có hiếu với cha mẹ); ông bà - con cháu (ông bà gương mẫu, hòa thuận, con cháu hiếu thảo, hiền lành, chăm ngoan); anh/chị - em (anh, chị, em hòa thuận, thương yêu, gắn bó, đoàn kết, giúp đỡ lẫn nhau); hoặc với làng xóm xung quanh là đùm bọc, sẻ chia . Thứ hai, phát huy nền văn hóa cha ông ta: tình yêu nước, đoàn kết, chịu thương, chịu khó, hiếu học, nhân ái…của dân tộc Việt Nam. Thứ ba, bảo tôn các di sản văn hóa vật thể: di tích lịch sử - văn hóa danh lam thắng cảnh, di vật, cổ vật và bảo vật quốc gia, phi vật thể của cha ông để lại: tập tục tín ngưỡng dân gian, lễ hội truyền thống, nghề thủ công truyền thống… Giáo dục gia đình là nơi kế thừa, phát huy các giá trị truyền thống tốt đẹp của gia đình Việt Nam; tiếp thu có chọn lọc các giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc; tiếp đến giáo dục con trẻ góp phần bảo lưu các giá trị văn hóa cho con cháu ngàn đời sau. Thực tế đã cho chúng ta thấy rằng, sự chăm sóc và giáo dục trong gia đình có một vai trò đặc biệt vô cùng to lớn, vì nuôi dưỡng và giáo dục trong 7 gia đình là môi trường giáo dục đầu tiên của mỗi người từ khi sinh ra và lớn lên. Vai trò của giáo dục gia đình được thể hiện thông qua một số nội dung cơ bản như: giáo dục tri thức, đạo đức và lối sống, giáo dục về thể chất thẩm mỹ, giao tiếp ứng xử… được diễn ra trong mọi hoạt động của con người và được thực hiện qua tất cả các hoạt động, tổ chức đời sống vật chất của con người. Giáo dục gia đình đã góp phần vào việc đào tạo con người và phát triển đạo đức văn hóa, dân tộc của mỗi một quốc gia [2, tr 18]. *Nội dung cơ bản của giáo dục gia đình Về nội dung, giáo dục của gia đình là nền giáo dục toàn diện bao gồm giáo dục đạo đức, giáo dục học tập văn hóa, giáo dục lao động và rèn luyện tính tự lập cho trẻ, giáo dục thể chất và thẩm mỹ, giáo dục giới tính, tình yêu và hôn nhân cho thế hệ trẻ. Một là, giáo dục đạo đức Đạo đức là những chuẩn mực của xã hội, để từ đó mọi người tự điều chỉnh hành vi của mình cho phù hợp với mọi người. Trong gia đình, cần giáo dục cho con trẻ về sự kính trọng người lớn tuổi, lòng hiếu thảo với ông bà, cha mẹ. thể hiện qua các cử chỉ ăn nói, hành động lễ phép chào hỏi. Mỗi một gia đình là một môi trường khác nhau, vì vậy chúng ta nên giáo dục cho trẻ về sự cảm thông hoàn cảnh cuộc sống của gia đình mình. Để trẻ không so sánh hay so bì, ăn chơi theo những đứa trẻ gia đình có điều kiện hơn gia đình mình. Để tạo lên sự hòa thuận, không khí vui vẻ, đầm ấm trong gia đình. Và giúp trẻ có ý chí nghị lực vươn lên trong cuôc sống. Đạo đức trong gia đình không chỉ thể hiện qua sự kính trọng, lễ phép với người lớn tuổi mà còn thể hiện qua cách cư xử giữa anh chị em. Anh, chị, em ai cũng đều có quyền bình đẳng như nhau, không phân biệt nam hay nữ. Ai cũng đều có trách nhiệm phải xây dựng mái ấm gia đình, đùm bọc lấy nhau. Anh, chị lớn phải biết nhường nhịn, bao bọc em út của mình. Phận làm em phải biết tôn trọng anh, chị, nghe theo những điều phải mà anh chị nói, không nên ghen ghét hay nói xấu anh chị mình. 8 Ngoài những mối quan hệ trong gia đình ra, còn có những mối quan hệ khác ngoài xã hội như quan hệ bạn bè, cộng đồng, dân tộc, cần giáo dục co con trẻ những nội dung sau: Lòng nhân ái: lòng nhân ái là lòng yêu thương, quý mến con người. giáo dục lòng nhân ái là giáo dục tình yêu thương, quý mến giữa người với người. Sự khác nhau giữa con người và động vật đó là sự thấu cảm và đồng cảm. Ca dao tục ngữ Việt Nam có câu “Lá lành đùm lá rách” hay “Thương người như thể thương thân” để nói lên sự đồng cảm, thấu hiểu, sự giúp đỡ giữa người với người trong cuộc sống. Dù chúng ta sống trong bất kì hoàn cảnh nào, đều phải có lòng yêu thương nhân ái. Gia đình phải giáo dục con cái ngay từ những buổi đầu biết nhận thức về lòng nhân ái, sự bao dung và giúp đỡ người khác, không tham lam lấy của người khác để trở thành một người tốt. Tính trung thực: quy luật tồn tại và phát triển trong cuộc sống đòi hỏi con người phải biết giao tiếp và ứng xử. Giao tiếp và ứng xử muốn có sức thuyết phục và sự tin tưởng của mọi người hay không là phải nhờ vào tính chân thực của mỗi con người qua lời nói và hành động. Ngay từ những ngày còn bé, gia đình đã giáo dục cho con cái mình về tính chân thực qua mỗi lời nói, cử chỉ hành động và suy nghĩ, để giúp trẻ tránh xa những sự dối trá, hướng trẻ đến những điều chân thật. giúp trẻ biết nhận lỗi sai, khuyết điểm khi mình làm chưa đúng, giám đối mặt với thực tế hiện tại. Con người có đức tính trung thực cũng nói lên phẩm chất của bản thân mình. Người khác không hể coi thường, khinh bỉ được, đồng thời cũng là giữ uy tín của mình trog mọi mối quan hệ. Tính khiêm tốn: khiêm tốn là một phẩm chất quan trọng trong mỗi nhân cách của con người. Khiêm tốn là sự bày tỏ kính trọng, khiêm nhường, có ý thức và thái độ chuẩn mực trong mọi công việc. Cũng như sự đánh giá bản thân, không tư kiêu, tự cang, cho mình là nhất. Gia đình luôn giáo dục hệ tư tưởng cho trẻ phải luôn biết tỏ ra khiêm tốn, không tự mãn, chủ quan, ngạo 9 mạn, chê bai người khác, không tự cho mình là biết hơn người khác. Tính khiêm tốn tường được thông qua bằng những cử chỉ, biểu hiện trong ngôn ngữ, cách giao tiếp với người khác. Không dùng những từ ngữ khiếm nhã để nói chuyện, luôn biết giữ ý và phép tắc khi nói chuyện trong gia đình cũng như ngoài xã hội. Khiêm tốn giúp chúng ta học những điều hay, ý đẹp, mà còn giúp chúng ta có cách cư xử cẩn trọng, chu đáo, không thô lỗ, khoe khoang. Những hành động khiêm tốn luôn được người khác để ý và coi trọng. Hai là, giáo dục tri thức Giáo dục tri thức đóng một vai trò vô cùng quan trọng khác với các trường lớp, giáo dục tri thức trong gia đình là một quá trình các thế hệ đi trước như cha mẹ, ông bà, anh chị, cô dì, chú bác đúc kết ra và chỉ bảo cho những đứa trẻ những kiến thức cơ bản giúp trẻ nhận biết và làm quen. Trẻ còn đang trong giai đoạn sơ sinh, các thành viên trong gia đình đã giúp trẻ kích thích nhữn giác quan của trẻ, vì sự phát triển của các giác quan đánh dấu sự hình hành phát triển ban đầu của nhận thức. Bằng những hành động như chơi đùa nói chuyện với trẻ, treo nhiều đồ chơi nhiều màu sắc để giúp trẻ phát triển thị giác, cho trẻ nghe nhạc…Khi trẻ lớn hơn, tư duy của trẻ lúc này đã biết cách suy luận đơn giản, thành viên trong gia đình thường cho trẻ hoạt động vui chơi thông qua các hoạt động nhẹ để phát triển thể chất và chí tuệ. Trả lời những câu hỏi của trẻ nhằm giúp trẻ có những định hướng đúng đắn về suy nghĩ. Bên cạnh đó khi đến giai đoạn trẻ đến trường, là một giai đoạn mới mẻ với trẻ, khi đó trẻ cần được chuẩn bị về mọi mặt thật tốt. Sự giáo dục của gia đình và của nhà trường sẽ giúp trẻ phát triển về mọi mặt tư duy cũng như tâm sinh lý. Giai đoạn này, gia đình phải chú ý tới trẻ, trò chuyện với trẻ để hiểu trẻ đang suy nghĩ gì hơn vì tâm sinh lý của trẻ rất nhạy cảm. Sự kết hợp giữa gia đình và nhà trường trong giai đoạn này rất quan trọng trong việc nuôi dưỡng tâm hồn và chăm sóc trẻ. 10 Ba là, giáo dục về thể chất, thẩm mỹ Xã hội ngày càng văn minh và phát riển, nhu cầu thưởng thức những cái đẹp của con người này một tăng cao và được trú trọng hơn. Khi con người hướng về cái đẹp, muốn thưởng thức ái đẹp, là một người có trình độ văn hóa tốt, họ luôn tìm cách tránh xa những cái xấu. Nhờ những sự chỉ bảo, tiếp thu từ phía gia đình mà con người mới tìm ra được những cái đẹp đầu tiên. Gia đình có một vị trí vô cùng quan trọng, đặc biệt là các bậc cha mẹ trong việc giáo dục con em mình về giáo dục thẩm mỹ. Khi con cái bắt đầu biết tiếp thu, những thứ xung quanh chúng có thể để lại những ấn tượng vô cùng sâu sắc. Có thể là tiếng nói chuyện của cha mẹ với chúng, tiếng hát ru à ơi, những gam màu sắc rực rỡ xung quanh, để lại những kỉ niệm vô cùng tốt đẹp trong kí ức. Những mầm mống về cái đẹp được gia đình truyền cho con cái là những viên gạch đầu tiên đặt nền tảng để xây dựng cái đẹp trong một con người. Các hoạt động văn hóa nghệ thuật, thơ ca, truyện đều chứa đựng rất nhiều vẻ đẹp thuần túy của nghệ thuật, nên việc giáo dục, bồi dưỡng cho con cái để có được những cảm xúc, tình cảm thẩm mỹ là vô cùng quan trọng, bất cứ gia đình nào cũng đều nỗ lực để giúp con em mình có thể lĩnh hội được. Không chỉ bồi dưỡng và rèn luyện cho con cái về sự cảm nhận những cảm xúc thẩm mỹ trong nghệ thuật mà mỗi bậc cha mẹ cũng phải rèn luyện cho con em mình sự cảm nhận thẩm mỹ về cái đẹp trong giao tiếp, qua cách xưng hô, cử xử, cử chỉ, hành động giữa người với người trong xã hội. Trong mỗi gia đình, bậc làm cha mẹ nào cũng đều phải dạy con mình từ những cách ăn nói, xưng hô sao ch phù hợp với chuẩn mực xã hội. Bởi vậy, các cụ xưa có câu “học ăn, học nói, học gói, học mở” để nói lên sự dạy dỗ, chỉ bảo của các bậc cha mẹ đối với con cái. Cái đẹp luôn đi liền với cái “thiện” để thể hiện một nhân cách tốt đẹp của một con người. Trong giao tiếp ngoài xa hội, nếu thiếu đi sự thẩm mỹ thì các câu từ sẽ trở nên lộn xộn, cẩu thả, thiếu sự tế nhị 11 khiến cho người đối diện cảm thấy khó chịu. Vì vậy trong gia đình luôn phải quan tâm tới những hành vi trong giá trị thẩm mỹ nếp sống của trẻ nhỏ. Bốn là, giáo dục về giới tính, tình yêu, hôn nhân Như bao sự giáo dục khác đến từ gia đình thì giáo dục về giới tính, tình yêu, hôn nhân giúp trẻ định hướng được con đường đi đến hạnh phúc trong cuộc sống gia đình sau này. Về giáo dục giới tính, cha mẹ nên giải đáp và cung cấp các thông tin về sự phát triển của cơ thể, giới tính, tình dục, và các mối quan hệ, cùng với xây dựng kỹ năng để giúp con trẻ giao tiếp và đưa ra quyết định liên quan đến tình dục và sức khỏe tình dục của họ một cách đúng đắn. Giáo dục giới tính sẽ bao gồm thông tin về tuổi dậy thì, biện pháp tránh thai và bao cao su, các mối quan hệ, phòng chống bạo lực tình dục, hình ảnh cơ thể, giới tính và khuynh hướng tình dục. Nó cần phải được giảng dạy bởi các giáo viên được đào tạo chuyên môn. Giáo dục giới tính cần đến với tuổi mới lớn bằng những bài học đầy đủ nhất về kiến thức ngăn ngừa mang thai ngoài ý muốn và các bệnh lây truyền qua đường tình dục, nhưng giáo dục giới tính cũng cần phải tôn trọng các quyền lợi cơ bản của giới trẻ và cần truyền đạt một cách trung thực. Giáo dục giới tính thực sự cần thiết đối với con trẻ bởi: thứ nhất, việc cung cấp các kiến thức giáo dục giới tính về sức khỏe sinh sản, sức khỏe tình dục, biện pháp tránh thai để phòng tránh những hiệu quả tiêu cực như tệ nạn phá thai ở trẻ vị thành niên hiện nay. Thứ hai, giáo dục giới tính giúp con trẻ có cách nhìn nhận một mối quan hệ tình yêu lành mạnh, giảm bớt độ tuổi quan hệ tình dục sớm, có định hướng tình yêu trong sáng và giảm tình trạng bạo lực tình dục trong giới trẻ hiện nay. Thứ ba, giáo dục giới tính giúp trẻ nhận thức được giá trị của bản thân: giáo dục giới tính không chỉ dạy cho người trẻ những điều cơ bản vể sự phát triển của tuổi dậy thì, mà còn cung cấp nhận thức về quyền quyết định muốn hay không muốn làm điều gì, chẳng hạn từ chối tham gia vào những hoạt động tình dục không mong muốn. 12 Từ những bước đệm của giáo dục giới tính, con trẻ có nhận thức vững vàng hơn khi bước vào tình yêu, tình yêu là sự phát triển cao nhất giữ tình cảm của hai người – để hướng tới hôn nhân và tình yêu gia đình. Trước hết, cần giáo dục cho trẻ những tâm sinh lý thay đổi ở tuổi mới lớn, cùng nhau trò chuyện với con trẻ để thấu hiểu và cho con những lời khuyên khi bước vào câu chuyện yêu thích ai đầu đời, giúp con có những hướng đi phù hợp và những nhận thức đúng đắn vào tình yêu, xa hơn chính là tìm một người phù hợp với bản thân để đi đến hôn nhân gia đình. Trên đây là những vai trò giáo dục của gia đình đối với con cái. Ta có thể thấy giáo dục gia đình đóng góp rất lớn trong việc hình thành và phát triển nhân cách cho thế hệ trẻ, giúp các em có những kiến thức nền tảng để bước vào đời, và luôn đồng hành song song với các em trên mỗi chặng đường tương lai sau này. 1.2. Gia đình Công giáo 1.2.1. Khái quát về gia đình công giáo Trước hết là vài nét về đạo Công giáo: Công giáo là một nhánh đạo chính của Kito giáo có nguồn gốc từ đạo Do Thái, do Chúa Giê-su sáng lập. Theo các tin hữu Ki-tô hữu thì Công giáo là tôn giáo do chính Chúa Giê-su khai sinh và giảng dạy để mang ơn cứu độ của Thiên Chúa đến cho tất cả mọi người thành tâm đón nhận Thiên Chúa để được cứu rỗi và sống đẹp đạo đời đời. Giáo hội Công Giáo hội do Chúa Giê-su thiết lập để tiếp tục rao giảng và chuyển ơn cứu độ đó đến cho những ai muốn tiếp nhận. Giáo hội này được đặt dưới quyền lãnh đạo của giáo hoàng, người duy nhất nối tiếp sứ vụ chăn dắt đoàn chiên của Chúa Ki-tô với sụ hiệp thông và vâng phục chọn vẹn của Giám Mục trong toàn Giáo hội. Sách Kinh thánh chính thống mà người Công giáo tôn sùng gồm hai phần: Cựu Ước và Tân Ước. Công giáo có một hệ thống giáo lý và giáo luật đồ sộ. Khi nói đến giáo lý, giáo luật Công giáo người ta thường nhắc ngay đến “Kinh Bổn” (bổn phận của người Công giáo khi học về giáo lý) gồm các 13
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan