Đăng ký Đăng nhập

Tài liệu Hành chính so sánh

.DOCX
22
14548
133

Mô tả:

HÀNH CHÍNH SO SÁNH Chuyên đề 1 :KHÁI QUÁT CHUNG Câu 1 : Hành chính so sánh là gì ? Vai trò của HCSS ? - Hành chính so sánh : + Là lĩnh vực nghiên cứu nhằm chỉ ra và giải thích sự giống và khác nhau giữa các nền HC trên thế giới hay các bộ phận cấu thành của chúng,hoặc + Sự giống và khác nhau giữa các thời kỳ phát triển HC khác nhau trong cùng một quốc gia Để tìm ra các quy luật chung của hoạt động HC và rút ra bài học kinh nghiệm để vận dụng và nâng cao hiệu lực,hiệu quả hoạt động của bộ máy HCNN. - Vai trò của HCSS : ( 4 vai trò cơ bản ) + Cung cấp các tri thức mới,các hiểu biết về các nền HC khác nhau. + Chỉ ra những quy luật chung,chi phối tổ chức và hoạt động của các nền HC khác nhau trên thế giới. + Rút ra bài học kinh nghiệm để vận dụng vào tổ chức và hoạt động HC các quốc gia. + Góp phần tích cực vào việc hình thành những kết cấu tương đồng ở các nền HC khác nhau,phục vụ cho quá trình quản lý nhà nước,đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế. Câu 2 : Đối tượng ,phạm vi , mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu môn học HCSS? - Đối tượng : Đó là những quy luật chung và cách thức tổ chức và hoạt động của các nền HC khác nhau hay bộ phận cấu thành của nền HC đó. - Phạm vi nghiên cứu : + So sánh nền HC trong nước + So sánh giữa các quốc gia với nhau - Mục đích : Mô tả và khám phá những đặc điểm ,các quy tắc chi phối hoạt động HCNN ở các quốc gia khác nhau để đưa ra các kiến thức mới. - Nhiệm vụ : (4) + Phân loại các nền HC của các quốc gia + Mô tả các nền HC ở các quốc gia tiêu biểu,đại diện cho các nhóm. + Chỉ ra điểm giống và khác nhau giữa các nền HC của các nhóm quốc gia + Xem xét,so sánh và chỉ ra khả năng vận dụng các bài học kinh nghiệm từ việc nghiên cứu các nền HC trên thế giới. Câu 3 : Tại sao phải nghiên cứu HCSS? Vai trò của Hành chính so sánh đối với cải cách nền hành chính ở nước ta trong giai đoạn hiện nay. * Phải nghiên cứu hành chính so sánh vì: Hành chính so sánh có vị trí đặc biệt quan trọng xuất phát từ vai trò của nó đối với sự phát triển của bản thân khoa học hành chính về mặt lý luận và đối với việc nâng cao hiệu lực, hiệu quả của hoạt động hành chính về mặt thực tiễn quản lý ở các quốc gia. 1) Hành chính so sánh cũng cấp cho chúng ta cái nhìn toàn diện về hệ thống hành chính của các quốc gia trên thế giới thông qua việc tìm hiểu các mô hình tổ chức và hoạt động của bộ máy hành chính ở các nước khác nhau. 2) Góp phần quan trọng chỉ ra những quy luật chung chi phối cách thức tổ chức và hoạt động của các nền hành chính khác nhau trên thế giới, không phụ thuộc vào đặc điểm riêng có của mỗi quốc gia. 3) việc nghiên cứu các mô hình hành chính khác nhau trên thế giới cho phép rút ra các bài học kinh nghiệm có thể vận dụng vào việc nâng cao hiệu lực và hiệu quả một cách thích hợp vào việc tổ chức và hoạt động hành chính Việt Nam. 4) Quá trình toàn cầu hóa diễn ra mạnh mẽ,ảnh hưởng đến xu hướng hội nhập giữa các quốc gia,đảm bảo sự tương đồng về mặt cấu trúc và tổ chức,thể chế HC của nhiều nước.Vì vậy nghiên cứu HCSS nhằm đáp ứng yêu cầu giải quyết công việc chung đó. *Vai trò của Hành chính so sánh đối với cải cách nền hành chính ở nước ta trong giai đoạn hiện nay. - Giúp cho Việt Nam rút ra được những bài học kinh nghiệm từ những nền hành chính của quốc gia phát triển, các quốc gia đang phát triển trở thành phát triển thành công. - Giúp phát triển nền hành chính hiệu quả, tận dụng được nguồn lực, nâng cao nguồn lực một cách hiệu quả nhất. Chuyên đề 2: PHÂN TÍCH,CHỈ RA CÁCH THỨC TỔ CHỨC LÃNH THỔ CỦA CÁC NƯỚC TRÊN THẾ GIỚI ? ( NHÀ NƯỚC ĐƠN NHẤT – NN LIÊN BANG – NN LIÊN HỢP ) Câu 1 : Trình bày và phân tích đặc điểm nhà nước đơn nhất,cho ví dụ ? - KN : Là NN có chủ quền nhà nước, quyền lực NN tập trung ở trung ương và được tổ chức thống nhất trên toàn lãnh thổ, thể hiện mới liên hệ chặt chẽ giữa trung ương và địa phương. - Nhà nước đơn nhất có những đặc trưng cơ bản sau : (4) + Có 1 hệ thống cơ quan quyền lực NN Trung ương,thực hiện quyền lập pháp và hoạch định chính sách cơ bản. + Có 1 hệ thống pháp luật duy nhất + Lãnh thổ NN đơn nhất được chia thành những khu vực lãnh thổ trực thuộc. + Lãnh thổ ở địa phương không có quyền độc lập chính trị - Ví dụ : + Ở Việt Nam : Có 1 hệ thống PL duy nhất từ TƯ địa phương,kiện toàn bộ máy HCNN.NN có tất cả 63 đơn vị hành chính,các đơn vị HC này ko có quyền độc lập chính trị riêng. Quyền lực NN là thống nhất nhưng có sự phân chia phối hợp giữa các cơ quan Lập pháp – hành pháp và Tư pháp. + Tương tự như ở Trung Quốc chỉ có một hệ thống chính quyền và một hệ thống pháp luật duy nhất được áp dụng thống nhất trên phạm vi toàn quốc. Câu 2 : Trình bày và phân tích đặc điểm NN Liên bang,cho ví dụ ? - Là NN hình thành bởi sự liên kết tự nguyện của các bang, các lãnh địa,các NN thành viên hình thành 1 quốc gia chung thống nhất. - Đặc trưng : + Có 2 hệ thống cơ quan quyền lực NN và quản lý là Liên Bang và Nước thành viên. + Chủ quyền gồm : Có chủ quyền chung của nhà nước Liên bang đồng thời mỗi nước thành viên cũng có chủ quyền riêng + Nhà nước Liên bang và nhà nước Tiểu bang đều độc lập tham gia và chịu trách nhiệm trong các giao dịch quốc tế. + Tổ chức bộ máy HC của nhà nước liên bang thông thường đều có hệ thống nghị viện hai viện Thượng nghị viện và Hạ nghị viện - Ví dụ : + Cộng hòa Liên bang Đức , cộng hòa Ấn Độ,hợp chủng quốc Hoa Kỳ,Mexico.... + Chẳng hạn : Thụy Sĩ theo chế độ cộng hòa với mô hình NN liên bang.Cấu trúc NN liên bang được chia thành 3 cấp : 1, Chính quyền liên bang 2,Chính quyền bang 3, Chính quyền xã + Mọi sửa đổi trong Hiến pháp của Liên Bang hay các bang phải được thông qua trưng cầu dân ý + Thụy Sĩ ko có Thủ tướng Chính Phủ và Tổng thống là 1 trong 7 thành viên của Chính Phủ được quốc hội bầu luân phiên vs nhiệm kỳ 1 năm Câu 3: Trình bày và phân tích đặc điểm NN Liên bang,cho ví dụ ? *NN liên bang là NN được hình thành bởi sự tự nguyện liên kết của các bang, các lãnh địa, các NN thành viên. * Đặc trưng: - Có hai hệ thống cơ quan quyền lực NN và quản lý liên bang, nước thành viên - Chủ quyền: có chủ quyền NN liên bang đồng thời mỗi nước thành viên cũng có chủ quyền riêng . - NN liên bang và NN tiểu bang đều độc lập tham gia và chịu trách nhiệm trong các giao dịch quốc tế - Tổ chức bộ máy NN liên bang thông thường đều có hệ thống Nghị viện hai viện Thượng nghị viện và Hạ nghị viện *VD Câu 4: So sánh cách thức tổ chức NN đơn nhất và NN liên bang * Giống nhau - Đều xác định NN có chủ quyền quốc gia. - Có 1 hệ thống cơ quan NN và hệ thống pháp luật áp dụng chung trên toàn lãnh thổ - Công dân ở mỗi cấu trúc NN đều có quốc tịch chung của NN đó. Tiêu chí so sánh 1.Quốc tịch NN đơn nhất 2.Quy mô Gồm một nhà nước 3.Chủ quyền 4.Pháp luật NN Liên Bang Quốc tịch Công dân có 1 Công dân có hai quốc tịch quốc tịch chung thống nhất ( ngoài quốc tịch chung còn có quốc tịch riêng theo từng bang hay nước thành viên ) Gồm hai hay nhiều NN thành viên hợp thành Có chủ quyền chung, có Có chủ quyền chung đồng thời lãnh thổ toàn vẹn và thống mỗi nước thành viên cũng có nhất chủ quyền riêng Có một hệ thống pháp luật Có hai hệ thống pháp luật duy nhất ( ngoài hệ thống pháp luật chung của NN Liên bang mỗi Bang còn có hệ thống pháp luật riêng 5.Hệ thống Có một hệ thống cơ quan Có hai hệ thống cơ quan chính quyền NN quyền lực nhà nước và quản NN lý: Liên bang và các nước thành viên 6.Quyền độc Lãnh thổ địa phương Các Bang đêu được tham gia lập chính trị ở không có quyền độc lập một cách độc lập và chịu trách địa phương chính trị trong việc giao nhiệm trong các giao dịch dịch quốc tế quốc tế 7.Sự thống Không bị chia cắt bởi các Không bị chia cắt bởi các nhất và toàn đơn vị hành chính để quản nước hay các Bang thành viên vẹn lãnh thổ lý về mặt chủ quyền 8.Lãnh thổ Hẹp Rộng - Tuy nhiên sự khác biệt giữa cấu trúc đơn nhất và cấu trúc liên bang không phải lúc nào cũng rõ ràng, một nhà nước đơn nhất có thể rất giống nhà nước liên bang về cấu trúc. Từ đó nảy sinh cấu trúc mới- sự kết hợp giữa cấu trúc đơn nhất hoặc liên bang với chế độ uỷ trị có điều kiện. Cộng hoà nhân dân Trung Hoa là một ví dụ tiêu biểu cho mô hình này. - Theo Hiến pháp,quyền lực các đặc khu HC của nước CHND Trung Hoa được trao bởi Chính phủ nd TƯ thông qua nghị quyết của Toàn quốc Nhân dân Đại biểu đại hội.Vậy nhưng việc từ bỏ quyền tự trị của các khu hành chính Hồng Công và Macau là 1 thách thức lớn. Chuyên đề 3 : CÁC MÔ HÌNH THỰC THI QUYỀN HÀNH PHÁP ? Câu 1: Phân tích quyền hành pháp trong cơ cấu quyền lực chính trị ? Quyền lực là khả năng tác động, chi phối của một chủ thể đối với một đối tượng nhất định, buộc hành vi của đối tượng này tuân thủ, phụ thuộc vào ý chí của chủ thể. *Quyền lực chính trị: - Là quyền lực của một giai cấp, một tập đoàn xã hội hay của nhân dân trong điều kiện của chủ nghĩa xã hội thể hiện “khả năng của một giai cấp thực hiện lợi ích khách quan của mình”. - Đặc điểm của quyền lực chính trị: + Mang tính giai cấp phục vụ cho lợi ích của giai cấp + Quyền lực chính trị của một giai cấp luôn thống nhất trong mối quan hệ với những giai cấp khác. + Quyền lực chính trị của giai cấp thống trị được thực hiện trong xã hội thông qua phương tiện chủ yếu là Nhà nước *Quyền lực NN - Là quyền lực chính trị chung, thể hiện ý chí của giai cấp thống trị trong xã hội có giai cấp và thể hiện ý chí của nhân dân trong XH dân chủ. Mang tính cưỡng chế đơn phương đối với pháp luật. - Bao gồm: + Lập pháp: xây dựng các quy tắc pháp lý Hiến Pháp, PL, Đạo luật. + Hành pháp: Quyền thực thi pháp luật, quyền lập quy và quyền hành chính + Tư pháp: Bảo vệ PL bằng hoạt động công tố và xét xử Lập quy: Ban hành các văn bản quy phạm pháp luật dưới luật nhằm cụ t thể hóa luật và hướng dẫn thi hành luật Hành chính : tổ chức và điều hành các hoạt động kinh tế xã hội, đưa PL vào đời sống. Câu 2: Trình bày,phân tích đặc điểm của mô hình Tổng thống,cho ví dụ ? *Hoàn cảnh ra đời: - Ra đời ở Mỹ cuối thế kỷ XVIII, được vận dụng nhiều ở các nước Châu Mỹ - Là mô hình thực hiện triệt để nhất nguyên tắc “Tam quyền phân lập” - Mỹ là quốc gia điển hình * Đặc điểm: - Tổng thống là nguyên thủ quốc gia, được dân bầu trực tiếp - Tổng thống nắm toàn bộ quyền hành pháp, thành lập chính phủ - Mối quan hệ giữa tổng tống và nghị viện: “ Hành pháp, lập pháp và tư pháp tồn tại độc lập, kiểm soát, kiểm chế và đối trọng với nhau”. - Các quốc gia tiêu biểu: Mỹ, Mehico, Philipines, Achentina. * Đánh giá - Ưu điểm: + Trong mô hình này quyết định nhanh, gọn và mạnh + Quyền lực, thẩm quyền không bị chồng chéo, không làm quyền - Nhược điểm: + Một người tập trung nhiều quyền lực dễ dẫn đến chuyên quyền, độc đoán, độc tài. + Nếu mâu thuẫn về quyền lực sẽ dẫn đến đóng băng về mặt chính trị, là rào cản két tụt sự phát triển của tổ chức khi không tìm được tiếng nói chung. *Vẽ mô hình: Cử tri ( nhân dân) Bầu Nghị viện Kiềm chế Tổng thống Tư pháp Đối trọng Bổ nhiệm Chính phủ Phê chuẩn Câu 3 : Trình bày,phân tích đặc điểm của mô hình đại nghị, cho ví dụ ? * Cộng hòa đại nghị là chính thể được tổ chức ở những NN có nguyên thủ quốc gia do nghị viện bầu ra, chính phủ do thủ tướng đứng đầu và không chịu trách nhiệm trước nguyên thủ quốc gia mà chịu trách nhiệm trước nghị viện. * Đặc điểm:( 9) - Nguyên thủ quốc gia ( tổng thống – Chủ tịch nước thường do chủ tịch nước hoặc một nội nghị đặc biệt bầu ra - Nguyên thủ quốc gia là nhân vật tượng trưng cho NN, giữ vai trò đại diện quốc gia về đối nội, đối ngoại - Quyền lập pháp thuộc về Nghị viện, quyền hành pháp thuộc về chính phủ - Nghị viện là cơ quan quyền lực NN cao nhất và được quyền thành lập chính phủ - Thủ tướng là người đứng đầu Chính phủ di Nghị viện bầu ra - Chính phủ phải chịu trách nhiệm trước Nghị viện - Thủ tướng là người quyết định và chịu trách nhiệm về đường lối hoạt động của Chính phủ - Chính phủ được thành lập trên cơ sở Đảng chiếm đa số ghế trong Nghị viện - Thủ tướng chính phủ là thủ lĩnh của đảng cầm quyền – Đảng chiếm đa số ghế trong Nghị viện. * Đánh giá: - Ưu: Mềm dẻo hơn trong việc phân quyền - Nhược: Chính phủ phụ thuộc quá nhiều vao Nghị viện * Vẽ mô hình tổ chức bộ máy: Cử tri ( Nhân dân) Bầu Bầu Nghị viện Bầu Nguyên thủ QG Bổ nhiệm Thủ tướng CP Thành lập Chính phủ Câu 4: So sánh mô hình cộng hòa thổng thống và cộng hòa đại nghị. *Giống nhau: * Khác nhau: Tiêu chí so sánh 1.Con đường hình thành NTQG 2.Thời gian làm việc NTQG ( Nhiệm kỳ) 3.Quyền hạn của NTQG Cộng hòa tổng thống Do dân bầu trực tiếp Cộng hòa đại nghị Do Nghị viện hoặc một hội nghị đặc biệt bầu ra Tổng thống ( NTQG) nắm Nguyên thủ quốc gia là nhân toàn bộ quyền hành pháp vật tượng trưng cho NN, giữ và thành lập chính phủ vai trò đại diện quốc gia về đối nội , đối ngoại 4. Cách thức thành Do tổng thống thành lập CP Được thành lập trên cơ sở lập CP đảng chiếm đa số ghế trong Nghị viện. 5.Cơ chế chịu CP chịu trách nhiệm trước trách nhiệm của Nghị viện CP 6. Thủ chính phủ tướng -Thủ tướng là người đứng đầu CP do Nghị viện bầu ra. -Thủ tướng là người quyết định và chịu trách nhiệm về đường lối hoạt động của CP. -Thủ tướng CP là thủ lĩnh của Đảng cầm quyền – Đảng chiếm đa số ghế trong Nghị viện 7.Quyền giải tán Không có quyền Có quyền giải tán Chính phủ Chính phủ … 8.Mối quan hệ Không liên quan, ai làm Có quyền đệ trình,.. giữa các cơ quan việc của người đấy. cấu thành nên BMNN Câu 5 : Trình bày,phân tích đặc điểm của mô hình CH lưỡng nghị,cộng hòa bán tổng thống ? Cho ví dụ? *Mô hình Hỗn hợp là sự kết hợp các yếu tố của chính thể CH đại nghị và CH tổng thống nên còn được gọi là CH bán tổng thống. * Đặc điểm: - Tổng thống và Nghị viện đều do nhân dân bầu ra - Tổng thống vừa là nguyên thủ quốc gia, vừa nắm một phần quyền hành pháp - Đứng đầu CP là thủ lĩnh của Đảng chiếm ưu thế trong Nghị viện - Tổng thống bổ nhiệm Thủ tướng và theo đề nghị của Thủ tướng bổ nhiệm các thành viên của CP - Tổng thống cùng thủ tướng chia sẻ quyền hành pháp - Chính phủ vừa chịu trách nhiệm trước Nghị viện vừa chịu trách nhiệm trước Tổng thống *Đánh giá: -Ưu: + Tránh được sự phân quyền cứng nhắc của CH tổng thống + Tránh được sự lệ thuộc quá nhiều của CP vào Nghị viện - Nhược: + Mâu thuẫn về lợi ích chính trị, dẫn đến các chính sách của NN khó thực hiện được + Những cách tam quyền phân lập của CH tổng thống không được áp dụng => Điều phối linh hoạt, mềm dẻo sự phân quyền giữa tổng thống và thủ tướng *Cho VD Câu 6:Các hình thức NN theo chính thể * Chính thể là xét mô hình tổ chức nhà nước dưới góc độ cách thức thành lập, cơ cấu tổ chức, trình tự thành lập các cơ quan nhà nước tối cao và sự xác lập mối quan hệ giữa các cơ quan nhà nước đó với nhau và với nhân dân * Hình thức nhà nước - Chính thể quân chủ: + Quân chủ tuyệt đối: Ả rập,Xê út,… + Quân chủ hạn chế: Nhị nguyên: Có hai nhánh quyền lực là vua và nghị viện Đại nghị: Vẫn tồn tại vua nhưng mang tính chất tượng trưng - Chính thể cộng hòa: + CH tổng thống + CH đại nghị + CH lưỡng nghi ( CH bán tổng thống) + XHCN Câu 6: Trình bày chính thể quân chủ , đánh giá ưu nhược điểm của chính thể này. * Là hình thức trong đó quyền lực tối cao của NN tập trung toàn bộ hay một phần trong tay người đứng đầu nhà nước theo nguyên tắc kế thừa. - Quân chủ tuyệt đối: + Toàn bộ quyền lực NN ( hành pháp, lập pháp và tư pháp) nằm trong tay vua ( hoàng đế, quốc trưởng) + Quyền lực được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác trong cùng một dòng họ. - Quân chủ đại nghị: + Người đứng đầu nhà nước chỉ nắm một phần quyền lực tối cao, còn một phần quyền lực thực sự nằm trong tay nghị viện do dân bầu + Đặc điểm: Nguyên thủ quốc gia do thế tập truyền ngôi Chính thể quân chủ đại nghị, nghị viện là tối cao Chính phủ được nghị viện thành lập ra *Đánh giá: - Ưu điểm: + Mang hơi hướng truyền thống +… - Nhược điểm: + Vua can thiệp quá sâu vào chính trị +Tốn kém tiền của để duy trì bộ máy nhà nước *Hiện nay có hơn 30 quốc gia theo chính thể này, trong đó có Anh, Thụy điển, Nhật Bản, TBN,… Câu 6 : Phân tích chính thể cộng hòa. Đánh giá ưu và nhược điểm của chính thể này? *Là hình thức tổ chức NN dân chủ trong đó quyền lực NN thuộc về cơ quan được nhân dân bầu ra trong một thời gian nhất định. *…… Chuyên đề 4: CÁCH THỨC TỔ CHỨC NỀN CÔNG VỤ Câu 1 : Trình bày đặc điểm của mô hình chức nghiệp,đánh giá Ưu-nhược điểm của mô hình ?ví dụ minh họa. *Đặc điểm mô hình chức nghiệp : (5) - Công chức được điều chỉnh bằng hệ thống PL riêng,cụ thể và chặt chẽ. - Công chức được quản lý theo ngạch , bậc. - Lên lương theo thâm niên - Chế độ làm việc suốt đời ( 8h/ngày) - Bằng cấp là căn cứ chính để tuyển chọn người vào làm việc - Chủ yếu ở 1 số nước như : Áo – Pháp – Đức,1 số nước Đông Âu và châu Á * Đánh giá mô hình : -Ưu điểm : + Tính ổn định của mô hình + sử dụng nhân viên linh hoạt + nhà quản lý gắn người lao động vào một công việc cụ thể và lâu dài, giúp người lao động có điều kiện hoàn thiện thành thạo các kỹ năng để hoàn thành tốt công việc được giao. + Người công chức gắn bó lâu dài với một công việc gần như cả cuộc đời giúp cho người đó có thể đi chuyên sâu vào công việc đó và biến công việc đó có thể trở thành “nghệ thuật”và đạt được hiệu quả cao. -Nhược điểm : + Hạn chế tính sáng tạo,linh hoạt của công chức + Đánh giá công chức trở nên hình thức,ko tạo được độnglực cho công chức phấn đấu + Tính cạnh tranh ko cao + Chế độ lương thưởng còn nhiều yếu kém và thấp , chất lượng công việc không được bảo đảm. Câu 2 : Trình bày đặc điểm của mô hình việc làm,đánh giá ưu – nhược điểm của mô hình? Cho ví dụ minh họa. * Đặc điểm : - Có những vị trí việc làm được thiết kế theo những yêu cầu,tiêu chuẩn nhất định - Không có ngạch – bậc ( quản lý công chức theo vị trí việc làm nhất định) - Chỉ có 1 mức lương cho 1 vị trí việc làm - Không có chế độ làm việc suốt đời ( linh hoạt hơn trong thời gian làm việc) - Tuyển chọn người vào làm việc không hoàn toàn căn cứ vào văn bằng,chứng chỉ mà căn cứ chính là năng lực thực tế - Tồn tại ở 1 số quốc gia : Anh – Mỹ - Hà Lan – Đan Mạch – thụy điển... * Đánh giá : - Ưu điểm : + Công chức có khả năng sáng tạo,linh hoạt + Tuyển chọn được công chức có năng lực + Nhà nước được nhiều lợi hơn + Công chức ko bị gò bó ( làm hợp đồng ) - Nhược điểm : + Công chức bị áp lực lớn + Khả năng cạnh tranh cao * Ví dụ minh họa: Câu 3 : So sánh mô hình chức nghiệp và mô hình việc làm. *Giống: Đều là mô hình quản lý nhân sự. *Khác: Tiêu chí so sánh Mô hình chức nghiệp Mô hình việc làm 1.Lương 2.Chế độ việc làm ( Thời gian làm việc). 3.Tuyển dụng Thâm niên, bằng cấp 8 tiếng trên ngày 4.Cách thức quản lý 5.Hiệu quả, bản chất 6.Tính ổn định 7. Tính sáng tạo Theo ngạch, bậc Vị trí và hiệu quả công việc Linh hoạt ( có thể làm đầy đủ thời gian hoặc làm bán thời gian). Theo vị trí việc làm hoặc năng lực thực tế Vị trí việc làm nhất định Thấp Cao Ổn định Hạn chế tính sáng tạo,linh hoạt của công chức, công chức không được phép sáng tạo. Tính linh hoạt bị hạn chế, rập khuôn máy móc Không ổn định Công chức có khả năng sáng tạo,linh hoạt 8.Tính linh hoạt 9.Tính cạnh tranh Theo bằng cấp Không cao Linh hoạt hơn (Công chức ko bị gò bó ( làm hợp đồng )). Khốc liệt hơn Câu 4: Thông qua 2 quốc gia áp dụng 2 mô hình của nền công vụ hãy So sánh 2 mô hình này để làm rõ điểm khác biệt? Chuyên đề 5 :CÁC MÔ HÌNH HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC Câu 1: Trình bày đặc điểm mô hình HC công truyền thống,đánh giá ưu – nhược điểm của mô hình ?Mô hình này áp dụng ở Việt Nam ntn? *Hoàn cảnh ra đời: - Ra đời 1900 – 1920 ở một số nước trên thế giới, những năm giữa thế kỷ thì được áp dụng tại các nước Tây Âu. - Được XD trên cơ sở lý thuyết phân chia chính trị hành chính ( Wlson) * Đặc điểm: - HCNN được thiết kế theo hệ thống thứ bậc chặt chẽ, bộ máy được thiết kế theo hình tháp. - Có sự phân công lao động hợp lý, mỗi cơ quan hay chức vụ có thẩm quyền pháp lý xác định - Các quy tắc được viết chính thức thành văn bản và được áp dụng một cách nhất quán - Tính vô nhân xưng của công chức - Tính trung lập về chính trị của công chức * Đánh giá\ -Ưu: + Chuẩn tắc, thống nhất + Hiệu lực cao + Tính khách quan ( trung lập và vô nhân xưng) -Hạn chế: + Chỉ chú trọng quá trình thủ tục ít quan tâm đến kết quả đầu ra + Không phát huy được tính sáng tạo của công chức Câu 2: Trình bày đặc điểm mô hình Quản lý công mới,đánh giá Ưu-nhược điểm của mô hình ?Việc áp dụng mô hình này ở Việt Nam.Chỉ ra những thách thức khi áp dụng mô hình này tại nước ta? *Hoàn cảnh ra đời: - Mô hình hành chính công truyền thống bộc lộ một số nhược điểm - Sự phát triển của XH đòi hỏi phải thay thế mô hình HC công truyền thông bằng mô hình khác hiệu quả hơn + 70s, 80s của TK XX khủng hoảng kinh tế dẫn đến phải xem xét lại vai trò của chính phủ + Xu thế toàn cầu hóa và dân chủ hóa đời sống XH *Đặc điểm: - Tăng cường hiệu quả hoạt động - Hướng tới phi quy chế hóa - Đẩy mạnh phân quyền - Vận dụng các nguyên tắc của nền kinh tế thị trường để làm cho nền hành chính trở nên năng động hơn - Có mối quan hệ chặt chẽ giữa chính trị với hành chính NN - Tư nhân hóa một phần các hoạt động của NN trên cơ sở thực hiện được các mục tiêu và PL của NN, đặc biệt là đối với các dịch vụ công - Xu hướng quốc tế hóa hoạt động của HCNN *Đánh giá *Những thách thức khi VN áp dụng mô hình này Câu 3 : So sánh 2 mô hình HCC truyền thống và quản lý công mới? *Giống: *Khác nhau: Tiêu chí so sánh Mô hình hành chính công truyền thống 1.Mục tiêu - Bảo đảm đúng chu trình, đúng quy tắc, thủ tục hành chính ( yếu tố đầu vào) - Đánh giá việc quản lý hành chính thông qua việc xem xét mức độ thực thi các quy tắc, thủ tục hành chính 2. Đối với công - Trách nhiệm của chức người công chức, nhà quản lý là giám sát việc thực hiện và giải quyết công việc theo quy chế, thủ tục - Những quy định, điều kiện để công chức thực thi công vụ theo một hệ thống thứ bậc rất chặt chẽ, cứng nhắc theo quy định Mô hình quản lý công mới - Bảo đảm kết quả tốt nhất, hiệu quả cao nhất ( đầu ra) - Dùng các tiêu chí cụ thể để đánh giá kết quả quản lý hành chính - Trách nhiệm của người công chức, nhà quản lý chủ yếu là đảm bảo thực hiện mục đích, đạt kết quả tốt, hiệu quả cao. - Những quy định, điều kiện để công chức thực thi nhiệm vụ có hình thức linh hoạt, mềm dẻo hơn. - Thời gian làm việc sẽ linh hoạt : có thể suốt đời họ làm việc hoặc trong một thời gian nhất định, có thể làm chính thức hoặc - Thời gian làm việc của công chức được quy định chặt chẽ, có thời gian công và thời gian tư - Công chức mang tính trung lập, không tham gia chính trị, thực hiện một cách trung lập các chính sách do các nhà chính trị đề ra. làm hợp đồng - Công chức cam kết về chính trị carong cao hơn trong các hoạt động của mình, trong hoạt động hành chính mang tính chính trị nhiều hơn. 3.Đối với chính - Công vụ được CP thực phủ hiện, giải quyết theo quy định của PL - Chức năng của CP nặng về hành chính XH, trực tiếp cung ứng các công việc công ích XH - Chức năng của CP thuần túy mang tính chất hành chính không trực tiếp liên hệ đến thị trường - Công vụ mạng tính chất chính trị nhiều hơn, ảnh hưởng của chính trị ngày càng lớn trong hành chính - Chức năng tham gia cung ứng dịch vụ công ngày càng giảm và thông qua việc XH hóa các dịch vụ đó để quản lý XH, nhueng vẫn cần có sự quản lý của chính quyền - chức năng của CP đối mặt với những thách thức của thị trường Câu 4 : .Tại sao Quản lý công mới áp dụng thành công ở các nước phát triển? *Tại sao: - Do xu hướng dân chủ hóa ở các nước phát triển - Có sự phân quyền mạnh mẽ - Phi quy chế hóa ở các nước phát triển - Khoa học công nghệ phát triển ( là những nươc đi đầu về khoa học công nghệ) - Áp dụng những phương pháp quản lý từ khu vực tư vào khu vực công Chuyên đề 6 : Câu 1 : Trình bày đặc điểm nền HC các nước phát triển. lấy ví dụ minh họa cho các đặc điểm đó? Câu 2 : Trình bày đặc điểm nền hC các nước đang phát triển.Lấy ví dụ minh họa cho các đặc diểm đó? Câu 3: Trình bày những đặc điểm chung của các nước chuyển đổi? Lấy ví dụ minh họa? Câu 4 : trình bày và phân tích đặc điểm của nền Hành chính các nước XHCN? Cho Ví dụ minh họa ? Câu 5 : Nhà nước Cộng hoà Xã hội chủ nghĩa Việt Nam hiện nay theo hình thái cấu trúc nào? Anh chị hãy phân tích các đặc điểm của hình thái cấu trúc đó. Chuyên đề 7 :MỘT SỐ VẤN ĐỀ MỞ RỘNG,ÁP DỤNG,LƯU Ý Câu 1. Mô tả và đánh giá ưu nhược điểm của mô hình tổ chức nhân sự theo chức nghiệp và mô hình công vụ theo việc làm. Liên hệ với thực tiễn Việt Nam để làm rõ ưu nhược điểm đó. Câu 2: Phân tích các đặc điểm chủ yếu của mô hình quản lí công mới? Theo anh (chị) có thể vận dụng gì ở mô hình này vào thực tiễn cải cách hành chính ở nước ta hiện nay? Câu 3. Mô tả và đánh giá ưu nhược điểm của mô hình tổ chức nhân sự theo chức nghiệp và mô hình công vụ theo việc làm. Liên hệ với thực tiễn Việt Nam để làm rõ ưu nhược điểm đó. Câu 4. Phân biệt cơ quan nhà nước với các tổ chức xã hội khác?7. Phân tích các đặc trưng của mô hình hành chính công truyền thống và liên hệ thực tế với nền hành chính nước ta để làm rõ điểm tích cực và hạn chế của mô hình này? Câu 5. Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả thực thi công vụ của công chức nước ta hiện nay? Câu 6. Các hình thức quan hệ giữa trung ương và địa phương Câu 7 : Phân tích phân quyền giữa trung ương và địa phương? nêu ưu nhược?các nhà nước cần làm gì để khắc phục hạn chế đó? Cho ví dụ?
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan