Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Hoạt động của tổ chức cơ sở đoàn tỉnh ninh bình hiện nay các yếu tố ảnh hƣởng và...

Tài liệu Hoạt động của tổ chức cơ sở đoàn tỉnh ninh bình hiện nay các yếu tố ảnh hƣởng và xu hƣớng biến đổi tt

.PDF
28
116
110

Mô tả:

HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH ĐINH THỊ PHƢỢNG HOẠT ĐỘNG CỦA TỔ CHỨC CƠ SỞ ĐOÀN TỈNH NINH BÌNH HIỆN NAY: CÁC YẾU TỐ ẢNH HƢỞNG VÀ XU HƢỚNG BIẾN ĐỔI TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ CHUYÊN NGÀNH: XÃ HỘI HỌC Mã số: 62 31 30 01 HÀ NỘI - 2017 Công trình được hoàn thành tại Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh Người hướng dẫn khoa học: GS.TS. LÊ NGỌC HÙNG Phản biện 1: ............................................................................. ............................................................................... Phản biện 2: ............................................................................. ............................................................................... Phản biện 3: ............................................................................. ............................................................................... Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận án cấp Học viện họp tại Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh. Vào hồi giờ ngày tháng năm 2017 Có thể tìm hiểu luận án tại: Thư viện Quốc gia và Thư viện Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU CỦA TÁC GIẢ LUẬN ÁN ĐÃ CÔNG BỐ CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN 1. Đinh Thị Phượng (2016), ''Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ Đoàn trong thời kỳ mới'', Tạp chí Giáo dục lý luận, (252), tr.52-54. 2. Đinh Thị Phượng (2017), ''Giáo dục lý tưởng cách mạng, giáo dục đạo đức, lối sống văn hóa cho đoàn viên thanh niên tỉnh Ninh Bình trong tình hình mới'', Tạp chí Giáo dục lý luận, (255), tr.80-81. 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu Tổ chức Đoàn và hoạt động của tổ chức Đoàn là đối tượng lãnh đạo của tổ chức Đảng, quản lý và điều hành của chính quyền, đồng thời là khách thể, đối tượng nghiên cứu của các khoa học xã hội và nhân văn. Để đổi mới, nâng cao chất lượng hoạt động của tổ chức Đoàn không chỉ căn cứ từ những đánh giá, định hướng của tổ chức Đảng, chính quyền, của tổ chức Đoàn các cấp mà còn phải cần có những kiến giải khoa học từ những kết quả nghiên cứu của các khoa học xã hội và nhân văn. Những năm gần đây đã có một số công trình nghiên cứu về tổ chức Đoàn và hoạt động của tổ chức Đoàn của các khoa học xã hội và nhân văn. Kết quả của các nghiên cứu đó cho thấy bức tranh nhiều chiều về tổ chức Đoàn và hoạt động của tổ chức Đoàn hiện nay; đưa ra được những kiến giải khoa học cho những giải pháp nhằm nâng cao chất lượng sinh hoạt của tổ chức Đoàn và hoạt động của tổ chức Đoàn. Trên thực tế, các nghiên cứu xã hội học thanh niên ở nước ta hiện nay chưa thật nhiều và thường hướng vào nghiên cứu về thanh niên và các vấn đề xã hội của thanh niên, như là một ngành, nhánh xã hội học về lứa tuổi. Các nghiên cứu về tổ chức đoàn, hoạt động của đoàn thanh niên chưa nhiều, chưa hình thành mô hình lý luận xã hội học về nghiên cứu hoạt động của tổ chức đoàn. Thực tiễn hoạt động của tổ chức cơ sở đoàn và những nghiên cứu xã hội học về tổ chức cơ sở Đoàn đặt ra yêu cầu cấp thiết phải triển khai nghiên cứu xã hội học về tổ chức cơ sở đoàn, hoạt động của tổ chức cơ sở đoàn. Là người đã và đang ứng dụng lý thuyết xã hội học vào thực hiện nhiệm vụ của người cán bộ đoàn ở tỉnh Ninh Bình, nghiên cứu sinh lựa chọn: "Hoạt động của tổ chức cơ sở Đoàn tỉnh Ninh Bình hiện nay: các yếu tố ảnh hưởng và xu hướng biến đổi" làm đề tài nghiên cứu của luận án tiến sĩ xã hội học. 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu Mục đích nghiên cứu Làm rõ lý luận và thực tiễn hoạt động của tổ chức cơ sở đoàn tỉnh Ninh bình hiện nay, các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động của tổ chức cơ sở Đoàn; trên cơ sở đó dự báo xu hướng biến đổi của các yếu tố tác động và hoạt động của tổ chức cơ sở Đoàn. Nhiệm vụ nghiên cứu - Làm rõ một số vấn đề lý luận và thực tiễn về hoạt động của tổ chức cơ sở Đoàn tỉnh Ninh Bình hiện nay. - Mô tả, phân tích ảnh hưởng của các yếu tố tác động đến hoạt động của tổ chức cơ sở Đoàn trên địa bàn tỉnh Ninh Bình hiện nay. - Dự báo xu hướng biến đổi của các yếu tố và hoạt động của tổ chức cơ sở Đoàn; kiến nghị giải pháp phát huy vai trò của các yếu tố nhằm nâng cao chất lượng hoạt động của tổ chức cơ sở Đoàn. 2 3. Đối tƣợng, khách thể, phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu Hoạt động của tổ chức cơ sở Đoàn và các yếu tố ảnh hưởng. Khách thể nghiên cứu Tổ chức cơ sở Đoàn trên địa bàn tỉnh Ninh Bình. Phạm vi nghiên cứu - Phạm vi về nội dung: Hoạt động của tổ chức cơ sở Đoàn và ảnh hưởng của các yếu tố đến hoạt động của tổ chức cơ sở Đoàn tỉnh Ninh Bình. Hoạt động của tổ chức cơ sở Đoàn: Hoạt động sinh hoạt của tổ chức cơ sở Đoàn; Hoạt động tuyên truyền giáo dục trong tổ chức cơ sở Đoàn; Hoạt động kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội của tổ chức cơ sở Đoàn. Các yếu tố đến hoạt động của tổ chức cơ sở Đoàn: Cán bộ tổ chức cơ sở Đoàn; Lựa chọn giá trị của đoàn viên; Hệ thống chính trị xã, phường, thị trấn; Điều kiện kinh tế - xã hội của xã, phường, thị trấn. Nghiên cứu trên hai trạng thái: thực trạng và dự báo xu hướng biến đổi. - Phạm vi về không gian nghiên cứu: Tổ chức cơ sở Đoàn ở các huyện, thành phố tỉnh Ninh Bình (không nghiên cứu tổ chức cơ sở đoàn các khối hành chính, doanh nghiệp, lực lượng vũ trang, cơ sở giáo dục đào tạo). - Thời gian nghiên cứu: Thu thập tài liệu, số liệu liên quan đến đề tài luận án từ năm 2011-2016; điều tra khảo sát thực tế năm 2016. 4. Câu hỏi nghiên cứu - Hoạt động của tổ chức cơ sở Đoàn trên địa bàn tỉnh Ninh Bình hiện nay như thế nào? - Yếu tố nào ảnh hưởng đến hoạt động của tổ chức cơ sở Đoàn tỉnh Ninh Bình hiện nay nhiều nhất? - Thời gian tới, ảnh hưởng của các yếu tố đối với hoạt động của tổ chức cơ sở Đoàn và hoạt động của tổ chức cơ sở Đoàn trên địa bàn tỉnh Ninh Bình như thế nào? 5. Giả thuyết nghiên cứu, các biến số và khung phân tích 5.1. Giả thuyết nghiên cứu Giả thuyết thứ nhất: Hoạt động của tổ chức cơ sở Đoàn trên địa bàn tỉnh Ninh Bình hiện nay được duy trì thường xuyên, nội dung và hình thức phù hợp, nhưng không đồng đều. Giả thuyết thứ hai: Ảnh hưởng của các yếu tố đến hoạt động của tổ chức cơ sở Đoàn trên địa bàn tỉnh Ninh Bình hiện nay có sự khác biệt về cường độ, chiều hướng và hệ quả. Giả thuyết thứ ba: Ảnh hưởng của các yếu tố đến hoạt động của tổ chức cơ sở Đoàn trên địa bàn tỉnh Ninh Bình ngày càng mạnh và theo chiều tích cực là chủ yếu; Hoạt động của tổ chức cơ sở Đoàn trên địa bàn tỉnh Ninh Bình ngày càng nền nếp, chất lượng và hiệu quả hơn. 5.2. Các biến số Biến độc lập - Cán bộ tổ chức cơ sở Đoàn. 3 - Lựa chọn giá trị của đoàn viên. - Hoạt động của hệ thống chính trị xã, phường, thị trấn - Điều kiện kinh tế - xã hội của xã, phường, thị trấn. Biến phụ thuộc - Hoạt động sinh hoạt của tổ chức cơ sở Đoàn. - Hoạt động tuyên truyền giáo dục trong tổ chức cơ sở Đoàn. - Hoạt động kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội của tổ chức cơ sở Đoàn. Biến can thiệp - Điều lệ Đoàn thanh niện Cộng sản Hồ Chí Minh. - Chương trình hành động của Đoàn thanh niện Cộng sản Hồ Chí Minh. - Chương trình phát triển kinh tế - xã hội của xã, phường, thị trấn. 5.3. Khung phân tích Cán bộ tổ chức cơ sở Đoàn Lựa chọn giá trị của đoàn viên Hệ thống chính trị xã, phường, thị trấn Điều kiện kinh tế - xã hội của xã, phường, thị trấn Điều lệ Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh Hoạt động sinh hoạt của tổ chức cơ sở Đoàn Hoạt động tuyên truyền, giáo dục trong tổ chức cơ sở Đoàn Xu hướng biến đổi các yếu tố ảnh hưởng hoạt động của tổ chức cơ sở Đoàn Xu hướng biến đổi hoạt động của tổ chức cơ sở Đoàn Hoạt động kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội của tổ chức cơ sở Đoàn Chương trình hoạt động của Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh Kế hoạch, chương trình phát triển kinh tế - xã hội của xã, phường, thị trấn 4 6. Cơ sở lý luận, phƣơng pháp nghiên cứu 6.1. Cơ sở lý luận Luận án vận dụng lý luận Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về tổ chức đoàn thanh niên trong xây dựng khung phân tích, đánh giá hoạt động, các yếu tố tác động hoạt động của tổ chức cơ sở Đoàn hiện nay. Luận án ứng dụng các lý thuyết: lý thuyết hệ thống, lý thuyết "Bộ máy nhiệm sở" của M.Weber, lý thuyết về vai trò của R.Linton, T.Parsons, K.Merton để phân tích, đánh giá hoạt động, các yếu tố tác động hoạt động của tổ chức cơ sở Đoàn hiện nay. 6.2. Phương pháp nghiên cứu 6.2.1. Phương pháp nghiên cứu định tính Phân tích tài liệu - Thu thập, phân tích tư liệu, số liệu liên quan đến hoạt động của tổ chức cơ sở Đoàn trên địa bàn tỉnh Ninh Bình. - Thu thập, phân tích các đề tài nghiên cứu khoa học, sách, luận án, bài viết về hoạt động của tổ chức cơ sở Đoàn. - Thu thập nghị quyết của cấp ủy Đảng, văn bản của Ủy ban nhân dân các cấp về tổ chức và hoạt động của tổ chức cơ sở đoàn; các báo cáo tổng kết của Trung ương Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Ban Chấp hành Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh tỉnh Ninh Bình và các huyện, thành phố thuộc tỉnh Ninh Bình, từ năm 2011 đến năm 2016. Phỏng vấn sâu - Phỏng vấn sâu 30 cán bộ đoàn cơ sở gồm: 20 cán bộ đoàn cơ sở, 10 cán bộ đoàn cấp trên cơ sở. Cụ thể: + Phỏng vấn sâu 20 cán bộ đoàn cơ sở gồm: 12 bí thư chi đoàn, 8 bí thư đoàn cơ sở. + Phỏng vấn sâu 10 cán bộ đoàn cấp trên cơ sở gồm: 3 bí thư, phó bí thư đoàn cấp huyện; 7 cán bộ đoàn chuyên trách cấp huyện. 6.2.2. Phương pháp định lượng Tỉnh Ninh Bình có 2 thành phố (Ninh Bình, Tam Điệp), 6 huyện (Gia Viễn, Hoa Lư, Nho Quan, Kim Sơn, Yên mô, yên Khánh), hình thành ba vùng: nông thôn miền núi (Nho Quan), nông thôn ven biển (Yên Khánh, Kim Sơn) và đô thị (thành phố Ninh Bình và Tam Điệp). Luận án lựa chọn các địa phương đại diện cho ba vùng để tiến hành điều tra bằng phiếu trưng cầu ý kiến đối với cán bộ đoàn, đoàn viên các tổ chức cơ sở Đoàn, đó là: huyện Nho Quan (huyện miền núi); huyện Kim Sơn (huyện miền biển); thành phố Ninh Bình (đô thị). Số lượng: 600 phiếu (mỗi địa bàn 200 phiếu). Cụ thể: điều tra cán bộ đoàn: 300, điều tra đoàn viên: 300. Cách thức điều tra: điiều tra cán bộ đoàn cơ sở trực thuộc huyện đoàn; điều tra đoàn viên ở 2 tổ chức đoàn cơ sở (2 xã, phường), với cách lựa chọn ngẫu nhiên. 5 Cơ cấu mẫu điều tra cán bộ đoàn Tổng số người được điều tra: 300 - Nam: 174 - 58,0%; nữ: 126 - 42,0%; - Tuổi:18-25 = 88 - 29,3%; 26-30 = 147 - 49,0%; trên 30 = 65 - 21,7%; - Trình độ học vấn: Trung học cơ sở = 18 - 6,0%; Trung học phổ thông = 101 - 33,7%; Cao đẳng = 88 - 29,3%; Đại học = 79 - 26,3%; Sau đại học = 14 - 4,7%. Cơ cấu mẫu điều tra đoàn viên Tổng số người được điều tra: 300 - Nam 156 - 52,0%; nữ 144 - 48,0% - Tuổi: 18 = 34 - 11,3%; 19 - 25 = 145 - 48,3%; 25-30 = 112 - 37,3%; trên 30 = 9 - 3,0% - Tuổi đoàn: 1 -2 năm = 41 -13,7$; 3-4 năm = 53 - 17,7%; 5-6 năm = 62 - 20,7%; 7-8 năm = 21 - 7,0%; 9-10 năm = 70 - 23,3%; trên 10 năm = 53 - 17,7%. 7. Điểm mới, ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án 7.1. Điểm mới của luận án - Tiếp cận hoạt động của tổ chức cơ sở Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh dưới góc độ xã hội học, hình thành khung phân tích hoạt động của tổ chức cơ sở Đoàn có thể áp dụng các nghiên cứu tương đồng. - Đánh giá các hoạt động của tổ chức cơ sở Đoàn trên cơ sở các dữ liệu điều tra khảo sát thực tế, gợi mở cho việc sử dụng rộng rãi phương pháp xã hội học trong việc đánh giá thực trạng hoạt động của tổ chức Đoàn, góp phần định hình phương pháp xem xét thực tế hoạt động của tổ chức, đoàn thể chính trị - xã hội. 7.2. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án - Góp phần bổ sung, phát triển chuyên ngành Xã hội học thanh niên. - Bổ sung phương pháp vận dụng các lý thuyết xã hội học vào nghiên cứu một tổ chức chính trị - xã hội. - Kết quả nghiên cứu của luận án giúp cho các cấp, các ngành, các tổ chức cơ sở đoàn nhận rõ hơn về các yếu tố chi phối hoạt động của tổ chức cơ sở Đoàn ở tỉnh Ninh Bình hiện nay. - Góp phần cung cấp cơ sở khoa học thực tiễn cho việc bổ sung, hoàn thiện cơ chế chính sách liên quan đến hoạt động của tổ chức cơ sở Đoàn trên địa bàn tỉnh Ninh Bình hiện nay. - Kết quả nghiên cứu của luận án có thể dùng làm tài liệu tham khảo cho cán bộ quản lý, cán bộ đang công tác trong hệ thống Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh trong chỉ đạo, tổ chức hoạt động của tổ chức cơ sở Đoàn. 8. Kết cấu của luận án Ngoài mở đầu và kết luận, nội dung chính của luận án được chia thành 5 chương, 13 tiết. 6 T U T Chƣơng 1 ỨU U UẬ Á 1.1. CÁC NGHIÊN CỨU VỀ VỊ TRÍ, VAI TRÒ CỦA TỔ CHỨC ĐOÀN THANH NIÊN, TỔ CHỨC CƠ SỞ ĐOÀN Đoàn thanh niên là tổ chức chính trị - xã hội tập hợp thanh niên dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản, nhằm phát huy vai trò của thanh niên thực hiện mục tiêu lý tưởng của Đảng. Vị trí, vai trò của tổ chức đoàn được xác lập từ vị trí, vai trò to lớn của thanh niên trong xã hội. Về vị trí, vai trò của thanh niên, C.Mác đã xác định, thanh niên được xem như một tầng lớp xã hội đặc thù, giữ vị trí quan trong trong xã hội và là người kế thừa, phát triển mọi thành quả do cha ông để lại; tương lai của giai cấp công nhân và tương lai của nhân loại phụ thuộc vào thanh niên, do đó thanh niên cần phải được giáo dục. Đặng Cảnh Khanh, trong cuốn Xã hội học Thanh niên đã chỉ rõ cơ sở lý luận, thực tiễn về thanh niên, từ khái niệm, đối tượng, xã hội hoá thanh niên, văn hoá thanh niên, định hướng giá trị và chuẩn mực xã hội trong thanh niên, đến vị thế, vai trò của thanh niên, phong trào đoàn và công tác thanh niên. Nguyễn Hữu Minh, Trần Thị Hồng trong "Sự thay đổi thái độ về việc làm và cuộc sống vật chất của thanh niên Việt Nam" đã mô tả, phân tích tương quan hai biến và đa biến để làm rõ thực trạng thay đổi thái độ về việc làm và cuộc sống vật chất của thanh niên và mối quan hệ giữa đặc trưng nhân khẩu - xã hội với các yếu tố ảnh hưởng đến thái độ của thanh niên về vấn đề việc làm và đời sống vật chất. Ngô Bích Ngọc, trong bài viết "Đảng Cộng sản Việt Nam với việc xây dựng Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh" đề cập đến rất nhiều quan điểm của C.Mác, Ph.Ăngghen, V.I.Lênin, Hồ Chí Minh và Đảng Cộng sản Việt Nam về Đoàn thanh niên. Từ các quan điểm đó, tác giả đã thâu tóm vai trò của Đoàn thanh niên như sau: "Đoàn là một tổ chức của những người trẻ tuổi, là trợ thủ đắc lực và là đội hậu bị đáng tin cậy của Đảng, là người đại diện chân chính lợi ích của thế hệ trẻ Việt Nam, là trực tiếp phụ trách dìu dắt, giáo dục thiếu niên và nhi đồng…". Các công trình nghiên cứu, bài viết về vị trí, vai trò của thanh niên và tổ chức đoàn thanh niên đã làm rõ những vấn đề sau đây: Một là, thanh niên là lực lượng đông đảo trong xã hội, là người chủ xã hội trong tương lai. Vận mệnh của quốc gia dân tộc, của nhân loại nằm ở trong tay thanh niên. Hai là, để phát huy vai trò to lớn của thanh niên phải tiến hành công tác giáo dục, rèn luyện thanh niên. Giáo dục, rèn luyện thanh niên trở thành thực sự là những chủ nhân tương lại của giai cấp, dân tộc, nhân loại giữ vị trí, vai trò đặc biệt quan trọng. Ba là, Đoàn thanh niên là tổ chức chính trị - xã hội có chức năng tập hợp, giáo dục và tổ chức các hoạt động cho thanh niên. Đoàn Thanh niên cộng sản 7 phải là một đội xung kích, một đội mà ở trong mọi việc đều biết giúp đỡ, đều có tinh thần chủ động và có sáng kiến của mình". Mỗi công trình, bài viết trên đây tuy có những tiếp cận khác nhau về vị trí, vai trò, hoạt động của tổ chức cơ sở đoàn và công tác thanh niên nhưng đều là những luận điểm được đúc rút của các tác giả từ nghiên cứu lý luận và thực tiễn. Do đó, các tài liệu này có giá trị gợi mở cho tìm hiểu quan niệm, đặc điểm, nhiệm vụ, vị trí, vai trò của tổ chức cơ sở đoàn và hình thành các nội dung nghiên cứu cho đề tài luận án. 1.2. Ữ Ô TR ỨU VỀ OẠT Ộ Ủ T Ứ OÀ T VÀ T Ứ Ơ SỞ OÀ Các công trình nghiên cứu, bài viết về hoạt động của tổ chức Đoàn thanh niên, tổ chức cơ sở Đoàn trên các nội dung chủ yếu: Vai trò hoạt động của tổ chức Đoàn thanh niên, tổ chức cơ sở Đoàn; Hoạt động sinh hoạt đoàn, hoạt động tuyên truyền giáo dục trong tổ chức và hoạt động kinh tế, chính trị, văn hóa xã hội của tổ chức Đoàn. Về vai trò của hoạt động của tổ chức Đoàn thanh niên, tổ chức cơ sở Đoàn. Phần VI cuốn sách Xã hội học Thanh niên của Đặng Cảnh Khanh đã có những mô tả, phân tích về phong trào thanh niên và công tác thanh niên. Đỗ Ngọc Ninh, trong bài "Quan niệm, nội dung, phương thức lãnh đạo của Đảng đối công tác thanh niên" chỉ rõ, để phát huy tốt nhất vai trò của thanh niên, Đảng phải có các phương thức lãnh đạo đối với công tác thanh niên. "Chủ trương, chính sách về công tác thanh niên - thực trạng, nguyên nhân, kinh nghiệm" của Nguyễn Văn Giang đã phân tích, đánh giá thực trạng phong trào thanh niên, từ đó rút ra kinh nghiệm, để thực hiện tốt chủ trương, chính sách của Đảng về công tác thanh niên phải nâng cao nhận thức của các tổ chức đảng, cán bộ, đảng viên, công chức Nhà nước về sự lãnh đạo của Đảng đối với thanh niên và công tác thanh niên; đề cao vai trò tham mưu xây dựng pháp luật và các thể chế liên quan đến thanh niên và công tác thanh niên của tổ chức Đoàn. Về các hoạt động của tổ chức đoàn. Tạp chí Thanh niên những năm gần đây đã có các bài viết về hoạt động của tổ chức đoàn và công tác thanh niên. Một số bài viết trong số đó: "Điểm lại những phong trào lớn của Đoàn và phong trào thanh niên nước ta" của Kim Duyên; "Đổi mới phương thức tập hợp, giáo dục thanh niên" của Nguyễn Trọng Bình; "Nâng cao chất lượng sinh hoạt chi đoàn" của Nguyễn Bá San; Nâng cao chất lượng sinh hoạt chi đoàn ở các đơn vị cơ sở trong quân đội hiện nay, của Trần Tiến Dũng; Giải pháp nâng cao chất lượng tổ chức cơ sở Đoàn trong tình hình mới của Lê Văn Ri Các công trình nghiên cứu, cuốn sách, bài viết về hoạt động của Đoàn thanh niên, tổ chức cơ sở Đoàn trên nhiều nội dung, các nội dung chủ yếu: Một là, về vị thế, vai trò hoạt động của Đoàn thanh niên và tổ chức cơ sở Đoàn. Hoạt động của Đoàn, tổ chức cơ sở Đoàn có vai trò tập hợp thanh niên, tổ chức cho thanh niên xung kích, phát huy sức lực, trí tuệ, nhiệt tình của tuổi trẻ vào những công việc có ích trong xây dựng quê hương, đất nước và bảo vệ Tổ quốc. Thông qua các hoạt động xung kích góp phần hình thành trong thanh 8 niên phẩm chất con người Việt Nam; tạo điều kiện để thanh niên mở rộng không gian sống, gia tăng các quan hệ xã hội để lập thân, lập nghiệp. Hai là, về kết quả hoạt động của Đoàn thanh niên và tổ chức cơ sở Đoàn. Những thập kỷ vừa qua, Đoàn đã chủ động, tích cực triển khai các hoạt động với nội dung, hình thức khá phong phú, khá sát hợp với thực tiễn, về cơ bản đáp ứng được phần nào nhu cầu của đoàn viên, thanh niên. Các hoạt động nổi trội của Đoàn thanh niên hiện nay như: phong trào "Tuổi trẻ lập nghiệp", "Tuổi trẻ dựng nước" và các mô hình kết quả của phong trào thanh niên như: "làng thanh niên", "trang trại trẻ", "khu kinh tế thanh niên", v.v... Ba là, về những hạn chế trong hoạt động của Đoàn thanh niên và tổ chức cơ sở Đoàn. Số lượng tổ chức cơ sở Đoàn vững mạnh chưa nhiều, các hoạt động của Đoàn chưa phong phú, chưa hấp dẫn và chưa đáp ứng nhu cầu, nguyện vọng của thanh niên nên chưa thu hút đông đảo đoàn viên, thanh niên tự giác, tích cực tham gia. Có những thời điểm, ở một số nơi, hoạt động của Đoàn còn mang tính hình thức, hành chính, chạy theo thành tích, chưa thực chất. Bốn là, về xu hướng hoạt động của Đoàn thanh niên và tổ chức cơ sở Đoàn. Trong thời gian tới, hoạt động của Đoàn, tổ chức cơ sở Đoàn sẽ mạnh hơn, nội dung và hình thức đa dạng, phong phú hơn, thu hút được nhiều đoàn viên, thanh niên tham gia. Hoạt động của Đoàn sẽ thực sự là môi trường xã hội tốt để thanh niên lập thân, lập nghiệp, góp sức vào sự nghiệp xây dững và bảo vệ Tổ quốc. Năm là, về khuyến nghị các giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động của Đoàn thanh niên và tổ chức cơ sở Đoàn. Các khuyến nghị đó tập trung vào vấn đề xây dựng đội ngũ cán bộ đoàn, xây dựng tổ chức cơ sở Đoàn vững mạnh và chủ động, tích cực đổi mới nội dung, hình thức hoạt động phù hợp với tình hình, nhiệm vụ cụ thể của từng địa phương. Hoạt động của Đoàn nên chuyển hoạt động từ "diện rộng sang chiều sâu", lấy hiệu quả, chất lượng làm chính; hướng trọng tâm vào sinh hoạt giáo dục, tổ chức các hoạt động xung kích, chủ động tham gia đấu tranh với những hiện tượng tiêu cực, lối sống không đẹp trong đoàn viên, thanh niên. KẾT LUẬN CHƢƠNG 1 Các công trình nghiên cứu, sách, bài viết về vai trò của thanh niên, tổ chức Đoàn và hoạt động của Đoàn, tổ chức cơ sở Đoàn không thật nhiều so với các chủ đề khác, song cũng đã làm rõ những nội dung cơ bản. Các công trình đó khẳng định rõ về lý luận và thực tiễn vai trò to lớn của thanh niên, tầm quan trọng của việc tập hợp thanh niên nhằm phát huy sức mạnh của thanh niên trong sự nghiệp dựng nước và giữ nước. Đồng thời, các công trình đó cũng đã khẳng định vị trí, vai trò, vị thế của Đoàn thanh niên trong việc tập hợp, giáo dục, tổ chức các hoạt động cho thanh niên. Các công trình nghiên cứu, sách, bài viết về hoạt động của Đoàn, tổ chức cơ sở Đoàn từ nhiều hướng tiếp cận khác nhau, chủ yếu dưới góc độ chính trị xã hội và quản lý xã hội. Chỉ có cuốn sách Xã hội học thanh niên của Đặng Cảnh Khanh được viết dưới góc độ tiếp cận xã hội học. Trong các công trình 9 nghiên cứu, sách, bài viết mà tác giả luận án sưu tìm được, chưa có công trình nào nghiên cứu chuyên sâu về hoạt động của tổ chức cơ sở Đoàn hiện nay; chưa có công trình nào nghiên cứu về hoạt động của tổ chức cơ sở Đoàn hiện nay từ hướng tiếp cận xã hội học. Đó là "khoảng trống" về lý luận và thực tiễn đòi hỏi luận án phải làm rõ. Kết quả nghiên cứu của luận án sẽ có những đóng góp về lý luận và thực tiễn đối với hoạt động của tổ chức cơ sở Đoàn hiện nay. Chƣơng 2 MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ HOẠT ĐỘNG CỦA TỔ CHỨC CƠ SỞ ĐOÀN 2.1. MỘT SỐ KHÁI NIỆM CƠ BẢN TRONG NGHIÊN CỨU HOẠT ĐỘNG CỦA TỔ CHỨC CƠ SỞ ĐOÀN 2.1.1. Tổ chức cơ sở Đoàn 2.1.1.1. Quan niệm về tổ chức cơ sở Đoàn Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh là tổ chức chính trị - xã hội của thanh niên Việt Nam, do Đảng Cộng sản Việt Nam, Chủ tịch Hồ Chí Minh sáng lập, lãnh đạo và rèn luyện; có nhiệm vụ đoàn kết tập hợp các tầng lớp thanh niên để giáo dục, rèn luyện và tổ chức các phong trào hành động cách mạng trong thanh niên. 2.1.1.2. Đặc trưng của tổ chức cơ sở Đoàn Tổ chức cơ sở Đoàn có các đặc trưng: Hệ thống xã hội tập hợp các con người trong lứa tuổi thanh niên; Tổ chức chính trị - xã hội mang tính quần chúng; Hệ thống xã hội tập hợp thanh niên ở cơ sở; Sự đan xen của các liên hệ trong và liên hệ ngoài hệ thống. 2.1.2. Hoạt động của tổ chức cơ sở đoàn 2.1.2.1. Quan niệm hoạt động của tổ chức cơ sở đoàn Hoạt động của tổ chức cơ sở Đoàn là tập hợp thanh niên trong một tổ chức (hệ thống xã hội); tuyên truyền, giáo dục đoàn viên và tổ chức cho đoàn viên, thanh niên tham gia các hoạt động chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội ở cơ sở. 2.1.2.2. Các yếu tố ảnh hưởng hoạt động của tổ chức cơ sở đoàn Các yếu tố chủ yếu ảnh hưởng hoạt động của tổ chức cơ sở đoàn: Một là, cán bộ tổ chức cơ sở đoàn (cán bộ đoàn); Hai là, lựa chọn giá trị của đoàn viên; Ba là, hệ thống chính trị cơ sở; Bốn là, điều kiện kinh tế - xã hội ở xã, phường, thị trấn. 2.2. MỘT SỐ LÝ THUYẾT VẬN DỤNG NGHIÊN CỨU HOẠT ĐỘNG CỦA TỔ CHỨC CƠ SỞ ĐOÀN 2.2.1. Lý thuyết hệ thống và sự vận dụng nghiên cứu hoạt động của tổ chức cơ sở đoàn (Lý thuyết hệ thống của T.Parsons) Lý thuyết hệ thống cho cái nhìn "hệ thống" về các tổ chức xã hội, nhóm xã hội. đồng thời chỉ ra cách thức tiếp cận hệ thống đối với tổ chức xã hội, nhóm xã hội. Lý thuyết hệ thống là cơ sở lý luận cho việc nghiên cứu hoạt động của tổ chức cơ sở đoàn trên các nội dung: Thứ nhất, làm rõ vị thế, đặc trưng của tổ 10 chức cơ sở đoàn với tính cách hệ thống xã hội trong hệ thống chính trị ở cơ sở. Thứ hai, làm rõ các liên hệ trong, ngoài của tổ chức cơ sở đoàn với tính cách hệ thống xã hội. Thứ ba, làm rõ vị thế, vai trò, chức năng của từng thành tố trong tổ chức cơ sở đoàn và sự liên hệ giữa chúng. Thứ tư, làm rõ cơ chế tác động của các yếu tố, sự vận hành trong hệ thống chính trị ở cơ sở để phát huy các yếu tố cho việc nâng cao chất lượng hoạt động của tổ chức cơ sở đoàn. Lý thuyết hệ thống của T.Parsons cung cấp cơ sở lý luận trực tiếp cho việc nghiên cứu về hoạt động của tổ chức đoàn cơ sở. Theo đó, tổ chức đoàn cơ sở hệ thống là tập hợp vị thế, vai trò với tư cách là một tiểu hệ thống có tổ chức của các hành động hay nhiều người nắm giữ hành động theo một tương tác nhất định. 2.2.2. Lý thuyết "Bộ máy nhiệm sở" của Max Weber Max Weber đã xây dựng lý thuyết "Bộ máy nhiệm sở" (bộ máy quan liêu, tổ chức nhiệm sở). Lý thuyết "Bộ máy nhiệm sở" của gồm các nhóm vấn đề: Một là, nhóm nguyên tắc pháp lý và quy phạm pháp luật. Hai là, nhóm nguyên tắc về thứ bậc văn phòng, thứ bậc quyền lực. Ba là, quản lý trong tổ chức dựa trên văn bản, hồ sơ. Bốn là, tính chuyên môn nghiệp vụ và sự mẫn cán. Năm là, quản lý trong tổ chức tuân thủ quy tắc chung, phổ biến. Lý thuyết "Bộ máy nhiệm sở" của Weber là cơ sở lý luận trực tiếp cho việc nghiên cứu hoạt động của tổ chức cơ sở đoàn. Theo đó, trong tổ chức đoàn có sự xác định các vị trí, vai trò và mối quan hệ giữa các vị trí, vai trò. Trách nhiệm và quyền uy của mỗi vị trí, vai trò được quy định trong Điều lệ của Đoàn và các quy định pháp luật có liên quan đến tổ chức và hoạt động của tổ chức đoàn, nghĩa vụ và trách nhiệm của đoàn viên với tư cách là công dân. Việc thực hiện này mang tính "bắt buộc", ai thực hiện tốt được khen thưởng, ai không thực hiện tốt sẽ bị trừng phạt theo quy định. Mỗi thành tố trong tổ chức đoàn thực hiện đúng vai trò góp phần xây dựng tổ chức đoàn vững mạnh, hoạt động hiệu quả. 2.2.3. Lý thuyết vai trò và sự vận dụng nghiên cứu các yếu tố ảnh hƣởng đến hoạt động của tổ chức cơ sở đoàn. Lý thuyết về vai trò của R.Linton, T.Parsons, R.Merton tạo nên nấc thang phát triển lý thuyết về vị thế xã hội và vai trò xã hội, cơ sở lý luận cho việc làm rõ sự biến đổi về vai trò xã hội của các nhóm xã hội. Vận dụng lý thuyết xã hội học về vai trò xã hội trong nghiên cứu hoạt động của tổ chức cơ sở Đoàn trên các hướng, nội dung chủ yếu sau: Thứ nhất, xác định rõ vai trò xã hội của tổ chức cơ sở Đoàn trong hệ thống tổ chức của Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, trong hệ thống chính trị ở cơ sở và trong xã hội. Chỉ ra được sự kỳ vọng của xã hội đối với hoạt động của tổ chức đoàn cơ sở và sự mong đợi của cán bộ, đoàn viên về sự ủng hộ, thừa nhận của xã hội đối với hoạt động của tổ chức đoàn cơ sở. Thứ hai, làm rõ tập hợp - vai của cán bộ đoàn và đoàn viên trong hoạt động của tổ chức cơ sở đoàn. Thứ ba, làm rõ vai trò xã hội của tổ chức cơ sở đoàn trong việc tổ chức các hoạt động đối với đoàn viên và sự mong đợi của đoàn viên đối với các hoạt động của tổ chức đoàn cơ sở. Thứ tư, làm rõ sự đồng thuận, đoàn kết trong hoạt động của tổ chức cơ sở đoàn. 11 2.3. TƢ TƢỞNG HỒ CHÍ MINH, QUAN ĐIỂM CỦA ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM VỀ TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA ĐOÀN THANH NIÊN CỘNG SẢN HỒ CHÍ MINH 2.3.1. Tƣ tƣởng Hồ Chí Minh về tổ chức và hoạt động của Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh Tư tưởng Hồ Chí Minh về thanh niên, Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh là cơ sở lý luận cho việc nghiên cứu hoạt động của tổ chức cơ sở đoàn. Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh trên các nội dung chủ yếu sau: Một là, xem xét phạm vi, mức độ cán bộ đoàn thực hành liên hệ với thanh niên, vận động đông đảo thanh niên gia nhập tổ chức đoàn, tham gia các hoạt động do đoàn thanh niên tổ chức ở địa phương. Hai là, đánh giá hoạt động tuyên truyền, giáo dục của tổ chức đoàn cơ sở đối với đoàn viên, thanh niên thành những công dân tốt, người kế thừa xứng đáng sự nghiệp của cha ông, đi đầu trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Ba là, sự quan tâm chăm lo của tổ chức đoàn cơ sở đối với lợi ích chính đáng của đoàn viên, thanh niên, thông qua đó mà tập hợp, giáo dục đoàn viên, thanh niên. Đồng thời, đánh giá mức độ tổ chức đoàn giáo dục cho đoàn viên, thanh niên ý thức phụng sự đất nước, phụng sự nhân dân. 2.3.2. Quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về tổ chức và hoạt động của Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh Quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về thanh niên và công tác đoàn định hướng cho nghiên cứu hoạt động của tổ chức cơ sở đoàn trên các nội dung: Một là, đánh giá mức độ thu hút đông đảo thanh niên tham gia các hoạt động do đoàn tổ chức và làm nòng cốt. Hai là, phân tích, đánh giá mức độ đổi mới nội dung, phương thức hoạt động xung kích, cổ vũ thanh niên xung kích, sáng tạo, phát huy vai trò của thế hệ trẻ trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Ba là, đánh giá mức độ tính chất liên hệ giữa các thành tố của hệ thống chính trị cơ sở đối với tổ chức đoàn cơ sở và hoạt động của đoàn; xem xét mức độ ảnh hưởng của hệ thống chính trị ở cơ sở đối với hoạt động của tổ chức đoàn cơ sở. KẾT LUẬN CHƢƠNG 2 Trong hệ thống chính trị ở cơ sở, tổ chức cơ sở đoàn có vị thế, vai trò xã hội của một tổ chức, đoàn thể chính trị - xã hội, với chức năng tập hợp thanh niên để giáo dục, rèn luyện và tổ chức các phong trào hoạt động của thanh niên. Hoạt động của một tổ chức xã hội luôn gắn với chức năng xã hội, vị thế và vai trò xã hội của nó. Nghiên cứu về hoạt động của tổ chức cơ sở đoàn tập trung vào nội dung giáo dục, rèn luyện đoàn viên, thanh niên và các hoạt động xung kích trên các lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội ở địa phương. Tiếp cận xã hội học về hoạt động của tổ chức cơ sở đoàn là sự vận dụng lý thuyết hệ thống, lý thuyết "Bộ máy nhiệm sở" và lý thuyết vai trò xã hội. Đồng thời là sự quán triệt và vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về thanh niên, về đoàn thanh niên. Có nhiều yếu tố chi phối đến hoạt động của tổ chức cơ sở đoàn, các yếu tố chủ yếu: số và chất lượng cán bộ đoàn; sự lựa chọn giá trị của đoàn viên, thanh niên; tương tác giữa các thành tố trong hệ thống chính trị cơ sở và tổ chức đoàn; 12 điều kiện kinh tế - xã hội của địa phương cơ sở. Mỗi yếu tố có vai trò cụ thể và giữa chúng có mối liên hệ với nhau, tạo nên sự tác động tổng hợp đối với đối với các hoạt động của tổ chức cơ sở đoàn. Phát huy đồng bộ vai trò của các yếu tố là một điều kiện để nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của tổ chức cơ sở đoàn. Chƣơng 3 HOẠT ĐỘNG CỦA TỔ CHỨC CƠ SỞ ĐOÀN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH NINH BÌNH HIỆN NAY 3.1. SƠ LƢỢC VỀ ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU 3.1.1. Đặc điểm về địa lý, tình hình kinh tế, văn hóa, xã hội tỉnh Ninh Bình hiện nay 3.1.2. Tổ chức và hoạt động của Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh tỉnh Ninh Bình hiện nay 3.1.2.1. Tổ chức của Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh tỉnh Ninh Bình hiện nay Theo quy định chung, Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh tỉnh Ninh Bình được tổ chức thành ba cấp: cấp tỉnh, cấp huyện, cấp xã và tương đương. Ở cấp xã và tương đương là các tổ chức cơ sở Đoàn gồm: Đoàn cơ sở, chi đoàn cơ sở và chi đoàn. Hiện nay, 100% xã, thị trấn, phường (cấp xã) trên địa bàn tỉnh Ninh Bình có tổ chức cơ sở đoàn với 29 401 đoàn viên. 3.1.2.2. Hoạt động của Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh tỉnh Ninh Bình hiện nay Có thể khẳng định rằng, những năm vừa qua, hoạt động của tổ chức đoàn tỉnh Ninh Bình được triển khai khá đồng bộ, với nhiều chương trình, nội dung cụ thể, sát thực tiễn và được thực hiện với nhiều hình thức phù hợp với từng địa bàn. Thông qua các hoạt động, tổ chức đoàn đã huy động đoàn viên, thanh niên phát huy vai trò của tuổi trẻ trong xây dựng và bảo vệ quê huong, đất nước. 3.2. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CỦA TỔ CHỨC CƠ SỞ ĐOÀN TỈNH NINH BÌNH HIỆN NAY 3.2.1. Hoạt động sinh hoạt của tổ chức cơ sở oàn tỉnh Ninh Bình hiện nay Kết quả điều tra cho thấy, cán bộ đoàn đánh giá nền nếp, nội dung, hình thức, kết quả sinh hoạt của Ban chấp hành chi đoàn, Đoàn cơ sở được đánh giá cao hơn sinh hoạt chi đoàn. Trong sinh hoạt của Ban chấp hành chi đoàn, Đoàn cơ sở, nền nếp sinh hoạt được đánh giá mức tốt cao nhất, tỷ lệ 73,3%, kết quả sinh hoạt ở mức tốt cao nhất, tỷ lệ 67,3%. Trong sinh hoạt của chi đoàn, nền nếp sinh hoạt được đánh giá mức tốt cao nhất, tỷ lệ 59,3%, nội dung sinh hoạt ở mức tốt cao nhất, tỷ lệ 47,7%. Kết quả điều tra là tư liệu tham khảo, gợi mở cho các cấp bộ đoàn giải pháp nâng cao chất lượng sinh hoạt tổ chức cơ sở Đoàn, đó là đổi mới, sáng tạo và linh hoạt trong việc duy trì sinh hoạt tổ chức cơ sở Đoàn, nhất là sinh hoạt chi đoàn. Để thực hiện đổi mới, sáng tạo trong sinh hoạt chi đoàn, trước hết phải kiên trì, kiên định thực hiện tổ chức sinh hoạt chi đoàn thường xuyên, nền nếp theo đúng 13 quy định của Điều lệ Đoàn và hướng dẫn của các cấp bộ Đoàn, khắc phục tình trạng "bê trễ"sinh hoạt chi đoàn ở một số tổ chức cơ sở Đoàn hiện nay. 3.2.2. Hoạt động tuyên truyền giáo dục trong tổ chức cơ sở Đoàn tỉnh Ninh Bình hiên nay Từ kết quả điều tra cho thấy: Thứ nhất, các tổ chức cơ sở Đoàn tỉnh Ninh Bình đã tiến hành khá nhiều hoạt động tuyên truyền giáo dục cho đoàn viên, thanh niên. Thứ hai, hoạt động tuyên truyền giáo dục được triển khai theo kế hoạch, chương trình hành động đã xác định của nhiệm kỳ và từng năm. Thứ ba, việc tuyên truyền giáo dục cho đoàn viên, thanh niên đã được tiến hành với nhiều nội dung và hình thức. Cán bộ đoàn đánh giá nội dung giáo dục cao nhất là giáo dục về tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, 83,0%; nội dung thấp nhất là giáo dục, tuyên truyền định hướng nghề nghiệp, 59,7%. Đoàn viên đánh giá nội dung giáo dục cao nhất là giáo dục về tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, 79,0%, nội dung thấp nhất là giáo dục về pháp luật, quy định của địa phương, 47,7%. Song, theo đánh giá của cán bộ đoàn và đoàn viên, cả nội dung và hình thức tuyên truyền giáo dục cho đoàn viên, thanh niên chưa đáp ứng mục đích, yêu cầu. Hoạt động tuyên truyền giáo dục của Đoàn được thực hiện khá tốt với cán bộ đoàn, nhưng chưa tốt ở cấp cơ sở, chưa thực hiện việc tuyên truyền giáo dục sâu rộng cho đoàn viên.. Hoạt động tuyên truyền giáo dục của tổ chức cơ sở Đoàn là một khâu yếu hiện nay trong công tác đoàn. Vấn đề đặt ra hiện nay là, các tổ chức cơ sở Đoàn phải chủ động, tích cực đưa hoạt động tuyên truyền giáo dục đến với tất cả đoàn viên, thanh niên. 3.2.3. Hoạt động chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội của tổ chức cơ sở Đoàn tỉnh Ninh Bình hiện nay Những năm vừa qua, các tổ chức cơ sở Đoàn tỉnh Ninh Bình đã tích cực triển khai các hoạt động chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, với nội dung và hình thức hoạt động khá đa dạng. Nội dung hoạt động đúng định hướng, đúng với tính chất của tổ chức cơ sở Đoàn, phù hợp với tuổi trẻ. Cán bộ đoàn và đoàn viên đánh giá hoạt động tham gia xây dựng nếp sống văn hóa của địa phương ở mức cao nhất, 83,3% và 70,0%; hoạt động tham gia phòng chống, khắc phục hậu quả thiên tai, dịch bệnh ở mức thấp nhất, 64,0% và 36,7%. Về các hình thức tổ chức cho đoàn viên tham gia hoạt động chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội đạt hiệu quả cao, cán bộ đoàn được điều tra đề cao việc tổ chức học tập, làm theo gương sáng trong sản xuất, công tác (65,7%), tổ chức các đội xung kích (63,7%). Tuy vậy, hoạt động chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội do Đoàn tổ chức còn dàn trải, hình thức tổ chức chưa thật đa dạng, chưa thật sát hợp với thực tiễn, hoạt động xung kích còn chạy theo phong trào, chưa thật thực chất. 14 Để tổ chức các hoạt động chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội hiệu quả cần có lực lượng nòng cốt: các đội xung kích, các cá nhân sản xuất, lao động giỏi. Đồng thời, cần đặc biệt quan tâm bồi dưỡng tri thức khoa học kỹ thuật cho cán bộ đoàn, nhất là cán bộ đoàn ở cấp cơ sở, và chú trọng bổ sung những đoàn viên có trình độ khoa học kỹ thuật, những người sản xuất giỏi vào ban chấp hành đoàn. KẾT LUẬN CHƢƠNG 3 Những năm vừa qua, các tổ chức cơ sở Đoàn tỉnh Ninh Bình đã thực hiện các hoạt động sinh hoạt, tuyên truyền giáo dục và xung kích trên các lĩnh vực kinh tế, văn hóa, xã hội. Các hoạt động đó được thực hiện thường xuyên, với một số nội dung và hình thức phù hợp, đạt được kết quả trung bình. Trong ba hoạt động đó, hoạt động sinh hoạt, hoạt động tuyên truyền giáo dục ở mức yếu, hoạt động xung kích nổi trội hơn, mức khá. Nhìn chung các hoạt động của tổ chức cơ sở Đoàn chưa thực sự đáp ứng yêu cầu xây dựng Đoàn cơ sở vững mạnh trong thời kỳ mới, chưa khẳng định rõ vai trò xung kích của tuổi trẻ trong xây dựng quê hương, đất nước thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, hội nhập quốc tế trong xu thế toàn cầu hóa, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa. Theo tiếp cận của lý thuyết hệ thống, các hoạt động của tổ chức cơ sở Đoàn tỉnh Ninh Bình đã thực hiện đúng chức năng của một hệ thống chính trị xã hội, có chức năng giáo dục cộng sản cho thanh niên, tổ chức cho thanh niên xung kích trên các lĩnh vực. Có nhiều yếu tố chi phối đến những hạn chế trong hoạt động của Đoàn cơ sở. Trong phạm vi tổ chức đoàn, đó là những hạn chế về tri thức, kinh nghiệm công tác đoàn, tri thức khoa học kỹ thuật của cán bộ đoàn, là sự hạn chế về sự chủ động, sáng tạo và tri thức khoa học kỹ thuật của đoàn viên. Những hạn chế đó đã tạo ra một rào cản trong việc đổi mới nội dung, hình thức hoạt động của Đoàn cơ sở. Việc chỉ ra các hạn chế của cán bộ đoàn và đoàn viên trên cơ sở vận dụng lý thuyết về "Bộ máy nhiệm sở" của M.Weber về tính chuyên môn và sự mẫn cán là một đặc trưng của bộ máy nhiệm sở. Những hạn chế của cán bộ đoàn, đoàn viên đã cho thấy rõ hơn tính thực tiễn của lý thuyết về "Bộ máy nhiệm sở" của M.Weber. Chƣơng 4 ẢNH HƢỞNG CỦA CÁC YẾU TỐ ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG CỦA TỔ CHỨC CƠ SỞ ĐOÀN TỈNH NINH BÌNH HIỆN NAY 4.1. CÁN BỘ OÀ Ơ SỞ VÀ HOẠT ỘNG CỦA T CHỨ Ơ SỞ OÀ 4.1.1. Vai trò của cán bộ đoàn cơ sở trong hoạt động của tổ chức cơ sở oàn Thông qua đánh giá về hoạt động tuyên truyền giáo dục, hoạt động chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội của tổ chức cơ sở Đoàn tỉnh Ninh Bình những năm vừa 15 qua đã khẳng định rõ hơn vai trò cán bộ đoàn đối với các hoạt động của tổ chức cơ sở Đoàn. Không có một đội ngũ cán bộ đoàn nhiệt tình, trách nhiệm, chủ động sẽ không thể duy trì các hoạt động của tổ chức cơ sở Đoàn như hiện nay. 4.1.2. Phẩm chất, năng lực của cán bộ Đoàn cơ sở Kết quả điều tra cán bộ đoàn và đoàn viên cho thấy mức độ đánh giá về phẩm chất và năng lực của cán bộ đoàn cơ sở, độ tin cậy về đánh giá vai trò thực của cán bộ đoàn đối với các hoạt động của tổ chức cơ sở Đoàn tỉnh Ninh Bình hiện nay. Theo sự tự đánh giá của cán bộ đoàn và đánh giá của đoàn viên có thể nhận xét: cán bộ đoàn cơ sở có tinh thần trách nhiệm, nhiệt tình trong công tác đoàn. Tuy vậy, cán bộ đoàn cơ sở còn yếu về tri thức, phương pháp công tác đoàn và tri thức khoa học kỹ thuật. Có lẽ vì thế mà sức hút của hoạt động truyên truyền giáo dục, hoạt động chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội do Đoàn cơ sở tổ chức đối với đoàn viên chưa cao. Trong thời gian tới cần tập trung nâng cao tri thức và phương pháp công tác đoàn, tri thức khoa học kỹ thuật cho cán bộ đoàn cơ sở. Nếu làm được như vậy sẽ nâng cao hiệu quả các hoạt động của tổ chức cơ sở Đoàn. 4.2. OÀ V VÀ OẠT ỘNG CỦA T CHỨ Ơ SỞ OÀ 4.2.1. Lý do gia nhập, tham gia các hoạt động oàn của đoàn viên Kết quả điều tra đoàn viên cho thấy, các lý do: Mong muốn được sinh hoạt trong một tổ chức chính trị - xã hội; Để được đóng góp với địa phương có tỷ lệ trả lời cao nhất 69,0% và 66,0%; Để thỏa mãn nhu cầu đời sống tinh thần của cá nhân ở mức thấp 14%; Theo sự khuyên bảo của bạn bè có tỷ lệ thấp nhất 7,0%. Từ kết quả điều tra có thể rút ra nhận xét: sự gia nhập, tham gia các hoạt động Đoàn của đoàn viên là có ý thức, không thụ động. Tuy vậy, việc đánh giá ở mức thấp lý do: Để thỏa mãn nhu cầu đời sống tinh thần của cá nhân cho thấy các hoạt động của tổ chức cơ sở Đoàn cần đổi mới nội dung, hình thức các hoạt động để thu hút đoàn viên tham gia nhằm thỏa mãn đời sống tinh thần của họ. Theo giới tính, giữa nam và nữ đoàn viên có sự khác biệt về lý do gia nhập, tham gia hoạt động đoàn. Đoàn viên là nam giới có xu hướng hướng ngoại trong việc gia nhập, tham gia hoạt động đoàn. 4.2.2. Mức độ tham gia các hoạt động Đoàn của đoàn viên 4.2.2.1. Tinh thần, trách nhiệm và năng lực của đoàn viên trong tham gia hoạt động của tổ chức cơ sở Đoàn Theo tự nhận của đoàn viên và đánh giá của cán bộ đoàn, trong các hoạt động thì đoàn viên tham gia sinh hoạt đoàn khá thường xuyên, nhưng tham gia tuyên truyền giáo dục trong tổ chức đoàn và hoạt động chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội không được thường xuyên, với mức không tham gia khá cao. Vấn đề đặt ra là, cần đổi mới nội dung, hình thức tuyên truyền giáo dục trong tổ chức đoàn và hoạt động chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội để thu hút đoàn viên tham gia thường xuyên hơn vào hai hoạt động này. 4.2.2.2. Hoạt động của tổ chức cơ sở Đoàn - theo học vấn Từ sự phân tích kết quả điều tra cho thấy, theo trình độ học vấn, có sự khác 16 biệt nhiều trong đánh giá của đoàn viên về các hoạt động chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội do Đoàn cơ sở tổ chức. Trong bốn nội dung có sự khác biệt, hoạt động "Xung kích trong phòng chống dịch bệnh" không có sự khác biệt nhiều; các nội dung có sự khác biệt khá rõ: "Xung kích trong xây dựng nếp sống văn hóa" với các tỷ lệ học vấn trung học cơ sở là 69,4%, học vấn cao đẳng là 57,1%, học vấn đại học, sau đại học là 77,3% (chênh lệch cao thấp 20,2%); "Xung kích giữ vững trật tự, an toàn xã hội ở địa phương", lần lượt là 75,3%, 52,4% và 69,8% (chênh lêch cao thấp 22,9%); "Xung kích trong các hoạt động chính trị - xã hội ở địa phương", lần lượt là 70,6%, 56,2% và 56,4% (chênh lệch cao thấp 14,4%). Từ sự phân tích trên cho thấy, có sự khác biệt trong đánh giá của đoàn viên về hoạt động xung kích của tổ chức cơ sở Đoàn, theo học vấn. 4.3. HỆ THỐNG CHÍNH TRỊ CƠ SỞ VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA TỔ CHỨC CƠ SỞ ĐOÀN 4.3.1. Lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy đảng, chính quyền địa phƣơng đối với hoạt động của tổ chức cơ sở Đoàn Từ kết quả điều tra cho nhận xét: những năm vừa qua, cấp ủy đảng, chính quyền địa phương trên địa bàn tỉnh Ninh Bình đã có sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo đối với hoạt động của tổ chức cơ sở Đoàn. Đó là một trong những nguyên nhân của những thành tựu trọng hoạt động của tổ chức cơ sở Đoàn tỉnh Ninh Bình những năm vừa qua. Song mức độ ảnh hưởng của từng yếu tố có sự khác nhau về mức độ, trong đó sự lãnh đạo của cấp ủy đảng đối với hoạt động của Đoàn thanh niên được đánh giá ở mức cao nhất, sự quan tâm của cán bộ thôn, của đảng viên được đánh giá ở mức thấp nhất. 4.3.1. Lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy đảng, chính quyền địa phƣơng đối với hoạt động của tổ chức cơ sở Đoàn - theo địa bàn nghiên cứu Cán bộ đoàn cơ sở và đoàn viên ở các địa phương được khảo sát có sự đánh giá khá đồng đều về sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy đảng, chính quyền đối với hoạt động của tổ chức cơ sở Đoàn. Nhìn chung, trong những năm vừa qua, cấp ủy đảng, chính quyền cơ sở tỉnh Ninh Bình đã có sự quan tâm đến tổ chức đoàn và hoạt động của tổ chức cơ sở Đoàn, song mức độ quan tâm của từng địa phương ở các mức độ khác nhau. 4.4. ĐIỀU KIỆN KINH TẾ - XÃ HỘI Ở ĐỊA PHƢƠNG VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA TỔ CHỨC CƠ SỞ ĐOÀN 4.4.1. Ảnh hƣởng của điều kiện kinh tế - xã hội ở địa phƣơng đối với các hoạt động của tổ chức cơ sở Đoàn Cho dù có sự khác nhau ở một vài nội dung trong đánh giá của cán bộ đoàn và đoàn viên về sự tác động của điều kiện kinh tế - xã hội ở địa phương đối với hoạt động của tổ chức cơ sở Đoàn, song cả cán bộ đoàn và đoàn viên đều khẳng định sự ảnh hưởng của điều kiện kinh tế - xã hội ở địa phương đối với hoạt động của tổ chức cơ sở Đoàn. Trong đó đáng lưu ý là, cán bộ đoàn và đoàn viên đều đánh giá ở mức cao sự tác động của truyền thống cách mạng và văn hóa, nếp sống 17 văn hóa ở địa phương đối với hoạt động của tổ chức Đoàn. Từ đó có thể suy luận, ở những địa phương có truyền thống cách mạng, nếp sống văn hóa tốt thì ở đó hoạt động của tổ chức cơ sở Đoàn được tiến hành thuận lợi hơn, thu được kết quả tốt hơn. Trong nghiên cứu thực tế về hoạt động của tổ chức cơ sở Đoàn nên cần chú ý tiêu chí truyền thống cách mạng, nếp sống văn hóa ở các địa phương. 4.4.2. Vai trò của nhân dân đối với hoạt động của tổ chức cơ sở oàn Sự quan tâm của các tầng lớp nhân dân có ảnh hưởng rất nhiều đến hoạt động của tổ chức cơ sở Đoàn. Thực tế cho thấy, ở địa phương nào có được sự ủn hộ của nhân dân, có phong trào quần chúng sâu rộng trong xây dựng và bảo vệ quê hương thì ở đó phong trào đoàn sôi động, hiệu quả. Theo đánh giá của cán bộ đoàn và đoàn viên cho niềm tin vào sự phát triển hoạt động của tổ chức cơ sở Đoàn, bởi vì có được sự ủng hộ của của thanh niên. Song, trong điều kiện kinh tế thị trường, nếu có được sự hậu thuẫn của các doanh nhân, chủ trang trại, chủ cơ sở sản xuất thì hoạt động của Đoàn cơ sở sẽ được thực hiện đa dạng, phong phú và hiệu quả hơn, thu hút nhiều thanh niên thm gia hơn. 4.4.3. Mức độ các hoạt động của tổ chức cơ sở oàn, theo địa bàn nghiên cứu Theo kết quả điều tra, so sánh giữa các địa bàn nghiên cứu cho thấy: các hoạt động sinh hoạt, tuyên truyền giáo dục, xung kích của tổ chức cơ sở Đoàn khu vực nông thôn được chú trọng hơn khu vực thành phố, phong trào do Đoàn cơ sở tổ chức ở các huyện nổi trội hơn ở thành phố. Sự khác biệt đó có thể lý giải được, bởi vì những năm gần đây, cùng với các địa phương trên cả nước, tỉnh Ninh Bình triển khai thực hiện Chương trình xây dựng nông thôn mới. Theo chỉ đạo của Tỉnh ủy, tỉnh Đoàn xây dựng chương trình hành động trong xây dựng nông thôn mới. Theo đó, ở mỗi địa phương, tổ chức Đoàn lựa chọn nội dung để tổ chức hoạt động xung kích và xây dựng một mô hình kiểu mẫu. Trên thực tế, các tổ chức cơ sở Đoàn ở khu vực nông thôn đã xây dựng chương trình hành động, có những hoạt động xung kích sát thực, xây dựng được một số mô hình mẫu. Các hoạt động sinh hoạt, tuyên truyền giáo dục, xung kích đều hướng vào thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới. Quá trình thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới đã tạo dựng điều kiện thuận lợi cho việc triển khai các hoạt động của tổ chức cơ sở Đoàn ở khu vực nông thôn. Như vậy, có thể suy luận rằng: điều kiện kinh tế - xã hội tác động mạnh đến các hoạt động do Đoàn cơ sở tổ chức. Nhưng vấn đề đáng lưu ý là, phong trào hoạt động của Đoàn không tỷ lệ thuận với điều kiện kinh tế - xã hội. Theo đánh giá của cán bộ đoàn và đoàn viên, hoạt động của tổ chức cơ sở Đoàn ở các huyện khá hơn ở thành phố, trong khi đó điều kiện kinh tế - xã hội ở thành phố có nhiều thuận lợi hơn ở khu vực nông thôn. Trong nghiên cứu về hoạt động của tổ chức cơ sở Đoàn nên tính tới tiêu chí địa bàn, đô thị và nông thôn. KẾT LUẬN CHƢƠNG 4 Hoạt động của tổ chức cơ sở Đoàn chịu sự tác động của nhiều yếu tố. Mỗi yếu tố tác động với mức độ và phạm vi khác nhau.
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan