Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Lịch sử xã hội học copy (2)...

Tài liệu Lịch sử xã hội học copy (2)

.DOCX
4
331
109

Mô tả:

đề cương lịch sử xã hội học chi tiết.
Câu 1. Hệ thống hóa phương pháp quy nạp là như thế nào? Trảlời: Becon coi phương pháp quy nạp là chiếc la bàn của khoa học . Đây là phương pháp mang lại nhiều phát minh nổi tiếng của khoa học thực nghiệm trước đây. Nó dẫn dắt tư duy khoa học xuất phát từ những sự kiện khoa học riêng lẻ để đi đến những nguyên lý, quy luật tổng quát . Theo ông hệ thống hóa pp quy nạp thì phải trải qua 3 bước sau: 1. Dựa vào giác quan:Thông qua giác quan, quan sát, thí nghiệm con người tiếp cận thế giới tự nhiên đa dạng, sinh động để thu được những tài liệu kinh nghiệm cảm tính . 2. Trên cơ sở giác quan thu nhập được lập bảng so sánh và phân tích, đối chiếu, tổng hợp những tài liệu kinh nghiệm cảm tính này để xây dựng những sự kiện hhoa học và phát hiện ra mối liên hệ nhân quả giữa chúng. 3. Từ những mối liên hệ nhân quả giữa sự kiện khoa học đó , bằng quy nạp khoa học chúng ta xây dựng giả thuyết khoa học để lý giải các hiện tượng đang nghiên cứu. Rồi từ những giả thuyết khoa học đó, chúng ta rút ra những hệ quả tất yếu của chúng. Kế đến chúng ta tiến hành những quan sát, thí nghiệm mới để kiểm tra các hệ quả đó, nếu đúng thì đưa ra nguyên lý, định luật tổng quát, có nếu sai thì chúng ta lặp lại giả thuyết mới. Câu 2: Tam đoan luận là gì? Bê cơn phê phán bác bỏ những gì? Trả lời: Tam đoạn luận trong quan điểm của Becon là lấy ra từ thuyết của Arixtot. Đây là một phát minh lớn của Arixtốt. Trong học thuyết lôgíc học của mình, ông đã xây dựng tam đoạn luận làm cơ sở cho chứng minh: “Cần phải nói về tam đoạn luận trước khi nói về chứng minh, bởi tam đoạn luận là một cái gì đó chung hơn và chứng minh là một loại tam đoạn luận nào đó, nhưng không phải bất kỳ tam đoạn luận nào cũng là chứng minh”(1). Về tam đoạn luận, ông định nghĩa như sau: “...tam đoạn luận là ngôn ngữ mà trong đó, nếu một cái gì đó được giả định, thì tất yếu rút ra một cái gì đó khác hẳn với cái đã cho...”(2). Trong học thuyết lôgíc của Arixtốt còn có một khái niệm khác quan trọng hơn khái niệm “tam đoạn luận”, đó là khái niệm “tam đoạn luận hoàn thiện”: “Tôi gọi tam đoạn luận hoàn thiện là một tam đoạn luận mà nó không cần cái gì khác, ngoài cái đã được tiếp nhận, để vạch ra tính tất yếu, còn tam đoạn luận không hoàn thiện là một tam đoạn luận mà nó cần cho điều này (cho việc vạch ra tính tất yếu - TG.) ở một cái hay nhiều cái”(3). Theo ông, chỉ có tam đoạn luận hoàn thiện mới cho ta kết luận đúng một cách tất yếu và hiển nhiên. Nói cách khác, Arixtốt luôn đòi hỏi một “tính tất yếu lôgíc” trong suy luận. Câu 3: Ảnh hưởng của chủ nghĩa quyền lực tối cao đến tư duy của Hobbes Trả lời: Hobbes là người theo chủ nghĩa quyền lực tối cao cho nên những tư duy của ông đều mang màu sắc chính trị rõ nét Ông cho rằng Trật tự chính trị tất yêu sẽ sinh ra sự phân hóa công dân và nhà nước. Vì thế, quyền lực chính trị hợp pháp phải mang lại tính chính trị cho công dân và xây dựng lên sự đồng thuận xã hội. Nhà nước thực chất là một tổ chức đặc biệt củ quyền lực chính trị, một bộ máy chuyên làm nhiệm vụ cưỡng chế và thực hiện chức năng quản lý đặc biệt nhằm duy trì trật tự xã hội, thực hiện mục đich bảo vệ quyền lợi cho mọi công dân. Cả nhà nước và công dân đều hướng vào một mục đích chung là xây dựng cụôc sống, đấy nước ngày càng phát triển, văn minh. Câu 4: So sánh ba phương pháp con nhện con kiến và con ong Trả lời: Phượng pháp con nhện: là phương pháp xuất phát từ một vài bằng chứng, cứ liệu vụn vặt, người ta vội đưa ra các vấn đề và khẳng định vô căn cứ về bản chất của sự vật Phương pháp con kiến: miêu tả, lượm nhặt, sưu tầm từng ít một các dữ liệu về sự vật, nhưng cuối cùng chẳng biết khái quát và rút ra nhữung kết luận đúng đăn trên cơ sở các dữ kiện đó Phương pháp con ong: Phương pháp con ong đã kế thừa những ưu điểm của phương pháp con nhện và con kiến và khắc phục những hạn chế thiếu sot của 2 phương pháp trên. Từ những dữ kiện thu thập được khái quát và thu thập lại chế biến chúng tựa như con ong biến hoa thành mật ong vậy Câu 5: Giải thích lí do tại sao Hobbes cho rằng:” Bản chất con người là ích kỉ, luôn nghĩ tới lợi ích riêng” Trả lời: Con người về cơ bản là một tạo vật sa đọa và không đáng tin cậy, họ luôn bảo vệ mình khỏi chính những người xung quanh như thú trong rừng. Con người không chỉ sa đoạ mà còn thích gây gổ và hiếu chiến đến độ, ngoại trừ những khoảnh khắc nghỉ ngơi giữa các cuộc khẩu chiến, họ liên tục xung đột, cạnh khoé và chống phá lẫn nhau. Con người có thể tàn sát lẫn nhau hoặc biến đồng loại thành nô lệ để có thẻ đạt được mục đích của mình. Trong quyền bình đẳng giữa con người của ông, ông tư duy, quy luật tự nhiên cho phép mỗi người, trong khả năng của mình, làm mọi việc theo ý muốn - bởi lẽ trong thế giới dã thú, “chẳng có gì xem là bất chính cả”. Mặt khác, để tránh bị kháng cự và phản công, con người phải xảo trá hơn cả dã thú. Một người yếu đuối, nếu được trang bị vũ khí lợi hại và có chiến thuật hiệu quả, hoàn toàn có thể hạ gục một người khoẻ mạnh. Hobbes chỉ ra rằng, do con người có năng lực thể chất không đồng đều, các cá nhân yếu đuối thường có xu hướng tập hợp thành nhóm để tự vệ hoặc để chống lại kẻ thù hùng mạnh. "Xét về mặt thể lực, kẻ yếu vẫn có đủ khả năng tiêu diệt kẻ mạnh bằng thủ đoạn hiểm độc, hoặc bằng cách liên kết với những ai có cùng mục tiêu như họ Hay trong luật tự nhiên, Hobbes tin tưởng rằng, xét theo luật cơ bản của tự nhiên, cá nhân phải bảo vệ cuộc sống của chính mình bằng mọi cách và với mọi giá, rằng không có gì quý hơn mạng sống và đáng phải hy sinh mạng sống cả. “Tự bảo toàn sinh mạng” là quy luật tự nhiên đầu tiên, thúc giục con người “tìm kiếm và theo đuổi hoà bình.” Nỗi sợ chết hay sợ tổn thương, kết hợp với bản năng bảo toàn sinh mạng, ngăn không cho con người làm hại bản thân và người khác. Câu 6: Khế ước xã hội của hobbes đã đóng góp gì cho việc phát triển xã hội Trả lời: khế ước xã hội đã giúp cho con người xác lập các quyền công dân trên cơ sở của quy tắc vàng trong phép xử thế, thay cho quy luật tự nhiên “mạnh được yếu thua". Các cá nhân có được quyền công dân bằng cách chấp nhận một thoả ước cộng đồng được xây dựng trên nguyên tắc “cá nhân sẵn sàng, vì mục đích hoà bình, vì quyền tự nhiên của mình, bằng lòng giới hạn sự tự do của mình đến một mức độ mà, trong tình huống tương tự, những người khác cũng sẵn lòng kiềm chế như vậy." Cá nhân sẵn sàng, khi những người khác cũng thế, đặt mục đích hoà bình và tự bảo vệ bản thân nên trên hết; cá nhân bằng lòng với quyền tự do trong khuôn khổ mà anh ta có thể chấp nhận dành cho người khác trong tình huống tương tự Câu 7: Những quan điểm của Bê cơn và Hobbes rất giống với tư duy triết học.Tại sao nó lại được coi là tư duy xã hội học Triết học là khoa học nghiên cứu quy luật chung nhất của tự nhiên, xã hội và tư duy. Quan hệ giữa XHH và triết học là mối quan hệ giữa 1 KHXH cụ thể với 1 KH về thể giới quan trong quan hệ đó. Các nhà xã hội học vận dụng chủ nghĩa DVLS và phép biện chứng duy vật làm công cụ lý luận sắc bén để nghien cứu và cải thiện mối quan hệ giữa con người và XH. Những quan điểm của Bê Cơn và Hobbes đều đưa ra những lý luận cơ sở vững chắc để chứng mình những quan điểm của mình. Làm cho những tư duy xã hội học của ông không bị khô cứng, lạc hậu trước những biến đổi, quy luật mới về đời sống XH vận động không ngừng. Các quan điểm được chúng tôi đã làm được cho rằng là tư duy của xã hội họi học, vì đó là những cơ sở dùng cho lý luận khoa học. Để giải thích và làm rõ cho phương pháp luận của nghiên cứu xhh.
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan