Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Khoa học tự nhiên Môi trường Lợi ích chi phí công nghệ khí sinh học...

Tài liệu Lợi ích chi phí công nghệ khí sinh học

.DOCX
5
395
87

Mô tả:

khí sinh học biogas lợi ích
TÓM TẮT NGHIÊN CỨU Là một nước nông nghiệp với khoảng 73% dân số sống ở vùng nông thôn, phát triển kinh tế nông nghiệp và nông thôn là một trong những mục tiêu được Đảng và Nhà nước hết sức chú trọng, trong đó có phát triển kinh tế hộ gia đình thông qua các hoạt động phát triển chăn nuôi. Trong những năm qua, chăn nuôi có sự tăng trưởng nhanh cả về quy mô và giá trị. Tuy nhiên, hình thức chăn nuôi còn thiếu quy hoạch đã gây ra tình trạng ô nhiễm môi trường trầm trọng. Các chất thải chăn nuôi không được xử lý triệt để là một trong những nguyên nhân gây ra ô nhiễm nguồn nước, ô nhiễm không khí và đất, ảnh hưởng xấu đến môi trường sống và sức khoẻ của cộng đồng dân cư. Việc sử dụng KSH là một trong những phương pháp có thể làm giảm thiểu ô nhiễm môi trường. Biogas được hình thành từ chất thải của người và động vật trong điều kiện kín khí nên rất phù hợp với những vùng nông thôn, nơi đa số hộ gia đình đều có hoạt động chăn nuôi. Biogas được sử dụng làm nguyên liệu để đun nấu, thắp sáng, chạy máy phát điện … Ngày nay, nhiều hộ gia đình ở Huyện Thanh Chương đã xây dựng hầm Biogas, vừa tiết kiệm nhiên liệu sử dụng trong sinh hoạt hàng ngày, vừa bảo vệ môi trường, sức khoẻ con người và vật nuôi. Ngoài ra, các phụ phẩm của Biogas có thể sử dụng làm phân bón cho cây trồng. Vì vậy, tôi đã chọn đề tài: “Phân tích lợi ích - chi phí của việc sử dụng công nghệ khí sinh học Biogas ở huyện Thanh Chương, tỉnh Nghệ An” Mục tiêu nghiên cứu đề tài: Phân tích lợi ích – chi phí của việc sử dụng mô hình Biogas ở các nông hộ thuộc Huyện Thanh Chương – Tỉnh Nghệ An. Hệ thống hoá cơ sở lý luận và thực tiễn về áp dụng mô hình Biogas ở nông hộ. Tìm ra những khó khăn khi ứng dụng mô hình, từ đó đề xuất một số biện pháp cho việc sử dụng mô hình Biogas một cách hiệu quả ở Huyện Thanh Chương – Tỉnh Nghệ An. Trong quá trình phân tích nghiên cứu tôi đã sử dụng các phương pháp: Thu thập số liệu đã được công bố. Điều tra số liệu từ những nông hộ thuộc địa bàn nghiên cứu bằng cách chọn mẫu và hỏi trực tiếp. 2 Tổng hợp, xử lý, phân tích số liệu đã thu thập, điều tra. Kết quả đạt được: Khái quát được tình hình sử dụng mô hình Biogas ở Huyện Thanh Chương – Tỉnh Nghệ An. Phân tích được lợi ích – chi phí của các nông hộ trong quá trình sử dụng mô hình Biogas ở Huyện Thanh Chương – Tỉnh Nghệ An. Đưa ra được một số giải pháp cho việc sử dụng mô hình Biogas một cách hiệu quả cho các nông hộ thuộc Huyện Thanh Chương – Tỉnh Nghệ An. 3 PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ 1. Mục tiêu chọn đề tài Việt Nam là một trong số các quốc gia đông dân trên Thế giới, với dân số tính đến năm 2009 là hơn 85 triệu người, đứng thứ 13 trên Thế giới và thứ 2 trong khu vực Đông Nam Á (Tổng cục thống kê). Là một nước nông nghiệp với khoảng 73% dân số sống ở vùng nông thôn, phát triển kinh tế nông nghiệp và nông thôn là một trong những mục tiêu được Đảng và Nhà nước hết sức chú trọng, trong đó có phát triển kinh tế hộ gia đình thông qua các hoạt động phát triển chăn nuôi. Trong những năm qua, chăn nuôi có sự tăng trưởng nhanh cả về quy mô và giá trị. Tuy nhiên, hình thức chăn nuôi còn thiếu quy hoạch đã gây ra tình trạng ô nhiễm môi trường trầm trọng. Các chất thải chăn nuôi không được xử lý triệt để là một trong những nguyên nhân gây ra ô nhiễm nguồn nước, ô nhiễm không khí và đất, ảnh hưởng xấu đến môi trường sống và sức khoẻ của cộng đồng dân cư. Tỷ lệ dân số cao trong nông thôn cùng thói quen sử dụng củi đốt, rơm rạ... trong đun nấu gây nên ảnh hưởng lớn về tiêu thụ năng lượng. Trong những năm gần đây, vấn đề về năng lượng luôn được cả thế giới quan tâm, giá xăng, gas, giá điện cũng tăng nhanh càng ngày càng gây áp lực lớn lên tất cả các hộ gia đình. Đối mặt với tình hình khan hiếm năng lượng và ô nhiễm môi trường nông thôn có một giải pháp rất hiệu quả: làm hầm Biogas trong các hộ gia đình nông thôn. Thực hiện Biogas tạo ra khí gas phục vụ cho đun nấu, thắp sáng trong gia đình, đồng thời chất thải của động vật nuôi và chất hữu cơ được xử lý trong hầm kín, tránh được mùi hôi thối, xử lý ô nhiễm và chất cặn bã có thể sử dụng làm phân bón. Chỉ với giải pháp sử dụng hầm Biogas đã giải quyết được vấn đề về môi trường và năng lượng, mang lại hiệu quả kinh tế thiết thực cho người nông dân, Biogas thực sự là một giải pháp hiệu quả. Công nghệ KSH đã được nghiên cứu và thực hiện tại Việt Nam từ năm 1960. Kể từ đó công nghệ đã được cải thiện và áp dụng rộng rãi ở các cấp độ khác nhau, mang lại lợi ích đáng kể về kinh tế - xã hội và môi trường cho nông dân. "Chương trình KSH cho ngành chăn nuôi của Việt Nam" bắt đầu vào năm 2003 dưới sự hợp tác bởi tổ chức phát triển Hà Lan SNV với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã làm lợi cho nông dân bằng cách cung cấp cho họ một nguồn năng lượng sạch, thường xuyên và giá rẻ, góp phần giải quyết vấn đề vệ sinh phải đối mặt trong sản xuất chăn nuôi của các hộ gia đình. Hiệu quả thiết thực đó đã tạo sự hưởng ứng tích cực từ các địa phương và người chăn nuôi (Cục Chăn nuôi) Và Thanh Chương là huyện đã tham gia ngay từ bước của chương trình KSH ngành chăn nuôi của Việt Nam. Là một huyện miền núi, có dân số đông, có số hộ nông dân chăn nuôi khá nhiều nhưng với quy mô nhỏ lẻ, quy hoạch chăn nuôi chưa được chú trọng, chất thải không được kiểm soát điều này khiến cho môi trường sống của địa phương đang bị ô nhiễm nặng nề. Biogas là một giải pháp đang dần được người chăn nuôi địa phương này quan tâm, bởi những lợi ích mà nó mang lại ngày càng được khẳng định là rất quan trọng và mang nhiều ý nghĩa lớn. Nhưng không phải ai cũng hiểu rõ được lợi ích mà Biogas mang lại cho mình và cho xã hội. Do vậy việc hạn chế tác động xấu của chất thải chăn nuôi đến môi trường là mối quan tâm lớn của nhiều địa phương hiện nay. Với mục đích tìm hiểu tình hình sử dụng mô hình Biogas để phân tích lợi ích chi phí mà Biogas mang lại cho người chăn nuôi, từ đó đưa ra những hạn chế cần được khắc phục và đề ra các giải pháp thiết thực nhân rộng mô hình. Đây chính là lý do tôi chọn đề tài “ phân tích lợi ích - chi phí của việc sử dụng công nghệ khí sinh học Biogas ở huyện Thanh Chương, tỉnh Nghệ An” để cụ thể hóa bài toán khó này. 2. Mục đích nghiên cứu - Hệ thống hóa cơ sở lý luận về đánh giá chi phí lợi ích trong sản xuất nông nghiệp nói chung và chăn nuôi nói riêng. - Đánh giá tình hình chăn nuôi ở các hộ nông dân trên địa bàn huyện và hiệu quả ứng dụng mô hình Biogas. - Phân tích lợi ích và chi phí của việc sử dụng mô hình khí sinh học Biogas tại địa phương. - Tìm ra các hạn chế và điểm mạnh của mô hình để khắc phục khi áp dụng mô hình Biogas cho các hộ nông dân khác. Từ đó tìm ra giải pháp hợp lý cho vùng và góp phần vào phát triển chiến lược cho Quốc Gia. 3. Đối tượng nghiên cứu Phân tích lợi ích – chi phí của việc áp dụng mô hình Biogas trong chăn nuôi đối với các hộ gia đình ở huyện Thanh Chương tỉnh Nghệ An. Đối tượng trực tiếp nghiên cứu là các hộ gia đình đã ứng dụng mô hình hầm Biogas thuộc địa bàn Huyện Thanh Chương 4. Phạm vi nghiên cứu: - Phạm vi không gian: Đề tài được nghiên cứu trên địa bàn Huyện Thanh Chương Tỉnh Nghệ An - Phạm vi thời gian: Thời gian điều tra, thu thập thông tin, phỏng vấn trực tiếp là 02/02/2012 tới 20/04/2012. 5. Phương pháp nghiên cứu - Phương pháp điều tra thu thập số liệu: Số liệu được điều tra thực tế từ các hộ nông dân - Số liệu thứ cấp được thu thập từ các báo cáo tình hình kinh tế của Huyện, báo cáo thống kê từ Trạm Khuyến Nông Huyện - hội làm vườn Huyện qua các năm,các đại lý dịch vụ làm Biogas, sách, báo, internet.... - Phương pháp phân tích lợi ích chi phí (CBA). - Sử dụng mô hình SWOT để phân tích hiệu quả sử dụng khí sinh học. - Tổng hợp, xử lý, phân tích các dữ liệu đã thu thập và điều tra được
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan