Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Luận văn nền tảng phát triển doanh nghiệp nghiên cứu trường hợp tập đoàn viễn ...

Tài liệu Luận văn nền tảng phát triển doanh nghiệp nghiên cứu trường hợp tập đoàn viễn thông quân đội​

.PDF
128
108
102

Mô tả:

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ --------o0o--------- BÙI NGỌC PHƢƠNG NỀN TẢNG PHÁT TRIỂN DOANH NGHIỆP – NGHIÊN CỨU TRƢỜNG HỢP TẬP ĐOÀN VIỄN THÔNG QUÂN ĐỘI LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN TRỊ KINH DOANH CHƢƠNG TRÌNH ĐỊNH HƢỚNG ỨNG DỤNG Hà Nội - 2017 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ --------o0o--------- BÙI NGỌC PHƢƠNG NỀN TẢNG PHÁT TRIỂN DOANH NGHIỆP – NGHIÊN CỨU TRƢỜNG HỢP TẬP ĐOÀN VIỄN THÔNG QUÂN ĐỘI Chuyên ngành: Quản trị kinh doanh Mã số: 60 34 01 02 LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN TRỊ KINH DOANH CHƢƠNG TRÌNH ĐỊNH HƢỚNG ỨNG DỤNG NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS. HOÀNG VĂN HẢI XÁC NHẬN CỦA CÁN BỘ HƢỚNG DẪN XÁC NHẬN CỦA CHỦ TỊCH HĐ CHẤM LUẬN VĂN HÀ NỘI - 2017 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan tất cả các nội dung của luận văn này hoàn toàn đuợc hình thành và phát triển từ những quan điểm của chính cá nhân tôi, dƣới sự hƣớng dẫn của PGS.TS. Hoàng Văn Hải. Các số liệu và kết quả có đƣợc trong luận văn là hoàn toàn trung thực. Tác giả luận văn Bùi Ngọc Phƣơng LỜI CẢM ƠN Sau một thời gian học tập và nghiên cứu tại Viện Quản trị Kinh doanh Trƣờng Đại học Kinh tế - ĐHQGHN, đến nay tôi đã hoàn thành Luận văn thạc sĩ với đề tài: “Nền tảng phát triển doanh nghiệp – Nghiên cứu trƣờng hợp Tập đoàn Viễn thông Quân đội”. Có đƣợc kết quả này, trƣớc hết cho phép tôi đƣợc gửi lời cảm ơn đến tập thể các thầy giáo, cô giáo, những ngƣời đã truyền đạt những tri thức quý giá cho tôi trong thời gian tôi đƣợc học tập và nghiên cứu tại trƣờng. Ngoài việc hoàn thành Luận văn trên tôi còn nhận thấy rằng bản thân mình đã có rất nhiều tiến bộ về cách tƣ duy, nhiều vấn đề và giải quyết các vấn đề khi tôi đƣợc học, đƣợc tiếp cận với phƣơng pháp giảng dạy hiện đại cùng với sự tâm huyết của các thầy giáo, cô giáo. Đặc biệt tôi xin đƣợc trân trọng cảm ơn thầy giáo - Phó Giáo sƣ, Tiến sỹ Hoàng Văn Hải đã hƣớng dẫn, giúp đỡ tận tình và trách nhiệm để tôi hoàn thành Luận văn thạc sĩ này. Tôi cũng xin đƣợc gửi lời cảm ơn đến tập thể CBCNV và Ban Tổng Giám đốc Tập đoàn Viễn thông Quân đội đã giúp tôi về tài liệu và các thông tin liên quan phục vụ cho việc nghiên cứu. Cuối cùng, tôi xin đƣợc cảm ơn gia đình, bạn bè và đồng nghiệp của tôi đã động viên, ủng hộ và tạo điều kiện cho tôi trong suốt thời gian tôi học tập và thực hiện luận văn nghiên cứu. MỤC LỤC DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT ...................................................................................... i DANH MỤC BẢNG BIỂU ....................................................................................... ii DANH MỤC HÌNH VẼ, HÌNH ẢNH ...................................................................... iii LỜI MỞ ĐẦU .............................................................................................................1 CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VỀ NỀN TẢNG PHÁT TRIỂN DOANH NGHIỆP ...................................5 1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu ......................................................................5 1.1.1. Một số các công trình nghiên cứu trên thế giới về nền tảng phát triển doanh nghiệp ......................................................................................................5 1.1.2. Một số các công trình nghiên cứu trong nước về nền tảng phát triển doanh nghiệp ......................................................................................................6 1.2. Bản chất nền tảng phát triển doanh nghiệp ......................................................9 1.3. Nội dung nền tảng phát triển doanh nghiệp ...................................................11 1.3.1.Chiến lược phát triển ...............................................................................12 1.3.2. Nguồn lực phát triển ...............................................................................16 1.3.3. Tinh thần doanh nghiệp ..........................................................................18 1.3.4. Quản trị doanh nghiệp............................................................................24 1.4. Các nhân tố tác động đến nền tảng phát triển doanh nghiệp .........................28 1.4.1. Yếu tố vĩ mô ............................................................................................28 1.4.2. Yếu tố ngành ...........................................................................................32 1.4.3. Yếu tố doanh nhân ..................................................................................32 CHƢƠNG 2: PHƢƠNG PHÁP VÀ THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU ............................36 2.1. Quy trình nghiên cứu .....................................................................................36 2.2. Phƣơng pháp thu thập dữ liệu ........................................................................37 2.2.1.Phương pháp và phạm vi nội dung nghiên cứu .......................................37 2.2.2. Phương pháp thu thập tài liệu ................................................................38 2.2.3.Phương pháp và công cụ phân tích .........................................................39 2.3. Phƣơng pháp xử lý dữ liệu .............................................................................40 2.3.1. Phương pháp xử lý dữ liệu sơ cấp ..........................................................40 2.3.2. Phương pháp xử lý dữ liệu thứ cấp ........................................................40 2.3.3. Cách phân tích dữ liệu và trình bày kết quả ..........................................40 CHƢƠNG 3: PHÂN TÍCH VÀ ĐÁNH GIÁ NỀN TẢNG PHÁT TRIỂN DOANH NGHIỆP CỦA VIETTEL .........................................................................................41 3.1. Tổng quan về VIETTEL ................................................................................41 3.1.1. Giới thiệu chung về VIETTEL ................................................................41 3.1.2. Quá trình hình thành và phát triển của VIETTEL .................................42 3.1.3. Cơ cấu tổ chức và chức năng nhiệm vụ .................................................45 3.1.4. Quy trình công nghệ, sản phẩm chính của Công ty ...............................49 3.1.5. Sứ mệnh ..................................................................................................51 3.1.6. Tầm nhìn .................................................................................................54 3.1.7. Kết quả sản xuất kinh doanh của Viettel, giai đoạn 2014-2016 ............55 3.2. Chiến lƣợc phát triển của VIETTEL ..............................................................56 3.3. Nguồn lực phát triển của VIETTEL ..............................................................63 3.3.1. Nguồn lực hữu hình của VIETTEL. ........................................................64 3.3.2. Nguồn lực vô hình ..................................................................................71 3.4. Tinh thần doanh nghiệp VIETTEL ................................................................75 3.5. Quản trị doanh nghiệp của Viettel .................................................................80 3.6. Các yếu tố ảnh hƣởng đến nền tảng phát triển của Viettel .............................83 3.6.1. Yếu tố vĩ mô ............................................................................................84 3.6.2. Yếu tố ngành ...........................................................................................88 3.6.3. Yếu tố doanh nhân ..................................................................................91 CHƢƠNG 4: ĐỀ XUÂT VÀ KIẾN NGHỊ NHẰM HOÀN THIỆN NỀN TẢNG PHÁT TRIỂN CỦA VIETTEL .................................................................................94 4.1. Giải pháp định hƣớng về xây dựng và hoàn thiện chiến lƣợc phát triển .....101 4.2. Giải pháp định hƣớng phát triển nguồn lực .................................................103 4.3. Giải pháp về xây dựng, hoàn thiện văn hóa, tinh thần doanh nghiệp ..........105 4.4. Giải pháp về quản trị Công ty, lãnh đạo và tạo động lực.............................106 KẾT LUẬN .............................................................................................................109 TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................................................111 A. TIẾNG VIỆT ......................................................................................................111 PHỤ LỤC ................................................................................................................113 DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT Từ viết tắt STT Nguyên nghĩa 1 Ban TGĐ Ban Tổng Giám đốc Tập đoàn 2 CBCNV Cán bộ Công nhân viên 3 CMCN 4.0 Cách mạng công nghiệp 4.0 4 CNTT Công nghệ thông tin 5 DN Doanh nghiệp 6 NCPT Nghiên cứu phát triển 7 R&D Nghiên cứu và phát triển 8 SP Sản phẩm 9 SXKD Sản xuất kinh doanh 10 TGĐ Tổng Giám đốc 11 Thuế TNDN Thuế thu nhập doanh nghiệp 12 VIETTEL Tập đoàn Viễn thông Quân đội VIETTEL i DANH MỤC BẢNG BIỂU STT Bảng Nội dung Trang 1 Bảng 3.1 Kết quả sản xuất kinh doanh, giai đoạn 2014-2016 55 2 Bảng 3.2 Một số thông tin tài chính của Viettel từ 2014-2016 65 ii DANH MỤC HÌNH VẼ, HÌNH ẢNH Nội dung STT Hình 1 Hình 1.1 Các trụ cột của nền tảng phát triển doanh nghiệp 10 2 Hình 1.2 Vai trò của tinh thần doanh nghiệp 19 4 Hình 1.3 Biểu hiện đặc trƣng của tinh thần doanh nghiệp 20 5 Hình 1.4 Ba khía cạnh của tính mới 21 6 Hình 3.1 Trụ sở Tập đoàn Viễn thông Quân đội Viettel 42 7 Hình 3.2 Chi nhánh và thƣơng hiệu Viettel trên thế giới 43 8 Hình 3.3 Mô hình cơ cấu tổ chức của VIETTEL 45 9 Hình 3.4 Trung tâm cơ sở dữ liệu Viettel IDC 50 10 Hình 3.3 Bò tặng nông dân 51 11 Hình 3.6 Lớp học internet Viettel tài trợ 52 12 Hình 3.7 Trái tim cho em 53 13 Hình 3.8 Em bé đƣợc Viettel tài trợ 53 14 Hình 3.9 Sản phẩm, dịch vụ Viettel cung cấp 58 15 Hình 3.10 Thủ tƣớng tặng ảnh Bác Hồ cho Tập đoàn 60 16 Hình 3.11 Viện NCPT Viettel giới thiệu về tác chiến điện tử 65 17 Hình 3.12 Ảnh cán bộ giai đoạn đầu của viettel 77 18 Hình 3.13 Nhân viên Viettel ở Châu Phi 78 19 Hình 3.14 Biểu đồ GĐP bình quân Việt Nam 83 20 Hình 3.15 21 Hinh 3.16 22 Hình 4.1 Ảnh minh họa cách mạng công nghiệp 4.0 92 23 Hình 4.2 Hệ thống robot trong nhà máy sản xuất 95 24 Hình 4.3 Trải nghiệm du lịch thực tế ảo 98 Thủ tƣớng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc dự lễ kỷ niệm 10 năm Tập đoàn này đầu tƣ ra nƣớc ngoài. Thiếu tƣớng Nguyễn Mạnh Hùng, Tổng Giám đốc Tập đoàn Viettel iii Trang 85 90 LỜI MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài  Về tính cấp thiết của đề tài Nền tảng là bộ phận vững chắc để dựa trên đó, các bộ phận khác tồn tại và phát triển. Bất cứ vật gì muốn tồn tại hay phát triển đều phải có và dựa trên những nền tảng của nó, giống nhƣ bộ xƣơng là nền tảng của con ngƣời. Con ngƣời, kinh tế, văn hóa là nền tảng của xã hội. Muốn xây dựng một công trình vững chắc thì trƣớc hết phải xây nền móng thật tốt, và đối với doanh nghiệp cũng vậy nền tảng của doanh nghiệp quyết định sự thành bại của doanh nghiệp. Nếu biết phát huy những nền tảng này doanh nghiệp sẽ tồn tại và phát triển bền vững. Ngƣợc lại, nó sẽ trở thành những hạn chế, nhất là trong tình hình kinh tế mở cửa hội nhập với thế giới tạo ra những cơ hội chung cho tất cả các doanh nghiệp tiếp cận với thị trƣờng tự do toàn cầu, tiếp cận chuyển giao công nghệ và nguồn lực tri thức, tăng cƣờng năng lực quản lý, tăng khả năng cạnh tranh và thúc đẩy đầu tƣ. Vì vậy, nếu muốn tồn tại và phát triển các doanh nghiệp cần phải có chiến lƣợc rõ ràng, có nền tảng vững chắc và không phải doanh nghiệp nào khi mới thành lập hay đã thành lập từ lâu cũng có những chiến lƣợc hay nền tảng vững chắc. Chính vì vậy, đã có nhiều doanh nghiệp thất bại vì đƣa ra chiến lƣợc sai, không có nền tảng vững chắc. Các doanh nghiệp hiện nay nói chung có sự năng động nhƣng thiếu nền tảng vững chắc về phát triển doanh nghiệp. Chiến lƣợc phát triển doanh nghiệp chƣa đƣợc coi trọng, họ cùng đổ xô ra thị trƣờng theo tính bầy đàn. Họ thƣờng ít có khả năng xác định phƣơng hƣớng, nhắm mắt theo trào lƣu dẫn đến các doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn trƣớc áp lực cạnh tranh ngày càng gay gắt. Áp lực cạnh tranh ngày càng gay gắt trong nội bộ Ngành và từ bên ngoài khi Việt Nam tham gia sâu rộng vào “sân chơi quốc tế”. Để vững vàng và tự tin trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế đòi hỏi doanh nghiệp phải tự xem xét, đánh giá lại chính mình để có hƣớng đi và phát triển phù hợp với tình hình mới. Muốn vậy, các doanh nghiệp trƣớc hết phải có một nền tảng phát triển doanh nghiệp vững chắc đƣợc cụ thể hóa 1 thông qua 4 trụ cột chính: chiến lƣợc, nguồn lực, tinh thần và quản trị doanh nghiệp. Hiện nay, Việt Nam đã xuất hiện một số Tập đoàn lớn nhƣ Vingroup, Hòa Phát, TH True Milk, Masan, SunGoup… Trong khu vực nhà nƣớc hoặc nửa nhà nƣớc, có VIETTEL hùng mạnh là niểm tự hào của VN, có Vinamilk rất đáng kính nể, có PVN, EVN, TKV, FPT...họ là những doanh nghiệp có tầm nhìn xa, trông rộng, có nền tảng phát triển tốt có thể làm đầu tàu, dẫn dắt cuộc chơi, tạo ra thị trƣờng và mạng lƣới kinh doanh hay các chuỗi giá trị. Họ có chiến lƣợc phát triển rõ ràng, sử dụng nguồn lực một cách khoa học, có tinh thần doanh nghiệp và khả năng quản trị tốt, hiện đại. Cộng đồng DN có thể tìm thấy ở đó đƣờng đi nƣớc bƣớc và chỗ đứng cho mình để tham gia. Tập đoàn Viễn thông Quân đội tiền thân là Công ty Điện tử thiết bị thông tin đƣợc đƣợc thành lập ngày 1/6/1989 kinh doanh các dịch vụ truyền thống: khảo sát thiết kế, xây lắp các công trình thông tin, xuất nhập khẩu các thiết bị viễn thông và dịch vụ bƣu chính. Trải qua 20 năm xây dựng và phát triển, năm 2009 đƣợc chuyển đổi thành Tập đoàn Viễn thông Quân đội VIETTEL với số vốn điều lệ 50.000 tỷ đồng, có tƣ cách pháp nhân, có con dấu, biểu tƣợng và điều lệ tổ chức riêng. Trải qua 28 năm hình thành và phát triển, qua nhiều lần chuyển đổi mô hình, tái cấu trúc doanh nghiệp, đến nay VIETTEL là Tập đoàn Viễn thông - CNTT hàng đầu Việt Nam. Doanh thu năm 2016 của Tập đoàn đạt 228.000 tỷ đồng. Năm 2016, VIETTEL nộp ngân sách nhà nƣớc 40.521 tỷ đồng. Về viễn thông, VIETTEL đã đầu tƣ kinh doanh tại 11 quốc gia với tổng dân số 320 triệu ngƣời, trong đó có 100 triệu khách hàng. Mặc dù vậy, ở một số cơ quan, đơn vị, một số mặt trong quá trình sản xuất kinh doanh, của VIETTEL vẫn còn mang nhiều dấu ấn là doanh nghiệp nhà nƣớc. Sản xuất kinh doanh của VIETTEL trong những năm gần đây tăng trƣởng không đồng đều và có xu hƣớng giảm. Chính vì vậy, tôi quyết định chọn đề tài “Nền tảng phát triển doanh nghiệp – Nghiên cứu trường hợp tại Tập đoàn Viễn thông Quân đội VIETTEL” nhằm phân tích, đánh giá về nền tảng phát triển của doanh nghiệp của VIETTEL, qua đó đƣa ra các bài học về xây dựng nền tảng phát triển doanh nghiệp của VIETTEL và các đề xuất kiến nghị góp phần giúp các doanh 2 nghiệp Việt Nam nói chung và VIETTEL nói riêng có định hƣớng xây dựng nền tảng doanh nghiệp và phát triển bền vững.  Câu hỏi đặt ra với vấn đề nghiên cứu Xuất phát từ đề tài của luận văn, câu hỏi nghiên cứu chính của luận văn là : "Tập đoàn Viễn thông Quân đội đã xây dựng nền tảng phát triển nhƣ thế nào? Đâu là bài học về xây dựng nền tảng phát triển. VIETTEL cần làm gì để tiếp tục duy trì nền tảng phát triển?”. 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu  Mục đích nghiên cứu Mục đích chính của Luận văn là đề xuất đƣợc các giải pháp và kiến nghị nhằm hoàn thiện nền tảng phát triển doanh nghiệp của VIETTEL, từ đó có thể giúp cho các doanh nghiệp Việt Nam nói chung và các doanh nghiệp viễn thông nói riêng có định hƣớng xây dựng nền tảng phát triển bền vững.  Nhiệm vụ nghiên cứu: Để thực hiện đƣợc mục đích đặt ra, Luận văn có các nhiệm vụ cơ bản sau đây: - Hệ thống hoá những nội dung lý luận về nền tảng phát triển doanh nghiệp. - Phân tích, đánh giá những nhân tố, phƣơng pháp tạo nên nền tảng phát triển doanh nghiệp của VIETTEL tập trung vào các yếu tố chính cấu thành nền tảng phát triển: chiến lƣợc phát triển, nguồn lực phát triển, tinh thần doanh nghiệp và quản trị doanh nghiệp. - Đề xuất các giải pháp hoàn thiện nền tảng phát triển doanh nghiệp nói chung, biện pháp duy trì, phát triển nền tảng doanh nghiệp của VIETTEL nói riêng. 3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu - Đối tƣợng nghiên cứu chính của Luận văn là nền tảng phát triển doanh nghiệp với bốn trụ cột chính, đó là: Chiến lƣợc phát triển, nguồn lực phát triển, tinh thần doanh nghiệp, quản trị doanh nghiệp. - Phạm vi nghiên cứu:  Về không gian: Tập đoàn Viễn thông Quân đội và các công ty trực thuộc VIETTEL quản lý. 3  Về thời gian: giai đoạn nghiên cứu từ năm 2014 đến 2016, Giải pháp và khuyến nghị cho VIETTEL hƣớng đến 2020, định hƣớng đến 2030. 4. Những đóng góp của luận văn Luận văn giúp hệ thống hóa các lý luận cơ bản về nền tảng phát triển doanh nghiệp, làm rõ vai trò, các yếu tố trụ cột của Nền tảng phát triển doanh nghiệp. Luận văn đi sâu phân tích, đánh giá nền tảng phát triển doanh nghiệp tại VIETTEL, tìm ra đƣợc những ƣu điểm và hạn chế làm cơ sở đề xuất các giải pháp, định hƣớng và khuyến nghị phát triển của VIETTEL. Qua đó có thể gợi ý cho các doanh nghiệp và đối tƣợng có liên quan về nền tảng phát triển doanh nghiệp. 5. Kết cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận, phụ lục và tài liệu tham khảo luận văn đƣợc chia thành 4 chƣơng: Chƣơng 1. Tổng quan tình hình nghiên cứu và cơ sở lý luận chung về nền tảng phát triển doanh nghiệp Chƣơng 2: Phƣơng pháp và thiết kế nghiên cứu Chƣơng 3: Phân tích và đánh giá nền tảng phát triển của VIETTEL Chƣơng 4: Đề xuất và kiến nghị nhằm hoàn thiện nền tảng phát triển doanh nghiệp của VIETTEL. 4 CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VỀ NỀN TẢNG PHÁT TRIỂN DOANH NGHIỆP 1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu 1.1.1. Một số các công trình nghiên cứu trên thế giới về nền tảng phát triển doanh nghiệp Nền tảng phát triển doanh nghiệp, ở góc độ nghiên cứu quốc tế, đã có nhiều công trình đã đề cập đến. Baker Ted, Gedajlovic Eric and Lubatkin Michael (2005) đã nghiên cứu các khung phân tích về tinh thần và nền tảng phát triển doanh nghiệp và phát hiện ra rằng chƣa có tiêu chí và khung đánh giá thống nhất về nền tảng phát triển doanh nghiệp. Các tác giả này sau đó đã đề xuất khung nghiên cứu so sánh và đánh giá tinh thần và nền tảng phát triển doanh nghiệp xuyên quốc gia trong đó đề cao vai trò của động cơ cá nhân ảnh hƣởng đến các quyết định khởi nghiệp. Lumpkin and Dess Gregory (1996) thực hiện nghiên cứu và chia các dạng định hƣớng khởi nghiệp và phát triển doanh nghiệp thành các nhóm khác nhau và cho rằng các định hƣớng này có tác động khác nhau đến kết quả hoạt động của doanh nghiệp. Cụ thể, hai tác giả cho rằng có 5 định hƣớng khởi nghiệp khác nhau bao gồm định hƣớng tự chủ, định hƣớng đổi mới, định hƣớng ƣa mạo hiểm, định hƣớng tiên phong, và định hƣớng cạnh tranh chủ động. Các định hƣớng này mạnh yếu hay hiệu quả phụ thuộc vào yếu tố môi trƣờng vĩ mô và môi trƣờng ngành nơi doanh nghiệp thực hiện hoạt động kinh doanh. Không giống nhƣ 2 nhóm tác giả trƣớc nghiên cứu, tổng hợp và đề xuất mô hình về nền tảng phát triển doanh nghiệp, Stopford John and Baden-Fuller Charles (1994) thực hiện nghiên cứu thực chứng tại 10 doanh nghiệp châu Âu trong 4 ngành công nghiệp khác nhau đã chỉ ra rằng có nhiều yếu tố ảnh hƣởng đến tinh thần khởi nghiệp và phát triển doanh nghiệp. Kết quả nghiên cứu cũng cho thấy tất cả các công ty xây dựng hoặc cố gắng để xây dựng các thuộc tính của tinh thần doanh nghiệp trong một thời gian nhiều năm chứ không phải qua một sự kiện duy nhất. Ngoài ra, các doanh nghiệp này cũng đã nội hóa các yếu tố môi trƣờng kinh doanh 5 và phối hợp các nguồn lực một cách sáng tạo để có thể cung cấp cho doanh nghiệp nền tảng vững chắc trong quá trình phát triển. Dựa trên quá trình khảo sát 30 doanh nghiệp toàn cầu về quá trình phát triển doanh nghiệp, Wolcott và Lippitz (2007) đã tổng quát hóa 4 mô hình phát triển doanh nghiệp gồm mô hình “kẻ cơ hội” (opportunist), mô hình “nhà kiến tạo” (enabler), mô hình “nhà sản xuất” (producer), mô hình ngƣời ủng hộ (advocate). Hai tác giả này đã xác định các nhân tố định hƣớng cho việc áp dụng các mô hình phát triển doanh nghiệp nhƣ tầm nhìn của nhà lãnh đạo, các mục tiêu chiến lƣợc của công ty và nền văn hóa tổ chức. 1.1.2. Một số các công trình nghiên cứu trong nước về nền tảng phát triển doanh nghiệp Tại Việt Nam, cải cách kinh tế năm 1986 giúp Việt Nam chuyển đổi từ nền kinh tế tập trung sang nền kinh tế định hƣớng thị trƣờng. Chính sự chuyển đổi này đã tạo ra nhiều cơ hội hơn cho những ngƣời Việt Nam có hoài bão thực hiện khởi nghiệp. Theo số báo cáo tình hình đăng ký kinh doanh năm 2016 của Cục Quản lý đăng ký kinh doanh, Bộ Kế hoạch và Đầu tƣ năm 2016 cả nƣớc có 110.100 doanh nghiệp thành lập mới với tổng số vốn đăng ký 891.094 tỷ đồng và có 26.689 doanh nghiệp quay trở lại hoạt động, tăng 24,1% so với cùng kỳ năm 2015. Bên cạnh đó, số doanh nghiệp ngừng hoạt động sản xuất, kinh doanh cũng không ít. Cụ thể năm 2016: Số doanh nghiệp đăng ký tạm ngừng kinh doanh có thời là 19.917 doanh nghiệp, tăng 4.268 doanh nghiệp so với cùng kỳ năm trƣớc. Số doanh nghiệp tạm ngừng hoạt động không đăng ký hoặc chờ giải thể của cả nƣớc là 40.750 doanh nghiệp (Nguồn: Cục Quản lý đăng ký kinh doanh – Bộ Kế hoạch và Đầu tư). Từ số liệu trên ta thấy, số lƣợng doanh nghiệp Việt Nam thành lập, hoạt động, tam dừng, giải thể là rất lớn. Các doanh nghiệp nói chung thiếu nền tảng vững chắc về phát triển doanh nghiệp, họ đầu tƣ mang tính chất cơ hội, chộp giật, họ cùng đổ xô ra thành lập doanh nghiệp theo tính bầy đàn. Họ thƣờng ít có khả năng xác định phƣơng hƣớng, nhắm mắt theo trào lƣu dẫn đến các doanh nghiệp có khả năng tồn tại và phát triển là rất thấp. Số liệu trên cũng cho chúng ta thấy sự cần phải nghiên 6 cứu về nền tảng phát triển doanh nghiệp Việt Nam. Tuy nhiên, các nghiên cứu của Việt Nam về chủ đề nền tảng phát triển doanh nghiệp chƣa nhiều và chƣa mang tính hệ thống. Các nghiên cứu gần đây về doanh nghiệp tập trung chủ yếu vào tinh thần doanh nghiệp và khởi nghiệp kinh doanh. Hoàng Văn Hải và cộng sự (2012) trong cuốn "Tinh thần doanh nghiệp Việt Nam trong hội nhập" cho rằng các yếu tố cấu thành tinh thần doanh nghiệp Việt Nam bao gồm ba khía cạnh cơ bản đó là triết lý kinh doanh, bản lĩnh nhà quản trị và động cơ kinh doanh. Nhóm tác giả cũng chỉ ra các biểu hiện đặc trƣng của tinh thần doanh nghiệp Việt Nam, đó là nỗ lực học hỏi công nghệ mới, ý thức chủ động trong kinh doanh hay tìm kiếm thị trƣờng mới. Trong khi đó, Đinh Việt Hòa (2012) ở sách tham khảo: "Tinh thần khởi nghiệp kinh doanh – Trái tim của một doanh nhân" cũng đã luận bàn về khởi nghiệp kinh doanh thông qua việc tìm hiểu lịch sử khởi nghiệp kinh doanh, bản chất doanh nhân khởi nghiệp, ƣớc mơ của ngƣời làm chủ doanh nghiệp, và vai trò của khởi nghiệp đối với phát triển kinh tế Việt Nam. Nguyễn Ngọc Thắng (2012) trong nghiên cứu của mình đã chỉ ra rằng các doanh nghiệp vừa và nhỏ Việt Nam đã có những bƣớc phát triển mạnh trong thời gian qua với việc gia tăng cả về lƣợng và chất. Đóng vai trò trụ cột trong kinh tế địa phƣơng vì doanh nghiệp lớn thƣờng đặt cơ sở ở những trung tâm kinh tế của đất nƣớc thì doanh nghiệp vừa và nhỏ lại có mặt ở khắp các địa phƣơng và là ngƣời đóng góp quan trọng vào thu ngân sách, vào sản lƣợng và tạo việc làm cho địa phƣơng. Bên cạnh đó giữ vai trò quan trọng trong việc ổn định và phát triển kinh tế thông qua việc trở thành các nhà cung cấp, thầu phụ cho các doanh nghiệp lớn trong nền kinh tế. Trong tƣơng lai các doanh nghiệp này sẽ làm cho nền kinh tế năng động hơn và góp phần vào việc tạo nên ngành công nghiệp và dịch vụ phụ trợ cho Việt Nam. Tuy nhiên, vẫn chƣa có nhiều lãnh đạo doanh nghiệp đƣợc tiếp cận đào tạo bài bản về khoa học quản trị doanh nghiệp. Tóm lại, các công trình nghiên cứu trên đây đã đề cập nhiều khía cạnh và ở các mức độ khác nhau về nền tảng phát triển doanh nghiệp nhưng chưa có công 7 trình nào nghiên cứu tập trung, đầy đủ về vấn đề đổi mới, phát triển doanh nghiệp tại một doanh nghiệp cụ thể. Từ các công trình nghiên cứu nêu trên em thấy rằng nền tảng phát triển doanh nghiệp được cấu thành từ các yếu tố như: tinh thần doanh nghiệp, định hướng khởi nghiệp (hướng tự chủ, định hướng đổi mới, định hướng ưa mạo hiểm, định hướng tiên phong, và định hướng cạnh tranh chủ động), mô hình phát triển doanh nghiệp, môi trường kinh doanh, các nguồn lực phát triển, sự sáng tạo trong sử dụng nguồn lực, mô hình phát triển doanh nghiệp (mô hình “kẻ cơ hội”, mô hình “nhà kiến tạo”, mô hình “nhà sản xuất”, mô hình người ủng hộ), tinh thần khởi nghiệp, ước mơ, tham vọng của chủ doanh nghiệp, khoa học quản trị doanh nghiệp, nghệ thuật quản trị doanh nghiệp ngoài ra còn có nhiều nhân tố khác tạo nên nền tảng phát triển doanh nghiệp như nhân tố con người, nhân tố văn hóa doanh nghiệp, nền tảng công nghệ, nền tảng công nghệ thông tin, trách nhiệm xã hội... Một doanh nghiệp được hình thành và phát triển tốt cần phải có những điều kiện cần và điều kiện đủ. Điều kiện cần là có tên riêng, có tài sản, có trụ sở giao dịch ổn định, được đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật nhằm mục đích thực hiện các hoạt động kinh doanh. Điều kiện đủ là doanh nghiệp phải có tinh thần doanh nghiệp, định hướng khởi nghiệp (hướng tự chủ, định hướng đổi mới, định hướng ưa mạo hiểm, định hướng tiên phong, và định hướng cạnh tranh chủ động), Có những chiến lược, đường đi đúng đắn, để thực thi được các chiến lược đó cần có các nguồn lực như con người, tài chính và các nguồn lực vô hình và hữu hình khác và để phát triển lâu dài, bền vững cần phải có hệ thống quản trị tốt mới đem lại hiệu quả kinh doanh. Từ các yếu tố nêu trên có thể đề xuất phân chia các yếu tố đó thành 4 nhóm yếu tố chính đó là: Chiến lược phát triển, Nguồn lực phát triển, Tinh thần doanh nghiệp và Quản trị doanh nghiệp. Một doanh nghiệp muốn phát triển bền vững, lâu dài cần phải hội tụ đủ 4 yếu tố nêu trên. Thước đo để một yếu tố được coi là yếu tố nền tảng phát triển doanh nghiệp là nếu không có nó doanh nghiệp sẽ không duy trì được sự phát triển bền vững và lâu dài. 8 Bên cạnh đó cũng có yếu tố mới quan trọng tạo nên nền tảng phát triển doanh nghiệp tạm gọi đó là yếu tố của cuộc CMCN 4.0. Trong tương lai, đây sẽ là nhân tố quan trọng hàng đầu tạo nên nền tảng phát triển doanh nghiệp. 1.2. Bản chất nền tảng phát triển doanh nghiệp Trong bối cảnh hiện nay, công nghệ thông tin và số hóa, các doanh nghiệp sẽ nhanh chóng theo kịp nhau về mặt công nghệ, chất lƣợng sản phẩm sẽ không còn nhiều khoảng cách. Các lý thuyết về cạnh tranh đều nhấn mạnh khái niệm năng lực khác biệt nhƣ là nguồn gốc tạo ra lợi thế cạnh tranh bền vững cho doanh nghiệp. Cái đƣợc gọi là “năng lực khác biệt”, nằng lực khác biệt cần phải có bốn đặc điểm: tạo ra giá trị, hiếm, khó bắt chước và không thể thay thế. Trong đó giá trị cốt lõi tạo nên sự phát triển bền vững cho doanh nghiệp chính là “hiếm” và “khó bắt chước”. Một doanh nghiệp hội tụ đủ các yếu tố (Chiến lƣợc tốt, đúng đắn, nguồn lực đủ mạnh, sử dụng một cách hiệu quả và dễ dàng thích nghi với chiến lƣợc phát triển, có tinh thần doanh nghiệp mạnh và đƣợc quản trị tốt) tạo nên nền tảng phát triển doanh nghiệp sẽ đạt đƣợc mục tiêu là “Tăng trưởng và phát triển bền vững” toàn diện các mặt hoạt động về tang trưởng doanh thu, lợi nhuận, tạo bản sắc riêng và lợi thế cạnh tranh, nâng cao vị thế doanh nghiệp và trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp. Ngoài ra, doanh nghiệp hoạt động trong một nền kinh tế thị trƣờng, các yếu tố của môi trƣờng bên ngoài doanh nghiệp nhƣ : yếu tố vĩ mô (môi trƣờng văn hóa xã hội, thể chế chính trị và pháp lý), yếu tố ngành có tác động chung đến hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp. Yếu tố này nếu tác động tích cực sẽ góp phần tạo điều kiện cho doanh nghiệp phát triển, ngƣợc lại nếu môi trƣờng bên ngoài doanh nghiệp có tác động tiêu cực sẽ ảnh hƣởng đến sự tồn tại của doanh nghiệp. Câu hỏi đặt ra là : tại sao trong cùng một môi trƣờng tác động bên ngoài (môi trƣờng vĩ mô, môi trƣờng ngành) có doanh nghiệp phát triển tốt, có doanh nghiệp chỉ duy trì, tồn tại và có doanh nghiệp phải ngừng hoạt động, thậm chí phải phá sản. Yếu tố tạo nên sự phát triển khác nhau của các doanh nghiệp trong cùng một môi trƣờng tác động bên ngoài phụ thuộc vào sự khác biệt về “sức khỏe” của từng doanh nghiệp. Sự phát triển 9 khác biệt của từng doanh nghiệp hoàn toàn dựa vào nội lực bên trong của doanh nghiệp hay chính là nền tảng phát triển riêng có của doanh nghiệp. Vậy, nền tảng phát triển doanh nghiệp được hiểu là bao gồm những yếu tố cơ bản nhất về định hướng chiến lược phát triển(chiến lược dài hạn, chiến lược ngắn hạn, chiến lược sản phẩm, chiến lược cạnh tranh, chiến lược về chăm sóc và phục vụ khách hàng…). Các nguồn lực phát triển (tiền vốn, thương hiệu, bằng sang chế, công nghệ, cơ sở vật chất, con người,...), được lãnh đạo doanh nghiệp quản trị và tập hợp lại để các nhân viên hành động và phối hợp với nhau một cách tự nguyện, nhịp nhàng đúng hướng và phát huy hiệu quả cao nhất trong doanh nghiệp. Với tinh thần doanh nghiệp chi phối tới hiệu quả, hiệu suất làm việc của cả tập thể, và do vậy quyết định sự phát triển bền vững của doanh nghiệp. Doanh nghiệp có nền tảng phát triển tốt, bản thân doanh nghiệp sẽ trở thành chất keo dính các thành viên thành một khối, con người trong doanh nghiệp sẽ sống và phấn đấu hết mình vì doanh nghiệp ngay cả khi doanh nghiệp gặp khó khăn. Nền tảng phát triển doanh nghiệp khởi điểm là tinh thần doanh nghiệp hay tinh thần kinh doanh. Tinh thần khởi nghiệp này xuất phát từ những doanh nhân với hoài bão và khát vọng kinh doanh; khả năng kiến tạo cơ hội kinh doanh; độc lập và dám làm, dám chịu trách nhiệm; phát triển ý tƣởng sáng tạo và đổi mới phƣơng pháp giải quyết vấn đề; bền bỉ và dám chấp nhận thất bại; đạo đức kinh doanh và trách nhiệm xã hội. Trên bình diện rộng hơn đối với một quốc gia khởi nghiệp để thành công cần đến những yếu tố: chính sách của chính phủ, sự năng động của công dân và sự đóng góp của môi trƣờng quân đội. Bản chất của tinh thần doanh nghiệp là hệ tinh thần xâm nhập vào trong hoạt động quản lý và kinh doanh của doanh nghiệp. Nó là cái vô hình nhƣng hiện thực, là nguồn nội lực của doanh nghiệp. Một doanh nghiệp muốn hoàn thành sứ mệnh và tầm nhìn theo mục tiêu đã xây dựng, doanh nghiệp đó phải có chiến lƣợc phát triển hợp lý, quản trị nguồn lực cân đối hài hòa với quy mô phát triển của doanh nghiệp và quản trị doanh nghiệp tốt. Nền tảng phát triển doanh nghiệp = Chiến lƣợc + phát triển 10 Nguồn lực phát triển + Tinh thần doanh nghiệp và Quản trị
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan