Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Thể loại khác Chưa phân loại Nghiên cứu ảnh hưởng của các mức (methionine + cystine) lysine khác nhau trong k...

Tài liệu Nghiên cứu ảnh hưởng của các mức (methionine + cystine) lysine khác nhau trong khẩu phần ăn đến khả năng sản xuất thịt của gà lai (ri x lương phượng) nuôi vụ hè – thu tại thái nguyên

.PDF
115
117
103

Mô tả:

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM -------------------------- PHẠM VĂN TOÀN NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA CÁC MỨC (METHIONINE + CYSTINE)/LYSINE KHÁC NHAU TRONG KHẨU PHẦN ĂN ĐẾN KHẢ NĂNG SẢN XUẤT THỊT CỦA GÀ LAI (RI X LƯƠNG PHƯỢNG) NUÔI VỤ HÈ - THU TẠI THÁI NGUYÊN LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP THÁI NGUYÊN - 2016 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn THÁI NGUYÊN - 2016 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM ---------------------------- PHẠM VĂN TOÀN NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA CÁC MỨC (METHIONINE + CYSTINE)/LYSINE KHÁC NHAU TRONG KHẨU PHẦN ĂN ĐẾN KHẢ NĂNG SẢN XUẤT THỊT CỦA GÀ LAI (RI X LƯƠNG PHƯỢNG) NUÔI VỤ HÈ - THU TẠI THÁI NGUYÊN Ngành: Chăn nuôi Mã số: 60.62.01.05 LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP Giáo viên hướng dẫn: 1. TS. Nguyễn Thị Thúy Mỵ 2. PGS.TS. Trần Thanh Vân THÁI NGUYÊN - 2016 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn THÁI NGUYÊN - 2016 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này hoàn toàn trung thực và chưa sử dụng cho bảo vệ một học vị nào. Các thông tin, tài liệu trình bày trong luận văn này đã được ghi rõ nguồn gốc./. Thái Nguyên, tháng 9 năm 2016 Tác giả Phạm Văn Toàn Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn ii LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành bản luận văn Thạc sĩ khoa học nông nghiệp tôi đã nhận được sự giúp đỡ nhiệt tình của các cơ quan, các cấp lãnh đạo, cá nhân nơi tôi học tập và thực hiện đề tài. Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc và kính trọng tới tất cả tập thể, cá nhân đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi trong quá trình học tập và nghiên cứu. Để có được kết quả như ngày hôm nay, tôi xin trân trọng cảm ơn Ban giám hiệu, phòng Đào tạo trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên; Khoa Chăn nuôi Thú y, cùng tập thể các thầy, cô giáo trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên đã tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tôi hoàn thành luận văn này. Đặc biệt tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới toàn thể gia đình thầy giáo PGS.TS. Trần Thanh Vân và cô TS. Nguyễn Thị Thúy Mỵ. Sự động viên và tạo điều kiện tốt nhất của gia đình đã giúp tôi thực hiện đề tài nghiên cứu và hoàn thiện bản luận văn này. Một lần nữa xin kính chúc thầy cô giáo cùng toàn thể gia đình sức khỏe, hạnh phúc và thành đạt trong công tác giảng dạy và nghiên cứu. Tôi xin chân thành cảm ơn tới mọi người thân trong gia đình và toàn thề bạn bè, đồng nghiệp đã động viên, chia sẻ giúp đỡ tôi về vật chất và tinh thần để tôi yên tâm hoàn thành luận văn. Thái nguyên, ngày … tháng…. năm 2016 Học viên Phạm Văn Toàn Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn iii Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn iv MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN ....................................................................................................... i LỜI CẢM ƠN .......................................................................................................................... ii MỤC LỤC ............................................................................................................................... iv DANH MỤC BẢNG ............................................................................................................. vii DANH MỤC HÌNH ............................................................................................................. viii DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT............................................................................................... ix MỞ ĐẦU ................................................................................................................................... 1 1. Đặt vấn đề .............................................................................................................................. 1 2. Mục tiêu của đề tài .................................................................................................. 2 3. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn của đề tài ................................................... 3 3. 1. Ý nghĩa khoa học ................................................................................................ 3 3.2. Ý nghĩa thực tiễn của đề tài.................................................................................. 3 Chương 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU ................................................................................. 4 1.1. Cơ sở khoa học của đề tài.................................................................................................. 4 1.1.1. Nhu cầu dinh dưỡng của gà thịt và phương pháp xác định ........................................ 4 1.1.2. Nhu cầu về protein và axit amin của gà thịt và phương pháp xác định ..................... 6 1.1.3.Vai trò của các axit amin .................................................................................... 8 1.1.4. Khả năng sản xuất thịt của gia cầm và các yếu tố ảnh hưởng ........................ 13 1.2. Nguồn gốc, đặc điểm sinh học và khả năng sản xuất của gà Lương Phượng, gà Ri và con lai .............................................................................................................................. 19 1.2.1 Nguồn gốc, đặc điểm sinh học và khả năng sản xuất của gà Lương Phượng................ 19 1.2.2. Nguồn gốc, đặc điểm sinh học và khả năng sản xuất của gà Ri............................... 20 1.2.3.Đặc điểm sinh học và khả năng sản xuất của gà Ri lai ............................................. 21 1.3. Tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước ........................................................ 23 1.3.1. Tình hình nghiên cứu ở nước ngoài ................................................................ 23 1.3.2. Tình hình nghiên cứu trong nước .................................................................... 25 Chương 2: ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ...... 27 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn v 2.1. Đối tượng, địa điểm, thời gian nghiên cứu ........................................................ 27 2.2. Nội dung và phương pháp nghiên cứu ............................................................... 27 2.2.1. Nội dung nghiên cứu .................................................................................................... 27 2.2.2. Phương pháp nghiên cứu ............................................................................................ 28 2.3. Các chỉ tiêu và phương pháp theo dõi ................................................................ 32 2.3.1. Theo dõi nhiệt độ và độ ẩm chuồng nuôi ................................................................... 32 2.3.2. Tỷ lệ nuôi sống (%) ...................................................................................................... 32 2.3.3.Khả năng sinh trưởng .................................................................................................... 32 2.3.4. Khả năng thu nhận và chuyển hóa thức ăn................................................................. 33 2.3.5. Chỉ số sản xuất (PI)....................................................................................................... 35 2.3.6. Chỉ số kinh tế (EN) ....................................................................................................... 35 2.4. Khảo sát chỉ tiêu năng suất thịt ....................................................................................... 35 2.5. Phương pháp xử lý số liệu .................................................................................. 36 Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ................................ 37 3.1. Nhiệt độ, độ ẩm môi trường tại thời điểm thí nghiệm .................................... 37 3.2. Tỷ lệ nuôi sống của gà thí nghiệm qua các tuần tuổi .................................. 39 3.3.Khả năng sinh trưởng của gà thí nghiệm ............................................................ 42 3.3.1. Sinh trưởng tích lũy......................................................................................... 42 3.3.2. Sinh trưởng tuyệt đối của gà thí nghiệm ................................................... 45 3.3.3. Sinh trưởng tương đối của gà thí nghiệm .................................................. 50 3.4. Khả năng thu nhận và chuyển hóa thức ăn của gà thí nghiệm ........................... 52 3.4.1. Khả năng thu nhận thức ăn của gà thí nghiệm ................................................ 53 3.4.2. Tiêu tốn thức ăn cho 1 kg tăng khối lượng ..................................................... 56 3.4.3. Tiêu tốn protein cho 1 kg tăng khối lượng .................................................... 59 3.4.4. Tiêu tốn năng lượng trao đổi cho 1 kg tăng khối lượng .......................... 61 3.5. Năng suất thịt của gà thí nghiệm ........................................................................ 63 3.6. Chỉ số sản xuất và chỉ số kinh tế của gà thí nghiệm ................................... 65 3.6.1. Chỉ số sản xuất (PI) ...................................................................................... 65 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn vi 3.6.2. Chỉ số kinh tế của gà thí nghiệm (EN) ..................................................... 67 3.6.3. Chi phí thức ăn của gà thí nghiệm ............................................................. 68 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ ............................................................................................. 70 TÀI LIỆU THAM KHẢO................................................................................................... 72 PHỤ LỤC................................................................................................................................ 73 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn vii DANH MỤC BẢNG Bảng 1.1. Nhu cầu axit amin không thay thế cho gà thịt .......................................... 11 Bảng 1.2. Nhu cầu các axit amin thiết yếu so với lysine (NRC, 1994) .................... 12 Bảng 1.3. Tỷ lệ một số axit amin thiết yếu trong protein lý tưởng cho gà thịt broiler ....................................................................................................... 12 Bảng 1.4. Tỷ lệ axit amin thiết yếu so với lysine trong protein lý tưởng của khẩu phần ăn cho gà thịt, (%) ......................................................................... 130 Bảng 2.1. Sơ đồ bố trí thí nghiệm ............................................................................. 28 Bảng 2.2. Dinh dưỡng của khẩu phần thí nghiệm..................................................... 29 Bảng 2. 3. Công thức phối trộn thức ăn của khẩu phần thí nghiệm (%) ................... 30 Bảng 2.4. Lịch sử dụng vắc-xin ................................................................................ 31 Bảng 3.1. Nhiệt độ, ẩm độ môi trường tại thời điểm nuôi thí nghiệm ...................... 37 Bảng 3.2. Tỷ lệ nuôi sống cộng dồn của gà thí nghiệm ............................................ 39 Bảng 3.3. Khối lượng cơ thể gà thí nghiệm qua các tuần tuổi .................................. 44 Bảng 3.4. Sinh trưởng tuyệt đối của gà thí nghiệm .................................................. 46 Bảng 3.5. Sinh trưởng tương đối của gà thí nghiệm ................................................. 51 Bảng 3.6.Khả năng thu nhận thức ăn của gà thí nghiệm .......................................... 53 Bảng 3.7. Tiêu tốn thức ăn cộng dồn cho 1 kg tăng khối lượng của gà thí nghiệm . 56 Bảng 3.8. Tiêu tốn protein cho 1 kg tăng khối lượng của gà thí nghiệm.................. 59 Bảng 3.9. Tiêu tốn năng lượng cho tăng khối lượng của gà thí nghiệm ................... 62 Bảng 3.10. Kết quả mổ khảo sát gà thí nghiệm(n = 3) ............................................. 64 Bảng 3.11. Chỉ số sản xuất của gà thí nghiệm (PI) ................................................... 66 Bảng 3.12. Chỉ số kinh tế của gà thí nghiệm ............................................................ 67 Bảng 3.13. Chi phí thức ăn/kg tăng khối lượng của gà thí nghiệm .......................... 68 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn viii DANH MỤC HÌNH Hình 1.3. Hình ảnh gà Ri lai ........................................................................... 21 Hình 2. 1. Gà Ri lai (Ri x Lương Phượng) mới nở ......................................... 27 Hình 3.1. Đồ thị khối lượng cơ thể gà thí nghiệm qua các tuần tuổi ...... 45 Hình 3.2. Biểu đồ sinh trưởng tuyệt đối của gà thí nghiệm ..................... 50 Hình 3.3. Biểu đồ sinh trưởng tương đối của gà thí nghiệm .................... 52 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn ix DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT Aa Axit amin Cs Cộng sự Cys Cystine EN Chỉ số kinh tế Lys Lysine ME Năng lượng trao đổi Met Methionine Nxb Nhà xuất bản PI Chỉ số sản xuất SS Sơ sinh TSTA Tổng số thức ăn TCVN Tiêu chuẩn Việt Nam Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn 1 MỞ ĐẦU 1. Đặt vấn đề Trong chăn nuôi gia cầm gà là một đối tượng được quan tâm nghiên cứu và phát triển mạnh mẽ, bởi vì chúng có nhiều đặc tính nổi trội hơn các loại gia cầm khác. Chúng có sức sống tốt, khả năng tận dụng thức ăn cao, tốc độ sinh trưởng nhanh, khả năng thích ứng rộng với khí hậu và nhiều điều kiện chuồng nuôi của Việt Nam. Đã có nhiều giống gà được nuôi ở nước ta với nhiều mục đích sản xuất khác nhau. Một trong những giống gà được nghiên cứu và nuôi phổ biến đem lại hiệu quả sản xuất và kinh tế rất cao cho người chăn nuôi, đó là gà Ri và con lai của gà Ri. Hiện nay đã có nhiều công trình nghiên cứu về lai tạo, khả năng sinh trưởng, chất lượng của gà Ri (R) lai với gà Lương Phượng (LP) và loại gà này cũng đã nuôi phổ biến ở nhiều địa phương. Lê Huy Liễu (2004) [12] khẳng định, gà lai F1 (♂ Lương Phượng x ♀ Ri) và F1 (♂ Kabir x ♀ Ri) nuôi thịt ở Thái Nguyên quanh năm đều có khả năng thích ứng và sinh trưởng tốt, năng suất thịt cao hơn gà nội (gà Ri), chất lượng thịt tốt ngang bằng gà Ri, gà Lương Phượng và gà Kabir. Hồ Xuân Tùng (2009) [32] cho biết, các tính trạng năng suất như khả năng sinh trưởng, sinh sản, tỷ lệ nuôi sống, sức đề kháng với bệnh tật của gà lai F1 (LP x R) và F1 (R x LP) hầu như tương đương nhau và đều cao hơn gà Ri. Trong hai tính trạng chính là khả năng sinh trưởng đối với gà thịt và sản lượng lượng trứng đối với gà đẻ, nếu so với gà Lương Phượng thì khả năng sinh trưởng mới đạt 67,7 %, sản lượng trứng đạt 79 %, nhưng so với gà Ri thì khối lượng cơ thể lúc 19 tuần tuổi cao hơn 28 35,8 % và sản lượng trứng đến 52 tuần tuổi cao hơn 14,5 - 16 %. Số lượng đàn gà của Việt Nam năm 2012 là 223,7 triệu con (Trung tâm thông tin PTNNNT, 2013) [29], trong đó gà lai có ½ máu gà nội, đặc biệt là gà Ri lai có số lượng đáng kể trong tổng số đàn gà thịt của Việt Nam. Để chăn nuôi gia cầm đạt hiệu quả kinh tế cao phải chọn được loại thức ăn hỗn hợp có hàm lượng dinh dưỡng phù hợp với vật nuôi, vì thức ăn chiếm gần 70 % trong giá thành của sản phẩm. Cân bằng dinh dưỡng để đáp ứng nhu cầu 2 của gia cầm là biện pháp tăng năng suất sản phẩm và tăng hiệu quả sử dụng thức ăn. Việc nghiên cứu về dinh dưỡng, thiết lập, bố trí khẩu phần ăn hợp lý cho các loại gia cầm là một trong những đề tài được nghiên cứu không ngừng. Những nghiên cứu về thức ăn và dinh dưỡng cho vật nuôi đều hướng tới một mục đích chung, đó là: Nâng cao giá trị sản xuất đối với vật nuôi, hạ thấp được giá thành sản phẩm. Tác giả Trần Thanh Vân và cs (2015) [35] đã nghiên cứu và công bố mức dinh dưỡng thích hợp cho gà F1 (Ri x Lương Phượng) và đề nghị cần nghiên cứu thêm tỷ lệ (methionine + cystine)/lysine. Theo Lê Đức Ngoan, 2002 [23], lysine và methionine là hai axit amin (aa) giới hạn đầu tiên trong hầu hết các loại thức ăn cho gia cầm của Việt Nam; nếu khẩu phần thiếu cystine hoặc dạng cystine trao đổi của nó thì cystine sẽ được tổng hợp từ methionine; do đó, nhu cầu methionine phụ thuộc vào hàm lượng cystine hoặc cystine trong khẩu phần và hai aa này luôn luôn đi chung với nhau; tuy nhiên, methionine lại không được tổng hợp từ cystine, vì vậy methionine phải luôn luôn có mặt để đáp ứng nhu cầu của con vật. Theo Nguyễn Duy Hoan (2010) [6], khi nhiệt độ môi trường tăng cao, gia cầm có khuynh hướng ăn ít hơn để giảm sinh nhiệt, lúc này lượng aa ăn vào không đủ cho nhu cầu sản xuất, khi đó sẽ xuất hiện một số axit amin có giới hạn. Xuất phát từ các lý do trên, tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Nghiên cứu ảnh hưởng của các mức (methionine + cystine)/lysine khác nhau trong khẩu phần ăn đến khả năng sản xuất thịt của gà lai (Ri x Lương Phượng) nuôi vụ Hè – Thu tại Thái Nguyên”. 2. Mục tiêu của đề tài - Đánh giá ảnh hưởng của các mức (methionine + cystine)/lysine khác nhau trong khẩu phần ăn đến khả năng sản xuất thịt của gà lai (Ri x Lương Phượng) nuôi vụ Hè – Thu. - Từ kết quả thực hiện có những khuyến cáo bổ ích cho người chăn nuôi. 3 3. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn của đề tài 3. 1. Ý nghĩa khoa học Xác định mức methionine + cystine)/lysine thích hợp cho gà Ri lai ( Ri x Lương Phượng) nuôi vụ Hè - Thu, để xây dựng công thức thức ăn cho gà Ri lai nuôi theo mùa vụ ở miền Bắc Việt Nam. - Góp phần thay đổi cơ cấu khẩu phần nuôi gà Ri , sử dụng nguyên liệu sẵn có tại địa phương nhằm giảm chi phí giá thành của sản phẩm. Góp phần phát triển chăn nuôi gà Ri lai theo hướng an toàn sinh học, bền vững. - Kết quả nghiên cứu làm tài liệu tham khảo phục vụ cho công tác giảng dạy và nghiên cứu tiếp theo. 3.2. Ý nghĩa thực tiễn của đề tài - Góp phần nâng cao hiệu quả chăn nuôi gà Ri lai (♂ Ri x ♀ Lương Phượng) bằng việc sử dụng đúng tỷ lệ các axit amin thiết yếu hợp lý. - Các nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi, nông dân có thể ứng dụng kết quả nghiên cứu để sản xuất, kinh doanh mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn. - Xác định được khẩu phần ăn có giá thành rẻ nhất phù hợp với kinh tế nông hộ miền núi, là cơ sở để xây dựng quy trình chăn nuôi gà Ri lai cho các hộ có mức đầu tư thấp, góp phần phát triển chăn nuôi gà Ri lai. - Góp phần đưa chăn nuôi gia cầm vào trở thành nghề, giúp các hộ nông dân sử dụng lao động nhàn rỗi, tạo công ăn việc làm, tận dụng nguồn thức ăn có sẵn ở địa phương để nâng cao hiệu quả chăn nuôi, tăng thu nhập kinh tế hộ, cải thiện đời sống trong nông hộ khu vực miền núi phía Bắc. 4 Chương 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 1.1. Cơ sở khoa học của đề tài 1.1.1. Nhu cầu dinh dưỡng của gà thịt và phương pháp xác định 1.1.1.1. Nhu cầu về năng lượng của gà thịt và phương pháp xác định Năng lượng rất cần thiết cho sự duy trì cho mọi hoạt động, sinh trưởng và phát triển cơ thể. Mỗi hoạt động sống của cơ thể động vật đều gắn liền với quá trình sử dụng và trao đổi năng lượng. Quá trình này đòi hỏi sự lấy vào các chất dinh dưỡng đề bù đắp vào chỗ vật chất của cơ thể bị đốt cháy, tạo ra năng lượng tích lũy cho cơ thể lớn lên và phát triển được. Năng lượng trong thức ăn được tiềm trữ trong các dạng vật chất của thức ăn đó như lipid, protein, carbohydrate (Nguyễn Duy Hoan và cs, 1999 [5]). Nhu cầu năng lượng duy trì cho gà Để cung cấp đầy đủ chính xác khẩu phần cho gia cầm thì yếu tố đầu tiên là mức năng lượng thích hợp, cần thiết cho nhu cầu duy trì các hoạt động, sinh trưởng và phát triển của cơ thể. Năng lượng cho duy trì bao gồm năng lượng cho trao đổi chất cơ bản và năng lượng cho hoạt động bình thường. Nhu cầu năng lượng cho hoạt động bình thường phụ thuộc vào mức độ hoạt động của con vật. Điều kiện nuôi dưỡng bình thường thì năng lượng cho hoạt động bằng 50 % năng lượng trao đổi cơ bản. Nhu cầu năng lượng trao đổi cơ bản là nhu cầu dưỡng chất để bù đắp cho sự tiêu hao năng lượng, đây là các chất dinh dưỡng phân giải lúc đói trong điều kiện tiêu chuẩn không vận động, không làm việc. Trong thực tiễn sản xuất, người ta thường tính theo nhu cầu năng lượng cho 1 kg khối lượng trao đổi ( , trị số 70 kcal 15 % và ít biến động giữa các loài. Đối với gà, theo McDonald và cs (1995), nhu cầu năng lượng trao đổi cơ bản cho 1 kg 5 khối lượng là 72 kcal/ngày, còn 1 kg là 86 kcal/ngày (Nguyễn Đức Hưng, 2006 [7]). Singh (1988) [49] đã đưa ra công thức tính nhu cầu năng lượng thuần cho duy trì (NEm) là: NEm= 83 × . ( W là khối lượng cơ thể) Năng lượng thuần cho duy trì chiếm 82 % năng lượng trao đổi cho duy trì và năng lượng cho hoạt động sống bình thường bằng 50 % năng lượng trao đổi cơ bản. Dựa vào đó, ta có thể tính được nhu cầu năng lượng duy trì của gà đối với khối lượng khác nhau. Nhu cầu năng lượng cho sản xuất Nhu cầu năng lượng cho sản xuất phụ thuộc vào loại sản phẩm chăn nuôi. Đối với gia súc, gia cầm đang sinh trưởng phụ thuộc vào tăng khối lượng hằng ngày và thành phần thân thịt xẻ, còn đối với gia cầm đẻ trứng nhu cầu này phụ thuộc vào sản lượng, khối lượng trứng và tỷ lệ đẻ của cả đàn (Hội Chăn nuôi Việt Nam, 2001[7]). Nhu cầu năng lượng cho tăng khối lượng: Theo Bùi Đức Lũng (1995) (Dẫn theo Nguyễn Đức Hưng, 2006 [8]) có thể tính nhu cầu năng lượng cho tăng khối lượng theo công thức: MEtt= Trong đó: MEtt: nhu cầu năng lượng cho tăng khối lượng Pt: số gam tăng khối lượng/ngày 0,3: % protein trong thịt 6 5,7: số kcal/g protein 0,05: % mỡ trong thịt 9,5: số kcal/g mỡ 0,82: hiệu suất sử dụng năng lượng trao đổi cho tăng khối lượng. 1.1.2. Nhu cầu về protein và axit amin của gà thịt và phương pháp xác định Protein là các polymer được tạo nên từ các trình tự xác định các amino acid. Protein là hợp chất hữu cơ có ý nghĩa quan trọng bậc nhất trong cơ thể sống. Ngoài vai trò là thành phần chính trong cấu trúc của tế bào và mô, protein còn có nhiều chức năng phong phú khác quyết định những đặc điểm cơ bản của sự sống như sự truyền đạt thông tin di truyền, sự chuyển hóa các chất. Protein có vai trò sinh học là: tạo hình, xúc tác, bảo vệ, vận chuyển, vận động, dự trữ và dinh dưỡng, dẫn truyền tín hiệu thần kinh, điều hòa, cung cấp năng lượng (Hồ Trung Thông và cs, 2006 [28]). Axit amin là chất hữu cơ mà phân tử chứa ít nhất một nhóm carboxyl (COOH) và ít nhất một nhóm amin (-NH2), trừ prolin chỉ có nhóm NH (thực chất là một imino acid). Trong phân tử các aa tồn tại trong tự nhiên, các nhóm –COOH và –NH2 đều gắn với carbon ở vị trí α. Hầu hết các aa thu nhận được khi thủy phân protein đều ở dạng L-α. Như vậy, các aa chỉ khác nhau ở mạch nhánh (gốc R). Theo quan điểm dinh dưỡng, người ta chia 20 loại aa thường gặp trong protein thành 2 nhóm: aa không thay thế hay còn gọi là aa thiết yếu và aa thay thế hay còn gọi là aa không thiết yếu. Có 8 - 10 loại aa thiết yếu tùy theo từng loại động vật. Đối với gia cầm, có 9 - 10 loại aa thiết yếu là: arginine (đối với gà con), histidine, leucine, isoleucine, lysine, methionine, phenylalamine, threonine, tryptophan và valine. Axit amin không thiết yếu là những aa mà cơ thể có thể tổng hợp được và đủ đáp ứng nhu cầu của chúng. Axit amin không thiết yếu gồm: Glicine, alanine, proline, serine, aspargine, glutamine, aspartate, glutamate. Một số aa không được xếp vào nhóm không 7 thay thế hay nhóm thay thế mà chúng được xếp vào nhóm bán thay thế hay bán thiết yếu, bao gồm: Arginine, cystine, tyrosine (Hồ Trung Thông và cs, 2006 [28]). - Vai trò của protein đối với cơ thể gia cầm Đối với bất kỳ vật nuôi nào, protein trong thức ăn là cơ sở quan trọng nhất của cơ thể gia cầm, protein có hàng loạt các đặc tính không thể có ở bất kỳ một hợp chất hữu cơ nào khác. Đối với gia cầm, protein có rất nhiều chức năng và là thành phần chính của xương, dây chằng, lông, da, các cơ quan và cơ. Do protein được sử dụng cho duy trì, sinh trưởng và sản xuất nên nó phải được thường xuyên đưa vào cơ thể. Nếu protein ăn vào thấp hơn nhu cầu thì độ sinh trưởng và điều kiện sống của các mô bào sẽ bị ảnh hưởng, dẫn đến sự phát triển chậm các cơ quan cần thiết trong cơ thể (Nguyễn Đức Hưng, 2006 [8]). Protein là thành phần quan trọng của sự sống, tham gia cấu tạo nên tế bào, nó chiếm 1/5 khối lượng cơ thể gia cầm và chiếm 1/7 đến 1/8 khối lượng trứng. Protein trong thức ăn có ảnh hưởng rất lớn tới khả năng sản xuất thịt, trứng của gia cầm, khi khẩu phần thức ăn cung cấp đầy đủ protein sẽ cho năng suất sản phẩm cao và ngược lại. Nhu cầu protein cho gà thịt bao gồm nhu cầu cho duy trì, cho tăng trưởng và cho tổng hợp lông. Theo Singh (1988) [50], nhu cầu protein tổng thể như sau: Pr(g)= Trong đó: Pr (g): nhu cầu protein cần thiết (g/con/ngày) P: khối lượng cơ thể (g/con) P: Tăng khối lượng (g/con/ngày) 0,0016: nhu cầu protein (g) cho duy trì 1 gam
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan