Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Thể loại khác Chưa phân loại Nghiên cứu sự ảnh hưởng của salicylic và aspirin trong tăng trưởng của cây chuối...

Tài liệu Nghiên cứu sự ảnh hưởng của salicylic và aspirin trong tăng trưởng của cây chuối già lùn (musa acuminata) trong điều kiện in vitro

.PDF
72
99
89

Mô tả:

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP. HỒ CHÍ MINH ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP NGHIÊN CỨU SỰ ẢNH HƯỞNG CỦA SALICYLIC ACID VÀ ASPIRIN TRONG TĂNG TRƯỞNG CỦA CÂY CHUỐI GIÀ LÙN (Musa acuminata) TRONG ĐIỀU KIỆN IN VITRO. Ngành: CÔNG NGHỆ SINH HỌC Chuyên ngành: CÔNG NGHỆ SINH HỌC Giảng viên hướng dẫn : TS. ĐỖ ĐĂNG GIÁP Sinh viên thực hiện : VÕ PHÙNG THỤY THANH TUYỀN MSSV: 1411100147 Lớp: 14DSH01 TP. Hồ Chí Minh, 2018. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đề tài này do chính tôi thực hiện, đây là công trình nghiên cứu khoa học độc lập của riêng tôi. Những thông tin tham khảo trong đồ án đều được trích dẫn cụ thể nguồn sử dụng. Các kết quả nghiên cứu trong đồ án do tôi tự thực hiện, phân tích một cách trung thực, khách quan và phù hợp với thực tiễn. Các kết quả này chưa từng được công bố trong bất kỳ nghiên cứu nào khác. Tp. Hồ Chí Minh, ngày 30 tháng 7 năm 2018 Sinh viên thực hiện Võ Phùng Thụy Thanh Tuyền A LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành khóa luận tốt nghiệp của mình, tôi xin chân thành cảm ơn tập thể giảng viên khoa Công nghệ sinh học thuộc Viện Khoa học Ứng dụng của trường đại học Công Nghệ Tp.HCM đã tận tình giảng dạy, truyền đạt kiến thức cho tôi trong suốt quá trình học tập tại đây. Đặc biệt, tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến TS Đỗ Đăng Giáp đã trực tiếp hướng dẫn, giúp đỡ tận tình trong suốt quá trình thực hiện khóa luận tốt nghiệp này. Xin chân thành cảm ơn sự hỗ trợ, giúp đỡ, động viên của các anh chị, bạn bè và gia đình trong suốt thời gian thực hiện vừa qua. Vì thời gian hạn hẹp và vốn kiến thức còn hạn chế nên cuốn báo cáo này sẽ không tránh được những thiếu sót. Rất mong nhận được sự chỉ bảo và đóng góp của quý thầy cô để cuốn báo cáo này hoàn thiện hơn. Xin chân thành cảm ơn! Tp. Hồ Chí Minh, ngày 30 tháng 7 năm 2018 Sinh viên thực hiện Võ Phùng Thụy Thanh Tuyền B MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN LỜI CẢM ƠN DANH MỤC BẢNG ......................................................................................................... iv DANH MỤC HÌNH ẢNH ................................................................................................. v DANH MỤC BIỂU ĐỒ .................................................................................................... vi DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT .......................................................................................... vii LỜI MỞ ĐẦU .................................................................................................................... 1 Đặt vấn đề ........................................................................................................................ 1 Mục đích .......................................................................................................................... 2 Mục tiêu đề tài ................................................................................................................. 2 Nội dung đề tài ................................................................................................................ 2 Phương pháp nghiên cứu ................................................................................................. 2 Kết quả đạt được .............................................................................................................. 2 Kết cấu của đồ án tốt nghiệp ........................................................................................... 3 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU .......................................................................... 4 1.1 Giới thiệu chung về cây chuối già lùn ...................................................................... 4 1.1.1 Giới thiệu ......................................................................................................... 4 1.1.2 Nguồn gốc và phân bố ..................................................................................... 5 1.1.3 Đặc điểm thực vật học ..................................................................................... 5 1.1.4 Đặc điểm sinh học .......................................................................................... 10 1.1.5 Yêu cầu về điều kiện sinh thái của chuối già lùn .......................................... 12 1.1.6 Công dụng ...................................................................................................... 13 1.1.7 Một số nghiên cứu trước đây ......................................................................... 14 1.1.8 Ý nghĩa kinh tế của việc trồng chuối ............................................................. 16 i 1.1.9 Tình hình sản xuất và tiêu thụ chuối già lùn ở nước ta.................................. 16 1.2 Giới thiệu sơ lược về nuôi cấy mô.......................................................................... 19 1.2.1 Khái niệm nhân giống in vitro ....................................................................... 19 1.2.2 Lợi ích của nhân giống in vitro ...................................................................... 20 1.2.3 Khó khăn trong nhân giống in vitro ............................................................... 20 1.2.4 Cơ sở khoa học của nuôi cấy mô tế bào thực vật .......................................... 21 1.2.5 Các phương pháp nuôi cấy mô tế bào thực vật .............................................. 21 1.2.6 Lịch sử phát triển của nuôi cấy mô tế bào thực vật ....................................... 23 1.3 Chất điều hoà sinh trưởng thực vật ......................................................................... 24 1.3.1 Salicylic acid (SA) ......................................................................................... 24 1.3.2 Aspirin............................................................................................................ 25 CHƯƠNG 2: VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP ........................................................... 27 2.1 Thời gian và địa điểm nghiên cứu .......................................................................... 27 2.2 Vật liệu.................................................................................................................... 27 2.2.1 Vật liệu nghiên cứu ........................................................................................ 27 2.2.2 Thiết bị, dụng cụ và hoá chất ......................................................................... 27 2.2.3 Môi trường nuôi cấy ...................................................................................... 27 2.3 Nội dung nghiên cứu .............................................................................................. 29 2.3.1 Nội dung 1: Khảo sát ảnh hưởng của salicylic acid ở nồng độ cao lên khả năng tăng trưởng của cây chuối già lùn (Musa acuminata) trong điều kiện in vitro 29 2.3.2 Nội dung 2: Khảo sát ảnh hưởng của aspirin ở nồng độ cao lên khả năng tăng trưởng của cây chuối già lùn (Musa acuminata) trong điều kiện in vitro ......... 30 2.3.3 Nội dung 3: Khảo sát ảnh hưởng của salicylic acid ở nồng độ thấp lên khả năng tăng trưởng của cây chuối già lùn (Musa acuminata) trong điều kiện in vitro 31 2.3.4 Nội dung 4: Khảo sát ảnh hưởng của aspirin ở nồng độ thấp lên khả năng tăng trưởng của cây chuối già lùn (Musa acuminata) trong điều kiện in vitro ......... 32 ii 2.4 Phương pháp thu nhận số liệu ................................................................................ 32 2.5 Phân tích và xử lý số liệu........................................................................................ 34 CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ................................................................. 35 3.1 Nội dung 1: Khảo sát ảnh hưởng của salicylic acid ở nồng độ cao lên khả năng tăng trưởng của cây chuối già lùn (Musa acuminata) trong điều kiện in vitro ............. 35 3.2 Nội dung 2: Khảo sát ảnh hưởng của aspirin ở nồng độ cao lên khả năng tăng trưởng của cây chuối già lùn (Musa acuminata) trong điều kiện in vitro ..................... 38 3.3 Nội dung 3: Khảo sát ảnh hưởng của salicylic acid ở nồng độ thấp lên khả năng tăng trưởng của cây chuối già lùn (Musa acuminata) trong điều kiện in vitro ............. 42 3.4 Nội dung 4: Khảo sát ảnh hưởng của aspirin ở nồng độ thấp lên khả năng tăng trưởng của cây chuối già lùn (Musa acuminata) trong điều kiện in vitro ..................... 45 CHƯƠNG 4: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ................................................................. 49 4.1 Kết luận ................................................................................................................... 49 4.2 Kiến nghị ................................................................................................................ 49 TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................................................................... 50 PHỤ LỤC iii DANH MỤC BẢNG Bảng 2.1. Bố trí thí nghiệm khảo sát ảnh hưởng các nồng độ cao của SA lên khả năng tăng trưởng của cây chuối già lùn (Musa acuminata) in vitro .......................................... 29 Bảng 2.2. Bố trí thí nghiệm khảo sát ảnh hưởng các nồng độ cao của aspirin lên khả năng tăng trưởng của cây chuối già lùn (Musa acuminata) in vitro ................................. 30 Bảng 2.3. Bố trí thí nghiệm khảo sát ảnh hưởng các nồng độ thấp của SA lên khả năng tăng trưởng của cây chuối già lùn (Musa acuminata) in vitro ................................. 31 Bảng 2.4. Bố trí thí nghiệm khảo sát ảnh hưởng các nồng độ thấp của aspirin lên khả năng tăng trưởng của cây chuối già lùn (Musa acuminata) in vitro ................................. 32 Bảng 3.1. Ảnh hưởng của salicylic nồng độ cao (0; 1; 2; 3 mg/l) lên sự tăng trưởng của cây chuối già lùn (Musa acuminata) sau 4 tuần nuôi cấy........................................... 35 Bảng 3.2. Ảnh hưởng của aspirin nồng độ cao (0; 1; 2; 3 mg/l) lên sự tăng trưởng của cây chuối già lùn (Musa acuminata) sau 4 tuần nuôi cấy ................................................. 39 Bảng 3.3. Ảnh hưởng của salicylic acid nồng độ thấp (0,0; 0,2; 0,4; 0,6; 0,8; 1,0 mg/l) lên sự tăng trưởng của cây chuối già lùn (Musa acuminata) sau 4 tuần nuôi cấy ............ 42 Bảng 3.4. Ảnh hưởng của aspirin nồng độ thấp (0,0; 0,2; 0,4; 0,6; 0,8; 1,0 mg/l) lên sự tăng trưởng của cây chuối già lùn (Musa acuminata) sau 4 tuần nuôi cấy ....................... 45 iv DANH MỤC HÌNH ẢNH Hình 1.1. Cây chuối già lùn (Musa acuminata) ....................................................... 4 Hình 1.2. Rễ cây chuối già lùn ................................................................................. 6 Hình 1.3. Tàn dư của thân thật cây chuối già lùn .................................................... 7 Hình 1.4. Thân giả cây chuối già lùn ....................................................................... 7 Hình 1.5. Lá cây chuối già lùn ................................................................................. 8 Hình 1.6. Phát hoa (bắp chuối) già mới nở .............................................................. 9 Hình 1.7. Phát hoa (bắp chuối) già đã nở............................................................... 10 Hình 1.8. Quả chuối già ......................................................................................... 10 Hình 1.9. Sơ đồ cây chuối trưởng thành (Trần Thanh Hương, 2011) ................... 12 Hình 1.10. Biểu đồ thống kê thị trường chuối ....................................................... 17 Hình 2.1. Môi trường nuôi cấy trước khi hấp khử trùng ....................................... 28 Hình 2.2. Môi trường nuôi cấy sau khi hấp khử trùng........................................... 28 Hình 2.3. Phương pháp thu nhận chỉ tiêu về trọng lượng cây ............................... 33 Hình 2.4. Thiết bị đo chlorophyll cầm tay ............................................................. 34 Hình 3.1. Ảnh hưởng của salicylic acid ở nồng độ cao lên sự phát triển của cây chuối già lùn nuôi cấy in vitro ................................................................................ 38 Hình 3.2. Ảnh hưởng của aspirin ở nồng độ cao lên sự phát triển của cây chuối già lùn nuôi cấy in vitro .......................................................................................... 41 Hình 3.3. Ảnh hưởng của salicylic acid ở nồng độ thấp lên sự phát triển của cây chuối già lùn nuôi cấy in vitro ......................................................................... 44 Hình 3.4. Ảnh hưởng của aspirin ở nồng độ thấp lên sự phát triển của cây chuối già lùn nuôi cấy in vitro ................................................................................ 48 v DANH MỤC BIỂU ĐỒ Biểu đồ 3.1. Ảnh hưởng của SA nồng độ cao lên chiều cao của cây chuối già lùn Musa acuminata sau 4 tuần nuôi cấy ................................................................................ 36 Biểu đồ 3.2. Ảnh hưởng của SA nồng độ cao lên số rễ của cây chuối già lùn Musa acuminata sau 4 tuần nuôi cấy .......................................................................................... 37 Biểu đồ 3.3. Ảnh hưởng của SA nồng độ cao lên số lá và hàm lượng chlorophyll của cây chuối già lùn Musa acuminata sau 4 tuần nuôi cấy .................................................... 37 Biểu đồ 3.4. Ảnh hưởng của aspirin nồng độ cao lên chiều cao của cây chuối già lùn Musa acuminata sau 4 tuần nuôi cấy ................................................................................ 40 Biểu đồ 3.5. Ảnh hưởng của aspirin nồng độ cao lên trọng lượng tươi và trọng lượng khô cây chuối già lùn Musa acuminata sau 4 tuần nuôi cấy ............................................. 40 Biểu đồ 3.6. Ảnh hưởng của aspirin nồng độ cao lên trọng lượng tươi và trọng lượng khô cây chuối già lùn Musa acuminata sau 4 tuần nuôi cấy ............................................. 41 Biểu đồ 3.7. Ảnh hưởng của SA nồng độ thấp lên chiều cao của cây chuối già lùn Musa acuminata sau 4 tuần nuôi cấy ................................................................................ 43 Biểu đồ 3.8. Ảnh hưởng của SA nồng độ thấp lên số rễ của cây chuối già lùn Musa acuminata sau 4 tuần nuôi cấy .......................................................................................... 44 Biểu đồ 3.9. Ảnh hưởng của aspirin nồng độ thấp lên chiều cao của cây chuối già lùn Musa acuminata sau 4 tuần nuôi cấy ................................................................................ 46 Biểu đồ 3.10. Ảnh hưởng của aspirin nồng độ thấp lên số rễ của cây chuối già lùn Musa acuminata sau 4 tuần nuôi cấy ................................................................................ 47 Biểu đồ 3.11. Ảnh hưởng của aspirin nồng độ thấp lên số lá và hàm lượng chlorophyll của cây chuối già lùn Musa acuminata sau 4 tuần nuôi cấy ............................................. 47 vi DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT MS : Murashige and Koog (1962) NAA : α – napthalene acetic acid SA : salicylic acid vii LỜI MỞ ĐẦU Đặt vấn đề Việt Nam ta là nước có khí hậu nhiệt đới gió mùa, là điều kiện tốt cho mọi loài sinh vật phát triển. Các loại cây ăn trái ở nước ta ra quả quanh năm, đây cũng là một trong những nguồn hàng được xuất khẩu mang lại lợi nhuận hiện nay. Các loại trái cây nhiệt đới phổ biến mà ta có như chuối, cam, xoài,… trong đó chuối là cây chiếm tỷ trọng khá lớn. Chuối là loại cây có nhiều nguồn dinh dưỡng và lợi ích. Toàn bộ sản phẩm của cây chuối đều có thể sử dụng làm lương thực, thực phẩm, thức ăn gia súc, thuốc nhuộm,… Chuối có rất nhiều loại như: chuối cau, chuối xiêm, chuối ngự,… Trong số đó thì chuối già là loại chuối phổ biến được nhiều người biết đến. Tiêu biểu hơn trong nhóm chuối già là cây chuối già lùn. Chuối già lùn thường được nhân giống bằng phương pháp nhân giống in vtro. Nhân giống in vitro giúp tạo ra cây giống đồng đều về mặt di truyền, sạch bệnh, năng suất cao, chất lượng đảm bảo. Phương pháp này còn có thể rút ngắn vòng đời từ đó kiểm soát được quá trình tăng trưởng của cây và tạo năng suất cao hơn cho người trồng. Để giúp cây sinh trưởng và phát triển nhanh trong môi trường in vitro thường người ta bổ sung thêm các chất như khoáng, vitamin, các chất điều hòa sinh trưởng…vào môi trường để cây tăng khả năng tự phát triển. Salicylic acid (SA) và aspirin là hai chất đã được biết đến và nghiên cứu sử dụng trên nhiều đối tượng. Salicylic acid đã được thử nghiệm qua một số đối tượng như: đậu nành (GutierrezCoronado và cộng sự, 1998); lúa mì (Shakirova và cộng sự, 2003); ngô (Gunes và cộng sự, 2007); Chamomile (Kovacik và cộng sự, 2009)… Hiện SA đã được chứng minh như một chất kích thích tăng trưởng của thực vật. Bên cạnh đó, aspirin là một dẫn xuất của SA nó cũng mang một số đặc tính như SA. Kỹ sư Hứa Quyết chiến đã từng sử dụng dẫn xuất đó để tạo chế phẩm sử dụng cho cây, cũng như tại Đại học Rhode Insland người làm vườn ở đây đã sử dụng aspirin với nồng độ thích hợp cho 1 cây và cho biết rằng cây tăng trưởng nhanh hơn hiệu quả hơn so với cây không được sử dụng. Tuy vậy aspirin còn là chất mới chưa được ứng dụng trực tiếp trong nuôi cấy in vitro. Từ các vấn đề trên, với mong muốn nâng cao hiệu quả tạo giống chuối già lùn năng suất tôi thực hiện đề tài: “Nghiên cứu sự ảnh hưởng của salicylic acid và aspirin trong tăng trưởng của cây chuối già lùn (Musa acuminata) trong điều kiện in vitro”. Mục đích Tìm ra các điều kiện bổ sung thích hợp để nâng cao hiệu quả tạo giống chuối già lùn (Musa acuminata) năng suất. Mục tiêu đề tài Đánh giá khả năng ảnh hưởng của SA và aspirin tác động lên cây chuối già lùn (Musa acuminata) trong phương pháp in vitro. Nội dung đề tài Khảo sát ảnh hưởng của SA lên khả năng tăng trưởng của cây chuối già lùn (Musa acuminata). Khảo sát ảnh hưởng của aspirin lên khả năng tăng trưởng của cây chuối già lùn (Musa acuminata). Phương pháp nghiên cứu Các thí nghiệm được bố trí ngẫu nhiên. Các nghiệm thức được lặp lại 3 lần. Các số liệu thu đựơc xử lý thống kê bằng phần mềm Statgraphics Centurion XV, trắc nghiệm phân hạng các nghiệm thức bằng LSD với độ tin cậy 95%. Số liệu được trình bày bằng biểu đồ trong Microsoft Excel 2010. Kết quả đạt được Thí nghiệm 1: Xác định được nồng độ SA cao thích hợp cho sự tăng trưởng cây chuối già lùn Musa acuminata (0 – 1 mg/l). Thí nghiệm 2: Xác định được nồng độ aspirin cao thích hợp cho sự tăng trưởng cây chuối già lùn Musa acuminata (0 – 1 mg/l). 2 Thí nghiệm 3: Xác định được nồng độ SA thấp thích hợp nhất cho sự tăng trưởng cây chuối già lùn Musa acuminata (0,8 mg/l). Thí nghiệm 4: Xác định được nồng độ aspirin thấp thích hợp nhất cho sự tăng trưởng cây chuối già lùn Musa acuminata (0,8 mg/l). Kết cấu của đồ án tốt nghiệp Đồ án tốt nghiệp bao gồm các chương sau:  Chương 1: Tổng quan tài liệu  Chương 2: Vật liệu và phương pháp  Chương 3: Kết quả và bàn luận  Chương 4: Kết luận và kiến nghị. 3 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU 1.1 Giới thiệu chung về cây chuối già lùn 1.1.1 Giới thiệu Giới : Plantae Ngành : Magnoliophyta Lớp : Liliopsida Bộ : Zingiberales Họ : Musaceae Chi : Musa Loài : Musa acuminata Hình 1.1. Cây chuối già lùn (Musa acuminata) Chuối già có danh pháp hai phần là: Musa acuminata (AAA Group), thuộc họ chuối (Musaceae), chúng thuộc nhóm chuối Cavendish. Đây là giống chuối có giá trị thương mại cao, chiếm 47% tổng sản lượng toàn cầu trong giai đoạn 1998 – 2000 và là giống chuối chiếm sản lượng chính trên thế giới. Chuối được trồng ở các nước như Ấn Độ, Nam Trung Quốc, Malaysia, Việt Nam, các nước Đông Phi,… Các loài chuối hoang dại được tìm thấy rất nhiều ở Đông Nam Á, có thể nói rằng Đông Nam Á là quê hương của chuối. Theo Persley, Gabrielle J và Pamela George (1996) đã đánh giá: “Việt Nam là một trong những trung tâm xuất xứ của các giống chuối Musa spp…, có nhiều loài, giống, và nhân bản… Các giống thương mại xuất khẩu chuối của Việt Nam chủ yếu dựa trên các giống địa phương thuộc nhóm giống chuối Cavendish có nguồn gốc bản địa ở Việt Nam”. 4 1.1.2 Nguồn gốc và phân bố Cây chuối có nguồn gốc từ vùng nhiệt đới Đông Nam Á. Đa số các giống trồng hiện nay là sự kết hợp giữa hai loài hoang dại Musa acuminata (AA) và Musa balbisiana (BB), hay giữa các giống trong cùng một loài với nhau. Hai loài này có kiểu gen nhị bội, thụ tinh được, có cùng số lượng nhiễm sắc thể cơ bản (n=11) nhưng có các đặc điểm hình thái khác nhau (APG II, 2003; Trần Thanh Hương, 2011). Chuối già được trồng nhiều ở các tỉnh Vĩnh Long, Trà Vinh, Bến Tre, Tiền Giang… và được chuyển đi tiêu thụ ở Thành phố Hồ Chí Minh, ra Bắc, sang Trung Quốc và châu Âu. Chuối già lùn đang được trồng nhiều ở thị xã Dĩ An, tỉnh Bình Dương mang lại hiệu quả kinh tế cao cho các hộ trồng giống chuối này. Đặc biệt là giống chuối già lùn Long Tân (xã Long Tân, huyện Nhơn Trạch, tỉnh Đồng Nai) rất nổi tiếng và mang lại nguồn thu nhập cao cho nhiều hộ dân ở đây. Và nhiều tỉnh, thành trong cả nước cũng đã mở rộng diện tích trồng chuối (trong đó có chuối già lùn) vì lợi nhuận cao, nhiều hộ nông dân đã trở nên khá giả, giàu có nhờ vào trồng chuối. 1.1.3 Đặc điểm thực vật học Chuối già thuộc loại cây thân thảo, cao từ 5 đến 6 mét, sống lâu năm, thân cây tròn, thẳng, có bẹ lá, là cây thân mềm, một lá mầm. Cuống hình tròn có khuyết rãnh, lá to, dài. Chuối già có năng suất cao, phẩm chất tốt (hàm lượng đường, axit và vitamin đều cao). Vì vậy, nó là giống được trồng phổ biến trong nhân dân ta. Hiện nay chuối già là giống có ý nghĩa nhất, nó là mặt hàng xuất khẩu chính trong các loại chuối. 1.1.3.1 Rễ Là rễ chùm, có hai loại: rễ ngang và rễ thẳng. ₋ Rễ ngang mọc xung quanh củ chuối và phân bố ở lớp đất mặt từ 0 – 30 cm, phần nhiều tập trung ở độ sâu 0,15 cm, bề ngang rộng tới 2 – 3 cm loại rễ 5 này sinh trưởng khỏe, phân bố rộng, đó là loại rễ quan trọng nhất để hút nước và dinh dưỡng nuôi cây. ₋ Rễ thẳng mọc ở phía dưới củ chuối, ăn sâu 1 – 1,5cm, tác dụng chủ yếu giữ cây đứng vững. Rễ chuối chứa nhiều nước, giòn, mềm, yếu, dễ gãy; sức chịu hạn, chịu úng đều kém so với nhiều loại cây ăn trái khác. Hình 1.2. Rễ cây chuối già lùn 1.1.3.2 Thân Gồm 2 loại: Thân thật và thân giả ₋ Thân thật: Còn được gọi là củ chuối, có hình tròn dẹt và ngắn, khi phát triển đầy đủ có thể rộng 30 cm. Phần bên ngoài xung quanh củ chuối được bao phủ bởi những vết sẹo từ bẹ lá có dạng tròn. Ở đáy mỗi bẹ lá đều có một chồi mầm nhưng chỉ các chồi ở phần giữa củ là phát triển được, có khuynh hướng mọc trồi dần lên. Các sẹo lá mọc rất gần nhau làm thành khoảng cách rất ngắn. Củ chuối sống lâu năm, là cơ quan chủ yếu dự trữ chất dinh dưỡng, đồng thời là nơi để rễ, lá, mầm và cuống hoa mọc ra. Do đó củ chuối to mập là cơ sở đảm bảo cho cây sinh trưởng nhanh, năng suất cao. Xung quanh củ chuối có nhiều mầm ngủ, sau này sẽ phát triển thành cây con. 6 ₋ Thân giả: Thân cây chuối là thân giả, hình trụ do nhiều bẹ lá lồng vào nhau tạo thành. Các bẹ lá cuốn sát nhau tạo thành một khối hình trụ dẻo dai, gồm những khối sợi và những ô rỗng mọng nước. Thân cây chuối cao từ 3 – 6 m. Hình 1.3. Tàn dư của thân thật cây chuối già lùn Hình 1.4. Thân giả cây chuối già lùn 7 1.1.3.3 Lá Lá được sắp xếp theo vòng xoắn và gồm có ba phần: ₋ Bẹ lá: Mọc từ thân chính dưới mặt đất, các bẹ lá cuộn chặt vào nhau tạo nên thân giả. Bẹ lá có nhiều chất xơ và các lổ rỗng, xốp, mọng nước. Tiết diện của bẹ lá hình khăn mỏng, hai bề mặt của bẹ lá nhẳn bóng. Chiều dài của mỗi bẹ lá quyết định chiều cao của thân chính khi lá đã phát triển. ₋ Cuống lá: Từ phần cuối của bẹ cho đến phiến lá, dài khoảng 20 – 40 cm. ₋ Phiến lá: Phiến lá đơn, to, rộng, dài 1 – 2 m, rộng 0,3 – 0,6 m, có cuốn lá chạy dọc đến chóp lá. Phiến lá dể bị rách do giông gió, phiến lá được dùng để lót, gói thực phẩm, gói bánh… Lá chuối phát triển mạnh nhất từ tháng 5 đến tháng 8, mỗi tháng mọc ra 3 – 4 lá, phiến lá to, dày, màu xanh đậm và bóng. Từ tháng 10 trở đi, cách từ 2 – 3 tuần mới ra 1 lá mới, lá thường mỏng, nhỏ, màu xanh nhạt, sinh trưởng chậm. Đến tháng 12 trở đi mỗi tháng chỉ mọc được 1 lá. Hình 1.5. Lá cây chuối già lùn 8 1.1.3.4 Hoa chuối Hoa chuối thuộc loại hoa đủ, có đầy đủ các bộ phận: đế, đài, tràng, nhị, nhụy. Trên chùm hoa có 3 loại hoa: hoa cái, hoa trung tính và hoa đực. ₋ Hoa cái: Có đế hoa rất phát triển, tập trung ở phía gốc cuống buồng, phần này dài nhất (50 – 100 cm). Loại hoa này nở ra trước tiên, nhị cái phát triển, nhị đực thoái hóa. Chỉ có hoa cái là phát triển thành trái được. Do đó, khi trồng, chọn lọc cây giống tốt, chăm bón kịp thời để hình thành nhiều hoa cái là nhân tố quan trọng bảo đảm năng suất cao. ₋ Hoa trung tính: Có đế hoa kém phát triển, chiều dài chỉ bằng 1/2 hoa, nhị đực khá phát triển. Loại hoa này không thành quả được, thường mọc ở giữa các chùm hoa cái và hoa đực, số lượng ít. ₋ Hoa đực: Có nhị đực rất phát triển, dài hơn cả đầu nhụy. Đế hoa chỉ bằng 1/3 chiều dài hoa. Loài hoa này không thể phát triển để cho hoa quả được, thường mọc tập trung ở ngọn của chùm hoa. Phần bắp chuối mà nhân dân ta vẫn có thói quen cắt đi gồm một số ít hoa trung tính và phần chủ yếu là số hoa đực. Hình 1.6. Phát hoa (bắp chuối) già mới nở 9 Hình 1.7. Phát hoa (bắp chuối) già đã nở 1.1.3.5 Quả Quả nằm trên buồng, có từ 6 – 8 nải, mỗi nải khoảng 12 quả. Quả nhỏ, dài, mùi thơm. Khi chưa chín, vỏ vẫn màu xanh nhưng khi chín mùi thì màu vàng. Quả chuối có vị ngọt, tính rất lạnh (tính hàn), không độc. Hình 1.8. Quả chuối già 1.1.4 Đặc điểm sinh học Chuối già GrainNain hay còn gọi là già lùn, thường cao khoảng 1,2 – 1,5 m, cây mập, lá rộng bề ngang, nhưng ngắn hơn chiều dài so với lá chuối già cao, phẩm chất khá. Quả của nó có đặc điểm: vị đậm ngọt, thơm và ngon, cuống quả chắc, vỏ 10
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan