Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Luyện thi - Đề thi Công chức - Viên chức Nội dung ôn tập môn nghiệp vụ chuyên ngành chức danh văn hóa xã hội (lĩnh vực vă...

Tài liệu Nội dung ôn tập môn nghiệp vụ chuyên ngành chức danh văn hóa xã hội (lĩnh vực văn hóa, thể thao

.DOC
31
1669
133

Mô tả:

NỘI DUNG ÔN TẬP MÔN NGHIỆP VỤ CHUYÊN NGÀNH CHỨC DANH: VĂN HÓA-XÃ HỘI (Lĩnh vực: Văn hóa, Thể thao và Du lịch) (Kèm theo Công văn số 596/SNV-XDCQ ngày 04 /12/ 2014 của Sở Nội vụ) Nội dung ôn tập môn thi Viết và môn thi Trắc nghiệm 1. Chiến lược phát triển văn hoá đến năm 2020 (theo Quyết định số 581/QĐ-TTg ngày 06 tháng 5 năm 2009 của Thủ tướng Chính phủ). a) Quan điểm xây dựng và phát triển văn hoá b) Mục tiêu phát triển văn hoá đến năm 2020 c) Nhiệm vụ trọng tâm 2. Đề án “Phát triển văn hóa nông thôn đến năm 2015, định hướng đến năm 2020” (theo Quyết định số 22/QĐ-TTg ngày 05/01/2010 của Thủ tướng Chính phủ). Quan điểm, mục tiêu: I. Quan điểm: II. Mục tiêu: Nội dung của đề án: Giải pháp của Đề án “Phát triển văn hóa nông thôn đến năm 2015, định hướng đến năm 2020: 3. Quyết định số 28/2013/QĐ-UBND, ngày 30/11/2013 của UBND tỉnh về việc ban hành Quy định thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang và lễ hội trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang. ... Điều 3. Những nguyên tắc tổ chức việc cưới, việc tang và lễ hội Điều 4. Tổ chức việc cưới Điều 6. Tổ chức việc tang Điều 9: Tổ chức lễ hội 4. Quyết định số 08 /2014/QĐ-UBND ngày 8 /7/2014 của Ủy ban nhân dân tỉnh quy định Tiêu chí, thang điểm và mức đạt danh hiệu "Gia đình văn hóa", "Thôn, xóm, bản văn hóa", "Tổ dân phố văn hóa" trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang. I. TIÊU CHÍ, THANG ĐIỂM 1. Tiêu chí, thang điểm bình xét danh hiệu "Gia đình văn hóa": Tổng số 100 điểm 5. Thông tư số 12/2010/TT-BVHTTDL, ngày 22/12/2010 của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch quy định mẫu về tổ chức, hoạt động của Trung tâm văn hóa - thể thao xã. ... Điều 5. Nội dung, phương thức hoạt động 6. Thông tư số 12/2011/TT-BVHTTDL, ngày 10/10/2011 Quy định chi tiết tiêu chuẩn, trình tự, thủ tục, hồ sơ công nhân danh hiệu “Gia đình văn hóa”, “Thôn văn 2 hóa”, “Làng văn hóa”, “Ấp văn hóa”, “Bản văn hóa”, “Tổ dân phố văn hóa” và tương đương. Điều 1. Phạm vi điều chỉnh, đối tượng áp dụng Điều 3. Thẩm quyền, thời hạn công nhận Điều 7. Trình tự, thủ tục, hồ sơ công nhận danh hiệu “Gia đình văn hóa” Điều 8. Trình tự, thủ tục, hồ sơ công nhận “Thôn văn hóa”, “Làng văn hóa”, “Ấp văn hóa”, “Bản văn hóa”, “Tổ dân phố văn hóa” và tương đương 7. Thông tư số 17/2011/TT-BVHTTDL, ngày 02/12/2011 của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch quy định chi tiết về tiêu chuẩn, trình tự, thủ tục xét và công nhận "Xã đạt chuẩn văn hóa nông thôn mới". - Tiêu chuẩn “Xã đạt chuẩn văn hóa nông thôn mới” - Trình tự, thủ tục xét và công nhận “Xã đạt chuẩn văn hóa nông thôn mới” 8. Thông tư số 01/2012/TT-BVHTTDL ngày 18/01/2012 của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch quy định chi tiết tiêu chuẩn, trình tự, thủ tục xét và công nhận “Cơ quan đạt chuẩn văn hóa”, “Đơn vị đạt chuẩn văn hóa”, “Doanh nghiệp đạt chuẩn văn hóa”. Tiêu chuẩn công nhận “Cơ quan đạt chuẩn văn hóa”, “Đơn vị đạt chuẩn văn hóa”. Tiêu chuẩn công nhận “Doanh nghiệp đạt chuẩn văn hóa”: Trình tự đăng ký, xét và công nhận “cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp đạt chuẩn văn hóa”. Điều kiện công nhận: Thủ tục công nhận 9. Quyết định số 629/QĐ-TTg, ngày 29/5/2012 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Chiến lược phát triển gia đình Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn 2030. I. Mục tiêu và các chỉ tiêu 1. Mục tiêu chung 2. Mục tiêu cụ thể 10. LuËt Phßng, chèng b¹o lùc gia ®×nh Điều 2. Các hành vi bạo lực gia đình 2 3 1. Chiến lược phát triển văn hoá đến năm 2020 (theo Quyết định số 581/QĐ-TTg ngày 06 tháng 5 năm 2009 của Thủ tướng Chính phủ). a) Quan điểm xây dựng và phát triển văn hoá Từ trước đến nay, Đảng ta luôn luôn khẳng định vị trí và tầm quan trọng của văn hoá trong cách mạng giải phóng dân tộc, trong cách mạng xã hội chủ nghĩa, nhất là trong thời kỳ đổi mới từ Đại hội VI đến nay. Đặc biệt, trong Nghị quyết Trung ương 5 (khoá VIII), Đảng ta đã xác định năm quan điểm chỉ đạo cơ bản sự nghiệp xây dựng và phát triển văn hoá của nước ta: - Văn hoá là nền tảng tinh thần của xã hội, vừa là mục tiêu, vừa là động lực thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội. - Nền văn hoá chúng ta xây dựng là nền văn hoá tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc. - Nền văn hoá Việt Nam là nền văn hoá thống nhất mà đa dạng trong cộng đồng các dân tộc Việt Nam. - Xây dựng và phát triển văn hoá là sự nghiệp của toàn dân do Đảng lãnh đạo, trong đó đội ngũ trí thức giữ vai trò quan trọng. - Văn hoá là một mặt trận; xây dựng và phát triển văn hoá là một sự nghiệp cách mạng lâu dài đòi hỏi phải có ý chí cách mạng và sự kiên trì, thận trọng. Nghị quyết Trung ương 5 (khoá VIII) không những chỉ ra những nhiệm vụ cấp bách trước mắt, mà còn có ý nghĩa chiến lược về xây dựng và phát triển văn hoá của nước ta trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Năm quan điểm chỉ đạo cơ bản đó, cùng với những quan điểm về sự gắn kết giữa nhiệm vụ phát triển kinh tế là trung tâm, xây dựng, chỉnh đốn Đảng là then chốt với không ngừng nâng cao văn hoá – nền tảng tinh thần của xã hội của Kết luận Hội nghị Trung ương 10 (khoá IX) và Nghị quyết Đại hội lần thứ X của Đảng là những quan điểm chỉ đạo và được quán triệt trong Chiến lược phát triển văn hoá đến năm 2020. Trong quá trình tổ chức thực hiện Chiến lược, cần tiếp tục nghiên cứu làm sâu sắc thêm, vận dụng, cụ thể hoá những quan điểm quan trọng này vào trong thực tiễn xây dựng và phát triển văn hoá trong thời kỳ mới. b) Mục tiêu phát triển văn hoá đến năm 2020 Trong giai đoạn từ nay đến năm 2020, mục tiêu trọng tâm của Chiến lược phát triển văn hoá cần phải đạt tới: Một là, hướng mọi hoạt động văn hoá vào việc xây dựng con người Việt Nam phát triển toàn diện về chính trị, tư tưởng, trí tuệ, đạo đức, thể chất, năng lực sáng tạo; tuân thủ pháp luật; có ý thức cộng đồng, lòng nhân ái khoan dung, trọng nghĩa tình, lối sống văn hoá, quan hệ hài hoà trong gia đình, cộng đồng và xã hội, làm cho văn hoá trở thành nhân tố thúc đẩy con người tự hoàn thiện nhân cách, thấm sâu vào toàn bộ đời sống và hoạt động xã hội, vào mọi lĩnh vực sinh hoạt và quan hệ con người trong thời kỳ công nghiệp 3 4 hoá, hiện đại hoá đất nước và hội nhập quốc tế; gắn kết mối quan hệ giữa văn hoá và xây dựng môi trường văn hoá với vấn đề hình thành nhân cách. Hai là, tiếp tục đẩy mạnh công tác bảo tồn, kế thừa và phát huy các giá trị tốt đẹp của văn hoá dân tộc, vừa phát huy mạnh mẽ tính đa dạng, bản sắc độc đáo của văn hoá các dân tộc anh em, vừa kiên trì củng cố và nâng cao tính thống nhất trong đa dạng của văn hoá Việt Nam, tập trung xây dựng những giá trị văn hoá mới, đi đôi với việc mở rộng và chủ động trong giao lưu quốc tế, tiếp nhận có chọn lọc tinh hoa văn hoá thế giới, làm phong phú thêm nền văn hoá dân tộc, bắt kịp sự phát triển của thời đại. Ba là, giải phóng mạnh mẽ năng lực và tiềm năng sáng tạo của mọi người, phát huy cao độ tính sáng tạo của trí thức, văn nghệ sĩ; đào tạo tài năng văn hoá, nghệ thuật; tạo cơ chế, chính sách và cơ sở vật chất để có nhiều sản phẩm văn hoá, nghệ thuật chất lượng cao xứng tầm với dân tộc và thời đại; nghiên cứu toàn diện và có hệ thống về lý luận và thực tiễn việc xây dựng và phát triển nền văn hoá Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá và hội nhập quốc tế. Bốn là, tạo mọi điều kiện nâng cao mức hưởng thụ và tham gia hoạt động, sáng tạo văn hoá của nhân dân; phấn đấu từng bước thu hẹp sự chênh lệch về hưởng thụ văn hoá, nghệ thuật giữa thành thị và nông thôn, giữa đồng bằng và miền núi, vùng đồng bào các dân tộc thiểu số, vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo. Năm là, đi đôi với việc tăng cường đầu tư của Nhà nước, đẩy mạnh xã hội hoá các hoạt động văn hoá, huy động mọi nguồn lực cho phát triển văn hoá, coi đầu tư cho văn hoá là đầu tư cho con người, đầu tư cho phát triển bền vững, gắn kết giữa nhiệm vụ phát triển kinh tế với phát triển văn hoá, làm cho văn hoá tham gia tích cực vào việc thực hiện mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh” của đất nước. c) Nhiệm vụ trọng tâm - Xây dựng con người, lối sống văn hoá. Xây dựng con người toàn diện, có đủ phẩm chất (về tư tưởng, đạo đức, lối sống và nhân cách văn hoá) đáp ứng yêu cầu thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước và hội nhập quốc tế là nhiệm vụ hàng đầu, quan trọng thường xuyên, vừa cấp bách, vừa cơ bản, lâu dài của sự nghiệp phát triển văn hoá nước ta. Xây dựng con người Việt Nam trong giai đoạn cách mạng mới với những đức tính sau: + Có tinh thần yêu nước, tự cường dân tộc, phát huy nội lực, có ý chí vươn lên đưa đất nước thoát khỏi nghèo nàn, lạc hậu và tụt hậu. + Có lối sống lành mạnh, nếp sống văn minh, cần kiệm, trung thực, nhân nghĩa, tuân thủ pháp luật, tôn trọng quy ước của cộng đồng, chăm lo xây dựng cộng đồng. + Không ngừng nâng cao tri thức, học tập suốt đời; biết suy nghĩ độc lập và tự chịu trách nhiệm, đồng thời có tinh thần hợp tác, làm việc hiệu quả trong tổ chức, theo nhóm chuyên môn; có tư duy cởi mở với cái mới, không ngại đương đầu với thách thức; năng động, sáng tạo; nỗ lực tiếp cận và vận dụng những kiến thức tiên tiến nhất của khoa học, công nghệ thế giới phục vụ phát triển đất nước; rèn luyện thể lực, nâng cao thể trạng; tu dưỡng, bồi bổ cả kiến thức, kỹ năng nghề nghiệp và đạo làm người. + Xây dựng gia đình đoàn kết, hoà thuận, bình đẳng, hạnh phúc, kỷ cương, nền nếp, đời sống kinh tế ổn định và phát triển; kế thừa và phát huy các giá trị truyền thống tốt đẹp của gia đình Việt Nam, tiếp thu có chọn lọc các giá trị tiên tiến của gia đình trong xã hội phát triển để mỗi gia đình Việt Nam thực sự là tổ ấm của mỗi người và là tế bào lành mạnh 4 5 của xã hội. Phát huy tinh thần tương thân tương ái, tự nguyện, tính tự quản, dân chủ và năng lực làm chủ trong sinh hoạt cộng đồng, xây dựng môi trường xã hội lành mạnh, bảo vệ môi trường sinh thái. - Hoàn thiện hệ thống thể chế và thiết chế văn hoá. Hoàn chỉnh hệ thống các văn bản pháp luật và cơ chế, chính sách về văn hoá, nghệ thuật một cách toàn diện, đồng bộ trên mọi lĩnh vực của đời sống văn hoá phù hợp với đường lối của Đảng, Nhà nước và pháp luật Việt Nam; điều chỉnh, bổ sung những chính sách đã ban hành cho phù hợp với thực tiễn phát triển của đất nước và với những cam kết quốc tế; loại bỏ những cơ chế, chính sách không còn phù hợp, cản trở sự phát triển. Thực hiện đồng bộ, tạo được bước chuyển biến rõ rệt trong công tác cải cách hành chính, chấn chỉnh lề lối và đổi mới phương thức làm việc; hiện đại hoá công sở và ứng dụng công nghệ thông tin phục vụ hoạt động của Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch; phân cấp cụ thể trách nhiệm quản lý về văn hoá cho các địa phương. Ban hành tiêu chuẩn, quy chuẩn chuyên môn, nghiệp vụ của ngạch viên chức thuộc Bộ và của người đứng đầu cơ quan chuyên môn thuộc ngành, lĩnh vực của Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương. Xây dựng đồng bộ và nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của các thiết chế văn hoá cộng đồng. Phấn đấu đến năm 2015, 100% số tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có đủ các thiết chế văn hoá; đến năm 2015 và 2020, 90 - 100% số quận, huyện, thị xã có nhà văn hoá và thư viện; 80 - 90% số xã, thị trấn có nhà văn hoá; 60 - 70% số làng, bản, ấp có nhà văn hoá. Xây dựng một số công trình văn hoá xứng tầm với thời đại tại Thủ đô Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh và một số thành phố lớn của cả nước. Đầu tư chiều sâu trang thiết bị, công nghệ hiện đại để nâng cao chất lượng các sản phẩm văn hoá đáp ứng yêu cầu trong nước và xuất khẩu ra nước ngoài. Chuẩn hoá nghiệp vụ và áp dụng rộng rãi các chuẩn quốc gia và quốc tế nhằm đạt trình độ công nghệ ngày càng cao, chất lượng hoạt động và sản phẩm văn hoá chất lượng cao. 2. Đề án “Phát triển văn hóa nông thôn đến năm 2015, định hướng đến năm 2020” (theo Quyết định số 22/QĐ-TTg ngày 05/01/2010 của Thủ tướng Chính phủ). I. Quan điểm: 1. Gắn phát triển văn hóa nông thôn với phát triển nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới theo tinh thần Nghị quyết Hội nghị lần thứ 7 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa X về nông nghiệp, nông dân, nông thôn. 2. Phát triển văn hóa nông thôn trên cơ sở kế thừa những kết quả, thành tựu đã đạt được trong công tác xây dựng đời sống văn hóa cơ sở ở nông thôn; việc xây dựng nông thôn văn minh, hiện đại phải bảo tồn, giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc, phù hợp từng vùng, miền, từng dân tộc; đồng thời, cụ thể hóa thực hiện Bộ Tiêu chí quốc gia về xây dựng nông thôn mới quy định tại Quyết định số 491/QĐ-TTg ngày 16 tháng 4 năm 2009 của Thủ tướng Chính phủ. 3. Thực hiện phát triển văn hóa nông thôn theo phương châm phát huy vai trò chủ động của cộng đồng dân cư địa phương là chính. Nhà nước đóng vai trò hướng dẫn và hỗ trợ; đồng thời có cơ chế chính sách khuyến khích đầu tư, thu hút các nguồn lực xã hội hóa, huy động đóng góp của nhân dân để phát triển văn hóa nông thôn. II. Mục tiêu: 1. Mục tiêu tổng quát 5 6 Nâng cao nhận thức và ý thức chấp hành pháp luật và các quy định về văn hóa của người dân ở nông thôn; xây dựng, củng cố và phát triển hệ thống thiết chế văn hóa, thể thao cơ sở, tạo điều kiện để người dân ở nông thôn nâng cao mức hưởng thụ, tham gia hoạt động và sáng tạo văn hóa; nâng cao chất lượng phong trào xây dựng gia đình văn hóa, làng văn hóa, thực hiện các tiêu chí phát triển văn hóa nông thôn mới cấp xã, tạo nền tảng vững chắc để phát triển văn hóa nông thôn mới trên địa bàn xã; xây dựng con người, gia đình, cộng đồng nông thôn và môi trường văn hóa nông thôn lành mạnh, phong phú, giàu bản sắc văn hóa dân tộc, tạo động lực thúc đẩy phát triển nông nghiệp và xã hội nông thôn mới. 2. Mục tiêu cụ thể đến năm 2015 a) Đối với vùng đồng bằng: - 50% người dân ở nông thôn tham gia thường xuyên vào các hoạt động văn hóa, thể thao, trong đó 25% dân số nông thôn luyện tập thể dục, thể thao thường xuyên; - 70% nhà văn hóa và khu thể thao xã và 70% nhà văn hóa, khu thể thao thôn đạt chuẩn theo quy định của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch; - 70% gia đình giữ vững và phát huy danh hiệu “Gia đình văn hóa”, trong đó có 15% gia đình văn hóa ở nông thôn làm giầu từ sản xuất nông nghiệp hàng hóa; - 60% làng (thôn, ấp, bản) giữ vững và phát huy danh hiệu (Làng văn hóa”, trong đó 40% làng (thôn, ấp, bản) văn hóa đạt chuẩn cơ sở vật chất, hạ tầng kinh tế - xã hội nông thôn mới; - 80% nông dân được phổ biến pháp luật và các quy định về văn hóa; - 90% cán bộ văn hóa, thể thao ở nông thôn được đào tạo, bồi dưỡng, tập huấn về nghiệp vụ. b) Đối với vùng miền núi, hải đảo, biên giới: - 30% người dân ở nông thôn tham gia thường xuyên vào các hoạt động văn hóa, thể thao, trong đó: 15% dân số nông thôn luyện tập thể dục, thể thao thường xuyên; - 50% nhà văn hóa và khu thể thao xã và 50% nhà văn hóa, khu thể thao thôn đạt chuẩn theo quy định của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch; - 60% gia đình giữ vững và phát huy danh hiệu “Gia đình văn hóa”, trong đó 5% gia đình văn hóa ở nông thôn làm giàu từ sản xuất nông nghiệp hàng hóa; - 50% làng (thôn, ấp, bản) giữ vững và phát huy danh hiệu “Làng văn hóa”, trong đó 15% làng (thôn, ấp, bản) văn hóa đạt chuẩn cơ sở vật chất, hạ tầng kinh tế - xã hội nông thôn mới; - 70% nông dân được phổ biến pháp luật và các quy định về văn hóa; - 80% cán bộ văn hóa, thể thao ở nông thôn được đào tạo, bồi dưỡng, tập huấn về nghiệp vụ. 3. Định hướng đến năm 2020: a) Tiếp tục củng cố và nâng cao tỷ lệ các chỉ tiêu đạt được trong giai đoạn từ năm 2010 đến năm 2015. b) Phấn đấu đạt được các tiêu chí về xây dựng văn hóa nông thôn mới cấp xã. - 100% thôn có nhà văn hóa và khu thể thao đạt quy định của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch; - 70% số thôn, bản trở lên đạt tiêu chuẩn làng văn hóa theo quy định của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch. Nội dung của đề án: 1. Nâng cao chất lượng gia đình văn hóa 6 7 a) Nâng cao nhận thức của người dân về văn hóa gia đình, tiêu chuẩn công nhận danh hiệu gia đình văn hóa, ý thức tự nguyện, tự giác của các gia đình trong việc xây dựng, giữ vững và phát huy danh hiệu “Gia đình văn hóa”; phổ biến nhân rộng mô hình gia đình văn hóa ở nông thôn làm giàu từ sản xuất nông nghiệp hàng hóa và dịch vụ nông thôn. b) Xây dựng gia đình văn hóa điển hình, mẫu mực ở nông thôn: Hòa thuận, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc, kỷ cương, nề nếp, có đời sống kinh tế ổn định và phát triển, kế thừa và phát huy các giá trị truyền thống tốt đẹp của gia đình Việt Nam, tiếp thu có chọn lọc các giá trị tiên tiến của gia đình trong xã hội phát triển, có tinh thần tương thân, tương ái, tính tự quản, dân chủ và năng lực làm chủ trong sinh hoạt cộng đồng. 2. Nâng cao chất lượng làng văn hóa a) Nâng cao nhận thức của người dân về ý nghĩa văn hóa làng (thôn, ấp, bản), tiêu chuẩn công nhận làng văn hóa, ý thức và vai trò tự quản của các cộng đồng dân cư trong việc xây dựng, giữ vững và phát huy danh hiệu “Làng văn hóa”; phổ biến nhân rộng mô hình làng văn hóa chuyển đổi cơ cấu kinh tế, phát triển ngành nghề phụ; huy động được nội lực của người dân nông thôn xây dựng cơ sở vật chất, hạ tầng kinh tế - xã hội nông thôn mới. b) Xây dựng làng (thôn, ấp, bản) văn hóa bền vững, thực sự là những điểm sáng về văn hóa ở nông thôn: Thực hiện tốt nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang và lễ hội; bài trừ tệ nạn xã hội, mê tín dị đoan; nâng cao mức hưởng thụ về văn hóa, thu hút người dân nông thôn tham gia vào các hoạt động văn hóa, thể thao trên địa bàn; xây dựng cộng đồng nông thôn ổn định về chính trị, dân chủ, hòa thuận, nhân ái giầu bản sắc dân tộc, có môi trường xanh – sạch – đẹp – an toàn. 3. Thực hiện tiêu chí phát triển văn hóa nông thôn mới cấp xã a) Nhà văn hóa và khu thể thao xã đạt chuẩn theo quy định của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch. b) Có từ 70% số thôn, bản trở lên đạt tiêu chuẩn làng văn hóa theo quy định của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch. c) 100% thôn có nhà văn hóa và khu thể thao đạt quy định của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch. d) Môi trường đạt chuẩn theo quy định của Bộ Tài nguyên và Môi trường. đ) Thực hiện tốt quy chế dân chủ ở cơ sở, giữ vững an ninh trật tự, an toàn xã hội; xã đạt danh hiệu lành mạnh không có tệ nạn xã hội. e) Bảo vệ tốt di tích lịch sử, văn hóa, cảnh quan thiên nhiên và các di sản văn hóa dân tộc. g) Làm tốt công tác chỉ đạo, triển khai thực hiện phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” và cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư”. 4. Hoàn thiện hệ thống thiết chế và hoạt động văn hóa, thể thao ở nông thôn. a) Hoàn thiện trung tâm văn hóa, thể thao xã: - Đảm bảo diện tích đất sử dụng theo đúng quy hoạch phát triển hệ thống thiết chế văn hóa cơ sở; - Từng bước xây dựng các thiết chế: Đài truyền thanh, thư viện, phòng thông tin, các câu lạc bộ, trung tâm học tập cộng đồng, nhà tập luyện và thi đấu thể thao, sân tập ngoài trời thuộc trung tâm văn hóa, thể thao xã; - Đổi mới nội dung, phương thức hoạt động, khai thác, quản lý và phát huy hiệu quả trung tâm văn hóa, thể thao xã. 7 8 b) Xây dựng nhà văn hóa, khu thể thao cấp thôn: - Phát triển nhà văn hóa, khu thể thao ở cấp thôn gắn với phong trào xây dựng làng (thôn, ấp, bản) văn hóa; - Xây dựng hạt nhân văn hóa, thể thao làm nòng cốt để duy trì thường xuyên các hoạt động của nhà văn hóa, khu thể thao cấp thôn. c) Tăng cường và nâng cao chất lượng các hoạt động văn hóa, thể thao ở nông thôn: - Tăng cường các hoạt động sáng tác và phổ biến các tác phẩm văn hóa – nghệ thuật, các chương trình tuyên truyền về đề tài nông nghiệp, nông dân, nông thôn; - Tăng cường hoạt động của các đơn vị sự nghiệp văn hóa nhà nước, đưa các chương trình hoạt động văn hóa, nghệ thuật phục vụ đồng bào vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo, vùng đồng bào dân tộc thiểu số; - Tăng cường đào tạo, tập huấn về nghiệp vụ cho cán bộ văn hóa – xã hội cấp xã và hạt nhân văn hóa cơ sở cấp thôn; - Tạo điều kiện để người dân ở nông thôn tham gia sáng tạo, bảo tồn và truyền dạy các loại hình văn nghệ dân gian truyền thống; - Tổ chức tốt các hoạt động văn hóa, thể thao ở nông thôn: liên hoan, hội diễn văn nghệ quần chúng, hội thi các môn thể thao ở nông thôn. Giải pháp của Đề án “Phát triển văn hóa nông thôn đến năm 2015, định hướng đến năm 2020: 1. Nâng cao hiệu quả lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức thực hiện nhiệm vụ phát triển văn hóa nông thôn a) Đẩy mạnh các hoạt động tuyên truyền, giáo dục, góp phần nâng cao nhận thức của các cấp, các ngành, đoàn thể từ Trung ương đến cơ sở và người dân ở nông thôn về văn hóa và nhiệm vụ phát triển văn hóa nông thôn; phát huy tinh thần chủ động, tích cực, nỗ lực của người dân và vai trò tự quản của cộng đồng nông thôn trong quá trình phát triển văn hóa nông thôn. b) Đưa mục tiêu, nhiệm vụ phát triển văn hóa nông thôn vào Nghị quyết của các cấp ủy Đảng, kế hoạch nhà nước ở các cấp để tập trung lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện. c) Tăng cường sự phối hợp, hỗ trợ của Mặt trận Tổ quốc và đoàn thể ở các cấp thực hiện mục tiêu phát triển văn hóa nông thôn. d) Tăng cường các hoạt động kiểm tra, hướng dẫn, tập huấn nghiệp vụ; nâng cao chất lượng phong trào xây dựng gia đình văn hóa, làng văn hóa, xây dựng và nhân rộng mô hình, điển hình tiên tiến; nghiên cứu và tổng kết, đúc rút kinh nghiệm thực tiễn về phát triển văn hóa nông thôn. đ) Đổi mới phương thức chỉ đạo, triển khai thực hiện nhiệm vụ phát triển văn hóa nông thôn; phương thức tuyên truyền, vận động, tập hợp người dân ở nông thôn tham gia xây dựng đời sống văn hóa. 2. Tăng cường nguồn lực phát triển văn hóa nông thôn a) Tiếp tục thực hiện hiệu quả phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” và cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư” xem đây là giải pháp quan trọng để huy động sức mạnh tổng hợp của các nguồn lực cho sự phát triển văn hóa nông thôn. b) Ngân sách địa phương (tỉnh, huyện, xã) đầu tư 100% kinh phí xây dựng trung tâm văn hóa, thể thao xã; hỗ trợ xây dựng nhà văn hóa, sân thể thao cấp thôn, ưu tiên vùng có 8 9 hoàn cảnh đặc biệt, vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo và vùng đồng bằng dân tộc thiểu số. c) Tiếp tục thực hiện chính sách khuyến khích xã hội hóa và tạo điều kiện để các cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp đầu tư xây dựng cơ sở hoạt động văn hóa, thể thao, vui chơi giải trí trên địa bàn nông thôn theo quy định tại Nghị định 69/2008/NĐ-CP ngày 30 tháng 5 năm 2008 của Chính phủ về chính sách khuyến khích xã hội hóa đối với các hoạt động trong lĩnh vực giáo dục, dạy nghề, y tế, văn hóa, thể thao, môi trường. d) Xây dựng, quản lý và sử dụng có hiệu quả “Quỹ phát triển văn hóa nông thôn” nhằm huy động các nguồn lực cho sự phát triển văn hóa nông thôn; lồng ghép Chương trình mục tiêu quốc gia về văn hóa, các chương trình, dự án phát triển kinh tế - xã hội nông thôn, nhiệm vụ phát triển sự nghiệp văn hóa, thể thao và du lịch ở các cấp với việc thực hiện mục tiêu phát triển văn hóa nông thôn. đ) Đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ văn hóa, thể thao ở cơ sở. 3. Quyết định số 28/2013/QĐ-UBND, ngày 30/11/2013 của UBND tỉnh về việc ban hành Quy định thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang và lễ hội trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang. ... Điều 3. Những nguyên tắc tổ chức việc cưới, việc tang và lễ hội Điều 4. Tổ chức việc cưới Điều 6. Tổ chức việc tang Điều 9: Tổ chức lễ hội Điều 3. Những nguyên tắc tổ chức việc cưới, việc tang và lễ hội 1. Thực hiện theo quy định tại Điều 2, Thông tư số 04/2011/TT-BVHTTDL ngày 21/01/2011 của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Quy định về việc thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang và lễ hội. 2. Không gây mất trật tự, an ninh xã hội; giữ gìn sự yên tĩnh về ban đêm; không lợi dụng để thực hiện các hành vi trái pháp luật. 3. Không lợi dụng việc cưới, việc tang, lễ hội để trục lợi cá nhân. 4. Không được dựng rạp dưới lòng đường để tổ chức việc cưới, việc tang. 5. Không sử dụng thời gian làm việc, công quỹ, phương tiện của cơ quan đi đám cưới, đám tang, lễ hội (trừ cơ quan làm nhiệm vụ). 6. Không mở nhạc trước 6 giờ sáng và sau 22 giờ đêm. Âm thanh trong tổ chức việc cưới, việc tang phải đảm bảo không vượt quá độ ồn cho phép theo quy định tại QCVN 26:2010/BTNMT về Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về tiếng ồn, ban hành kèm theo Thông tư số 39/2010/TT-BTNMT, ngày 16/12/2010 của Bộ Tài nguyên và Môi trường, cụ thể như sau: a) Khu vực đặc biệt: Trong hàng rào của các cơ sở y tế, thư viện, nhà trẻ trường học, nhà thờ, đình, chùa và các khu vực có quy định đặc biệt khác. - Từ 6 giờ đến 21 giờ: 55 đề - xi - ben. - Từ 21 giờ đến 22 giờ: 45 đề - xi - ben. b) Khu vực thông thường: Khu chung cư, các nhà ở riêng lẻ nằm cách biệt hoặc liền kề khách sạn, nhà nghỉ, cơ quan hành chính. - Từ 6 giờ đến 21 giờ: 70 đề - xi - ben. - Từ 21 giờ đến 22 giờ: 55 đề - xi - ben. 9 10 Chương II NHỮNG QUY ĐỊNH THỰC HIỆN NẾP SỐNG VĂN MINH TRONG VIỆC CƯỚI Điều 4. Tổ chức việc cưới 1. Về đăng ký kết hôn. a) Lễ đăng ký kết hôn: Đôi nam nữ để trở thành vợ chồng phải đăng ký kết hôn tại Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi cư trú của một trong hai người theo quy định của pháp luật. Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn có trách nhiệm hướng dẫn và tổ chức việc đăng ký kết hôn theo đúng thủ tục pháp luật quy định. b) Trao giấy chứng nhận kết hôn: Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn có trách nhiệm tổ chức trao giấy chứng nhận kết hôn cho đôi nam nữ đã hoàn thành thủ tục đăng ký kết hôn, thể hiện sự thừa nhận kết hôn hợp pháp của Nhà nước và pháp luật. 2. Về tổ chức lễ cưới. a) Tổ chức lễ cưới phải theo các quy định của pháp luật về hôn nhân, gia đình về đăng ký, quản lý hộ tịch và các quy định pháp luật khác có liên quan. b) Tổ chức lễ cưới phải trang trọng, lành mạnh, tiết kiệm và phù hợp với truyền thống văn hóa của mỗi dân tộc, phong tục tập quán của thôn, xóm, bản, tổ dân phố và điều kiện của mỗi gia đình. c) Tổ chức tiệc cưới (tiệc trà hoặc tiệc mặn) thực hiện trong một ngày, không tổ chức tiệc cưới nhiều ngày. 3. Trách nhiệm của hộ gia đình, cá nhân trong tổ chức việc cưới. a) Hộ gia đình, cá nhân trước khi tổ chức cưới cho con hoặc bản thân phải thông báo với Trưởng thôn, bản, tổ trưởng tổ dân phố về số lượng khách mời, địa điểm, thời gian tổ chức việc cưới. b) Cán bộ, công chức, viên chức nhà nước, sỹ quan, chiến sĩ các lực lượng vũ trang khi tổ chức cưới cho bản thân hoặc con, ngoài việc phải thông báo với Trưởng thôn, bản, tổ dân phố nơi cư trú còn phải báo cáo với thủ trưởng cơ quan, đơn vị trực tiếp quản lý về số lượng khách mời, địa điểm, thời gian tổ chức tiệc cưới; đặc biệt, cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp phải gương mẫu, đi đầu trong thực hiện tổ chức cưới cho con hoặc bản thân. 4. Những việc không được làm trong việc cưới, gồm: Lợi dụng chức vụ, địa vị xã hội để mời khách dự tiệc cưới tràn lan; tổ chức tiệc cưới ở cơ quan, công sở; mời cưới, dự cưới trong giờ làm việc; sử dụng công quỹ của cơ quan, đơn vị để làm quà mừng cưới; sử dụng xe công đón, đưa dâu, đi dự, phục vụ đám cưới. Điều 6. Tổ chức việc tang Các tổ chức, cá nhân, hộ gia đình khi tổ chức việc tang phải tuân theo các quy định sau đây: 1. Khai tử: Việc đăng ký khai tử thực hiện theo đúng quy định hiện hành của Nhà nước. Trường hợp người chết không có gia đình, người thân thì những người hàng xóm, người cùng làm việc hoặc người phát hiện có người chết có trách nhiệm báo cho chính quyền cơ sở hoặc cơ quan, đơn vị biết để kịp thời giải quyết. Chính quyền cơ sở cùng các đoàn thể hoặc cơ quan, đơn vị và bà con hàng xóm nơi có người chết có trách nhiệm tổ chức, lo liệu đám tang chu đáo. 2. Tổ chức lễ tang: Tổ chức tang lễ cần chu đáo, trang nghiêm, gọn nhẹ, tiết kiệm; ăn, uống trong lễ tang chỉ thực hiện trong nội bộ gia đình, dòng họ. Thực hiện đúng quy định 10 11 của pháp luật về quản lý hộ tịch, vệ sinh môi trường, vệ sinh an toàn thực phẩm và các quy định pháp luật khác có liên quan và những quy định trong quy ước, hương ước của thôn, bản, tổ dân phố về việc tang. a) Đối với nhân dân: Trưởng (phó) thôn, bản, tổ dân phố chủ trì, cùng đại diện Hội người cao tuổi, Ban công tác Mặt trận và các đoàn thể ở thôn, bản phối hợp với gia đình có người chết để lập Ban tổ chức lễ tang. Trưởng Ban tổ chức lễ tang là trưởng (phó) thôn, bản, tổ dân phố. Ban tổ chức lễ tang có trách nhiệm giúp gia đình có người qua đời tổ chức lễ tang phù hợp với phong tục của từng vùng, từng dân tộc, dòng họ. b) Đối với cán bộ, công chức, viên chức thực hiện theo quy định hiện hành của Nhà nước. c) Đối với cán bộ thuộc diện Ban Thường vụ Tỉnh ủy quản lý thực hiện theo Quy định hiện hành của Ban Thường vụ Tỉnh ủy Tuyên Quang. d) Đối với quân nhân, công nhân viên chức quốc phòng hy sinh, từ trần thực hiện theo văn bản hiện hành. Lễ tang đối với cán bộ công an nhân dân đương chức khi từ trần thực hiện theo văn bản quy định của Bộ Công an. 3. Đưa tang: Không rải tiền Việt Nam, các loại tiền của nước ngoài và rắc vàng mã trên đường đưa tang. 4. Mai táng: Người chết phải được mai táng trong nghĩa trang. Việc mai táng thực hiện theo quy định của Chính phủ và của Ủy ban nhân dân tỉnh. Việc xây mộ phải thực hiện theo quy định của Bộ Xây dựng. 5. Một số quy định khác trong tổ chức việc tang. a) Việc quàn ướp, khâm niệm, vận chuyển thi hài, hài cốt phục vụ mục đích mai táng, hỏa táng; vệ sinh trong mai táng, hỏa táng và vệ sinh trong xây dựng, quản lý, sử dụng nghĩa trang, nhà hỏa táng phải thực hiện theoquy định tại Thông tư số 02/2009/TT-BYT ngày 26 tháng 5 năm 2009 của Bộ Y tế về hướng dẫn vệ sinh trong hoạt động mai táng và hỏa táng. Lưu ý đối với một số trường hợp sau: - Người chết vì các nguyên nhân thông thường, mai táng trong thời gian chậm nhất không quá 48 giờ, kể từ khi chết. - Trường hợp người chết vì bệnh truyền nhiễm (theo xác định của cơ quan y tế), mai táng trong thời gian chậm nhất không quá 24 giờ, kể từ khi chết. - Đối với thi hài khi được phát hiện đã bị thối rữa, mai táng trong thời gian chậm nhất không quá 12 giờ, nếu phải quàn ướp thi hài lâu hơn để nhận dạng hoặc xác định nguyên nhân chết thì người đề nghị gia hạn thời gian quàn ướp phải liên hệ với cơ quan y tế địa phương nơi gần nhất để được hướng dẫn các biện pháp quàn ướp, cách ly tránh ô nhiễm môi trường và phát sinh dịch bệnh. b) Thời gian để tang tùy mỗi gia đình, nhưng việc để tang không cản trở mọi người trong gia đình có tang thực hiện nghĩa vụ công dân. c) Lễ cúng, giỗ, thực hiện theo phong tục truyền thống của từng vùng, từng dân tộc, tôn giáo, dòng họ và chỉ tổ chức trong nội bộ gia đình, dòng họ. 6. Không trục lợi việc tang để tự ý xây dựng các thiết chế phục vụ việc tang trái với quy định của Nhà nước. Điều 9: Tổ chức lễ hội 1. Lễ hội phải được tổ chức trang trọng, chu đáo, an toàn, tiết kiệm, không phô trương hình thức và phù hợp với truyền thống văn hóa dân tộc. Khuyến khích người tham dự lễ hội mặc trang phục theo từng dân tộc, gọn gàng, lịch sự, tạo không khí trang trọng, 11 12 vui tươi của lễ hội. Nội dung tổ chức lễ hội được chia làm hai phần: a) Phần lễ: Tổ chức các nghi thức truyền thống mang nội dung, hình thức bảo đảm yếu tố lịch sử và có ý nghĩa giáo dục. b) Phần hội: Tổ chức các hoạt động văn hóa truyền thống, các trò chơi dân gian, biểu diễn văn nghệ quần chúng, thi đấu thể thao... có nội dung lành mạnh, bổ ích, phù hợp với quy mô, tính chất, đặc điểm của lễ hội. 2. Thời gian tổ chức lễ hội: Thời gian tổ chức lễ hội không quá 3 ngày (trường hợp đặc biệt phải báo cáo, xin ý kiến Ủy ban nhân dân tỉnh). 3. Kinh phí tổ chức lễ hội chủ yếu sử dụng từ nguồn xã hội hóa, việc sử dụng ngân sách phải được bố trí trong kế hoạch theo phân cấp và quy mô lễ hội. Không tổ chức lễ hội tốn kém, lãng phí, vượt quá khả năng đóng góp của nhân dân và ngân sách địa phương; không lợi dụng tổ chức lễ hội để trục lợi. Đối với lễ hội dân gian cổ truyền, chỉ sử dụng kinh phí từ nguồn xã hội hóa. 4. Lễ hội gắn với di tích lịch sử, văn hóa, Ban Tổ chức phải có quy định bảo vệ di tích, giữ gìn cảnh quan, môi trường phù hợp. 5. Nguồn thu từ công đức, từ thiện, tài trợ và nguồn thu khác từ việc tổ chức lễ hội phải được quản lý, sử dụng công khai theo đúng quy định của pháp luật. 4. Quyết định số 08 /2014/QĐ-UBND ngày 8 /7/2014 của Ủy ban nhân dân tỉnh quy định Tiêu chí, thang điểm và mức đạt danh hiệu "Gia đình văn hóa", "Thôn, xóm, bản văn hóa", "Tổ dân phố văn hóa" trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang. I. TIÊU CHÍ, THANG ĐIỂM 1. Tiêu chí, thang điểm bình xét danh hiệu "Gia đình văn hóa": Tổng số 100 điểm Tiêu chuẩn Nội dung tiêu chí 1 Tiêu chuẩn I (40 điểm): Gương mẫu chấp hành đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; tích cực tham gia 2 3 4 Thực hiện tốt các đường lối, chủ trương, Nghị quyết của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước (về bảo vệ và phát triển rừng, quản lý đất đai, quản lý tài nguyên khoáng sản, hôn nhân và gia đình, tín ngưỡng, tôn giáo, giao thông đường bộ, thuế, dân sự, bảo vệ và chăm sóc sức khỏe bà mẹ, trẻ em...) trong năm bình xét Gia đình không có người buôn bán, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng ma túy; không tàng trữ, lưu hành, sử dụng sách, báo, tranh, ảnh, băng, đĩa có nội dung không lành mạnh; không chứa chấp, hoạt động mại dâm; không tổ chức và tham gia đánh bạc, trộm cắp... bị phát hiện và xử lý dưới mọi hình thức trong năm bình xét Không có người vi phạm pháp luật về trật tự an toàn giao thông (từ 02 lần trở lên) bị xử lý và thông báo về nơi cư trú, công tác, học tập Tham gia tích cực các hoạt động xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư; các phong trào thi đua; các sinh hoạt, hội họp ở cộng đồng Điểm tiêu chí 4 điểm 4 điểm 4 điểm 4 điểm 12 13 các phong trào thi đua của địa phương 5 6 7 8 9 1 2 3 4 Tiêu chuẩn II (50 điểm): Gia đình hòa thuận, hạnh phúc, tiến bộ, tương trợ giúp đỡ mọi người trong cộng đồng 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 Gia đình không có người khiếu nại trái pháp luật hoặc tham gia khiếu nại đông người trái pháp luật Gia đình không vi phạm các quy định về thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang và lễ hội Thực hiện tốt chuẩn mực đạo đức theo tư tưởng, tấm gương đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh như: Không vi phạm vào quy ước thôn, bản, tổ dân phố Không có hành vi vi phạm an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, nếp sống văn hóa nơi công cộng Gia đình tích cực tham gia đấu tranh phòng, chống các tệ nạn xã hội (nghiện hút, cờ bạc, trộm cắp, mại dâm…) Gia đình không có người xâm hại, tham gia bảo vệ, giữ gìn các di tích lịch sử văn hoá, danh lam thắng cảnh, công trình văn hoá công cộng Gia đình thực hiện khai báo tạm trú, tạm vắng theo quy định Gia đình dự họp thôn, bản đầy đủ Ông bà, bố mẹ, vợ chồng, anh em hoà thuận, gia đình nền nếp Vợ chồng thực hiện sinh con theo đúng quy định của Nhà nước Gia đình không xích mích, bất hoà với xóm giềng; không xẩy ra bạo lực gia đình dưới mọi hình thức, thực hiện bình đẳng giới Không buộc, nhốt gia súc, gia cầm dưới gầm sàn, không thả rông gia súc phá hoại sản xuất Sử dụng nước hợp vệ sinh Có nhà tắm hợp vệ sinh Có hố xí hợp vệ sinh Nhà ở gọn gàng, ngăn nắp, sạch sẽ... Gia đình không làm mất vệ sinh môi trường, thường xuyên tham gia vệ sinh đường làng, ngõ xóm Nuôi con khỏe, dạy con ngoan Chăm sóc người già chu đáo Can ngăn, hoà giải khi xóm giềng bất hoà Giúp đỡ xóm giềng trong lúc khó khăn, hoạn nạn Gia đình không có người hoạt động mê tín dị đoan Gia đình có trẻ em dưới 1 tuổi tiêm chủng các loại văcxin phòng bệnh theo quy định Tích cực đóng góp ủng hộ các quỹ vận động hợp pháp như: từ thiện, tình nghĩa, khắc phục thiên tai và các đóng góp xã hội khác 4 điểm 4 điểm 3 điểm 3 điểm 2 điểm 2 điểm 3 điểm 3 điểm 4 điểm 4 điểm 4 điểm 4 điểm 3 điểm 3 điểm 3 điểm 3 điểm 3 điểm 3 điểm 3 điểm 3 điểm 3 điểm 2 điểm 2 điểm 3 điểm 13 14 1 Tiêu chuẩn III (10 điểm): Tổ chức lao động, sản xuất, kinh doanh, công tác, học tập đạt năng suất, chất lượng và hiệu quả 2 3 4 5 6 Kinh doanh dịch vụ không gây ảnh hưởng đến mọi người xung quanh Gia đình không có trẻ em thất học, bỏ học hoặc không có người trong độ tuổi từ 15 - 35 mù chữ, tái mù chữ, chưa tốt nghiệp THCS Người trong độ tuổi lao động có việc làm thường xuyên, thu nhập ổn định Gia đình thực hiện trồng đúng loại cây trồng trên diện tích canh tác đối với các vùng chuyên canh theo quy định của địa phương Gia đình không bỏ hoang diện tích đất sản xuất Gia đình sản xuất đúng thời vụ 2 điểm 2 điểm 2 điểm 2 điểm 1 điểm 1 điểm 2. Tiêu chí, thang điểm bình xét danh hiệu "Thôn, xóm, bản văn hóa": Tổng số 100 điểm Tiêu chuẩn Tiêu chuẩn I (15 điểm): Đời sống kinh tế ổn định và từng bước phát triển Nội dung tiêu chí 1 Thực hiện xóa nhà tạm, dột nát đạt kế hoạch giao 2 Tỷ lệ hộ nghèo đạt chỉ tiêu kế hoạch giao 3 Tỷ lệ hộ có nhà kiên cố cao hơn năm trước 4 5 6 7 1 Tiêu chuẩn II Có nhiều hoạt động hiệu quả về tuyên truyền, phổ biến và ứng dụng khoa học-kỹ thuật; phát triển nghề truyền thống; hợp tác và liên kết phát triển kinh tế Nhiều hộ gia đình biết cách làm ăn, cách tổ chức cuộc sống, chăm chỉ lao động... Có 80% trở lên số hộ gia đình tham gia cuộc vận động xây dựng nông thôn mới; xây dựng cơ sở vật chất hạ tầng kinh tế - xã hội cộng đồng Đạt chỉ tiêu diện tích, năng suất cây lương thực và các loại cây trồng khác hàng năm Có 70% trở lên hộ gia đình được công nhận danh hiệu "Gia đình văn hoá", trong đó ít nhất trên 50% gia đình văn hóa được công nhận 3 năm trở lên Điểm tiêu chí 3 điểm 3 điểm 2 điểm 1 điểm 2 điểm 2 điểm 2 điểm 3 điểm 14 15 2 3 4 (26 điểm): Đời sống văn hóa tinh thần lành mạnh, phong phú 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 Tiêu chuẩn III 1 Trong năm bình xét thôn, xóm, bản không có người hiện đang cư trú trên địa bàn buôn bán thuốc phiện, ma tuý, lưu hành văn hoá phẩm thuộc loại cấm lưu hành; không có người nghiện mới hoặc tái nghiện ma túy, tàng trữ thuốc phiện, ma tuý, trộm cắp, tổ chức và tham gia đánh bạc, hoạt động mại dâm, tàng trữ, sử dụng văn hoá phẩm thuộc loại cấm lưu hành, phát sinh người mắc các tệ nạn xã hội, không có người đi cải tạo sau khi mãn hạn trở về địa phương hòa nhập cộng đồng tái phạm tội... bị phát hiện và truy tố trước pháp luật (từ 02 người trở lên) Trong thôn, xóm, bản có từ 80% trở lên hộ gia đình thực hiện đúng các quy định về nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang và lễ hội 100% trẻ em trong độ tuổi đi học được đến trường, đạt chuẩn phổ cập giáo dục trung học cơ sở trở lên; có phong trào “khuyến học”, khuyến tài; không có người trong độ tuổi từ 16 - 35 mù chữ, tái mù chữ, chưa tốt nghiệp THCS Nhà văn hóa, Khu thể thao thôn, bản (nếu có) đạt chuẩn theo quy định của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Có nơi biểu diễn văn nghệ, tập luyện, thi đấu thể thao (sân chơi, bãi tập, sân khấu ngoài trời...) Có đội văn nghệ, thể thao thôn, xóm, bản Có từ 40% số người dân tham gia các hoạt động văn hóa, thể thao ở cộng đồng Có tủ sách; Có phong trào đọc sách, báo Không có hành vi gây lây truyền dịch bệnh; không để xảy ra ngộ độc thực phẩm đông người Tỷ lệ trẻ em bị suy dinh dưỡng giảm, trẻ em được tiêm chủng đầy đủ và phụ nữ có thai đi khám định kỳ Các hộ gia đình sinh con theo đúng quy định của Nhà nước Trong thôn, xóm, bản không có người hoạt động mê tín dị đoan (bói toán, xóc thẻ…) Không có gia đình xâm hại di tích lịch sử văn hoá, danh lam thắng cảnh, công trình văn hoá công cộng Có các hoạt động giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc (phong tục, tập quán, tiếng nói, trang phục truyền thống, các làn điệu dân ca, dân vũ, nhạc cụ dân tộc...); bảo tồn các hình thức sinh hoạt văn hóa, thể thao dân gian truyền thống của dân tộc Tỷ lệ hộ gia đình sử dụng nước hợp vệ sinh đạt chỉ tiêu kế hoạch giao 3 điểm 3 điểm 1 điểm 1 điểm 1 điểm 2 điểm 1 điểm 1 điểm 1 điểm 2 điểm 2 điểm 1 điểm 2 điểm 2 điểm 3 điểm 15 16 2 3 4 (20 điểm): Môi trường cảnh quan sạch đẹp 5 6 7 8 9 1 - Tiêu chuẩn IV (32 điểm): Chấp hành tốt đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước - 2 Tỷ lệ hộ gia đình có nhà tắm hợp vệ sinh đạt chỉ tiêu kế hoạch giao Tỷ lệ hộ gia đình có hố xí hợp vệ sinh đạt chỉ tiêu kế hoạch giao Cơ sở sản xuất, kinh doanh (nếu có) đạt tiêu chuẩn về môi trường Thu gom rác thải về nơi xử lý tập trung theo quy định Nhà ở khu dân cư, các công trình công cộng, nghĩa trang được xây dựng theo quy hoạch Đường làng, ngõ xóm, nơi sinh hoạt công cộng sạch sẽ Không có hộ gia đình nuôi gia súc, gia cầm dưới gầm sàn nhà hoặc thả rông gia súc phá hoại sản xuất Đường giao thông được bê tông hoá Các hộ gia đình trong thôn, xóm, bản thực hiện tốt chuẩn mực đạo đức theo tư tưởng, tấm gương đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh như: 90% trở lên các hộ gia đình được phổ biến và nghiêm chỉnh thực hiện đường lối, chủ trương, Nghị quyết của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước (về bảo vệ và phát triển rừng, quản lý đất đai, quản lý tài nguyên khoáng sản, hôn nhân và gia đình, tín ngưỡng, tôn giáo, giao thông đường bộ, thuế, dân sự, bảo vệ và chăm sóc bà mẹ, trẻ em,...) Trong thôn, xóm, bản không có người khiếu nại (từ 02 người trở lên) trái pháp luật hoặc tham gia khiếu nại đông người trái pháp luật Thôn, xóm, bản không có cán bộ vi phạm về quản lý, sử dụng các loại quỹ và bị kỷ luật từ cảnh cáo trở lên Trong thôn, xóm, bản không có người tham ô, tham nhũng đang bị điều tra, xử lý (từ 02 người trở lên) Thôn, xóm, bản đạt chỉ tiêu tuyển quân (nếu có) Chi bộ đảng, chính quyền đạt danh hiệu “Trong sạch, vững mạnh”; các tổ chức đoàn thể đạt danh hiệu tiên tiến trở lên hàng năm; các tổ chức tự quản ở cộng đồng hoạt động có hiệu quả Thôn, xóm, bản có quy ước, hương ước được Uỷ ban nhân dân huyện, thành phố phê duyệt, ban hành thực hiện Không có hộ gia đình vi phạm vào quy ước thôn, xóm, bản 3 điểm 3 điểm 3 điểm 2 điểm 1 điểm 2 điểm 2 điểm 1 điểm 3 điểm 3 điểm 3 điểm 3 điểm 3 điểm 3 điểm 3 điểm 1 điểm 16 17 3 4 5 6 7 8 1 Tiêu chuẩn V (07 điểm): Có tinh thần đoàn kết, tương trợ, giúp đỡ nhau trong cộng đồng 2 3 Thôn, xóm, bản không có người hiện đang cư trú trên địa bàn gây mất trật tự công cộng, vi phạm pháp luật về trật tự an toàn giao thông bị xử lý và thông báo về nơi cư trú, công tác, học tập (trong năm bình xét) Không có hộ gia đình nợ thuế hoặc các khoản kinh phí phải nộp khác Bảo đảm chỉ tiêu tiêm chủng, phòng chống các dịch bệnh, vệ sinh an toàn thực phẩm Hoà giải kịp thời mâu thuẫn ở thôn, bản; hòa giải có hiệu quả Thực hiện đúng quy chế dân chủ ở cơ sở Đảm bảo an ninh trật tự, an toàn xã hội Thực hiện đầy đủ các chính sách của Nhà nước, phát triển phong trào “Đền ơn đáp nghĩa”, “Uống nước nhớ nguồn”, nhằm chăm sóc các gia đình chính sách, người có công với cách mạng có mức sống bằng hoặc cao hơn mức bình quân chung Thực hiện tốt các hoạt động “Nhân đạo từ thiện”, giúp đỡ đồng bào bị thiên tai, gia đình khó khăn, người già cô đơn, trẻ em mồ côi, người tàn tật, nạn nhân chất độc da cam-dioxin và những người bất hạnh Các hộ gia đình tích cực tham gia các cuộc vận động ủng hộ nhân đạo, tình nghĩa, đóng góp các loại quỹ từ thiện của địa phương 1 điểm 1 điểm 2 điểm 2 điểm 2 điểm 2 điểm 3 điểm 3 điểm 1 điểm 3. Tiêu chí, thang điểm bình xét danh hiệu "Tổ dân phố văn hóa": Tổng số 100 điểm Tiêu chuẩn Nội dung tiêu chí 1 Tiêu chuẩn I (12 điểm): Đời sống kinh tế ổn định và từng bước phát triển Trên 80% số người trong độ tuổi lao động có việc làm thường xuyên, thu nhập ổn định; thu nhập bình quân đầu người/năm cao hơn mức bình quân chung của phường, thị trấn 2 Thực hiện xóa nhà tạm, dột nát đạt kế hoạch giao 3 Tỷ lệ hộ nghèo đạt chỉ tiêu kế hoạch giao 4 Tỷ lệ hộ có nhà kiên cố cao hơn năm trước 5 Có hoạt động hiệu quả về tuyên truyền, phổ biến và ứng dụng khoa học-kỹ thuật; phát triển nghề truyền thống; hợp tác và liên kết phát triển kinh tế 1 Có 80% trở lên hộ gia đình được công nhận danh hiệu "Gia đình văn hoá", trong đó ít nhất trên 60% gia đình văn hóa được công nhận 3 năm trở lên Điểm bị trừ 3 điểm 3 điểm 3 điểm 2 điểm 1 điểm 3 điểm 17 18 2 Tiêu chuẩn II (30 điểm): Đời sống văn hóa tinh thần lành mạnh, phong phú 0 1 2 3 4 Tiêu chuẩn III (19 điểm): Môi trường cảnh quan sạch đẹp Trong năm bình xét tổ dân phố không có người hiện đang cư trú trên địa bàn buôn bán thuốc phiện, ma tuý, lưu hành văn hoá phẩm thuộc loại cấm lưu hành; không có người nghiện mới hoặc tái nghiện ma túy, tàng trữ thuốc phiện, ma tuý, trộm cắp, tổ chức và tham gia đánh bạc, hoạt động mại dâm, tàng trữ, sử dụng văn hoá phẩm thuộc loại cấm lưu hành, phát sinh người mắc các tệ nạn xã hội, không có người đi cải tạo sau khi mãn hạn trở về địa phương hòa nhập cộng đồng tái phạm tội... bị phát hiện và truy tố trước pháp luật (từ 02 người trở lên) 3 Trong tổ dân phố có từ 80% trở lên hộ gia đình thực hiện đúng các quy định về nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang và lễ hội 4 100% trẻ em trong độ tuổi đi học được đến trường, đạt chuẩn phổ cập giáo dục trung học cơ sở trở lên; có phong trào “khuyến học”, khuyến tài 5 Có điểm sinh hoạt văn hóa, thể thao và vui chơi giải trí dành cho người lớn và trẻ em 6 Có đội văn nghệ, thể thao tổ dân phố 7 Có trên 60% số người dân tham gia các hoạt động văn hóa, thể thao ở cộng đồng 8 Có tủ sách; có phong trào đọc sách, báo 9 Không có hành vi gây lây truyền dịch bệnh; không để xảy ra ngộ độc thực phẩm đông người 1 Không có trẻ em bị suy dinh dưỡng, 100% trẻ em được tiêm chủng mở rộng và phụ nữ có thai được khám định kỳ 1 Các hộ gia đình sinh con theo đúng quy định của Nhà nước 1 Không có người hoạt động mê tín dị đoan (bói toán, xóc thẻ…) 1 Không có gia đình xâm hại di tích lịch sử văn hoá, danh lam thắng cảnh, công trình văn hoá công cộng 1 Có các hoạt động giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc (phong tục, tập quán, tiếng nói, chữ viết, trang phục truyền thống, các làn điệu dân ca, dân vũ, nhạc cụ dân tộc...); bảo tồn các hình thức sinh hoạt văn hóa, thể thao dân gian truyền thống ở địa phương 1 Tỷ lệ hộ gia đình sử dụng nước hợp vệ sinh đạt chỉ tiêu kế hoạch giao 2 Tỷ lệ hộ gia đình có nhà tắm hợp vệ sinh đạt chỉ tiêu kế hoạch giao 3 Tỷ lệ hộ gia đình có hố xí hợp vệ sinh đạt chỉ tiêu kế hoạch giao 4 Cơ sở sản xuất, kinh doanh (nếu có) đạt tiêu chuẩn về môi trường 3 điểm 3 điểm 1 điểm 2 điểm 2 điểm 2 điểm 2 điểm 2 điểm 2 điểm 2 điểm 2 điểm 2 điểm 2 điểm 3 điểm 3 điểm 3 điểm 3 điểm 18 19 5 Không có hộ gia đình lấn chiếm lòng đường, hè phố; gây cản trở giao thông, đặt biển quảng cáo sai quy định, làm mái che, cơi nới gây mất mỹ quan đô thị 6 Nhà ở khu dân cư và các công trình công cộng được xây dựng theo quy hoạch, theo đúng quy định của pháp luật về xây dựng 7 Đường làng, ngõ phố, nơi sinh hoạt công cộng sạch sẽ, không có hộ gia đình tháo nước thải và vứt rác ra đường 8 Đường giao thông được trải nhựa hoặc bê tông hoá; có hệ thống đèn chiếu sáng 1 Các hộ gia đình trong tổ dân phố thực hiện tốt chuẩn mực đạo đức theo tư tưởng, tấm gương đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh như: Tiêu chuẩn IV (32 điểm): Chấp hành tốt đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước Có 95% trở lên các hộ gia đình được phổ biến và nghiêm chỉnh thực hiện chủ trương, đường lối, Nghị quyết của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước (về bảo vệ và phát triển rừng, quản lý đất đai, quản lý tài nguyên khoáng sản, hôn nhân và gia đình, tín ngưỡng, tôn giáo, giao thông đường bộ, thuế, dân sự, bảo vệ và chăm sóc bà mẹ, trẻ em,...) Tổ dân phố không có người khiếu nại (từ 02 người trở lên) trái pháp luật hoặc tham gia khiếu nại đông người trái pháp luật Tổ dân phố không có người vi phạm về quản lý, sử dụng các loại quỹ, bị kỷ luật từ cảnh cáo trở lên Không có người trong tổ dân phố tham ô, tham nhũng đang bị điều tra, xử lý (từ 02 người trở lên) Tổ dân phố đạt chỉ tiêu tuyển quân (nếu có) Chi bộ Đảng, chính quyền đạt danh hiệu “Trong sạch, vững mạnh”; các tổ chức đoàn thể đạt danh hiệu tiên tiến trở lên hàng năm; các tổ chức tự quản ở cộng đồng hoạt động có hiệu quả Tổ dân phố có quy ước, hương ước được Uỷ ban nhân dân huyện, thành phố phê duyệt, ban hành thực hiện 2 Tổ dân phố không có người đang cư trú trên địa bàn gây mất trật tự công cộng, vi phạm pháp luật về trật tự an toàn giao thông bị xử lý và thông báo về nơi cư trú, công tác, học tập (trong năm bình xét) 3 Không có hộ gia đình vi phạm quy ước tổ dân phố 4 Không có hộ nợ thuế hoặc các khoản kinh phí phải nộp khác 5 Bảo đảm chỉ tiêu tiêm chủng, phòng chống các dịch bệnh, vệ sinh an toàn thực phẩm 2 điểm 2 điểm 2 điểm 1 điểm - 3 điểm 3 điểm 3 điểm 3 điểm 3 điểm 3 điểm 3 điểm 1 điểm 1 điểm 1 điểm 2 điểm 19 20 6 Tiêu chuẩn V (07 điểm): Có tinh thần đoàn kết, tương trợ, giúp đỡ nhau trong cộng đồng Hoà giải kịp thời mâu thuẫn ở tổ dân phố; hòa giải có hiệu quả 7 Thực hiện đúng quy chế dân chủ ở cơ sở 8 Đảm bảo an ninh trật tự, an toàn xã hội 1 Thực hiện đầy đủ các chính sách của Nhà nước, phát triển phong trào “Đền ơn đáp nghĩa”, “Uống nước nhớ nguồn”, nhằm chăm sóc các gia đình chính sách, người có công với cách mạng có mức sống bằng hoặc cao hơn mức bình quân chung 2 Thực hiện tốt các hoạt động “Nhân đạo từ thiện”, giúp đỡ đồng bào bị thiên tai, gia đình khó khăn, người già cô đơn, trẻ em mồ côi, người tàn tật, nạn nhân chất độc da cam-dioxin và những người bất hạnh 3 Các hộ gia đình tích cực tham gia các cuộc vận động ủng hộ nhân đạo, tình nghĩa, đóng góp các loại quỹ từ thiện của địa phương 2 điểm 2 điểm 2 điểm 3 điểm 3 điểm 1 điểm II. MỨC ĐIỂM TỐI THIỂU ĐỂ ĐẠT DANH HIỆU "GIA ĐÌNH VĂN HÓA", "THÔN, XÓM, BẢN VĂN HÓA", "TỔ DÂN PHỐ VĂN HÓA" 1. Đối với danh hiệu "Gia đình văn hóa" 2. Đối với danh hiệu "Thôn, xóm, bản văn hóa" 3. Đối với danh hiệu "Tổ dân phố văn hóa": 5. Thông tư số 12/2010/TT-BVHTTDL, ngày 22/12/2010 của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch quy định mẫu về tổ chức, hoạt động của Trung tâm văn hóa - thể thao xã. ..................................................................................................................................... .................................................................................................................................... .................................................................................................................................... Điều 2. Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn 1. Chức năng: Tuyên truyền phổ biến đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước; tổ chức các hoạt động văn hóa, thể thao, vui chơi giải trí; bảo tồn, phát huy các hình thức sinh hoạt văn hóa, thể thao dân tộc; bồi dưỡng năng khiếu nghệ thuật, thể dục thể thao; nâng cao dân trí và mức hưởng thụ văn hóa, thể thao cho nhân dân; thu hút và tạo điều kiện thuận lợi cho các tầng lớp nhân dân tham gia mọi hoạt động văn hóa, thể thao; phục vụ các nhiệm vụ kinh tế-xã hội của địa phương. 2. Nhiệm vụ: a) Xây dựng các chương trình, kế hoạch hoạt động hàng tháng, quý, năm, trình UBND xã phê duyệt; tổ chức thực hiện các chương trình, kế hoạch sau khi được phê duyệt; b) Đề xuất, tham mưu cho UBND xã tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo xây dựng Trung tâm Văn hóa-Thể thao xã; thực hiện chủ trương xã hội hóa các lĩnh vực văn hóa-thể thao trong phạm vi xã; c) Phối hợp với các ngành, đoàn thể ở xã để tổ chức các hoạt động văn hóa-thể thao trên địa bàn; hướng dẫn, giúp đỡ về chuyên môn nghiệp vụ cho các nhà văn hóa, câu lạc 20
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan