Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Phát triển du lịch núi bà đen tây ninh...

Tài liệu Phát triển du lịch núi bà đen tây ninh

.PDF
72
286
107

Mô tả:

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN BỘ MÔN LỊCH SỬ - ĐỊA LÝ – DU LỊCH  PHÁT TRIỂN DU LỊCH NÚI BÀ ĐEN TÂY NINH LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC NGÀNH DU LỊCH Người hướng dẫn: Thầy HUỲNH TƯƠNG ÁI Cần Thơ, tháng 11/2012 PHÁT TRIỂN DU LỊCH NÚI BÀ ĐEN TÂY NINH LỜI CẢM ƠN  Để thực hiện đề tài luận văn của mình tôi rất biết ơn sự giúp đỡ của mọi người dành cho tôi trong suốt quá trình thực hiện. Tôi xin chân thành cảm ơn! Trước tiên, tôi xin được cảm ơn trường Đại học Cần Thơ, khoa Khoa học xã hội và nhân văn, bộ môn Lịch sử - Địa lý - Du lịch và hơn hết là những người thầy, người cô đáng kính đã tạo điều kiện cho tôi có cơ hội được thực hiện đề tài “Phát triển du lịch núi Bà Đen Tây Ninh”. Có thể nói đây cũng là một ấp ủ nhỏ của tôi được tìm hiểu, nghiên cứu sâu hơn về du lịch tỉnh nhà cũng như góp phần nhỏ bé của mình vào việc quảng bá hình ảnh Núi Bà Đen nói riêng và du lịch tỉnh Tây Ninh nói chung. Kế đến, tôi xin được dành lời cảm ơn và yêu thương đến gia đình, những người thân đã ủng hộ cũng như hỗ trợ tôi trong suốt quá trình học tập và thực hiện nghiên cứu đề tài. Tôi thực sự rất yêu gia đình và biết ơn những người đã cho tôi tổ ấm hạnh phúc cũng như một cuộc sống và tương lai như ngày hôm nay. Và lời cảm ơn chân thành tôi xin dành cho thầy Huỳnh Tương Ái, người đã tận tình hướng dẫn và giúp đỡ tôi không kể thời gian để tôi hoàn thành tốt đề tài của mình. Thầy là người tôi vô cùng kính trọng, yêu quý và ngưỡng mộ. Thầy đã dạy dỗ tôi một số môn học rất bổ ích cho cuộc sống và tương lai và giờ lại tận tình chỉ bảo và sữa cho tôi từng lỗi nhỏ, từng câu từng chữ trong suốt quá trình tôi thực hiện đề tài này. Tiếp nữa, tôi xin gửi lời cảm ơn đến những người làm tại Phòng Du lịch - Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch tỉnh Tây Ninh cùng Ban quản lý núi Bà Đen Tây Ninh vì sự giúp đỡ nhiệt tình cung cấp những thông tin, số liệu và hình ảnh rất bổ ích cho đề tài tôi đang thực hiện. Ngoài ra, tôi xin gửi lời cảm ơn đến cô Cố vấn học tập cùng tất cả bạn bè và những người đã giúp đỡ tôi để tôi hoàn thành đề tài nghiên cứu luận văn này. Một lần nữa tôi xin chân thành cảm ơn! Cần Thơ, tháng 11 năm 2012 Sinh viên thực hiện Hà Thị Thoa HÀ THỊ THOA LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP (6096180) 1 PHÁT TRIỂN DU LỊCH NÚI BÀ ĐEN TÂY NINH DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT Chữ viết tắt UBND GDP ASEAN (Association of Southeast Asian Nations) UNESCO (United Nations Educational Scientific and Cultural Organization) HÀ THỊ THOA Chữ tiếng Việt Ủy Ban Nhân Dân Thu nhập bình quân đầu người Hiệp hội các Quốc gia Đông Nam Á Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên hiệp quốc LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP (6096180) 2 PHÁT TRIỂN DU LỊCH NÚI BÀ ĐEN TÂY NINH DANH MỤC HÌNH VÀ BẢNG SỐ LIỆU 1. DANH MỤC HÌNH Hình 1: Bản đồ hành chính tỉnh Tây Ninh........................................................... 19 Hình 2: Bản đồ vị trí núi Bà Đen ........................................................................ 36 Hình 3: Biểu đồ thể hiện lượng khách tham quan du lịch núi Bà Đen giai đoạn 2005 – 2009 ................................................................................................... 46 2. DANH MỤC BẢNG Bảng 2.1: Hiện trạng GDP tỉnh Tây Ninh giai đoạn 2000 – 2006 ........................ 32 Bảng 2.2: Hiện trạng cơ sở kinh doanh và lưu trú du lịch Tây Ninh giai đoạn 2005 - 2009............................................................................................................. 32 Bảng 2.3: Hiện trạng khách du lịch Tây Ninh giai đoạn 2005 – 2009 .................. 34 Bảng 2.4: Doanh thu du lịch Tây Ninh giai đoạn 2005 – 2009 ............................ 34 Bảng 3.1: Lượng khách tham quan khu du lịch núi Bà Đen giai đoạn 2005 – 2009 ....................................................................................................................... 46 Bảng 3.2: Dự báo khách du lịch đến núi Bà Đen Tây Ninh giai đoạn 2015 – 2020 ....................................................................................................................... 54 HÀ THỊ THOA LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP (6096180) 3 PHÁT TRIỂN DU LỊCH NÚI BÀ ĐEN TÂY NINH MỤC LỤC  MỞ ĐẦU 1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI ......................................................................................... 7 2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU .................................................................................. 7 3. ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI NGHIÊN CỨU ............................................................ 7 4. THỰC TRẠNG VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU ............................................................ 8 5. QUAN ĐIỂM NGHIÊN CỨU ............................................................................... 8 5.1 Quan điểm hệ thống: .......................................................................................... 8 5.1.1 Hệ thống lãnh thổ: ...................................................................................... 8 5.1.2 Hệ thống tâm linh: ...................................................................................... 9 5.2 Quan điểm lịch sử: ............................................................................................. 9 5.3 Quan điểm viễn cảnh:......................................................................................... 9 6. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ......................................................................... 9 6.1 Phương pháp tìm, phân tích, sắp xếp, tổng hợp thông tin: .................................. 9 6.2 Phương pháp xử lý số liệu: ................................................................................. 9 6.3 Phương pháp khảo sát thực địa:.......................................................................... 9 6.4 Phương pháp bản đồ:........................................................................................ 10 Chương I CƠ SỞ LÝ LUẬN 1.1 TÀI NGUYÊN DU LỊCH .................................................................................. 11 1.1.1 Tài nguyên .................................................................................................... 11 1.1.2 Tài nguyên du lịch ......................................................................................... 11 1.2 PHÂN LOẠI TÀI NGUYÊN DU LỊCH VÀ VAI TRÒ CỦA TÀI NGUYÊN DU LỊCH ................................................................................................................. 11 1.2.2 Phân loại ....................................................................................................... 11 1.2.2.1 Tài nguyên du lịch tự nhiên: ................................................................... 11 1.2.2.2 Tài nguyên du lịch nhân văn: ................................................................. 14 1.2.1 Vai trò của tài nguyên du lịch ........................................................................ 17 1.2.1.1 Tài nguyên du lịch là yếu tố cơ bản để hình thành các sản phẩm du lịch 17 1.2.1.2 Tài nguyên du lịch là cơ sở quan trọng để phát triển các loại hình du lịch ........................................................................................................................... 17 1.2.1.3 Tài nguyên du lịch là một bộ phận quan trọng trong tổ chức lãnh thổ du lịch ..................................................................................................................... 17 Chương II KHÁI QUÁT VỀ TÂY NINH VÀ ĐIỀU KIỆN PHÁT TRIỂN DU LỊCH NÚI BÀ ĐEN 2.1 KHÁI QUÁT TÂY NINH .................................................................................. 19 HÀ THỊ THOA LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP (6096180) 4 PHÁT TRIỂN DU LỊCH NÚI BÀ ĐEN TÂY NINH 2.1.1 Tổng quan về Tây Ninh ................................................................................. 19 2.1.1.1 Vị Trí địa lý ............................................................................................ 19 2.1.1.2 Lịch sử hình thành .................................................................................. 21 2.1.1.3 Điều kiện tự nhiên .................................................................................. 22 2.1.1.4 Văn hóa ẩm thực .................................................................................... 23 2.1.2 Một số điểm đến của du lịch Tây Ninh .......................................................... 25 2.1.2.1 Một số điểm du lịch tự nhiên .................................................................. 25 2.1.2.2 Một số điểm du lịch nhân văn ................................................................. 29 2.1.3 Thực trạng đầu tư phát triển du lịch tỉnh Tây Ninh ........................................ 30 2.1.3.1 Một số dự án đầu tư phát triển du lịch .................................................... 30 2.1.3.2 Một số dự án kêu gọi đầu tư phát triển du lịch tỉnh Tây Ninh: ................ 31 2.1.4 Đánh giá chung về du lịch Tây Ninh ............................................................. 31 2.1.4.1 Hiện trạng kinh tế: ................................................................................. 31 2.1.4.2 Hiện trạng Cơ sở hạ tầng, vật chất - kỹ thuật: ........................................ 32 2.1.4.3 Hiện trạng khách du lịch: ....................................................................... 33 2.2 ĐIỀU KIỆN PHÁT TRIỂN DU LỊCH NÚI BÀ ĐEN TÂY NINH .................. 35 2.2.1 Tổng quan núi Bà Đen .................................................................................. 36 2.2.2 Tài nguyên du lịch tự nhiên Núi Bà Đen ....................................................... 37 2.2.2.1 Vị trí khu du lịch Núi Bà Đen trong tổng thể du lịch Tây Ninh ................ 37 2.2.2.2 Điều kiện tự nhiên núi Bà Đen ................................................................ 38 2.2.3 Tài nguyên du lịch nhân văn núi Bà Đen ....................................................... 41 Chương III THỰC TRẠNG VÀ NHỮNG GIẢI PHÁP CHO SỰ PHÁT TRIỂN DU LỊCH NÚI BÀ ĐEN TÂY NINH 3.1 THỰC TRẠNG .................................................................................................. 46 3.1.1 Thực Trạng Phát Triển Du Lịch Núi Bà Đen Tây Ninh ................................. 46 3.1.2 Cơ Sở Hạ Tầng, vật chất - kỹ thuật................................................................ 47 3.1.3 Hiện trạng khai thác du lịch núi Bà Đen ......................................................... 48 3.1.3.1 Sản phẩm du lịch:...................................................................................... 48 3.1.3.2 Các điểm du lịch đang khai thác: ................................................................ 48 3.1.3.3 Mạng lưới các tuyến du lịch: ...................................................................... 48 3.1.4 Đánh giá tác động môi trường của khu du lịch núi Bà Đen ................................... 49 - Đa dạng sinh học............................................................................................... 49 - Cảnh quan sinh thái ........................................................................................... 50 - Môi trường........................................................................................................ 50 - Văn hóa lịch sử.................................................................................................. 51 - Cơ sở hạ tầng .................................................................................................... 51 - Phân bố dân cư ................................................................................................. 51 - Lao động........................................................................................................... 51 HÀ THỊ THOA LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP (6096180) 5 PHÁT TRIỂN DU LỊCH NÚI BÀ ĐEN TÂY NINH - Sản xuất tiểu thủ công nghiệp và các làng nghề .................................................... 51 - Giáo dục ........................................................................................................... 52 -Y tế .................................................................................................................... 52 - An ninh trật tự ................................................................................................... 52 3.1.5 Những khó khăn của hoạt động du lịch khu du lịch núi Bà Đen .................................. 52 3.2 CHỈ TIÊU VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP CHO SỰ PHÁT TRIỂN DU LỊCH NÚI BÀ ĐEN TÂY NINH................................................................................................ 53 3.2.1 Chỉ tiêu ......................................................................................................... 53 3.2.2 Giải pháp đầu tư phát triển du lịch ở Khu du lịch núi Bà Đen ........................ 55 3.2.2.1 Giải pháp đầu tư phát triển du lịch ở Khu du lịch núi Bà Đen ................ 55 3.2.2.2 Giải pháp phát triển hệ thống hạ tầng kỹ thuật: ..................................... 56 3.2.2.3 Giải pháp nâng cao chất lượng sản phẩm - dịch vụ du lịch .................... 56 3.2.2.4 Giải pháp bảo vệ, tôn tạo, phát triển tài nguyên du lịch và môi trường .. 57 3.2.2.5 Giải pháp phát triển nguồn nhân lực và giáo dục cộng đồng ................. 58 3.2.2.6 Giải pháp mở rộng và phát triển thị trường du lịch ................................ 59 3.2.2.7 Giải pháp quảng bá và xúc tiến du lịch .................................................. 60 KẾT LUẬN 1. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ.............................................................................. 62 2. HƯỚNG NGHIÊN CỨU TIẾP THEO ............................................................... 63 PHỤ LỤC 1. TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................... 64 Tài liệu .................................................................................................................. 64 Internet .................................................................................................................. 65 2. HÌNH ẢNH........................................................................................................... 66 HÀ THỊ THOA LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP (6096180) 6 PHÁT TRIỂN DU LỊCH NÚI BÀ ĐEN TÂY NINH MỞ ĐẦU 1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI Việc tôi chọn đề tài luận văn này là bước đầu tập luyện nghiên cứu khoa học nhằm tiếp cận với các nghiên cứu khoa học trong tương lai. Tôi tập cách sưu tập, sắp xếp các thông tin, hình ảnh cho hợp lý trong một báo cáo nghiên cứu khoa học. Đây cũng là bước đầu hỗ trợ cho các nghiên cứu cũng như công việc trong tương lai của tôi được tốt hơn. Là một người con lớn lên trên mảnh đất Tây Ninh, tôi nhận thấy Núi Bà Đen Tây Ninh có tiềm năng và lợi thế về du lịch rất lớn kể cả về tự nhiên và nhân văn nhưng chưa được quan tâm phát triển đúng mức và hiệu quả. Tại hội thảo xúc tiến đầu tư du lịch Tây Ninh và các tỉnh Đông Nam bộ được tổ chức tại Tây Ninh vào cuối năm 2011, Tiến sĩ Hà Văn Siêu - Viện trưởng Viện nghiên cứu phát triển du lịch, nhận định về ngành du lịch Tây Ninh hiện nay là “còn đơn sơ, chưa bứt phá vươn lên xứng tầm”, và Núi Bà Đen cũng trong số đó. Mặc dù đã có một số tranh luận và chính sách đầu tư phát triển du lịch đúng hướng nhưng việc triển khai vẫn chưa tốt, chưa đạt được hiệu quả cao, chưa khuyến khích được người dân chung tay vào việc phát triển du lịch của tỉnh nhà. Là một người con của Tây Ninh, đồng thời cũng là một sinh viên chuyên ngành du lịch, tôi muốn được góp phần nhỏ bé của mình để xây dựng nền kinh tế của tỉnh nói chung và du lịch Núi Bà Đen, Tây Ninh nói riêng ngày càng phát triển hơn, thu hút lượng du khách ngày càng nhiều và đưa ngành dịch vụ du lịch trở thành ngành mũi nhọn của Tây Ninh. Thông qua đề tài luận văn này, tôi muốn quảng bá hình ảnh của tỉnh nhà đến với mọi người, đưa nét đẹp du lịch Tây Ninh đến với du khách gần xa. Đặc biệt là Núi Bà Đen, nơi mà người ta không thể bỏ qua mỗi khi đến với Tây Ninh, và đây cũng đang là một trong những dự án quy hoạch phát triển du lịch của tỉnh được bộ Văn hóa thể thao và du lịch tỉnh cũng như Tổng cục Du Lịch chú ý đến. 2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU Từ việc nghiên cứu đề tài này có thể giúp mọi người tìm ra những hạn chế, bất cập còn găp phải của những chính sách đầu tư, quy hoạch nhằm đưa ra hướng khắc phục cụ thể để có những định hướng phát triển tốt hơn cho du lịch Tây Ninh nói chung và du lịch Núi Bà Đen nói riêng. Đồng thời, qua đây tôi muốn đóng góp ý kiến nhằm hướng đến một Núi Bà Đen Tây Ninh phát triển đúng với tiềm năng sẵn có của mình. Đưa du lịch Tây Ninh phát triển hơn. 3. ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI NGHIÊN CỨU Đề tài tập trung nghiên cứu về những tiềm năng sẵn có và thực trạng khai thác du lịch cùng những hoạt động du lịch tại Núi Bà Đen, Tỉnh Tây Ninh, qua đó tìm ra hướng phát triển tốt hơn cho du lịch Núi Bà Đen, Tây Ninh. HÀ THỊ THOA LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP (6096180) 7 PHÁT TRIỂN DU LỊCH NÚI BÀ ĐEN TÂY NINH 4. THỰC TRẠNG VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU Trước khi làm đề tài tôi tìm hiểu và xác định có một số tác giả cũng đã viết về du lịch Tây Ninh nói chung và du lịch núi Bà Đen nói riêng. Trong đó: “Non nước Việt Nam” - người biên tập Vũ Thế Bình; Nhà xuất bản Tổng cục du lịch, Trung tâm công nghệ thông tin du lịch 2002, thiên về giới thiệu tổng quan về địa lý Tây Ninh. “Việt Nam - Văn hóa du lịch” - Soạn giả Trần Mạnh Thường, nguyễn Minh Tiến hiệu đính; Nhà xuất bản Thông Tấn. “Cẩm nang hướng dẫn du lịch” - nhóm biên soạn Nguyễn Bích San, Nguyễn Cường Hiền, Nguyễn Thị Lâm, Lương Chi Lan; Nhà xuất bản văn hóa thông tin, cũng đã nhắc đến du lịch Tây Ninh và núi Bà Đen, tuy nhiên vẫn chưa sâu sắc mà chỉ giới thiệu một các rất tổng quát. “Tây Ninh xưa và nay” - tác giả Huỳnh Minh; Nhà xuất bản Thanh niên 1972, thì có phần giới thiệu sâu sắc hơn nhưng chủ yếu vẫn là khái quát chung về Tây Ninh, núi Bà Đen cũng được nhắc đến song vẫn còn khá mờ nhạt, chưa thể hiện rõ được tình hình phát triển du lịch núi Bà Đen. Một số báo chí cũng nói về Tây Ninh và du lịch Tây Ninh cũng như tình hình khai thác du lịch tại khu du lịch núi Bà Đen nhưng chỉ là một khía cạnh nào đó như: hiện trạng khai thác du lịch núi Bà Đen, một số khó khăn, một số quan điểm, một số ý kiến nhận định của ngành du lịch ở đây, … Ngoài ra, một nhóm sinh viên thực tập tại Sở Văn hóa - thể thao - du lịch cũng đã có nghiên cứu và báo cáo thực tập về du lịch Tây Ninh và du lịch núi Bà Đen. Song với đề tài luận văn của mình tôi nghiên cứu, tổng hợp nhiều nguồn tư liệu kể cả thông tin trên sách báo, phương tiện truyền thông, internet,…và cả từ các báo cáo thực tập của nhóm sinh viên và nguồn tài liệu của Sở Văn hóa - thể thao - du lịch để từ đó chọn lọc, xử lý thông tin, tìm ra nguồn tài liệu phù hợp để đưa ra một nghiên cứu hoàn chỉnh hơn. Nhìn chung, có khá nhiều các tác phẩm nghiên cứu về du lịch Tây Ninh nói chung và núi Bà Đen nói riêng nhưng vẫn chưa đi sâu vào nghiên cứu đề tài phát triển du lịch núi Bà Đen Tây Ninh, do vậy tôi quyết định thực hiện đề tài để du lịch núi Bà Đen được nhìn nhận, đánh giá đúng đắn hơn. Đồng thời luận văn cũng chính là tâm huyết đối với quê hương Tây Ninh thương yêu của tôi. 5. QUAN ĐIỂM NGHIÊN CỨU 5.1 Quan điểm hệ thống: 5.1.1 Hệ thống lãnh thổ: Là một hệ thống mở, gồm các thành phần tự nhiên, kinh tế, xã hội có mối quan hệ chặt chẽ với nhau và chịu sự chi phối của nhiều quy luật cơ bản. Khi nghiên cứu về phát triển du lịch núi Bà Đen Tây Ninh không thể tách rời hệ thống kinh tế, xã hội của địa phương và cả nước. Xác định lãnh thổ núi Bà Đen Tây Ninh là địa bàn nghiên cứu, HÀ THỊ THOA LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP (6096180) 8 PHÁT TRIỂN DU LỊCH NÚI BÀ ĐEN TÂY NINH việc nghiên cứu phải gắn liền với sự phát triển chung của tỉnh. Sự phát triển du lịch núi Bà Đen là một phần trong quá trình phát triển của du lịch cả nước. 5.1.2 Hệ thống tâm linh: Hiện tượng du lịch hồi hương (lễ hội Vía Bà - tín ngưỡng thờ Mẫu) núi Bà Đen là hiện tượng nằm trong hệ thống tổng quan tâm linh của người Việt. Nó đã có từ lâu đời theo tư tưởng của người xưa và chỉ khi thay đổi hệ thống tư duy mới làm thay đổi, hoặc khi thay đổi chính trị mới có sự thay đổi hệ thống tâm linh này. Nói chung, quan điểm hệ thống giúp ta có cái nhìn tổng thể, khái quát toàn bộ hệ thống du lịch và quan điểm được áp dụng trong suốt quá trình thực hiện luận văn. 5.2 Quan điểm lịch sử: Mọi vật đều có quá trình phát sinh, phát triển. Khi thực hiện đề tài luận văn về du lịch núi Bà Đen tôi đã tìm hiểu về nguồn gốc, lịch sử hình thành nơi đây để thấy được những bước phát triển của du lịch núi Bà Đen qua các thời kỳ, trong không gian và thời gian không giống nhau. Hiện tượng tâm linh ở núi Bà Đen là tích lũy nhân văn của cộng đồng người Việt, là nét văn hóa bản địa cần được trân trọng. Qua việc nghiên cứu đề tài tôi thấy được những nét văn hóa đặc sắc cần được bảo vệ, bảo tồn và góp phần vào phát triển văn hóa, du lịch theo dòng chảy của thời gian. 5.3 Quan điểm viễn cảnh: Vận dụng quan điểm này giúp tôi có một tầm nhìn để nhìn nhận và đánh giá được giá trị của du lịch núi Bà Đen Tây Ninh ở hiện tại và trong tương lai. Từ quan điểm này có thể giúp dự đoán tình hình phát triển du lịch của núi Bà Đen trong tương lai, để xác định và đề ra phương hướng, kế hoạch khai thác, bảo tồn hợp lý nhằm phục vụ cho sự phát triển và hoạt động du lịch bền vững. 6. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 6.1 Phương pháp tìm, phân tích, sắp xếp, tổng hợp thông tin: - Thu thập tài liệu, thông tin từ trên mạng internet, sách, báo, đài, tạp chí,…. - Thu thập một số chính sách đầu tư, quy hoạch của tỉnh. - Phân tích và sắp xếp thông tin cho phù hợp. - Xử lý, tổng hợp các thông tin để phuc vụ cho đề tài. 6.2 Phương pháp xử lý số liệu: Từ nguồn tài liệu thực tế về lượng khách cũng như doanh thu du lịch, lựa chọn, xử lý và làm lại thành dạng biểu đồ thống kê. 6.3 Phương pháp khảo sát thực địa: Bằng cách đến trực tiếp địa bàn nghiên cứu để khảo sát thực tế, chụp ảnh tư liệu,… nhận định bổ sung nguồn tư liệu đã có, kiểm chứng lại kết quả xử lý dữ liệu, tìm ra nguồn dữ liệu phù hợp nhất. HÀ THỊ THOA LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP (6096180) 9 PHÁT TRIỂN DU LỊCH NÚI BÀ ĐEN TÂY NINH 6.4 Phương pháp bản đồ: Khi thực hiện luận văn tôi có sử dụng một số bản đồ với chức năng nghiên cứu bao gồm: bản đồ hành chính tỉnh Tây Ninh, bản đồ Khu du lịch núi Bà Đen để thể hiện vị trí tỉnh Tây Ninh và Núi Bà Đen trên địa bàn. HÀ THỊ THOA LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP (6096180) 10 PHÁT TRIỂN DU LỊCH NÚI BÀ ĐEN TÂY NINH Chương I CƠ SỞ LÝ LUẬN 1.1 TÀI NGUYÊN DU LỊCH 1.1.1 Tài nguyên Tài nguyên hiểu theo nghĩa rộng bao gồm tất cả các nguồn vật chất, năng lượng và thông tin trên trái đất và trong không gian vũ trụ mà con người có thể sử dụng phục vụ cho cuộc sống và sự phát triển của mình. Tài nguyên được phân loại thành tài nguyên thiên nhiên gắn liền với các nhân tố tự nhiên và tài nguyên nhân văn gắn liền với các nhân tố con người và xã hội. 1.1.2 Tài nguyên du lịch Tài nguyên du lịch là một dạng đặc sắc của tài nguyên nói chung. Khái niệm tài nguyên du lịch luôn gắn liền với khái niệm du lịch. Pháp Lệnh Du Lịch Việt Nam (1999): “Tài nguyên du lịch là cảnh quan tự nhiên, di tích lịch sử, di tích cách mạng, giá trị nhân văn, công trình lao động sáng tạo của con người có thể được sử dụng nhằm thỏa mãn nhu cầu du lịch, là yếu tố cơ bản để hình thành các điểm du lịch, khu du lịch nhằm tạo ra sự hấp dẫn du lịch”. Luật du lịch Việt Nam (2005): “Tài nguyên du lịch là cảnh quan tự nhiên, yếu tố tự nhiên, di tích lịch sử - văn hóa, công trình lao động sáng tạo của con người và các giá trị nhân văn khác có thể được sử dụng nhằm đáp ứng nhu cầu du lịch, là yếu tố cơ bản để hình thành các khu du lịch, điểm du lịch, tuyến du lịch, đô thị du lịch”. Như vậy, tài nguyên du lịch luôn được coi là tiền đề, là điều kiện đặc biệt quan trọng để phát triển du lịch. Thực tế cho thấy, tài nguyên du lịch càng phong phú, càng đặc sắc bao nhiêu thì sức hấp dẫn du lịch càng cao bấy nhiêu. Bản thân tài nguyên du lịch cũng có tính lịch sử và có xu hướng ngày càng mở rộng do nhu cầu phát triển du lịch. Có thể hiểu rằng: Tài nguyên du lịch là những yếu tố tự nhiên hoặc nhân tạo có khả năng khai thác và sử dụng để thỏa mãn nhu cầu du lịch. 1.2 PHÂN LOẠI TÀI NGUYÊN DU LỊCH VÀ VAI TRÒ CỦA TÀI NGUYÊN DU LỊCH 1.2.1 Phân loại Tài nguyên du lịch có thể chia thành hai nhóm: 1.2.1.1 Tài nguyên du lịch tự nhiên: Bao gồm các yếu tố tự nhiên và cảnh quan thiên nhiên hấp dẫn du khách. Là các đối tượng, hiện tượng trong tự nhiên xung quanh chúng ta được lôi cuốn vào việc phục vụ mục đích du lịch. Tài nguyên du lịch tự nhiên được phân thành: HÀ THỊ THOA LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP (6096180) 11 PHÁT TRIỂN DU LỊCH NÚI BÀ ĐEN TÂY NINH - Địa hình: là những đặc điểm bên ngoài của bề mặt đất. Địa hình biểu hiện bằng những yếu tố như độ cao, độ dốc, trạng thái,… Người ta thường chia tổng quát địa hình thành 3 dạng: miền núi, đồng bằng, biển và bờ biển. Địa hình miền núi thường rất đa dạng và có nhiều khả năng thu hút khách du lịch. Có rất nhiều loại hình du lịch ở miền núi: du lịch thám hiểm, du lịch săn bắn, du lịch sinh thái, leo núi và thể thao, du lịch mạo hiểm… Địa hình núi thường có rừng, thác nước và hang động… Vì vậy, miền núi có nhiều hướng phát triển du lịch. Tuy nhiên, hạn chế của du lịch ở miền núi là giao thông khó khăn, cơ sở hạ tầng kém phát triển… Địa hình biển và bờ biển có khả năng khai thác du lịch khá thuận lợi, nhất là du lịch biển: tắm biển, nghỉ biển, du thuyền ra đảo, lặn biển và các loại hình du lịch thể thao. Ngoài ra, biển có nhiều đảo nên khả năng khai thác rất đa dạng. Địa hình đồng bằng thường đơn điệu nên ít có khả năng trực tiếp phát triển du lịch. Tuy nhiên, đồng bằng thường là nơi dân cư tập trung sinh sống nên cũng có khả năng phát triển du lịch. Địa hình là nhân tố tự nhiên góp phần lớn vào phát triển du lịch, tạo nên các sản phẩm du lịch hấp dẫn. Địa hình có nhiều loại, mỗi loại địa hình lại mang lại một cảnh quan và sắc thái khác nhau góp phần làm đa dạng hóa các sản phẩm du lịch. Các dạng địa hình như: đồi núi, sông ngòi, bờ biển bãi biển, hang động, kartơ…, và một số dạng địa hình đặc biệt. Địa hình Việt Nam cũng không ngoại lệ, là một yếu tố cực kỳ quan trọng tạo nên các sản phẩm du lịch hấp dẫn thu hút nhiều du khách trong và ngoài nước. Lãnh thổ Việt Nam bao gồm ba phần tư là đồi núi nhưng đa số là đồi núi thấp, hai đồng bằng lớn, nhiều sông ngòi và có đường bờ biển dài. Địa hình có núi, có sông, có rừng, có biển, có đồng bằng và cả cao nguyên. Núi non đã tạo nên những vùng cao có khí hậu rất gần với ôn đới, nhiều hang động, ghềnh thác, đầm phá, nhiều điểm nghỉ dưỡng và danh lam thắng cảnh. - Khí hậu: có ảnh hưởng nhiều mặt đến đời sống con người, trước hết trạng thái của cơ thể con người gắn liền với khí hậu, nhất là nhiệt độ và độ ẩm. Những nơi có khí hậu thích hợp thì thuận lợi để phát triển du lịch nghỉ dưỡng Ví dụ ở Việt Nam có Sapa, Đà Lạt là hai điểm du lịch rất nổi tiếng. Khí hậu còn tạo ra nhịp điệu mùa của du lịch. Thường thì mùa hè là mùa du lịch của các vùng bãi biển nhiệt đới. Mùa đông lại là mùa của các điểm du lịch thể thao ở các vùng ôn đới… Nhịp điệu mùa du lịch cũng có thể gián tiếp hình thành do mùa sinh hoạt của con người. Ví dụ, người Việt Nam có câu “Tháng Giêng là tháng ăn chơi”. Khí hậu là nhân tố ảnh hưởng rất lớn đến phát triển du lịch. Du lịch co tính chất theo mùa vụ cũng chính do ảnh hưởng của điều kiện thời tiết, khí hậu. Điều kiện khí hậu khác nhau ở mỗi khu vực, vùng, miền và các kiểu khí hậu đặc biệt góp phần thu HÀ THỊ THOA LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP (6096180) 12 PHÁT TRIỂN DU LỊCH NÚI BÀ ĐEN TÂY NINH hút du khách rất lớn. Khí hậu Việt Nam là nhân tố góp phần thu hút lượng du khách cho sự phát triển du lịch cả trong nước và quốc tế. Việt Nam nằm hoàn toàn trong vành đai nhiệt đới nữa bán cầu Bắc, thiên về chí tuyến hơn là xích đạo. Vị trí đó đã tạo cho Việt Nam nền nhiệt cao. Nhiệt độ trung bình năm từ 220C đến 27 0C. Hàng năm, có khoảng 100 ngày mưa với lượng mưa từ 1.500 mm đến 2.000 mm. Độ ẩm không khí trên dưới tám mươi phần trăm. Số giờ nắng khoảng 1.500 đến 2.000 giờ, nhiệt bức xạ trung bình năm 100kcal/cm 2. Chế độ gió mùa cũng làm cho tính chất nhiệt đới ẩm của thiên nhiên Việt Nam thay đổi. Nhìn chung, khí hậu Việt Nam có một mùa nóng, mưa nhiều và một mùa tương đối lạnh, ít mưa. Trên nền nhiệt chung đó, khí hậu ở các tỉnh phía Bắc Việt Nam (từ đèo Hải Vân trở ra) thay đổi theo bốn mùa rõ rệt: xuân, hạ, thu, đông. Khí hậu miền Nam thì có một mùa mưa và một mùa khô. Việt Nam chịu sự tác động mạnh mẻ của gió mùa Đông Bắc nên nhiệt độ trung bình thấp hơn nhiệt độ trung bình của các nước khác cùng vĩ độ ở Châu Á, do vậy mùa đông Việt Nam thường lạnh hơn và mùa hạ ít nóng hơn các nước này, đó cũng là thuận lợi để hấp dẫn du khách từ các quốc gia này đến nghĩ ngơi, giải trí. Bên cạnh đó, Việt Nam có nền nhiệt cao và tương đối ổn định thu hút rất đông du khách từ các nước khu vực ôn đới đến du lịch sưởi nắng, tránh đông, … Do ảnh hưởng của gió mùa, hơn nữa sự phức tạp về địa hình nên khí hậu Việt Nam luôn luôn thay đổi trong năm, từ năm này qua năm khác, từ giữa nơi này với nơi khác (theo Bắc - Nam, theo độ cao). Sự thay đổi này ảnh hưởng không ít đến du lịch, song đó cũng là yếu tố góp phần thu hút khách du lịch như đến với các vùng núi cao, nền nhiệt thấp để nghỉ dưỡng chữa bệnh (Ba Vì, Tam Đảo, Bà Nà, Đà Lạt)… - Nguồn nước: có vai trò rất quan trọng đối với con người. Du lịch đòi hỏi phải đảm bảo cung cấp nước cho du khách. Nước còn là môi trường cho nhiều loại hình hoạt động du lịch: tắm, bơi, lặn, du thuyền, lướt ván, câu cá, tham quan đáy biển… Nguồn nước gồm có nước trên bề mặt và nước ngầm. Nguồn nước phục vụ cho các sinh hoạt trong du lịch và cũng là yếu tố góp phần tạo thêm sự đa dạng cho sản phẩm du lịch, tạo điều kiện cho du lịch phát triển như: sông, suối, hồ, kênh, rạch, thác nước, … Nguồn nước khoáng còn là tiềm năng để hình thành các khu du lịch nghỉ dưỡng. Trên thế giới có nhiều điểm du lịch nổi tiếng về nước khoáng. - Sinh vật: Tài nguyên sinh vật cũng có giá trị du lịch rất to lớn. Các vườn quốc gia, khu bảo tồn thiên nhiên… là những nơi còn tồn tại nhiều loài động - thực vật nguyên sinh rất thuận lợi để phát triển các loại hình du lịch sinh thái, tham quan nghiên cứu… Các tài nguyên sinh vật còn có thể được tổ chức thành các điểm tham quan sinh vật hoang dã hoạc nhân tạo. Ví dụ các vườn thú, bảo tàng sinh vật, điểm nuôi các động vật hoang dã… HÀ THỊ THOA LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP (6096180) 13 PHÁT TRIỂN DU LỊCH NÚI BÀ ĐEN TÂY NINH Tài nguyên sinh vật còn phục vụ cho loại hình du lịch săn bắn, câu cá… - Các hiện tượng tự nhiên đặc biệt: có nhiều hiện tượng trong thiên nhiên độc đáo và đặc sắc tạo nên sự thu hút du khách. Ví dụ, hiện tượng nhật thực, tuyết rơi, đêm trắng, Bắc cực… 1.2.1.2 Tài nguyên du lịch nhân văn: Là ngững yếu tố do con người tạo nên và những nguồn tài nguyên nhân văn phi vật thể như tài nguyên văn hóa để hấp dẫn khách du lịch Nói một cách ngắn gọn là các đối tượng, hiện tượng do con người tạo ra trong suốt quá trình tồn tại và có giá trị phục vụ cho nhu cầu du lịch. Tài nguyên du lịch nhân văn được phân thành: - Các di tích lịch sử, văn hóa: Di tích lịch sử, văn hóa là những gì mà quá khứ để lại. Di tích được chia thành 4 nhóm chủ yếu như sau: + Di tích khảo cổ: là những di tích liên quan đến các nền văn hóa cổ của loài người trên thế giới. Thường bao gồm những loại hình là di chỉ cư trú và di chỉ mộ táng. + Di tích lịch sử: liên quan đến các giai đoạn lịch sử khác nhau. Các di tích lịch sử thường là các nơi xảy ra các sự kiện lịch sử quan trọng như những trận đánh lớn, những kinh đô cổ, những địa điểm liên quan đến các nhân vật lịch sử… + Di tích kiến trúc nghệ thuật: là các công trình kiến trúc có giá trị nghệ thuật cao tiêu biểu cho những thời kỳ lịch sử nhất định. Ví dụ như: đền, tháp, đình, chùa, miếu, nhà thờ… + Danh lam thắng cảnh: đây là loại di tích đặc sắc trong đó có sự kết hợp yếu tố nhân tạo với tự nhiên. Các danh lam thắng cảnh thường thể hiện sự tinh tế và sự tô điểm của con người vào thắng cảnh thiên nhiên làm cho nó trở thành tuyệt tác. Ví dụ như: núi Bài Thơ (Quảng Ninh), chùa Hương (Hà Tây)… - Các lễ hội: Là những hình thức sinh hoạt cộng đồng của dân cư. Lễ hội có nhiều dạng nhưng thông thường đều bao gồm hai phần có liên quan chặt chẽ với nhau là phần lễ và phần hội. Phần “Lễ” mang tính lễ nghi, trang trọng nhằm tưởng niệm, hoặc cầu chúc… Phần “Hội” mang tính sinh hoạt, vui chơi của cộng đồng. Đương nhiên có thể sự phân chia này cũng mang tính tương đối. Có thể lễ hội hòa quyện cả hai phần thành một, có lễ hội thì phần lễ là chính hoặc có lễ hội lại chỉ có phần hội. Lễ hội có sức hấp dẫn rất cao. Người ta thường ví nó như những “bảo tàng sống” về văn hóa của cộng đồng. Khách du lịch không chỉ tham quan, tìm hiểu lễ hội mà còn có thể tham gia vào các hoạt động lễ hội. Lễ hội là một loại tài nguyên đặc sắc trong du lịch. Trên thế giới có nhiều lễ hội và hầu như các lễ hội đều rất thu hút du khách. Việt Nam cũng có nhiều lễ hội cả truyền thống và hiện đại hấp dẫn lượng khách du lịch lớn, mang lại nguồn lợi cho du lịch cả nước như: lễ hội chọi trâu (Đồ Sơn), lễ hội Vía Bà Chúa Xứ (An Giang), lễ hội Tòa Thánh (Tây Ninh), lễ hội Tháp bà Ponagar (Khánh Hòa)… HÀ THỊ THOA LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP (6096180) 14 PHÁT TRIỂN DU LỊCH NÚI BÀ ĐEN TÂY NINH - Các đặc trưng văn hóa dân tộc: thể hiện ở nhiều mặt như trang phục, phong tục tập quán, tôn giáo tín ngưỡng, lễ hội, hoạt động kinh tế, văn hóa nghệ thuật… Vì vậy, khả năng khai thác du lịch cũng rất đa dạng và đặc sắc. Tôn giáo tín ngưỡng: Trên thế giới có nhiều loại tôn giáo khác nhau, chính nhờ vậy mà loại hình du lịch tâm linh rất phát triển. Những người mộ đạo, sùng đạo, vì tín ngưỡng họ sẵn sàng đi hành hương cho tôn giáo của mình, họ có thể kết hợp du lịch hành hương, tâm linh với tham quan, ngắm cảnh và nhiều loại hình du lịch khác. Nhờ vậy mà du lịch có thêm nguồn doanh thu lớn. Việt Nam có rất nhiều các tôn giáo khác nhau cả bản địa và du nhập từ các nước trên thế giới như: đạo Phật, đạo Cao Đài, đạo Thiên Chúa, đạo Hòa Hảo,… Mỗi tôn giáo đều có số lượng lớn các tín đồ, chính nhờ vậy mà du lịch tôn giáo, tâm linh ở Việt Nam cũng rất phát triển, hệ thống các chùa chiền, am, động, đền, miếu, nhà thờ… được xây dựng và tôn tạo phục vụ du lịch ngày càng nhiều. Du lịch tôn giáo ở Việt Nam phải kể đến Phật giáo, đây cũng là tôn giáo có tín đồ rất lớn, trong đó tín ngưỡng thờ Mẫu là một nét văn hóa đặc trưng của người Việt. Tín ngưỡng thờ Mẫu: Trong tín ngưỡng của người Việt và của một số dân tộc thiểu số khác ở trên lãnh thổ Việt Nam, việc tôn thờ nữ thần, thờ mẫu thần, thờ mẫu tam phủ tứ phủ là hiện tượng khá phổ biến và có nguồn gốc lịch sử và xã hội sâu xa. Tuy tất cả đều là sự tôn sùng thần linh nữ tính, nhưng giữa thờ nữ thần, mẫu thần, mẫu tam phủ tứ phủ không hoàn toàn đồng nhất. Tín ngưỡng thờ Mẫu Việt Nam là một tín ngưỡng bản địa cùng với những ảnh hưởng ngoại lai từ đạo giáo, tín ngưỡng lấy việc tôn thờ Mẫu (Mẹ) làm thần tượng với các quyền năng sinh sôi, bảo trữ và che chở cho con người. Tín ngưỡng mà ở đó đã được giới tính hoá mang khuôn hình của người Mẹ, là nơi mà ở đó người phụ nữ Việt Nam đã gửi gắm những ước vọng giải thoát của mình khỏi những thành kiến, ràng buộc của xã hội Nho giáo phong kiến. Thờ Mẫu là tín ngưỡng dân gian thuần Việt, có lịch sử hình thành và phát triển lâu đời, biến chuyển thích ứng với sự thay đổi của xã hội. Còn rất nhiều tranh cãi xoay quanh tín ngưỡng này bởi đã từng có thời kì và thậm chí cả hiện nay, nó bị đồng nhất với các hoạt động mê tín dị đoan. Song giá trị của tín ngưỡng này trong kho tàng văn hóa Việt Nam là không thể phủ nhận. Nguồn gốc và phát triển: Tín ngưỡng thờ Mẫu có nguồn gốc lâu đời, trở nên có hệ thống và phát triển mạnh vào thời hậu Lê. Nó có chiều hướng phát triển trong xã hội hiện nay, ở cả nông thôn, đô thị và miền núi, tạo nên một nét khá nổi bật trong bức tranh chung vốn hết sức đa dạng và phong phú của tôn giáo tín ngưỡng Việt Nam. Tín ngưỡng thờ Mẫu Việt Nam được hình thành và phát triển trên cái nền thờ Nữ thần và Mẫu thần bản địa, rồi tiếp thu những ảnh hưởng của Đạo giáo Trung Hoa để đạt đến đỉnh cao là đạo thờ Mẫu Tam phủ Tứ phủ. Tới thế kỷ 17-18, khi mẫu Tam HÀ THỊ THOA LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP (6096180) 15 PHÁT TRIỂN DU LỊCH NÚI BÀ ĐEN TÂY NINH phủ Tứ phủ đã được hình thành và phát triển thì nó lại Tam phủ, Tứ phủ hóa tục thờ Nữ thần, Mẫu thần. Đạo Mẫu theo chân người Việt di cư vào phương nam trong quá trình Nam tiến. Tín ngưỡng thờ Mẫu của người Việt đã giao thoa, tiếp biến với các tục thờ Mẫu của người Chăm, người Khmer từ đó tạo nên các dạng thức địa phương của tín ngưỡng thờ Mẫu Việt Nam ở ba miền Bắc bộ, Trung bộ và Nam bộ. Thờ Mẫu ở Bắc bộ: Bắt nguồn từ tục thờ Nữ thần có nguồn gốc xa xưa từ thời tiền sử, tới thời phong kiến một số nữ thần đã được cung đình hoá và lịch sử hoá để thành các Mẫu thần tương ứng thời kỳ từ thế kỷ 15 trở về trước với việc phong thần của nhà nước phong kiến, hình thức thờ Mẫu thần với các danh xưng như Quốc Mẫu, Vương Mẫu, Thánh Mẫu như hiện tượng thờ Ỷ Lan nguyên phi, Mẹ Thánh Gióng, Tứ vị Thánh nương. Từ khoảng thế kỷ 15 trở đi, hình thức thờ Mẫu Tam phủ, Tứ phủ được định hình và phát triển mạnh, đây cũng là thời kỳ xuất hiện Thánh Mẫu Liễu Hạnh với các nghi thức ảnh hưởng từ Đạo giáo. Thờ Mẫu ở Trung bộ: Dạng thức thờ Mẫu này chủ yếu ở khu vực Nam Trung bộ, đặc trưng cơ bản của dạng thức thờ Mẫu ở đây là tín ngưỡng thờ Mẫu không có sự hiện diện của Mẫu Tam phủ, Tứ phủ mà chỉ có hình thức thờ Nữ thần và Mẫu thần. Hình thức thờ Nữ thần như thờ Tứ vị Thánh nương, Bà Ngũ Hành và hình thức thờ Mẫu thần như thờ Thiên Y A Na, Po Inư Nagar. Thờ Mẫu ở Nam bộ: So với ở Bắc bộ, tục thờ Nữ thần và Mẫu thần có sự phân biệt nhất định với biểu hiện rõ rệt là thông qua tên gọi và xuất thân của các vị thần thì ở Nam Bộ sự phân biệt giữa hình thức thờ Nữ thần và Mẫu thần ít rõ rệt hơn, hiện tượng này được giải thích với nguyên nhân Nam bộ là vùng đất mới của người Việt, khi di cư vào đây họ vừa mang các truyền thống tín ngưỡng cũ lại vừa tiếp nhận những giao lưu ảnh hưởng của cư dân sinh sống từ trước tạo nên bức tranh không chỉ đa dạng trong văn hoá mà còn cả trong tín ngưỡng. Những Nữ thần được thờ phụng ở Nam Bộ như: Bà Ngũ Hành, Tứ vị Thánh nương, Bà Thuỷ Long, Bà Chúa Động, Bà Tổ Cô,...và những Mẫu thần được thờ phụng như Bà Chúa Xứ, Bà Đen, Bà Chúa Ngọc, Bà Thiên Hậu,... Thờ Mẫu không chỉ là một tín ngưỡng tôn giáo, đó còn là văn hóa. Thông qua nghi lễ lên đồng, qua lễ hội, phong tục gắn liền với nó, nó trở thành là một bảo tàng sống của văn hóa Việt Nam. Ở đó, chúng ta nhận thấy một lối sống, quan niệm, cung cách sinh hoạt, những ước vọng của không chỉ con người xa xưa, mà cả con người hiện đại. - Làng nghề cổ truyền: Nghề thủ công truyền thống là những loại hình hoạt động kinh tế - xã hôi phong phú. Nghề thủ công trên thế giới rất đa dạng có tính độc đáo nên có nhiều giá trị thu hút du lịch. Mặt khác, các sản phẩm thủ công cũng mang nhiều giá trị nghệ thuật nên đã trở thành những mặt hàng lưu niện đối với du khách. - Các đối tượng văn hóa thể thao và hoạt động nhận thức khác: HÀ THỊ THOA LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP (6096180) 16 PHÁT TRIỂN DU LỊCH NÚI BÀ ĐEN TÂY NINH Có rất nhiều yếu tố thuộc nhóm này như: các hội chợ triển lãm, các cuộc thi đấu thể thao, liên hoan âm nhạc, sân khấu, điện ảnh, thi hoa hậu… Ngoài ra còn có một số loại tài nguyên khác: bảo tàng, công trình và sản phẩm kinh tế, giá trị văn hóa nghệ thuật và ẩm thực… 1.2.2 Vai trò của tài nguyên du lịch 1.2.2.1 Tài nguyên du lịch là yếu tố cơ bản để hình thành các sản phẩm du lịch Sản phẩm du lịch được tạo nên bởi nhiều yếu tố, song trước hết phải kể đến tài nguyên du lịch. Theo Pháp lệnh du lịch Việt Nam: “Sản phẩm du lịch được tạo ra do sự kết hợp những dịch vụ và phương tiện vật chất trên cơ sở khai thác các tài nguyên du lịch nhằm đáp ứng nhu cầu của khách du lịch”. Như vậy, việc đầu tư về phương tiện vật chất và dịch vụ để biến tài nguyên du lịch thành sản phẩm du lịch là một nghệ thuật kinh doanh trong lĩnh vực du lịch. Khách du lịch bị thu hút bởi vịnh Hạ Long, Cố đô Huế hay Nha Trang, Đà Lạt… trước hết bởi giá trị của tài nguyên du lịch ở đây. Chính sự phong phú và đa dạng của tài nguyên du lịch đã tạo nên sự phong phú và đa dạng về sản phẩm du lịch. Tài nguên du lịch càng đặc sắc, độc đáo thì giá trị của sản phẩm du lịch càng cao. Có thể coi tài nguyên du lịch là một trong những nhân tố quyết định đối với sự phát triển du lịch. 1.2.2.2 Tài nguyên du lịch là cơ sở quan trọng để phát triển các loại hình du lịch Trong quá trình phát triển du lịch, để không ngừng đáp ứng các nhu cầu du lịch ngày càng đa dạng của du khách, các loại hình du lịch mới xuất hiện và phát triển không ngừng. Tài nguyên du lịch cũng là một cơ sở đặc biệt quan trọng cho việc phát triển các loại hình du lịch. Chúng ta luôn dễ dàng nhận thấy có sự tương quan chặt chẽ giữa các loại tài nguyên du lịch với các loại hình du lịch. Không có các hang động bí hiểm, các đỉnh núi cao hùng vĩ và hiểm trở, các khu rừng nguyên sinh âm u huyền bí thì không thể có các loại hình du lịch thám hiểm. Các loại hình du lịch văn hóa lại luôn gắn liền với các di tích lịch sử - văn hóa, lễ hội và nghề cổ truyền… Tuy nhiên, không nên hiểu đơn giản rằng mỗi loại tài nguyên chỉ có thể phát triển một loại hình du lịch. Trên thực tế, tài nguyên du lịch chỉ là tiền đề, còn việc phát triển các loại hình du lịch nào lại thuộc về chiến lược và nghệ thuật kinh doanh du lịch. Ví dụ, tài nguyên du lịch biển đảo có thể phát triển du lịch tắm biển, lặn biển, tham quan đáy biển bằng tàu đáy kính, du thuyền trên biển, thể thao trên biển… 1.2.2.3 Tài nguyên du lịch là một bộ phận quan trọng trong tổ chức lãnh thổ du lịch Luật du lịch Việt Nam có nêu: “ Tài nguyên du lịch … là yếu tố cơ bản để hình thành các khu du lịch, điểm du lịch, tuyến du lịch, đô thị du lịch”. Điều đó có thể hiểu rằng tài nguên du lịch chính là cơ sở để tổ chức lãnh thổ du lịch. Hệ thống lãnh thổ du HÀ THỊ THOA LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP (6096180) 17 PHÁT TRIỂN DU LỊCH NÚI BÀ ĐEN TÂY NINH lịch thể hiện mối quan hệ không gian của các yếu tố trong hoạt động du lịch. Các yếu tố đó là khách du lịch, tài nguyên du lịch, cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất - kỹ thuật du lịch, đội ngủ cán bộ nhân viên và hệ thống điều hành quản lý du lịch. Trong hệ thống lãnh thổ du lịch, tài nguyên du lịch được coi là yếu tố quyết định. Sự phân bố tài nguên du lịch đã tạo nên các khu du lịch, điểm du lịch, cụm du lịch, tuyến du lịch, đô thị du lịch và vùng du lịch - tức là những biểu hiện của việc tổ chức hoạt động du lịch theo lãnh thổ. Có thể nói rằng: mọi quá trình tổ chức lãnh thổ du lịch đều bắt đầu và kết thúc bằng tài nguyên du lịch. HÀ THỊ THOA LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP (6096180) 18 PHÁT TRIỂN DU LỊCH NÚI BÀ ĐEN TÂY NINH Chương II KHÁI QUÁT VỀ TÂY NINH VÀ ĐIỀU KIỆN PHÁT TRIỂN DU LỊCH NÚI BÀ ĐEN 2.1 KHÁI QUÁT TÂY NINH 2.1.1 Tổng quan về Tây Ninh 2.1.1.1 Vị Trí địa lý Nguồn:TAY NINH MAP. General information. - Geographic location : The province is ... investinvietnam.vn Hình 1: BẢN ĐỒ HÀNH CHÍNH TỈNH TÂY NINH HÀ THỊ THOA LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP (6096180) 19
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan