Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Kỹ năng mềm Kỹ năng quản lý Quan trọng không phải mình có gì mà là mình là ai ( www.sites.google.com/site/th...

Tài liệu Quan trọng không phải mình có gì mà là mình là ai ( www.sites.google.com/site/thuvientailieuvip )

.PDF
136
352
98

Mô tả:

TƯ VẤN TÂM LÝ HỌC ĐƯỜNG TƯ VẤN TÂM LÝ HỌC ĐƯỜNG QUAN TRỌNG KHÔNG PHẢI MÌNH CÓ GÌ MÀ LÀ MÌNH LÀ AI? (Tái bản lần thứ nhất) Th.s Nguyễn Thị Oanh LỜI NÓI ĐẦU Quan trọng không phải MÌNH CÓ GÌ mà là MÌNH LÀ AI? Phụ trách chuyên mục “Tư vấn tâm lý học đường” trong báo Phụ nữ Chủ Nhật đối với tôi là một niềm vui to lớn. Bói lẽ qua đó tôi được tiếp xúc, lắng nghe hàng trăm bạn trẻ, chia sẻ những ưu tư cũng như hoài bão của mình. Câu chuyện của các em phản ánh khá chính xác hiện trạng xã hội. Quyển sách này là tổng hợp 90 trên 100 câu hỏi mà tôi nhận được năm 2006 vừa qua. Đa số là học sinh cấp II, III, có vài học sinh cấp I, sinh viên đang học hay mới ra trường. Tôi đã thử thống kê, tổng hợp theo nội dung các vấn đề được nêu lên. Và thật lý thú số lượng câu hỏi liên quan đến các chủ đề dường như cũng phản ánh thứ tự ưu tiên các mối bận tâm của tuổi trẻ trước cuộc sống. Xin liệt kê dưới đây các vấn đề được nêu lên. I. Gia đình (trên 26% hay 1/3 các câu hỏi) Đây là ưu tư lớn nhất: sống trong một gia đình thiếu đầm ấm, cha mẹ ly thân, luôn cãi cọ nhau, thiếu tình thương của mẹ, gương tốt của cha, lệch lạc trong cách giáo dục (bất công, la mắng, đặt kỳ vọng quá cao) là nỗi ám ảnh lớn, làm hạn chế việc học tập của các em. II. Cảm nghĩ về bản thân (trên 17%) Cảm tưởng chung thật đáng buồn và đó là mặc cảm tự ti, sự chán ngán chính bản thân, là stress và sự lo âu ước những “căn bệnh” của thời đại: “đồng tính”, HIV… III. Nhà trường (trên 16%) Chương trình học là gánh nặng, gương thầy cô gây thất vọng. Rồi chuyện thường ngày ở trong lớp như phe nhóm, cảm giác bị cô lập, phân biệt giàu nghèo, chuyện cáp đôi, ăn cắp v.v… Thuvientailieu.net.vn IV. Chuyện học hành, hướng nghiệp (trên 13%) “Sợ môn tự nhiên”, “làm sao học giỏi ngoại ngữ”, “nên chọn ngành nào”, “học trong hay ngoài nước”… V. Tình yêu, tình bạn (trên 13%) Vẫn muôn thuở là chuyện dễ thương và ngây ngô của tuổi học trò, bi kịch khi tình bạn tan vỡ. VI. Thách thức những giá trị sống hiện hành (trên 17%) Nếu vấn đề tình yêu không chiếm nhiều giấy như mọi khi thì việc các em đặt lại vấn đề đối với một số giá trị sống tiêu cực là dấu hiệu tốt. “Quan trọng không phải mình có gì mà mình là ai?”, chẳng lẽ tốt, trung thực lại thiệt thòi, tại sao tuổi trẻ các nước lại tự tin hơn tuổi trẻ Việt Nam… Những thắc mắc ưu tư, hoài bão của các em nên được xem như một “phản biện xã hội” mà người lớn chúng ta phải tham khảo. Tác giả Phần I. GIA ĐÌNH Phần II. NGHĨ VỀ BẢN THÂN Phần III. NHÀ TRƯỜNG Phần IV. CHUYỆN HỌC HÀNH HƯỚNG NGHIỆP Phần V. TÌNH YÊU, TÌNH BẠN Phần VI. THÁCH THỨC NHỮNG GIÁ TRỊ SỐNG HIỆN HÀNH Thuvientailieu.net.vn Phần I. GIA ĐÌNH TƯ VẤN TÂM LÝ HỌC ĐƯỜNG Cháu có cha mẹ mà như không? Cả nhà cháu “đóng kịch” Hãy giúp ba mẹ cháu Lối thoát nào? Hãy giúp ba mẹ con Cha mẹ thường xuyên cãi nhau Thiếu tình thương của mẹ Mẹ cháu ghen tỵ với cô giáo Cháu không có tình cảm với mẹ ... Thuvientailieu.net.vn Cháu có cha mẹ mà như không? TƯ VẤN TÂM LÝ HỌC ĐƯỜNG à Phần I. GIA ĐÌNH Thưa cô, Ba mẹ cháu ly hôn, hai người tranh giành nhau nuôi con, chiến thắng thuộc về ba cháu. Cháu cảm thấy ba mẹ cháu “đấu tranh” để ăn thua, chứ không quan tâm thật sự đến cháu. Cháu sống với ba nhưng ba ít quan tâm, chăm sóc cháu. Ba cho cháu ăn, mặc và đi học, nhưng tình cảm thì không gần gũi, cha con ít nói chuyện với nhau. Mẹ cháu kể từ khi “thua cuộc” thì không dòm ngó đến cháu nữa, để mặc cho “kẻ thù” của mẹ (là ba) nuôi dạy cháu ra sao thì ra. Cháu có cha mẹ mà như không có. Nhiều khi buồn tủi, cháu muốn chết cô ạ… Cô chia sẻ sâu sắc nỗi bất hạnh của cháu. Trước hoàn cảnh bi đát như vậy người ta có hai cách phản ứng. Trong một gia đình nọ có hai anh em, có người cha suốt ngày bê tha rượu chè khiến cho con cái phải đau khổ. Người anh trở thành hư đốn với lý luận rằng tại cha mình mà mình ra thế này. Người em ngược lại, ngay từ nhỏ đã muốn làm thế nào để phá vơ cái vòng lẩn quẩn. Anh ta quyết tâm vượt khỏi số phận, làm lụng nghiêm túc, học hành chăm chỉ. Anh đã thành công và sống hạnh phúc. Ở đời này, làm tù nhân hay thoát khỏi số phận thuộc về ý chí chủ quan của mỗi người. Cháu đang sống với ba, được đầy đủ về vật chất, được ăn học… Cháu hãy tận dụng các điều kiện này học thật giỏi để thành công trên đường đời. Cháu hãy đặt cho mình một mục đích sống thật ý nghĩa. Đó là làm sao cho con cái mình tràn đầy hạnh phúc trong tình thương yêu của cha mẹ. Chúc cháu lạc quan lên và phấn đấu hoàn thành mục đích tốt đẹp này. Có khi cha mẹ cháu không biết quan tâm chăm sóc con cái, vì chính họ ngày trước không được yêu thương đúng mức. Thuvientailieu.net.vn Cả nhà cháu “đóng kịch” TƯ VẤN TÂM LÝ HỌC ĐƯỜNG à Phần I. GIA ĐÌNH Cháu đang có chuyện đau khổ lắm, cô ạ. Ba mẹ cháu từ lâu không còn thương yêu nhau. Nhưng vì thương cháu nên ba mẹ đóng kịch vẫn là cặp vợ chồng hạnh phúc, là bố mẹ tuyệt vời, để cháu yên tâm học hành. Lúc nhỏ, cháu không hề biết điều này, vì mỗi sáng ba vẫn chở mẹ và cháu đi làm, đến trường. Đến năm ngoái, cháu mới biết chuyện, không phải do ba mẹ nói mà càng lớn (cháu 17 tuổi, nam) nhìn vào cách đối xử lịch sự, cảm nhận trong đời sống thực tế cha gia đình, cháu hiểu rằng ba mẹ cháu đã ly thân từ lâu. Hình như cả ba và mẹ đều có người khác, nhưng dừng lại ở mối quan hệ ngoài gia đình theo thỏa thuận chứ không ly dị. Cũng vì muốn cháu có đủ cha và mẹ. Cô ơi, cháu cũng phải giả vờ như không biết sự thay đổi trong tình cảm giữa ba mẹ. Nhưng sống như thế thì kinh khủng quá. Cháu có nên nói chuyện thẳng với ba mẹ không? Chuyện gia đình phải chia lìa là điều cháu không muốn, nhưng cháu thương ba mẹ cháu quá. Vì cháu mà ba mẹ có thể sẽ chẳng bao giờ tìm lại được hạnh phúc nữa. Rốt cuộc rồi không có sự giả vờ nào kéo dài được khi người ta chung đụng với nhau hằng ngày. Cô khen sự nhạy bén của cháu. Tuy nhiên, trước khi quyết định, cháu nên kiểm tra lại thật kỹ. Cha mẹ vì hạnh phúc của cháu mà phải đóng kịch, nhưng cháu vẫn cảm thấy không hạnh phúc. Như vậy thà rằng đối diện với sự thật mà các bên đều thoải mái hơn. Khi cha mẹ sống riêng, cháu sẽ phải chọn một bên mà cháu thấy phù hợp nhất. Đời sống ly hôn ngày nay không đến nỗi bi kịch lắm. Cha mẹ cháu có thể đối xử với nhau như bạn bè. Cháu sống với một người nhưng thỉnh thoảng qua thăm người kia. Như thế cháu vẫn đủ cha mẹ mặc dù không sống chung. Cháu cứ bình tĩnh và lựa lời nói thật với ba mẹ. Thuvientailieu.net.vn Hãy giúp ba mẹ cháu TƯ VẤN TÂM LÝ HỌC ĐƯỜNG à Phần I. GIA ĐÌNH Cô ơi cháu không kêu cứu giúp cháu, mà hãy giúp ba mẹ cháu. Khi còn nghèo, ba mẹ cháu yêu thương nhau lắm, gia đình rất hạnh phúc. Thế mà từ khi ba mẹ cháu có địa vị, gia đình giàu lên cũng là lúc ba mẹ không yêu thương nhau nữa. Ba đi sớm về khuya, mẹ thường hay khóc. Ba mẹ cãi nhau, còn dọa ly hôn, nhưng cuối cùng đều thống nhất là việc ly hôn tùy thuộc vào con cái. Chúng cháu đang có vai trò quan trọng trong việc ba mẹ chia tay hay không? Cháu nghĩ, không yêu thương nữa thì chia tay, sống vì con mà cãi nhau suốt thì chúng cháu không học được, không vui vẻ gì để sống. Chị cháu lại không muốn ba mẹ chia tay, ba mẹ đối xử với nhau thế nào cũng được, miễn là chị phải có cả ba lẫn mẹ. Vì sao khi còn nghèo khó người ta lại yêu thương nhau hơn hả cô? Chúng cháu phải làm sao đây? Cô hết sức thông cảm hoàn cảnh của cháu và cũng đồng ý với quan điểm của cháu. Nếu vì con mà phải sống chung những luôn tạo ra một bầu không khí bất hòa, căng thẳng thì rất khổ cho con. Cháu nên giúp ba mẹ hòa giải và chia sẻ quan điểm của cháu với ba mẹ. Cháu hỏi “tại sao khi còn nghèo người ta lại yêu thương nhau”. Cô vừa đọc một tài liệu khá thú vị về “Tiền và hạnh phúc”. Theo đó khi nghèo thì người ta cũng khổ thật, nhưng khi giàu lên thì có lắm cái làm cho người ta bất hạnh. Trước tiên, có chút tiền thì người ta so sánh với người khác và muốn giàu thêm. Biết rằng vật chất không tạo ra hạnh phúc, nhưng người ta sẵn sàng bỏ bạc triệu bạc tỷ để mua các thứ (mà tiền có thể mua được) và sự ham muốn dường như không có điểm dừng. Chạy theo vật chất người ta quên đi những điều tạo ra hạnh phúc như tình người, tính vị tha, đời sống tinh thần, v.v… Trường hợp của ba mẹ cháu, tiền đưa đến một môi trường sống mới, vị trí mới, các mối quan hệ xã hội mới. Từ đó có sự thay lòng đổi dạ. Ba cháu không tránh khỏi sự cám dỗ của bạn bè và không loại trừ có sự cám dỗ của những người đàn bà khác. Mẹ cháu thay vì chỉ khóc, thì nên nhẹ nhàng giúp ba cháu thấy rõ vấn đề. Dù gì, trước khi quyết định chia tay, ba mẹ cháu nên đến gặp một nhà tư vấn tâm lý để được giúp đỡ làm sáng tỏ nguyên nhân dẫn đến mâu thuẫn. Thuvientailieu.net.vn Lối thoát nào? TƯ VẤN TÂM LÝ HỌC ĐƯỜNG à Phần I. GIA ĐÌNH Gia đình cháu không bao giờ bình yên, nói gì đến hạnh phúc. Chị em cháu rất sợ bố mẹ, họ thường xuyên gây gỗ, chửi bới nhau, rồi đánh đập chúng cháu nhiều khi rất vô lý. Đi đâu chúng cháu không muốn về nhà, về tới ngõ là sợ phải vào nhà. Vào nhà thì chỉ mong bố mẹ đi vắng hay đã ngủ rồi. Cháu rất buồn và đau lòng. Nhiều lần họp gia đình chúng cháu có góp ý, nhưng bố mẹ vẫn đâu vào đấy. Chúng cháu đã lớn nhưng không được quyết định điều gì, có thể bị chửi mắng bất cứ ở đâu. Nhà cháu bán quán nhậu nên chúng cháu phải tiếp xúc với đủ hạng người say xỉn, có khi còn bị xúc phạm. Một cuộc sống như vậy khiến chúng cháu luôn bị ức chế, căng thẳng, có khi muốn tự tử. Cháu đang ôn thi đại học, để thoát khỏi cảnh sống hiện tại của gia đình, để tự lập và mơ ước một cuộc sống gia đình hạnh phúc, con cái được thương yêu, tôn trọng… Mơ ước này có là ảo vọng không cô? Và con đường nào tốt nhất cho cháu? Hoàn cảnh gia đình cháu thật bi đát. Nếu “hết thuốc chữa”, chị em cháu có thể xin phép cha mẹ cho ra riêng, sống tự lập. Tạm thời cháu nên tìm việc làm để nuôi thân, khi khá rồi hẵng thi vào đại học và vừa học vừa làm. Ngày nay cháu cũng có thể học từ xa. Cháu có thể đăng ký học tại đại học Mở bán công Thành phố Hồ Chí Minh. Cháu chỉ cần tự học ở nhà. Thỉnh thoảng đến lớp tập trung một lần thôi. Gì thì gì hai cháu phải hết sức nhẹ nhàng, lễ phép với cha mẹ và chăm sóc cha mẹ khi cần. Nếu biện pháp sống riêng không khả thi, cháu cố gắng bỏ ngoài tai “các loại tiếng ồn”, tập thiền, luyện Yoga… để chấp nhận hoàn cảnh này. Thỉnh thoảng cháu nên chia sẻ với một người thân đáng tin cậy hay một bạn thân để giảm stress. Chúc cháu tìm ra giải pháp thích hợp. Ước mơ lập một gia đình hạnh phúc của chính mình là khả thi nếu cháu quyết tâm. Có khi mình học (để tránh vết xe đổ) từ những gương xấu nữa. Thuvientailieu.net.vn Hãy giúp ba mẹ con TƯ VẤN TÂM LÝ HỌC ĐƯỜNG à Phần I. GIA ĐÌNH Cô ơi con có chuyện rất buồn, không thể học hành và sống vui vẻ được. Con 14 tuổi, đang học lớp 8. Ba mẹ con đều là cán bộ nhà nước, chỉ có con là con gái duy nhất. Ai cũng nói ba mẹ con đẹp đôi, hạnh phúc. Chỉ mình con biết ba mẹ con không hạnh phúc. Ba con hay ghen tuông với mẹ dù con biết chắc là mẹ rất đứng đắn, đàng hoàng. Mẹ đi làm về trễ, ba cũng bực mình hỏi tới hỏi lui, có hôm ba nói nặng mẹ, rất xúc phạm. Mẹ ăn mặc đẹp, ba cũng không vui. Không khí trong gia đình con rất ngột ngạt. Mẹ thường giải thích, rồi năn nỉ ba nhưng ba vẫn giữ tật ghen tuông, thô lỗ. Lúc này mẹ thường khóc, có lần ba đã đánh mẹ và con nghe mẹ đòi ly dị nhưng ba không đồng ý. Con đã nhiều lần khóc lóc, xin ba mẹ hãy vì con mà hòa thuận với nhau. Ba mẹ rất thương con, nhưng tại sao lại không biết thương nhau hả cô? Cô khuyên con nên thế nào? Cô hết sức thông cảm với nỗi khổ của cháu, nhưng cô khuyên cháu đừng giận ba. Có không ít người ghen tuông vô cớ và suốt ngày bị ám ảnh bởi điều đó. Đấy là ghen hoang tưởng do căn bệnh tâm lý gọi là “rối loạn hoang tưởng mãn tính”. Mẹ và cháu nên hiểu điều này để thông cảm với ba hơn. Nhưng điều quan trọng là căn bệnh phải được chữa trị. Mẹ cháu nên sớm đi tìm một bác sĩ tâm thần để trình bày vấn đề và sau đó bằng mọi cách thuyết phục ba cháu đi chữa trị. Nếu cần thì nhờ sự giúp đỡ của một người thân có uy tín. Chúc cháu can đảm hỗ trợ mẹ. Thuvientailieu.net.vn Cha mẹ thường xuyên cãi nhau TƯ VẤN TÂM LÝ HỌC ĐƯỜNG à Phần I. GIA ĐÌNH Ba mẹ cháu sống không hạnh phúc, thường xuyên cãi vã, xúc phạm nhau. Không khí gia đình cháu rất buồn, ba chị em cháu không còn tinh thần nào để học hành. Cháu không muốn cha mẹ chia lìa, chị em xa cách nhưng cứ sống thế này thì chẳng khác gì địa ngục. Theo cô, chị em cháu có nên đặt vấn đề cha mẹ phải bỏ nhau để hai người và cả chúng cháu được sống yên? Cô rất thông cảm với cháu và cũng đã nghe nhiều bạn trẻ than thở vì cùng ở vào trường hợp này. Nhiều cha mẹ cứ nói “vì con” họ không ly hôn, nhưng tiếp tục ở chung mà luôn cãi vã, xúc phạm nhau thì khốn khổ cho con cái. Nếu cháu thấy có thể bày tỏ cùng cha mẹ ý nghĩ của mình, thì nên lựa một dịp tốt và thật nhỏ nhẹ khéo léo để bắt đầu với người (cha hoặc mẹ) mà cháu cảm thấy dễ tiếp cận nhất. Có khi cha mẹ cháu cần sự giúp đỡ của một nhà tham vấn tâm lý để nhận rõ hoàn cảnh của mình. Biết đâu, nhờ đó ông bà thay đổi cách đối xử với nhau. Cháu nên đề nghị điều đó. Với sự giúp đỡ của nhà tham vấn, nếu thấy mâu thuẫn quá lớn không thể tiếp tục sống với nhau được thì cô đồng ý với giải pháp ly thân, để con cái bớt chịu đựng sự căng thẳng của mối quan hệ bất hòa và thiếu tôn trọng nhau. Tham vấn hay trị liệu tâm lý sẽ góp phần giải quyết vấn đề của gia đình cháu. Thuvientailieu.net.vn Thiếu tình thương của mẹ TƯ VẤN TÂM LÝ HỌC ĐƯỜNG à Phần I. GIA ĐÌNH Thưa cô, gia đình cháu có 3 chị em, cháu là con đầu. Nhìn bề ngoài ai cũng nói gia đình cháu hạnh phúc: cha mẹ thành đạt, có chức quyền, các con ngoan, học giỏi. Nhưng chúng cháu cảm thấy gia đình cháu sẽ hạnh phúc hơn nếu được mẹ quan tâm, gần gũi. Mẹ cháu là người đứng đắn, giỏi giang, không ai chê trách được điều gì, nhưng mẹ lại là người nghiêm nghị, hơi lạnh lùng, ít biểu lộ tình cảm. Ngay cả với con cái mẹ cũng chỉ nói những điều cần thiết. Mẹ không để chúng cháu thiếu thốn về vật chất, nhưng lúc nào chúng cháu cũng thèm tình mẹ ân cần, dịu dàng. Ngay cả chúng cháu muốn gần gũi, có những hành động biểu lộ tình cảm yêu thương mẹ, mẹ cũng không thoải mái đón nhận. Chúng cháu buồn lắm cô ạ. Thật đáng buồn, khi nghe về hoàn cảnh của cháu. Buồn không những cho các cháu mà cho cả mẹ cháu, vì bà sống mà thiếu điều quý giá nhất là tình cảm mẹ con ấm áp. Có khi bà không ý thức điều đó vì có thể đã không được bà ngoại các cháu gần gũi về mặt tinh thần. Nếu có dì thì cũng có thể nhờ dì làm điều đó. Hiệu quả nhất có thể là ba chị em ngồi lại bàn với nhau về một “âm mưu tình cảm” đặc biệt. Hãy xúm lại chăm sóc mẹ, hỏi han mẹ khi mẹ đi làm về, làm nước mát cho mẹ uống, chuẩn bị khăn ướt cho mẹ lau mặt… tình cảm nơi mẹ có thể thức tỉnh vì biết đâu lúc còn trẻ, mẹ thiếu tình thương. Nói thẳng với mẹ cũng được nhưng sợ làm cho mẹ mặc cảm và khó xử. Created by AM Word2CHM Thuvientailieu.net.vn Mẹ cháu ghen tỵ với cô giáo TƯ VẤN TÂM LÝ HỌC ĐƯỜNG à Phần I. GIA ĐÌNH Cháu đang học lớp 12. Từ nhỏ, cháu luôn cảm thấy thiếu tình thương của gia đình mặc dù có đủ cha mẹ. Cha mẹ cháu là những người trí thức, làm ăn giỏi giang, nhà cháu cũng khá giả. Ba mẹ lo cho anh chị em cháu đầy đủ về vật chất, nhưng không hiểu sao chúng cháu vẫn thấy thiếu sự quan tâm, gần gũi âu yếm của cha mẹ. Cháu không nhớ có bao giờ mẹ ôm cháu chưa, mẹ cũng ít tâm tình với cháu. Mỗi khi cháu muốn thổ lộ với mẹ điều gì, hình như mẹ đều bận và không muốn cháu làm phiền bằng những câu chuyện, lời nói vớ vẩn. Cháu đã tìm thấy tình cảm gần gũi, tin cậy với cô giáo chủ nhiệm. Cô dành cho cháu tình cảm, sự quan tân đặc biệt, cô rất dịu dàng, lắng nghe và cho cháu những lời khuyên bổ ích. Cô là chỗ dựa tinh thần của cháu. Hôm qua, mẹ cháu đọc được nhật ký, trong đó cháu viết rất nhiều về cô chủ nhiệm, cháu rất kính yêu cô, ước gì cô là mẹ của cháu… Mẹ cháu giận dữ la mắng cháu: khi không lại đi thương mến người dưng, còn mẹ mình thì không có một dòng nào! Cháu quá xấu hổ, chẳng biết nói sao. Hai ngày nay cháu cảm thấy ngượng nghịu khi phải nói chuyện với mẹ. Cháu phải làm sao để cải thiện mối quan hệ với mẹ? Trong cái rủi luôn có cái may. Lẽ ra mẹ cháu không nên đọc nhật ký của cháu, vì theo nguyên tắc mỗi thành viên trong gia đình phải tôn trọng sự riêng tư của các thành viên khác. Đọc nhật ký của con là tối kỵ. Nhưng nhờ chuyện này mẹ cháu biết được tình cảm của cháu. Cô mong sự giận dữ của mẹ sẽ dẫn đến sự thức tỉnh nào đó. Cháu hãy chọn một cơ hội tốt (khi mẹ vui hay khi hai mẹ con có dịp trò chuyện với nhau), huy động tất cả sự khéo léo và tế nhị của mình để giải thích cho mẹ hiểu rằng, cháu thương cô giáo vì cô đã dành cho cháu những tình cảm mà cháu không tìm thấy được trong gia đình. Phải mạnh dạn, nhưng với sự tế nhị, nói lên suy nghĩ của ta, người khác mới hiện ta. Cháu cũng có thể nhờ một người khác giải thích cho mẹ, nếu người đó thật gần gũi với gia đình cháu. Thuvientailieu.net.vn Cháu không có tình cảm với mẹ TƯ VẤN TÂM LÝ HỌC ĐƯỜNG à Phần I. GIA ĐÌNH Bố mẹ cháu ly dị khi cháu mới 2 tuổi. Cháu ở với bố và ông bà nội. Bố cháu rất thương yêu cháu, đã một mình gà trống nuôi con, cho cháu được ăn học tử tế. Mẹ cháu thỉnh thoảng đến trường gặp cháu, hoặc hẹn bố chở cháu đến gặp. Bố luôn luôn nói tốt về mẹ (chắc là để cho cháu còn có mẹ, dù không chung sống), nhưng cô ơi, cháu không có tình cảm với mẹ. Dần dần mẹ bỗng trở nên xa lạ, nhiều khi phải gặp mẹ đối với cháu là cả sự khổ sở chịu đựng mà cháu phải cố gắng như một bổn phận để lịch sự và xã giao với mẹ, để mẹ không nghĩ là bố xúi giục gì cháu. Tất cả trẻ con khi cha mẹ ly dị đều muốn theo mẹ, còn cháu thì không muốn vì cháu cảm thấy bố cháu yêu cháu hơn. Mà vì sao mẹ lại cũng chịu để cháu theo bố, hả cô? Người ta bảo một người mẹ thực sự thì không bao giờ xa rời con, thế mà mẹ cháu không đau khổ khi sống xa cháu. Vì thế mà cháu không thể yêu được mẹ. Không yêu mà vẫn phải gặp gỡ cháu thấy rất khó xử. Cháu phải làm như thế nào? Thật ra chúng ta khó mà phê phán quá khứ. Đúng là trong ly dị người ta giao trẻ còn nhỏ cho người mẹ. Nhưng trong hoàn cảnh của cháu thì có thể mẹ quá trẻ, quá đơn chiếc hay đã phạm một lỗi lầm nào đó nên cháu được giao về bố để sống chung với bố và ông bà nội. Cháu không có tình cảm với mẹ là bình thường, vì mẹ con không gần gũi nhau. Nhưng sự việc mẹ vẫn tìm thăm cháu chứng tỏ mẹ cháu thương cháu. Vấn đề mấu chốt là cháu đang hận người mẹ đối xử đành bỏ mình. Việc ba cháu không nói xấu mẹ là một điều tốt, nhưng khi đứa con lớn lên, nó phải được biết sự thật, vì sự thật giải phóng chúng ta. Cháu nên mạnh dạn hỏi bố hoặc mẹ về lý do ly dị. Nếu mẹ cháu có lỗi, cháu hãy tha thứ cho bà vì tha thứ cháu sẽ tự giải phóng đối với cái dấu hỏi to tướng trong đầu. Một khi tha thứ, hai mẹ con có thể tái tạo lại tình mẫu tử mà cả hai đều cần. Mong cháu tìm hiểu được sự thật. Thuvientailieu.net.vn Con là… “đồ bỏ đi” TƯ VẤN TÂM LÝ HỌC ĐƯỜNG à Phần I. GIA ĐÌNH Mẹ con chưa bao giờ khen con dù con học được điểm cao. Con làm bất cứ việc gì mẹ cũng chê bai. Câu cửa miệng của mẹ mỗi khi mắng con là “Mày là đồ vô tích sự”. Con lớn lên trong thái độ và sự chê bai của mẹ đã nhiều năm và những lời miệt thị của mẹ đã phần nào ăn sâu vào tâm trí con, đến nỗi có lúc con cũng tự nhủ có lẽ con là đồ vô tích sự thật. Thế mà mẹ của bạn con - cũng là hàng xóm sống cạnh nhà con cô ấy luôn khen con là đứa bé ngoan, tốt, dễ thương đặc biệt là khéo tay – vì con vẽ đẹp. Những lời khen ấy an ủi và động viên con rất nhiều, cũng làm con hãnh diện và cảm thấy mình cũng có giá trị. Như vậy mình là thế nào, là do mình hay do mắt nhìn của người khác hả cô? Tại sao mẹ cháu và mẹ của bạn cháu lại có cái nhìn khác nhau với cùng một người là cháu? Câu hỏi của cháu rất hay vì nó nêu lên một vấn đề cốt lõi trong sự phát triển nhân cách con người. Mỗi người chúng ta có một “khái niệm” hay “hình ảnh về bản thân”. Hình ảnh này ảnh hưởng mạnh mẽ đến hành vi và tính cách của chúng ta. Nếu đó là một hình ảnh tích cực, nghĩa là ta thấy mình có giá trị thì ta tự tin, luôn luôn dám tiến tới và thành công. Nếu ta cảm thấy mình không ra gì thì rụt rè, dễ bỏ cuộc dẫn tới thất bại. Từ đâu có hình ảnh về bản thân? Nó hình thành từ cách người xung quanh, nhất là người thân, đánh giá, đối xử với ta. Rồi dần dần ta “in trí” rằng, bản thân mình đúng như họ nghĩ vậy. Một đứa trẻ cho dù thông minh và có nhiều tiềm năng, nếu cứ bị gia đình chê bai, trách móc, chửi mắng cũng sẽ thất bại trong đường đời. Đứa trẻ trung bình được cha mẹ khen, khuyến khích sẽ có thể tiến xa. Nhiều cha mẹ sai lầm khi nghĩ rằng, phải chê con thật nhiều để thách thức cho chúng cố gắng hơn. Khi nào trẻ có lỗi thì dạy bảo, còn lời khen thì cần thiết như thuốc bổ để trẻ lớn lên lành mạnh về mặt tâm lý. Thật đáng tiếc khi mẹ cháu đối xử với cháu như vậy, có lẽ ý đồ của bà là thách thức cháu. Cũng may là có cô hàng xóm đã “trung lập” hóa quan điểm của mẹ cháu. Cách cháu đặt câu hỏi này cho thấy đầu óc cháu không “tệ” chút nào. Hãy tự tin sửa đổi hình ảnh về bản thân. Hãy để bài viết này đâu đó để mẹ cháu suy nghĩ lại, nếu tình cờ bà đọc nó. Thuvientailieu.net.vn Mẹ có người yêu TƯ VẤN TÂM LÝ HỌC ĐƯỜNG à Phần I. GIA ĐÌNH Cô ơi, cháu đang khủng hoảng vô cùng mà không biết nói với ai. Hai ngày trước, khi đi cùng với đứa bạn vào một quán cà phê, cháu bỗng thấy mẹ cháu đang ngồi bên một người đàn ông xa lạ, đầu mẹ dựa vào vai ông ấy, trông thật tình tứ. Cháu cảm thấy choáng váng, lùi lại và nói dối bạn là cháu đau bụng nên phải về nhà. Cháu rất đau khổ và hình ảnh thần tượng về mẹ vụt sụp đổ trong cháu. Cháu không dám nói với ba vì ba cháu hiền, rất tốt, yêu thương và chung thủy với mẹ. Cháu sợ gia đình tan vỡ nếu nói ra. Nhưng nếu không nói, cháu cũng không chịu được. Bây giờ cháu không dám nhìn thẳng vào mặt mẹ và thậm chí, có lúc cháu thấy khinh mẹ. Cháu phải làm sao bây giờ? Cháu không còn tâm trí để học hành. Cháu đang trải qua một kinh nghiệm khủng khiếp, cô rất thông cảm với cháu. Dù gì thì gia đình cũng đã đổ vỡ rồi, nếu điều cháu thấy là chính xác. Cháu không thể giữ kín chuyện này lâu được. Với thái độ của cháu đối với mẹ hiện nay, quan hệ mẹ con ngày nào đó cũng sẽ rắc rối. Có thể cháu nên thật can đảm và bình tĩnh để viết cho mẹ mấy chữ mô tả những điều cháu đã chứng kiến mà không cần bình luận thêm. Để mẹ cháu tự rút ra kết luận và tìm cách giải quyết. Biết đâu cháu sẽ là tác nhân dẫn đến sự hòa giải. Dù gì học tập cũng là bổn phận hàng đầu, cháu nên cố gắng tập trung vào việc học. Created by AM Word2CHM Thuvientailieu.net.vn Thất vọng về ba? TƯ VẤN TÂM LÝ HỌC ĐƯỜNG à Phần I. GIA ĐÌNH Từng là một gia đình hạnh phúc, mẹ cháu ở nhà nội trợ, ba cháu là người có địa vị. Khi cháu còn nhỏ, ba là thần tượng của cháu, vì ba học rất giỏi, có học vị địa vị cao trong xã hội. Nhưng cô ơi, càng lớn cháu càng thất vọng về ba, khi nhận ra ba cháu ngày càng “giỏi” nhiều chuyện khác. Ba cháu thường đi ăn nhậu, nói với mẹ là “nhậu làm ăn”, có nhiều người đến nhà cháu nhờ vả và để lại những bao thư, quà cáp. Một lần say rượu ba bảo: “Nhà này không có tao thì mẹ con mày húp cháo; tao đi nhậu ra tiền, khẩy tay, nhếch mép cũng ra tiền… Ba thường dạy chúng cháu phải trung thực, phải thế nọ, thế kia nhưng ba là người thế nào? Những vụ án tham nhũng đang xảy ra làm cháu sợ có ngày ba cháu phải vào tù. Có chuyện gì thì làm sao cháu ngẩng mặt nhìn bạn bè, hàng xóm? Cháu buồn lắm và sợ hãi khi nghĩ đến ngày đó. Cô ơi, có cách nào để cháu thoát ra khỏi tình cảnh này, cháu có nên nói chuyện với ba? Cô hết sức thông cảm và chia sẻ nỗi buồn của cháu. Không nỗi đau nào lớn bằng khi thần tượng sụp đổ, nhất là thần tượng ấy lại là người thân của mình. Cha, mẹ là thần tượng số một. Cũng không có nỗi thất vọng nào lớn hơn khi cha mẹ dạy con một đằng mà làm một nẻo. Cháu buồn lo sợ hãi là đúng. Nạn tiêu cực, tham nhũng không thể tiếp tục tung hoành. Mẹ cháu nghĩ thế nào? Dù bà ủng hộ hay không ủng hộ ba cháu, mẹ là người đầu tiên cháu cần tâm tình và xây dựng thành một đồng minh. Kế đó, cháu suy nghĩ xem ai trong gia đình, họ hàng, bạn bè của ba được ông kính nể nhất. Cháu hãy bàn bạc thêm để tranh thủ sự ủng hộ của họ. Cuối cùng cháu cũng có thể nói lên sự sợ hãi của mình với ba. Có thể ông sẽ cho cháu một trận ra trò, nhưng lương tâm ông sẽ được đánh thức. Nếu có chỗ ẩn trú an toàn cháu có thể để lại một bức tối hậu thư rồi “bỏ nhà ra đi” để gây sốc. Gì thì gì, cô khen cháu có cái nhìn sáng suốt và hy vọng nhiều ở cháu cũng như các bạn trẻ khác để dân tộc ta có một tương lai tươi sáng hơn. Cảm ơn bức thư của cháu. Thuvientailieu.net.vn Cha con trở lại với người vợ cũ TƯ VẤN TÂM LÝ HỌC ĐƯỜNG à Phần I. GIA ĐÌNH Cháu sống trong một gia đình cơm không lành canh không ngọt, nên tính tình của cháu rất nhút nhát, tự ti. Cháu có rất ít bạn bè. Ngày xưa ba cháu đã có vợ con, sau đó ba cháu mất liên lạc với họ, rồi lấy mẹ cháu. Gần đây ba cháu liên lạc được với vợ con cũ, thì những người kia đã đến nhà cháu chơi. Mẹ cháu có vẻ rất đau khổ tuy không nói ra. Buồn hơn nữa là năm ngoái ba cháu về thăm quê có gặp lại vợ con cũ và đã có thêm một đứa con với người vợ ấy. Cháu không sao chấp nhận được một người cha như thế và rất thương mẹ phải nhẫn nhục chịu đựng, một phần cũng để cho cháu có cha. Có cần thiết phải cố giữ một người chồng, một người cha thiếu trách nhiệm không cô? Mỗi khi nghĩ đến chuyện này, cháu không cầm được nước mắt. Hoàn cảnh của mẹ cháu thật khó xử. Tuy nhiên, làm như ba cháu là sống theo chế độ đa thê và vi phạm luật hôn nhân gia đình Việt Nam (một vợ một chồng). Lẽ ra ba cháu phải chấm dứt tình trạng này và chọn một trong hai gia đình. Nếu ông không quyết định thì mẹ cháu nên quyết định, ngoại trừ bà quá yêu ông và phụ thuộc về kinh tế. Lý do để cho “con có cha” là lý do được nhiều bà mẹ đưa ra để tránh né việc ly hôn. Nhưng lý do này không đứng vững khi người cha không gương mẫu và gây đau khổ cho con mình. Cháu hãy mạnh dạn nói với mẹ là cháu không cần một người cha như thế, để sống tốt. Cháu cũng nên hỗ trợ tinh thần mẹ, để bà dứt khoát với mối quan hệ tay ba này. Thà hai mẹ con dựa vào nhau để làm lại từ đầu mà sống thanh thản. Mong cháu bớt đau khổ. Thuvientailieu.net.vn “Ba mẹ cháu rất bất công” TƯ VẤN TÂM LÝ HỌC ĐƯỜNG à Phần I. GIA ĐÌNH Nhà cháu có hai anh em. Cháu 16 tuổi, em trai cháu 12 tuổi. Là anh Hai nên cháu luôn tỏ ra nhường nhịn em, luôn nhận phần lỗi về mình. Nhưng cháu luôn có cảm giác ba mẹ thương em hơn cháu. Ba mẹ chiều em, luôn bắt cháu phải nhường em, chịu đựng em, dù nhiều khi nó rất hỗn láo. Ba mẹ cũng luôn khen em ngoan, em giỏi, dù nó không ngoan, không giỏi. Cháu nhường nhịn mãi thì đâm ra thấy ba mẹ bất công. Từ chỗ đang thương em, cháu trở nên ghét em và thấy mình sao mà bất hạnh, bị phân biệt đối xử trong chính gia đình mình. Cháu cũng là con người, chẳng lẽ ba mẹ không nghĩ rằng cháu cũng có cảm giác buồn, vui, tủi thân. Người lớn phải biết điều đó chứ, cô. Cô ơi, nếu rảnh cô có thể đến nhà cháu, tìm cách khéo léo tư vấn cho ba mẹ cháu về chuyện này được không? Gia đình Việt Nam có truyền thống dạy anh chị lớn biết nhường em. Nhường nhịn là một phẩm chất tốt mà mỗi chúng ta phải học tập. Tuy nhiên, không nên để cho sự việc đi quá đà, khiến cho người được nhường nhịn lấn sân, tạo ra sự bất công. Có lẽ cháu cũng đã đóng góp phần nào vào tình trạng này vì đã nhận về mình phần lỗi của em, khiến cho nó ngày càng lấn lướt. Sự công bằng phải là trên hết. Từ phía cha mẹ, thói quen trở thành quán tính và họ không còn ý thức việc mình làm nữa. Càng thể do buồn phiền một cách vô ý thức, cháu có những phản ứng tiêu cực dù là ngấm ngầm. Gì thì gì, tình trạng này phải được thay đổi. Cháu có thể thật bình tĩnh, làm chủ cảm xúc của mình, để khi có dịp thuận tiện, cháu trình bày suy nghĩ của mình cho ba mẹ một cách lễ phép và thân thương. Cháu cứ thử xem. Cô không có điều kiện tới nhà cháu vì ở xa thành phố, nhưng đề nghị cháu gặp cô Nguyễn Thị Ngọc, tham vấn viên, Phòng tham vấn Hôn nhân gia đình, Nhà Văn hóa Phụ Nữ Thành phố Hồ Chí Minh (ĐT: 9314660) vào các buổi chiều thứ ba, năm, bảy từ 15g. Thuvientailieu.net.vn Con rất buồn chán TƯ VẤN TÂM LÝ HỌC ĐƯỜNG à Phần I. GIA ĐÌNH Con đang học lớp 5. Từ khi bố mẹ con từ nước ngoài về con rất buồn cháu. Bố con rất khó tính, nghiêm khắc. Con có vóc dáng nhỏ nhắn, ốm yếu mà bố con bắt con phải tắm nắng lúc… 10g đến 11g30 trưa. Theo bố mẹ con về nước còn có em trai con mới học lớp 1. Nó rất lười học, đôi khi còn nói hỗn với mẹ và bà ngoại, nhưng bố mẹ rất cưng chiều nó. Đồ chơi, bánh kẹo của con nó cũng giành ăn một mình. Khi hai chị em tranh cãi với nhau thì bố mẹ thường bênh vực em mà mắng mỏ con. Cô ơi con buồn lắm… Nếu mọi việc cháu kể là sự thật thì cháu quả là một đứa trẻ bất hạnh. Cháu còn quá nhỏ để chịu đựng những thử thách như vậy Tuy nhiên cô không khuyên cháu được gì nhiều, vì câu chuyện của cháu có nhiều chi tiết khó hiểu. Thứ nhất cháu còn nhỏ như vậy mà sao bị cha mẹ để ở lại một mình khi đi ra nước ngoài. Chuyện tắm nắng vào giờ trưa ở một nước nhiệt đới như Việt Nam cũng khó hiểu. Thường là người ta tắm nắng vào sáng sớm. Không biết ba cháu theo trường phái khoa học nào đây. Rồi còn sự phân biệt đối xử giữa cháu và em cháu nữa! Nhưng cô mừng là cháu còn bà ngoại và có thể còn cô dì chú bác nữa. Cháu hãy tìm đến một trong những người này và trình bày hoàn cảnh của cháu để mong họ có thể khéo léo nhắc nhở cha mẹ cháu. Cô hết sức thông cảm nhưng rất tiếc, vì là người ngoài, nên cô không can thiệp được. Created by AM Word2CHM Thuvientailieu.net.vn Cháu muốn bỏ nhà ra đi TƯ VẤN TÂM LÝ HỌC ĐƯỜNG à Phần I. GIA ĐÌNH Thưa cô, cháu 17 tuổi, đang học lớp 11. Cháu đang sống rất bức bối trong gia đình, cháu không phủ nhận là cha mẹ rất thương chúng cháu, nhưng tư tưởng “cá không ăn muối cá ươn”, “thương cho roi cho vọt” ở cha mẹ cháu rất… nổi bật. Ba mẹ ít khi khen ngợi hay nói với chúng cháu những lời dịu dàng, ít thể hiện tình thương yêu. Thỉnh thoảng mẹ cháu còn mắng. “Mày lớn lên không biết làm gì ăn”. Cháu làm gì cũng không vừa lòng mẹ. Hễ cháu muốn giúp mẹ làm bếp hay việc nhà, mẹ lại bảo: “Thôi, đừng làm nữa ngứa mắt lắm”, khiến cháu càng cảm thấy mình vụng về. Điều quan trọng là sự coi thường của cha mẹ cũng ăn sâu vào đầu cháu, khiến cháu cũng mất tự tin và sợ rằng: có lẽ cháu vô dụng thật. Cháu muốn bỏ nhà ra đi, sống tự lập để chứng tỏ rằng cháu không vô dụng như cha mẹ nghĩ. Cháu phân tích rất chính xác cái gọi là “khoảng cách thế hệ” hay “xung đột thế hệ”. Cha mẹ thì bị “cầm tù” trong cách suy nghĩ cũ, do ảnh hưởng của nền giáo dục mà họ đã chịu. Còn con cái ngày nay thì tiếp xúc với một môi trường văn hóa khác hẳn, trong đó sự tự lập, năng động và sáng tạo của tuổi trẻ không những được đề cao mà còn được đòi hỏi như là những điều kiện để hòa nhập với thế giới hiện đại. Theo những hiểu biết ngày nay, la mắng chê bai, cho rằng con cái không ra gì là tối kỵ trong giáo dục. Vì điều này giết chết nơi đứa trẻ “ý thức về giá trị bản thân”, là động lực cho sự phát triển một nhân cách lành mạnh và sung mãn. Trẻ được động viên, khen ngợi sẽ cảm thấy mình có giá trị và phát triển lòng tự tin. Còn khi thấy mình không có giá trị gì, trẻ tự xem như đáng “vứt đi” và dễ có những suy nghĩ và hành vi tiêu cực. Ví dụ như đi bụi đời, có những hành động tự hủy hoại bản thân như nghiện ngập. Có khi dẫn đến việc tự tử. Tiếc rằng đến hôm nay còn không ít cha mẹ vì “tình thương” mà đứa con mình đến chỗ bế tắc. Tiếc hơn nữa là xã hội chưa có những biện pháp để giúp cha mẹ thích nghi với hoàn cảnh mới và rèn luyện những kỹ năng giáo dục mới để thu hẹp khoảng cách thế hệ nói trên. Không ít tệ nạn xã hội trong giới trẻ ngày nay xuất phát từ nguyên nhân gia đình. Cha mẹ hoặc quá cưng chiều con, hoặc thương theo kiểu cho voi cho vọt. Cô mong rằng một số cha mẹ, nhân dịp này sẽ suy nghĩ lại. Nhưng cô rất mừng vì chính cháu ý thức rõ chuyện gì xảy ra nên có thể làm chủ tình Thuvientailieu.net.vn
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan