Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Sử dụng phần mềm prezi trong dạy học phần lịch sử thế giới cận đại (lớp 11, chươ...

Tài liệu Sử dụng phần mềm prezi trong dạy học phần lịch sử thế giới cận đại (lớp 11, chương trình chuẩn) ở trường thpt theo hướng phát triển năng lực cho học sinh (2017)

.PDF
132
259
70

Mô tả:

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2 KHOA LỊCH SỬ NGUYỄN THỊ THUÝ HẰNG SỬ DỤNG PHẦN MỀM PREZI TRONG DẠY HỌC PHẦN LỊCH SỬ THẾ GIỚI CẬN ĐẠI (LỚP 11, CHƯƠNG TRÌNH CHUẨN) Ở TRƯỜNG THPT THEO HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC CHO HỌC SINH KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Chuyên ngành: Phương pháp dạy học Lịch sử Hà Nội - 2015 TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2 KHOA LỊCH SỬ SỬ DỤNG PHẦN MỀM PREZI TRONG DẠY HỌC PHẦN LỊCH SỬ THẾ GIỚI CẬN ĐẠI (LỚP 11, CHƯƠNG TRÌNH CHUẨN) Ở TRƯỜNG THPT THEO HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC CHO HỌC SINH KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Chuyên ngành: Phương pháp dạy học Lịch sử Người hướng dẫn khoa học: TS. Nguyễn Văn Ninh Sinh viên thực hiện: Nguyễn Thị Thuý Hằng Hà Nội - 2015 LỜI CẢM ƠN Em xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất tới TS. Nguyễn Văn Ninh người đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ, chỉ bảo em trong quá trình triển khai đề tài khoá luận. Em xin chân thành cảm ơn toàn thể các Thầy/Cô giáo khoa Lịch sử, trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2, những người đã truyền cho em những bài học, những kinh nghiệm quý báu và tạo mọi điều kiện cho em hoàn thành đề tài nghiên cứu này. Xin gửi lời cảm ơn đến bạn bè, người thân luôn ở bên cạnh động viên, giúp đỡ em trong những lúc khó khăn. Em xin gửi lời cảm ơn đến Trung tâm thông tin thư viện Mễ Trì, Thư viện Quốc gia Hà Nội, Thư viện Hà Nội, Thư viện trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2, đã giúp đỡ em tìm hiểu, khai thác nguồn tài liệu cần thiết, đây là một phần quan trọng giúp cho đề tài nghiên cứu đạt kết quả cao nhất. Cuối cùng, em xin gửi lời cảm ơn đặc biệt nhất tới bố mẹ, người đã sinh thành và nuôi dưỡng em khôn lớn, người luôn giúp đỡ em có thêm động lực và niềm tin trong lúc đề tài gặp khó khăn hay bế tắc. Em xin chân thành cảm ơn! Hà Nội, ngày 18 tháng 04 năm 2017 Sinh viên Nguyễn Thị Thuý Hằng LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu riêng của mình. Những số liệu và kết quả trong khóa luận là hoàn toàn trung thực. Đề tài chưa được công bố trong bất cứ một công trình khoa học nào khác. Hà Nội, ngày 18 tháng 04 năm 2016 Sinh viên Nguyễn Thị Thuý Hằng MỤC LỤC MỞ ĐẦU ................................................................................................................ 1 1. Lý do chọn đề tài ................................................................................................ 1 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề ................................................................................. 3 3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu ......................................................................... 6 3.1 Đối tượng nghiên cứu ...................................................................................... 6 3.2 Phạm vi nghiên cứu .......................................................................................... 7 4. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu......................................................................... 7 4.1 Mục đích ........................................................................................................... 7 4.2 Nhiệm vụ nghiên cứu ........................................................................................ 7 5. Phương pháp nghiên cứu.................................................................................... 8 6. Giả thuyế t nghiên cứu ........................................................................................ 8 7. Đóng góp mới của đề tài .................................................................................... 8 8. Bố cục của đề tài ................................................................................................ 9 NỘI DUNG .......................................................................................................... 10 CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VIỆC SỬ DỤNG PHẦN MỀM PREZI TRONG DẠY HỌC MÔN LỊCH SỬ Ở TRƯỜNG THPT THEO HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC CHO HỌC SINH ............. 10 1.1. Cơ sở lý luận ................................................................................................. 10 1.1.1. Một số khái niệm cơ bản ............................................................................ 10 1.1.1.1. Phương tiện công nghệ ........................................................................... 10 1.1.1.2. Phần mềm Prezi ...................................................................................... 12 1.1.1.3. Năng lực .................................................................................................. 27 1.1.2. Giáo dục định hướng phát triển năng lực.................................................. 30 1.1.3. Vai trò, ý nghĩa của việc sử dụng phần mềm Prezi trong dạy học Lịch sử theo hướng phát triển năng lực cho học sinh .................................................. 39 1.1.4. Một số yêu cầu, nguyên tắc sử dụng .......................................................... 42 1.2. Cơ sở thực tiễn của việc sử dụng Prezi trong dạy học Lịch sử ở trường THPT .................................................................................................................... 44 1.2.1. Mục đích, phạm vi khảo sát ....................................................................... 44 1.2.2. Nội dung điều tra, khảo sát ........................................................................ 45 1.2.3. Kết quả khảo sát ......................................................................................... 46 1.2.4. Những vẫn đề đặt ra cần giải quyết ........................................................... 53 Tiểu kết chương 1................................................................................................. 56 CHƯƠNG 2: SỬ DỤNG PHẦN MỀM PREZI TRONG DẠY HỌC PHẦN LỊCH SỬ THẾ GIỚI CẬN ĐẠI (LỚP 11, CHƯƠNG TRÌNH CHUẨN) Ở TRƯỜNG THPT THEO HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC CHO HỌC SINH..................................................................................................................... 57 2.1. Vị trí, mục tiêu, nội dung cơ bản của phần Lịch sử Thế giới cận đại lớp 11 .... 57 2.1.1. Vị trí............................................................................................................ 57 2.1.2. Mục tiêu ...................................................................................................... 57 2.1.3. Nội dung ..................................................................................................... 58 2.2. Một số biện pháp sư phạm sử dụng phần mềm Prezi trong dạy học Lịch sử thế giới cận đại lớp 11 (chương trình chuẩn) theo hướng phát triển năng lực cho học sinh.................................................................................................... 60 2.2.1. Sử dụng phần mềm Prezi để thiết kế bài giảng .......................................... 60 2.2.2. Sử dụng phần mềm Prezi để dạy học theo dự án ....................................... 68 2.2.3. Sử dụng phần mềm Prezi để thiết kế trò chơi ............................................ 73 2.3. Thực nghiệm sư phạm ................................................................................... 81 2.3.1. Mục đích thực nghiệm ................................................................................ 81 2.3.2. Đối tượng, thời gian và địa bàn thực nghiệm ............................................ 81 2.3.3. Nội dung và phương pháp thực nghiệm ..................................................... 82 2.3.4. Kết quả thực nghiệm .................................................................................. 83 Tiểu kết chương 2................................................................................................. 89 KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ ...................................................................... 90 TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................................... 93 PHỤ LỤC KHOÁ LUẬN .................................................................................... 98 DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT STT NGHĨA CÁCH VIẾT TẮT 1 DHLS Dạy học Lịch sử 2 CNTT Công nghệ thông tin 3 PTCN Phương tiện công nghệ 4 GV Giáo viên 5 HS Học sinh 6 THPT Trung học phổ thông 7 SGK Sách giáo khoa 8 PPDH Phương pháp dạy học 9 NXB Nhà xuất bản HỆ THỐNG BẢNG BIỂU, SƠ ĐỒ SỬ DỤNG TRONG ĐỀ TÀI Bảng 1: Bảng tổng hợp ý kiến học sinh về mức độ giáo viên sử dụng phương tiện công nghệ trong dạy học Lịch sử (Tỷ lệ %). Bảng 2: Bảng tổng hợp mức độ hứng thú học tập và hiểu bài của HS. Bảng 3: Bảng thống kê kết quả kiểm tra lớp 11A1 và 11A6 (theo nhóm điểm và tỷ lệ %). Biểu đồ 1: Biểu đồ ý kiến học sinh về mức độ sử dụng Prezi của học sinh trong giờ học lịch sử (Tỉ lệ %). Biểu đồ 2: Biểu đồ tổng hợp ý kiến học sinh về khả năng sử dụng các công cụ phục vụ trình chiếu của học sinh trong giờ học lịch sử (Tỉ lệ %). Biểu đồ 3: So sánh kết quả kiểm tra của hai lớp 11A1 và 11A6 (đơn vị: %). MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Sự bùng nổ của CNTT với nhiều ứng dụng trong ngành giáo dục đã đạt được nhiều kết quả vô cùng khả quan trong dạy và học. Để đáp ứng được đòi hỏi cần thiết của công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, ngành giáo dục chủ trương đổi mới phương pháp dạy học theo hướng sử dụng CNTT và các trang thiết bị dạy học hiện đại nhằm phát huy mạnh mẽ tư duy sáng tạo, năng lực thực hành của HS, nâng cao chất lượng dạy học. Cần đổi mới phương pháp dạy học, nâng cao tính trực quan sư phạm, phát huy tiềm năng cá nhân và năng lực cho HS, tạo môi trường lý tưởng cho hoạt động dạy học, nhằm “hướng tới hoạt động học tập chủ động, chống lại thói quen học tập thụ động” của HS. Và việc ứng dụng, sử dụng những thành tựu của CNTT vào việc dạy học là một trong những biện pháp vô cùng hiệu quả, đặc biệt là sử dụng các ứng dụng CNTT trong dạy học như Prezi, Power Point, Adobe Presenter… Trong những năm gần đây, trước những đòi hỏi của thực tế về việc đổi mới phương pháp dạy học được đặt ra một cách bức thiết. Nhiều lí thuyết, triết lý dạy học đang được bàn luận và đưa vào thực tế giảng dạy, một trong những lý thuyết đó là dạy học phát triển năng lực hay còn gọi là giáo dục định hướng năng lực trong tư thế tương quan với giáo dục kiểu truyền thống là dạy học định hướng nội dung. Giáo dục định hướng năng lực nhằm đảm bảo chất lượng đầu ra của việc dạy học, thực hiện mục tiêu phát triển toàn diện các phẩm chất nhân cách, chú trọng năng lực vận dụng tri thức trong những tình huống thực tiễn nhằm chuẩn bị cho con người năng lực giải quyết các tình huống của cuộc sống và nghề nghiệp. 1 Với sự trợ giúp của CNTT, cụ thể ở đây là sử dụng Prezi, người dạy có thể tích hợp multimedia (đa phương tiện) để xậy dựng những bài giảng điện tử giúp HS học hiệu quả. Ngoài ra, người dạy còn có thể sử dụng phần mềm này để người học tự sử dụng, thiết kế, khai thác kiến thức thông qua việc thiết kế bài thuyết trình, báo cáo, học theo dự án, chủ đề… Môn Lịch sử với đặc thù nhiều mốc thời gian, sự kiện, nên người học dễ nhầm lẫn hoặc chưa biết cách ghi nhớ, phân tích để hiểu bản chất, ý nghĩa của các sự kiện. Sử dụng phần mềm Prezi trong DHLS giúp tái hiện lại các sự kiện, mốc thời gian bằng hình ảnh, âm thanh, các đoạn phim tư liệu, bài giảng sinh động, logic với những hiệu ứng đẹp mắt, thu hút sự chú ý của HS… giúp người học học tập dễ dàng và hứng thú với môn học. Môn Lịch sử không đơn thuần cung cấp những con số, những mốc sự kiện, những tấm gương của các nhà lãnh đạo tài ba, Lịch sử còn là “thầy dạy của cuộc sống”, giúp người học hiểu và lí giải bản chất các sự kiện, giúp các em rút ra những bài học kinh nghiệm trong cuộc sống. Tuy nhiên, vị trí của môn Lịch sử ở trường phổ thông vẫn chưa được đánh giá đúng, do đó vấn đề nâng cao chất lượng dạy học môn Lịch sử chưa thực sự được GV quan tâm và thực hiện hiệu quả. Thực tế cho thấy, nhiều GV vẫn chọn cách dạy truyền thống là “đọc và chép”. Ngoài ra cũng có nhiều GV đã sử dụng CNTT, các bài giảng điện tử, sử dụng phần mềm Prezi hay một số ứng dụng khác nhưng chưa phổ biến, hiệu quả chưa cao, do chưa phát huy được nhiều sự tương tác, tính sáng tạo cũng như khả năng định hướng học tập, phát triển năng lực cho người học. Xuất phát từ những lý do trên, tôi lựa chọn đề tài “Sử dụng phần mềm Prezi trong dạy học phần Lịch sử thế giới cận đại (lớp 11, chương trình chuẩn) ở trường THPT theo hướng phát triển năng lực cho học sinh” làm đề tài nghiên cứu cho khoá luận tốt nghiệp của mình. 2 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề Vấn đề sử dụng phương tiện công nghệ trong dạy học Lịch sử nói chung và dạy học Lịch sử theo hướng phát triển năng lực cho HS nói riêng đã được nhiều nhà khoa học, nhà giáo dục, nhiều học giả, cá nhân quan tâm ở nhiều khía cạnh khác nhau: * Nghiên cứu về vấn đề sử dụng phương tiện công nghệ và phần mềm Prezi trong DHLS ở trường THPT Trên thế giới, việc nghiên cứu ứng dụng CNTT làm phương tiện dạy học đã được triển khai từ rất sớm, ví dụ như Pháp (1970), Newzeland (1975) hay Anh (1980)… Máy vi tính được sử dụng từ cấp cơ sở đến bậc Đại học, thậm chí cả giáo dục mầm non, những tài liệu nghiên cứu một cách toàn diện về việc ứng dụng CNTT vào dạy học, trước hết phải kể đến bộ giáo trình “Teach to the Future” (Dạy học cho tương lai) của Intel và bộ giáo trình “Partners in Learing” của Microsoft. Tuy nhiên các tài liệu này chủ yếu nêu ra các ứng dụng CNTT vào dạy học các môn học nói chung, chưa nhấn mạnh đến vấn đề đặc thù bộ môn và chưa đi sâu tìm hiểu về việc sử dụng phần mềm Prezi trong DHLS. Ở Việt Nam, vấ n đề áp du ̣ng các phương tiên công nghê ̣ trong da ̣y ho ̣c ̣ cũng đã thu hút đươ ̣c sự quan tâm của nhiề u nhà nghiên cứu. Đã có rấ t nhiề u bài viế t trên báo và ta ̣p chí như: “Sử dụng công nghê ̣ thông tin và truyề n thông vào dạy học Li ̣ch sử ở trường phổ thông” của Nguyễn Ma ̣nh Hưởng in trên Ta ̣p chí Giáo du ̣c số 133 kì 1-3/2006; TS. Ngô Quang Sơn trên Ta ̣p chí ́ da ̣y và ho ̣c ngày nay số 6/2009 có bài viế t: “Ưng dụng hiê ̣u quả công nghê ̣ thông tin và truyề n thông trong dạy học tích cực ở các trường phổ thông vùng nông thôn, trung du và miề n núi hiê ̣n nay – vấ n đề và các giải pháp quản lý”; Ths. Lê Tùng Lâm, Trường Đa ̣i ho ̣c Sài Gòn cũng đã có bài báo in trên Ta ̣p ́ chí Đa ̣i ho ̣c Sài Gòn, quyể n 2 – 12/2009: “Ưng dụng công nghê ̣ thông tin vào 3 dạy học Li ̣ch sử ở trường phổ thông” khẳ ng đinh vai trò quan tro ̣ng của công ̣ nghê ̣ thông tin trong da ̣y ho ̣c; bài viế t “Xây dựng quy trình sử dụng phương tiê ̣n công nghê ̣ hỗ trợ triển khai bài dạy môn Li ̣ch sử ở trường THPT” của Th.S Ninh Thi ̣Ha ̣nh và Th.S Hoàng Thi ̣ Nga in trong “Kỷ yếu Hội thảo: Phát triển thiết bị dạy học, thiết bị dạy học tự làm ở trường mầm non và phổ thông, Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam, tháng 10/2013” đã đề câ ̣p đế n khái niê ̣m và phân loa ̣i các phương tiê ̣n công nghê,̣ đồ ng thời giới thiêu mô ̣t số phầ n ̣ mề m đơn giản, dễ sử du ̣ng phu ̣c vu ̣ đắ c lực cho quá trình da ̣y ho ̣c. Ngoài ra, nhóm tác giả Trầ n Anh Thy, Đinh Thi ̣ Phương Thảo, Khoa Công nghê ̣ thông tin, trường Đa ̣i ho ̣c Sư pha ̣m Tp. Hồ Chí Minh đã có mô ̣t bài báo cáo về phần mềm Prezi nói chung cũng như những tinh năng của phần mềm này. Thạc sĩ ́ Nguyễn Thị Nga nghiên cứ về việc Ứng dụng phần mềm Prezi trong thiết kế bài giảng môn Lịch sử thế giới ở trường đại học, được trình bày trong Hô ̣i thảo khoa ho ̣c toàn quố c về ứng du ̣ng công nghê ̣ thông tin trong giáo du ̣c và da ̣y ho ̣c, tổ chức ta ̣i ĐH Đà Nẵng, 4/2014, đã trình bày những ưu điểm và nguyên do nên sử dụng phần mềm Prezi trong DHLS. Khoá luận tốt nghiệp của Nguyễn Thị Hằng với đề tài “Xây dựng bài dạy theo chủ đề trong dạy học Lịch sử Việt Nam lớp 11 với sự hỗ trợ của Prezi”. Trong cuốn “Rèn luyện kỹ năng nghiệp vụ sư phạm môn Lịch sử” (GS.TS Nguyễn Thị Côi chủ biên), các tác giả đã cung cấp cho chúng ta quy trình xây dựng bài giảng điện tử, những tiêu chí đánh giá một bài giảng điện tử… và còn đưa ra một số ví dụ về cách thiết kế bài giảng mà GV có thể áp dụng vào từng bài trong môn Lịch sử. * Nghiên cứu về vấn đề phát triển năng lực cho HS trong DHLS ở trường THPT Liên quan đến việc phát triển các năng lực cho HS trong DHLS cũng đã có nhiều nhà sử học, nhiều nhà giáo dục, nhiều tác giả quan tâm đề cập tới ở 4 những mức độ khác nhau, chúng ta có thể điểm qua một số công trình, tác phẩm, bài viết sau: Tác giả Phan Ngọc Liên, Trần Văn Trị trong cuốn “Phương pháp Dạy học Lịch sử” (NXB Giáo dục, 1980) coi việc rèn luyện kĩ năng đánh giá sự kiện, nhân vật, hiện tượng Lịch sử là một nhiệm vụ của môn Lịch sử ở trường phổ thông: “phải rèn luyện tư duy khoa học, thông qua sự phân tích, tổng hợp, so sánh, khái quát, nhận xét, đánh giá các sự kiện và nhân vật Lịch sử cụ thể, qua đó rèn luyện trí thông minh và óc sáng tạo cho HS.” Giáo sư Nguyễn Thị Côi, trong cuốn “Các con đường nâng cao hiệu quả dạy học Lịch sử ở trường phổ thông” (NXB Đại học Sư phạm, 2006), coi việc đánh giá sự kiện, hiện tượng Lịch sử một cách đúng đắn là biểu hiện của hiệu quả DHLS và tính khoa học của các con đường, biện pháp nâng cao hiệu quả bài học Lịch sử: “Tính khoa học của nội dung bài học còn thể hiện ở việc đánh giá, giải thích để tìm ra bản chất, mối quan hệ nhân quả, sự phát triển có tính quy luật của các sự kiện, hiện tượng Lịch sử”. Tác giả cũng đưa ra những yêu cầu đối với việc đánh giá sự kiện, hiện tượng Lịch sử, phải đảm bảo những nguyên tắc của phương pháp luận sử học. Đó là, đánh giá dựa trên quan điểm Lịch sử kết hợp với quan điểm giai cấp, tránh hiện đại hóa, bóp méo Lịch sử… Tác giả Trần Thị Tuyết Oanh đã đi sâu nghiên cứu vấn đề tư duy và quy trình dạy học để phát triển tư duy là một trong những phương pháp hữu hiệu nhằm kích thích quá trình tư duy độc lập, sáng tạo của HS trong cuốn “Giáo trình Giáo dục học” tập 1, (2009), NXB Đại học Sư phạm. Bên cạnh đó, tác giả cũng khẳng định quá trình nhận thức độc lập của HS phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau của quá trình dạy học. Bài viết “Kinh nghiệm thực hành giờ học Lịch sử của Kato Kimiaki ở trường phổ thông Nhật Bản” của hai tác giả Nguyễn Thị Côi và Nguyễn 5 Quốc Vương (Tạp chí nghiên cứu Giáo dục, Số 290 năm 2012), sau khi nêu qua niệm về “giờ học Lịch sử bằng tư duy phê phán” của nhà giáo dục Nhật Bản Kato Kimiaki, hai tác giả đưa ra ví dụ tiến hành kiểu giờ học này và đã đi đến rút ra một số kinh nghiệm tiến hành giờ học ở trường phổ thông. Đó là, “Trong quá trình tiến hành giờ học GV phải coi trọng và phát huy tính chủ thể của HS. Trong giờ học GV phải làm cho HS cảm nhận được sự thú vị hấp dẫn của việc học tập Lịch sử. GV phải có năng lực tổ chức hướng dẫn cho HS tiến hành các hoạt động nhận thức một cách tích cực… Khóa luận tốt nghiệp chuyên ngành Phương pháp DHLS của sinh viên Nguyễn Đăng Tuyên với đề tài Sử dụng tư liệu thông sử trong DHLS ở trường THPT nhằm hình thành năng lực nhận thức, tư duy Lịch sử cho học sinh (áp dụng cho phần Lịch sử Việt Nam từ thế kỉ XVI đến thế kỉ XVIII SGK lớp 10, chương trình chuẩn); Ngô Thị Phương Hoa với đề tài khoá luận tốt nghiệp “Sử dụng tư liệu gốc theo hướng phát triển năng lực cho học sinh trong DHLS Việt Nam giai đoạn 1954 - 1975 ở trường THPT (chương trình chuẩn) cũng đã nêu ra những biện pháp nhằm phát triển năng lực cho người học trong DHLS. Như vậy, chúng ta thấy những công trình, tác phẩm, bài viết trên mới chỉ đề cập tới một khía cạnh nào đó của vấn đề mà đề tài đề cập. Việc sử dụng phần mềm Prezi theo hướng phát triển năng lực cho HS thì chưa có công trình, bài viết nào đề cập sâu tới vấn đề này, nhất là trong dạy học phần Lịch sử thế giới cận đại, lớp 11 THPT (chương trình chuẩn). Các công trình nghiên cứu kể trên là nguồn tài liệu tham khảo quý giá cho đề tài nghiên cứu của tôi. 3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu Sử dụng Prezi vào DHLS thế giới cận đại (lớp 11, chương trình chuẩn) ở trường THPT theo hướng phát triển năng lực cho HS. 6 3.2. Phạm vi nghiên cứu Về nội dung: đề tài tập trung vào tìm hiểu phần mềm Prezi và sử dụng vào các bài học trong phần Lịch sử thế giới (lớp 11, chương trình chuẩn), theo hướng phát triển năng lực cho HS. Về hình thức tổ chức dạy học: thiết kế bài giảng đối với GV và các hoạt động khai thác kiến thức cho HS. Về phạm vi điều tra, khoả sát thực trạng và thực nghiệm được tiến hành tại 3 trường THPT trên địa bàn tỉnh Bắc Giang, và trường THPT Lý Thương Kiệt tại Hà Nội. 4. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu 4.1. Mục đích Trên cơ sở khẳng định vai trò, ý nghĩa của việc sử dụng phần mềm Prezi trong DHLS, đề tài lựa chọn nội dung kiến thức và đề xuất biện pháp sử dụng phần mềm Prezi trong phần Lịch sử thế giới cận đại (lớp 11, chương trình chuẩn) ở trường THPT nhằm góp phần nâng cao chất lượng dạy và học môn Lịch sử ở trường THPT. 4.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Để đa ̣t đươ ̣c mu ̣c tiêu trên, đề tài cầ n thực hiên các nhiê ̣m vu ̣: ̣ - Nghiên cứu cơ sở kỹ thuật, cơ sở lý luận và thực tiễn của việc sử dụng phần mềm Prezi trong DHLS. - Tiế n hành khảo sát cơ bản đố i với GV và HS ở mô ̣t số trường THPT để đánh giá thực tra ̣ng viêc sử du ̣ng công nghê ̣ thông tin trong da ̣y ho ̣c môn ̣ Lịch sử. - Sử dụng phần mềm Prezi để DHLS thế giới cận đại (lớp 11, chương trình chuẩn). - Tiế n hành thực nghiê ̣m sư pha ̣m và đánh giá hiêu quả của viê ̣c sử ̣ du ̣ng phần mềm Prezi vào da ̣y ho ̣c Lich sử. ̣ 7 5. Phương pháp nghiên cứu Phương pháp nghiên cứu lý luận: Sưu tầ m, tổ ng hơ ̣p, phân tich hê ̣ thố ng, khái quát hóa những tài liêu từ ̣ ́ sách, báo, ta ̣p chí, Internet về lý luâ ̣n và PPDH, đă ̣c biêṭ là sử du ̣ng phần mềm Prezi trong da ̣y ho ̣c nói chung và dạy học môn Lịch sử nói riêng. Phân tích nội dung chương trình SGK lớp 11. Phương pháp nghiên cứu thực tiễn: Phương pháp quan sát: Dự giờ để thu thập thông tin, đánh giá khách quan tình hình DHLS ở trường THPT. Phương pháp điều tra, phỏng vấn: Tìm hiểu thực trạng DHLS sử dụng Prezi, về thái độ của HS với môn học và nguyên nhân ảnh hưởng đến thái độ học tập môn Lịch sử. Phương pháp thực nghiệm: Thực hiện xây dựng và sử dụng Prezi trong DHLS phần Lịch sử thế giới lớp 11. 6. Giả thuyế t nghiên cưu ́ Nế u vâ ̣n dụng Prezi vào DHLS thế giới cận đại (lớp 11, chương trình chuẩn) ở trường THPT theo hướng phát triển năng lực cho học sinh theo hướng đề xuấ t của đề tài sẽ phát huy hứng thú ho ̣c tâ ̣p lich sử cho người học, ̣ góp phầ n nâng cao chấ t lươ ̣ng da ̣y ho ̣c Lich sử nói chung và da ̣y ho ̣c phầ n ̣ Lich sử thế giới cận đại lớp 11 nói riêng, phát triển các năng lực cần thiết cho ̣ người học. 7. Đóng góp mới của đề tài Khẳ ng đinh vai trò, ý nghia của viêc sử du ̣ng công nghê ̣ thông tin nói ̣ ̣ ̃ chung và sử du ̣ng phần mềm Prezi nói riêng nhằ m nâng cao chấ t lươ ̣ng da ̣y và ho ̣c lich sử theo hướng phát triển năng lực cho học sinh. ̣ 8 8. Bố cục của đề tài Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, phụ lục, nghiên cứu được kết cấu thành hai chương: Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn của việc sử dụng phần mềm Prezi trong dạy học môn Lịch sử ở trường THPT theo hướng phát triển năng lực cho HS Chương 2: Sử dụng phần mềm Prezi trong dạy học phần lịch sử thế giới cận đại (lớp 11, chương trình chuẩn) ở trường THPT theo hướng phát triển năng lực cho học sinh. Thực nghiệm sư phạm. 9 NỘI DUNG CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VIỆC SỬ DỤNG PHẦN MỀM PREZI TRONG DẠY HỌC MÔN LỊCH SỬ Ở TRƯỜNG THPT THEO HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC CHO HỌC SINH 1.1. Cơ sở lý luận 1.1.1. Một số khái niệm cơ bản 1.1.1.1. Phương tiện công nghệ Bước sang thế kỉ XX - XXI, với sự phát triển như vũ bão của cuộc cách mạng khoa học – kĩ thuật với nhiều làn sóng công nghệ cao, đặc biệt là CNTT, nhiều lĩnh vực khoa học kĩ thuật mới, nhiều ngành nghề mới đang hình thành và phát triển rất nhanh. Điều này đòi hỏi phải có đổi mới về mục tiêu và phương pháp đào tạo. Từ đó, khái niệm “Công nghệ dạy học” đã ra đời và đều được hiểu cùng một ý nghĩa với từ tiếng Anh được dùng phổ biến hiện nay: Technolody of teaching. Trong gần 4 thập kỉ qua, vấn đề “công nghệ dạy học” đã thu hút được sự quan tâm rộng lớn của các nhà giáo dục, sư phạm trên khắp thế giới, song vẫn chưa có những kiến giải thống nhất về ranh giới nội hàm giữa các thuật ngữ "công nghệ giáo dục", "công nghệ đào tạo", "công nghệ dạy học", "công nghệ sư phạm"... Tuy còn nhiều ý kiến trái chiều nhau về khái niệm công nghệ dạy học nhưng hầu hết các nhà nghiên cứu đều thống nhất 3 cách hiểu cơ bản về bản chất của công nghệ dạy học: Thứ nhất, công nghệ dạy học được hiểu như một quá trình "công nghệ hoá" dạy học Công nghệ dạy học ở đây được hiểu như một quá trình cung cấp đầy đủ thông tin cần thiết cho một đơn vị kiến thức, sự tương tác khoa học giữa người dạy và người học và sự đảm bảo một môi trường học tập thuận lợi. 10 Tóm lại, “công nghệ hoá” quá trình dạy học đã mô phỏng lại nguyên lý cơ bản của công nghệ sản xuất công nghiệp: phân giải quá trình sản xuất thành các chuỗi, công đoạn, tuân thủ nguyên tắc thứ tự, logic hoạt động, đảm bảo kiểm soát được sản phẩm đầu ra. Thứ hai, công nghệ dạy học được hiểu như một sản phẩm (kết quả) được "đóng gói" để chuyển giao Trên thực tế, quá trình "công nghệ hoá” dạy học được thể hiện rất rõ trong những nỗ lực xác lập và triển khai hiệu quả các mô hình dạy học, phương pháp, kỹ thuật dạy học cụ thể nhằm đáp ứng các mục tiêu dạy học. Các mô hình, cách thức, kỹ thuật, qui trình dạy học này đã được nghiên cứu, thử nghiệm để cho ra những kết quả tương đương trong những điều kiện cụ thể, đã được "đóng gói" để sử dụng. Việc áp dụng triệt để các mô hình, phương pháp dạy học cụ thể này sẽ giúp đảm bảo đạt được mục tiêu dạy học đề ra. Thứ ba, công nghệ dạy học được hiểu là việc tích hợp các yếu tố, sản phẩm công nghệ vào quá trình dạy học Đó là việc sử dụng, tích hợp các phương tiện, sản phẩm công nghệ vào trong các quá trình dạy học, các hình thức tổ chức dạy học, trong và ngoài lớp học. Đặc biệt là việc ứng dụng CNTT và truyền thông trong dạy học được coi là có ảnh hưởng mạnh mẽ và sáng giá nhất. Các nhà giáo dục, sư phạm coi công nghệ dạy học (theo cách hiểu trên) là cuộc cách mạng thứ tư trong giáo dục sau sự ra đời của nhà trường, chữ viết, in ấn và sách. Công nghệ dạy học và phương pháp dạy học có mối liên hệ qua lại mật thiết, bổ sung, hỗ trợ cho nhau. Nếu như phương pháp dạy học được coi là cách chiếm lĩnh mục tiêu dạy học thì công nghệ dạy học lại đảm bảo cho cách đó được thực hiện hiệu quả. Do vậy, đổi mới PPDH nói chung và PPDH Lịch sử nói riêng trong giai 11
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan