Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Y dược Thực hiện quy trình sản xuất giống keo lai từ mô trong giai đoạn vườn ươm tại cô...

Tài liệu Thực hiện quy trình sản xuất giống keo lai từ mô trong giai đoạn vườn ươm tại công ty lâm nghiệp đồng hỷ huyện đồng hỷ tỉnh thái nguyên (Hỗ trợ dowload tài liệu zalo 0587998338)

.DOC
58
562
107

Mô tả:

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM ----------------------- DƯƠNG HIỂN KIÊN Tên đề tài: THỰC HIỆN QUY TRÌNH SẢN XUẤT CÂY KEO LAI (ACACIA HYBRID) TỪ MÔ TRONG GIAI ĐOẠN VƯỜN ƯƠM TẠI CÔNG TY LÂM NGHIỆP ĐỒNG HỶ, HUYỆN ĐỒNG HỶ, TỈNH THÁI NGUYÊN KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Hệ đào tạo : Chính quy Chuyên ngành : Lâm nghiệp Khoa : Lâm nghiệp Khóa học : 2014 – 2018 Thái Nguyên, năm 2018 ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM ----------------------- DƯƠNG HIỂN KIÊN Tên đề tài: THỰC HIỆN QUY TRÌNH SẢN XUẤT CÂY KEO LAI (ACACIA HYBRID) TỪ MÔ TRONG GIAI ĐOẠN VƯỜN ƯƠM TẠI CÔNG TY LÂM NGHIỆP ĐỒNG HỶ, HUYỆN ĐỒNG HỶ, TỈNH THÁI NGUYÊN KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Hệ đào tạo : Chính quy Chuyên ngành : Lâm nghiệp Lớp : LN - K46 Khoa : Lâm nghiệp Khóa học : 2014 – 2018 Giảng viên hướng dẫn: TS. Đặng Kim Tuyến Thái Nguyên, năm 2018 i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan các số liệu về kết quả thực hiện được trình bày trong khóa luận là kết quả thí nghiệm thực tế của tôi, nếu có sai sót gì tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm và chịu mọi hình thức kỉ luật của khoa và nhà trường đề ra. Thái Nguyên, ngày tháng XÁC NHẬN CỦA GVHD Đồng ý cho bảo vệ kết quả Trước Hội đồng TS. ĐẶNG KIM TUYẾN năm 2018 NGƯỜI VIẾT CAM ĐOAN DƯƠNG HIỂN KIÊN XÁC NHẬN CỦA GV CHẤM PHẢN BIỆN Xác nhận đã sữa chữa sai sót sau khi Hội đồng đánh giá chấm (Ký, họ và tên) TS. DƯƠNG VĂN THẢO ii LỜI CẢM ƠN Thực tập tốt nghiệp là một khâu rất quan trọng trong quá trình học tập của mỗi sinh viên, nhằm hệ thống lại toàn bộ kiến thức đã học, vận dụng lý thuyết vào thực tiễn, bước đầu làm quen với quy trình sản xuất. Xuất phát từ nguyện vọng của bản thân, được sự đồng ý của Ban chủ nhiệm khoa Lâm Nghiệp, Ban giám hiệu trường Đại Học Nông Lâm Thái Nguyên, giáo viên hướng dẫn, tôi thực hiện đề tài: “Thực hiện quy trình sản xuất giống keo lai từ mô trong giai đoạn vườn ươm tại Công ty Lâm Nghiệp Đồng Hỷ, Huyện Đồng Hỷ, Tỉnh Thái Nguyên”. Trong quá trình thực hiện được sự giúp đỡ, chỉ bảo, hướng dẫn tận tình của các thầy cô trong khoa, cán bộ vườn ươm, đặc biệt cô hướng dẫn TS. Đặng Kim Tuyến là người trực tiếp hướng dẫn tôi thực hiện đề tài này, cùng với sự nỗ lực, cố gắng của bản thân đã giúp tôi hoàn thành khóa luận này. Cũng nhân dịp này cho phép tôi bày tỏ lòng biết ơn chân thành, sâu sắc tới tất cả sự giúp đỡ đó. Do điều kiện và thời gian có hạn, trình độ bản thân còn hạn chế nên khóa luận không tránh khỏi những thiếu sót nhất định. Vì vậy tôi kính mong nhận được sự góp ý của các thầy cô để khóa luận của tôi được hoàn thiện hơn. Tôi xin chân thành cảm ơn! Thái Nguyên, ngày tháng Sinh viên Dương Hiển Kiên năm 2018 3 DANH MỤC BẢNG Bảng 3.1 Mẫu bảng điều tra tỷ lệ sống của mô .........................................................24 Bảng 3.2: Bảng theo dõi sinh trưởng của cây Keo mô trong giai đoạn vườn ươm .25 Bảng 3.3.Mẫu bảng ghi chép đánh giá phẩm chất cây keo lai mô đạt tiêu chuẩn xuất vườn .......................................................................................................26 Bảng 4.1. Kết quả về tỷ lệ sống của mô ở vườn ươm ...............................................35 Bảng4.2. Tình hình sinh trưởng cửa cây Keo lai mô ở giai đoạn vườn ươm ..........36 Bảng 4.3. Kết quả đánh giá chất lượng cây con đạt tiêu chuẩn xuất vườn ...............39 4 DANH MỤC HÌNH Hình 4.1: Tưới nước cho cây keo mô ở giai đoạn vườn ươm ...................................31 Hình 4.2: Phun thuốc phòng trừ sâu bệnh ở cây keo lai ...........................................32 Hình 4.3: Đảo bầu cây mô ở trạm giống ...................................................................33 Hình 4.4: Biểu đồ diễn biến tỷ lệ sống, tỷ lệ chết của cây Keo mô ở vườn ươm .....35 Hình 4.5.a: Biểu đồ thể hiện sự phát triển của đường kính cổ rễ (D00) của cây Keo mô ở giai đoạn vườn ươm........................................................................36 Hình 4.5.b: Đồ thị thể hiện sinh trưởng chiều cao vút ngọn (Hvn) của cây Keo mô ở giai đoạn vườn ươm .................................................................................37 Hình 4.7: Biểu đồ thể hiện tỷ lệ chất lượng cây con xuất vườn................................40 Hình 4.8: Bệnh phấn trắng lá keo..............................................................................41 5 DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT BV10, BV33 : Là các dòng giống quốc gia D00 : Đường kính cổ rễ Hvn : Chiều cao vút ngọn IAA : Axit indol axetic IBA : Axit indol butylic MS : Murashige &skoog NAA : Axit napthalen axetic NN : Nông Nghiệp OBD : Ô dạng bảng PTNT : Phát triển nông thôn TB : Trung bình WPM : McCOW”s woody plant 6 MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN ...................................................................................................... i LỜI CẢM ƠN ........................................................................................................... ii DANH MỤC BẢNG ............................................................................................... iii DANH MỤC HÌNH ................................................................................................ iii DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT ..................................................................... v MỤC LỤC................................................................................................................ vi Phần 1 MỞ ĐẦU ..................................................................................................... 1 1.1. Tính cấp thiết của việc thực hiện đề tài................................................................1 1.2. Mục tiêu và yêu .............................................................................3 cầu của đề tài 1.2.1. Mục tiêu ............................................................................................................3 1.2.2. Yêu cầu..............................................................................................................4 Phần 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU......................................................................... 5 2.1. Tổng quan tài liệu về vấn đề thực hiện ................................................................5 2.1.1. Cơ sở khoa học của việc nhân giống bằng phương pháp nuôi cấy mô .............7 2.1.2 Thành phần hỗn hợp ruột bầu ............................................................................9 2.1.3. Kích thước ruột bầu.........................................................................................10 2.1.4. Các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng ra rễ của mô ........................................10 2.2 Những kết quả về lĩnh vực cấy mô trong nước và nước ngoài ...........................13 2.2.1. Ở trong nước ...................................................................................................13 2.2.2. Ở nước ngoài ...................................................................................................14 2.2. Tổng quan về cơ sở thực tập ..............................................................................16 Phần 3 ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP THỰC HIỆN ... 21 3.1. Đối tượng, thời gian và phạm vi thực hiện ........................................................21 3.2. Nội dung thực .............................................................................................21 hiện 3.3. Phương pháp và các bước thực hiện ..................................................................22 7 3.3.1. Các bước thực hiện..........................................................................................22 vii 3.3.2 Phương pháp thu thập và xử lý số liệu .............................................................24 Phần 4 KẾT QUẢ THỰC HIỆN VÀ THẢO LUẬN ...................................... 27 4.1. Kỹ thuật làm luống tạo bầu, cấy cây ..................................................................27 4.1.1 Kỹ thuật làm luống, tạo bầu cho cây keo lai từ mô .........................................27 4.1.2. Tiêu chuẩn cây mô trước khi cấy vào bầu ......................................................29 4.1.3. Xử lý cây mầm và bầu đất trước khi cấy cây..................................................29 4.1.4. Điều kiện nuôi ươm.........................................................................................30 4.2. Kỹ thuật chăm sóc cây mô sau khi cấy vào bầu.................................................30 4.2.1 Tưới nước .........................................................................................................30 4.2.2. Bón phân và phòng trừ bệnh hại .....................................................................32 4.2.3 Đảo bầu, xén rễ, hãm cây .................................................................................33 4.3. Kết quả theo dõi tỷ lệ sống và sinh trưởng của cây mô trong giai đoạn vườn ươm ...........................................................................................................................35 4.3.1. Tỷ lệ sống của cây keo lai mô ở trong giai đoạn vườn ươm...........................35 4.3.2. Sinh trưởng của cây mô ở các giai đoạn trong vườn ươm .................... 36 4.4. Dự kiến tỷ lệ cây con đủ tiêu chuẩn xuất vườn của cây Keo mô.......................38 4.4.1. Đánh giá chất lượng cây mô và phân loại tiêu chuẩn xuất vườn của cây Keo lai ...............................................................................................................................3 8 4.4.2. Dự kiến tỷ lệ xuất vườn của cây Keo lai mô...................................................40 4.5. Một số bệnh xuất hiện trong quá trình nuôi cấy keo lai mô và cách phòng trừ ......41 Phần 5 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ .................................................................... 44 5.1. Kết luận ..............................................................................................................44 5.2. Đề nghị ...............................................................................................................45 TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................... 46 1 Phần 1 MỞ ĐẦU 1.1. Tính cấp thiết của việc thực hiện đề tài - Theo công bố hiện trạng rừng toàn quốc tính đến ngày 31/12/2017 của Tổng cục Lâm Nghiệp Việt Nam thì diện tích rừng trên toàn quốc có 14.415.381 ha. Trong đó diện tích rừng tự nhiên có 10.236.415 ha, và diện tích rừng trồng có 4.178.966 ha. Diện tích độ che phủ của rừng là 41.45% (Tổng cục Lâm Nghiệp Việt Nam, 2017) [13]. Tuy nhiên diện tích và độ che phủ của rừng đã tăng lên đáng kể nhưng chất lượng rừng vẫn còn thấp. Hầu hết diện tích rừng tự nhiên là rừng trung bình và rừng nghèo, không còn khả năng đáp ứng được nhu cầu sản xuất hiện nay. Đặc biệt là rừng trồng trong những năm vừa qua năng suất đã nâng lên gần 24m3/ha/năm nhưng vẫn chưa đáp ứng đủ nguyên liệu cho nhu cầu sản xuất của xã hội. Trong những năm gần đây, đặc biệt là từ năm 2000 trở lại, ngành đồ gỗ xuất khẩu của Việt Nam gặt hái được nhiều thành quả to lớn, kim ngạch xuất khẩu năm sau luôn lớn hơn năm trước và đã đóng góp to lớn vào sự phát triển chung của nền kinh tế nước nhà. Đối với thị trường xuất khẩu sản phẩm gỗ, Hoa Kỳ, EU và Nhật Bản luôn là ba thị trường xuất khẩu lớn, trọng điểm của sản phẩm gỗ xuất khẩu Việt Nam. Tuy nhiên, kim ngạch xuất khẩu sản phẩm gỗ vào các thị trường này vẫn còn rất khiêm tốn, chưa tương xứng với tiềm năng phát triển của ngành. Bên cạnh đó, việc đẩy mạnh xuất khẩu sản phẩm gỗ còn gặp nhiều khó khăn về thiếu hụt nguyên liệu cho sản xuất, thiếu vốn, năng lực chế biến của doanh nghiệp còn yếu cộng với thách thức về cạnh tranh rất gây gắt trong việc giành thị trường với các doanh nghiệp cùng ngành của Trung Quốc, Đài Loan, Thái Lan, Mỹ Latinh thách thức về áp lực thiếu hụt nguyên liệu Đặc biệt, trong năm 2008 và năm 2009, sự suy thoái kinh tế 2 thế giới và khủng hoảng tài chính toàn cầu đang tác động xấu đến xuất khẩu Việt Nam nói chung và mặt hàng đồ gỗ xuất khẩu nói riêng. Do đó, việc đưa ra những chiến lược và giải pháp để khắc phục khó khăn, hướng tới việc đẩy mạnh xuất khẩu sản phẩm gỗ Việt Nam mang tính cấp bách và rất thiết thực. (theo Tài Liệu.Vn, số ra 11/07/2013) [12] Theo chiến lược phát triển Lâm Nghiệp Việt Nam giai đoạn 2010-2020 đã đề ra Sản lượng gỗ trong nước 20 - 24 triệu m3/năm (trong đó có 10 triệu m3 gỗ lớn), đáp ứng về cơ bản nhu cầu nguyên liệu cho các ngành công nghiệp chế biến lâm sản, bột giấy và xuất khẩu. Đáp ứng nhu cầu củi chủ yếu dùng cho khu vực nông thôn và duy trì ở mức 25 - 26 triệu m3/năm. Xuất khẩu lâm sản đạt trên 7,8 tỷ USD (bao gồm 7 tỷ USD sản phẩm gỗ và 0,8 tỷ USD sản phẩm lâm sản ngoài gỗ). (theo Quyết định của thủ tướng chính phủ 18/2007/QĐ-TTG ngày 05/02/2007) [10] Tốc độ tăng trưởng bình quân hằng năm của kinh ngạch xuất khẩu gỗ vào khoảng trên 30% năm. Con số này cho thấy nhu cầu nguồn nguyên liệu đầu vào cho các doanh nghiệp xuất khẩu sẽ tăng mạnh từ năm 2010 đến năm 2020. Với tốc độ phát triển kinh tế như hiện nay nhu cầu gỗ cho xây dựng và các nhu cầu khác trên nội địa cũng được dự báo sẽ liên tục tăng để đáp ứng nhu cầu sử dụng gỗ càng tăng của xã hội ngành lâm nghiệp đã đưa ra nhiều giải pháp, trong đó có giải pháp lựa chọn các loài cây mọc nhan h và các biện pháp kỹ thuật trồng rừng thâm canh để nâng cao năng suất và chất lượng rừng trồng. Một trong những loài cây nguyên liệu có khả năng sinh trưởng nhanh được đề cập đến đó là cây Keo lai (Acacia hybrid). Cây Keo lai là 1 trong 48 loài cây trồng chính để trồng rừng sản xuất đã được Bộ Nông Nghiệp và PTNT công nhận tại QĐ số 16/2005/QĐ-BNN ngày 15/03/2005. Keo lai không chỉ là giống có ưu thế sinh trưởng nhanh, biên độ sinh thái rộng, có khả 3 năng thích ứng với nhiều loại đất mà còn có khả năng cải tạo đất, cải thiện môi trường sinh thái. Gỗ Keo lai được sử dụng làm ván sàn, ván dăm, trụ mỏ, và đặc biệt hơn cả là được sử dụng nhiều trong công nghiệp giấy. Keo lai có khối lượng gỗ lấy ra giấy gấp 2,3 lần Keo tai tượng và Keo lá tràm, hàm lượng xenlulô trong gỗ cao, lượng lignin thấp, do đó có hiệu suất bột giấy cao, chất lượng giấy tốt. Sản xuất cây giống lâm nghiệp bằng phương pháp cấy mô là lĩnh vực khá mới và phức tạp. Để tạo ra nguồn giống tốt đòi hỏi người thực hiện phải hiểu biết cao về công nghệ cấy mô và có cơ sở hạ tầng hoàn chỉnh để đáp ứng yêu cầu nhân giống. Khi đã có giống năng xuất cao thì việc nhân nhanh và đưa ra các giống đã được chọn lọc và trồng rừng sản xuất là vô cùng quan trọng. Trong các kỹ thuật nhân giống hiện nay ở nước ta thì nhân giống bằng phương pháp nuôi cấy mô cho hiệu quả cao nhất, đặc biệt là chất lượng di truyền của giống cây được đảm bảo khả năng cung cấp số lượng lớn cây giống ở quy mô công nghiệp… Để thực hiện được yêu cầu này, việc nghiên cứu nhân giống cho các đối tượng mới được chọn tạo bằng nuôi cấy mô là việc làm có ý nghĩa trong nghiên cứu và sản xuất. Do vậy tôi thực hiện đề tài: “Thực hiện quy trình sản xuất cây Keo lai (Acacia hybrid) từ mô trong giai đoạn vườn ươm tại công ty Lâm Nghiệp Đồng Hỷ, Huyện Đồng Hỷ tỉnh Thái Nguyên” là cần thiết. 1.2. Mục tiêu và yêu cầu của đề tài 1.2.1. Mục tiêu - Nắm vững được trình tự các bước thực hiện quy trình sản xuất giống Keo lai từ mô trong giai đoạn vườn ươm. - Thực hiện được quy trình sản xuất cây Keo lai từ mô trong giai đoạn vườn ươm để tạo ra được giống cây tốt phục vụ cho công tác trồng rừng. - Góp phần hoàn thiện cơ sở lý luận, thông tin về cây Keo lai 4 1.2.2. Yêu cầu - Theo dõi sinh trưởng của cây từ khi cấy vào bầu - Theo dõi tỷ lệ sống của cây mô trong vườn ươm - Các yêu cầu và kỹ thuật chăm sóc cây mô sau khi cấy vào bầu để đạt được năng suất cao nhất. - Tìm hiểu các biện pháp phòng trừ sâu bệnh hại trong giai đoạn vườn ươm. 5 Phần 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 2.1. Tổng quan tài liệu về vấn đề thực hiện Keo lai là tên viết tắt để chỉ giống lai tự nhiên giữa Keo tai tượng (Acacia mangium) và Keo lá Tràm (Acacia auriculiformic), cây keo lai tự nhiên được phát hiện lần đầu vào năm 1972 trong số các cây keo tai tượng trồng ven đường ở Sabah – Malaixia. Ở Thái Lan đầu tiên cũng tìm thấy keo lai được trồng thành đám ở Muak-Lek, Salaburi. Ở nước ta giống keo lai ở Ba Vì có nguồn gốc cây mẹ là Keo tai tượng xuất xứ Pain-tree bang Queensland – Australia. Cây bố là Keo lá tràm xuất xứ Darwin bang Northern Territory – Ôxtrâylia. Ở Đông Nam Bộ hạt giống lấy từ cây mẹ keo tai tượng xuất xứ Mossman và cây bố Keo lá tràm cũng ở Ôxtrâylia nhưng không rõ xuất xứ. Về cơ bản các giống keo lai đã phát hiện ở nước ta đều có cây mẹ cùng vùng sinh thái giống nhau: Vĩ độ 12o20’-16o20’ Bắc, kinh độ 132o16’-145o,30’ Đông, lượng mưa 800-1900 mm. Keo lai có sức sinh trưởng nhanh hơn rõ rệt so với loài keo bố mẹ. Với một số dòng keo lai đã chọn lọc trồng thâm canh 3 tuổi đạt trung bình 8,6 9,8 m về chiều cao, 9,8-11,4 cm về đường kính, 19,4-27,2 m3/ha/năm về lượng sinh trưởng và 50-77 m3/ha về sản lượng gỗ. Rừng keo lai 7-8 tuổi đạt 150-200 m3 gỗ/ha, có thể nhiều hơn 1,5-2 lần rừng Keo tai tượng và Keo lá tràm. (theo Lê Đình Khả và cộng sự, 2003) [5]. Cây Keo lai được xác định là một trong những loài cây ưu tiên cho các chương trình trồng rừng hiện nay ở Việt Nam. Hiện nay, có rất nhiều dòng Keo lai đã được công nhận giống quốc gia là BV10, BV16, BV32, các dòng được công nhận giống tiến bộ kỹ thuật là BV5, BV29, BV33, TB6, TB12, KL2, KL20 và KLTA3. Trong đó, có 3 dòng KL2, KL20 và KLTA 3 dòng được 6 Viện nghiên cứu giấy tuyển chọn và nhân giống đưa vào sản xuất phục vụ trồng rừng. Các dòng Keo KL2, KL20 và KLTA3 được công nhận là giống tiến bộ kỹ thuật theo Quyết định dố 2722 QĐ/BNN-KNCN, ngày 07/09/2004. Quyết định số 1773 QĐ/BNN-KHCN, ngày 17/07/2005 và Quyết định số 1686 QQĐ/BNN-KHCN, ngày 09/06/2006. Nuôi cấy mô Keo lai với việc sử dụng đỉnh sinh trưởng, đã tái tạo được sự non trẻ (sự phát triển ngược phase hay làm trẻ hóa những cây thâ0n gỗ). Quy trình sinh tổng hợp DNA của virus không xảy ra trong tế bào đỉnh sinh trưởng vì vậy mô đỉnh sinh trưởng là mô duy nhất sạch virus. Nhờ những đặc tính này mà cây giống Keo lai được sản xuất từ phương pháp nuôi cấy mô đỉnh sinh trưởng có sức sống, có ưu thế hơn trong sản xuất gỗ lớn, tuổi thọ Keo lai mô kéo dài 10-11 năm, năng suất có thể đạt 230-250 m3/ha. (Ngô Quang Đê và cộng sự, 2011) [1]. So với giống keo lai hom, việc trồng rừng bằng giống keo lai nuôi cấy mô có những ưu thế vượt trội. Trồng cùng thời gian và được chăm sóc giống nhau nhưng keo lai nuôi cấy mô cho đường kính và chiều cao thân cây lớn hơn 1,5 lần so với keo lai hom. Keo lai nuôi cấy mô cũng chậm ra hoa hơn so với keo lai hom, điều này cho thấy nó sẽ sinh trưởng tốt hơn trong giai đoạn tiếp theo. Mặt khác, keo lai nuôi cấy mô có khả năng chống chịu gió bão và sâu bệnh tốt hơn hẳn. Nguyên nhân là do giống cây này sạch bệnh, khi phát triển thì thân lên thẳng, có rễ cọc chắc chắn nên chịu được gió mạnh. Vì vậy, rừng trồng từ giống keo lai nuôi cấy mô rất ít khi bị rủi ro nên giảm chi phí cho người trồng. Ngoài ra, giống keo này có thể trồng thành cây lâu năm lấy gỗ với thời gian khoảng 10 năm và chỉ cần trồng thưa nhưng mang lại giá trị kinh tế cao hơn. 7 Keo nuôi cấy mô có quy trình lấy các giống cây đầu dòng từ Viện Khoa học lâm nghiệp Việt Nam tuyển chọn, chuyển giao về các trại giống. Sau khi nuôi cấy trong phòng thí nghiệm sẽ tiến hành nhân giống qua nhiều công đoạn để tăng số lượng. Mất khoảng 6 tháng cây mới cho ra rễ trong ống nghiệm, sau đó đem ra cho vào bầu đất, làm cho thích nghi với môi trường bên ngoài. Và khoảng 4-5 tháng tiếp theo cây mới đủ tiêu chuẩn xuất đi trồng rừng sau khi được Sở Nông Nghiệp và PTNT công nhân là giống cây con. Với ưu điểm cây sinh trưởng đồng đều, nhanh, trong không gian hẹp, không phụ thuộc vào biến đổi khí hậu…và được trồng hiệu quả ở nhiều địa phương khác, keo nuôi cấy mô hứa hẹn nhiều tiềm năng cho người trồng rừng trên địa bàn. Giống Keo lai cấy mô hầu hết là được sử dụng làm cây mẹ cho công tác nhân giống đại trà (thu hoạch cành giâm), thời gian sinh trưởng của chúng dài và cần điều kiện chăm sóc thường xuyên, chỉ có các công ty cây giống, vườn ươm là xử dụng nguồn này. Khi cây mô lớn người ta thu hoạch cành giâm để nhân giống và qua nghiên cứu các nhà khoa học trên thế giới khuyến cáo chỉ nên thu hoạch cành giâm từ 3-4 đợt, không lên lạm thu vì những đợt sau phẩm chất cành giâm sẽ kém đi. (Huỳnh Đức Nhân, 1996) [8]. Đối tượng thực hiện: Trên trạm giống của Công ty Lâm Nghiệm Đồng Hỷ thực hiện dòng keo lai giống BV10, BV33. 2.1.1. Cơ sở khoa học của việc nhân giống bằng phương pháp nuôi cấy mô 2.2.1.1. Khái niệm, ưu và nhược điểm của cây keo lai mô Nuôi cấy cơ quan, mô và tế bào là phương pháp sản xuất hàng loạt cây con từ các bộ phận của cây (các cơ quan, mô, tế bào) bằng cách nuôi cấy chúng trong ống nghiệm ở điều kiện vô cùng có môi trường thích hợp và được kiểm soát các nhân tố trong nuôi cấy. * Ưu điểm - Được lấy mẫu từ cây bố mẹ khỏe mạnh, có điều kiện sinh trưởng và 8 phát triển tốt ở ngoài thực địa được thông qua cải thiện giống và di truyền cây bố mẹ có tán tròn đều, góc phân cành lớn, thân cây chính có độ thon thẳng và không cong queo… - Mẫu để nhân giống được lấy ở đỉnh sinh trưởng là cơ quan trẻ hóa nhất từ cây bố mẹ và có đặc tính luôn phát triển theo chiều thẳng đứng... Rừng trồng cây keo lai mô 2 năm tuổi. Cho nên, trong quá trình cây con từ việc nuôi cấy mô cho ra những sản phẩm về điều kiện tốt nhất về cây con để phục vụ trồng rừng như sau: Đồng nhất hàng loạt cây con có các đặc điểm di truyền giống từ cây bố mẹ của nó. Hệ rễ cây con luôn khỏe mạnh hơn hẳn loài cây keo giâm hom, có nhiều nốt sần cố định đạm… Tính cây con được trẻ hóa nên thân cây luôn dẻo dai giảm thiểu được về tính đổ ngã… Rừng trồng cây Keo lai mô 3 năm tuổi Là nguồn giống sạch được bảo quản trong phòng kỹ thuật, cho nên khi được đưa ra hiện trường trồng rừng cây con ít bị sâu bệnh hại tấn công cây rừng, tình hình sinh trưởng và phát triển nhanh, rút ngắn chu kỳ kinh doanh cho việc trồng rừng, chu kỳ kinh doanh rừng khoảng từ 4-7 năm cho gỗ làm nguyên liệu giấy, gỗ dăm… khoảng từ 8-12 năm cho gỗ lớn: gỗ xẻ, gỗ dân dụng đóng các đồ trang trí nội thất, ngoài trời…. (Nguyễn Quang Đức, 2002) [3]. Cây keo lai mô chỉ cho 1 thân, không 2 thân như loài cây keo lai hom nên giảm thiểu trong công việc nuôi dưỡng rừng như cắt tỉa thân trong việc tạo hóa sản phẩm rừng trong kinh doanh rừng nhiều tuổi để làm mục tiêu gỗ dân dụng, gỗ xẻ… * Nhược điểm - Cây keo lai mô thường trong thời gian 3 năm đầu tính từ khi bắt đầu 9 trồng rừng, cành nhánh thường nảy sinh rất nhiều, cho nên nhà trồng rừng cần có biện pháp nuôi dưỡng rừng trong 1-3 năm đầu cần phải cắt tỉa cành loại ngay từ đầu (kỹ thuật cắt tỉa cần có sự hướng dẫn kỹ thật cắt tỉa) để nuôi dưỡng thân cây chính và tạo dáng cho cây chính phát triển. - Giá thành cây con thường rất cao so với các loài keo lai giâm hom do quá trình chi phí kỹ thuật về công nghệ cao nuôi cấy mô nhưng bù đắp lại cho sinh trưởng và phát triển nhanh, năng suất cao hơn cây keo lai giâm hom. 2.1.1.2 Cơ sở khoa học a, Tính toàn năng của tế bào - Tế bào chứa hệ gen quy định của loài đó mang toàn bộ lượng thông tin của loài. - Tế bào có thể sinh sản vô tính khi nuôi cấy trong môi trường thích hợp để tạo thành cây hoàn chỉnh. b, Khả năng phân hóa và phản phân hóa - Phân hóa tế bào: Là quá trình từ tế bào phôi sinh biến đổi thành tế bào chuyên hóa đảm bảo các chức năng khác nhau. - Phản phân háo tế bào: Là quá trình chuyển hóa tế bào chuyên hóa về tế bào phôi sinh trong điều kiện thích hợp và tiếp tục phân chia mạnh mẽ. 2.1.2 Thành phần hỗn hợp ruột bầu - Theo Nguyễn Văn Sở (2003), thành phần hỗn hợp ruột bầu là một trong những yếu tố quan trọng ảnh hưởng rất lớn đến sinh trưởng cây con trong vườn ươm. Hỗn hợp ruột bầu tốt phải đảm bảo những điều kiện lý tính và hóa tính giúp cây sinh trưởng khỏe mạnh và nhanh. Một hỗn hợp ruột bầu nhẹ, thoáng khí, khả năng giữ nước cao nhưng nghèo chất khoáng cũng không giúp cây phát triển tốt. Ngược lại, một hỗn hợp ruột bầu chứa nhiều chất khoáng, nhưng cấu trúc đất nặng, khó thấm nước và thoát nước cũng ảnh hưởng xấu đến cây con 10 - Thành phần hỗn hợp ruột bầu bao gồm đất, phân bón (hữu cơ, vô cơ) và chất phụ gia để đảm bảo điều kiện lý hóa tính của ruột bầu. Đất được chọn làm ruột bầu là đất tốt có khả năng giữ ẩm và thoát nước tốt, thành phần cơ giới từ cát pha đến thịt nhẹ, pH trung bình, không mang mầm mống sâu bệnh hại. 2.1.3. Kích thước ruột bầu - Kích thước bầu là chỉ tiêu phản ánh khoảng không gian sinh sống của cây con. Kích thước bầu chi phối không chỉ đến hàm lượng dinh dưỡng nhiều hay ít, mà còn đến ánh sáng và nước, hình dạng và tình trạng phát triển của hệ rễ và thân cây. Kích thước bầu còn ảnh hưởng đến hiệu quả kinh tế và kỹ thuật trồng rừng. Kích thước bầu quá lớn sẽ gây bất lợi cho việc vận chuyển cây con tới nơi trồng rừng, tốn nhiều hỗn hợp ruột bầu... do đó chi phí trồng rừng cao. Kích thước bầu quá nhỏ sẽ dẫn đến thu hẹp không gian sinh sống, làm giảm hàm lượng dinh dưỡng, ánh sáng, nước kết quả cũng ảnh hưởng đến chất lượng cây con. Vì thế, trong giai đoạn vườn ươm kích thước bầu được nhiều tác giả quan tâm đến như (Nguyễn Xuân Quát, 1985 [9]; Nguyễn Minh Đường, 1985 [2]; Nguyễn Văn Thêm, (2004) [11]. - Kích thước bầu cần đảm bảo một số yêu cầu sau: + Giữ cây đứng vững, hệ rễ phát triển bình thường + Cung cấp đầy đủ ánh sang và chất khoáng cho cây con + Tiết kiệm không gian gieo ươm + Dễ vận chuyển và xử lý khi trồng rừng. 2.1.4. Các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng ra rễ của mô *Môi trường: Có rất nhiều môi trường được sử dụng để nuôi cấy mô và tế bào. Môi trường phổ thông nhất là môi trường Murashyge và skoog (MS). Môi trường giàu thành phần đa lượng (NP3, NH4), đường, vitamin, các auxin NAA, IAA được sử dụng ở nồng độ tương đối cao để kích thích thành mô sẹo. Có thể sử dụng cả Xitoknin. Môi trường nuôi cấy có hai chức năng: Cung cấp các chất
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng