Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Y dược Tìm hiểu các hình thái lâm sàng rối loạn phân ly ở bệnh nhân điều trị nội trú tạ...

Tài liệu Tìm hiểu các hình thái lâm sàng rối loạn phân ly ở bệnh nhân điều trị nội trú tại viên sức khỏe tâm thần từ tháng 12012 122014

.PDF
55
264
100

Mô tả:

1 ĐẶT VẤN ĐỀ Rối loạn tâm thần ngày càng gia tăng ở các nước đang phát triển. Đi cùng với sự tăng trưởng kinh tế, quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa... là sự gia tăng các rối loạn liên quan đến stress trong đó có rối loạn phân ly. Theo Tổ chức Y tế thế giới, rối loạn phân ly là tình trạng mắc một phần hay hoàn toàn sự hợp nhất bình thường giữa trí nhớ, quá khứ, ý thức về đặc tính cá nhân với cảm giác trực tiếp và sự kiểm soát vận động của cơ thể. Đây là một rối loạn chức năng có liên quan chặt chẽ với sang chấn tâm lý và nhân cách người bệnh. Hiện nay, rối loạn phân ly không còn là một tình trạng hiếm gặp. Tuy nhiên, vẫn chưa có con số cụ thể về tỷ lệ người mắc rối loạn phân ly. Phần lớn các bệnh nhân rối loạn phân ly được phát hiện ở các nước đang phát triển. Còn ở đa số các nước phát triển, từ khoảng thập kỉ 60 của thế kỉ XIX, đã không còn nghiên cứu về rối loạn phân ly nữa. Ngày nay, người ta tìm thấy liên quan rối loạn phân ly và các nước có sự tồn tại của chiến tranh, thiên tai, động đất như Iraq, Ucraina, Hàn Quốc, Nhật Bản… Bệnh cảnh lâm sàng của rối loạn phân ly rất đa dạng, biểu hiện bằng nhiều loại triệu chứng từ các triệu chứng cơ thể đến các triệu chứng thần kinh như liệt, mù, câm, tê bì… Vậy nên rối loạn phân ly đã gây không ít những khó khăn và nhầm lẫn trong chẩn đoán phân biệt giữa các bệnh chức năng và thực thể. Mặt khác, rối loạn phân ly thường phát sinh ở nhóm người có những nét nhân cách yếu. Bởi vậy, việc nhận dạng được hình thái lâm sàng của rối loạn phân ly cũng như nhận biết sớm các nét tính cách phân ly là một vấn đề cần thiết trong thực hành lâm sàng nhằm nâng cao chất lượng chẩn đoán, điều trị và phòng bệnh. 2 Mục tiêu nghiên cứu trong khuôn khổ luận văn tốt nghiệp bác sĩ, chúng tôi chọn vấn đề: Tìm hiểu các hình thái lâm sàng rối loạn phân ly ở bệnh nhân điều trị nội trú tại Viện Sức khỏe Tâm thần từ tháng 01/2012 đến tháng 12/2014. 3 CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN 1.1. LỊCH SỬ, NGUỒN GỐC, TÊN GỌI Hypocrates, ông tổ của y học đã mô tả rất đầy đủ các triệu chứng của bệnh này mà người đời sau không phát hiện được gì thêm. Trong các tài liệu của mình, Hypocrates không đề cập đến tên “Hysteria” để chỉ bệnh, nhưng ông có đề cập đến một loạt các triệu chứng bệnh, chẳng hạn như nghẹt thở và bệnh Heracles là hội chứng chuyển động tử cung của người phụ nữ đến các địa điểm khác nhau trong cơ thể của mình, tử cung có màu sáng và khô do thiếu các chất dịch của cơ thể. Ông đề xuất nên mang thai để điều trị bệnh này. Theo ông, giao hợp sẽ "làm ẩm" tử cung và tạo điều kiện lưu thông máu trong cơ thể sẽ làm thuyên giảm các triệu chứng. Ông chỉ chưa phân biệt bệnh này với động kinh mà thôi. Tiếp đó đến thế kỷ 18 tại châu Âu, vì không tìm được các căn nguyên nào thỏa đáng để giải thích bệnh, mặt khác bệnh lại hay xảy ra trên nữ giới do đó một số tác giả như Platon vẫn cho rằng “hysteria” là những rối loạn chức năng tình dục và là bệnh của phụ nữ gây ra bởi những rối loạn của tử cung, tiếng Hy Lạp “Hysteria” là tử cung. Do vậy, việc xoa bóp bộ phận sinh dụccủa bệnh nhân, hay dùng máy rung hoặc phun nước để gây cực khoái là cách điều trị chủ yếu điều trị bệnh. Đến giữa thế kỷ XVII, một thầy thuốc danh tiếng là Lepois C. tuyên bố: đây là bệnh xuất phát từ não, không phải do tử cung vì ông đã phát hiện rằng “Hysteria” xảy ra ở cả nam lẫn nữ giới tuy số người nam mắc ít hơn nhiều so với nữ. Vào những năm cuối thế kỉ 19, Charcot J M. một nhà thần kinh học Pháp cũng đã nhìn nhận Hysteria như là một chứng rối loạn tâm lý và ông đã 4 xây dựng lý thuyết về cơ chế “Hysteria” thông qua nghiên cứu về “bệnh thần kinh” đối với các bệnh nhân ngoại trú vào năm 1887 và 1888. Sau đó, ông tiếp tục các nghiên cứu đầy đủ của mình về Hysteria tại bệnh viện Salpetriere ở Pháp, nơi đây ông đã tuyên bố nguyên nhân của chứng Hysteria là do “yếu tố di truyền” và ông đã sử dụng phương pháp thôi miên để điều trị bệnh. Năm 1893, Freud S. dựa trên những khám phá của Charcot đã định nghĩa “Hysteria ” là một dạng "phân ly của ý thức ". Freud viết một loạt các bài về “Hysteria ” để phổ biến những quan điểm trước đó của Charcot cũng như những quan điểm phát triển của mình về “Hysteria ” [5]. Càng về sau với sự hiểu biết ngày một đầy đủ hơn về khoa học từ “Hysteria” được thay thế bằng từ “các rối loạn phân ly” [5]. 1.2. DỊCH TỄ HỌC Theo nghiên cứu điều tra về rối loạn phân ly (RLPL) tại vùng ngoại ô Manisa tại Thổ Nhĩ Kỳ, trung bình tuổi các bệnh nhân là 35. Trong khi đó, nghiên cứu về RLPL tại Bắc Ice-land chỉ ra rằng trung bình tuổi các bệnh nhân là từ 20- 30, và tỷ lệ nam/ nữ là từ 1/ 2 đến 1/ 6. Phần lớn các bệnh nhân sinh sống tại nông thôn, và chưa kết hôn. Theo tác giả Vũ Thy Cầm, 66% bệnh nhân chưa kết hôn. Không phải tự nhiên sinh ra bệnh RLPL, mà do các sang chấn tâm lý gây ra. 1.3. NGUYÊN NHÂN VÀ CƠ CHẾ BỆNH SINH Theo trường phái tâm lý động năng: tâm lý động năng truyền thống nhấn mạnh đến tình trạng tan rã bản ngã hoặc tình trạng giải thể nhân cách là một phản ứng cảm xúc nhằm phản vệ cho cái tôi (bản ngã). Cách giải thích này nhấn mạnh đến vai trò của những trải nghiệm về sự đau khổ, hoặc của xung động có tính đối nghịch khi có sự kiện nào đó kích hoạt. 5 Sang chấn tâm lý: có khoảng 1/ 3 – 1/ 2 bệnh nhân giải thể nhân cách có tiền sử có sang chấn nặng. Một số nghiên cứu về những nạn nhân bị tai nạn phát hiện có khoảng 60% đó trải qua tình trạng mạng sống bị đe dọa cùng tình trạng giải thể nhân cách thoáng qua khi gặp tai nạn hoặc ngay sau đó. Nghiên cứu ở các khóa huấn luyện quân sự, phát hiện thấy triệu chứng giải thể nhân cách và mất nhận thức thường xuất hiện khi bị căng thẳng và mệt mỏi, khi trở về bình thường, lại quen với môi trường huấn luyện. Giả thuyết thần kinh: có sự kết hợp giữa giải thể nhân cách với chứng đau đầu migrain, cần sa (bồ đà), tình trạng đáp ứng thường tốt với thuốc SSRIs (thuốc ức chế tái hấp thu chọn lọc serotonine) và tình trạng tăng triệu chứng giải thể nhân cách khi làm suy kiệt L-tryptophan, một tiền chất serotonine, những điều này nhấn mạnh mối liên hệ đến hệ serotoninergic. Giải thể nhân cách là triệu chứng phân ly đầu tiên được khám phá khi nghiên cứu kích thich bằng thuốc trên cơ sở giả thuyết thần kinh về rối loạn phân ly. Những nghiên cứu này chỉ ra NMDA (N-methyl-D-aspartate), một thể dưới nhóm của thụ thể glutamate ảnh hưởng đến sự hình thành triệu chứng giải thể nhân cách. 1.4. BIẾN CHỨNG BỆNH RLPL - Tự cắt xén bản thân - Nỗ lực tự sát - Rối loạn lo âu lan tỏa - Rối loạn trầm cảm - Nghiện rượu và chất kích thích - Đau đầu nặng - Rối loạn giấc ngủ - Ảnh hưởng sinh hoạt hàng ngày, không làm việc được 6 1.5. PHÂN LOẠI CÁC RLPL [4], [8] Các RLPL trong ICD-10 gồm các mã bệnh từ F44.0 - F44.7 : - Quên phân ly (F44.0) - Trốn nhà phân ly (F44.1) - Sững sờ phân ly( F44.2) - Rối loạn lên đồng và xâm nhập ( F44.3) - Rối loạn vận động phân ly (F44.4) - Co giật phân ly (F44.5) - Tê và mất giác quan phân ly (F44.6) - Các rối loạn phân ly hỗn hợp (F44.7) - Các rối loạn phân ly khác. 1.6. ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG CỦA CÁC RLPL[1], [2], [3] Có hai tính chất:  Xuất hiện có liên quan trực tiếp với sang chấn tâm thần.  Có phần giống nhưng có phần khác với triệu chứng của bệnh thực thể. 1.6.1. Các triệu chứng cơ thể và thần kinh 6.1.1.1. Các cơn quá động: thường gặp nhất Các cơn co giật, hay cơn vật vã, giãy dụa. Thường lên cơn lúc có đông người. Biết trước cơn và chuẩn bị tư thế ngã ra. Ý thức không rối loạn nặng, trong cơn vẫn có phản ứng theo thái độ nhận xét của người xung quanh. Cơn thường kéo dài và có thể kích thích mạnh hoặc ám thị. Sau cơn, tỉnh táo ngay. 7 1.6.1.2. Cơn kích động cảm xúc - Vùng chạy, leo trèo, gào thét - Cười, khóc trong cơn, cảm xúc hỗn độn, nói linh tinh - Có thể kèm co giật hoặc không - Ý thức không rối loạn nặng, vẫn chịu tác động ám thi của xung quanh - Cơn có thể kéo dài nhiều ngày 1.6.1.3. Các cơn thiếu động - Cơn ngất lịm: Bệnh nhân thấy người mềm yếu dần, từ từ ngã ra, nằm thiêm thiếp, mắt chơm chớp. Cơn từ 15 phút đến 1 tiếng - Cơn ngủ: hiếm thấy. Bệnh nhân lên cơn giật nhẹ rồi nằm im hơn một ngày, hai ngày hoặc lâu hơn. Vạch mắt ra, mắt co lại.trong khi ngủ, thỉnh thoảng thở dài hay khóc, hay thổn thức… 1.6.1.4. Các rối loạn vận động khác: - Các hiện tượng quá động: Có rất nhiều loại: gật đầu, lắc đầu, nháy mắt, múa giật, múa vờn… Hay gặp nhất là run: run không đều, không có hệ thống, chỉ run một bộ phận của cơ thể, hay run toàn bộ, đãng trí thì run giảm, chú ý thi run tăng. - Các hiện tượng thiểu động: Liệt chân tay Có đủ loại: liệt mềm, liệt co cứng, liệt một chi, hai chi, tứ chi… Liệt có những đặc điểm không giống liệt thực thể. 1.6.1.5. Rối loạn phát âm - Có thể gặp bệnh nhân nói khó, nói lắp, không nói… - Cơ quan phát âm dây thanh, hầu họng, rang, lưỡi,… bình thường 8 1.6.1.6. Các rối loạn cảm giác - Có thể mât, tăng hay giảm cảm giác, thường là cảm giác nông. - Khu trú nhiều kiểu; ở một ngón tay, một vùng nhỏ trong người, ở nửa người, một tay, hay một chân hay toàn thân - Vùng mất cảm giác không đúng theo khu vực chi phối của dây, rễ thần kinh cảm giác. 1.6.1.7. Các rối loạn giác quan - Mù: Mù đột ngột hoàn toàn. Đáy mắt bình thường, phản xạ ánh sáng của đồng tử vẫn tốt - Điếc. - Mất vị giác hay khứu giác: ít gặp 1.6.1.8. Các rối loạn thực vât- nội tạng - Có nhiều loại: cơn nóng bừng, cơn lạnh run, đau vùng ngực, đau bụng, nhức đầu, chóng mặt… - Cơn co thắt cơ trơn, hay gặp cơ trơn thực quản - Nấc, nôn. 1.6.2. Các rối loạn tâm thần. - Cảm xúc: không ổn định, dễ bị tác động bởi những người xung quanh. - Tri giác: nhạy cảm với các giác quan, hay gặp ảo giác nhất là ảo thị. - Tư duy: Chủ yếu là tư duy cụ thể, hình tượng, các quá trình phân tích, phán đoán đều nông cạn. - Trí tưởng tượng: phong phú, ly kì. 9 - Tác phong, hành vi: kịch tính, phô trương; nhiều hành vi tự phát, thiếu đắn đo, có hành vi do bản năng chi phối. - Những trạng thái tâm thần, đặc biệt, nhất thời: trạng thái hoảng hồn, tư thế say mê. 1.7. TIÊU CHUẨN CHẨN ĐOÁN RLPL THEO ICD-10  Phải không có bằng chứng của bệnh cơ thể nào có thể giải thích các triệu chứng đặc trưng của rối loạn này ( mặc dù bệnh cơ thể có thể xuất hiện và làm nảy sinh các triệu chứng khác).  Không có sự liên quan có tính thuyết phục về thời gian giữa sự khởi phát các triệu chứng của rối loạn này và các sự kiện gây stress, các rắc rối hoặc những đòi hỏi. 1.7.1. Tiêu chuẩn chẩn đoán quên phân ly (F44.0) a. Phải đầy đủ tiêu chuẩn chẩn đoán RLPL. b. Phải có triệu chứng quên, một phần hay toàn bộ, đối với các sự kiện hoặc các vấn đề mới xảy ra, đã hoặc vẫn còn gây sang chấn hoặc gây stress. c. Quên quá rộng hoặc dai dẳng không thể giải thích được bằng việc không nhớ thông thường hoặc bởi sự giả vờ chú ý. 1.7.2. Tiêu chuẩn chẩn đoán trốn nhà phân ly (F44.1) a. Phải đầy đủ tiêu chuẩn chẩn đoán RLPL. b. Bệnh nhân thực hiện chuyến đi bất ngờ, song có tổ chức, đi xa nhà, hay xa những nơi làm việc và hoạt động xã hội thường ngày, trong thời gian này việc tự chăm sóc bản thân vẫn duy trì. c. Có triệu chứng quên một phần hay toàn bộ về chuyến đi, đáp ứng tiêu chuẩn [c] của Quên phân ly. 10 1.7.3. Tiêu chuẩn chẩn đoán sững sờ phân ly ( F44.2) a. Phải đầy đủ tiêu chuẩn chẩn đoán RLPL. b. Có sự giảm nặng hay vắng mặt những cử động và lời nói hữu ý cũng như sự đáp ứng bình thường với ánh sáng, tiếng động và tiếp xúc xúc giác c. Trương lực cơ bình thường, tư thế không đổi, nhịp thở được duy trì. 1.7.4. Tiêu chuẩn chẩn đoán lên đồng và xâm nhập ( F44.3) a. Phải đáp ứng đầy đủ tiêu chuẩn chẩn đoán RLPL. b. Một trong số các nhóm triệu chứng sau:  Lên đồng: Thay đổi tạm thời ý thức, biểu hiện bằng: - Mất cảm giác thông thường về đặc tính cá nhân. - Thu hẹp nhận biết về môi trường gần xung quanh, hoặc có sự thu hẹp bất thường và tập trung có chọn lọc vào tác nhân kích thích môi trường. - Giới hạn các cử động, tư thế và lời nói thành các tiết mục nhỏ lặp đi lặp lại.  Rối loạn bị xâm nhập: Bệnh nhân tin mình bị một linh hồn hay thế lực hay người khác kiểm soát. c. Các triệu chứng ở [b] đều ngoài ý muốn và không gây phiền toái, xảy ra bên ngoài, hoặc là sự kéo dài của các trạng thái tương tự trong các nghi lễ tín ngưỡng hoặc tình huống chấp nhân được. d. Chẩn đoán loại trừ hay gặp nhất. Rối loạn này không xảy ra cùng lúc với các bệnh tâm thần phân liệt khác và rối loạn liên quan, hoặc rối loạn khí sắc có ảo giác, hoang tưởng. 11 1.7.5. Tiêu chuẩn chẩn đoán các rối loạn vận động phân ly (F44.4): a. Phải đáp ứng đầy đủ các tiêu chuẩn chẩn đoán RLPL. b. Một trong hai nhóm sau phải có mặt: - Mất một phần hoặc toàn bộ khả năng thực hiện các động tác mà thường chúng chịu sự điều khiển hữu ý (bao gồm cả lời nói). - Các mức độ khác nhau hoặc thay đổi của mất phối hợp hoặc thất điều, hoặc không có khả năng đứng mà không có sự trợ giúp. 1.7.6. Tiêu chuẩn chẩn đoán co giật phân ly (F44.5): a. Phải đáp ứng đầy đủ các tiêu chuẩn chẩn đoán RLPL. b. Bệnh nhân biểu hiện các cử động co cứng đột ngột bất ngờ, rất giống bất kỳ loại cơn giật kiểu động kinh nào, nhung không được kế tiếp bởi việc mất ý thức. c. Các triệu chứng trong tiêu chuẩn [b] không được đi kèm cắn phải lưỡi, d. thâm tím hoặc trầy xước nặng do ngã, hoặc tiểu tiện không tự chủ. 1.7.7. Tiêu chuẩn chẩn đoán tê và mất giác quan phân ly (F44.6) a. Phải đáp ứng đầy đủ các tiêu chuẩn chẩn đoán RLPL. b. Một trong hai nhóm sau phải có mặt: - Mất một phần hoặc toàn bộ một cảm giác bất kỳ hoặc tất cả các cảm giác trên da ở một phần hoặc toàn bộ cơ thể (đặc hiệu là: cảm giác sờ, kim châm, rung, nóng lạnh). - Mất một phần hoặc toàn bộ thị trường, thính lực hoặc khứu giác (đặc thù). 1.7.8. Tiêu chuẩn chẩn đoán các RLPL hỗn hợp (F44.7): Hỗn hợp các rối loạn biệt định ở trên (F44.4-F44.6) phải được ghi mã ở đây. 12 1.8. VÀI NÉT VỀ ĐIỀU TRỊ RLPL RLPL cũng như các bệnh tâm căn khác được điều trị chủ yếu bằng liệu pháp tâm lý. Tuy nhiên, không được xem thường bệnh nhân, coi đó là giả bệnh, có thái độ chế giễu, bỏ rơi, hắt hủi... và cũng cần tránh chiều chuộng, lo lắng, theo dõi chặt người bệnh, vô tình làm ám thị tình trạng nặng của bệnh cho bệnh nhân. Cần có sự liên hệ chặt chẽ giữa thầy thuốc, bệnh nhân và gia đình cũng như các hoạt động đoàn thể để giúp tâm lý vững vàng cho người bệnh. - Liệu pháp giải thích hợp lý: Là liệu pháp dùng giao tiếp tâm lý trực tiếp giữa nhà trị liệu và người bệnh, thông qua sự tiếp xúc tâm lý nhà trị liệu khai thác các triệu chứng, các sang chấn tâm lý, diễn biến triệu chứng, đặc điểm nhân cách người bệnh trên cơ sở đó giải thích cho người bệnh hiểu được tình trạng bệnh của mình để họ yên tâm , tin tưởng vào quá trình điều trị. - Liệu pháp tâm lý ám thị: Kết hợp liệu pháp tâm lý chọn lọc các phương pháp hỗ trợ từng người bệnh tạo ra tâm lý đủ mạnh để người bệnh tin tưởng tuyệt đối vào bác sĩ làm mất các rối loạn chức năng [5]. - Liệu pháp gia đình: Đây được xem là liện pháp đặc biệt với mục đích là nhằm loại trừ hay giảm những căng thẳng cảm xúc, thiết lập trạng thái cân bằng bị phá vỡ từ trong gia đình, nghĩa là nhằng thay đổi và thiết lập lại mối quan hệ giữa các thành viên trong gia đình [5]. Ngoài ra, còn có liệu pháp hóa dược. Bệnh nhân rối loạn phân ly thường có stress, rối loạn trầm cảm hay lo ân. Chúng ta có thể dùng thuốc chống trầm cảm ba vòng hay thuốc bình thần, benzodiazepam. 13 CHƯƠNG 2 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU  Hồ sơ bệnh án các bệnh nhân Rối loạn phân ly được điều trị nội trú tại VSKTT Bệnh viện Bạch Mai từ tháng 01 năm 2012 đến tháng 12 năm 2014.  Tất cả những bệnh nhân này được chẩn đoán xác định Rối loạn phân ly theo tiêu chuẩn ICD-10, và được các bác sĩ chuyên khoa tâm thần điều trị, theo dõi ghi nhận xét hàng ngày vào hồ sơ trong thời gian bệnh nhân điều trị nội trú tại VSKTT.  Loại ra khỏi nghiên cứu những hồ sơ bệnh án của những bệnh nhân không đủ tiêu chuẩn chẩn đoán Rối loạn phân ly theo tiêu chuẩn ICD-10. - Có bệnh lý thực thể về nội khoa, thần kinh. - Các rối loạn cơ thể khác: Rối loạn cơ thể hóa, rối loạn nghi bệnh... - Trường hợp giả bệnh. 2.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU  Sử dụng phương pháp hồi cứu từ hồ sơ bệnh án những bệnh nhân đã được điều trị nội trú tại VSKTT Bệnh viện Bạch Mai tháng 01/2012 đến tháng 12/2014.  Tất cả các bệnh nhân được nghiên cứu theo một mẫu thống nhất.  Những hồ sơ bệnh án của các bệnh nhân Rối loạn phân ly từ tháng 01/2012 đến tháng 12/2014 được Phòng hồ sơ lưu trữ của Bệnh viện Bạch Mai. 14  Dựa trên những bệnh án đã được rút ra tiến hành phân loại tiếp những bệnh nhân được chẩn đoán Rối loạn phân ly theo tiêu chuẩn chẩn đoán ICD-10 ở các mã khác nhau.  Xây dựng các biến nghiên cứu theo các mục tiêu đề tài:  Tuổi, giới, địa chỉ, dân tộc, nghề nghiệp, hôn nhân.  Mã chuẩn đoán bệnh theo ICD-10.  Thời gian nằm viện, số lần phát bệnh.  Các triệu chứng ghi nhận được: - Triệu chứng quên: + Quên một phần + Quên toàn bộ. - Triệu chứng sững sờ: Không đáp ứng với ánh sáng, hành động, lời nói. - Triệu chứng lên đồng xâm nhập - Triệu chứng vận động khác thường: + Liệt + Run + Không nói + Không đi lại được + Giãy dụa, co quắp chân tay + Nôn, buồn nôn… 15 - Triệu chứng co giật: + Một chi + Hai chi + Toàn thân. - Tê và mất cảm giác: + Một phần + Toàn phần. - Triệu chứng khác: + Đau đầu + Xỉu, chóng mặt + Khó thở + Hồi hộp đánh trống ngực - Bệnh do các sang chấn tâm lý gây ra + Công việc + Mất mát người thân + Mâu thuẫn gia đình + Mâu thuẫn các quan hệ xã hội + Căng thẳng học tập thi cử + Khác - Cùng với đặc điểm tính cách bệnh lý: + Lo lắng + Lãng mạn/ yếu đuối 16 + Khép kín + Chi li/ tỉ mỉ + Hòa nhã + Kích động - Xử lý số liệu thu thập được bằng phương pháp thống kê toán học thông thường sử dụng trong y học. - Sử dụng phần mềm SPSS 22. - Số liệu % tính theo đặc điểm lâm sàng. 17 CHƯƠNG 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 3.1. ĐẶC ĐIỂM CHUNG CỦA NHÓM NGHIÊN CỨU 3.1.1. Tuổi nhóm nghiên cứu 45% 39% 38% 40% 35% 31% 34% 33% 29% 30% 25% 35% 0-12 tuổi 24% 24% 13-18 tuổi 19-30 tuổi 20% 31-59 tuổi 15% >=60 tuổi 10% 5% 5% 2% 1% 0 1% 1% 0% Năm 2012 Năm 2013 Năm2014 Biểu đồ 3.1. Tỷ lệ bệnh nhân RLPL theo nhóm tuổi từ 2012-2014 Nhận xét: - Bệnh gặp nhiều nhất ở nhóm tuổi thanh niên (từ 19-30 tuổi). Năm 2012: 38%, năm 2013: 39%, năm 2014: 35% - Sau đó, hay gặp ở nhóm tuổi vị thành niên (13-19 tuổi) và nhóm trung niên (từ 31-59 tuổi). - Bệnh, hiếm gặp ở người già (≥60 tuổi) và không gặp ở nhóm tuổi trẻ em (0-6 tuổi). 18 3.1.2. Đặc điểm về giới Tổng 300 bệnh nhân trong 3 năm, có 52 bệnh nhân nam chiếm 17,3%, và 248 bệnh nhân nữ chiếm 82,7%. Nữ 17% Nam 83% Biểu đồ 3.2. Tỷ lệ bệnh nhân RLPL theo giới tính từ năm 2012-2014 3.1.3. Đặc điểm về nơi sinh sống 100% 90% 69% 74% 68% 80% 70% 60% 50% Nông thôn 40% Thành thị 30% 20% 31% 32% 26% 10% 0% Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 Biểu đồ 3.3. Tỷ lệ bệnh nhân RLPL theo nơi sống từ năm 2012-2014 Nhận xét: Số bệnh nhân nông thôn chiếm tỷ lệ cao hơn bệnh nhân thành thị. - Năm 2012, số bệnh nhân nông thôn là 69%, số bệnh nhân thành thị là 31%. - Năm 2013, số bệnh nhân nông thôn là 74%, số bệnh nhân thành thị là 26%. 19 - Năm 2014 số bệnh nhân nông thôn là 68% và số bệnh nhân thành thị là 32%. 3.1.4. Đặc điểm về nghề nghiệp Bảng 3.1. Nghề nghiệp nhóm bệnh nhân RLPL Năm 2012 Số Nghề bệnh nghiệp nhân 2013 Tỷ lệ (%) Số bệnh nhân 2014 Tỷ lệ (%) Số bệnh nhân Tỷ lệ (%) Tổng Số bệnh nhân Tỷ lệ (%) Công nhân 9 9 8 8 16 16,2 33 11,0 Nông dân 22 22 20 20 23 23,2 65 21,7 Học sinh sinh viên 41 41 48 48 36 36,4 125 41,9 Kinh doanh 6 6 5 5 10 10,1 21 7,0 Cán bộ 14 14 10 10 9 9,1 33 11,0 Khác 8 8 9 9 5 5,1 22 7,4 100 100 100 100 99(*) 100 299 100 Tổng số (*)Do hồ sơ bệnh án ghi thiếu thông tin của bệnh nhân Nhận xét: - Bệnh gặp nhiều nhất ở nhóm HSSV với tỉ lệ 41,9% - Sau đó, hay gặp ở nhóm nông dân 21,7% - Nhóm nghề ít gặp đó là kinh doanh 7,0% và nhóm khác bằng 7,4% 20 3.1.5. Tình trạng hôn nhân Bảng 3.2. Tình trạng hôn nhân nhóm bệnh nhân RLPL Năm 2012 Số Tình trạng bệnh hôn nhân nhân 2013 Tỷ lệ (%) Số bệnh nhân 2014 Tỷ lệ (%) Số Tổng Tỷ lệ bệnh nhân Số Tỷ lệ bệnh (%) nhân (%) Chưa kết hôn 46 46 57 57 51 51 154 51,3 Đã kết hôn 50 50 41 41 47 47 138 46,0 Ly hôn 1 1 2 2 2 2 5 1,7 Góa 3 3 0 0 0 0 3 1,0 100 100 100 100 100 100 300 100 Tổng Nhận xét: Nhóm bệnh nhân chưa kết hôn chiếm tỷ lệ 51,3 %. Nhóm bệnh nhân đã kết hôn là 46,0%.
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng