Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Y dược Tìm hiểu kiến thức về bệnh mạch vành của bệnh nhân có chỉ định chụp động mạch và...

Tài liệu Tìm hiểu kiến thức về bệnh mạch vành của bệnh nhân có chỉ định chụp động mạch vành xét can thiệp mạch vành

.PDF
93
227
122

Mô tả:

BỘ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO BỘ Y TẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI *****_***** TRẦN THỊ QUÝ ANH TÌM HIỂU KIẾN THỨC VỀ BỆNH MẠCH VÀNH CUẢ BỆNH NHÂN CÓ CHỈ ĐỊNH CHỤP ĐỘNG MẠCH VÀNH XÉT CAN THIỆP MẠCH VÀNH KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP CỬ NHÂN Y KHOA KHÓA 2011 - 2015 HÀ NỘI - 2015 BỘ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO BỘ Y TẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI *****_***** TRẦN THỊ QUÝ ANH TÌM HIỂU KIẾN THỨC VỀ BỆNH MẠCH VÀNH CUẢ BỆNH NHÂN CÓ CHỈ ĐỊNH CHỤP ĐỘNG MẠCH VÀNH XÉT CAN THIỆP MẠCH VÀNH KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP CỬ NHÂN Y KHOA KHÓA 2011 – 2015 Người hướng dẫn khoa học: TH.S: ĐINH HUỲNH LINH HÀ NỘI - 2015 LỜI CẢM ƠN Trong suốt quá trình học đại học và làm khóa luận tốt nghiệp tôi đã nhận được sự động viên, giúp đỡ, chỉ dậy cả những kiến thức chuyên môn lẫn nghiệp vụ cùng những kinh nghiệm sống quý báu của các thầy cô thuộc các bộ môn trong nhà trường, của ông, bà, cha mẹ, anh chị em cùng toàn thể các bạn bè xung quanh tôi. Đó là những là hành trang vô giá để tôi có thể tự tin mà vững bước trên con đường đời mà tôi đã chọn. Qua đây tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới: Ban giám hiệu trường Đại học Y Hà Nội cùng tất cả các phòng ban trong nhà trường đã tạo cơ hội cho tôi có được một môi trường học tập tích cực, chất lượng để tôi có thể rèn luyện và tu dưỡng bản thân trở thành một người có ích cho xã hội sau này. Các thầy cô giáo của các bộ môn trong nhà trường đã tận tình chỉ dạy cho tôi những kiến thức chuyên môn, nghiệp vụ và đặc biệt là những kinh nghiệm lâm sàng quý báu giúp tôi vững tâm để đi theo nghề nghiệp của bản thân. ThS. Đinh Huỳnh Linh, người đã tận tình chỉ bảo tôi trong suốt quá trình học tập và thầy cũng là người trực tiếp hướng dẫn tôi làm khóa luận này. Thầy đã chỉ dậy cho tôi kiến thức và kinh nghiệm chuyên môn và hết lòng giúp đỡ, động viên, khuyến khích, chia sẻ những khó khăn trong quá trình tôi học tập và làm đề tài. Tập thể anh chị bác sĩ, điều dưỡng, kĩ thuật viên của các phòng ban trong Viện tim mạch quốc gia Việt Nam đã chỉ bảo cũng như tạo điều kiện giúp đỡ tôi trong quá trình học tập và hoàn thành khóa luận này. Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn tới những bệnh nhân trong đề tài – họ chính là những người thầy, giúp tôi hoàn thành khóa luận này. Cuối cùng tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới cha mẹ tôi, anh trai tôi, cùng bạn bè xung quanh tôi, những người đã luôn sát cánh bên tôi, quan tâm, động viên, giúp đỡ và chia sẻ những niềm vui cũng như nỗi buồn trong học tập và cuộc sống. Hà Nội, ngày 20 tháng 5 năm 2015 Trần Thị Quý Anh LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan công trình nghiên cứu trong bản luận văn này là do bản thân tôi thực hiện, những số liệu trong luận văn này là trung thực. Hà Nội, 25 tháng 5 năm 2015 Tác giả Trần Thị Quý Anh DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT ACC American College of Cardiology (Trường môn tim mạch Hoa Kỳ) ĐMV Động mạch vành ĐTĐ Đái tháo đường ĐTNKÔĐ Đau thắt ngực không ổn định ĐTNÔĐ Đau thắt ngực ổn định WHO World Health Organization (Tổ chức Y tế thế giới) HCVC Hội chứng vành cấp NMCT Nhồi máu cơ tim THA Tăng huyết áp YTNC Yếu tố nguy cơ CRP C - reactive protein (protein phản ứng C) PET Positron Emission Tomography (Chụp cắt lớp phát xạ) MRI Magnetic Resonance Imaging (Ảnh cộng hưởng từ) RLLM Rối loạn lipid máu XVĐM Xơ vữa động mạch BMI Body Mass Index TBMMN Tai biến mạch máu não MỤC LỤC ĐẶT VẤN ĐỀ .................................................................................................. 1 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU........................................................ 3 1.1. Tổng quan về bệnh mạch vành ......................................................... 3 1.1.1. Đại cương .......................................................................................... 3 1.1.2. Bốn thể bệnh lâm sàng của bệnh mạch vành mãn tính ..................... 5 1.1.3. Ba thể bệnh lâm sàng của bệnh mạch vành cấp ............................... 5 1.2. Điều trị ................................................................................................. 6 1.2.1. Điều trị nội khoa................................................................................ 7 1.2.2. Thủ thuật chụp và can thiệp ĐMV .................................................... 7 1.2.2.1. Chỉ định chụp ĐMV........................................................................ 8 1.2.2.2. Chuẩn bị bệnh nhân ..................................................................... 10 1.2.2.3. Quy trình tiến hành thủ thuật ....................................................... 11 1.2.3. Phẫu thuật làm cầu nối chủ vành .................................................... 15 1.3. Các yếu tố nguy cơ của bệnh mạch vành ....................................... 16 1.3.1. Phân loại các yếu tố nguy cơ của bệnh động mạch vành ............... 17 1.3.2. Điều chỉnh tốt các yếu tố nguy cơ loại có thể thay đổi được .......... 18 1.3.3. Giải pháp thực hiện ......................................................................... 19 1.4. Tình hình nghiên cứu về kiến thức của bệnh nhân bệnh mạch vành ở Việt Nam và trên thế giới.............................................................. 19 1.4.1. Thế giới ............................................................................................ 20 1.4.2. Việt Nam .......................................................................................... 24 CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU......... 26 2.1. Địa diểm và thời gian nghiên cứu ................................................... 26 2.1.1. Địa điểm nghiên cứu ....................................................................... 26 2.1.2. Thời gian nghiên cứu....................................................................... 26 2.2. Đối tượng nghiên cứu ....................................................................... 26 2.3. Thiết kế nghiên cứu .......................................................................... 27 2.4. Các bước tiến hành nghiên cứu ....................................................... 27 2.5. Biến số nghiên cứu ............................................................................ 28 2.6. Phân tích thống kê ............................................................................ 29 2.7. Đạo đức nghiên cứu .......................................................................... 29 CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ................................................... 30 3.1. Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu .................................... 30 3.1.1. Đặc điểm chung ............................................................................... 30 3.1.2. Chuẩn đoán ..................................................................................... 31 3.1.3. Lý do biết mắc bệnh ĐMV ............................................................... 31 3.2. Hiểu biết chung cả về bệnh ĐMV và thủ thuật của bệnh nhân tham gia nghiên cứu................................................................................... 33 3.2.1. Phân loại tổng hiểu biết chung của đối tượng nghiên cứu ............. 33 3.2.2. Sự phân bố của tổng điểm hiểu biết của bệnh nhân trong nghiên cứu34 3.2.3. Sự khác biệt về tổng điểm hiểu biết chung của 2 nhóm bệnh nhân có tiền sử can thiệp và can thiệp lần đầu ......................................................... 36 3.3. Hiểu biết về bệnh ĐMV .................................................................... 37 3.3.1. Hiểu biết về triệu chứng bệnh ĐMV................................................ 37 3.3.2. Hiểu biết về các yếu tố nguy cơ của bệnh ĐMV ............................. 38 3.3.3. Hiểu biết về các biện pháp điều trị bệnh ĐMV ............................... 39 3.4. Hiểu biết của bệnh nhân về thủ thuật............................................. 39 3.4.1. Hiểu biết của bệnh nhân về thủ thuật chụp và can thiệp ĐMV ...... 39 3.4.2. Hiểu biết về dấu hiệu cảnh báo biến chứng sau thủ thuật .............. 40 3.4.3. Hiểu biết về stent của 2 nhóm có tiền sử can thiệp và can thiệp lần đầu ………… ......................................................................................... 41 3.4.4. Hiểu biết về biến chứng gây bệnh thận do thuốc cản quang của thủ thuật ở hai nhóm bệnh nhân ........................................................................ 42 3.4.5. Hiểu biết của bệnh nhân về việc chung sống với stent ................... 43 3.4.6. Hiểu biết của bệnh nhân về việc dùng thuốc suốt đời của hai nhóm bệnh nhân ..................................................................................................... 44 CHƯƠNG 4: BÀN LUẬN ............................................................................ 45 4.1. Đặc điểm chung................................................................................. 45 4.1.1. Tuổi và giới...................................................................................... 45 4.1.2. Tiền sử ............................................................................................. 46 4.1.3. Chuẩn đoán ..................................................................................... 50 4.2. Hiểu biết chung của đối tượng nghiên cứu về bệnh ĐMV và cả về thủ thuật… .................................................................................................. 52 4.3. Hiểu biết về bệnh ĐMV của đối tượng nghiên cứu ....................... 53 4.3.1. Hiểu biết về triệu chứng của bệnh ĐMV ......................................... 53 4.3.2. Hiểu biết về YTNC của bệnh nhân trong các nghiên cứu ............... 54 4.4. Hiểu biết của đối tượng nghiên cứu về thủ thật chụp và can thiệp ĐMV ............................................................................................................ 56 KIẾN NGHỊ ................................................................................................... 60 HẠN CHẾ CỦA NGHIÊN CỨU ................................................................. 61 TÀI LIỆU THAM KHẢO DANH MỤC BẢNG Bảng 3.1. Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu.................................... 30 Bảng 3.2. Lý do bệnh nhân biết bị bệnh ĐMV .............................................. 31 Bảng 3.3. Sự phân bố của tổng điểm hiểu biết của bệnh nhân trong nghiên cứu ................................................................................................................... 34 Bảng 3.4. Điểm hiểu biết trung bình của 2 nhóm bệnh nhân ......................... 36 Bảng 3.5. Điểm hiểu biết trung bình của 2 nhóm trình độ học vấn ............... 36 Bảng 3.6. Hiểu biết của bệnh nhân về triệu chứng của bệnh ĐMV ............... 37 Bảng 3.7. Hiểu biết của bệnh nhân về các biện pháp điều trị bệnh ĐMV ..... 39 Bảng 3.8. Hiểu biết của bệnh nhân về thủ thuật chụp và can thiệp ĐMV ..... 39 Bảng 3.9. Hiểu biết về stent của 2 nhóm bệnh nhân ...................................... 41 Bảng 3.10. Hiểu biết về biến chứng bệnh thận do thuốc cản quang của thủ thuật ở 2 nhóm bệnh nhân ............................................................................... 42 Bảng 3.11. Hiểu biết về việc dùng thuốc suốt đời của hai nhóm bệnh nhân . 44 DANH MỤC BIỂU ĐỒ Biểu đồ 3.1. Đặc điểm về chẩn đoán của các đối tượng nghiên cứu.............. 31 Biểu đồ 3.2. Phân loại tổng điểm hiểu biết chung của bệnh nhân.................. 33 Biểu đồ 3.3. Biểu đồ phân bố tổng điểm hiểu biết của bệnh nhân ................. 35 Biểu đồ 3.4. Tỷ lệ bệnh nhân trả lời đúng về các YTNC của bệnh ĐMV ..... 38 Biểu đồ 3.5. Hiểu biết về dấu hiệu cảnh báo biến chứng sau thủ thuật.......... 40 Biểu đồ 3.6. Hiểu biết của bệnh nhân về việc chung sống với stent .............. 43 Biểu đồ 4.1. So sánh chẩn đoán lâm sàng của đối tượng nghiên cứu với tác giả khác………………………………………………………………………50 Biểu đồ 4.2. So sánh về tỷ lệ hiểu biết đúng của đối tượng nghiên cứu về YTNC với Almas ............................................................................................ 54 Biểu đồ 4.3. So sánh kiến thức về thủ thuật của đối tượng nghiên cứu với các tác giả khác ...................................................................................................... 56 DANH MỤC HÌNH VẼ Hình 1.1. Xơ vữa động mạch và tuổi đời ........................................................ 3 1 ĐẶT VẤN ĐỀ Trên toàn thế giới bệnh lý tim mạch đã vượt xa các bệnh nhiễm khuẩn nói chung và cũng là nguyên nhân hàng đầu gây tử vong. Mỗi năm có tới 17,5 triệu người tử vong do bệnh lý tim mạch và các biến chứng của nó [1]. Bệnh động mạch vành (ĐMV) là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu trên toàn thế giới. Mỗi năm có khoảng 7 triệu người tử vong do bệnh ĐMV (chiếm 12,8% mọi nguyên nhân) [2], [3], [4], [5]. Bệnh tim mạch đã trở thành vấn đề sức khỏe hàng đầu ở hầu hết các nước phát triển. Ở các nước đang phát triển, bệnh tim mạch cũng đã và đang trở thành bệnh chiếm hàng thứ nhất hoặc thứ hai về tỷ lệ mắc cũng như tử vong. Trong số các bệnh tim mạch, bệnh tim thiếu máu cục bộ (hay bệnh mạch vành) rất thường gặp, có thể để lại hậu quả trầm trọng về sức khoẻ cũng như kinh tế nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời. Ở Việt Nam, bệnh tim mạch có xu hướng gia tăng nhanh chóng trong những năm gần đây. Theo báo cáo của WHO năm 2002, bệnh mạch vành đã trở thành nguyên nhân tử vong số 1 tại Việt Nam. Bài học từ các nước đã phát triển cho thấy, để giảm thiểu gánh nặng bệnh lý tim mạch với sức khỏe cộng đồng cần phải có những hành động mạnh mẽ trước hết từ công tác phòng bệnh, giáo dục sức khỏe, sàng lọc phát hiện bệnh sớm để có thái độ điều trị thích hợp và kịp thời [6]. Vấn đề yếu tố nguy cơ của bệnh ĐMV nói chung đã được nghiên cứu rất rõ và chứng minh là các YTNC ĐMV là có liên quan đến việc tăng khả năng mắc bệnh ĐMV. Có những YTNC có thể tác động được, nhưng có những YTNC không thể tác động được. Tuy vậy rất cần sự hiểu biết và thái độ tốt với các 2 YTNC (kể cả không tác động được) để chúng ta có thể chủ động ngăn ngừa tốt các biến cố tim mạch. Các YTNC thường tác động lẫn nhau phức tạp và một cá thể thường dễ mang nhiều YTNC. Khi nhiều yếu tố nguy cơ tác động lẫn nhau làm cho bệnh ĐMV tăng lên theo cấp số nhân chứ không phải chỉ là cộng nhau [7]. Cho đến nay có ba phương pháp điều trị bệnh mạch vành là điều trị nội khoa, can thiệp động mạch vành qua da và phẫu thuật bắc cầu nối động mạch vành. Hiện nay, phương pháp can thiệp ĐMV qua da đã được thực hiện ở nhiều trung tâm tim mạch và đang được triển khai ở các đơn vị tim mạch khác trong toàn quốc mang lại rất nhiều hiệu quả điều trị cho bệnh nhân [8]. Tuy nhiên thủ thuật có thể xuất hiện nhiều biến chứng như tử vong, NMCT, bệnh thận do thuốc cản quang...Và chi phí cho thủ thuật còn cao đặc biệt khi có sử dụng các trang thiết bị can thiệp hiện đại. Vì thế bệnh nhân và người nhà cần được tư vấn kiến thức về thủ thuật để bớt lo lắng và an tâm điều trị. Câu hỏi đặt ra là liệu bệnh nhân mắc bệnh mạch vành có nhận biết hết được các YTNC của bệnh mạch vành và có thực sự hiểu biết về thủ thuật họ sẽ được làm hay không. Vì vậy chúng tôi tiến hành nghiên cứu: “Tìm hiểu kiến thức về bệnh mạch vành cuả bệnh nhân có chỉ định chụp động mạch vành xét can thiệp mạch vành” nhằm 2 mục tiêu sau: 1. Tìm hiểu kiến thức về bệnh mạch vành của bệnh nhân có chỉ định chụp động mạch vành xét can thiệp mạch vành. 2. Tìm hiểu kiến thức về thủ thuật của bệnh nhân có chỉ định chụp động mạch vành xét can thiệp mạch vành. 3 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU 1.1. Tổng quan về bệnh mạch vành 1.1.1. Đại cương Bệnh mạch vành (BMV) là bệnh của sự tổn thương các thành động mạch vành tim, mà nguyên nhân của các tổn thương ấy trong > 90% trường hợp là do mảng xơ vữa - huyết khối tại các động mạch vành (thường chỉ là các mạch vành lớn bề mặt). Các mảng xơ vữa – huyết khối nói trên làm cho động mạch vành nào bị bệnh như thế sẽ không hoàn thành tốt chức năng chuyển máu, y học gọi trạng thái sinh lý bệnh ấy là suy vành hoặc thiểu năng vành. Nhưng tất cả hậu quả thiệt thòi do trạng thái ấy đều dồn cho cơ tim gánh chịu, chính xác là từng vùng nhỏ cục bộ cơ tim tương ứng (vốn do nhánh mạch vành đó phụ trách nuôi) sẽ bị một trạng thái sinh lý bệnh gọi là thiếu máu cục bộ: cụ thể là bị giảm sự tưới máu (cung cấp máu mang oxy) khi tĩnh và nhất là khi hoạt động. Hình 1.1. Xơ vữa động mạch và tuổi đời 4 Triệu chứng nổi bật của bệnh mạch vành là những cơn đau ngực kiểu đặc trưng. William Heberden từ hơn 220 năm trước đã mô tả triệu chứng này với thuật ngữ Angina pectoris (cơn đau thắt ngực) [9]. Đau thắt ngực điển hình có 3 tính chất như sau: - Cảm giác đau như bóp nghẹt, đè nặng, ép chặt, rát bỏng sau xương ức. Hướng lan lên vai, cằm, mặt trong cánh tay, vùng thượng vị - Xuất hiện có tính quy luật, liên quan đến gắng sức, xúc cảm mạnh, gặp lạnh, sau bữa ăn nhiều, hút thuốc lá… - Kéo dài 3 – 15 phút. Giảm, đỡ khi hết tác nhân gây gắng sức hoặc khi dùng nitroglycerin. Bên cạnh đó chúng ta cũng cần phân biệt với những đau thắt ngực không điển hình/không do tim với các triệu chứng xuất hiện như sau: - Không điển hình (2/3 triệu chứng) hoặc không do tim (0 - 1/3 triệu chứng) - Cảm giác đau kiểu nhức nhối, rấm rứt, đau chói - Quanh thành ngực, dưới vú, hướng lan da dạng, thay đổi theo tư thế - Xuất hiện bất chợt, không liên quan với tác nhân gắng sức - Kéo dài vài giây, ít phút, vài giờ hoặc cả ngày - Có thể đáp ứng với nitroglycerin hoặc không [10]. 5 1.1.2. Bốn thể bệnh lâm sàng của bệnh mạch vành mãn tính Bảng 1.1. Bốn thể lâm sàng của bệnh mạch vành mạn tính Tên của thể bệnh lâm sàng Chú thích Đau thắt ngực ổn định (điển hình, không điển hình) - Đau thắt ngực gắng sức - Đau thắt ngực kinh điển, thường gặp nhất, mạn tính Đau thắt ngực biến thái Prinzmetal - Do co thắt động mạch lớn (bề mặt) Hội chứng X - Cơn đau ngực điển hình/mạch vành hoàn toàn bình thường - Do co thắt các ĐMV khoan sâu cỡ nhỏ Thiếu máu cục bộ cơ tim thầm lặng - Những cơn thiếu máu cục bộ với điện tim có đoạn ST chênh xuống mà không có đau 1.1.3. Ba thể bệnh lâm sàng của bệnh mạch vành cấp Trong bệnh mạch vành bên cạnh bốn thể bệnh mãn tính ta có ba thể bệnh cấp tính: - NMCT có ST chênh lên. - NMCT không ST chênh lên. - Đau thắt ngực không ổn định. Hội chứng mạch vành cấp bao gồm các rối loạn do thiếu máu cục bộ cơ tim cấp tính: nhồi máu cơ tim cấp ST chênh lên, nhồi máu cơ tim không ST 6 chênh lên và đau thắt ngực không ổn định. Các thể bệnh này của hội chứng mạch vành cấp đều có chung cơ chế bệnh sinh là sự nứt hay vỡ của mảng xơ vữa dẫn đến thành lập huyết khối gây tắc mạch máu dẫn đến biến cố thiếu máu cục bộ cấp tính [11]. Nứt mảng xơ vữa dẫn đến tắc hoàn toàn động mạch vành sẽ cho thể bệnh NMCT cấp ST chênh lên. Tắc không hoàn toàn động mạch vành dẫn đến hội chứng động mạch vành cấp không ST chênh lên. Căn nguyên huyết khối mới sinh: 70% là do mảng xơ vữa trở thành nguy hiểm (tức là vỏ mất ổn định: mất tính bền vững). Điều này lại liên quan hình thái mảng xơ vữa, liên quan các tác nhân cơ học (ví dụ: shear stress trong cơn THA, do rối loạn lipid máu, nhưng cốt lõi là do viêm tại chỗ ở mảng xơ vữa (có thể theo dõi bằng CRP, cytokin, PET, MRI...) [10]. 1.2. Điều trị Mục tiêu của điều trị là để cải thiện tiên lượng bệnh (ngăn ngừa tử vong và NMCT) và cải thiện triệu chứng cho người bệnh. Có 3 phương pháp điều trị cơ bản hiện nay: điều trị nội khoa (thuốc), can thiệp qua da (nong, đặt stent hoặc các biện pháp cơ học khác), mổ làm cầu nối chủ vành. Thêm vào đó việc điều chỉnh các YTNC cho người bệnh là 1 biện pháp nền tảng. Việc chỉ định phương pháp điều trị nào phụ thuộc vào tình trạng bệnh và nên bắt đầu cũng như duy trì bằng điều trị nội khoa. Trong trường hợp điều trị nội khoa thất bại hoặc bệnh nhân có nguy cơ cao trên các thăm dò thì cần có chỉ định chụp ĐMV và can thiệp kịp thời. 7 1.2.1. Điều trị nội khoa Mục tiêu của điều trị nội khoa là nhằm ngăn ngừa các biến cố tim mạch cấp như NMCT hoặc đột tử và để cải thiện chất lượng cuộc sống (triệu chứng) [12]. Điều trị nội khoa tối ưu: A: Aspirin & antianginal therapy B: β- blocker & blood pressure C: Cigarette smocking & cholesterol D: Diet & diabetes E: Education & Exercise A. Aspirin suốt đời nếu không có chống chỉ định. Kết hợp với clopidogrel nếu nguy cơ cao sau đặt stent B. Chẹn β giao cảm và ức chế men chuyển thường qui nếu không có chống chỉ định C. Statin để kiểm soát mỡ máu (mục tiêu LDL – C < 100mg/dl). Kết hợp với Fibrate nếu triglycerid cao và HDL – C thấp D. Kiểm soát cơn đau bằng dẫn xuất nitrates và chẹn β giao cảm. Phối hợp với thuốc chẹn calci nếu không kiểm soát hết cơn đau E. Thay đổi lối sống, nâng cao nhận thức về bệnh và các YTNC [10]. 1.2.2. Thủ thuật chụp và can thiệp ĐMV 8 Năm 1958, M.Jones người đầu tiên trên thế giới chụp động mạch vành bằng bộc lộ động mạch cánh tay đã mở ra một kỷ nguyên mới về chẩn đoán tổn thương động mạch vành. Trường hợp đầu tiên can thiệp mạch vành được Gruentzig thực hiện năm 1977. Tháng 8 năm 1995, Viện Tim Mạch Việt Nam đã thực hiện những ca đầu tiên chụp và can thiệp mạch vành [8]. Hiện nay, can thiệp động mạch vành (ĐMV) qua da là biện pháp điều trị bệnh tim thiếu máu cục bộ rất có hiệu quả. Những năm gần đây, trung bình mỗi năm tại Viện Tim mạch Việt Nam đã can thiệp được hơn 1000 bệnh nhân, theo thống kê của Viện Tim mạch Việt Nam, từ 1/1/2009 đến 31/12/2009 đã can thiệp được 1368 bệnh nhân [13]. Can thiệp ĐMV là một trong 3 biện pháp của tái thông ĐMV thủ phạm để điều trị bệnh ĐMV (tiêu huyết khối trong trường hợp NMCT cấp đến trước 3 giờ & mổ bắc cầu chủ vành). 1.2.2.1. Chỉ định chụp ĐMV Thủ thuật chụp ĐMV là một phương pháp có thể giúp phát hiện mảng xơ vữa trong lòng ĐMV và giúp phát hiện bất kỳ chỗ nghẽn hay tắc mạch vành nào. Do đó nó sẽ được các bác sĩ chỉ định trong các trường hợp dưới đây: Chỉ định chụp ĐMV: - Nhồi máu cơ tim cấp (có hoặc không có chênh ST). - Đau ngực ổn định và không ổn định. - Những bệnh nhân nghi ngờ có bệnh mạch vành hoặc đã biết trước có bệnh mạch vành. - Chụp động mạch vành kiểm tra trước phẫu thuật thay van tim.
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng