Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Tinh thần nhập thế trong lễ hằng thuận của phật giáo ở việt nam hiện nay...

Tài liệu Tinh thần nhập thế trong lễ hằng thuận của phật giáo ở việt nam hiện nay

.PDF
88
77
122

Mô tả:

Làm rõ một số vấn đề lý luận về tinh thần nhập thế của Phật giáo Việt Nam. Phân tích nội dung tinh thần nhập thế trong lễ Hằng Thuận của Phật giáo Việt Nam hiện nay. Rút ra ý nghĩa của lễ Hằng Thuận đối với đời sống hôn nhân gia đình ở Việt Nam hiện nay.
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN KHOA TRIẾT HỌC ------------------ TẠ THU HẰNG TINH THẦN NHẬP THẾ TRONG LỄ HẰNG THUẬN CỦA PHẬT GIÁO Ở VIỆT NAM HIỆN NAY KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC NGÀNH TRIẾT HỌC Hệ đào tạo: Chính quy Khóa học: QH-2015-X HÀ NỘI, 2019 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI Bảng đã định dạng TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN KHOA TRIẾT HỌC ------------------ TẠ THU HẰNG TINH THẦN NHẬP THẾ TRONG LỄ HẰNG THUẬN Đã định dạng: Thụt lề: Dòng đầu tiên: 0 cm, Khoảng cách Sau: 10 pt CỦA PHẬT GIÁO Ở VIỆT NAM HIỆN NAY Đã định dạng: Trái, Thụt lề: Dòng đầu tiên: 0 cm, Khoảng cách Sau: 10 pt KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC NGÀNH TRIẾT HỌC Hệ đào tạo: Chính quy Khóa học: QH-2015-X NGƯỜI HƯỚNG DẪN: TS. Hà Thị Bắc LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan khóa luận này là kết quả nghiên cứu của riêng tôi dưới sự hướng dẫn của TS. Hà Thị Bắc. Các tư liệu, tài liệu được sử dụng trong luận án là trung thực, khách quan và có nguồn gốc rõ ràng. Hà Nội, ngày 07 tháng 5 năm 2019 Sinh viên Tạ Thu Hằng LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành chương trình đại học và viết khóa luận tốt nghiệp này, tôi xin chân thành cảm ơn tới các Thầy, Cô giáo Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân Văn, ĐHQGHN, đặc biệt là các thầy, cô giáo Khoa Triết học – những người dạy dỗ, chỉ bảo cho tôi trong suốt 4 năm qua. Đặc biệt tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến TS. Hà Thị Bắc, người đã dành rất nhiều tâm huyết và thời gian hướng dẫn tôi hoàn thành khóa luận này. Mặc dù tôi đã có nhiều cố gắng song khóa luận vẫn còn có những thiếu sót. Vì vậy tôi rất mong nhận được những đóng góp quý báu của quý thầy cô và các bạn để khóa luận của tôi được hoàn thiện hơn. Tôi xin chân thành cảm ơn! Hà Nội, ngày 07 tháng 5 năm 2019 Sinh viên Tạ Thu Hằng MỤC LỤC MỞ ĐẦU ........................................................................................................... 1 CHƯƠNG 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ TINH THẦN NHẬP THẾ VÀ LỄ HẰNG THUẬN CỦA PHẬT GIÁO.................................................... 7 1.1. Các khái niệm cơ bản .............................................................................. 7 1.1.1. Khái niệm nhập thế ............................................................................ 7 1.1.2. Khái niệm Phật giáo nhập thế ............................................................ 9 1.1.3. Khái niệm lễ Hằng Thuận ................................................................ 11 1.2. Biểu hiện tinh thần nhập thế của Phật giáo Việt Nam ........................... 12 1.2.1. Biểu hiện tinh thần nhập thế của Phật giáo Việt Nam trong lịch sử12 1.2.2. Biểu hiện tinh thần nhập thế của Phật Giáo Việt Nam hiện nay ..... 27 1.3. Khái quát chung về lễ Hằng Thuận ....................................................... 33 CHƯƠNG 2: NỘI DUNG TINH THẦN NHẬP THẾ TRONG LỄ HẰNG THUẬN CỦA PHẬT GIÁO VIỆT NAM HIỆN NAY .................................. 37 2.1. Biểu hiện của tinh thần nhập thế trong lễ Hằng Thuận ở Việt Nam hiện nay. ...................................................................................................... 37 2.1.1. Biểu hiện tinh thần nhập thế của Phật giáo trong lễ Hằng Thuận thông qua việc thực hiện các giáo lý, giáo luật.......................................... 37 2.1.2. Biểu hiện tinh thần nhập thế của Phật giáo trong lễ Hằng Thuận qua nghi lễ, tổ chức ........................................................................................... 49 2.1.3. Biểu hiện tinh thần nhập thế trong lễ Hằng Thuận thông qua tác động của lễ Hằng Thuận đến đời sống hôn nhân gia đình......................... 57 2.2. Ý nghĩa của lễ Hằng Thuận đối với đời sống hôn nhân, gia đình ở Việt Nam hiện nay ................................................................................................ 66 2.2.1. Lễ Hằng Thuận – cầu nối giữa đạo và đời....................................... 66 2.2.2. Thực hiện lễ Hằng Thuận góp phần giữ gìn và phát huy những giá trị tốt đẹp trong hôn nhân, gia đình của người Việt................................... 69 KẾT LUẬN ..................................................................................................... 76 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................ 79 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Từ khi du nhập vào nước ta, đạo Phật đã nhanh chóng ăn sâu, bám rễ vào đời sống tinh thần của người dân, ảnh hưởng sâu sắc đến mọi mặt trong đời sống xã hội. Dưới các triều đại như Đinh, Lê, Lý, Trần, tinh thần nhập thế của Phật giáo đã lấn át những ảnh hưởng vốn có vị thế vững vàng của Nho giáo trong đời sống xã hội đương thời, bằng chứng là các vị cao Tăng đạo hạnh và có uy tín của Phật giáo đã đứng ra đảm nhận vai trò quân sự, cố vấn triều đình lèo lái con thuyền dân tộc. Thời nhà Đinh, thiền sư Ngô Chấn Lưu được vua Đinh Tiên Hoàng phong chức Tăng thống, ban hiệu là Khuông Việt Thái Sư, đứng đầu Phật giáo thời bấy giờ, điều này cho thấy triều đại nhà Đinh đã chính thức công nhận nhân sự của Phật giáo trực tiếp tham gia chính sự trong vai trò chỉ đạo tâm linh. Thời nhà Lê, vua Lê Đại Hành đã cho mời hai thiền sư Pháp Thuận và Vạn Hạnh làm cố vấn chính trị, thiền sư Vạn Hạnh được vua Lê Đại Hành đích thân xin ý kiến về cuộc kháng chiến chống quân Tống vào năm 980. Sang thời nhà Lý, thiền sư Vạn Hạnh đã cố vấn vua Lý Công Uẩn dời đô từ kinh thành Hoa Lư (Ninh Bình) về Đại La, tức Thăng Long – Hà Nội ngày nay, biến nơi đây thành một trung tâm chính trị, văn hóa, xã hội. Đến thời nhà Trần, sự ra đời của thiền phái Trúc Lâm và Giáo hội Trúc Lâm, đã đánh dấu thời kỳ mở đầu của tổ chức Giáo hội Phật giáo độc lập và thuần Việt tại nước ta, khẳng định vị thế vững vàng của Phật giáo trong lòng dân tộc. Hiện nay, tinh thần nhập thế của phật giáo vẫn được phát huy mạnh mẽ. Phật giáo Việt Nam hôm nay đã có nhiều Phật sự ích đời, lợi đạo. Thông qua hoằng dương Phật pháp, Phật giáo Việt Nam đã đưa đến cho người dân tư tưởng sống trong Chính pháp, thực hiện tốt pháp luật của Nhà nước, làm tròn nghĩa vụ của người công dân, tích cực tham gia các hoạt động nhân đạo, thực 1 hiện xóa đói giảm nghèo, xây dựng cuộc sống mới văn minh tiến bộ. Trên con đường hành đạo của mình, Phật giáo Việt Nam đã tích cực tham gia các phong trào như đền ơn đáp nghĩa, tri ân các thương binh liệt sĩ, gắn liền với đạo lý “Uống nước nhớ nguồn” của dân tộc Việt Nam. Tham gia các chiến dịch nhân đạo ủng hộ đồng bào bị thiên tai lũ lụt; các công tác từ thiện, nuôi dưỡng, giúp đỡ người nghèo, người không nơi nương tựa, người khuyết tật, người bị ảnh hưởng chất độc da cam, nuôi dạy trẻ em mồ côi, trẻ em bị bỏ rơi. Tinh thần nhập thế của Phật giáo xuất hiện ngay cả trong đời sống xã hội. Đặc biệt trong bối cảnh xã hội đang có những biểu hiện suy thoái về đạo đức, lối sống. Trong gia đình, hiện tượng ly hôn, ly thân, bạo lực gia đình,.. diễn ra ngày càng nhiều, nhất là ở các cặp vợ chồng trẻ. Trước tình hình đó, Phật giáo nhập thế đã ảnh hưởng không nhỏ tới đời sống xã hội thì nay càng phải nhập thế vào thế tục nhiều hơn. Một trong những tinh thần nhập thế tích cực của Phật giáo Việt nam hiện nay là thông qua lễ Hằng Thuận. Đây là nghi lễ đặc biệt dành cho lễ cưới được tổ chức tại chùa. Ngoài nghi lễ truyền thống của đám cưới như tuyên bố lý do, trao nhẫn cưới, nhận những lời chúc phúc của hai họ thì nghi thức của lễ Hằng Thuận trong ngày cưới mang đậm dấu ấn đạo đức tâm linh và trí tuệ của đạo Phật cùng với những định hướng cụ thể giúp cho đôi vợ chồng có những kiến thức cần thiết về cuộc sống hôn nhân, gia đình, từ đó nhận thức rõ ràng về trách nhiệm, nghĩa vụ và quyền lợi của vợ chồng và sống lạc quan hơn trên tinh thần giác ngộ. Hiện nay, lễ Hằng Thuận giành được sự quan tâm rất lớn từ các bạn trẻ và là một trong những khía cạnh được Giáo hội Phật giáo rất quan tâm đến. Có thể coi đây là nghi lễ mang bản sắc văn hóa của dân tộc và cũng chứa đựng nhiều tư tưởng tiến bộ của Phật giáo. Tinh thần nhập thế trong lễ Hằng Thuận được thể hiện rõ nét trong nghi lễ và cả giáo lý của lễ Hằng Thuận, ngày càng có tác động tích cực đến cuộc sống hôn nhân của nhiều gia đình trẻ ở Việt Nam. Xuất phát từ lý do trên, tôi đã lựa chọn vấn đề “Tinh thần nhập thế trong lễ Hằng Thuận của Phật giáo ở Việt Nam hiện nay” làm luận văn tốt nghiệp với mong muốn tìm hiểu rõ 2 Đã định dạng: Cô đọng 0,3 pt hơn những ảnh hưởng của tinh thần nhập thế của Phật giáo thông qua lễ Hằng Thuận đến đời sống hôn nhân gia đình ở Việt Nam hiện nay. 2. Tình hình nghiên cứu đề tài Phật giáo là một tôn giáo lớn có ảnh hưởng sâu sắc đến đời sống văn hóa, xã hội của Việt Nam. Vì vậy khá nhiều các học giả quan tâm nghiên cứu về Phật giáo nói chung và tinh thần nhập thế của Phật giáo nói riêng. Tuy nhiên, công trình nghiên cứu về lễ Hằng Thuận nói chung và tinh thần nhập thế của lễ Hằng Thuận nói riêng vẫn còn khá ít, mà chủ yếu là các bài viết đề cập tới vấn đề này từ các góc độ khác nhau song chưa được nghiên cứu một cách hệ thống, liên quan đến đề tài có một số công trình tiêu biểu sau: Về Tinh thần nhập thế của Phật giáo, Tác giả Đặng Thị Lan với “Tìm hiểu về tinh thần nhập thế của Phật giáo Việt Nam” (tạp chí Khoa học xã hội nhân văn số 1/2003) đã chỉ ra tinh thần nhập thế của Phật giáo thể hiện rất rõ ràng ở hai khía cạnh: “dùng đạo để hướng dẫn đời và dùng đời để thực hành đạo”. Tác giả nhấn mạnh “tại thế gian giác” - việc giác ngộ thế gian, hiểu rõ thế gian của người tu sĩ Phật giáo. Tác giả Đới Thần Kinh với “Thế tục hóa và thần thánh hóa” đã xuất phát từ phân tích khái niệm thế tục hóa của tôn giáo nói chung khi các tôn giáo đều có xu hướng chuyển từ lấy thần thánh làm trung tâm sang lấy con người và xã hội loài người làm trung tâm, từ đó đi đến khẳng định xu hướng của Phật giáo ở châu Á là Phật giáo nhập thế. Tác giả dường như đã đồng nhất khái niệm “nhập thế” với khái niệm “thế tục hóa” và kết luận “dưới sự chỉ đạo của tinh thần nhập thế, các tôn giáo tích cực tham gia bảo vệ hòa bình thế giới, thúc đẩy các công cuộc phát triển xã hội, phục vụ xã hội”. Tác giả Nguyễn Tuấn Anh với bài viết “Vài nét về vấn đề “nhập thế” của Phật giáo thời Đinh và Tiền Lê” trong Phật giáo thời Đinh và Tiền Lê trong công cuộc dựng nước và giữ nước (Nxb Khoa học xã hội, 2010, tr. 31-39) đã định nghĩa nhập thế với hai ý: đem đạo vào đời và đem đời vào đạo, cách hiểu này đã phản ánh được phần nào khái niệm nhập thế. 3 Trong luận văn thạc sĩ của Nguyễn Thị Toan với tên đề tài: “Tinh thần nhập thế trong tư tưởng Phật giáo của Trần Nhân Tông” đã chỉ ra được tinh thần nhập thế của Phật giáo ngay từ buổi đầu của Đức Phật Thích Ca và tinh thần nhập thế của Việt Nam trong tất cả khía cạnh văn hóa, xã hội. Đồng thời làm sáng tỏ các giá trị trong Tinh thần Nhập thế Trần Nhân Tông. Tác giả Đỗ Quang Hưng với “Phật giáo Việt Nam trong bối cảnh hội nhập và toàn cầu hóa”. Trong bài viết này, tác giả đã rất đề cao vai trò của Phật giáo trong xã hội hiện đại và những thay đổi của Phật giáo nói chung cho phù hợp với thời đại mới, từ đó chỉ ra nhiệm vụ của Phật giáo trong giai đoạn hiện nay. Cuốn sách do tác giả Nguyễn Kim Sơn làm chủ biên xuất bản năm 2018 với Phật giáo nhập thế và các vấn đề xã hội đương đại. Cuốn sách tổng hợp các bài viết tham luận của nhiều học giả về tinh thần nhập thế của Phật giáo. Trong đó khái niệm nhập thế, vai trò và ảnh hưởng của Phật giáo nhập thế được rất nhiều tác giả quan tâm và trình bày trong cuốn sách này. Nhìn chung, các tác giả khi nghiên cứu về tinh thần nhập thế của Phật giáo Việt Nam đều nhấn mạnh, Phật giáo hiện nay là Phật giáo nhập thế. Khái niệm “nhập thế” không đồng nhất với khái niệm “thế tục hóa” của phương Tây. Về lễ Hằng Thuận, có một số công trình tiêu biểu sau: Trong cuốn Nghi thức lễ Hằng Thuận của Tỳ kheo Thích Chơn Không xuất bản năm 2014 là một công trình được biên soạn rất công phu dành cho thanh niên nam nữ Phật tử khi thành hôn. Trong đó có giới thiệu nghi thức truyền Tam quy Ngũ giới ngắn gọn xúc tích phù hợp với lễ Hằng Thuận và nhiều tiết mục quan trọng khác, để chư Tôn đức Tăng Ni Trụ trì các tự viện tham khảo hướng dẫn cho hàng Phật tử tại gia khi thành hôn. Cuốn sách Những nét văn hóa đạo Phật của hòa thượng Phụng Sơn xuất bản năm 2015 nói về những đóng góp của Phật giáo trong đời sống xã hội. Bên cạnh đó, lễ Hằng Thuận được thầy nói đến là một nghi lễ trong truyền thống văn hóa của người Việt. 4 Trong cuốn sách Đám cưới người Việt xưa và nay (2014), Bùi Xuân Mỹ đã mô tả và xem "đám cưới tại chùa" là một trong những đám cưới “đặc biệt”. Luận văn thạc sĩ của Nguyễn Thị Mỹ Hạnh với tên đề tài “ Lễ Hằng Thuận trong cưới hỏi ở thành phố Hồ Chí Minh hiện nay”. Luận văn tập trung nghiên cứu đặc điểm và nghi thức tổ chức lễ Hằng Thuận trong phạm vi Thành phố Hồ Chí Minh. Thông qua luận văn có thể biết được nguồn gốc, diễn trình và vai trò của lễ Hằng Thuận. Đề tài về lễ Hằng Thuận hiện nay chủ yếu được nghiên cứu từ các nhà sư, nhà Phật học nên nguồn tài liệu vẫn chưa phong phú, chỉ được công bố trong phạm vi Phật giới. Trong giới hạn của một số bài viết ngắn, bài báo tạp chí, trên các phương tiện thông tin đại chúng, một số tác giả chưa đi sâu vào từng vấn đề cụ thể, chưa lý giải nhiều về nghi lễ. Các công trình nghiên cứu trên là nguồn tài liệu tham khảo rất hữu ích cho tác giả đi sâu vào tìm hiểu vấn đề “Tinh thần nhập thế trong lễ Hằng Thuận của Phật giáoViệt Nam hiện nay”. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu Mục đích của khóa luận là: Trên cơ sở làm rõ một số vấn đề lý luận về tinh thần nhập thế của Phật giáo Việt Nam, đề tài tiếp tục phân tích, làm rõ những nội dung cơ bản của tinh thần nhập thế trong lễ Hằng Thuận của Phật giáo. Từ đó rút ra ý nghĩa của nghi lễ Hằng Thuận của Phật giáo Việt Nam hiện nay. Nhiệm vụ của khóa luận: - Làm rõ một số vấn đề lý luận về tinh thần nhập thế của Phật giáo Việt Nam - Phân tích nội dung tinh thần nhập thế trong lễ Hằng Thuận của Phật giáo Việt Nam hiện nay - Rút ra ý nghĩa của lễ Hằng Thuận đối với đời sống hôn nhân gia đình ở Việt Nam hiện nay. 4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu 5 Đối tượng: Luận văn tập trung nghiên cứu tinh thần nhập thế trong lễ Hằng Thuận của Phật giáo Việt Nam hiện nay Phạm vi nghiên cứu: - Nội dung nghiên cứu: Tinh thần nhập thế của Phật giáo trong lễ Hằng Thuận ở Việt Nam hiện nay - Thời gian nghiên cứu: Từ tháng 1/2019 đến 4/2019 5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu Cơ sở lý luận và phương pháp luận: Khóa luận dựa trên cơ sở lý luận và phương pháp luận của chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về tôn giáo. Đồng thời sử dụng các phương pháp nghiên cứu liên ngành như phân tích tổng hợp, lôgic - lịch sử, so sánh, v.v. để làm rõ vấn đề nghiên cứu. 6. Đóng góp của khóa luận Khóa luận góp phần làm rõ một số vấn đề lý luận về tinh thần nhập thế trong lễ Hằng Thuận của Phật giáo ở Việt Nam hiện nay. Trên cơ sở đó rút ra ý nghĩa của lễ Hằng Thuận đối với đời sống hôn nhân gia đình ở Việt Nam hiện nay. Đóng góp về mặt thực tiễn của khóa luận: Khóa luận có thể làm tài liệu tham khảo cho việc nghiên cứu, học tập, các vấn đề liên quan đến tinh thần nhập thế của Phật giáo hay nghi lễ Hằng Thuận. 7. Kết cấu của khóa luận Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, nội dung của khóa luận gồm 2 chương, 4 tiết. Cụ thể: Chương 1: Một số vấn đề lý luận về tinh thần nhập thế và lễ Hằng Thuận của Phật giáo Đã định dạng: Tiếng Anh (Hoa Kỳ), Cô đọng 0,3 pt Chương 2: Nội dung tinh thần nhập thế trong lễ Hằng Thuận của Phật giáo Đã định dạng: Cô đọng 0,3 pt Đã định dạng: Tiếng Anh (Hoa Kỳ), Cô đọng 0,3 pt Việt Nam hiện nay 6 CHƯƠNG 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ TINH THẦN NHẬP THẾ VÀ LỄ HẰNG THUẬN CỦA PHẬT GIÁO 1.1. Các khái niệm cơ bản 1.1.1. Khái niệm nhập thế Khái niệm nhập thế là khái niệm khá phổ biến khi nói đến phật giáo nói riêng và các tôn giáo nói chung. Theo từ điển Tiếng Việt của Viện ngôn ngữ học xuất bản năm 2004, nhập thế là “dự vào cuộc đời, gánh vác việc đời, không đi ở ẩn theo quan niệm của nho giáo”. Quan điểm này tiếp cận khái niệm nhập thế từ quan điểm của Nho gia về “xuất”, “xử”. Các nhà Nho xưa luôn cho rằng người quân tử phải đem trí óc của mình giúp đời, phò vua để ổn định đất nước, chăm lo cho nhân dân. Trong từ điển Nho, Phật, đạo của Lao Tử, Thịnh Lê giải thích khái niệm nhập thế như sau: “Đạo gia cho rằng, tại gia mà tu đạo, đó có nghĩa là hòa nhập theo thế tục mà lập thân hành đạo, cho nên gọi là công phu nhập thế. Như Lão Tử thờ nhà Chu, Trương Lương phò nhà Hán, Lưu Cơ giúp nhà Minh hưng thịnh, đều gọi là công phu nhập thế, để đối lập với công phu xuất thế. Hơn nữa, nếu lại làm các việc đời để làm nên công đức sửa mình, giúp đời, độ thế hành đạo, vì thế gian mà làm mọi đạo đức tế vật, tích lũy công danh để chứng đạo quả thì đều là công phu nhập thế” [12, tr. 1001]. Khái niệm này mang chất của đạo giáo, tác giả nhìn nhận nhập thế như một quá trình trong chỉnh thể tương tác biện chứng giữa chứng đạo và độ thế hành đạo. Dưới góc độ Phật giáo, ngay từ khi ra đời, tuy chưa đưa ra định nghĩa cụ thể nhưng Đức Phật đã dẫn thuyết như sau: “Này các tỳ kheo, vì hạnh phúc và an lạc cho quần sinh, vì lợi ích cho chư thiên và loài người, hãy đi mỗi người một ngã, đừng đi hai người trên một đường, vì lòng thương tưởng cho đời hãy đem chánh pháp” [30, tr. 62]. Như vậy, là người xuất gia phải đem đức của mình để cứu khổ cứu nạn cho tất cả các chúng sinh. 7 Có thể thấy, trong các tôn giáo nói chung và Phật giáo nói riêng, trong quá trình hình thành và phát triển luôn phải đối đầu với nghịch lý thần thánh thế tục, xuất thế - nhập thế. Những nghịch lý này thường nổi lên thành nhu cầu cấp bách khi quan hệ tôn giáo với nhà nước, dân tộc có vấn đề làm ảnh hưởng đến sự sống còn của tôn giáo, dân tộc hoặc đôi khi là của cả hai. Mỗi lần như vậy, buộc tôn giáo với xã hội thế tục phải xích lại gần nhau hơn bằng nhiều hình thức, biện pháp khác nhau. Sự chủ động tiếp cận thực tế sống động và vận dụng tư tưởng từ phía tôn giáo để giải quyết các vấn đề của xã hội thế tục được gọi là nhập thế. Có một số quan điểm đồng nhất giữa khái niệm nhập thế và thế tục hóa. Tuy nhiên đây là hai khái niệm khác nhau. Thế tục hoá có nguồn gốc từ tiếng La tinh “seaculum” (the transfer of power to the secular). Khởi đầu từ này được dùng trong bối cảnh văn hoá Kitô giáo, để chỉ việc chuyển giao một số quyền lực chính trị, tôn giáo và lãnh địa vốn thuộc Giáo hội thần thánh cho xã hội thế tục; như việc tách nhà trường, tòa án ra khỏi nhà thờ... Dần dần, khái niệm thế tục hóa được dùng để mô tả sự tự chủ hóa của các hoạt động, các hình thức tư tưởng so với nền văn hóa truyền thống mà các giá trị Kitô giáo làm cơ sở. Đó cũng chính là “quá trình công năng của một bộ phận tôn giáo bị công năng xã hội có tính chất phi tôn giáo thay thế”. Theo Tác giả Đỗ Quang Hưng, “quá trình thế tục hóa liên quan đến sự giải phóng hữu hiệu mối quan hệ giữa con người với thế giới mà không bị các truyền thống tôn giáo kiềm chế. Kéo theo đó là việc thiết lập mối quan hệ về luật pháp trong đó nhà nước hoàn toàn trung lập về mặt tôn giáo đồng thời dẫn đến sự hình thành một xã hội dân sự mà ở đó công dân được hưởng các quyền về luật pháp cá nhân cũng như được giải phóng một cách tương đối trong việc thực hành đời sống tôn giáo so với các học thuyết, giáo luật của tôn giáo đã được giáo hội chế định” [10, tr. 62]. Có thể nói cách khác, đây là quá trình giải thiêng, giải thần thánh hóa của các tổ chức, thể chế xã hội và chúng tách dần và độc lập khỏi tôn giáo. 8 Khái niệm nhập thế được dùng với nghĩa chỉ sự tham gia ngày càng chủ động, tích cực thâm nhập vào cuộc sống thế tục của các tôn giáo, nhất là trong bối cảnh xã hội hiện nay khi nhu cầu về tôn giáo ngày càng đa dạng hóa. Các tôn giáo không chỉ đơn thuần đảm trách nhiệm về phần tâm linh mà đã thực sự đóng vai trò tinh thần, văn hóa quan trọng của xã hội trong nhiều phương diện của đời sống. Nói cách khác, nhập thế là sự mở rộng phạm vi tham gia hoạt động của tôn giáo ra ngoài phạm vi tôn giáo, ví dụ như: chính trị, kinh tế, ngoại giao, nghệ thuật, giáo dục. Bên cạnh đó, nhập thế còn là quá trình xử lý mối quan hệ tôn giáo – thế tục như tính hai mặt của tôn giáo. Một mặt, tôn giáo không tự nhiên sinh ra, mà đó là kết quả của nhu cầu tinh thần, tâm linh của xã hội thế tục. Tôn giáo là hình thái ý thức của xã hội, không có tôn giáo nào có thể tồn tại và phát triển ngoài các nhu cầu tâm linh của đời sống xã hội. Mặt khác, tôn giáo luôn thể hiện tính tâm linh siêu việt của nó đối với xã hội thế tục bằng sự thần thánh hóa, thiêng liêng hóa. Xong tính siêu việt ấy không thể tự nó chiêm ngưỡng mà phải gây sức hấp dẫn đối với xã hội thế tục. Khi tôn giáo với xã hội thế tục có mối quan hệ tốt, đồng thời khi tôn giáo có thể chia sẻ, bù đắp hoặc giải quyết nhiều vấn đề của xã hội thế tục thì sự lan tỏa và sức mạnh của tôn giáo đó càng được củng cố, phát huy. Ngoài ra, tinh thần nhập thế của các tôn giáo còn góp phần thúc đẩy sự phát triển của xã hội trên nhiều phương diện cả về kinh tế, chính trị và văn hóa, xã hội. Như vậy khái niệm nhập thế chỉ sự tham gia ngày càng chủ động, tích cực, thâm nhập vào cuộc sống thế tục của các tôn giáo. Đồng thời, đó là quá trình xử lý mối quan hệ giữa tôn giáo và xã hội thế tục. 1.1.2. Khái niệm Phật giáo nhập thế Phật giáo nhập thế được hiểu là “Đạo phật vào đời hay đạo phật nhập cuộc” [17, tr. 222]. Theo Thích Nguyên Đạt, cách lý giải này là lời cổ vũ cho Phật giáo nhập thế. Đồng thời, nó nói lên hai đặc điểm chính của nhập thế trong Phật giáo: 9 Nhập thế là bản chất của đạo Phật. Bởi ngay từ khi đạo Phật ra đời, đích Phật Thích Ca Mâu Ni tuy không nhắc đến khái niệm nhập thế, nhưng ngài luôn luôn dạy các đệ tử của mình phải “đi vì lợi của nhiều người, vì hạnh phúc của số đông, vì lòng lân mẫn đối với thế gian, vì lợi lạc, vì hạnh phúc của trời và người. Các thầy hãy đi, đừng đi hai người cùng một hướng,hãy đi mỗi người một ngả, hãy truyền bá Chánh Pháp” [27, tr. 1]. Như vậy, Đức Phật chỉ ra hướng đi của đạo Phật là cuộc đời và xã hội, phương thức hành động phong phú, linh hoạt, hoạt động đi vào đời và việc giác ngộ cần thực hiện đồng thời. Bàn về quan điểm này, Thiền sư Thích Nhất Hạnh tuyên bố “không bùn thì chẳng có hoa sen”, ngụ ý bùn là trần thế, hoa sen là đạo Phật. Không tham gia việc đời, cứu khổ cứu nạn thì không thể có đạo Phật được. Đặc điểm thứ hai khi nói đến Phật giáo nhập thế đó là: Nhập thế là hình thái Phật giáo của hiện đại và hậu hiện đại. Vào thế kỷ 20, thế kỷ mà thế giới có rất nhiều biến động. Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 2 vào đầu thế kỷ 20 và Cách mạng công nghiệp thứ 3 bắt đầu vào năm 1980 làm cho thế giới có nhiều chuyển biến. Chiến tranh thế giới lần thứ 2 nổ ra kèm theo là các bất ổn chính trị trên khắp toàn cầu khiến cho chúng sinh rơi vào cảnh khổ cực. Trước tình hình đó, trào lưu “đạo Phật nhập thế” được khởi xướng vào giữa thế kỷ này ở châu Á sau đó lan sang châu Âu, châu Mỹ bởi một số nhà hoạt động Phật giáo đương đại có danh vọng quốc tế trong đó có Thiền sư Thích Nhất Hạnh. Theo trào lưu này, những Phật tử nhập thể tích cực hiến dâng cuộc đời của mình phục vụ cho con người và xã hội ở khắp nơi. Từ đó, quan niệm cho rằng Phật giáo là tôn giáo tiêu cực tránh đời bị bác bỏ. Trào lưu này phát triển rất mạnh mẽ và ngày càng phát triển đến tận ngày nay. Chính vì vậy, Phật giáo nhập thế là một hình thái phù hợp của xã hội hiện đại và hậu hiện đại. Ở Việt Nam, thập niên 30 của thế kỷ 20 xuất hiện khái niệm liên quan đến khái niệm “Phật giáo nhập thế” là “Nhân gian Phật giáo”. Khái niệm này xuất hiện lần đầu trên tờ báo Đuốc Tuệ. Theo đó, “nhân gian phật giáo” được 10 định nghĩa là “đạo Phật đóng vai trò dẫn dắt tinh thần với mục đích đem lại những điều có lợi cho nhân gian” [22, tr. 349]. Khái niệm này có thể đồng nhất với khái niệm “Phật giáo nhập thế” bởi vì cả hai khái niệm đều hướng đến mục đích chung là đưa đạo phật vào trong xã hội thế tục để giúp người, giúp đời. Tuy nhiên, khái niệm “đạo Phật nhập thế” dễ gây ngộ nhận về bản chất của Phật giáo. Bởi vì “nhập thế” nghĩa là vào đời, hiểu là ở một nơi nào đó ngoài đời đi vào cuộc đời mà đạo Phật vốn ở trong đời và chưa hề ở ngoài cuộc đời. Hơn nữa, khi nhắc đến “đạo Phật nhập thế” đồng thời cũng hàm chỉ đến “đạo Phật xuất thế”. Để hiểu rõ hơn, chúng ta cần làm rõ khái niệm “xuất thế” theo quan niệm của Phật giáo. Nhiều người hiểu sai lệch về khái niệm “xuất thế”. Họ cho rằng “xuất thế” là tách xa cuộc đời, không màng đến đời sống thực tiễn xã hội. Sự hiểu sai lệch đó dẫn đến hệ quả hiểu sai về đạo Phật, cho rằng đây là tôn giáo tiêu cực, kéo lùi sự phát triển. Theo giáo lý Phật giáo, “xuất thế” mang ý nghĩa ra khỏi những muộn phiền, đẩy những dục vọng tham, sân, si ra ngoài cơ thể, tránh xa những ngôn ngữ và hành động mang đến khổ đau cho mình và toàn xã hội. Như vậy, không thể phủ nhận “xuất thế” theo ý nghĩa trên mang ý nghĩa tích cực. Khái niệm “xuất thế” tưởng như mâu thuẫn với khái niệm “nhập thế” nhưng chúng lại đồng nghĩa với nhau. Bởi lẽ muốn cho mình và tất cả mọi người ra khỏi tham, sân, si, những dục vọng của bản thân thì cần phải có con đường chính đạo, để tìm ra con đường chính đạo thì không đâu khác là tìm trong cuộc sống, xã hội và con đường chính đạo là giúp bản thân mình và giúp đời thoát khổ. Từ đây ta có thể kết luận, đạo Phật lấy trí tuệ hay giác ngộ làm đầu, cho nên ở mọi khía cạnh đều thể hiện là đạo nhập thế. Phật giáo nhập thế là quá trình tất yếu, phù hợp với xu thế vận động của thời đại, sự phát triển của Phật giáo. 1.1.3. Khái niệm lễ Hằng Thuận Lễ Hằng Thuận là một "thuật ngữ" khá thông dụng dùng để chỉ nghi thức tổ chức lễ cưới trang nghiêm ở chùa hoặc thiền viện. Ngoài ra, lễ Hằng 11 Thuận cũng có thể tổ chức tại nhà thờ tổ của dòng họ. “Hằng” là thường xuyên, là luôn luôn. Nghĩa là hai vợ chồng khi đã nên duyên thì trước thế nào, sau thế đấy, chỉ sự thủy chung son sắt, đó là một trong các yếu tố quan trọng để giữ gìn hạnh phúc gia đình. “Thuận” là hòa thuận, là đồng thuận hướng về những điều cao thượng, chân thiện trong đời sống. Hằng Thuận nghĩa là tùy thuận chúng sanh mà thực hiện hay Hằng Thuận nghĩa là thường sống với nhau hòa thuận (được hiểu là theo đạo vợ chồng), tương kính nhường nhịn lẫn nhau, cùng nhau vừa làm tròn trách nhiệm bổn phận của người vợ người chồng trong đời sống gia đình, đối với ông bà cha mẹ và con cái; vừa hướng đến con đường tu tập giác ngộ giải thoát, trên cơ sở giữ gìn ngũ giới, hành thập thiện và tu tập theo Bát Chính Đạo. Hai từ “Hằng Thuận” gợi cho ta nhớ đến 10 nguyện của đức Phổ Hiền trong nguyện "tùy thuận chúng sinh", nói lên tâm nguyện đem đạo vào đời. Đồng thời nó cũng làm ta liên tưởng đến đạo đức truyền thống của dân tộc: "Thuận vợ thuận chồng tát biển Đông cũng cạn". Lễ Hằng Thuận là nghi thức tương đối đặc biệt dành riêng cho lễ cưới được tổ chức trang nghiêm, trọng thể trong chùa. Nghi thức Hằng Thuận trong ngày cưới mang đậm dấu ấn đạo đức tâm linh và trí tuệ của đạo Phật, cùng với những định hướng, mục đích giúp cho gia đình hòa thuận, êm ấm, giữ vững nề nếp gia phong và những giá trị văn hóa tốt đẹp của người Việt. 1.2. Biểu hiện tinh thần nhập thế của Phật giáo Việt Nam 1.2.1. Biểu hiện tinh thần nhập thế của Phật giáo Việt Nam trong lịch sử • Biểu hiện tinh thần nhập thế của Phật giáo Việt Nam trong sự nghiệp dựng nước và giữ nước Thứ nhất, thời kỳ Bắc thuộc: Thời kỳ đầu khi Phật giáo truyền vào nước ta cũng là lúc phong kiến phương Bắc xâm lược và đặt ách đô hộ trên đất nước ta. Trong bối cảnh đó, Phật giáo đã trở thành điểm tựa vững chắc về tinh thần và tư tưởng của người dân nhằm chống lại sự đồng hóa của chính 12 quyền phương Bắc. Góp phần to lớn trong các phong trào đấu tranh giành độc lập dân tộc suốt 1000 năm. Tương truyền, ngôi chùa đầu tiên ở Việt Nam là chùa Thanh Vân Cổ Tự (nay là chùa Yên Phú, thuộc xã Liên Ninh, huyện Thanh Trì, Thành phố Hà Nội) do bà Phương Dung trụ trì. Nơi đây đã nuôi lớn hai vị tướng tài góp sức cho cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng là Trung Vũ, Đài Liệu. Hai ông được Phương Dung nuôi dưỡng, văn tài võ lược, có năm hạn hán, hai vị ra tay cầu mưa giúp dân, lại có năm lũ lụt, dân kêu cầu liền biến thành khúc đê ngăn lũ cho dân. Khi Tô Định sang cướp nước, Phương Dung và hai con nuôi tham gia phò Hai Bà Trưng đánh giặc. Năm Thiên Phúc đời Lê Đại Hành, bà Phương Dung được phong là Hoàng Thái Hậu Tuệ Tĩnh Phu Nhân, Trinh Thục Chí Đức Đoan Trang Cẩn Tiết Hoàng Thái Hậu. Trung Vũ, Đài Liệu được phong là Bản Cảnh Thành Hoàng Linh Phù Chi Thần, Hộ Quốc Khang Dân Phù Vận Dương Vũ Uy Dực Thánh Bảo Cảnh Hiển Hữu Trợ Thuân Linh Ứng Đại Vương. Sau khởi nghĩa Hai Bà Trưng thất bại, nước ta tiếp tục bị chính quyền phương Bắc đô hộ. Trong thời kỳ này, rất nhiều các cuộc khởi nghĩa của nhân dân ta nổ ra khiến cho chính quyền phương Bắc điêu đứng. Tuy nhiên các cuộc khởi nghĩa đều bị thất bại. Đến thế kỷ thứ VI, Lý Nam Đế cho xây dựng chùa Khai Quốc (nay là chùa Trấn Quốc, Hà Nội) ngay sau khi đánh thắng quân nhà Lương và thành lập nước Vạn Xuân. Việc dựng chùa và đặt tên là Khai Quốc thể hiện rõ ý thức văn hóa, chính trị sâu sắc. Nhà nước Vạn Xuân là nhà nước Phật giáo, Phật giáo là lực lượng nòng cốt góp phần xây dựng nhà nước Vạn Xuân. Nhận định về điều này, Lý Khôi Việt viết: “đây là một sự khẳng định minh bạch, một sự dứt khoát, một sự tuyên dương công trạng rõ ràng: Phật giáo đã có công trạng rất lớn trong việc khai sinh ra một nước độc lập (Khai Quốc), Phật giáo là chủ đạo văn hóa – chính trị của chính quyền mới, là quốc giáo của triều đại. Không những thế, đây còn là một bản tuyên ngôn hùng hồn, độc 13 lập chính trị cũng như độc lập văn hóa, đối với đế quốc phương Bắc” [13, tr. 18 – 19]. Sau Lý Nam Đế, một thủ lĩnh tự xưng là Lý Phật Tử đã dựng cờ khởi nghĩa chống lại nhà Tùy. Cuộc khởi nghĩa đã quy tụ được đông đảo Tăng Ni, Phật tử vào đấu tranh nhằm lấy lại nền độc lập tự chủ của đất nước. Cuộc khởi nghĩa thất bại, nhưng Lý Phật Tử được nhân dân rất mến phục. Sau khi chết, nhân dân lập đền thờ ở nhiều nơi. Thứ hai, thời phong kiến độc lập tự chủ: Sau chiến thắng trên sông Bạch Đằng của Ngô Quyền năm 938, nước ta hoàn toàn độc lập chấm dứt ách đô hộ gần 1000 năm của phong kiến phương Bắc, mở ra kỷ nguyên mới cho dân tộc, đó là kỷ nguyên độc lập tự chủ. Nhiệm vụ quan trọng nhất lúc này là xây dựng bộ máy chính quyền, tạo tiền đề cho sự phát triển sau này. Trong hoàn cảnh đó, Phật giáo vẫn tiếp tục phát triển và xâm nhập sâu vào các tầng lớp trong xã hội. Nổi bật nhất là sự xuất hiện của các bậc cao tăng tài đức vẹn toàn, sau này góp phần không nhỏ vào sự nghiệp dựng nước và giữ nước của các triều đại sau như Đại sư Khuông Việt, thiền sư Đỗ Pháp Thuận, thiền sư Vạn Hạnh, thiền sư Viên Thông. Đại sư Khuông Việt đã từng giúp triều Đinh và triều Tiền Lê trong việc phục hưng đất nước sau 1000 năm Bắc thuộc. Khi quân Tống kéo sang xâm lược nước ta, vua Lê Đại Hành sai Đại sư cầu đảo cho quân sĩ ở chùa Vệ Linh (nay thuộc Hà Nội). Nhờ đó, tinh thần chiến đấu bảo vệ Tổ Quốc càng được giữ vững và tăng cường trong lòng quân sĩ. Trên mặt trận ngoại giao, Đại sư đã viết bài “Ngọc lang quy” tiễn sứ thần nhà Tống về nước. Sau này, Lê Quý Đôn đã hết sức ca ngợi bài Ngọc lang quy của Đại sư như sau: “Nước ta từ khi gây dựng, văn minh không kém gì Trung Quốc. Bài Từ vua Tiền Lê tiễn Lý Giác nhà Tống lời lẽ nõn nà, có thể vốc được” [5, tr.24]. Cùng với Đại sư Khuông Việt, Thiền sư Đỗ Pháp Thuận cũng được vua Lê Đại Hành mời tham gia vào bộ máy chính quyền triều đình. Ông từng được vua tham vấn về vận nước, điều đó cho thấy vua Lê Hoàn rất đề cao 14
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan