Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Tự do hoá di chuyển lao động có chuyên môn trong cộng đồng kinh tế asean và ...

Tài liệu Tự do hoá di chuyển lao động có chuyên môn trong cộng đồng kinh tế asean và những vấn đề đặt ra cho việt nam tt

.PDF
27
203
76

Mô tả:

VIỆN HẦN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI LÊ MINH HẠNH TỰ DO HÓA DI CHUYỂN LAO ĐỘNG CÓ CHUYÊN MÔN TRONG CỘNG ĐỒNG KINH TẾ ASEAN VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA CHO VIỆT NAM Ngành: Kinh tế quốc tế Mã số: 9 31 01 06 TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ HÀ NỘI - 2019 Công trình được hoàn thành tại: Học viện Khoa học xã hội Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Hoàng Thị Thanh Nhàn PGS.TS. Nguyễn Duy Lợi Phản biện 1: PGS.TS. Ngô Xuân Bình Phản biện 2: PGS.TS. Trịnh Thị Hoa Mai Phản biện 3: PGS.TS. Trần Công Sách Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận án cấp Học viện, tại Học viện Khoa học xã hội, 477 Nguyễn Trãi, Thanh Xuân, Hà Nội. Vào hồi… giờ…… phút, ngày… tháng…… năm……… Có thể tìm hiểu luận án tại thư viện: - Thư viện Quốc Gia - Thư viện Học Viện MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Di chuyển lao động là “một xu hướng đã và đang diễn ra giữa các nền kinh tế các quốc gia trên thế giới. Việc này đem lại những lợi ích to lớn cho cả nước xuất khẩu và nước nhập khẩu lao động”. Tại ASEAN, dòng di chuyển lao động nội khối đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển kinh tế - xã hội của nhiều quốc gia thành viên. Ngày 31/12/2015, Cộng đồng ASEAN chính thức thành lập, các quốc gia thành viên thực hiện chính sách tự do di chuyển lao động có chuyên môn (skilled labour) thông qua các thỏa thuận về công nhận tay nghề tương đương và di chuyển thể nhân; tạo cơ hội cho người lao động có chuyên môn ở quốc gia này dịch chuyển sang quốc gia khác trong ASEAN, đáp ứng sự thiếu hụt nhân lực, cải thiện thu nhập và tích lũy kinh nghiệm cho bản thân. Lao động di cư của các nước ASEAN (ước tính khoảng 13-15 triệu người) chiếm 9% tổng số lao động di cư toàn cầu; trong đó di chuyển lao động nội khối chiếm 40% (khoảng 5,9 triệu người), với những luồng lao động khác nhau về tri thức, trình độ và nghề nghiệp. Thực tế này mở ra cơ hội cho sự phát triển kinh tế - xã hội của các quốc gia ASEAN, nhưng cũng đặt các quốc gia này trước những thách thức về phát triển văn hóa, giữ gìn an ninh trật tự và đặc biệt là những tác động đến thị trường lao động; chưa kể đến sự phát triển không đồng đều giữa các quốc gia ASEAN, trình độ lực lượng lao động có khoảng cách lớn, chênh lệch về năng suất và cơ cấu lao động, sự biến động dân số, sự phát triển khoa học công nghệ và tự do hoá thương mại, v.v.. bên cạnh đó, di chuyển lao động có kỹ năng chiếm tỷ lệ rất thấp so với các loại hình di chuyển lao động nội khối ASEAN, điều này đặt ra những thách thức lớn cho các quốc gia ASEAN trong thực hiện tốt các cam kết tự do hoá di chuyển lao động có chuyên môn trong Cộng đồng kinh tế ASEAN. iệt Nam là quốc gia có hơn triệu d n ( với số người trong tuổi lao động khá cao. Năm , lực lượng lao động từ 15 tuổi trở lên đạt 54,8 triệu người; trong đó lao động từ 15 tuổi trở lên đang làm việc trong các ngành kinh tế đạt 53,7 triệu người (đạt gần gần , đ y là quốc gia có nhiều tiềm năng về lao động để có thể đáp ứng nhu cầu thiếu hụt lao động của một số quốc gia ASEAN như: Singapore, Malaysia và Thái Lan, đặc iệt khi các quốc gia này thực hiện đầy đủ các cam kết tự do di chuyển lao động có chuyên môn. Tuy nhiên, tận dụng cơ hội từ việc thực hiện chính sách tự do di chuyển lao động có chuyên môn trong Cộng đồng kinh tế ASEAN không hề dễ dàng vì các quốc gia sẽ có phản ứng khác nhau để bảo vệ quyền lợi chính đáng của mình. Điều này tạo ra rào cản trong thực hiện đầy đủ các cam kết tự do hoá di chuyển lao động có chuyên môn trong nội khối, Việt Nam không thể tránh khỏi các tác động này. Trong khi đó, dù lực lượng lao động ở Việt Nam tương đối dồi dào nhưng lao động có kỹ năng tay nghề rất hạn chế. Theo Tổng cục Thống kê Việt Nam, năm chỉ có , lao động từ 15 tuổi trở lên được đào tạo có bằng 1 cấp, chứng chỉ; lao động đã qua đào tạo khu vực thành thị đạt 37,9%, khu vực nông thôn đạt 13,7%; chất lượng lao động còn nhiều bất cập so với yêu cầu phát triển và hội nhập, ít lao động Việt Nam đủ khả năng làm chủ công nghệ mới. Tính theo sức mua tương đương năm , năng suất lao động của Việt Nam năm đạt 9.894 USD, chỉ bằng 7% Singapore; 17,6% Malaysia; 36,5% Thái Lan; 42,3% Indonesia; 5 , Philippines và , năng suất lao động của Lào. Các chuyên gia của ILO và ADB cũng cho rằng, lao động Việt Nam thiếu chuyên môn, kỹ năng được trang bị không phù hợp với đòi hỏi của thị trường và nhiều lao động phải đào tạo lại, v.v.. Bên cạnh đó, hiểu biết của lao động Việt Nam về văn hóa doanh nghiệp và pháp luật của nước bạn còn hạn chế, tinh thần làm việc theo nhóm và tác phong công nghiệp chưa tốt, người lao động thiếu cả kỹ năng kỹ thuật và kỹ năng mềm. Việc không biết sử dụng tiếng Anh và thiếu kỹ năng sử dụng máy vi tính cũng khiến cho doanh nghiệp khó tìm được người lao động phù hợp với yêu cầu công việc. iệc thực hiện đầy đủ các cam kết tự do hoá di chuyển lao động có chuyên môn tạo cơ hội cho doanh nghiệp tuyển dụng lao động từ các nước trong khối ASEAN, điều này tác động không nhỏ đến thị trường lao động của iệt Nam. Đưa chuyên gia, người lao động nước ngoài vào làm việc tại iệt Nam một mặt giúp chuyển giao công nghệ, tạo cơ hội giao lưu học hỏi kinh nghiệm làm việc, đặc iệt là kinh nghiệm quản l ; nhưng cũng khiến người lao động Việt Nam phải cạnh tranh gay gắt trong tìm kiếm cơ hội việc làm ngay tại đất nước mình. ràng việc thực hiện chính sách tự do di chuyển lao động có chuyên môn trong Cộng đồng kinh tế ASEAN đem lại cả cơ hội và thách thức cho thị trường lao động iệt Nam. Vì vậy, để iết r những cơ hội và thách thức nhằm phát huy tốt nhất lợi thế của lực lượng lao động iệt Nam, cần có những nghiên cứu s u hơn. uất phát từ l do đó, việc nghiên cứu đề tài “Tự ế ASEAN và những vấ ề ặt ra cho Việ N ” là cần thiết cả về mặt lý luận và thực tiễn đối với nước ta hiện nay. Công trình nghiên cứu sẽ giúp Nhà nước Việt Nam tiếp tục hoàn thiện cơ chế, chính sách nhằm thực hiện tốt các cam kết về tự do hoá di chuyển lao động có chuyên môn trong Cộng đồng kinh tế ASEAN. 2. Mục tiêu, nhiệm vụ nghiên cứu 2.1. Mục tiêu nghiên cứu Mục tiêu nghiên cứu của luận án là đánh giá thực trạng tự do hoá di chuyển lao động có chuyên môn trong khu vực ASEAN, từ đó luận án đề xuất các giải pháp, kiến nghị để Việt Nam thực hiện tốt tự do hóa di chuyển lao động có chuyên môn trong Cộng đồng kinh tế ASEAN. 2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Để thực hiện được mục tiêu nghiên cứu, đề tài tập trung vào giải quyết các nội dung sau: Tổng quan các công trình nghiên cứu liên quan đến nội dung đề tài luận án, từ đó chỉ ra những khoảng trống cần tiếp tục nghiên cứu, làm rõ 2 trong luận án; Khái quát, làm r cơ sở lý luận và thực tiễn về lao động có chuyên môn; tự do di chuyển lao động có chuyên môn; khái quát hoá quá trình hình thành và phát triển AEC cũng như các cam kết về di chuyển lao động có chuyên môn trong AEC; Đánh giá thực trạng tự do hoá di chuyển lao động có chuyên môn trong ASEAN; hái quát các cam kết về tự do hoá di chuyển lao động có chuyên môn mà iệt Nam tham gia; cũng như đánh giá cơ hội và thách thưc cho việc thực hiện các cam kết này; Đề tài đề xuất các giải pháp để Việt Nam thực hiện tốt cam kết tự do hoá di chuyển lao động có chuyên môn trong Cộng đồng kinh tế ASEAN. 3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu 3.1. Đố ượng nghiên cứu Luận án tập trung nghiên cứu vấn đề tự do hóa di chuyển lao động có chuyên môn trong Cộng đồng kinh tế ASEAN, trong luận án sẽ nghiên cứu việc thực hiện cam kết tự do hoá di chuyển lao động có chuyên môn trong AEC của các quốc gia ASEAN. 3.2. Phạm vi nghiên cứu Về nội dung: Luận án tập trung nghiên cứu về việc thực hiện chính sách tự do hoá di chuyển lao động có chuyên môn trong AEC và những cơ hội, thách thức đối với Việt Nam trong việc thực hiện các cam kết này. Về không gian: Luận án chỉ tập trung nghiên cứu việc thực hiện chính sách tự do di chuyển lao động có chuyên môn trong AEC của các quốc gia ASEAN. Về thời gian: Tập trung vào quá trình thực hiện các cam kết về tự do di chuyển lao động, đặc biệt từ năm đến nay. 4. Phương pháp nghiên cứu và phương pháp nghiên cứu của luận án 4.1. Phương pháp luận Luận án được tiến hành dựa trên cơ sở vận dụng nguyên lý của phép duy vật biện chứng, chủ nghĩa duy vật lịch sử. Tác giả xem xét vấn đề nghiên cứu trong bối cảnh lịch sử cụ thể với các đặc trưng về kinh tế - xã hội. Trên cơ sở phương pháp luận chung này, luận án được thực hiện với các cách tiếp cận sau: cách tiếp cận tổng thể, toàn diện; cách tiếp cận thực tiễn; cách tiếp cận hệ thống; cách tiếp cận động, liên ngành và dựa trên những nguyên l cơ ản của quản trị nguồn nhân lực.. 4.2. Phương pháp nghiên cứu cụ thể Đề tài sử dụng một số phương pháp nghiên cứu sau, như: phương pháp phân tích và tổng hợp; phương pháp khái quát hoá và cụ thể hoá; phương pháp thống kê - so sánh; phương pháp thu thập số liệu. 5. Đóng góp mới về khoa học của luận án So với các công trình nhiên cứu trước đ y, luận án có những đóng góp mới sau: Thứ nhất, Luận án nêu và phân tích về các quy định, các cam kết về tự do hóa di chuyển lao động có chuyên môn trong Cộng đồng kinh tế ASEAN, cũng 3 như thực trạng các dòng di chuyển lao động tự do có chuyên môn trong nội khối ASEAN. Thứ hai, Luận án ph n tích, đánh giá việc thực hiện các cam kết về tự do hoá di chuyển lao động có chuyên môn của Việt Nam, từ đó chỉ ra các tác động tiềm ẩn và hiện hữu của việc thực hiện cam kết này đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam, mà trọng t m là tác động đến thị trường lao động của Việt Nam. Thứ ba, Luận án đề xuất các giải pháp cho Việt Nam để có thể thực hiện tốt hơn các cam kết đã k , đồng thời tận dụng tối đa cơ hội từ việc thực hiện cam kết này cho mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội đảm bảo an ninh quốc phòng. 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án 6.1. Ý ĩ ý ận Những kết quả đạt được của luận án sẽ góp phần vào việc làm sâu sắc hơn lý luận về thị trường lao động có chuyên môn; về tự do hoá di chuyển lao động có chuyên môn; về Cộng đồng kinh tế ASEAN và thực hiện các cam kết trong AEC. 6.2. Ý ĩ ực tiễn Những kết quả đạt được của đề tài sẽ đóng góp vào tổng kết, đánh giá thực tiễn thực hiện các cam kết về tự do hoá di chuyển lao động trong AEC; đồng thời, góp phần hoàn thiện cơ chế, chính sách phát triển nguồn nhân lực, phát triển thị trường lao động có chuyên môn ở Việt Nam phục vụ cho yêu cầu phát triển đất nước nhanh, bền vững, hội nhập khu vực và thực hiện tốt các cam kết trong AEC. Ngoài ra, đề tài còn là tài liệu cần thiết cho việc nghiên cứu và giảng dạy những vấn đề liên quan đến lao động, thị trường lao động có chuyên môn, cộng đồng kinh tế ASEAN và vấn đề di chuyển lao động trong hội nhập khu vực và quốc tế. 7. Cơ cấu của luận án Ngoài Lời mở đầu, Kết luận, Danh mục các chữ viết tắt, Danh mục các bảng biểu, Danh mục tài liệu tham khảo, Luận án gồm bốn chương: Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu về tự do hóa di chuyển lao động có chuyên môn trong Cộng đồng kinh tế ASEAN Chương 2: Cơ sở lý luận và thực tiễn về tự do hóa di chuyển lao động có chuyên môn trong một cộng đồng kinh tế khu vực Chương 3: Thực trạng tự do hóa di chuyển lao động có chuyên môn trong Cộng đồng kinh tế ASEAN Chương 4: Những vấn đề đặt ra và hàm ý chính sách cho Việt Nam thực hiện tốt tự do hóa di chuyển lao động có chuyên môn trong Cộng đồng kinh tế ASEAN 4 Chương 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VỀ TỰ DO HÓA DI CHUYỂN LAO ĐỘNG CÓ CHUYÊN MÔN TRONG CỘNG ĐỒNG KINH TẾ ASEAN 1.1. Tổng quan các công trình nghiên cứu về tự do di chuyển lao động có chuyên môn trong cộng đồng kinh tế ASEAN Luận án đã tổng quan các công trình nghiên cứu về lao động, thị trường lao động; các công trình nghiên cứu về di chuyển lao động; các công trình nghiên cứu về ASEAN, Cộng đồng kinh tế ASEAN; các công trình nghiên cứu về tự do hóa di chuyển lao động có chuyên môn trong Cộng đồng kinh tế ASEAN. 1.2. Một số nhận xét, đánh giá và những khoảng trống cần tiếp tục nghiên cứu 1.2.1. M t số nhậ xé , Nhìn chung, các công trình trong và ngoài nước đã khẳng định việc di chuyển lao động giữa các nước trong khu vực hoặc trên phạm vi thế giới là xu hướng khách quan của quá trình toàn cầu hoá và hội nhập quốc tế. Đặc biệt trong bối cảnh của sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế, xu hướng biến đổi nhân khẩu đang diễn ra theo nhiều hướng khác nhau, tác động lớn đến sự thay đổi cung và cầu lao động trên quy mô toàn cầu. Các nghiên cứu về nhu cầu thị trường lao động trên thế giới và trình độ lao động hiện tại của các quốc gia cho chúng ta thấy hiện đang tồn tại nhu cầu về lao động chuyên môn cao và nhu cầu đối với lực lượng lao động này sẽ ngày một gia tăng. Để tận dụng lợi thế cạnh tranh các quốc gia, các công ty đang chạy đua trong lĩnh vực thu hút nhân tài bằng nhiều biện pháp như n ng lương, quan t m đến đời sống xã hội cho người lao động. Các quốc gia đã thay đổi thiết chế bằng cách nới lỏng các điều luật về di trú, cấp visa, thị thực… Các điều khoản về dịch chuyển lao động trong các Hiệp định thương mại khu vực, các hiệp định song phương giữa các quốc gia đã được thành lập tạo điều kiện cho di chuyển lao động. Tuy nhiên, việc ký kết và thực thi các quy định về di chyển lao động trong Hiệp định thương mại giữa các thể chế kinh tế, giữa các quốc gia đã tác động như thế nào đến sự phát triển kinh tế - xã hội của các quốc gia, liệu các cam kết có đem lại cơ hội cải thiện cuộc sống, bảo vệ quyền lợi chính đáng của người lao động, tạo ra sự liên kết chặt chẽ hơn giữa các quốc gia tham gia vào các thế chế đó thì cho đến nay đ y vẫn là một khoảng trống cần phải tiếp tục nghiên cứu. ASEAN là một trong những khu vực có tỷ lệ người lao động di trú cao nhất trên thế giới, bao gồm cả những nước xuất khẩu và những nước nhập khẩu lao động. Trong những năm gần đ y chính phủ các nước ASEAN đã có những nỗ lực to lớn trong việc xây dựng một cơ chế tạo thuận lợi cho việc di chuyển lao động, nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế xã hội của các quốc gia thành viên; đồng thời hoàn thiện hệ thống pháp luật của mỗi quốc gia, xây dựng một khuôn khổ pháp lý chung trong khu vực cho việc bảo vệ và thúc đẩy quyền 5 của người lao động di trú. Việc thực hiện tự do di chuyển lao động có chuyên môn đựơc coi là một trong các sáng kiến nhằm xây dựng một thị trường và cơ sở sản xuất thống nhất trong ASEAN. Tuy nhiên, việc làm này có giúp ASEAN tạo dựng một khu vực phát triển ổn định, thịnh vượng, có tính cạnh tranh cao như Tuyên bố hòa hợp ASEAN II nêu ra hay không, và việc tạo thuận lợi cho sự di chuyển lao động có chuyên môn sẽ giúp các quốc gia phát triển kinh tế ình đẳng, giảm nghèo đói, giảm sự chênh lệch trong phát triển kinh tế xã hội giữa các quốc gia thành viên, đ y có phải là biện pháp đúng đắn và hữu hiệu để tạo công ăn việc làm, xóa đói giảm nghèo, thu hẹp khoảng cách phát triển giữa các quốc gia thành viên… tất cả đều là những câu hỏi lớn cần phải tiếp tục nghiên cứu vì cho đến nay vẫn chưa có công trình nghiên cứu nào có thể giải thích một cách thỏa đáng những vấn đề nêu trên. Các công trình nghiên cứu đã chỉ ra rằng: những quy định về sự dịch chuyển tự do lao động có chuyên môn trong khuôn khổ AEC phần nào vẫn chịu chi phối bởi những yêu cầu trong Hiệp định khung về các ngành dịch vụ ASEAN 1995, bao gồm những điều khoản về di chuyển thể nhân và những quy định này không đi quá xa so với cam kết về di chuyển thể nh n theo phương thức 4 của GATS. Do vậy, vấn đề đặt ra là cần tìm hiểu xem cách tiếp cận hiện nay của ASEAN về di chuyển lao động có chuyên môn có trái ngược với xu hướng thực tế của các dòng di chuyển lao động nội khối đã, đang và sẽ tiếp tục diễn ra hay không; các quốc gia thành viên trong ASEAN có nên cân nhắc việc công nhận thêm ngành nghề khác trong khuôn khổ đa phương để tạo thêm kênh di chuyển lao động hiệu quả hơn. Các công trình nghiên cứu trong và ngoài nước cũng đã chỉ ra rằng việc thực hiện cam kết về di chuyển lao động có chuyên môn trong ASEAN hiện nay vẫn vấp phải phải nhiều khó khăn liên quan đến sự khác nhau trong hệ thống giáo dục, kiểm tra sát hạch để được cấp chứng chỉ nghề nghiệp; sự khó khăn do những quy định về bảo vệ quyền lao động địa phương; sự khác biệt về ngôn ngữ, văn hóa; sự chấp nhận của xã hội tạo nên những rào cản đối với dịch chuyển lao động, vượt quá bất kỳ điều khoản nào mà luật định có thể đặt ra. Do vậy, các nghiên cứu cần tiếp tục chỉ ra những kẽ hở đối với việc thực hiện các cam kết về tự do di chuyển lao động, và cần cải tiến các quy định như thế nào để các doanh nhân, những người có chuyên môn, những người có tài năng có thể di chuyển thuận lợi; thu hẹp khoảng cách phát triển trong ASEAN thông qua hợp tác và giúp đỡ lẫn nhau. Việc chỉ ra những cam kết và vướng mắc khi thực hiện các cam kết là chưa đủ, cần phải chỉ ra cho những nhà hoạch định chính sách biết họ cần thay đổi gì để phát huy tối đa hiệu quả của các cam kết và chính sách đã đề ra. 1.2.2. Những khoảng trống cần tiếp tục nghiên cứu Trong bối cảnh AEC đã được thành lập và đi vào hoạt động, nhiều vấn đề lý luận và thực tiễn còn bỏ ngỏ, chưa có công trình nào nghiên cứu một cách thấu đáo các vấn đề như: (1)Trong quá trình thực hiện các cam kết về tự do di 6 chuyển lao động có chuyên môn trong nội khối AEC, các quốc gia ASEAN đã thực hiện các cam kết này như thế nào, đ u là những thuận lợi và những rào cản đối với các quốc gia. (2)Tự do hoá di chuyển lao động có chuyên môn trong AEC sẽ tác động thế nào đến sự phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam, đặc biệt là sự tác động đến thị trường lao động, đến pháp luật hiện tại về lao động cũng như các vấn đề bảo vệ an ninh quốc gia. (3)Việt Nam có thể tận dụng cơ hội mà AEC đem lại để tạo thêm việc làm, xóa đói giảm nghèo, nâng cao thu nhập và chất lượng sống cho đại đa số người dân Việt Nam hay không; Việt Nam đã thực hiện các cam kết về tự do di chuyển lao động đến đ u và cần tiếp tục làm gì để thực hiện tốt hơn những cam kết đã k . (4)Việt Nam cần phải làm gì để tận dụng tốt cơ hội từ việc thực hiện tự do di chuyển lao động có chuyên môn đem lại, cũng như cần làm gì để hạn chế đến mức thấp nhất rủi ro mất nguồn lao động chất lượng cao, mất cơ hội việc làm có thu nhập cao của người lao động tại chính thị trường lao động nước mình. Chính vì thế, việc nghiên cứu đề tài “Tự do hoá di chuyển lao động có chuyên môn trong Cộng đồng kinh tế ASEAN và những vấn đề đặt ra cho Việt Nam” sẽ góp phần làm rõ những vấn đề trên. 1.3. Câu hỏi nghiên cứu và giả thuyết nghiên cứu 1.3.1. Câu hỏi nghiên cứu Luận án tập trung vào trả lời cho ba câu hỏi nghiên cứu chính đó là: Câu hỏi 1: Chính sách tự do di chuyển lao động có chuyên môn đang diễn ra như thế nào ở các quốc gia thành viên ASEAN? Quá trình này đang diễn ra theo những xu hướng nào, những nhân tố tác động đến quá trình tự do di chuyển lao động có chuyên môn trong AEC? C u hỏi : Chính sách tự do di chuyển lao động có chuyên môn của iệt Nam như thế nào? Câu hỏi 3: Việt Nam cần làm gì để thực hiện tốt cam kết tự do hoá di chuyển lao động có chuyên môn trong AEC, cũng như tận dụng tốt cơ hội này cho mục tiêu kinh tế, chính trị, xã hội của mình? 1.3.2. Giả thuyết nghiên cứu Giả thuyết 1: Những quy định về tự do di chuyển lao động có chuyên môn trong khuôn khổ AEC gần giống với các cam kết về di chuyển thể nhân theo phương thức 4 của GATS và còn hạn chế hơn rất nhiều về mức độ tự do di chuyển lao động so với các quy định về tự do di chuyển lao động trong Liên minh Châu Âu (EU). Giả thuyết 2: Việc thực hiện chính sách tự do di chuyển lao động có chuyên môn đang diễn ra ở các quốc gia thành viên ASEAN còn chậm chạp, vì thế dịch chuyển lao động có chuyên môn giữa các quốc gia thành viên ASEAN diễn ra với quy mô nhỏ, tốc độ gia tăng tương đối thấp. Việc triển khai chính sách tự do di chuyển lao động có chuyên môn trong AEC hiện nay còn gặp nhiều khó khăn liên quan đến các vấn đề nhập cư, hay những đối xử mang tính phân biệt đối với các cá nhân cung cấp dịch vụ nước ngoài, đặc biệt khó khăn 7 do sự khác biệt trong hệ thống giáo dục giữa các quốc gia và thực hiện thỏa thuận thừa nhận lẫn nhau còn nhiều vướng mắc. Giả thuyết 3: iệt Nam đã và đang thực hiện chính sách tự do di chuyển lao động có chuyên môn trong AEC, tuy nhiên việc thực hiện chính sách này còn gặp nhiều khó khăn, vướng mắc. Chương 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ TỰ DO HÓA DI CHUYỂN LAO ĐỘNG CÓ CHUYÊN MÔN TRONG MỘT CỘNG ĐỒNG KINH TẾ KHU VỰC 2.1. Lý luận về tự do hoá di chuyển lao động có chuyên môn 2.1.1. M t số khái niệm liên quan 2.1.1.1. Lao động và lao động có chuyên môn Lao động có thể được nghiên cứu và tiếp cận dưới nhiều góc độ khác nhau. Trong khuôn khổ nghiên cứu của luận án này, tác giả sử dụng khái niệm lao động với nghĩa: đó là những người lao động, người tạo ra và cung cấp các dịch vụ lao động. Lao động có chuyên môn là lao động có các kỹ năng nhận thức, kỹ năng xã hội và hành vi, kỹ năng kỹ thuật phù hợp với các ngành nghề cụ thể. 2.1.1.2. Di chuyển lao động Khái niệm di chuyển lao động Trong khuôn khổ luận án này, tác giả hiểu di chuyển lao động là sự di chuyển người từ quốc gia này sang quốc gia khác để làm việc. Ph n lo i các h nh hức i chu ển lao động Có nhiều cách để phân loại di chuyển lao động, chúng ta có thể phân loại di chuyển lao động theo những tiêu chí sau: căn cứ theo thời gian; căn cứ vào điều kiện dịch chuyển; căn cứ vào trình độ, kỹ năng của người lao động; căn cứ vào phương thức di chuyển. 2.1.1.3. Tự do hóa di chuyển lao động có chuyên môn Di cư lao động có chuyên môn thường được thống kê thông qua tỷ lệ lao động có trình độ học vấn từ đại học hoặc cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp xuất cư hay nhập cư vào thị trường nào đó. Theo một cách hiểu khác, cụ thể hơn thì người di cư lao động có chuyên môn là người có được chuyên môn cần thiết để làm một nghề, kể cả qua giáo dục đại học hay cao đẳng hoặc qua kinh nghiệm nghề nghiệp. Các nhà nghiên cứu, các nhà quản l cũng có thể xác định lao động di cư có chuyên môn dựa vào nghề nghiệp của lao động di cư. Nhiều quốc gia cho phép người lao động có chuyên môn đảm bảo tiêu chuẩn nhất định được tự do thay đổi không gian, địa điểm làm việc giữa các quốc gia với nhau. Để thực hiện được yêu cầu này, các quốc gia ký kết những thỏa thuận, cam kết công nhận trình độ tay nghề của người lao động giữa các quốc gia, trong đó chủ yếu quy định nhóm ngành, tiêu chuẩn về trình độ đào tạo. Từ những phân tích trên, trong khuôn khổ luận án này tự do hóa di chuyển lao động có chu ên môn được hiểu là ho động của các quốc gia trong việc ký 8 kết, gia nhập và thực hiện các thoả thuận về việc tự do di chuyển lao động có chuyên môn giữa các quốc gia với nhau. 2.1.2. Các yếu tố tác động đến tự do hoá di chuyển lao động có chuyên môn 2.1.2.1. Các yếu tố kinh tế 2.1.2.2. Các yếu tố văn hoá, chính rị, xã hội 2.1.3. Khung phân tích của luận án Quá trình chuyển đổi KT-XH của các quốc gia thành viên ASEAN u hướng thay đổi nhân khẩu của các quốc gia thành viên ASEAN Chính sách lao động của các quốc gia thành viên ASEAN Tham gia các hiệp định thương mại song phương và đa phương trên thế giới của các quốc gia thành viên ASEAN Tự do di chuyển lao động có chuyên môn trong AEC - Các cam kết về di chuyển lao động có chuyên môn trong AEC - Các xu hướng của dòng dịch chuyển lao động có chuyên môn trong AEC Việt Nam - Các cam kết tự do di chuyển lao động có chuyên môn trong AEC mà Việt Nam tham gia - Cơ hội và thách thức đối với Việt Nam trong quá trình thực hiện các cam kết tự do di chuyển lao động có chuyên môn trong AEC Nguồn: Tác giả luận án xây dựng 9 2.2. Tự do hoá di chuyển lao động có chuyên môn trên thế giới 2.2.1. Nhu cầu về lao động có chuyên môn trên thị trường lao động quốc tế Ở các quốc gia Đông Nam Á, nhu cầu với lao động có trình độ, kỹ năng tay nghề ở mức trung bình và cao sẽ tăng nhanh. Nhu cầu đối với lực lượng lao động này sẽ phân bố ở nhiều ngành nghề khác nhau. Ở các quốc gia Ch u Âu như Cộng hòa Séc, Pháp, Italia… Nhu cầu với lao động có trình độ, kỹ năng tay nghề ngày càng gia tăng. 2.2.2. í s ối vớ ng có chuyên môn ở m t số quốc gia Thứ nhất, Chính sách thu hút lao động có chuyên môn. Vai trò quan trọng của chất lượng nguồn lao động với sự phát triển và sự khan hiếm lao động có chuyên môn tay nghề cao đang tạo ra một cuộc cạnh tranh toàn cầu, tìm kiếm các tài năng vì lợi thế so sánh. Điều này dẫn tới “sự nới lỏng các điều luật về di trú cùng với việc tạo ra các gói ưu đãi cho người lao động bởi những người chủ lao động và các chính phủ”. Thứ hai, Chính sách phát triển, đào tạo n ng cao trình độ cho người nhập cư tại các nước tiếp nhận lao động. Để thu hút và sử dụng hiệu quả nguồn lao động nhập cư, đặc biệt để n ng cao trình độ tay nghề cho lao động nhập cư nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng gia tăng về lao động có chuyên môn, rất nhiều chương trình phát triển kỹ năng đã được đưa vào thực hiện bởi các chính phủ và các công ty ở nước tiếp nhận lao động. Thứ ba, Chiến lược của các quốc gia nhằm phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao cho xuất khẩu. Để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao về lao động có kỹ năng và n ng cao khả năng cạnh tranh của lao động nước mình, nhiều quốc gia trên thế giới có chiến lược và hành động cụ thể nhằm đào tạo nguồn lao động cho xuất khẩu. 2.2.3. X ướng di chuy ng có chuyên môn trên thế giới Thứ nhất, Di chuyển của lao động có chuyên môn cao từ các nước có trình độ phát triển thấp sang các nước có trình độ phát triển cao hơn, đặc biệt là từ các nước đang phát triển sang các nước công nghiệp phát triển. Thứ hai, Di chuyển lao động có chuyên môn diễn ra giữa các quốc gia phát triển. Thứ ba, Di chuyển lao động chuyên môn cao từ các quốc gia phát triển sang các quốc gia đang phát triển hay từ các quốc gia có trình độ phát triển cao hơn sang quốc gia có trình độ phát triển thấp hơn. Cùng với quá trình toàn cầu hóa, dòng chảy di chuyển lao động có chuyên môn đang ngày càng gia tăng cả về quy mô, tốc độ và đa dạng về xu hướng. Nếu như trước đ y dòng chảy này chỉ tập trung chủ yếu vào việc di chuyển của các nhà nghiên cứu, học sinh, sinh viên ở các nước đang phát triển đi học tập, nghiên cứu đã ở lại sinh sống, làm việc tại các quốc gia phát triển thì nay dòng di cư này cũng mở rộng ra dưới nhiều hình thức khác nhau như: di cư của các nhà đầu tư, các chuyên gia công nghệ, kỹ thuật, các nhà quản lý từ các quốc gia 10 phát triển sang các quốc gia phát triển khác hay di chuyển sang các quốc gia đang phát triển. 2.2.4. q ịnh, cam kết quốc tế về di chuy ng 2.2.4.1. Những điều khoản về di chuyển lao động trong các hiệp định của Tổ chức Thương m i thế giới (WTO) Trong các hiệp định của WTO không có hiệp định nào quy định về sự di chuyển lao động. Tuy nhiên, trong khuôn khổ Hiệp định chung về Thương mại Dịch vụ (GATS có đề cập đến việc di chuyển tạm thời của các cá nh n cung cấp dịch vụ. Các cuộc đàm phán về phương thức cung cấp dịch vụ thứ tư (thường gọi là phương thức lần đầu tiên diễn ra tại vòng đàm phán Urugoay được tổ chức từ năm đến năm 3. iệc di chuyển tạm thời của các tự nhiên nh n với tư cách là người cung cấp dịch vụ theo phương thức của GATS được hiểu là: “việc cung cấp một dịch vụ… ởi một người cung cấp dịch vụ thuộc một nước thành viên, thông qua sự có mặt của các tự nhiên nh n thuộc một nước thành viên tại lãnh thổ của một nước thành viên khác”, trong đó, những người cung cấp dịch vụ ao gồm “người cung cấp dịch vụ độc lập và người tự làm thuê cho mình, cũng như các nh n viên nước ngoài trong các công ty nước ngoài được thành lập trên lãnh thổ của một nước thành viên” 2.2.4.2. Những điều khoản về ịch chu ển lao động rong các Hiệp định hương m i khu vực Các hiệp định thương mại khu vực tiếp cận với sự di chuyển của người lao động, hay sự di chuyển lao động theo rất nhiều cách khác nhau. Một số hiệp định đề cập đến sự di chuyển nói chung của con người ao hàm cả di d n và định cư không phải là người lao động; một số khác cho phép sự tự do di chuyển của lao động ao gồm cả quyền tiếp cận thị trường lao động địa phương, “một số khác chỉ giới hạn ở việc tạo thuận lợi cho sự di chuyển của một số kiểu hoạt động liên quan tới thương mại hoặc đầu tư”. Dựa vào nội dung của các hiệp định, có thể chia các hiệp định thành các nhóm: Thứ nhấ , Những hiệp định quy định về sự di chuyển lao động đầy đủ. Thứ hai, Những hiệp định quy định về sự di chuyển lao động không đầy đủ 2.2.4.3. Các hỏa huận song phương giữa các quốc gia về i chu ển lao động Hiệp định song phương ao gồm các thỏa ước hợp pháp trong hợp tác lao động di cư trên nhiều lĩnh vực. Các dạng của hiệp định song phương ao gồm: Hiệp định lao động song phương; Hiệp định lao động thủy thủ song phương; Hiệp định an ninh xã hội song phương hay hiệp định chống uôn người. Các hiệp định kinh tế song phương có các điều khoản về di cư. 11 Chương 3: THỰC TRẠNG TỰ DO HÓA DI CHUYỂN LAO ĐỘNG CÓ CHUYÊN MÔN TRONG CỘNG ĐỒNG KINH TẾ ASEAN 3.1. Khái quát Cộng đồng kinh tế ASEAN 3.1.1. Quá trình hình thành C ng kinh tế ASEAN Qua hơn 5 năm phát triển, đến nay ASEAN đã lớn mạnh về nhiều mặt với sự tham gia của 10 quốc gia thành viên. Hợp tác về kinh tế của ASEAN cũng ngày càng phát triển cả về chiều rộng lẫn chiều s u. Để thích ứng với những chuyển biến nhanh chóng của tình hình quốc tế và khu vực, năm 3, tại Bali, Indonesia, lãnh đạo các nước thành viên ASEAN đã quyết định hiện thực hóa AC vào năm với ba trụ cột là APSC, AEC và ASCC. Tuy nhiên, nhận thấy tầm quan trọng của tự do hóa với phát triển, và dựa trên cơ sở về hợp tác kinh tế mà các quốc gia trong khu vực đã đạt được, tại Hội nghị thượng đỉnh ASEAN lần thứ năm , các nhà lãnh đạo quốc gia thành viên đã quyết định rút ngắn thời gian hiện thực hóa AC với thời hạn chót là vào năm 5. Bảng 3.1: Các cột mốc chính trong việc xây dựng AEC Năm Các sự kiện chính 1997 Các nhà lãnh đạo ASEAN đưa ra “Tầm nhìn ” 2003 Thông qua Tuyên bố hòa hợp ASEAN II (Bali concord II) 2007 Kế hoạch tổng thể xây dựng AEC (AEC Blueprint) với các mục tiêu và lộ trình cụ thể cho việc thực hiện AEC Thông qua Hiến chương ASEAN và Bản đề cương AEC 2008 Hiến chương ASEAN 2006 2010 Tuyên bố về Lộ trình xây dựng Cộng đồng ASEAN và Kế hoạch tổng thể xây dựng 3 trụ cột Cộng đồng ASEAN và Kế hoạch công tác về IAI giai đoạn 2 (2008-2015) Hiệp định thương mại hàng hóa ASEAN có hiệu lực 2012 Hiệp định đầu tư toàn diện ASEAN có hiệu lực 2015 Thời điểm cuối cùng để hiện thực hóa cộng đồng kinh tế ASEAN 2016 2025 Kế hoạch tổng thể xây dựng AEC 2009 Nguồn: The ASEAN Secretariat 3.1.2. Mục tiêu phát tri n của C ng kinh tế ASEAN Cộng đồng kinh tế ASEAN được thành lập nhằm giúp ASEAN có đủ khả năng “c n ằng quyền lực” và đủ sức cạnh tranh với các nền kinh tế khác trong xu thế toàn cầu hóa và sự chuyển dịch sang nền kinh tế tri thức. Các nhà nghiên cứu chỉ ra rằng các lãnh đạo cấp cao trong ASEAN mong muốn thành lập AEC bởi việc làm này sẽ giúp khu vực Đông Nam Á đủ sức đối phó với sức 12 ép cạnh tranh của các nền kinh tế mới nổi như Trung Quốc; Ấn Độ trong xu thế toàn cầu hóa. Việc thành lập AEC cũng giúp cho việc xây dựng một cộng đồng ASEAN đoàn kết, đ y là biện pháp để gắn kết các nền kinh tế ASEAN trước xu hướng ly tâm và chia rẽ, giúp ASEAN không bị hòa tan trong các liên kết kinh tế khu vực rộng lớn hơn ở Đông Á và Ch u Á Thái Bình Dương. Do vậy, AEC vừa có mục tiêu kinh tế vừa có mục tiêu chính trị. Thành lập Cộng đồng kinh tế ASEAN nhằm tạo ra một khu vực phát triển kinh tế ổn định, thịnh vượng, cạnh tranh cao và hội nhập vào nền kinh tế toàn cầu nhằm giảm đói nghèo, cải thiện chất lượng cuộc sống cho mọi người dân trong khu vực, thu hẹp khoảng cách trong phát triển giữa các quốc gia thành viên của ASEAN. Việc thành lập AEC phản ánh những thách thức kinh tế mà các nước thành viên hiện phải đối mặt bao gồm xây dựng khả năng chống chọi trước biến động kinh tế toàn cầu, duy trì khả năng cạnh tranh trước sự trỗi dậy của Trung Quốc và Ấn Độ, thúc đẩy việc làm đầy đủ và năng suất, và giảm thiểu bất ình đẳng quá mức. 3.1.3. Các trụ c t chính trong C ng kinh tế ASEAN và tiế thực hiện các trụ c t chính trong C ng kinh tế ASEAN Kế hoạch xây dựng Cộng đồng kinh tế ASEAN là một Tuyên bố ràng buộc bao gồm 17 thành tố cốt l i và hành động ưu tiên dựa trên bốn trụ cột: (1) Thị trường và cơ sở sản xuất thống nhất; (2) Một khu vực kinh tế cạnh tranh; (3) Một khu vực phát triển đồng đều; và (4) Hội nhập với nền kinh tế toàn cầu. Bảng 3.2: Các trụ cột chính của Cộng đồng kinh tế ASEAN Cộng đồng kinh tế ASEAN Thị trường cơ sở sản xuất thống nhất - Luồng tự do hàng hóa - Luồng dịch vụ tự do - Luồng đầu tư tự do - Luồng vốn tự do - Luồng lao động có chuyên môn tự do - Các lĩnh vực hội nhập ưu tiên - Lương thực nông lâm nghiệp Khu vực kinh tế cạnh tranh - Chính sách cạnh tranh - Bảo vệ người tiêu dùng - Quyền sở hữu trí tuệ - Phát triển cơ sở hạ tầng - Phát triển cơ sở hạ tầng kết nối các nền kinh tế ASEAN - Thuế - Thương mai điện tử Khu vực phát triển kinh tế đồng đều Hội nhập kinh tế toàn cầu - Phát triển các doanh nghiệp vừa và nhỏ - Thu hẹp khoảng cách phát triển - Sáng kiến cho hội nhập ASEAN - Mở rộng và tiếp cận các mối quan hệ kinh tế bên ngoài - Tham gia vào mạng lưới cung cấp toàn cầu Nguồn: The ASEAN Secretariat 13 3.2. Tự do hóa di chuyển lao động có chuyên môn trong Cộng đồng kinh tế ASEAN 3.2.1. Nhu cầu tự do di chuy ng có chuyên môn trong C ng ng kinh tế ASEAN Việc thực hiện tự do di chuyển lao động có chuyên môn được coi là “ iện pháp cốt yếu để hội nhập kinh tế, tạo ra một thị trường và cơ sở sản xuất thống nhất”. Đ y được coi là một biện pháp hữu hiệu để các quốc gia thành viên trong khối thu hút nguồn lao động có chuyên môn nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế xã hội, là biện pháp để tạo công ăn việc làm, xóa đói giảm nghèo, thu hẹp khoảng cách phát triển giữa các quốc gia thành viên. Bởi trong thực tế các quốc gia thành viên ASEAN đang có sự khác nhau rõ rệt về nguồn cung lao động, kỹ năng, tiền lương và năng suất. u hướng già hóa dân số khác nhau khiến cho nhiều quốc gia thành viên ASEAN rơi vào tình trạng thiếu hụt lao động trong khi đó nhiều nước khác lực lượng lao động lại rất dôi dư. Cùng với đó là “sự chênh lệch về năng suất và tiền lương lao động giữa các quốc gia khiến cho nhu cầu di cư lao động nội khối ngày càng gia tăng”. iệc tạo thuận lợi cho sự di chuyển tự do lao động mà ước đầu là tự do di chuyển lao động có chuyên môn cũng là iện pháp để hỗ trợ xây dựng ASCC và APSC. 3.2.2. ơ sở pháp lý cho tự do di chuy ng trong C ng kinh tế ASEAN Liên quan đến vấn đề di chuyển lao động có chuyên môn, hiện nay có một số văn ản pháp lý của ASEAN liên quan đến nội dung di chuyển lao động nói chung và di chuyển lao động lành nghề nhằm xây dựng thị trường và cơ sở sản xuất thống nhất như: Thứ nhất, Hiệp định khung ASEAN trong ngành dịch vụ (AFAS). Thứ hai, Tuyên bố Bali II. Năm 3, trong Tuyên ố Bali II, cùng với việc đưa ra khái niệm AEC, Tuyên bố cũng đã định dạng mô hình của AEC bao gồm bốn nội dung cơ ản, trong đó có nội dung về xây dựng ASEAN thành một thị trường và cơ sở sản xuất thống nhất. Thứ ba, Hiến chương ASEAN năm bổ sung thêm nội dung “doanh nh n, chuyên gia, nh n tài và lao động được di chuyển thuận lợi” so với Tuyên bố Bali II. Thứ ư, Kế hoạch tổng thể xây dựng AEC và Lộ trình chiến lược AEC. Cũng trong năm , kế hoạch tổng thể xây dựng AEC và lộ trình chiến lược AEC đã cụ thể hóa nội dung về di chuyển doanh nhân, chuyên gia, nhân tài tại Hiến chương ASEAN thành một trong bốn nội dung tự do hóa các yếu tố sản xuất của thị trường; trong đó tự do di chuyển lao động có chuyên môn nằm trong nội dung xây dựng một thị trường và cơ sở sản xuất thống nhất. Thứ năm, Hiệp định ASEAN về di chuyển thể nhân (MNP) hay còn gọi là di chuyển tự nhiên nhân. Thứ sáu, Các quy định về di chuyển lao động trong AEC. Thứ bảy, Các quy định pháp luật của ASEAN về bảo vệ quyền của lao động di trú. 14 3.2.3. Thực trạng thực hiện chính sách tự do di chuy ng có chuyên môn trong C ng kinh tế ASEAN 3.2.3.1. Quy mô dòng dịch chuyển lao động có chuyên môn trong Cộng đồng kinh tế ASEAN Do có sự chênh lệch về mức thu nhập, cùng với xu hướng dân số khác nhau và sự gần gũi về mặt địa l , các nước ASEAN đã và đang thu hút được một lực lượng lao động di cư lớn trong khu vực. Mặc dù di cư lao động nội khối đang diễn ra nhộn nhịp trong nhiều thập kỷ qua và có xu hướng tăng lên trong thời gian tới ở khu vực ASEAN, nhưng hiện tại dòng di chuyển lao động chủ yếu diễn ra giữa các quốc gia thành viên ASEAN vẫn là các dòng di cư lao động không có kỹ năng hoặc kỹ năng chuyên môn ở mức trung bình. Dòng dịch chuyển của lao động có trình độ chuyên môn cao trong nhiều năm qua diễn ra với tỷ lệ khá khiêm tốn và phân phối không đều giữa các quốc gia trong khu vực. Những ngành nghề hiện đã được đề cập trong MRA chỉ chiếm khoảng ,3 đến 1,4% tổng số việc làm tại các nước thành viên. Số việc làm trong các ngành được tự do di chuyển hiện cũng chiếm tỷ lệ rất thấp trong cơ cấu việc làm của các quốc gia thành viên. Trong khi đó, cơ hội tìm kiếm việc làm có chuyên môn cao tại các quốc gia ASEAN cũng được đánh giá chưa cao. Thực trạng này là rào cản lớn cho các quốc gia ASEAN trong quá trình thực hiện mục tiêu của AEC là di chuyển tự do dòng lao động có chuyên môn trong nội khối. 3.2.3.2. Hướng di chuyển của các dòng di chuyển lao động có chuyên môn trong Cộng đồng kinh tế ASEAN Thứ nhất, Dòng di chuyển lao động có chuyên môn nội khối ASEAN nhiều năm qua phân phối không đều giữa các quốc gia trong khu vực, xu hướng này được ghi nhận cả ở giai đoạn trước năm 5 và sau năm 5. Phần lớn các dòng di chuyển lao động từ nước có mức tiền lương thấp tới nước có mức tiền lương cao hơn. Các nước thu hút nhiều lao động có chuyên môn nhất trong khối là nhóm nước có mức thu nhập cao. Các quốc gia có nền kinh tế kém phát triển hơn hay các quốc gia có thu nhập thấp, do sự hạn chế của các ngành công nghiệp hiện đại cũng như nguồn đầu tư FDI chảy vào nhỏ hơn nên thu hút rất ít lao động di cư có chuyên môn. Thứ hai, Lao động có chuyên môn của ASEAN đi làm việc tại nước ngoài trong những năm qua có xu hướng tăng lên nhưng thị trường thu hút lực lượng lao động này lại là các quốc gia nằm ngoài khối. Dòng dịch chuyển của lao động có chuyên môn giữa các quốc gia thành viên ASEAN trong nhiều năm qua diễn ra tương đối chậm và chỉ tập trung vào một số quốc gia có mức sống và thu nhập cao. “Thị trường chủ yếu mà lao động có chuyên môn của các quốc gia này di chuyển là Nhà nước Ả Rập vùng vịnh, Đông Á, Ch u Âu, và Bắc Mỹ”. Sau năm 5 đã có sự chuyển biến tích cực khi mà dòng dịch chuyển lao động có chuyên môn gia tăng trong nội khối, tuy nhiên sự gia tăng này lại diễn ra rất chậm với quy mô và tốc độ gia tăng không nhiều. 3.2.3.3. Các nh n ố ác động đến òng i chu ển lao động có chu ên môn trong Cộng đồng kinh ế ASEAN 15 Thứ nhất, Quá trình chuyển đổi kinh tế - xã hội của các quốc gia ASEAN. Quá trình chuyển đổi kinh tế đang diễn ra mạnh mẽ tại các quốc gia ASEAN kéo theo nhu cầu về lao động có kỹ năng tay nghề tăng. Bên cạnh việc tăng nhu cầu lao động, sự tăng trưởng và quá trình chuyển đổi kinh tế tại các quốc gia ASEAN cũng tạo ra lực đẩy cho sự dịch chuyển lao động. Thứ hai, Xu hướng thay đổi nhân khẩu. Dân số ASEAN hiện có khoảng 600 triệu người, chiếm 8,6% tổng dân số thế giới, tương đương với tổng dân số châu Mỹ La-tinh và vùng Ca-ri-bê cộng lại (606 triệu), lớn hơn đáng kể dân số EU (506 triệu) và gấp đôi d n số Mỹ (312 triệu). Kể từ năm , d n số ASEAN đã tăng gần gấp đôi, và đến năm 5 dự kiến sẽ đạt 694 triệu người. Già hóa dân số là quá trình đang diễn ra ở nhiều quốc gia trong ASEAN. Quá trình già hóa dân số diễn ra không đồng đều tại ASEAN ảnh hưởng lớn đến nguồn cung lao động và chi phí an sinh xã hội, cũng như các dòng dịch chuyển lao động. Thứ ba, Chính sách thu hút, quản l lao động của các quốc gia thành viên trong ASEAN. Để thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tận dụng cơ hội phát triển do các luồng di cư đem lại trong khi vẫn đảm bảo an ninh quốc gia, trật tự xã hội, các quốc gia ASEAN đã và đang nỗ lực thực hiện nhiều biện pháp khác nhau để thúc đẩy cũng như quản l dòng di cư lao động. Có thể kể đến bốn nhóm chính sách chủ yếu đang và sẽ tiếp tục được áp dụng tại nhiều quốc gia trong khu vực như sau: Một là, các chính sách nhằm hạn chế tiếp nhận lao động phổ thông. Hai là, kiểm soát siết chặt hơn với lao động bất hợp pháp. Ba là, thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao. Bốn là, áp dụng một số chính sách để bảo vệ quyền lợi của lao động bản địa. Thứ ư, Việc tham gia các hiệp định thương mại toàn cầu và thực hiện thỏa thuận song phương giữa các quốc gia ASEAN với các quốc gia khác ngoài khu vực ASEAN. Những cuộc di cư lao động đến nhiều nước trên thế giới theo hợp đồng có thời hạn đã xuất hiện từ rất lâu và ngày càng phổ biến tại đa số các quốc gia ASEAN. Để quản l cũng như thúc đẩy các dòng dịch chuyển lao động, các quốc gia ASEAN đã tham gia vào các hiệp định thương mại trong khu vực và trên thế giới. Tuy nhiên, do sự cạnh tranh của thị trường lao động khác ngoài ASEAN nên các dòng di chuyển lao động có chuyên môn giữa các quốc gia thành viên ASEAN hiện đang diễn ra ở mức độ khiêm tốn và tăng không nhiều. 3.3. Đánh giá chung về việc thực hiện tự do hoá di chuyển lao động có chuyên môn trong Cộng đồng kinh tế ASEAN 3.3.1. Những kết quả ạ ược Thứ nhất, Sự đồng thuận và nhất trí cao của các quốc gia thành viên trong việc xây dựng các cam kết tự do di chuyển lao động có chuyên môn trong nội khối nhằm xây dựng cộng đồng kinh tế ASEAN. Các quốc gia ASEAN đã cùng nhau xây dựng và cam kết thực hiện các văn ản pháp lý về tự do di chuyển lao động có chuyên môn trong AEC: (1) Hiệp định ASEAN về Di chuyển thể nhân (MNP), (2) Thỏa thuận thừa nhận lẫn nhau (Mutual Recognition Arrangements – MRAs). 16 Thứ hai, Các quốc gia ASEAN đã và đang nỗ lực hiện thực hoá các cam kết về tự do di chuyển lao động có chuyên môn trong AEC. Thứ ba, Việc thực hiện tự do di chuyển lao động có chuyên môn góp phần thúc đẩy xây dựng cộng đồng kinh tế ASEAN theo những mục tiêu đề ra. Thứ ư, Việc thực hiện tự do di chuyển lao động có chuyên môn trong AEC được sự ủng hộ đồng thuận của các quốc gia khác trong khu vực cũng như cộng đồng quốc tế. 3.3.2. Những t n tại Thứ nhất, Mức độ thực hiện các cam kết về tự do di chuyển lao động có chuyên môn của các quốc gia ASEAN hiện còn tương đối thấp. Thứ hai, Việc thực hiện các cam kết tự do hoá di chuyển lao động có chuyên môn trong AEC khó thực hiện đồng bộ, nhanh chóng ở tất cả các quốc gia ASEAN trong thời gian ngắn . 3.3.3. Nguyên nhân của những t n tại Thứ nhất, Khoảng cách về trình độ lao động kỹ thuật giữa các quốc gia trong khối vẫn chưa được xóa bỏ. Thứ hai, Các rào cản về thể chế cho việc thực hiện các cam kết về di chuyển tự do lao động có chuyên môn, như: ( Các quốc gia đặt ra các điều kiện rất khác nhau đối với lao động trình độ cao nhập cư vào nước mình. (2) Các quốc gia trong khối quy định rất khác nhau về việc thuê lao động nước ngoài và yêu cầu đối với nhập cư. (3) Những rào cản do những đối xử mang tính phân biệt đối với các nhà cung cấp dịch vụ nước ngoài. (4) Những rào cản xuất phát từ những khác biệt về ngôn ngữ, văn hóa, hệ thống giáo dục và bằng cấp. Thứ ba, u hướng chung là thể chế của các quốc gia ASEAN hướng đến bảo vệ cơ hội việc làm cho người lao động nội địa, có quy định rất khác nhau đối với việc thuê lao động nước ngoài hay thời hạn người lao động nước ngoài được làm việc; công d n nước ngoài có định làm việc ở một quốc gia khác thì mỗi quốc gia lại có yêu cầu riêng. Chương 4: NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA VÀ HÀM Ý CHÍNH SÁCH CHO VIỆT NAM THỰC HIỆN TỐT TỰ DO HÓA DI CHUYỂN LAO ĐỘNG CÓ CHUYÊN MÔN TRONG CỘNG ĐỒNG KINH TẾ ASEAN 4.1. Những vấn đề đặt ra cho các quốc gia thực hiện tự do hoá di chuyển lao động có chuyên môn trong Cộng đồng kinh tế ASEAN 4.1.1. N ữ vấ ề ặ về ế Các chuyên gia kinh tế dự đoán “lợi ích từ việc thực hiện AEC có thể góp phần tăng tổng sản lượng kinh tế ASEAN lên vào năm 5 và tạo ra khoảng triệu việc làm mới cho người lao động”. Nhưng những lợi ích này sẽ chỉ là trên l thuyết nếu như các thỏa thuận về di chuyển dòng lao động tự do không được thực hiện. Trong khuôn khổ của luận án, tác giả tập trung ph n tích tác động nhiều chiều của việc thực hiện di chuyển tự do lao động có chuyên môn đến kinh tế ASEAN 17 theo a hướng: Thứ nhấ , Tác động tới các nước gửi lao động. Thứ hai, Tác động tới các nước nhận lao động. Thứ ba, Tác động về kinh tế trên toàn khu vực. 4.1.2. N ữ vấ ề ặ về vă , í ị, xã Việc tự do di chuyển lao động có chuyên môn giữa các quốc gia ASEAN ở một khía cạnh nào đó cũng chính là sự dịch chuyển của con người từ quốc gia này sang quốc gia khác để sinh sống và làm việc. Do đó quá trình này mang nhiều đặc trưng của di cư, tác động đến các lĩnh vực văn hóa, xã hội và chính sách của các quốc gia thành viên ASEAN cũng như tác động đến sự phát triển chung của toàn khu vực ASEAN ở những khía cạnh như: Thứ nhất, Tạo cơ hội có việc làm, giúp xóa đói giảm nghèo; Thứ hai, Di cư ất hợp pháp đang là một vấn đề mà các quốc gia ASEAN đang phải đối mặt; Thứ ba, Tạo cơ hội giao lưu phát triển văn hóa; gắn kết tình hữu nghị giữa nhân dân các quốc gia trong ASEAN; Thứ ư, Thu hẹp khoảng cách phát triển giữa các quốc gia Đông Nam Á; Thứ năm, Tăng cường vị thế ASEAN trong quan hệ kinh tế quốc tế; Thứ sáu, Tạo áp lực để các nước thành viên hoàn thiện thể chế, chính sách; Thứ bảy, Giúp gắn kết các quốc gia thành viên trong việc ứng phó với những bất ổn cũng như tạo ra nguy cơ lan truyền bất ổn kinh tế - xã hội; Thứ tám, Tăng cường sự lệ thuộc lẫn nhau về chính trị; Thứ chín, Các quốc gia ASEAN cũng phải đối mặt với các nguy cơ về an ninh, quốc phòng; Thứ mười, Nguy cơ gia tăng ất ình đẳng. 4.2. Cơ hội và thách thức cho Việt Nam trong quá trình thực hiện tự do hoá di chuyển lao động có chuyên môn trong Cộng đồng kinh tế ASEAN 4.2.1. Nhữ ơ ệ N ự ệ ế ự C ng kinh tế ASEAN Thứ nhất, Việt Nam chủ động, tích cực và có trách nhiệm trong việc xây dựng và thực hiện các cam kết về tự do hoá di chuyển lao động có chuyên môn trong AEC. Các cam kết về tự do hoá di chuyển lao động có chuyên môn trong ASEAN mà Việt Nam đã tham gia: Một là, Tham gia Hiệp định khung về thương mại dịch vụ. Hai là, Tham gia Hiệp định ASEAN về di chuyển thể nhân. Ba là, Tham gia Thỏa thuận thừa nhận lẫn nhau. Bốn là, Tham gia Khung tham chiếu trình độ của ASEAN. Năm là, Tham gia thực hiện các quy định pháp luật của ASEAN về bảo vệ quyền của lao động di trú. Thứ hai, Chính phủ Việt Nam luôn quan tâm, tạo điều kiện thúc đẩy di chuyển lao động nội khối. iệt Nam đẩy mạnh hội nhập kinh tế quốc tế với phương ch m “đa dạng hoá, đa phương hoá quan hệ đối ngoại. iệt Nam sẵn sàng là ạn của tất cả các nước trong cộng đồng quốc tế, phấn đấu vì hoà ình, độc lập và phát triển”. Trong lĩnh vực hội nhập lao động, trong những năm qua Chính phủ Việt Nam luôn quan t m thúc đẩy việc tham gia thực hiện cam kết di chuyển tự do lao động có chuyên môn trong nội khối ASEAN. Thứ ba, Việt Nam đã tham gia hợp tác lao động với các nước ASEAN nhằm thúc đẩy di chuyển lao động nội khối. Việt Nam đã thúc đẩy quan hệ hợp tác với nhiều quốc gia trong khu vực ASEAN trên lĩnh vực lao động, việc làm và quản l lao động di cư. Các hoạt động hợp tác này giúp gắn kết thị trường lao động Việt Nam với thị trường lao động các quốc gia trong khu vực. Tạo 18
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan