Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Xây dựng mô hình hoạt động nhóm hỗ trợ giảm thiểu trạng thái tâm lý tiêu cực ở n...

Tài liệu Xây dựng mô hình hoạt động nhóm hỗ trợ giảm thiểu trạng thái tâm lý tiêu cực ở người mới về hưu (nghiên cứu tại phường thành xuân bắcquận thanh xuân thành phố hà nội) tt

.PDF
22
527
91

Mô tả:

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC THĂNG LONG PHẠM NGỌC SƠN - C00263 XÂY DỰNG MÔ HÌNH HOẠT ĐỘNG NHÓM HỖ TRỢ GIẢM THIỂU TRẠNG THÁI TÂM LÝ TIÊU CỰC Ở NGƯỜI MỚI VỀ HƯU (NGHIÊN CỨU TẠI PHƯỜNG THÀNH XUÂN BẮCQUẬN THANH XUÂN - THÀNH PHỐ HÀ NỘI) TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ CÔNG TÁC XÃ HỘI HÀ NỘI - 2016 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC THĂNG LONG PHẠM NGỌC SƠN - C00263 XÂY DỰNG MÔ HÌNH HOẠT ĐỘNG NHÓM HỖ TRỢ GIẢM THIỂU TRẠNG THÁI TÂM LÝ TIÊU CỰC Ở NGƯỜI MỚI VỀ HƯU (NGHIÊN CỨU TẠI PHƯỜNG THANH XUÂN BẮCQUẬN THANH XUÂN - THÀNH PHỐ HÀ NỘI) TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ CÔNG TÁC XÃ HỘI MÃ SỐ: 60 90 01 01 NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS-TS VŨ MẠNH LỢI HÀ NỘI - 2016 PHẦN I: MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Về hưu là nhu cầu chính đáng của mỗi người lao động, nó đem lại cho họ điều kiện nghỉ ngơi, tận hưởng cuộc sống thảnh thơi và quan tâm nhiều hơn đến gia đình. Tuy nhiên, không phải tất cả người về hưu đều cảm thấy thoải mái sau khi về hưu mà đôi khi sự thay đổi quá lớn giữa khi còn làm việc và khi đã nghỉ hưu khiến cho người mới về hưu không thích ứng được dẫn đến cảm giác hụt hẫng, tạo nên cú sốc lớn về tâm lý có thể kéo dài rất nhiều năm. Vấn đề này càng cần được quan tâm hơn khi số lượng người về hưu hàng năm đang tăng dần. Theo số liệu thống kê của Bảo hiểm Xã hội thành phố Hà Nội, từ năm 2005 với 272.000 người đến 303.000 người năm 2007 tương ứng với mức tăng hơn 10% chỉ trong 2 năm. Ở Việt Nam nói riêng và trên thế giới nói chung, người cao tuổi luôn là một trong những nhóm đối tượng nhận được nhiều sự quan tâm của xã hội cũng như các nhà nghiên cứu. Nhiều công trình nghiên cứu trong các lĩnh vực như y học, xã hội học, công tác xã hội … đã tìm hiểu về đặc điểm của người cao tuổi và đưa ra những mô hình, đề xuất giúp người cao tuổi có được cuộc sống tốt hơn. Các nghiên cứu trên thường tập trung vào thể trạng và tâm lý của người cao tuổi nói chung trong khi việc nghiên cứu tác động tâm lý của việc về hưu và 1 những hoạt động hỗ trợ giảm thiểu tâm trạng tiêu cực ở người mới về hưu cũng là những vấn đề hết sức đáng lưu tâm nhưng lại chưa có nhiều nghiên cứu mang tính hệ thống về vấn đề này. Tác động của việc về hưu đến tâm trạng người mới về hưu không giống nhau trong tất cả các trường hợp, mà rất đa dạng, thậm chí là trái ngược nhau trong các trường hợp. Bởi vậy, những nghiên cứu cụ thể để đánh giá về tác động của việc về hưu đối với các nhóm đối tượng khác nhau để từ đó hạn chế các tác động tiêu cực do về hưu đối với tâm trạng của người mới về hưu là hết sức cần thiết. Trong rất nhiều trường hợp, người mới về hưu không thể thích ứng với cuộc sống sau khi nghỉ hưu, không thể hòa nhập với cộng đồng xung quanhTrong những trường hợp như vậy, việc về hưu không khác gì một bản án nghiệt ngã dành cho họ, những người đã cống hiến hàng chục năm tuổi trẻ cho gia đình, tập thể và xã hội. Trong những năm gần đây, do nhiều nguyên nhân mà dường như các trạng thái tâm lý tiêu cực ở người về hưu không còn là các hiện tượng cá biệt như trước mà có xu hướng tăng về số lượng và mức độ nghiêm trọng. 2 Đối với nhiều trường hợp, về hưu tương đương với việc người mới về hưu mất đi toàn bộ sự nghiệp, ảnh hưởng xã hội mà họ phấn đấu trong quá nửa đời mình. Áp lực của cuộc sống hiện đại khiến cho thời gian để mọi người quan tâm đến những đồng nghiệp đã nghỉ hưu rất ít. Do vậy, không ít người khi mới về hưu có cảm giác mình bị xã hội bỏ rơi khi không còn giá trị sử dụng. Với những lý do nêu ở trên, các hoạt động hỗ trợ giảm thiểu tâm trạng tiêu cực ở người mới về hưu là vấn đề cần nhận được sự quan tâm, đặc biệt là của công tác xã hội . Với đặc điểm, chức năng của mình, công tác xã hội hoàn toàn có thể tham gia hoàn thiện mô hình hoạt động nhóm nhằm hỗ trợ tốt hơn nữa trong việc giảm thiểu tâm trạng tiêu cực ở người mới về hưu. 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 2.1. Mục đích - Làm rõ thực trạng, nguyên nhân dẫn đến trạng thái tâm lý tiêu cực ở người mới về hưu (phạm vi tại phường Thanh Xuân Bắc- quận Thanh Xuân - TP.Hà Nội) - Xây dựng mô hình hoạt động nhóm hỗ trợ giảm thiểu trạng thái tâm lý tiêu cực của người mới về hưu tại phường Thanh Xuân Bắc 3 2.2. Nhiệm vụ - Điều tra bảng hỏi, phỏng vấn sâu và phân tích các tài liệu để đánh giá về thực trạng các trạng thái tâm lý tiêu cực của người mới về hưu tại phường Thanh Xuân Bắc. - Vận dụng lý thuyết và tiến hành các phương pháp công tác xã hội để xây dựng mô hình hoạt động nhóm hỗ trợ giảm thiểu trạng thái tâm lý tiêu cực của người mới về hưu tại phường Thanh Xuân Bắc 3. Tổng quan vấn đề nghiên cứu 3.1. Tổng quan vấn đề nghiên cứu trên thế giới 3.2. Tổng quan vấn đề nghiên cứu trong nước 4. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn 4.1 Ý nghĩa khoa học Đề tài vận dụng những lý thuyết, phương pháp nghiên cứu khoa học vào vấn đề thực tiễn là công tác xã hội cá nhân với hạn chế biến động tâm lý tiêu cực ở người mới vế hưu, qua đó góp phần bổ sung thêm vào hệ thống lý luận thực hành công tác xã hội cá nhân với hạn chế biến động tâm lý tiêu cực ở người mới vế hưu 4.2 Ý nghĩa thực tiễn 4 Đề tài cung cấp những thông tin cập nhật về thực trạng biến động tâm lý ở người mới về hưu, góp phần đem lại cái nhìn đầy đủ hơn tác động của việc về hưu tới người cao tuổi. Đề tài áp dụng phương pháp công tác xã hội cá nhân vào giảm thiểu biến động tâm lý tiêu cực ở người mới về hưu nhằm giúp họ cải thiện được cuộc sống sau khi nghỉ hưu. Ngoài ra đề tài cũng đưa ra một số đề xuất với gia đình và cộng đồng của người mới về hưu nhằm đảm bảo sức khỏe tinh thần cho họ. Đề tài cũng bổ sung vào nguồn tài liệu tham khảo cho những người nghiên cứu hoặc thực hành công tác xã hội với người mới về hưu nói riêng và người cao tuổi nói chung. 5. Đối tượng nghiên cứu Xây dựng mô hình hoạt động nhóm hỗ trợ giảm thiểu trạng thái tâm lý tiêu cực ở người mới về hưu (Nghiên cứu tại phường Thanh Xuân Bắc – quận Thanh Xuân – Hà Nội) 6. Khách thể nghiên cứu 6.1. Khách thể nghiên cứu chính - Người mới về hưu (không quá 3 năm từ khi về hưu) tại địa bàn phường Thanh Xuân Bắc 6.2. Khách thể nghiên cứu phụ 5 - Gia đình của người mới về hưu tại phường Thanh Xuân Bắc - Hàng xóm của người mới về hưu tại phường Thanh Xuân Bắc - Thành viên hội Người cao tuổi phường Thanh Xuân Bắc - Cán bộ địa phương phụ trách về người cao tuổi 7. Câu hỏi nghiên cứu - Người mới về hưu có những trạng thái tâm lý chủ đạo nào (cả tích cực và tiêu cực)? - Các nguyên nhân nào dẫn đến những trạng thái tâm lý tiêu cực ở người mới về hưu? - Mô hình hoạt động nhóm có vai trò thế nào trong việc hỗ trợ giảm thiểu các trạng thái tâm lý tiêu cực ở người mới về hưu? 8. Giả thuyết nghiên cứu - Mức độ nghiêm trọng của trạng thái tâm lý tiêu cực ở người mới về hưu phụ thuộc vào sự sụt giảm kinh tế và vị thế của họ sau khi về hưu. - Biểu hiện của các trạng thái tâm lý ở người mới về hưu phụ thuộc vào đặc điểm riêng của họ như giới tính, tình trạng sức khỏe, điều kiện kinh tế, tính chất công việc và vị trí công 6 tác trước khi về hưu, hoàn cảnh gia đình, thời gian tính từ khi về hưu… - Mô hình hoạt động nhóm có vai trò tích cực trong việc hỗ trợ giảm thiểu các trạng thái tâm lý tiêu cực ở người mới về hưu 9. Phạm vi nghiên cứu - Nội dung: Đề tài tập trung nghiên cứu xây dựng mô hình hoạt động nhóm có sự tham gia của nhân viên công tác xã hội nhằm mục đích hỗ trợ giảm thiểu các trạng thái tâm lý tiêu cực ở nhóm người mới về hưu tại bàn phường Thanh Xuân Bắc và - Không gian: Phường Thanh Xuân Bắc - quận Thanh Xuân - TP.Hà Nội - Thời gian: Từ tháng 01/2016 đến tháng 05/2016 10. Phương pháp nghiên cứu - Thu thập và phân tích tài liệu thông qua các báo cáo, các tài liệu tham khảo, nghiên cứu của các tác giả - Phỏng vấn sâu đối với các khách thể nghiên cứu - Điều tra bằng bảng hỏi: Số lượng 150 mẫu. - Phương pháp công tác xã hội nhóm. 7 PHẦN II: NỘI DUNG Chương 1: Phương pháp luận và lý thuyết áp dụng 1. Khái niệm nghiên cứu - Công tác xã hội: Theo IFSW- Liên đoàn chuyên nghiệp xã hội Quốc tế, 2000: Công tác xã hội chuyên nghiệp thúc đẩy sự thay đổi xã hội, việc giải quyết các vấn đề trong các mối quan hệ con người và sự tăng quyền lực và giải phóng người dân nhằm giúp cho cuộc sống của họ ngày càng thoải mái và dễ chịu. Vận dụng các lý thuyết về hành vi con người và hệ thống xã hội, công tác xã hội can thiệp ở các điểm tương tác giữa con người và môi trường của họ. Nhân quyền và công bằng xã hội là các nguyên tắc căn bản của nghề. - Công tác xã hội nhóm Công tác xã hội nhóm là sự vận dụng kĩ năng mang tính chuyên nghiệp để can thiệp hỗ trợ những nhóm xã hội yếu thế nhằm thay đổi nhận thức, hành vi, tăng cường năng lực giải quyết các vấn đề xã hội của các thành viên trong nhóm” (Công tác xã hội, Lê Văn Phú, Nhà xuất bản ĐHQGHN, 2004) Tiến trình công tác xã hội nhóm bao gồm 4 giai đoạn + Giai đoạn chuẩn bị 8 + Giai đoạn nhóm bắt đầu hoạt động + Giai đoạn can thiệp + Giai đoạn lượng giá và chuyển giao. - Tuổi nghỉ hưu Theo quy định trong Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi) 2016 tuổi nghỉ hưu của người lao động đối với nam là 60 tuổi, với nữ là 55 tuổi. Người lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật cao, người lao động làm công tác quản lý và một số trường hợp đặc biệt khác có thể nghỉ hưu ở tuổi cao hơn nhưng không quá 05 năm. Người lao động bị suy giảm khả năng lao động; làm công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm; làm công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm; làm việc ở vùng cao, vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo thuộc danh mục do Chính phủ quy định có thể nghỉ hưu ở tuổi thấp hơn so với quy định này. - Người về hưu Theo tác giả Trần Hoàng Thị Diễm Ngọc (2011), khái niệm người về hưu có thể hiểu là những người đã ngừng hoạt động nghề một cách chính thức ở các cơ sở lao động theo quy định của pháp luật. - Người mới về hưu 9 Theo tác giả Trần Hoàng Thị Diễm Ngọc (2011), người mới về hưu được hiểu là những người về hưu chưa quá 3 năm. - Trạng thái tâm lý Theo định nghĩa trong Tâm lý học đại cương (nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội, 1998), trạng thái tâm lý bao gồm những hiện tượng tâm lý không có mở đầu, kết thúc và tồn tại trong thời gian tương đối dài (vài chục phút, có khi hàng tháng), thường đi kèm và làm nền cho các hiện tượng tâm lý khác diễn ra. - Trạng thái tâm lý tiêu cực ở người mới về hưu Từ các định nghĩa trên, ta có thể hiểu trạng thái tâm lý tiêu cực ở người mới hưu là các trạng thái tâm lý xuất hiện ở những người mới về hưu có ảnh hưởng không tốt đến đời sống của họ cũng như đến môi trường xung quanh. 10 2. Phương pháp luận 2.1 Chủ nghĩa Duy vật biện chứng 2.2 Chủ nghĩa Duy vật lịch sử 2.3 Hướng tiếp cận nghiên cứu Đề tài được nghiên cứu theo hướng tiếp cận của các khoa học liên ngành: khoa học xã hội, tâm lý học, công tác xã hội nhằm phân tích, nhận xét thực trạng về trạng thái tâm lý tiêu cực ở người mới về hưu và xác định được phương pháp xây dựng mô hình hoạt động nhóm hỗ trợ giảm thiểu trạng thái tâm lý tiêu cực ở người mới về hưu. 3. Các lý thuyết áp dụng trong luận văn 3.1. Thuyết nhận thức hành vi Xét trường hợp những người mới về hưu thì sau khi về hưu, môi trường sống và các hoạt động xã hội của họ có sự thay đổi rất lớn. Chúng ta không thể phủ nhận những thay đổi này là tác nhân quan trọng tạo ra những trạng thái tâm lý tiêu cực ở người về hưu và trong nhiều trường hợp còn dẫn đến những hành vi tiêu cực như lạm dụng chất kích thích, tự sống khép kín hay thường xuyên cáu gắt vô cớ. Tuy nhiên, theo mô hình S -> C -> R -> B thì nguyên nhân trực tiếp và quan trọng 11 nhất dẫn đến hành vi (R) không phải là tác nhân (S) mà là nhận thức (C) của đối tượng. Áp dụng cụ thể ở người mới về hưu, nhận thức của họ là nguyên nhân quan trọng dẫn quyết định sự xuất hiện các trạng thái tâm lý tiêu cực. Một số người có nhận thức đúng đắn, coi về hưu là bước chuyển tất yếu trong cuộc đời và nhận ra những mặt tích cực của cuộc sống sau về hưu như thoát khỏi áp lực công việc, có thêm thời gian dành cho gia đình và đam mê cá nhân cũng như cơ hội tạo thêm các mối quan hệ mới, tham gia vào các hoạt động mới … Những người này sẽ thường xuyên cảm thấy vui vẻ, hạn chế được sự xuất hiện của các trạng thái tâm lý tiêu cực. Ngược lại, những người mới về hưu không có nhìn nhận đúng đắn và đầy đủ về việc về hưu sẽ bị chi phối bởi các suy nghĩ tiêu cực như tiếc nuối thu nhập và vị thế cũ, cảm thấy mình vô dụng, bị bỏ rơi … mà quên mất những điều tốt đẹp của cuộc sống sau về hưu. Do vậy, có được nhận thức đúng đắn về việc về hưu là chìa khóa giúp người mới về hưu hạn chế được các trạng thái tâm lý tiêu cực và có được một cuộc sống vui vẻ, hạnh phúc. 3.2 Lý thuyết về sự thích ứng của con người với sự biến đổi Áp dụng quan điểm về quá trình thích ứng của con người với sự biến đổi vào nhóm đối tượng cụ thể là những 12 người mới về hưu đem lại cái nhìn rõ ràng hơn về tác động của sự kiện về hưu và quá trình thích ứng của người về hưu với cuộc sống mới sau về hưu. Sự biến đổi xảy ra khi con người về hưu có thể có những khác biệt ở một số trường hợp cụ thể nhưng nhìn chung ta có thể đưa ra nhận xét sau: Đây là sự biến đổi mất làm một số vai trò của người mới về hưu so với trước kiavà thường có xác định trước. Sự biến đổi này xảy ra do ý muốn chủ động của con người hoặc do hoàn cảnh như đến tuổi về hưu, không còn đủ khả năng lao động … và cũng như phần lớn các sự biến đổi khác, sự biến đổi xảy ra khi về hưu đem lại cả những tác động tích cực và tiêu cực. Một nhóm yếu tố khác trong quá trình biến đổi sau khi về hưu là môi trường. Nhìn chung sau khi về hưu, người mới về hưu có sự suy giảm các mối quan hệ xã hội tuy nhiên trong quá trình biến đổi này, họ cũng có điều kiện gắn kết nhiều hơn với gia đình cũng như phát triển các mối quan hệ mới. Các đặc điểm cá nhân của người mới về hưu cũng là những yếu tố hết sức quan trọng quyết định sự thích ứng của họ với sự biến đổi sau về hưu. Điều kiện thể chất và tinh thần, giới tính, độ tuổi, chủng tộc, vị thế, các định hướng giá trị và những kinh nghiệm thu được qua những sự biến đổi trước kia có ảnh hưởng rất lớn đến quá trình thích ứng của từng cá nhân, thậm 13 chí ở một số trường hợp cụ thể việc về hưu chỉ có tính danh nghĩa chứ không gây ra một sự biến đổi thực sự. Các trạng thái tâm lý tích cực hay tiêu cực là xu hướng chủ đạo ở người mới hưu phụ thuộc vào sự thành công hay không của quá trình thích ứng với biến đổi sau về hưu của họ. Các yếu tố nói trên quyết định đến nhu cầu và nguồn lực của từng người mới về hưu trong quá trình biến đổi sau về hưu, giúp xác định được những nguyên nhân chính xác gây ra các trạng thái tâm lý tiêu cực ở người mới về hưu cũng như mong muốn thực sự của họ. Đánh giá đúng được điều này giúp cho quá trình thích ứng của người mới về hưu cũng như các nỗ lực hỗ trợ người mới về hưu thích ứng với hoàn cảnh mới được thuận lợi và đạt hiệu quả hơn, qua đó làm cho người mới về hưu thích ứng tốt hơn với cuộc sống sau về hưu, giảm thiểu đáng kể được những trạng thái tâm lý tiêu cực có thể xuất hiện. Chương 2: Phân tích thực trạng trạng thái tâm lý tiêu cực của người mới về hưu tại phường Thanh Xuân Bắc – quận Thanh Xuân – thành phố Hà Nội 1. Giới thiệu về địa bàn nghiên cứu Phường Thanh Xuân Bắc có nhiều thuận lợi, điều kiện cho việc hỗ trợ giảm thiểu trạng thái tiêu cực ở người mới về hưu như kinh tế phát triển, hạ tầng cơ sở tốt, các đoàn thể hoạt 14 động tích cực … nhưng các hoạt động xã hội vẫn chỉ mang tính chất cho người cao tuổi chứ chưa sát với nhu cầu của người mới về hưu. 2. Thực trạng về trạng thái tâm lý tiêu cực của người mới về hưu tại phường Thanh Xuân Bắc Điều tra về thực trạng trạng thái tâm lý tiêu cực của người mới về hưu tại phường Thanh Xuân Bắc dựa trên điều tra bảng hỏi 110 đối tượng người mới về hưu kết hợp với phỏng vấn sâu.Nội dung điều tra tập trung vào 3 nhóm vấn đề chính: Đặc điểm cá nhân của người mới về hưu, tác động của về hưu đến cuộc sống của họ và các trạng thái tâm lý tiêu cực họ gặp phải khi mới về hưu. Qua điều tra tại phường Thanh Xuân Bắc, kết quả cho thấy người mới về hưu ở đây có cuộc sống tương đối đầy đủ sau khi về hưu. Mặc dù vậy, các trạng thái tâm lý tiêu cực vẫn xuất hiện ở phần lớn người mới về hưu với các biểu hiện và mức độ khác nhau. Do đó, nhu cầu công tác xã hội hỗ trợ người mới về hưu ở phường Thanh Xuân Bắc giảm thiểu trạng thái tâm lý tiêu cực là rất cần thiết. 15 Chương 3. Các hoạt động công tác xã hội trong xây dựng mô hình hoạt động nhóm hỗ trợ giảm thiểu trạng thái tâm lý tiêu cực ở người mới về hưu tại phường Thanh Xuân Bắc 1. Vai trò của công tác xã hội nhóm và nhân viên công tác xã hội trong việc hỗ trợ giảm thiểu trạng thái tâm lý tiêu cực ở người mới về hưu 2. Đánh giá các nguồn lực để xây dựng mô hình hoạt động nhóm 3. Đề xuất mô hình hoạt động nhóm hỗ trợ giảm thiểu trạng thái tâm lý tiêu cực ở người mới về hưu Mô hình hoạt động nhóm hỗ trợ giảm thiểu trạng thái tâm lý tiêu cực ở người mới về hưu kết hợp giữa các quan hệ trong nội bộ nhóm và sự tương tác với các nguồn lực bên ngoài giúp người mới về hưu có cơ hội chia sẻ về những trải nghiệm cũng như khó khăn trong quá trình thích ứng với cuộc sống sau khi về hưu. Đồng thời thông qua sự trợ giúp từ các thành viên trong nhóm và các nguồn lực bên ngoài giúp đáp ứng một số nhu cầu chính cho người mới về hưu, giúp họ nhanh chóng vượt qua những trạng thái tâm lý tiêu cực và có được cuộc sống lành mạnh, hạnh phúc sau khi về hưu. * Các hoạt động của nhóm 16 Các hoạt động nội bộ của nhóm bao gồm : - Các thành viên tự giới thiệu về bản thân và những mối quan tâm, sở thích cũng như chuyên môn, khả năng của bản thân. Xem xét nhận thêm thành viên mới theo mong muốn, đặc điểm của người mong muốn tham gia nhóm và tình hình cụ thể của nhóm. - Chia sẻ giữa các thành viên về cảm nhận của mình về sự thay đổi trong cuộc sống trước và sau về hưu. Các thành viên cũng có thể trình bày về những vướng mắc trong cuộc sống của bản thân, gia đình để nhận được sự góp ý, hỗ trợ của các thành viên khác trong nhóm, nhất là các kinh nghiệm để thích ứng với cuộc sống sau về hưu. - Lên các hoạt động cụ thể để giúp xử lý những khó khăn của các thành viên trong nhóm. Cụ thể với những thành viên gặp khó khăn về các thủ tục hành chính, luật pháp hay chăm sóc sức khỏe … sẽ được sự tư vấn của các thành viên có chuyên môn về lĩnh vực đó trong nhóm hoặc được giới thiệu các địa chỉ tin cậy để được hỗ trợ. Đối với những thành viên gặp vấn đề về các mối quan hệ trong gia đình, nhóm sẽ cử đại diện để góp ý, cải thiện quan hệ trong gia đình thành viên đó hoặc sẽ yêu cầu sự can thiệp của các đoàn thể địa phương trong trường hợp cần thiết. 17 - Thảo luận, chia sẻ ý kiến về những vấn đề cần quan tâm trong cộng đồng, xã hội. Trưởng nhóm và thư ký có trách nhiệm ghi nhận lại những ý kiến này để tìm cách xử lý phù hợp hoặc phản ánh với các cơ quan, tập thể có trách nhiệm. - Bồi dưỡng, nâng cao kiến thức cho thành viên nhóm về một số mặt như chăm sóc sức khỏe, các chính sách, quy định liên quan đến các thành viên của nhóm …. Tùy theo nguồn tài chính của nhóm để mua sắm thêm sách báo, trang bị … phục vụ cho nhu cầu hoạt động. - Lên kế hoạch và tổ chức các hoạt động văn hóa văn nghệ, thể dục thể thao và các hoạt động giải trí khác. Khi điều kiện cho phép, nhóm có thể thảo luận và tổ chức du lịch, thăm quan một số danh lam thắng cảnh, khu di tích lịch sử. Ngoài các hoạt động nội bộ như trên, nhóm còn kết hợp với các tổ chức khác để thực hiện một số hoạt động như: - Phối hợp với các cơ sở y tế, công chức hành chính nhà nước nhất là về cán bộ phụ trách về các chế độ bảo hiểm, hưu trí tổ chức tư vấn về chăm sóc sức khỏe, kiến thức về chính sách, thủ tục hành chính liên quan đến người về hưu cho các thành viên trong nhóm. 18
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan