Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Xây dựng tiềm lực chính trị tinh thần trong xây dựng khu vực phòng thủ tỉnh (t...

Tài liệu Xây dựng tiềm lực chính trị tinh thần trong xây dựng khu vực phòng thủ tỉnh (thành phố) hiện nay

.DOC
32
829
77

Mô tả:

CHỮ VIẾT TẮT Nội dung Viết tắt An ninh AN An ninh nhân dân ANND Bảo vệ Tổ quốc BVTQ Chính tri – tinh thần CT-TT Khu vực phòng thủ KVPT Quốc phòng QP Quốc phòng toàn dân QPTD MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn chủ đề tiểu luận 1 Xây dựng KVPT nói chung, xây dựng tỉnh (thành phố) thành KVPT vững chắc là một chủ trương chiến lược quan trọng của Đảng và Nhà nước, là sự phát triển cao của nghệ thuật chiến tranh nhân dân Việt Nam. Xây dựng KVPT vững chắc, sẽ tạo ra sức mạnh tổng hợp và thế trận vững chắc, sẵn sàng chủ động đối phó với mọi tình huống cả thời bình và thời chiến, đáp ứng với nhiệm vụ QP, AN trong thời kỳ công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước. Ngày nay, Chủ nghĩa đế quốc và các thế lực thù địch đã và đang ra sức chống phá cách mạng nước ta thông qua chiến lược “Diễn biến hòa bình”, bạo loạn lật đổ và tạo cớ can thiệp vũ trang khi có điều kiện và thời cơ. Vì vậy, toàn Đảng, toàn dân, toàn quân phải tiếp tục triển khai thực hiện xây dựng thế trận QPTD gắn với thế trận ANND, trong đó có nội dung xây dựng tỉnh (thành phố) thành KVPT vững chắc để BVTQ Việt Nam xã hội chủ nghĩa. KVPT là bộ phận hợp thành nền QPTD, nền ANND; thế trận QPTD, thế trận ANND và thế trận biên phòng toàn dân của cả nước. Mục đích là nhằm khai thác tiềm năng thế mạnh của từng ngành, mỗi địa phương, cơ sở, tạo thành sức mạnh tổng hợp ngăn ngừa, đẩy lui mọi nguy cơ dẫn đến mất ổn định chính trị, trật tự an toàn xã hội; tạo môi trường hoà bình, ổn định để phát triển kinh tế - xã hội. Đồng thời chuẩn bị mọi mặt sẵn sàng đối phó và đối phó thắng lợi với mọi tình huống có thể xẩy ra trong cả thời bình, thời chiến. KVPT được xây dựng toàn diện, cả về chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội, quân sự và an ninh cả lực lượng và thế trận tạo ra lực lượng tổng hợp, thế trận toàn diện trên địa bàn. Để xây dựng tỉnh (thành phố) thành KVPT vững chắc các địa phương phải chăm lo xây dựng đồng bộ, toàn diện cả tiềm lực CT-TT; tiềm lực kinh tế, tiềm lực khoa học công nghệ, tiềm lực quân sự, an ninh trong mối quan hệ mật thiết, tác động qua lại lẫn nhau. Trong đó tiềm lực CT-TT giữ vị trí nền tảng trong toàn bộ nội dung xây 2 dựng KVPT; tạo nền tảng vững chắc để xây dựng các mặt, các lĩnh vực, mọi tiềm lực và thành phần thế trận của KVPT. Trong lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc Việt Nam cũng như trong kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ và chiến tranh BVTQ, cha ông ta và Đảng ta luôn coi trọng và phát huy sức mạnh CT-TT để tạo nên và phát huy sức mạnh của các nhân tố khác để đánh thắng giặc. Trong chiến tranh BVTQ tương lai, chúng ta phải đối phó với đối phương sử dụng vũ khí công nghệ cao, có tiềm lực quân sự, kinh tế mạnh hơn ta nhiều lần. Vì vậy, xây dựng tiềm lực CT-TT nhằm tạo ra sức mạnh tổng hợp của toàn Đảng, toàn dân, toàn quân trong KVPT càng trở lên quan trọng và có ý nghĩa quyết định. Xuất phát từ những lý do trên, tôi đã chọn vấn đề “Xây dựng tiềm lực chính trị - tinh thần trong xây dựng khu vực phòng thủ tỉnh (thành phố) hiện nay” làm đề tài tiểu luận. 2. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu - Đối tượng: Nghiên cứu các giải pháp xây dựng tiềm lực chính trị tinh thần trong khu vực phòng thủ tỉnh (thành phố). - Phạm vi nghiên cứu: Tiểu luận tập trung nghiên cứu khảo sát các cơ sở lý luận trong giáo trình, các văn bản của Đảng, Nhà nước về xây dựng khu vực phòng thủ tỉnh (thành phố) của các năm gần đây. Nghiên cứu số liệu của chính Nhà trường trong 5 năm qua. 3. Phương pháp nghiên cứu Trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa Mác – Lênin, Tư tưởng Hồ Chí Minh và quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam, tiểu luận sử dụng hệ thống các phương pháp khoa học xã hội nhân văn. Trong đó tập trung sử dụng các phương pháp: Phân tích, tổng hợp, khái quát hoá, xử lý số liệu, chuyên gia... 4. Giá trị, ý nghĩa của tiểu luận 3 Nghiên cứu nội dung, đề xuất những giải pháp xây dựng tiềm lực CTTT trong KVPT tỉnh (thành) có ý nghĩa rất quan trọng cả về lý luận và thực tiễn, nhằm cung cấp thêm những cơ sở khoa học cho các cấp ủy đảng, các cấp chính quyền, các tổ chức, đoàn thể địa phương vận dụng, tổ chức các hoạt động, tăng cường tiềm lực CT-TT nói riêng và tiềm lực mọi mặt của KVPT tỉnh (thành) thực hiện có hiệu quả đường lối xây dựng nền QPTD của Đảng trong tình hình hiện nay. 5. Cấu trúc tiểu luận Tiêu luận gồm Phần mở đầu, 2 chương, 4 tiết, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo. 4 Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA XÂY DỰNG TIỀM LỰC CHÍNH TRỊ - TINH THẦN TRONG KHU VỰC PHÒNG THỦ TỈNH (THÀNH PHỐ) 1.1. Cơ sở lý luận của việc xây dựng tiềm lực chính trị - tinh thần trong KVPT tỉnh (thành) 1.1.1. KVPT tỉnh (thành) trong thực hiện nhiệm vụ quốc phòng, BVTQ KVPT là khu vực được tổ chức về quốc phòng, an ninh theo địa giới hành chính tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh nằm trong hệ thống phòng thủ chung của cả nước để thực hiện nhiệm vụ quốc phòng, BVTQ. KVPT tỉnh (thành) là khu vực được tổ chức về quốc phòng, an ninh theo địa giới hành chính tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và huyện, quận, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh nằm trong hệ thống phòng thủ chung của cả nước để thực hiện nhiệm vụ quốc phòng, BVTQ. KVPT giữ vị trí chiến lược quan trọng trong sự nghiệp xây dựng và BVTQ Việt Nam xã hội chủ nghĩa, nhằm khai thác tiềm năng thế mạnh của từng ngành, mỗi địa phương, cơ sở; phát huy thành sức mạnh tổng hợp ngăn ngừa, đẩy lui mọi nguy cơ dẫn đến mất ổn định chính trị, trật tự an toàn xã hội; tạo môi trường hoà bình, ổn định để phát triển kinh tế - xã hội. Đồng thời chuẩn bị mọi mặt sẵn sàng đối phó và 5 đối phó thắng lợi với mọi tình huống có thể xẩy ra trong cả thời bình, thời chiến. Xây dựng và tổ chức hoạt động của KVPT bằng sức mạnh tổng hợp, toàn dân tham gia, các lực lượng vũ trang địa phương làm nòng cốt. Phát huy sức mạnh tại chỗ để chủ động, đủ sức tự xử lý thắng lợi các tình huống về quốc phòng, an ninh xẩy ra trên địa bàn; thực hiện xã giữ xã, huyện giữ huyện, tỉnh giữ tỉnh. Quá trình xây dựng KVPT phải gắn phòng, chống có hiệu quả âm mưu “diễn biến hoà bình”, bạo loạn, lật đổ của các thế lực thù địch, tạo sức mạnh bên trong để ngăn ngừa và đánh thắng chiến tranh xâm lược. KVPT phải được xây dựng vững mạnh toàn diện, cả về tiềm lực, lực lượng và thế trận trên các mặt chính trị, tư tưởng, kinh tế, văn hoá, xã hội, quốc phòng, an ninh và đối ngoại. Trong đó, nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội là trung tâm, xây dựng Đảng là then chốt, xây dựng, củng cố quốc phòng, an ninh là nhiệm vụ trọng yếu, thường xuyên; lấy xây dựng “thế trận lòng dân” vững chắc, xây dựng xã, phường, thị trấn vững mạnh toàn diện làm nền tảng, gắn bó chặt chẽ liên hoàn với các thành phần thế trận của KVPT cấp huyện và cấp tỉnh. Xây dựng và hoạt động của KVPT đặt dưới sự lãnh đạo tập trung thống nhất của cấp uỷ đảng, sự quản lý, điều hành của chính quyền; cơ quan quân sự phối hơp với cơ quan công an và các ban, ngành, đoàn thể ở địa phương làm tham mưu và tổ chức thực hiện. Xây dựng tỉnh (thành) thành KVPT vững chắc các địa phương phải chăm lo xây dựng đồng bộ, toàn diện cả CT-TT, kinh tế, khoa học công nghệ và quốc phòng, an ninh trong mối quan hệ: xây dựng tiềm lực CT-TT là nền tảng; xây dựng tiềm lực kinh tế giữ vị trí trung tâm; xây dựng tiềm lực quân sự, an ninh là nhiệm vụ trọng yếu thường xuyên của KVPT. 1.1.2. Tiềm lực CT-TT trong KVPT tỉnh (thành) Tiềm lực CT-TT là khả năng về CT-TT của toàn dân, toàn quân và cả hệ thống chính trị có thể huy động để vượt qua mọi thử thách do thiên tai, địch 6 họa gây ra, hoàn thành tốt nhiệm vụ quân sự, quốc phòng an ninh trong mọi tình huống; là sức mạnh được kết tinh từ sự giác ngộ chính trị về mục tiêu, lý tưởng chiến đấu, niềm tin và ý chí quyết tâm của toàn dân tộc, được xây dựng và động viên cao nhất trong chiến tranh giải phóng dân tộc cũng như trong chiến tranh BVTQ. Tiềm lực CT-TT giữ vị trí nền tảng trong toàn bộ nội dung xây dựng KVPT tỉnh (thành); tạo ra cái gốc, cái nền vững chắc để xây dựng các mặt, các lĩnh vực, mọi tiềm lực và thành phần thế trận của KVPT. Sự vững chắc trong KVPT phải dựa vào nền tảng chính trị - thế trận lòng dân. Khẳng định vai trò sức mạnh CT-TT trong chiến tranh, V.I.Lênin đã chỉ rõ: “Trong mọi cuộc chiến tranh, rốt cuộc mọi thắng lợi đều tuỳ thuộc vào trạng thái tinh thần của quần chúng đang đổ máu trên chiến trường”. Hồ Chí Minh đã đặc biệt chú trọng đến sức mạnh của tiềm lực CT-TT. Tiềm lực CT-TT được Người quan niệm là một bộ phận hợp thành sức mạnh tổng hợp, có vai trò nền tảng, quyết định nhất tới sức mạnh của nền QPTD. Đó là khả năng về CT-TT có thể huy động để tạo thành sức mạnh vật chất hiện thực, nhằm thực hiện những nhiệm vụ nhất định. Theo Hồ Chí Minh, sức mạnh CT-TT phản ánh bản chất của chế độ xã hội, thông qua đường lối chính trị của giai cấp lãnh đạo, đó là “lòng yêu nước nồng nàn, sự thống nhất về tinh thần và chính trị của nhân dân và quân đội xung quanh Đảng” là nhân tố quyết định để chúng ta “vượt qua những thử thách, khó khăn không tưởng tượng được và tạo điều kiện về chính trị, kinh tế và quân sự để chiến thắng”. Hồ chí Minh yêu cầu phải chăm lo xây dựng hệ thống chính trị, xây dựng Đảng vững mạnh về mọi mặt; không ngừng củng cố và tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, phát huy vai trò của nhà nước với công tác QPTD, không ngừng củng cố, mở rộng khối đại đoàn kết toàn dân, lấy liên minh công nông làm nòng cốt, coi trọng giáo dục tinh thần yêu nước, yêu chủ nghĩa xã hội cho người dân. Người chỉ rõ: “cán bộ giáo dục quần chúng bằng cách 7 vạch rõ âm mưu của địch, lấy sự thật mà giải thích cho quần chúng thấy địa vị cao quý của người làm chủ nước nhà, lực lượng xây dựng to lớn của ta, tương lai vẻ vang của dân tộc, nâng cao tinh thần yêu nước của mọi người” Tiềm lực CT-TT trong KVPT tỉnh (thành) là toàn bộ những yếu tố chính trị, tư tưởng, văn hoá - xã hội có thể huy động nhằm tạo thành sức mạnh CTTT cho nhiệm vụ bảo vệ địa phương và Tổ quốc. Tiềm lực CT-TT trong KVPT tỉnh (thành) biểu hiện ở tinh thần nước, ý thức dân tộc, niềm tin của mọi tầng lớp nhân dân địa phương vào bản chất tốt đẹp của chế độ, vào thắng lợi của sự nghiệp đổi mới; thái độ, trách nhiệm chính trị của mỗi công dân đối với sự nghiệp xây dựng và BVTQ; lòng tin vào tổ chức đảng, chính quyền các cấp; ý chí, quyết tâm của quần chúng nhân dân và lực lượng vũ trang, sẵn sàng vượt qua mọi thử thách; tinh thần đại đoàn kết toàn dân tộc; quyền làm chủ của mỗi người được phát huy, thực hiện “dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra”; mỗi cán bộ, đảng viên và quần chúng nhân dân trên địa bàn nhận thức rõ âm mưu, thủ đoạn của các thế lực thù địch trong chiến lược “diễn biến hòa bình”, bạo loạn lật đổ, về nhiệm vụ xây dựng và BVTQ, bảo vệ địa phương trong thời kỳ mới, xây dựng KVPT ở địa phương; sự đoàn kết thống nhất cao về ý chí và hành động giữa cấp ủy đảng, chính quyền, đồng bào các dân tộc và lực lượng vũ trang tỉnh (thành); hình thành, củng cố và giữ vững “thế trận lòng dân”. Đồng thời, đấu tranh chống mọi biểu hiện của tư tưởng hữu khuynh, dao động, sợ khó, ngại khổ; khắc phục những khuynh hướng giản đơn, chủ quan, nóng vội trong thực hiện nhiệm vụ xây dựng KVPT. Xây dựng tiềm lực CT-TT trong KVPT tỉnh (thành) thực chất là xây dựng nhân tố con người và tổ chức, mà trước hết là tổ chức đảng các cấp, chính quyền, đoàn thể, lực lượng vũ trang địa phương, nhằm tạo nên sức mạnh CTTT, đảm bảo cho nhân dân, lực lượng vũ trang luôn tin tưởng tuyệt đối vào sự lãnh đạo của Đảng, Nhà nước, của cấp ủy, chính quyền địa phương, nhận thức đúng quyền lợi, trách nhiệm, nghĩa vụ công dân, có trạng thái tâm lý tích cực, ý 8 chí, quyết tâm cao, tự giác tham gia xây dựng và hoạt động KVPT trong thời bình cũng như thời chiến. Đồng thời, xây dựng các tổ chức vững mạnh, tạo nên sự đồng thuận, nhất trí cao trong tổ chức đảng, chính quyền và nhân dân địa phương, xây dựng “thế trận lòng dân” vững chắc. Xây dựng tiềm lực CT-TT giữ vị trí nền tảng trong toàn bộ nội dung xây dựng KVPT tỉnh (thành); tạo ra nền tảng vững chắc để xây dựng các mặt, các lĩnh vực, mọi tiềm lực và thành phần thế trận của KVPT. Sự vững chắc trong KVPT tỉnh (thành) phải dựa vào nền tảng CT-TT. 1.2. Cơ sở thực tiễn của việc xây dựng tiềm lực chính trị - tinh thân trong KVPT tỉnh (thành) Trong lịch sử dựng nước và giữ nước, dân tộc ta luôn phải đương đầu với kẻ thù xâm lược có tiềm lực kinh tế, quân sự lớn hơn nhiều lần. Vì vậy, ở các triều đại phong kiến, bên cạnh việc chăm lo xây dựng lực lượng một cách toàn diện, ông cha ta đều rất coi trọng xây dựng nền tảng CT-TT từ nhân dân, coi đó là kế sách xuyên suốt để giữ nước. Xây dựng chính quyền nhà nước vững mạnh, gắn bó với dân, thực hiện giang sơn một mối, vua tôi đồng lòng, cả nước góp sức. Xây dựng đất nước làm cho “dân giàu, nước mạnh”, “quốc phú binh cường”, kết hợp giữa “việc binh” và “việc nông”, giữa kinh tế và quân sự. Xây dựng lực lượng quân sự mạnh với phương châm “quân cốt tinh không cốt đông”, “toàn dân là lính”, “cả nước đánh giặc”, “khoan thư sức dân để làm kế sâu rễ bền gốc, đó là thượng sách giữ nước’. Nhờ những chính sách ấy, các triều đại phong kiến đã động viên được toàn dân, cả nước tham gia vào sự nghiệp quốc phòng, đánh tan giặc ngoại xâm, giữ vững toàn vẹn lãnh thổ. Trong kháng chiến chống Pháp, kháng chiến chống Mỹ, Đảng ta đã phát huy cao độ nhân tố CT-TT, khơi dậy lòng yêu nước, nêu cao ý chí quật cường, lòng tự hào dân tộc để đánh thắng giặc, làm nên những chiến công hiển hách. Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ “lừng lẫy năm châu, chấn 9 động địa cầu” Đại thắng mùa Xuân năm 1975 của quân và dân ta là do sức mạnh tổng hợp của nhiều yếu tố: Kinh tế, chính trị, văn hóa, quân sự, ngoại giao,… của nhiều lực lượng: bộ đội chủ lực, bộ đội địa phương, dân quân du kích, quân chúng nhân dân...;của “thế trận lòng dân” cả nước và từng địa phương tạo nên. Trong đó yếu tố cơ bản nhất, suy đến cùng, quyết định thắng lợi là nhân tố CT-TT của quân chúng nhân dân. Bước vào thời kỳ đổi mới, Đảng ta đã phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc, đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước; tăng cường quốc phòng, an ninh; thực hiện đường lối đối ngoại đa phương hoá, đa dạng hoá để xây dựng và BVTQ xã hội chủ nghĩa. Sức mạnh BVTQ xã hội chủ nghĩa là sức mạnh tổng hợp của khối đại đoàn kết toàn dân, của cả hệ thống chính trị dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại. Tư duy mới về BVTQ của Đảng phát triển cả chiều rộng và chiều sâu phản ánh mục đích chính trị BVTQ Việt nam xã hội chủ nghĩa trong thời kỳ mới. Mục tiêu, nhiệm vụ BVTQ xã hội chủ nghĩa đã chỉ ra phương thức tiến hành BVTQ trong thời kỳ mới: một mặt tích cực xây dựng, phát triển đất nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa nhằm tạo ra sức mạnh toàn diện để BVTQ; mặt khác, tăng cường tiềm lực quốc phòng bảo đảm cho đất nước luôn có đủ sức mạnh vũ trang cần thiết để răn đe và sẵn sàng đánh thắng chiến tranh xâm lược từ bên ngoài trên mọi quy mô. Thực tế đó khẳng định, vai trò ngày càng tăng của sức mạnh CT-TT trong sự nghiệp BVTQ xã hội chủ nghĩa. Trong chiến tranh BVTQ tương lai nếu chủ nghĩa đế quốc liều lĩnh tiến hành, là chiến tranh công nghệ cao công nghệ cao với vũ khí, trang bị tiến hành chiến tranh có tầm bắn xa, độ chính xác cao, uy lực công phá lớn và gây tổn thất rất lớn về người và vật chất cho đối phương. Địch sử dụng các đòn tập kích đường không bằng máy bay ném bom và tên lửa hành trình cùng pháo hạm để đánh vào các mục tiêu chiến lược, làm “mềm” đối phương cả về 10 vật chất lẫn tinh thần; kết hợp các đòn tiến công quân sự với tiến công chính trị, kinh tế, ngoại giao, văn hoá, tư tưởng và tâm lý... trên cơ sở sử dụng tối đa ưu thế của công nghệ thông tin nhằm đạt được mục tiêu chính trị của chiến tranh. Điều này làm cho chiến tranh trở nên rất khốc liệt, cường độ cao, diễn ra với tốc độ nhanh, dễ gây ra sự khủng hoảng về tư tưởng và tâm lý của quân và dân nước đối phương. Vì vậy, xây dựng tiềm lực CT-TT nhằm tạo ra sức mạnh tổng hợp của toàn Đảng, toàn dân, toàn quân trong KVPT càng trở lên quan trọng và có ý nghĩa quyết định. Thực tiễn những năm qua, các KVPT trên cả nước đã quán triệt sâu sắc các nghị quyết của Trung ương Đảng và Bộ Chính trị, nhận thức rõ vị trí, tầm quan trọng của KVPT trong chiến lược phát triển chung của cả nước, đã tập trung lãnh đạo, chỉ đạo xây dựng khu vực phòng từng bước vững chắc, hoạt động hiệu quả. Cơ chế lãnh đạo của Đảng trong xây dựng và hoạt động của KVPT được thực hiện nghiêm túc, vận dụng sáng tạo vào thực tiễn; năng lực lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy, công tác quản lý, điều hành của chính quyền các cấp, vai trò làm tham mưu và tổ chức thực hiện của cơ quan quân sự, công an và các ban, ngành, đoàn thể nhân dân trong xây dựng và hoạt động của KVPT có nhiều tiến bộ. Tiềm lực CT-TT được đặc biệt coi trọng, kinh tế phát triển, quốc phòng, an ninh trong KVPT từng bước được tăng cường; thế trận QPTD gắn với thế trận ANND được xây dựng, củng cố; đã kết hợp chặt chẽ giữa phát triển kinh tế - xã hội với quốc phòng - an ninh. Chất lượng tổng hợp, trình độ sẵn sàng chiến đấu của lực lượng vũ trang trong các KVPT được nâng lên. Tuy nhiên, xây dựng KVPT cũng còn những hạn chế nhất định, công tác giáo dục nhằm tạo sự thống nhất cao trong nhận thức và hành động của toàn cấp ủy, chính quyền, nhân dân, lực lượng vũ trang hiệu quả còn chưa cao; chưa xác định thật rõ mục tiêu, quan điểm, yêu cầu nhiệm vụ và những giải pháp chủ yếu trong xây dựng KVPT trong tình hình mới; thái độ trách 11 nhiệm chính trị của người dân đối với sự nghiệp xây dựng và BVTQ; với nhiệm vụ xây dựng KVPT chưa thực sự cao; niềm tin đối với tổ chức đảng, chính quyền địa phương bị giảm sút. Nhận thức về QPTD của một số cán bộ, đảng viên còn thiếu sâu sắc, thiếu cảnh giác trước âm mưu “diễn biến hòa bình”, bạo loạn lật đổ; việc gắn kết giữa phát triển kinh tế với củng cố, tăng cường sức mạnh quốc phòng - an ninh, đặc biệt là các vùng chiến lược, biển, đảo còn chưa chặt chẽ; công nghiệp quốc phòng - an ninh chưa đáp ứng yêu cầu trang bị cho các lực lượng vũ trang,... Tình hình đó đã và đang ảnh hưởng rất lớn đến nhiệm vụ BVTQ, đến quá trình xây dựng nền QPTD, xây dựng KVPT tỉnh (thành) ở nước ta. Chương 2 NỘI DUNG, GIẢI PHÁP XÂY DỰNG TIỀM LỰC CHÍNH TRỊ TINH THẦN TRONG KHU VỰC PHÒNG THỦ TỈNH, HUYỆN HIỆN NAY 2. 1. Nội dung xây dựng tiềm lực xây dựng tiềm lực chính trị - tinh trong thần KVPT tỉnh (thành) 2.1.1. Xây dựng tiềm lực CT-TT trong KVPT tỉnh (thành) phải quán triệt chủ trương, đường lối, quan điểm của Đảng, pháp luật của Nhà nước, tiến hành đồng bộ toàn diện trên các lĩnh vực: Công tác chính trị, tư tưởng, công tác tổ chức và thực hiện tốt hệ thống chính sách xã hội của Đảng và Nhà nước ở địa phương. KVPT tỉnh (thành) là bộ phận hợp thành hệ thống phòng thủ chung của quân khu và cả nước giữ vị trí chiến lược quan trọng trong sự nghiệp xây dựng và BVTQ Việt Nam xã hội chủ nghĩa. Xây dựng và tổ chức hoạt động của KVPT bằng sức mạnh tổng hợp, toàn dân tham gia, các lực lượng vũ trang địa phương làm nòng cốt. Phát huy sức 12 mạnh tại chỗ để chủ động, đủ sức tự xử lý thắng lợi các tình huống về quốc phòng, an ninh xẩy ra trên địa bàn; thực hiện xã giữ xã, huyện giữ huyện, tỉnh giữ tỉnh. Qúa trình xây dựng KVPT phải gắn phòng, chống có hiệu quả âm mưu “diễn biến hoà bình”, gây bạo loạn, lật đổ của các thế lực thù địch, tạo sức mạnh bên trong để ngăn ngừa và đánh thắng chiến tranh xâm lược. KVPT được xây dựng vững mạnh toàn diện, cả về tiềm lực, lực lượng và thế trận trên các mặt chính trị, tư tưởng, kinh tế, văn hoá, xã hội, quốc phòng, an ninh và đối ngoại. Trong đó, nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội là trung tâm, xây dựng Đảng là then chốt, xây dựng, củng cố quốc phòng, an ninh là nhiệm vụ trọng yếu, thường xuyên; lấy xây dựng “thế trận lòng dân” vững chắc, xây dựng xã, phường, thị trấn vững mạnh toàn diện làm nền tảng, gắn bó chặt chẽ liên hoàn với các thành phần thế trận của KVPT cấp huyện và cấp tỉnh. Xây dựng và hoạt động của KVPT đặt dưới sự lãnh đạo tập trung thống nhất của cấp uỷ đảng, sự quản lý, điều hành của chính quyền; cơ quan quân sự phối hơp với cơ quan công an và các ban, ngành, đoàn thể ở địa phương làm tham mưu và tổ chức thực hiện. Xây dựng KVPT phải toàn diện trên tất cả các lĩnh vực: chính trị, tư tưởng, kinh tế, văn hoá, xã hội, quốc phòng, an ninh và đối ngoại. Xây dựng cả tiềm lực, lực lượng và thế trận, nhằm đạt được mục tiêu: vững về chính trị, giầu về kinh tế, mạnh về quốc phòng, an ninh, văn minh về văn hoá - xã hội. Trong đó, “phát triển kinh tế là trung tâm, xây dựng Đảng là then chốt, xây dựng, củng cố quốc phòng, an ninh là nhiệm vụ trọng yếu thường xuyên”. Lấy xây dựng thế trận lòng dân vững chắc, xây dựng xã phường vững mạnh làm nền tảng. 2.1.2. Xây dựng hệ thống chính trị các cấp trong sạch vững mạnh, nâng cao năng lực lãnh đạo, quản lý điều hành và tổ chức thực hiện nhiệm vụ quốc phòng, an ninh, tạo sức mạnh về CT-TT trong KVPT tỉnh (thành) Phải nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của tổ chức đảng các cấp. 13 Tổ chức đảng vừa là bộ phận của hệ thống chính trị ở địa phương, đồng thời, có nhiệm vụ lãnh đạo hệ thống chính trị, nhân tố quyết định bản chất, phương hướng, chỉ đạo toàn bộ mọi lĩnh vực, mọi mặt hoạt động của địa phương. Do đó, xây dựng tiềm lực CT-TT trước hết phải xây dựng tổ chức đảng địa phương trong sạch, vững mạnh để tăng cường vai trò, năng lực lãnh đạo thực hiện các chủ trương, chính sách của Đảng; động viên tập hợp mọi lực lượng, mọi cấp, mọi ngành, mọi giới tích cực tham gia xây dựng và bảo vệ địa phương, BVTQ. Những yếu kém, khuyết điểm trong tổ chức đảng sẽ ảnh hưởng trực tiếp không nhỏ đến xây dựng tiềm lực CT-TT trong KVPT của địa phương, làm cho quần chúng nhân dân bất bình, suy giảm lòng tin vào tổ chức đảng và đội ngũ đảng viên, mất phương hướng, nghi ngờ vào những chủ trương, chính sách của tổ chức đảng và chính quyền địa phương. Vì vậy, phải tập trung bồi dưỡng nâng cao sức chiến đấu và năng lực lãnh đạo của các cấp uỷ đảng từ cơ sở đến huyện, tỉnh, bảo đảm cho các cấp uỷ đảng có đủ năng lực lãnh đạo chính quyền, tổ chức đoàn thể, các lực lượng vũ trang và toàn dân thực hiện tốt nhiệm vụ xây dựng địa phương vững mạnh toàn diện. Đội ngũ đảng viên phải thực sự gương mẫu trước quần chúng cả về phẩm chất, đạo đức và lối sống, gần gũi với dân, thực sự thương yêu, chăm lo đời sống cho nhân dân để củng cố và giữ vững lòng tin của nhân dân. Phải xây dựng chính quyền địa phương vững mạnh, thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ tổ chức thực hiện mọi chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, các mục tiêu chính trị, kinh tế, văn hoá - xã hội, quốc phòng - an ninh ở địa phương; xây dựng và phát huy sức mạnh CTTT của quân, dân địa phương trong xây dựng và bảo vệ địa phương, BVTQ. Xây dựng tiềm lực CT-TT KVPT tỉnh (thành), một phần quan trọng phụ thuộc vào khả năng tổ chức thực hiện của chính quyền các cấp ở địa phương. Trong khi đó, trình độ đội ngũ cán bộ địa phương nhiều nơi còn hạn chế cả về giác ngộ chính trị, trình độ, năng lực quản lý, tổ chức thực hiện, tuyên truyền giáo 14 dục, giác ngộ quần chúng... Do vậy, phải tập trung bồi dưỡng, đào tạo nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ chính quyền địa phương từ cơ sở đến huyện, tỉnh ngang tầm với yêu cầu, nhiệm vụ. Chính quyền địa phương phải được xây dựng vững mạnh, thực sự là chính quyền của dân, do dân và vì dân. Nâng cao chất lượng đại biểu, chất lượng các kỳ họp của hội đồng nhân dân. Nâng cao trình độ quản lý, điều hành, tổ chức thực hiện của ủy ban nhân dân trong phát triển kinh tế, văn hóa - xã hội, quốc phòng - an ninh; khắc phục có hiệu quả nạn quan liêu, tham nhũng, cửa quyền, mất dân chủ, tổ chức cồng kềnh, kém hiệu quả, đang làm giảm lòng tin của nhân dân với chính quyền. Xây dựng Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể nhân dân vững mạnh, thực sự xứng đáng vai trò nòng cốt trong xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân, thắt chặt mối quan hệ giữa nhân dân với Đảng và Nhà nước, tổ chức động viên mọi tầng lớp nhân dân, các dân tộc, tôn giáo hăng hái tham gia thực hiện mọi nhiệm vụ chính trị, kinh tế, văn hoá - xã hội, quốc phòng - an ninh và các phong trào ở địa phương. Thực hiện dân chủ, phản ánh được ý kiến, nguyện vọng chính đáng của quần chúng; hòa giải các mâu thuẫn trong nội bộ nhân dân. Tổ chức tốt các phong trào nhân dân thi đua yêu nước gắn liền với các chương trình, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, nhất là địa bàn vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo; hướng mạnh các hoạt động về cơ sở, cộng đồng dân cư và gia đình. Khắc phục tình trạng mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể nhân dân hoạt động kém hiệu quả; các đoàn thể còn làm việc theo kiểu hành chính, không sát dân, không tập hợp được quần chúng. 2.1.3. Giáo dục bồi dưỡng kiến thức quốc phòng - an ninh cho cán bộ công chức và toàn dân trong KVPT Giáo dục bồi dưỡng quốc phòng và an ninh nhằm nâng cao kiến thức cán bộ công chức và toàn dân về quốc phòng và an ninh, phát huy tinh thần yêu nước, truyền thống dựng nước và giữ nước, lòng tự hào, tự tôn dân tộc, nâng 15 cao ý thức, trách nhiệm, tự giác thực hiện nhiệm vụ quốc phòng và an ninh, BVTQ Việt Nam xã hội chủ nghĩa. Giáo dục bồi dưỡng kiến thức quốc phòng và an ninh cần chú trọng giáo dục về hai nhiệm vụ chiến lược xây dựng và BVTQ, đường lối QPTD, đường lối chiến tranh nhân dân, chủ trương xây dựng KVPT của Đảng và Nhà nước. Để thực hiện nội dung trên cần tập trung làm tốt công tác bồi dưỡng kiến thức quốc phòng - an ninh cho các đối tượng, trước hết là đối với cán bộ chủ chốt các cấp, các ngành từ tỉnh (thành) đến cơ sở và thế hệ trẻ. Hằng năm tổ chức bồi dưỡng những nội dung cơ bản về xây dựng và hoạt động của KVPT cho cán bộ chủ chốt cấp tỉnh (thành); coi trọng việc phổ biến kinh nghiệm của các địa phương; nâng ý thức chính trị về nhiệm vụ chiến lược xây dựng và BVTQ, về đường lối QPTD, thế trận ANND trong tình hình mới cho cộng đồng dân cư ở cơ sở xã (phường), thôn (bản). Trong từng nhiệm kỳ cấp uỷ và hội đồng nhân dân bảo đảm 100% cán bộ chủ chốt trong hệ thống chính trị được bồi dưỡng kiến thức quốc phòng - an ninh theo phân cấp. 2.1.4. Thực hiện chính sách xã hội ở địa phương trong KVPT Công tác chính sách xã hội có vị trí, vai trò hết sức quan trọng trong xây dựng tiềm lực CT-TT KVPT tỉnh (thành). Công tác chính sách xã hội là động lực to lớn để phát huy vai trò nhân tố con người trong thời bình cũng như thời chiến. Chính sách xã hội có tính nhạy cảm cao, trực tiếp tác động đến đời sống vật chất, tinh thần, tâm lý của nhân dân. Vì vậy, sự sai lầm của chính sách xã hội, sẽ làm giảm tiềm lực CT-TT và dễ dẫn đến mất ổn định chính trị. Chính sách xã hội ở nước ta nói chung và các địa phương nói riêng rất đa dạng và phức tạp; do hậu quả chiến tranh để lại và sự phát triển kinh tế - xã hội không đều nên nảy sinh nhiều vấn đề xã hội khác nhau, tác động trực tiếp đến nền kinh tế, cộng đồng và con người. Hiện nay, có hàng loạt vấn đề xã hội đặt ra mà vấn đề nào cũng cấp bách, bức xúc, đòi hỏi được giải quyết như: 16 cứu trợ nạn nhân chiến tranh, trẻ em mồ côi, người già cô đơn không nơi nương tựa, người tàn tật, thất nghiệp, đền ơn đáp nghĩa,... Những năm qua, các cấp ủy, chính quvền địa phương, các đoàn thể, lực lượng vũ trang địa phương đã thực hiện tốt các chính sách xã hội ở địa bàn quản lý. Do đó, công tác chính sách xã hội đã có những chuyển biết tích cực, đặc biệt là chính sách đền ơn đáp nghĩa với thương binh, gia đình liệt sĩ, người có công với cách mạng. Tuy nhiên, công tác chính sách cũng còn có những hạn chế nhất định do điều kiện kinh tế ở địa phương, đặc biệt là vùng núi, vùng sâu, vùng xa, không thể trong một thời gian ngắn có thể đáp ứng thỏa mãn mọi vấn đề xã hội đang đặt ra. Sự hạn chế về công tác chính sách xã hội, đang trực tiếp tác động hạn chế đến xây dựng tiềm lực CT-TT của KVPT tỉnh (thành). Trên cơ sở đường lối cùa Đảng, chính sách của Nhà nước, các địa phương cần thực hiện tốt đối với mọi đối tượng, đặc biệt là chế độ chính sách đối với các gia đình thương binh, người có công, thân nhân của liệt sĩ, gia đình có con em tại ngũ, tham gia lực lượng dân quân tự vệ và dự bị động viên. Quan tâm hơn nữa đến các quân nhân hoàn thành nghĩa vụ trở về cả về tinh thần, vật chất; tạo việc làm ổn định để động viên họ phấn khởi, tự hào, hăng hái tham gia xây dựng lực lượng dự bị động viên, dân quân tự vệ và sẵn sàng nhận nhiệm vụ chiến đấu khi có tình huống xảy ra. 2.1.5. Thực hiện tốt chính sách về dân tộc, tôn giáo, kiên quyết đấu tranh làm thất bại âm mưu lợi dụng dân tộc, tôn giáo của các thế lực thù địch Đây là nội dung rất quan trọng được Đảng ta giải quyết tốt trong các giai đoạn cách mạng, một nguyên nhân dẫn đến thắng lợi to lớn của cách mạng nước ta. Bởi vì, nó liên quan đến sự thống nhất của cộng đồng quốc gia, dân tộc, sự ổn định chính trị - xã hội, phát triển kinh tế, củng cố quốc phòng - an ninh, tạo nên sức mạnh tổng hợp của đất nước, địa phương, làm thất bại mọi 17 âm mưu phá hoại của kẻ địch. Tăng cường khối đại đoàn kết toàn dân ở các địa phương sẽ tạo ra sự thống nhất cao về chính trị trong toàn dân, các lực lượng vũ trang; là một nội dung cơ bản trong xây dựng tiềm lực CT-TT KVPT tỉnh (thành). Cấp uỷ, chính quyền địa phương, các cơ quan, tổ chức phải không ngừng nâng cao nhận thức, quan điểm, năng lực, quán triệt và tổ chức thực hiện các nghị quyết, chỉ thị của Đảng, Nhà nước về chính sách dân tộc, tôn giáo; chỉ đạo các cơ quan chức năng xây dựng chương trình cụ thể và triển khai kịp thời các chính sách dân tộc, tôn giáo ở địa phương; củng cố khối đại đoàn kết toàn dân tộc, đoàn kết lương - giáo; kết hợp giữa giáo dục và tuyên truyền, vận động; quan tâm thực hiện chính sách ưu đãi đối với đồng bào dân tộc thiểu số, nơi vùng sâu vùng xa, vùng biên giới; phát triển kinh tế, xã hội đi đôi với thực hiện xoá đói, giảm nghèo; đưa hoạt động tôn giáo vào quản lý bằng pháp luật. Kiên quyết đấu tranh làm thất bại âm mưu lợi dụng dân tộc, tôn giáo để chống phá; chủ động xử lý kịp thời các vấn đề về dân tộc, tôn giáo trên địa bàn. Nắm và giải quyết những mâu thuẫn trong nội bộ nhân dân, thực hiện tốt quy chế dân chủ ở cơ sở, giữ vững ổn định an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội. 2.1.6. Xây dựng lực lượng vũ trang trong KVPT tỉnh (thành phố) vững mạnh về mọi mặt, nhất là vững mạnh về chính trị Lực lượng vũ trang trong KVPT tỉnh (thành) là lực lượng nòng cốt thực hiện nhiệm vụ quốc phòng - an ninh, xây dựng KVPT tỉnh (thành) thời bình và phong trào toàn dân đánh giặc khi chiến tranh xảy ra, Trước hết, phải chăm lo xây dựng đảng bộ, chi bộ quân sự trong sạch, vững mạnh. Chăm lo xây dựng các cơ quan quân sự vững về mọi mặt, đủ sức tham mưu đắc lực cho cấp uỷ, chính quyền địa phương và xây dựng đội ngũ cán bộ, nhân viên của các cơ quan thực sự giỏi về chuyên môn, nghiệp vụ, nắm vững chức năng, nhiệm 18 vụ, phạm vi, trách nhiệm và mối quan hệ, để phối hợp thực hiện nhiệm vụ xây dựng và tác chiến KVPT tỉnh, phương án A2 theo đúng quy chế của Thủ tướng Chính phủ. Tiếp tục kiện toàn, bồi dưỡng nâng cao năng lực của cơ quan chính trị, đội ngũ chính ủy, chính trị viên theo tinh thần Nghị quyết 51NQ/TW của Bộ chính trị. Hoàn chỉnh quy chế làm việc của cơ quan chính trị, chính trị viên ở các xã, phường, thị trấn. Chủ động phối hợp với các ban, ngành, đoàn thể địa phương làm tốt công tác giáo dục chính trị, tư tưởng, công tác giáo dục quốc phòng - an ninh, vận động nhân dân tích cực tham gia đóng góp sức người, cơ sở vật chất cho xây dựng KVPT tỉnh (thành). 2.1.7. Phát triển giáo dục và đào tạo, đẩy mạnh công tác thông tin, văn hoá, văn nghệ, phát thanh truyền hình, thể dục, thể thao để nâng cao dân trí và chất lượng nguồn nhân lực cho quốc phòng, an ninh. Giữ gìn, phát huy bản sắc văn hoá dân tộc; ngăn chặn sự xâm nhập các văn hoá phẩm độc hại; phòng chống các tệ nạn xã hội, vi phạm pháp luật, tội phạm, xây dựng đời sống văn hoá, tinh thần lành mạnh trong KVPT. 2.1.8. Phát triển công tác đối ngoại nhân dân ở các địa phương thuộc KVPT có chung đường biên giới với các nước láng giềng theo quan điểm đường lối đối ngoại của Đảng Cần xây dựng, củng cố mối quan hệ hữu nghị, hợp tác với các nước láng giềng có chung đường biên giới trên từng lĩnh vực theo từng cấp, từng ngành, từng lực lượng; nâng cao hiệu quả công tác đối ngoại nhân dân gắn với đối ngoại quân sự theo các điều ước quốc tế để ổn định lâu dài. Cơ quan quân sự phối hợp với cơ quan, ban, ngành tham mưu cho cấp uỷ Đảng, chính quyền địa phương xây dựng quy chế phối hợp, giúp đỡ chính quyền nhân dân và lực lượng nước láng giềng đối diện. Thường xuyên tiếp xúc, thông báo tình hình, tranh thủ sự ủng hộ của chính quyền nhân dân các địa phương nước láng giềng, vừa phát triển kinh tế, xã hội, vừa giữ vững chủ quyền, an ninh biên giới. 19 Các nội dung xây dựng tiềm lực CT-TT trên chính là xây dựng cho được “thế trận lòng dân” thực sự vững chắc. Bởi cách mạng là sự nghiệp của quần chúng, mọi việc đều là của dân, do dân. Vì vậy, chủ trương xây dựng KVPT phải được nhân dân hiểu rõ và đồng tình ủng hộ. Nhân dân có niềm tin tuyệt đối vào sự lãnh đạo của Đảng, Nhà nước, vào cấp uỷ, chính quyền địa phương, có ý chí quyết tâm sắt đá, tin tưởng vào thắng lợi của sự nghiệp cách mạng, ra sức phấn đấu trong lao động sản xuất, xây dựng và phát triển kinh tế, xã hội, củng cố quốc phòng, an ninh trong KVPT, đấu tranh với các âm mưu thủ đoạn của các thế lực thù địch, sẵn sàng chiến đấu hy sinh để bảo vệ địa phương. Đạt được điều đó, chính là đã tạo được “thế trận lòng dân” vững chắc trong KVPT. Đó là thế trận cơ bản nhất, kiên cố nhất, không một thế lực nào có thể phá vỡ nổi. 2.2. Những giải pháp chủ yếu nhằm xây dựng tiềm lực CT-TT trong KVPT tỉnh (thành) hiện nay 2.2.1. Tăng cường sự lãnh đạo của tỉnh ủy, huyện ủy, quản lý điều hành, tổ chức thực hiện của chính quyền tỉnh (thành) đối với việc xây dựng tiềm lực CT-TT trong KVPT Đây là giải pháp giữ vị trí quyết định đến kết quả xây dựng tiềm lực CTTT trong KVPT tỉnh (thành). Chỉ có tăng cường sự lãnh đạo của cấp ủy Đảng, quản lý điều hành tổ chức thực hiện của chính quyền tỉnh (thành) mới phát huy triệt để sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị và toàn dân tham gia. Trước hết, cần đổi mới, nâng cao chất lượng nghị quyết lãnh đạo về xây dựng KVPT, tăng cường hiệu lực lãnh đạo của các cấp ủy đảng với các cấp chính quyền trong việc thực hiện các chỉ thị, nghị quyết lãnh đạo, chỉ đạo về xây dựng KVPT tỉnh (thành). Lãnh đạo các cơ quan, ban, ngành và đoàn thể trong phối hợp thực hiện theo chức năng nhiệm vụ trong xây dựng KVPT. Lãnh đạo thực hiện tốt các chính sách có liên quan đến xây dựng KVPT tỉnh (thành) nói riêng và nhiệm vụ quốc phòng an ninh nói chung. Tăng cường lãnh 20
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan