Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Luyện thi - Đề thi Công chức - Viên chức 276 câu hỏi trắc nghiệm và đáp án thi kiến thức nghiệp vụ tín dụng ngành ngân hà...

Tài liệu 276 câu hỏi trắc nghiệm và đáp án thi kiến thức nghiệp vụ tín dụng ngành ngân hàng

.PDF
62
8968
141

Mô tả:

276 câu hỏi trắc nghiệm và đáp án thi kiến thức nghiệp vụ tín dụng ngành ngân hàng
ĐÁP ÁN 276 CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM KIẾN THỨC NGHIỆP VỤ TÍN DỤNG II. LUẬT CÁC TỔ CHỨC TÍN DỤNG (LUẬT SỐ 47/2010, HIỆU LỰC 01//01/2011) Câu hỏi: Theo quy định tại Luật Các tổ chức tín dụng, khái niệm “cho vay” được hiểu là: Cho vay là hình thức cấp tín dụng, theo đó bên cho vay giao hoặc cam kết giao cho khách hàng một khoản tiền để sử dụng vào mục đích xác định trong một thời gian nhất định theo thỏa thuận với nguyên tắc có hoàn trả cả gốc và lãi. 1. Đúng (Đ4, L2010) 2. Sai Câu hỏi: Theo quy định tại Luật Các tổ chức tín dụng năm 2010, khái niệm “Cấp tín dụng” được hiểu là: 1. Là việc thỏa thuận để tổ chức, cá nhân sử dụng một khoản tiền hoặc cam kết cho phép sử dụng một khoản tiền theo nguyên tắc có hoàn trả bằng nghiệp vụ cho vay, chiết khấu, cho thuê tài chính, bao thanh toán, bảo lãnh ngân hàng và các nghiệp vụ cấp tín dụng khác. (Đ 4 L2010) 2. Là việc tổ chức tín dụng thỏa thuận với khách hàng sử dụng một khoản tiền với nguyên tắc có hoàn trả bằng các nghiệp vụ cho vay, chiết khấu, cho thuê tài chính, bảo lãnh ngân hàng và các nghiệp vụ cấp tín dụng khác (Đ20 L1997). Câu hỏi: Theo quy định tại Luật Các tổ chức tín dụng năm 2010, khái niệm “cho vay” được hiểu là: 1. Là hình thức cấp tín dụng, theo đó bên cho vay giao cho khách hàng sử dụng một khoản tiền để sử dụng vào mục đích và thời gian nhất định theo thỏa thuận với nguyên tắc có hoàn trả cả gốc và lãi 2. Là hình thức cấp tín dụng, theo đó bên cho vay giao hoặc cam kết giao cho khách hàng một khoản tiền để sử dụng vào mục đích xác định trong một thời gian nhất định theo thỏa thuận với nguyên tắc có hoàn trả cả gốc và lãi.(Đ 4, L2010) Câu hỏi: Theo quy định tại Luật Các tổ chức tín dụng, Ngân hàng thương mại nhà nước được thành lập, tổ chức dưới hình thức: 1. Công ty TNHH một thành viên do Nhà nước sở hữu 100% vốn điều lệ. (Điều 6, Luật 2010) 2. Công ty TNHH một thành viên hoặc từ hai thành viên trở lên. 3. Công ty cổ phần. Câu hỏi: Theo quy định tại Luật Các tổ chức tín dụng, Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài được hợp tác và cạnh tranh trong hoạt động ngân hàng và hoạt động kinh doanh khác theo quy định của pháp luật. 1. Đúng (Đ9) 1 2. Sai Câu hỏi: Luật Các tổ chức tín dụng quy định: Cho phép Các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài cạnh tranh hoặc hành vi cạnh tranh không lành mạnh có nguy cơ gây tổn hại hoặc gây tổn hại đến việc thực hiện chính sách tiền tệ quốc gia, an toàn của hệ thống các tổ chức tín dụng, lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân. 1. Đúng. 2. Sai (Đ9) Câu hỏi: Theo quy định tại Luật Các tổ chức tín dụng 2010, các hành vi cạnh tranh không lành mạnh bao gồm: 1. Khuyến mại bất hợp pháp; thông tin sai sự thật làm tổn hại đến lợi ích của tổ chức tín dụng khác và của khách hàng. 2. Đầu tư lũng đọan thị trường tiền tệ, vàng, ngoại tệ. 3. Luật không quy định mà giao cho Chính phủ quy định cụ thể các hành vi cạnh tranh không lành mạnh. (Đ9) 4. Phương án 1,2 đúng Câu hỏi: Theo quy định tại Luật Các tổ chức tín dụng 2010, thẩm quyền quy định các hành vi cạnh tranh không lành mạnh trong hoạt động ngân hàng và hình thức xử lý hành vi này thuộc về: 1. Chính phủ. (Điều 9) 2. Thủ tướng Chính phủ 3. Ngân hàng Nhà nước. 4. Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Câu hỏi: Luật Các tổ chức tín dụng quy định: Trong mọi trường hợp, Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài không được cung cấp thông tin liên quan đến tài khoản, tiền gửi, tài sản gửi, các giao dịch của khách hàng tại tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài cho tổ chức, cá nhân khác. 1. Đúng. 2.Sai (Điều 14) Câu hỏi: Theo quy định tại Luật Các tổ chức tín dụng, trường hợp ngừng giao dịch trong thời gian giao dịch chính thức, tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài phải niêm yết tại nơi giao dịch chậm nhất là bao nhiêu giờ trước thời điểm ngừng giao dịch: 1. 24 giờ (Điều 10) 2. 48 giờ 3. 72 giờ. 2 Câu hỏi: Theo quy định tại Luật Các tổ chức tín dụng, các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài được phép ngừng giao dịch quá 01 ngày làm việc trong các trường hợp nào sau đây: 1. Trường hợp bất khả kháng 2. Được Ngân hàng Nhà nước chấp thuận bằng văn bản 3. Không được phép ngừng giao dịch. 4. Phương án 1,2 đúng. (Điều 29) Câu hỏi: Theo quy định tại Luật Các tổ chức tín dụng, tổ chức tín dụng có quyền thỏa thuận về lãi suất, phí cấp tín dụng trong hoạt động ngân hàng của tổ chức tín dụng theo quy định của pháp luật. 1. Đúng. (Điều 91) 2. Sai Câu hỏi: Theo quy định tại Luật Các tổ chức tín dụng, trong trường hợp hoạt động ngân hàng có diễn biến bất thường, để đảm bảo an toàn của hệ thống tổ chức tín dụng, Ngân hàng Nhà nước có quyền quy định cơ chế xác định phí, lãi suất trong hoạt động kinh doanh của tổ chức tín dụng. 1. Đúng. (Điều 91) 2. Sai Câu hỏi: Quyền vay vốn của các Ngân hàng thương mại được quy định tại Luật Các tổ chức tín dụng: 1. Các Ngân hàng thương mại được vay vốn của các tổ chức tín dụng, tổ chức tài chính trong nước và nước ngoài theo quy định của pháp luật. 2. Các ngân hàng thương mại được vay vốn của Ngân hàng Nhà nước dưới hình thức tái cấp vốn theo quy định của Luật Ngân hàng Nhà nước 3. Cả 2 phương án 1 và 2 đều đúng (điều 99, 100) 4. Cả 2 phương án 1 và 2 đều sai. Câu hỏi: Theo quy định tại Luật Các tổ chức tín dụng, khi phát hiện khách hàng cung cấp thông tin sai sự thật, vi phạm các quy định trong hợp đồng tín dụng, tổ chức tín dụng có quyền: 1. Tạm ngừng cho vay. 2. Chấm dứt việc cấp tín dụng, thu hồi nợ trước hạn. (điều 95) 3. Khởi kiện trước pháp luật. Câu hỏi: Theo quy định tại Luật Các tổ chức tín dụng, trong trường hợp khách hàng không trả được nợ đến hạn, nếu các bên không có thoả thuận khác, tổ chức tín dụng có quyền: 3 1. Xử lý nợ, tài sản bảo đảm tiền vay theo hợp đồng cấp tín dụng, hợp đồng bảo đảm và quy định của pháp luật (điều 95) 2. Khởi kiện trước pháp luật. 3. Phương án 1 và 2. Câu hỏi: Theo quy định tại Luật Các tổ chức tín dụng, ngân hàng thương mại được dùng nguồn vốn nào để góp vốn, mua cổ phần của doanh nghiệp: 1.Vốn điều lệ và quỹ dự trữ. (điều 103) 2. Nguồn vốn huy động. 3. Cả phương án 1,2. Câu hỏi: Theo quy định tại Luật Các tổ chức tín dụng, tổ chức tín dụng có quyền miễn, giảm lãi suất, phí cho khách hàng theo quy định của: 1. Chính phủ. 2. Ngân hàng Nhà nước. 3. Nội bộ của tổ chức tín dụng. (điều 95) Câu hỏi: Theo quy định tại Luật Các tổ chức tín dụng, tổ chức tín dụng được phép cho vay để góp vốn vào tổ chức tín dụng khác trên cơ sở nhận tài sản bảo đảm bằng cổ phiếu của chính tổ chức tín dụng nhận góp vốn: 1. Đúng. 2. Sai. (điều 126) Câu hỏi: Theo quy định tại Luật Các tổ chức tín dụng, tổ chức tín dụng không được cấp tín dụng trên cơ sở nhận bảo đảm bằng cổ phiếu của chính tổ chức tín dụng hoặc công ty con của tổ chức tín dụng. 1. Đúng. (điều 126) 2. Sai. Câu hỏi: Theo quy định tại Luật Các tổ chức tín dụng, tổ chức tín dụng không được cấp tín dụng đối với các tổ chức, cá nhân nào sau đây: 1. Thành viên Hội đồng quản trị, thành viên Hội đồng thành viên, thành viên Ban kiểm soát, Tổng giám đốc (giám đốc), Phó Tổng giám đốc (Phó giám đốc) và các chức danh tương đương của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài. (điều 126) 2. Người thẩm định, xét duyệt cấp tín dụng. 3. Cả 2 phương án 1,2. Câu hỏi: Theo quy định tại Luật Các tổ chức tín dụng, tổ chức tín dụng không được cấp tín dụng không có bảo đảm bằng tài sản, cấp tín dụng với điều kiện ưu đãi cho các đối tượng sau: 4 1. Cha, mẹ, vợ chồng, con của thành viên Hội đồng quản trị, thành viên Hội đồng thành viên, thành viên Ban kiểm soát, Tổng giám đốc (Giám đốc), Phó Tổng giám đốc (Phó giám đốc) và các chức danh. 2. Tổ chức kiểm toán, kiểm toán viên đang kiểm toán tại tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài; thanh tra viên đang thanh tra tại tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài. Câu hỏi: Theo quy định tại Luật Các tổ chức tín dụng, tổng dư nợ cho vay đối với các đối tượng không được cấp không có bảo đảm, cấp tín dụng với điều kiện ưu đãi (trừ các công ty con, công ty liên kết của tổ chức tín dụng hoặc doanh nghiệp mà tổ chức tín dụng nắm quyền kiểm soát) không được vượt quá tỷ lệ nào sau đây trên vốn tự có của tổ chức tín dụng: 1. 5% (điều 127) 2. 10% 3. 15%. Câu hỏi: Theo quy định tại Luật Các tổ chức tín dụng, tổng mức dư nợ cấp tín dụng đối với một đối tượng là các công ty con, công ty liên kết của tổ chức tín dụng hoặc doanh nghiệp mà tổ chức tín dụng nắm quyền kiểm soát không được vượt quá: 1. 10% vốn tự có của tổ chức tín dụng (K4, điều 217) 2. 15% vốn tự có của tổ chức tín dụng 3. 20% vốn tự có của tổ chức tín dụng. Câu hỏi: Theo quy định tại Luật Các tổ chức tín dụng, trong trường hợp đặc biệt, để thực hiện nhiệm vụ kinh tế- xã hội mà khả năng hợp vốn của các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài chưa đáp ứng được yêu cầu vay vốn, thẩm quyền quyết định mức cấp tín dụng vượt quá giới hạn tối đa do: 1. Thủ tướng Chính phủ quyết định. (k7, điều 128) 2. Thống đốc NHNN quyết định. Câu hỏi: Theo quy định tại Luật Các tổ chức tín dụng, tổng mức góp vốn, mua cổ phần của một Ngân hàng thương mại vào các doanh nghiệp, kể cả các công ty con, công ty liên kết của ngân hàng thương mại đó không vượt quá: 1. 30% vốn điều lệ và quỹ dự trữ của ngân hàng thương mại. 2. 40% vốn điều lệ và quỹ dự trữ của ngân hàng thương mại. (k2 điều 129) 3. 50% vốn điều lệ và quỹ dự trữ của ngân hàng thương mại. Câu hỏi: Theo quy định tại Luật Các tổ chức tin dụng, tổ chức tín dụng phải duy trì các tỷ lệ đảm bảo an toàn: 1. Tỷ lệ chi trả; tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu; tỷ lệ tối đa nguồn vốn ngắn hạn được sử dụng để cho vay trung và dài hạn; trạng thái ngoại tệ, vàng tối đa so với vốn tự có; tỷ lệ dư nợ cho vay so với tổng tiền gửi; các tỷ lệ tiền gửi trung, dài hạn so với tổng dư nợ cho vay trung, dài hạn. (điều 130) 5 2. Khả năng chi trả; tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu; tỷ lệ tối đa nguồn vốn ngắn hạn để cho vay trung dài hạn; tỷ lệ tối đa dư nợ cho vay so với số dư tiền gửi. Câu hỏi: Theo quy định tại Luật các tổ chức tín dụng, trong mọi trường hợp, tổ chức tín dụng không được kinh doanh bất động sản: 1. Đúng. 2. Sai. (điều 132) Câu hỏi: Luật Các tổ chức tín dụng quy định: Tổ chức tín dụng được mua, đầu tư, sở hữu bất động sản để sử dụng làm trụ sở kinh doanh, địa điểm làm việc hoặc cơ sở kho tàng phục vụ trực tiếp cho các hoạt động nghiệp vụ của tổ chức tín dụng; được cho thuê một phần trụ sở kinh doanh chưa sử dụng hết, thuộc sở hữu của tổ chức tín dụng. 1. Đúng. (k1, điều 132) 2. Sai Câu hỏi: Tổ chức tín dụng được mua, đầu tư vào tài sản cố định phục vụ trực tiếp cho hoạt động không vượt quá: 1. 30% vốn điều lệ và quỹ dự trữ bổ sung vốn điều lệ. 2. 40% vốn điều lệ và quỹ dự trữ bổ sung vốn điều lệ. 3. 50% vốn điều lệ và quỹ dự trữ bổ sung vốn điều lệ. (điều 140) Câu hỏi: Tổ chức, cá nhân nào có thẩm quyền quyết định đặt tổ chức tín dụng vào tình trạng kiểm soát đặc biệt: 1. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (điều 147) 2.Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. 3. Chính phủ. 4. Thủ tướng Chính phủ. Câu hỏi: Luật các tổ chức tín dụng 2010 quy định: Tổ chức tín dụng được vay đặc biệt của Ngân hàng Nhà nước và các tổ chức tín dụng khác. Khoản vay này sẽ được hoàn trả theo phương án nào sau đây: 1. Ưu tiên hoàn trả trước tất cả các khoản nợ khác của tổ chức tín dụng. (k2, điều 151) 2. Hoàn trả theo kỳ hạn trên các Hợp đồng tín dụng đã thoả thuận với các tổ chức tín dụng khác hoặc với Ngân hàng Nhà nước. 3. Được phép hoàn trả sau các khoản nợ khác của tổ chức tín dụng. Câu hỏi: Theo quy định tại Luật Các tổ chức tín dụng, Tổ chức tín dụng không được cấp tín dụng đối với các trường hợp nào sau đây: 1. Tổ chức kiểm toán, kiểm toán viên đang kiểm toán tại tổ chức tín dụng; Kế toán trưởng; Thanh tra viên. 2. Các cổ đông lớn của tổ chức tín dụng 6 3. Bố, mẹ, vợ, chồng, con của thành viên Hội đồng quản trị, Hội đồng thành viên, Ban kiểm soát, Tổng giám đốc (Giám đốc), Phó Tổng giám đốc (Phó Giám đốc) và các chức danh tương đương của tổ chức tín dụng. (điều 126) Câu hỏi: Một cổ đông lớn của tổ chức tín dụng và là một khách hàng truyền thống có uy tín trong quan hệ với ngân hàng lập dự án xin vay vốn với số tiền vay khá lớn, thời gian dài nhưng tạm thời thiếu 1 phần tài sản bảo đảm tiền vay (hồ sơ vay vốn đầy đủ, hợp lệ). Để thực hiện chính sách khách hàng và đã có đủ cơ sở cho vay an toàn, cán bộ tín dụng sau khi thẩm định đã đồng ý cho khách hàng vay vốn theo đúng yêu cầu của khách hàng đó. Trên cơ sở Luật Các tổ chức tín dụng, quyết định trên là đúng hay sai. 1. Đúng. 2. Sai (điều 127) Câu hỏi: Theo quy định tại Luật Các tổ chức tín dụng, trong mọi trường hợp, tổng dư nợ cho vay đối với một khách hàng không được vượt quá 15% vốn tự có của ngân hàng thương mại. 1. Đúng. 2. Sai (k7 điều 128) Câu hỏi: Luật Các tổ chức tín dụng quy định: Khi hoạt động của tổ chức tín dụng trong tình trạng có nguy cơ mất khả năng chi trả; nợ không có khả năng thu hồi có nguy cơ dẫn đến mất khả năng thanh toán; khi số lỗ luỹ kế của tổ chức tín dụng lớn hơn 50% giá trị thực có của vốn điều lệ và các quỹ ghi trong báo cáo tài chính đã được kiểm toán gần nhất; hai năm liên tục bị xếp loại yếu kém theo quy định của Ngân hàng Nhà nước; không duy trì được tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu trong thời hạn 1 năm liên tục hoặc tỷ lệ vốn an toàn tối thiểu thấp hơn 4% trong thời hạn 6 tháng liên tục thì Ngân hàng Nhà nước có thể xem xét, đặt tổ chức tín dụng vào tình trạng kiểm soát đặc biệt. 1. Đúng. 2. Sai (k3, điều 146) Câu hỏi: Theo Luật Các tổ chức tín dụng, trong điều kiện đặc biệt, tổ chức tín dụng được mua, đầu tư vào tài sản cố định của mình lớn hơn hoặc bằng 50% vốn tự có. 1. Đúng. 2. Sai (điều 140) Câu hỏi: Luật Các tổ chức tín dụng quy định: Khi tổ chức tín dụng được đặt vào tình trạng kiểm soát đặc biệt, Ban kiểm soát đặc biệt có quyền đình chỉ, tạm đình chỉ quyền quản trị, điều hành, kiểm soát tổ chức tín dụng của thành viên Hội đồng quản trị, Hội đồng thành viên, Ban kiểm soát, Tổng giám đốc (Giám đốc), Phó tổng giám đốc (Phó giám đốc) nếu thấy cần thiết. 1. Đúng. (k2, điều 148) 2. Sai 7 Câu hỏi: Một cổ đông xin vay vốn tại tổ chức tín dụng, có tài sản cầm cố bằng cổ phiếu của họ tại chính tổ chức tín dụng đó (giả sử hồ sơ xin vay và các điều kiện vay vốn khách hàng đáp ứng đầy đủ, hợp lệ). Theo quy định tại Luật Các tổ chức tín dụng, anh (chị) có giải quyết cho khách hàng vay không? 1. Có. 2. Không. (k5 điều 126) Câu hỏi: Những khoản cho vay từ các nguồn vốn uỷ thác của Chính phủ, của các tổ chức, cá nhân hoặc những khoản cho tổ chức tín dụng khác vay thì mức cho vay một khách hàng có thể vượt 15% vốn tự có của tổ chức tín dụng. 1. Đúng. (k3 điều 128) 2. Sai Câu hỏi: Sau khi nắm giữ bất động sản do việc xử lý nợ vay, chi nhánh Agribank A đã bán toàn bộ nhà xưởng và đề nghị cơ quan có thẩm quyền chuyển quyền sử dụng đất cho Doanh nghiệp B. Một cơ quan chức năng kiểm tra và kiến nghị dừng thực hiện vì ngân hàng không được kinh doanh bất động sản theo quy định của Luật kinh doanh bất động sản. Kiến nghị đó có trái với quy định của Luật các tổ chức tín dụng? 1. Không 2. Có BỘ LUẬT DÂN SỰ Câu hỏi: Một tổ chức được gọi là pháp nhân khi có đủ điều kiện nào sau đây: 1. Được thành lập hợp pháp. 2. Có cơ cấu tổ chức chặt chẽ. 3. Có tài sản độc lập với cá nhân, tổ chức khác và tự chịu trách nhiệm bằng tài sản đó. 4. Nhân danh mình tham gia các quan hệ pháp luật dân sự. 5. Cả phương án 1,2,3,4. (điều 84 LDS 2005) Câu hỏi: Theo quy định tại Bộ luật Dân sự 2005, cá nhân có các quyền, nghĩa vụ dân sự nào sau đây: 1. Quyền nhân thân không gắn với tài sản và quyền nhân thân gắn với tài sản. 2. Quyền sở hữu, quyền thừa kế và các quyền khác gắn với tài sản. 3. Quyền tham gia các quan hệ dân sự và có nghĩa vụ phát sinh từ quan hệ đó. 4. Cả phương án 1,2,3 đều đúng (điều 15 LDS) 5. Cả phương án 1,2,3 đều sai. Câu hỏi: Giao dịch bảo đảm là giao dịch dân sự do các bên thoả thuận hoặc pháp luật có quy định về việc thực hiện biện pháp bảo đảm. Trường hợp giao dịch bảo đảm 8 được đăng ký theo quy định của pháp luật thì giao dịch bảo đảm đó có giá trị pháp lý đối với người thứ 3 kể từ ngày: 1. Thời điểm đăng ký (K3, điều 323LDS) 2. Thời điểm công chứng. 3. Thời điểm bên cuối cùng ký vào hợp đồng bảo đảm. Câu hỏi: Theo quy định hiện hành, một tài sản có thể được dùng để bảo đảm cho: 1. Một nghĩa vụ tại một tổ chức tín dụng. 2. Nhiều nghĩa vụ tại một tổ chức tín dụng. 3. Nhiều nghĩa vụ tại nhiều tổ chức tín dụng. 4. Cả 3 phương án trên đều đúng Câu hỏi: Trường hợp một tài sản được dùng để bảo đảm thực hiện nhiều nghĩa vụ, nếu phải xử lý để thực hiện một nghĩa vụ đến hạn thì: 1. Các nghĩa vụ khác chưa đến hạn đều được coi là đến hạn và các bên cùng nhận tài sản bảo đảm đều được tham gia xử lý tài sản (K3, điều 324LDS) 2. Các nghĩa vụ chưa đến hạn không được coi là đến hạn và các bên tham gia nhận tài sản bảo đảm không được tham gia việc xử lý tài sản. Câu hỏi: Thứ tự ưu tiên thanh toán khi xử lý tài sản bảo đảm trong giao dịch dân sự được quy định: 1. Trong trường hợp giao dịch bảo đảm được đăng ký thì việc xác định thứ tự ưu tiên thanh toán khi xử lý tài sản bảo đảm được xác định theo thứ tự đăng ký.\ 2. Trong trường hợp một tài sản được dùng để bảo đảm thực hiện nhiều nghĩa vụ dân sự mà có giao dịch bảo đảm có đăng ký, có giao dịch bảo đảm không đăng ký thì giao dịch bảo đảm có đăng ký được ưu tiên thanh toán. 3 Trong trường hợp một tài sản dùng để bảo đảm thực hiện nhiều nghĩa vụ dân sự mà các giao dịch bảo đảm đều không có đăng ký thì thứ tự ưu tiên thanh toán được xác định theo thứ tự xác lập giao dịch bảo đảm. 4. Phương án 1,2,3 đều đúng (điều 323 LDS) Câu hỏi: Theo quy định tại Bộ luật Dân sự năm 2005, trong trường hợp thế chấp nhiều tài sản để bảo đảm thực hiện một nghĩa vụ dân sự thì mỗi tài sản được xác định để bảo đảm: 1. Bảo đảm thực hiện toàn bộ nghĩa vụ dân sự. 2. Các bên có thể thoả thuận mỗi tài sản bảo đảm thực hiện một phần nghĩa vụ. 3. Phương án 1 và 2 đều đúng (điều 347 LDS) Câu hỏi: Theo quy định tại Bộ luật Dân sự 2005, việc thế chấp tài sản được chấm dứt trong các trường hợp nào sau đây: 1. Nghĩa vụ được bảo đảm bằng thế chấp chấm dứt. 9 2. Việc thế chấp tài sản bị huỷ bỏ hoặc được thay thế bằng biện pháp bảo đảm khác. 3. Tài sản thế chấp đã được xử lý. 4. Theo sự thoả thuận của các bên. 5. Cả phương án 1,2,3,4 đều đúng (Điều 357 LDS 2005) LUẬT ĐẤT ĐAI 2003 Câu hỏi: Theo quy định của Luật Đất đai 2003, khách hàng nào sau đây không được thế chấp quyền sử dụng đất: 1. Công ty nước ngoài đầu tư tại Việt Nam có quyền sử dụng đất thuê đã trả tiền thuê cho cả thời gian thuê. 2. Tổ chức kinh tế có quyền sử dụng đất thuê sau ngày 1/7/2004. Câu hỏi: Một công ty Nhà nước thuê đất trả tiền hàng năm để xây dựng nhà máy, lắp đặt dây truyền, thiết bị sản xuất hàng tiêu dùng, Ngân hàng đã cho vay để xây dựng nhà máy và lắp đặt dây truyền, thiết bị. Hai bên thoả thuận áp dụng biện pháp bảo đảm bằng tài sản hình thành từ vốn vay. Theo quy định của Luật Đất đai 2003, trong trường hợp này, tài sản bảo đảm sẽ là: 1. Quyền sử dụng đất và nhà xưởng. 2. Dây truyền thiết bị và nhà xưởng. 3. Quyền sử dụng đất và thiết bị. 4. Quyền sử dụng đất, nhà xưởng và thiết bị. Câu hỏi: Theo Luật Đất đai năm 2003 và Nghị định 181/2004/NĐ-CP ngày 29/10/2004 của Chính phủ về thi hành Luật Đất đai, hợp đồng thế chấp, hợp đồng bảo lãnh bằng quyền sử dụng đất có hiệu lực khi nào? 1. Từ thời điểm đăng ký tại Văn phòng đăng ký quyền SDĐ (điều 146 NĐ 181) 2. Từ ngày các bên ký hợp đồng. 3. Từ ngày các bên ký hợp đồng và được chứng nhận của Công chứng Nhà nước hoặc chứng thực của UBND xã, phường, thị trấn nơi có đất. Câu hỏi: Theo Luật Đất đai năm 2003 và Nghị định 181/2004/NĐ-CP ngày 29/10/2004 của Chính phủ về thi hành Luật Đất đai thì cơ quan nào thực hiện đăng ký giao dịch bảo đảm bằng thế chấp, bảo lãnh bằng quyền sử dụng đất: 1. Sở Tài nguyên và Môi trường trực thuộc UBND tỉnh, thành phố; Phòng Tài nguyên và Môi trường trực thuộc UBND quận, huyện. 2. Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất. (điều 46 Luật Đất đai 2003) 3. Tất cả các cơ quan trên. Câu hỏi: Theo Luật Đất đai năm 2003 và Nghị định 181/2004/NĐ-CP ngày 29/10/2004 của Chính phủ về thi hành Luật Đất đai thì giá trị quyền sử dụng đất trong giao dịch bảo đảm được xác định như thế nào? 10 1. Theo khung giá đất do UBND tỉnh, thành phố quy định. 2. Do các bên tham gia giao dịch bảo đảm thoả thuận. 3. Do các bên tham gia giao dịch bảo đảm thoả thuận, trừ trường hợp hộ gia đình, cá nhân được Nhà nước giao đất nông nghiệp không thu tiền sử dụng đất. (điều 64 Luật đất đai 2003) Câu hỏi: Theo Luật Đất đai năm 2003 và Nghị định 181/2004/NĐ-CP ngày 29/10/2004 của Chính phủ về thi hành Luật Đất đai thì việc thực hiện đăng ký giao dịch bảo đảm bằng quyền sử dụng đất phải được 1. Ghi nhận trong hồ sơ địa chính 2. Ghi nhận trong hồ sơ địa chính và trên giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (Điều 130 Luật đất đai, điều 153 NĐ 181) 3. Cấp giấy chứng nhận về đăng ký giao dịch bảo đảm. Câu hỏi: Theo Luật Đất đai năm 2003 và Nghị định 181/2004/NĐ-CP ngày 29/10/2004 của Chính phủ về thi hành Luật Đất đai, Cơ quan đăng ký quyền sử dụng đất thực hiện đăng ký thế chấp, bảo lãnh phải trả lại giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, kết quả đăng ký cho bên nhận thế chấp, bên nhận bảo lãnh trong thời hạn tối đa bao nhiêu ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ: 1. 5 ngày. 2. 5 ngày làm việc (Điều 130 Luật Đất đai 2003, Điều 153 NĐ 181) 3. 7 ngày. 4. 7 ngày làm việc. Câu hỏi: Theo quy định tại Luật Đất đai năm 2003 và Nghị định 181/2004/NĐ-CP ngày 29/10/2004 của Chính phủ về thi hành Luật Đất đai, sau bao nhiêu ngày kể từ ngày ký kết hợp đồng tín dụng, bên thế chấp, bên được bảo lãnh bằng bằng quyền sử dụng đất phải nộp hồ sơ đăng ký thế chấp, bảo lãnh tại Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất: 1. Không quá 5 ngày. 2. Không quá 5 ngày làm việc (Điều 130 Luật Đất đai 2003 hoặc K1, điều 153 NĐ 181) 3. Không quá 7 ngày. 4. Không quá 7 ngày làm việc. LUẬT DOANH NGHIỆP 2005 Câu hỏi: Theo quy định tại Luật Doanh nghiệp 2005, công ty trách nhiệm hữu hạn 2 thàng viên trở lên là doanh nghiệp trong đó thành viên có thể là tổ chức, cá nhân, số lượng thành viên được quy định: 1. Không vượt quá ba mươi. 2. Không vượt quá năm mươi điểm a, k1, điều 38 Luật DN 2005) 11 3. Không vượt quá một trăm. Câu hỏi: Theo quy định tại Luật Doanh nghiệp 2005, các thành viên công ty TNHH chịu trách nhiệm về các khoản nợ và các nghĩa vụ khác của doanh nghiệp trong phạm vi: 1. Số vốn thực tế đã góp vào doanh nghiệp. 2. Số vốn cam kết góp vào doanh nghiệp (điểm b, k1 điều 38) 3. Bằng toàn bộ giá trị tài sản hiện có của công ty. 4. Chịu trách nhiệm đến cùng các khoản nợ và các nghĩa vụ khác trong cả trường hợp công ty đã phá sản giải thể và toàn bộ tài sản của công ty đã được xử lý để thu hồi nợ và thực hiện các nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật. Câu hỏi: Theo quy định tại Luật Doanh nghiệp 2005, công ty TNHH và công ty cổ phần có tư cách pháp nhân kể từ: 1. Từ ngày quyết định thành lập công ty. 2. Kể từ ngày được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh. (k2, điều 38, k2 điều 77) 3. Kể từ ngày công bố khai trương và hoạt động thực tế. Câu hỏi: Theo quy định tại Luật Doanh nghiệp 2005, nhiệm vụ của Hội đồng thành viên công ty TNHH có quyền và nhiệm vụ thông qua hợp đồng vay, cho vay, bán tài sản có giá trị bằng hoặc lớn hơn bao nhiêu phần trăm tổng giá trị tài sản tài sản được ghi trong báo cáo tài chính tại thời điểm công bố gần nhất của công ty. 1. 30%. 2. 40%. 3. 50% (điều 47) Câu hỏi: Theo quy định tại Luật Doanh nghiệp 2005, nhiệm vụ của Hội đồng thành viên công ty TNHH có quyền và nhiệm vụ quyết định phương thức đầu tư có giá trị bao nhiêu phần trăm trên tổng giá trị tài sản được ghi trong báo cáo tài chính tại thời điểm công bố gần nhất: 1. Nhỏ hơn 50%. 2. Bằng 50%. 3. Lớn hơn 50% (điều 47) Câu hỏi: Một Công ty TNHH 2 thành viên trở lên có nhu cầu xin vay vốn tại một tổ chức tín dụng với số tiền 5 tỷ đồng. Tại thời điểm xin vay, giá trị tài sản của công ty được ghi trong báo cáo tài chính trị giá 9,5 tỷ đồng. Theo quy định tại Luật doanh nghiệp, quyền quyết định vay vốn thuộc về: 1. Giám đốc công ty hoặc người được giám đốc uỷ quyền. 2. Hội đồng thành viên công ty (điều 47) 3. Cả 2 phương án trên đều sai. 12 Câu hỏi: Theo quy định tại Luật doanh nghiệp 2005, đối với công ty TNHH 2 thành viên trở lên, công ty có thể tăng vốn điều lệ theo quyết định của Hội đồng thành viên bằng hình thức: 1. Tăng vốn góp của thành viên. 2. Điều chỉnh tăng mức vốn điều lệ tương ứng với giá trị tài sản tăng lên của công ty. 3. Tiếp nhận vốn góp của các thành viên mới. 4. Một trong ba phương án trên đều đúng. Câu hỏi: Theo quy định tại Luật Doanh nghiệp 2005, quyền của chủ sở hữu công ty TNHH một thành viên là quyết định các dự án đầu tư có giá trị bằng bao nhiêu phần trăm trên tổng giá trị tài sản được ghi trong báo cáo tài chính tại thời điểm công bố gần nhất: 1. Nhỏ hơn hoặc bằng 50%. 2. Bằng 50%. 3. Bằng hoặc lớn hơn 50%. (điều 64) 4. Lớn hơn 50% Câu hỏi: Theo quy định tại Luật Doanh nghiệp 2005, quyền của chủ sở hữu công ty TNHH một thành viên là thông qua hợp đồng vay, cho vay và các hợp đồng khác do điều lệ công ty quy định có giá trị bằng bao nhiêu phần trăm trên tổng giá trị tài sản được ghi trong báo cáo tài chính tại thời điểm công bố gần nhất: 1. Nhỏ hơn hoặc bằng 50%. 2. Bằng 50%. 3. Bằng hoặc lớn 50%. (điều 64) 4. Lớn hơn 50% Câu hỏi: Trong trường hợp công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên quyết định tăng vốn điều lệ bằng cách huy động thêm vốn góp của người khác, công ty sẽ: 1. Giữ nguyên trạng thái công ty và thông báo bằng văn bản đến cơ quan đăng ký kinh doanh để đăng ký thay đổi giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày thành viên mới cam kết góp vốn vào công ty. 2. Phải đăng ký chuyển đổi thành công ty trách nhiệm hữu hạn 2 thành viên trở lên trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày thành viên mới cam kết góp vốn vào công ty. Câu hỏi: Theo quy định tại Luật Doanh nghiệp 2005, các cổ đông chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ và các nghĩa vụ khác của doanh nghiệp trong phạm vi: 1. Số vốn đã góp vào doanh nghiệp. 2. Số vốn cam kết góp vào doanh nghiệp. 3. Chịu trách nhiệm vô hạn đối với các khoản nợ và nghĩa vụ khác của doanh nghiệp. 13 Câu hỏi: Đối với Công ty cổ phần, thẩm quyền quyết định đầu tư hoặc bán số tài sản có giá trị bằng hoặc lớn hơn 50% tổng giá trị tài sản được ghi trong báo cáo tài chính gần nhất của công ty nếu Điều lệ của công ty không quy định một tỷ lệ khác thuộc về: 1. Đại hội đồng cổ đông. (điều 96) 2. Hội đồng quản trị. 3.Tổng giám đốc công ty hoặc người được Tổng giám đốc uỷ quyền. Câu hỏi: Việc thông qua các hợp đồng mua, bán, vay, cho vay và hợp đồng khác có giá trị bằng hoặc lớn hơn 50% tổng giá trị tài sản được ghi trong báo cáo tài cính gần nhất của công ty cổ phần (trừ hợp đồng và giao dịch quy định tại khoản 1,3 điều 120) thuộc về: 1. Đại hội đồng cổ đông. 2. Hội đồng quản trị (điều 108) 3. Tổng giám đốc công ty hoặc người được Tổng giám đốc uỷ quyền. LUẬT PHÁ SẢN: Câu hỏi: Theo quy định của Luật phá sản, trường hợp Thẩm phán ra quyết định mở thủ tục thanh lý đối với một doanh nghiệp thì các khoản nợ được bảo đảm bằng tài sản thế chấp hoặc cầm cố được xác lập trước khi Toà án thụ lý đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản được xử lý: 1. Được ưu tiên thanh toán bằng tài sản đó. 2. Được thanh toán bằng tài sản đó sau khi thực hiện nghĩa vụ đối với người lao động trong doanh nghiệp và nghĩa vụ thuế đối với nhà nước. Câu hỏi: Theo quy định của Luật phá sản, kể từ ngày nhận được quyết định mở thủ tục phá sản, các hoạt động nào sau đây của doanh nghiệp bị nghiêm cấm: 1. Chuyển các khoản nợ không có bảo đảm thành nợ có bảo đảm bằng tài sản của doanh nghiệp. 2. Cầm cố, thế chấp, chuyển nhượng, bán, tặng cho, cho thuê tài sản. 3. Thanh toán các khoản nợ mới phát sinh từ hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, hợp tác xã và trả lương cho người lao động trong doanh nghiệp, hợp tác xã. Câu hỏi: Theo quy định của Luật phá sản, sau khi nhận được quyết định mở thủ tục phá sản, các hoạt động sau đây của doanh nghiệp, hợp tác xã phải được sự đồng ý bằng văn bản của Thẩm phán trước khi thực hiện: 1. Vay tiền; cầm cố, thế chấp, chuyển nhượng, bán, tặng cho, cho thuê tài sản. 2. Chuyển các khoản nợ không có bảo đảm thành nợ có bảo đảm bằng tài sản của doanh nghiệp 3. Thanh toán nợ không có bảo đảm. 14 Câu hỏi: Theo quy định của Luật phá sản, các giao dịch nào sau đây của doanh nghiệp, lâm vào tình trạng phá sản được thực hiện trong khoảng thời gian ba tháng trước ngày Toà án thụ lý đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản bị coi là vô hiệu: 1. Thanh toán các khoản nợ chưa đến hạn. 2. Thực hiện việc thế chấp, cầm cố tài sản đối với các khoản nợ. 3. Cả 2 phương án trên đều đúng. 4. Cả 2 phương án trên đều sai. Câu hỏi: Ngày 30 tháng 10 năm 2010 là ngày cuối cùng đăng báo về quyết định của Toà án về mở thủ tục phá sản đối với doanh nghiệp A. Theo quy định của Luật Phá sản, sau bao nhiêu ngày, ngân hàng nơi cho vay phải gửi giấy đòi nợ cho Toà án kèm theo các tài liệu có liên quan chứng minh về các khoản nợ đó? 1. Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày 30/10/2010. 2. Trong thời hạn 45 ngày kể từ ngày 30/10/2010. 3. Trong thời hạn 60 ngày làm việc kể từ ngày 30/10/2010. 4. Trong thời hạn 90 ngày kể từ ngày 30/10/2010. VII. QUY CHẾ CHO VAY CỦA AGRIBANK (QĐ 666 và các quy định cho vay đặc thù) Câu hỏi: Theo quy định tại Quy chế cho vay ban hành kèm theo Quyết định số 666/QĐ-HĐQT-TDHo thì thời gian ân hạn được hiểu là: 1. Là khoảng thời gian lắp đặt, chạy thử máy móc, thiết bị mà vốn chưa phát huy hiệu quả. 2. Là khoảng thời gian từ ngày khách hàng nhận tiền vay lần đầu tiên cho đến ngày trước liền kề ngày bắt đầu của kỳ hạn trả nợ gốc đầu tiên. 3. Cả 2 phương án trên đều sai. Câu hỏi: Theo quy định tại quy chế cho vay ban hành kèm theo Quyết định số 666/QĐ-HĐQT-TDHo thì thời hạn cho vay được định nghĩa là khoảng thời gian được tính: 1. Từ khi khách hàng bắt đầu nhận vốn vay cho đến thời điểm trả hết nợ gốc và lãi vốn vay (kể cả lãi quá hạn). 2. Từ khi khách hàng và ngân hàng ký hợp đồng tín dụng đến khi trả hết nợ (cả gốc và lãi). 3. Từ khi khách hàng bắt đầu nhận vốn vay đến thời điểm trả hết nợ gốc và lãi vốn vay đã được thoả thuận trong hợp đồng tín dụng giữa NHNo và khách hàng. 4. Khoảng thời gian kể từ khi hết thời gian ân hạn đến khi trả hết nợ gốc, lãi và phí (nếu có) 5. Tổng thời hạn các kỳ trả nợ mà khách hàng đã thực hiện trong quá trình vay. 15 Câu hỏi: Căn cứ để xác định mức cho vay theo quy chế cho vay ban hành kèm theo Quyết định 666/QĐ-HĐQT-TDHo: 1. Bằng nhu cầu vốn theo phương án, dự án vay vốn trừ đi vốn tự có và vốn khác của khách hàng vay. 2. Căn cứ tỷ lệ cho vay tối đa so với giá trị tài sản đảm bảo tiền vay. 3. Căn cứ nhu cầu vay vốn; tỷ lệ (%) được cho vay so với giá trị tài sản bảo đảm tiền vay; và khả năng hoàn trả nợ của khách hàng vay; khả năng nguồn vốn của NHNo nơi cho vay. Câu hỏi: Theo quy chế cho vay ban hành kèm theo Quyết định 666/QĐ-HĐQTTDHo, khi khoản vay bị chuyển sang NQH, Agribank nơi cho vay áp dụng thu lãi đối với khoản nợ gốc quá hạn như sau: 1. Lãi suất phạt bằng 150% so với lãi suất cho vay đã ghi trên hợp đồng tín dụng. 2. Lãi suất NQH theo mức qui định của Giám đốc chi nhánh tại thời điểm thu nợ. 3. Lãi suất NQH theo mức qui định của Thống đốc NHNN tại thời điểm ký HĐ tín dụng 4. Lãi suất NQH tối đa bằng 150% lãi suất cho vay áp dụng trong thời hạn cho vay đã được ký kết hoặc điều chỉnh trong hợp đồng tín dụng. Câu hỏi: Theo quy định tại Quy chế cho vay ban hành kèm theo Quyết định 666/QĐ-HĐQT-TDHo, khi khách hàng vi phạm hợp đồng tín dụng, hợp đồng bảo đảm tiền vay đã được Agribank thông báo bằng văn bản nhưng không khắc phục, Agribank nơi cho vay sẽ tiến hành xử lý : 1. Khởi kiện trước pháp luật 2. Tạm ngừng cho vay. 3. Chấm dứt cho vay và thu hồi nợ trước hạn 4. Cho vay hạn chế từng lần. Câu hỏi: Theo quy định về Quy chế cho vay ban hành kèm theo Quyết định 666/QĐ-HĐQT-TDHo, người có trách nhiệm thông báo cho khách hàng biết về quyết định cho vay, từ chối cho vay là: 1. Cán bộ tín dụng 2. Cán bộ kế toán cho vay 3. Trưởng phòng tín dụng 4. Giám đốc Agribank nơi cho vay Câu hỏi: Theo quy định về Quy chế cho vay ban hành kèm theo Quyết định 666/QĐ-HĐQT-TDHo, quy trình xét duyệt cho vay được thực hiện: 1. Giám đốc chi nhánh tự quyết định cho vay theo hồ sơ đề nghị của khách hàng; cán bộ tín dụng và trưởng phòng ký hoàn thiện hồ sơ. 16 2. Cán bộ tín dụng thẩm định hồ sơ vay vốn của khách hàng và trình thẳng Giám đốc quyết định cho vay. 3. Cán bộ tín dụng không nhất trí cho vay nhưng Trưởng phòng Tín dụng đề nghị và được Giám đốc quyết định cho vay. 4. 3 câu trên đều sai. Câu hỏi: Quyền của khách hàng được quy định tại Quy chế cho vay ban hành kèm theo Quyết định 666/QĐ-HĐQT-TDHo: 1. Khiếu nại, khởi kiện việc vi phạm hợp đồng tín dụng theo quy định của pháp luật. 2. Khởi kiện ngân hàng không cho vay khi khách hàng đáp ứng đủ điều kiện vay trong thời hạn luật qui định. 3. Khiếu nại, khởi kiện ngân hàng không cho vay khi khách hàng đáp ứng đủ điều kiện vay kể cả lúc ngân hàng không đủ vốn cho vay, nhưng đã được thông báo bằng văn bản. Câu hỏi: Agribank nơi cho vay và khách hàng thoả thuận để điều chỉnh kỳ hạn trả nợ trong các trường hợp sau: 1. Thị trường trong nước và ngoài nước có biến động ảnh hưởng đến khả năng trả nợ của khách hàng. 2. Khách hàng có khả năng tài chính để trả nợ lớn hơn mức thoả thuận. 3. Chu kỳ SXKD dịch vụ của khách hàng thay đổi. 4. Một trong 3 phương án trên đều đúng. Câu hỏi: Theo quy định tại Quy chế cho vay ban hành kèm theo Quyết định 666/QĐ-HĐQT-TDHo thì Agribank nơi cho vay thực hiện tạm ngừng cho vay trong các trường hợp: 1. Khách hàng vi phạm hợp đồng tín dụng, hợp đồng bảo đảm tiền vay đã được ngân hàng thông báo bằng văn bản nhưng không khắc phục. 2. Khách hàng sử dụng vốn sai mục đích, cung cấp thông tin sai sự thật, khách hàng xếp loại C 3. Khách hàng ngừng sản xuất có thể dẫn đến phá sản giải thể; quá trình tổ chức lại sản xuất không xác định được người chịu trách nhiệm chính trong quan hệ vay vốn và trả nợ ngân hàng. 4. Tất cả các phương án trên. Câu hỏi: Theo quy định tại Quy chế cho vay ban hành kèm theo Quyết định 666/QĐ-HĐQT-TDHo thì Agribank nơi cho vay thực hiện khởi kiện trước pháp luật đối với khách hàng trong các trường hợp: 1. Khách hàng vi phạm hợp đồng tín dụng đã cam kết nhưng không khắc phục, sửa chữa. 17 2. Khách hàng có nợ quá hạn do nguyên nhân chủ quan nhưng không có biện pháp khả thi để trả nợ ngân hàng. 3. Khách hàng bị xếp loại D. 4. Tất cả các trường hợp trên. Câu hỏi: Theo quy định tại Quy chế cho vay ban hành kèm theo Quyết định 666/QĐ-HĐQT-TDHo, trừ các khoản cho vay đối với hộ gia đình sản xuất nông, lâm, ngư, diêm nghiệp, các khoản cho vay cầm cố giấy tờ có giá, chậm nhất sau bao nhiêu ngày, cán bộ tín dụng phải thực hiện kiểm tra việc sử dụng vốn vay và tài sản bảo đảm tiền vay: 1. 20 ngày. 2. 30 ngày. 3. Văn bản 666 không quy định. 4. Cả 3 phương án trên đều sai. Câu hỏi: Theo quy định về kiểm tra, giám sát đôn đốc nợ vay đối với khách hàng của Giám đốc Agribank Hải Dương hiện nay (văn bản 517/NHNo-HD-TD ngày 19/02/2013), trường hợp cho vay theo hạn mức tín dụng, đối với trường hợp khách hàng rút vốn trên 1 lần/tháng, Agribank nơi cho vay phải kiểm tra sử dụng vốn vay và tài sản bảo đảm tiền vay theo định kỳ: 1. 2 tháng 1 lần. 2. 3 tháng 1 lần 3. 6 tháng 1 lần 4. 3 phương án trên đều sai Câu hỏi: Theo quy định về kiểm tra, giám sát đôn đốc nợ vay đối với khách hàng của Giám đốc Agribank Hải Dương hiện nay, khi cho vay trung, dài hạn, đối với các khách hàng rút vốn quá 1 lần/tháng để thực hiện dự án đầu tư; khách hàng vay vốn dùng tài sản hình thành từ vốn vay để bảo đảm tiền vay, trong thời hạn xây dựng, thi công, tài sản bảo đảm chưa được quyết toán, chậm nhất sau bao nhiêu ngày kể từ ngày giải ngân, Agribank nơi cho vay phải thực hiện kiểm tra sử dụng vốn vay và tài sản bảo đảm tiền vay, tiến độ hình thành tài sản: 1. 15 ngày 2. 20 ngày. 3. 30 ngày 4. 60 ngày Câu hỏi: Theo quy định về kiểm tra, giám sát đôn đốc nợ vay đối với khách hàng của Giám đốc Agribank Hải Dương hiện nay, đối với hộ gia đình sản xuất nông, lâm, ngư, diêm nghiệp, khách hàng vay vốn thực hiện các biện pháp bảo đảm bằng các chứng 18 từ có giá, chậm nhất sau bao nhiêu ngày kể từ ngày giải ngân, Agribank phải thực hiện kiểm tra sử dụng vốn: 1. 30 ngày 2. 45 ngày. 3. 60 ngày 4. 90 ngày Câu hỏi: Theo quy định tại Quy chế cho vay ban hành kèm theo Quyết định 666/QĐ-HĐQT-TDHo, khi thực hiện kiểm tra sau khi cho vay, nếu phát hiện khách hàng sử dụng vốn sai mục đích, Agribank nơi cho vay phải thực hiện thu hồi nợ trước hạn đã kam kết hoặc chuyển ngay sang nợ quá hạn. Khoản vay này sẽ được áp dụng lãi suất: 1. Áp dụng lãi suất trong hạn. 2. Áp dụng lãi suất nợ quá hạn. Câu hỏi: Theo quy định tại Quyết định 909/QĐ-HĐQT-TDHo, khi thực hiện gia hạn hạn mức tín dụng, trên cơ sở giấy đề nghị gia hạn và phương án khách hàng gửi, cán bộ tín dụng: 1 Phải thực hiện thẩm định như một khoản vay mới. 2. Không phải thẩm định như khoản vay mới. Câu hỏi: Theo quy định tại Quyết định 909/QĐ-HĐQT-TDHo, khi đôn đốc khách hàng trả nợ, cán bộ tín dụng phải thông báo cho khách hàng trước mấy ngày? 1. Trước 05 ngày. 2. Trước 10 ngày so với ngày đến hạn. 3. Trước 07 ngày làm việc so với ngày đến hạn. 4. Trước 05 ngày làm việc so với ngày đến hạn. Câu hỏi: Theo Quy định cho vay bằng ngoại tệ trong hệ thống Agribank Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định 263/QĐ-HĐTV-TDDN ngày 01/4/2013, Agribank Việt Nam xem xét, quyết định cho vay ngoại tệ với khách hàng vay là người cư trú đối với các nhu cầu vốn nào sau đây: 1. Cho vay chiết khấu bộ chứng từ xuất khẩu. 2. Cho vay đối với người lao động đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài theo quy định của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và Tổng giám đốc Agribank Việt Nam. 3. Cả 2 phương án 1,2 đều sai. 4 . Cả phương án 1,2 đều đúng. Câu hỏi: Theo Quy định cho vay bằng ngoại tệ trong hệ thống Agribank Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định 263/QĐ-HĐTV-TDDN ngày 01/4/2013, các nhu cầu vốn nào sau đây không được Agribank Việt Nam xem xét, quyết định cho vay bằng ngoại tệ: 19 1. Cho vay ngắn hạn, trung hạn và dài hạn để thanh toán ra nước ngoài tiền nhập khẩu hàng hóa, dịch vụ khi khách hàng vay có đủ ngoại tệ từ nguồn thu sản xuất- kinh doanh để trả nợ vay 2. Cho vay ngắn hạn bằng ngoại tệ để đáp ứng các nhu cầu vốn ở trong nước nhằm thực hiện phương án sản xuất- kinh doanh hàng hóa xuất khẩu qua cửa khẩu biên giới Việt Nam mà khách hàng vay có đủ ngoại tệ từ nguồn thu xuất khẩu để trả nợ vay. 3. Cả 2 phương án trên đều sai. Câu hỏi: Theo Quy định cho vay bằng ngoại tệ trong hệ thống Agribank Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định 263/QĐ-HĐTV-TDDN ngày 01/4/2013, trừ cho vay theo các chương trình, dự án thuộc nguồn vốn ủy thác đầu tư, ngoại tệ nào sau đây, chi nhánh Agribank nơi cho vay được xem xét, quyết định cho vay mà không phải lập phương án trình Tổng giám đốc xem xét từng trường hợp cụ thể: 1. USD (Đô la Mỹ) 2. EUR (Ơ rô) 3. GBP (Bảng Anh). Câu hỏi: Doanh nghiệp A có hoạt động nhập khẩu quan hệ với chi nhánh Agribank X luôn được chi nhánh xếp hạng AAA trong nhiều năm, nay có nhu cầu xin vay ngoại tệ 500.000 USD để nhập khẩu xe ô tô con từ Hàn Quốc. Tài sản thế chấp chỉ đủ đảm bảo cho số tiền 450.000 USD. Thực hiện chính sách khách hàng, chi nhánh đã cho vay đủ nhu cầu của khách, trong đó cho vay 50.000 USD không có bảo đảm bằng tài sản. Theo quy định hiện hành, việc cho vay trên đúng hay sai: 1. Đúng. 2. Sai. Câu hỏi: Giám đốc Chi nhánh Agribank xem xét, phê duyệt cho vay trung hạn để thanh toán trực tiếp ra nước ngoài tiền nhập khẩu dây truyền, thiết bị sản xuất nhựa (khoản vay trong quyền phán quyết của Giám đốc chi nhánh). Theo Quy định cho vay bằng ngoại tệ trong hệ thống Agribank Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định 263/QĐ-HĐTV-TDDN ngày 01/4/2013, việc phê duyệt khoản vay trên là đúng hay sai ? 1. Đúng. 2. Sai Câu hỏi: Trong cho vay bằng ngoại tệ, khi khách hàng trả nợ, ngân hàng sẽ thực hiện thu gốc, lãi như sau: 1. Bằng chính ngoại tệ đã cho vay. 2. Bằng ngoại tệ khác quy đổi. 3. Bằng đồng Việt Nam. 4. Bằng chính ngoại tệ đã cho vay. Trường hợp thu hồi bằng ngoại tệ khác với ngoại tệ đã vay hoặc bằng Việt Nam đồng, chi nhánh chỉ được thực hiện khi có sự đồng ý bằng văn bản của Hội đồng quản trị hoặc Tổng giám đốc. 20
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan