Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học ẩm thực của người thái trắng ở huyện nậm pồ, tỉnh điện biên...

Tài liệu ẩm thực của người thái trắng ở huyện nậm pồ, tỉnh điện biên

.PDF
82
854
88

Mô tả:

VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI LÈNG THỊ ĐỊNH ẨM THỰC CỦA NGƢỜI THÁI TRẮNG Ở HUYỆN NẬM PỒ, TỈNH ĐIỆN BIÊN Chuyên ngành : Việt Nam học Mã số : 60 22 01 13 LUẬN VĂN THẠC SĨ VIỆT NAM HỌC NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. ĐỖ THỊ THU HUYỀN HÀ NỘI, 2017 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan luận văn này là công trình nghiên cứu của riêng tôi, những kết quả nghiên cứu trong đây là trung thực và nội dung chưa từng được công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Tác giả LÈNG THỊ ĐỊNH MỤC LỤC MỞ ĐẦU ........................................................................................................................ 1 Chƣơng 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ KHÁI QUÁT VỀ ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU............ 9 1.1. Cơ sở lý luận và lý thuyết tiếp cận ............................................................................ 9 1.2. Khái quát đặc điểm địa bàn nghiên cứu ................................................................... 11 Chƣơng 2: NGUỒN LƢƠNG THỰC, THỰC PHẨM VÀ MỘT SỐ MÓN ĂN CỦA NGƢỜI THÁI TRẮNG....................................................................................... 23 2.1. Nguồn lương thực và thực phẩm .............................................................................. 23 2.2. Cách chế biến và bảo quản ....................................................................................... 29 2.3. Một số món ăn truyền thống và cách chế biến món ăn ............................................ 34 2.4. Đồ uống .................................................................................................................... 41 2.5. Đồ chấm ................................................................................................................... 42 2.6. Các loại bánh ............................................................................................................ 45 Chƣơng 3: CÁCH THỨC TỔ CHỨC BỮA ĂN, ỨNG XỬ XÃ HỘI VÀ MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ ẨM THỰC CỦA NGƢỜI THÁI TRẮNG HIỆN NAY ................ 48 3.1. Cách thức tổ chức bữa ăn ......................................................................................... 49 3.2. Ứng xử xã hội ........................................................................................................... 50 3.3. Những kiêng kỵ trong tập quán ăn uống .................................................................. 52 3.4. Một số biến đổi trong ẩm thực của người Thái trắng hiện nay ................................ 53 3.5.Tính triết lý và giá trị ẩm thực của người Thái trắng ở huyện Nậm Pồ, tỉnh Điện Biên...... 56 3.6. Giải pháp bảo tồn và phát huy văn hóa ẩm thực truyền thống của người Thái trắng ......... 58 KẾT LUẬN .................................................................................................................... 66 TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................................ 68 PHỤ LỤC ....................................................................................................................... 71 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Văn hóa ẩm thực của Việt Nam rất phong phú, đa dạng. Ăn uống là nhu cầu đầu tiên và thiết yếu nhằm duy trì sự tồn tại, sự sống của con người. Các món ăn, thức uống không chỉ là sản phẩm vật chất đời thường ở mỗi tộc người, mà nó còn mang những giá trị lớn lao về văn hóa giúp ta hiểu sâu hơn về tộc người đó. Ăn uống là một thành tố trong văn hóa vật chất của tộc người, phản ánh phong tục tập quán lối sống, tư duy thẩm mỹ của từng dân tộc, vùng miền từ truyền thống đến hiện đại. Ăn uống không đơn thuần là thỏa mãn nhu cầu đói và khát của con người mà cao hơn nữa ăn uống còn được coi là văn hóa, nó đan xen vào tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội. Có thể nói văn hóa ẩm thực là một loại hình văn hóa quan trọng tham gia cấu thành nền văn hóa của tộc người, từ đó tạo nên bản sắc đặc trưng của mỗi quốc gia, dân tộc. Mỗi vùng miền trên đất nước Việt Nam, ngoài những đặc điểm chung lại có một phong cách ẩm thực riêng, mang sắc thái đặc trưng của vùng đất đó. Ăn uống là nơi con người thể hiện mình, thể hiện bản sắc tộc người. Mỗi tộc người khác nhau thì lại có cách chế biến, cách tổ chức bữa ăn khác nhau, phụ thuộc vào khí hậu, sản vật, thói quen khác nhau mà chỉ cần nhắc đến tên món ăn đặc trưng người ta sẽ nhận ra ngay họ đang ở vùng nào. Người Thái là một trong 53 tộc người thiểu số sinh sống trên đất nước ta, cư trú ở nhiều vùng miền, song Điện Biên được coi là “cái nôi” văn hóa của người Thái. Người Thái ở Điện Biên là tộc người sinh sống lâu đời và tương đối ổn định, hiện nay họ đã và đang bảo lưu được nhiều giá trị văn hóa truyền thống của mình. Một huyện miền núi cao nơi lưu giữ nhiều bản sắc truyền thống ấy phải kể đến huyện Nậm Pồ. Nậm Pồ là huyện nằm ở phía Tây Bắc của tỉnh Điện Biên, cách thành phố Điện Biên Phủ khoảng 130 km. Dân tộc Thái huyện Nậm Pồ có cả ngành Thái đen và Thái trắng, nhưng phần lớn là Thái trắng. Họ vẫn còn giữ được khá nhiều nét đẹp trong văn hóa của dân tộc mình như: các câu chuyện cổ, ca dao, tục ngữ, các điệu múa xòe, hay các lý: lên nhà mới (khửn hươn máư), làm lý người sống (bó khoăn), ăn cơm mới (kin khẩu máư)… Nói đến văn hóa dân tộc Thái phải kể đến những nét đẹp trong văn hóa ẩm thực rất riêng. Những món ăn của người 1 Thái là một sự gia công đúng mực về kỹ thuật và nghệ thuật, mang một phong vị riêng, độc đáo, không hề trộn lẫn. Hiện nay, với xu hướng toàn cầu hóa, nước ta đang trong thời kỳ hội nhập, giao lưu kinh tế đang diễn ra mạnh mẽ, sự giao lưu văn hóa cũng đang diễn ra hết sức phức tạp với những luồng văn hóa đang ồ ạt tràn vào nước ta; không chỉ ở các đô thị, các thành phố lớn mà nó còn xuống tận các làng bản miền núi, biên giới xa xôi, ảnh hưởng không nhỏ đến các phong tục, tập quán, lối sống cũng như các truyền thống văn hóa tốt đẹp ở nước ta và làm cho chúng có nguy cơ mai một. Là người con của dân tộc Thái sinh ra và lớn lên ở Nậm Pồ, bản thân tác giả không chỉ mang trong mình niềm tự hào của người con nơi đây mà còn tự hào về một nền văn hóa ẩm thực không hề trộn lẫn với bất cứ dân tộc nào khác. Từ xa xưa, người Thái đã tích lũy, xây dựng được cho mình một nền văn hóa ẩm thực đa dạng, phong phú, hấp dẫn. Với những món ăn được chế biến công phu, độc đáo, ẩm thực của người Thái trắng ở huyện Nậm Pồ nói riêng và của dân tộc Thái vùng Tây Bắc nói chung được xem là cách truyền tải hữu hiệu nhất nét văn hóa của dân tộc. Món ăn của dân tộc Thái ảnh hưởng, chi phối rất lớn đến các dân tộc khác trong các vùng lân cận. Vì vậy, tìm hiểu về văn hóa ẩm thực của dân tộc mình là việc làm ý nghĩa, nên từ lâu tác giả đã mong muốn đi tìm hiểu về vấn đề này để giới thiệu với bạn bè trong nước và quốc tế. Nghiên cứu ẩm thực là việc làm có ý nghĩa thực tiễn nhằm bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống của người Thái ở Nậm Pồ trong bối cảnh giao lưu và hội nhập. Vì vậy, tác giả quyết định chọn đề tài “Ẩm thực của người Thái trắng ở huyện Nậm Pồ, tỉnh Điện Biên” làm luận văn thạc sĩ Việt Nam học của mình. 2. Tình hình nghiên cứu đề tài Ở Việt Nam, những nghiên cứu về ăn uống dưới góc nhìn văn hóa và lịch sử sớm ra đời và có nhiều đóng góp về mặt thực tiễn như: Lĩnh nam chích quái, Nữ công thắng lãm của Lê Hữu Trác, Đất lề quê thói của Nhất Thanh, Vũ Văn Khiếu. Ngoài việc miêu tả các món ăn mang tính đặc sản của người Việt Nam, có rất nhiều tác giả cho rằng thông qua mỗi món ăn đã phản ánh được tính nghệ thuật và văn hóa ẩm thực của vùng miền. Tản Đà - Nguyễn Khắc Hiếu là người được đi tới nhiều vùng miền của đất nước, được nếm những đặc sản của mỗi vùng quê đã góp phần 2 đưa việc thưởng thức và cách chế biến món ăn lên mức nghệ thuật. Lý Khắc Cung, trong công trình Hà Nội văn hóa và phong tục đã khẳng định, Tản Đà là người góp phần đưa việc thưởng thức và cách chế biến vào món ăn lên mức nghệ thuật, lên mức văn hóa ẩm thực [6, tr.83]. Hay như, khi nhắc đến “cái ngon” trong từng miếng ăn thì Nguyễn Tuân là người khá sắc sảo và tinh tế trong cảm nhận một số món ăn của người Hà Nội. Còn Vũ Bằng thì “những miếng ngon mà người Việt Nam ăn vào đã thấy ngát mùi đất nước Việt Nam, thấy mình Việt Nam hơn, và thấy thích thú, kiêu hãnh được trời cho làm người Việt Nam” [1, tr.16]. Nghiên cứu về ẩm thực của các tộc người để nhìn nhận và khám phá ra những sắc thái văn hóa của họ đã từ lâu trở thành chủ đề nghiên cứu của nhiều nhà khoa học thuộc ngành Văn hóa học, Dân tộc học và Nhân học. Chẳng hạn như khi nghiên cứu về ẩm thực của người Việt có cuốn Khám phá ẩm thực truyền thống Việt Nam của Ngô Đức Thịnh, Thế ứng xử trong văn hóa ẩm thực kinh Bắc của Vương Xuân Tình (2000)… Tác giả Phan Văn Hoàn với công trình Bước đầu tìm hiểu về văn hóa ẩm thực Việt Nam (2006). Trong công trình này, tác giả đã khái quát được khá đầy đủ về khái niệm ăn uống, tập quán ăn uống, sự giao lưu trong ăn uống của người Việt Nam với các nước khác như: Trung Quốc, Pháp một cách toàn diện có hệ thống và phác thảo một bức tranh toàn cảnh về ăn uống của người Việt Nam nói chung. Tác giả Vương Xuân Tình với công trình Tập quán ăn uống của người Việt vùng Kinh Bắc (2004), tác giả đã điểm luận và phân tích kỹ lịch sử nghiên cứu nhân học ăn uống của thế giới và Việt Nam để từ đó xác định tiếp hướng đi cho mình, tác giả không đi theo các nghiên cứu cũ thường chỉ tập trung xem xét về món ăn và kỹ thuật chế biến, mà tác giả có hướng tìm tòi theo một cách khác là nhìn nhận thế ứng xử của một cộng đồng cư dân trong ăn uống kể từ việc tìm kiếm nguồn lương thực đến đặc điểm chế biến, cung cách hưởng thụ món ăn và vị thế của con người qua ăn uống. Cách nghiên cứu này giúp tác giả thể hiện sâu sắc hơn về văn hoá của một cộng đồng. Công trình này đã mở ra một cách tiếp cận mới trong nghiên cứu nhân học ăn uống ở nước ta. Cuốn sách không chỉ dừng lại ở giá trị tư liệu dân tộc học, phục vụ thiết thực cho giảng dạy và nghiên cứu cũng như phổ biến kiến thức về văn hoá dân tộc cho 3 quảng đại quần chúng, mà còn là một đóng góp khoa học không nhỏ cho việc thúc đẩy nghiên cứu mới về ngành Dân tộc học và Nhân học Việt Nam cụ thể là phương pháp nghiên cứu, cách tiếp cận của nhân học hiện đại. Trong thời gian gần đây, có nhiều công trình nghiên cứu về phong tục tập quán, trong đó có tập quán ăn uống, ẩm thực của đồng bào các tộc người thiểu số, trong đó phải kể đến cuốn: Truyền thống ăn uống các dân tộc Tày - Thái của Ngô Đức Thịnh (1998), Các món ăn dân gian xứ Lạng của Lã Văn Lô (1987), Tập quán ăn uống của người H’mông ở hai xã Hang Kia, Pà Cò, huyện Mai Châu, tỉnh Hòa Bình của Hồ Ly Giang (2000), Văn hóa ẩm thực vùng núi cao Tây Bắc của Nguyễn Thị Bảy (2004), Văn hóa ẩm thực của người Tày ở Việt Nam của Ma Ngọc Dung (2007), Tập quán ăn uống của người Sán Dìu ở Thái Nguyên của Nguyễn Thị Quế Loan (2008)… Phần lớn các công trình này mới chỉ mô tả các món ăn và cách chế biến các món ăn truyền thống của một số tộc người thiểu số chứ chưa đi sâu phân tích để làm rõ các giá trị văn hóa của tộc người thông qua ẩm thực truyền thống của họ. Nghiên cứu về người Thái từ trước đến nay đã có một số tác giả quan tâm, tuy nhiên phần lớn các công trình công bố chủ yếu quan tâm đến các phong tục tập quán, trang phục, nhà cửa, hôn nhân, tang ma… Nghiên cứu dưới góc độ văn hóa dân tộc Thái có các công trình: Nghệ thuật trang phục Thái của Lê Ngọc Thắng (1990), NXB Văn hóa dân tộc Hà Nội; Văn hóa Thái Việt Nam của Cầm Trọng Phan Hữu Dật, NXB Văn hóa dân tộc Hà Nội; Văn hóa và lịch sử người Thái ở Việt Nam (1996), NXB Văn hóa dân tộc Hà Nội; Những hiểu biết về Người Thái ở Việt Nam của Cầm Trọng (2005), NXB Chính trị Quốc gia Hà Nội; Hôn nhân truyền thống của dân tộc Thái ở Điện Biên của Lương Thị Đại - Lò Xuân Hinh (2010), NXB Văn hóa dân tộc; Nhà sàn Thái của Hoàng Nam - Lê Ngọc Thắng (1984), NXB Văn hóa dân tộc. Trong các công trình nghiên cứu bàn về tập quán ăn uống của người Thái, đáng chú ý hơn cả là công trình Văn hóa ẩm thực của người Thái đen ở Sơn La của hội Văn hóa nghệ thuật (2007) do Lò Văn Hặc (chủ biên). Công trình Văn hóa ẩm thực của người Thái đen ở thị xã Sơn La của Nguyễn Thị Hồng Mai, (2006) (Luận văn thạc sĩ Văn hóa học). Văn hóa ẩm thực của người Thái đen ở Điện Biên của tác giả Tòng Văn Hân (2013),vv… 4 Đã có nhiều tài liệu viết về người Thái, phong tục ăn uống của người Thái trong cả nước như: Văn hóa vật chất của người Thái Thanh Hóa và Nghệ An của tác giả Vi Văn Biên (2006); Về người Thái đen ở Việt Nam của Hoàng Lương (2001); Văn hóa trong ăn uống của Đinh Gia Khánh (1998),… Trong các công trình này, các tác giả đã trình bày một cách có hệ thống và khá đầy đủ về các món ăn truyền thống, các phong tục tập quán trong ăn uống của người Thái ở trong cả nước nói chung. Tuy cùng là một dân tộc nhưng sống ở các vùng miền khác nhau, các điều kiện tự nhiên - văn hóa - xã hội khác nhau nên mỗi nơi lại có một phong tục tập quán về sinh hoạt ăn uống khác nhau. Nhìn lại lịch sử nghiên cứu vấn đề có thể thấy, tuy đã có nhiều tác phẩm viết về phong tục tập quán hay cách thức tổ chức ăn uống của người Thái nói riêng và của các dân tộc khác nói chung nhưng chưa có tác phẩm nào nghiên cứu về người Thái trắng ở huyện Nậm Pồ, tỉnh Điện Biên và những khía cạnh về văn hóa của họ. Đồng thời chưa có công trình nào đi sâu vào nghiên cứu những giá trị tốt đẹp về văn hóa trong ăn uống trước sự phát triển kinh tế - văn hóa - xã hội như hiện nay của họ. Những nghiên cứu đó chỉ đi bao quát sơ lược về văn hóa ẩm thực của người Thái, của các dân tộc khác và các vùng trong cả nước nói chung. Tóm lại, các công trình nghiên cứu nêu trên là những tài liệu vô cùng quan trọng giúp tác giả rất nhiều về mặt tư liệu để hoàn thành luận văn này. Tuy nhiên điểm hạn chế cơ bản của các công trình nêu trên là trình bày khái quát mà chưa thực sự chuyên sâu, toàn diện về ẩm thực và văn hóa trong ẩm thực của người Thái ở những địa bàn cụ thể. Với đề tài “Ẩm thực của người Thái trắng ở huyện Nậm Pồ, tỉnh Điện Biên” tác giả hi vọng sẽ làm rõ được những thiếu sót trên và có những thông tin mới bổ ích. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 3.1. Mục đích nghiên cứu Cung cấp một cách hệ thống về tư liệu một số món ăn truyền thống của người Thái trắng ở huyện Nậm Pồ, tỉnh Điện Biên. Tìm hiểu những biến đổi, những kiêng kỵ và cách tổ chức bữa ăn, ứng xử xã hội trong đời sống văn hóa – xã hội của họ. 5 Bước đầu đề xuất một số giải pháp bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa của tộc người thông qua ẩm thực truyền thống, góp phần giữ gìn chúng dưới những tác động của kinh tế thị trường. 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Để đạt được mục đích đã nêu, đề tài sẽ tập trung làm sáng tỏ một số khái niệm, khái quát về lịch sử tộc người. Đi sâu tìm hiểu các nguồn nguyên liệu, cách thức chế biến món ăn, tổ chức bữa ăn, ứng xử xã hội cũng như sự biến đổi của người Thái trắng thông qua ẩm thực truyền thống. 4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu 4.1. Đối tượng nghiên cứu Luận văn tập trung nghiên cứu về các món ăn truyền thống và văn hóa ứng xử trong tập quán ăn uống của người Thái trắng ở huyện Nậm Pồ, tỉnh Điện Biên trước và sau thời kỳ đổi mới (1986) đến nay. 4.2. Phạm vi nghiên cứu Địa bàn nghiên cứu của luận văn là huyện Nậm Pồ, tỉnh Điện Biên trong đó tác giả luận văn chủ yếu khảo sát ở xã Nà Hỳ, xã Si Pa Phìn, xã Chà Cang, xã Chà Nưa nơi mà văn hóa ẩm thực của người Thái trắng cơ bản vẫn còn giữ được nhiều nét cổ truyền, đồng thời đây cũng là các xã phát triển nhất trong huyện nên ẩm thực truyền thống của họ ít nhiều cũng có sự biến đổi về nguyên liệu, cách chế biến và thưởng thức. 5. Phƣơng pháp luận và phƣơng pháp nghiên cứu 5.1. Phương pháp luận nghiên cứu Đề tài “Ẩm thực của người Thái trắng ở huyện Nậm Pồ, tỉnh Điện Biên” là một đề tài nghiên cứu thuộc chuyên ngành Việt Nam học, chính vì vậy, phương pháp luận đầu tiên và quan trọng mà đề tài sử dụng là phương pháp luận nghiên cứu Việt Nam học. Phương pháp này lấy đất nước và con người Việt Nam làm hệ quy chiếu, lấy con người làm trung tâm chủ thể với những đặc trưng cao nhất về văn hóa, xã hội theo cách tiếp cận tổng hợp. 5.2. Phương pháp nghiên cứu Từ những nguyên tắc phương pháp luận, thực hiện đề tài này, chúng tôi sử dụng kết hợp các phương pháp nghiên cứu sau: 6 Phương pháp nghiên cứu liên ngành Việt Nam học: Vận dụng linh hoạt những quan điểm cơ bản của chủ nghĩa duy vật lịch sử và chủ nghĩa duy vật biện chứng của Mác-Lênin, luận văn luôn đặt các nội dung nghiên cứu môi trường tự nhiên, kinh tế, xã hội và văn hóa tộc người của vùng đất Điện Biên, luôn đặt văn hóa ẩm thực của người Thái trong một hệ thống với nhiều thành tố có mối quan hệ chặt chẽ tác động qua lại lẫn nhau nhất là đặt các nội dung nghiên cứu trong xu thế luôn luôn vận động và phát triển. Phương pháp điền dã dân tộc học: Cùng quan sát tham dự, khai thác nguyên liệu các món ăn, cách chế biến và ngồi ăn với người dân, quan sát và thưởng thức các món ăn, cách ăn, công dụng của từng món ăn. Quan sát tham dự giúp cho luận văn có cái nhìn sâu sắc hơn trong việc tìm hiểu về ẩm thực truyền thống của người Thái trắng, hiểu hơn về ý nghĩa món ăn và các kiêng kỵ của họ. Để hoàn thành luận văn, có được cái nhìn nhận và đánh giá xác thực, tác giả đã thâm nhập vào cuộc sống hàng ngày của chủ thể văn hóa. Đối với luận văn việc phỏng vấn sâu đã đem lại kết quả hết sức cụ thể và rõ nét về nguyên liệu, cách chế biến và những kiêng khem trong ẩm thực truyền thống của người Thái trắng ở Nậm Pồ. Với mục tiêu tìm hiểu về ẩm thực truyền thống, tác giả tập trung phỏng vấn các đối tượng thầy mo, người già, người trung niên và đặc biệt là những người phụ nữ trong gia đình. Đồng thời tác giả tiến hành ghi lại những hình ảnh tư liệu trong quá trình đi thực địa để làm phong phú thêm cho luận văn của mình. Phương pháp thu thập, phân tích, xử lý tư liệu: Tác giả đã kế thừa có tính chọn lọc các kết quả nghiên cứu về người Thái của các nhà nghiên cứu đi trước ở Trung ương, tỉnh Điện Biên cũng như một số địa phương khác và báo chí. Phương pháp so sánh đối chiếu: Từ những kết quả nghiên cứu sau quá trình phân tích, tổng hợp tư liệu và những tài liệu điền dã, tác giả tiến hành phương pháp so sánh đối chiếu để rút ra được những đặc điểm nổi bật của người Thái trắng ở Nậm Pồ so với người Thái ở các địa phương khác thuộc tỉnh Điện Biên và so với các tộc người lân cận. Bằng các phương pháp trên tác giả đã thu thập được những thông tin, tư liệu với một khối lượng đáng kể về ẩm thực truyền thống của người Thái trắng, sự biến 7 đổi của nó cũng như việc đưa ẩm thực truyền thống vào phục vụ cho sự phát triển tại địa phương. 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn 6.1. Ý nghĩa lý luận Đề tài bổ sung nguồn tư liệu phong phú, tin cậy cho các nhà nghiên cứu, góp phần làm cơ sở thực tiễn và lý luận để gìn giữ văn hóa ẩm thực truyền thống của người Thái trắng. 6.2. Ý nghĩa thực tiễn Đề tài là nguồn thông tin hữu ích, giúp độc giả có cái nhìn toàn diện về ẩm thực của người Thái trắng ở huyện Nậm Pồ, tỉnh Điện Biên nói riêng và người Thái ở Việt Nam nói chung. Những kiến nghị, đề xuất của đề tài sẽ góp phần giúp những cơ quan, ban ngành hữu quan đề ra những chính sách, những chiến lược để bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa của đồng bào Thái nơi đây. Từng bước để có thể đưa ẩm thực của người Thái trắng vào hoạt động du lịch của địa phương cũng như sự phát triển mọi mặt của đời sống xã hội. Thông qua đề tài, bồi đắp tình yêu, niềm tự hào về quê hương cho các thế hệ người Thái trắng hôm nay và mai sau. 7. Cơ cấu của luận văn Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo, luận văn được kết cấu như sau: Chƣơng 1: Cơ sở lý luận và khái quát về điạ bàn nghiên cứu. Chƣơng 2: Nguồn lương thực, thực phẩm và một số món ăn truyền thống của người Thái trắng. Chƣơng 3: Cách thức tổ chức bữa ăn, ứng xử xã hội và một số vấn đề về ẩm thực của người Thái trắng hiện nay. 8 Chƣơng 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ KHÁI QUÁT VỀ ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU 1.1. Cơ sở lý luận và lý thuyết tiếp cận - Văn hóa: Theo từ điển Tiếng Việt, “Văn hóa” được dùng theo nghĩa thông dụng để chỉ học thức (trình độ văn hóa), lối sống (nếp sống văn hóa), theo nghĩa chuyên biệt để chỉ trình độ phát triển của một giai đoạn (văn hóa Đông Sơn)… theo nghĩa rộng thì văn hóa bao gồm tất cả những sản phẩm tinh vi hiện đại cho đến tín ngưỡng, lối sống, phong tục, lao động… Định nghĩa văn hóa của Unesco “Văn hóa là tổng thể những nét riêng biệt tinh thần và vật chất, trí tuệ và xúc cảm. Văn hóa quyết định tính cách của một xã hội hay nhóm người trong xã hội, bao gồm nghệ thuật và văn chương, những lối sống, những quyền cơ bản của con người, những hệ thống giá trị, những tập tục và tín ngưỡng” [29, tr.7]. Văn hóa phản ánh và thể hiện một cách sống động toàn bộ cuộc sống của con người trong suốt quá trình lịch sử. Văn hóa tạo nên một hệ thống các giá trị truyền thống bao gồm thẩm mỹ và lối sống, từ đó từng dân tộc xây dựng lên bản sắc riêng của mình. Văn hóa là tất cả những gì con người bỏ công sức để tạo ra, nó khác với những gì tồn tại trong tự nhiên ngoài con người. “Văn hóa là hệ thống hữu cơ các giá trị tinh thần và vật chất do con người sáng tạo và tích lũy qua quá trình hoạt động thực tiễn, trong sự tương tác giữa con người với môi trường tự nhiên và xã hội” [32, tr.27]. Văn hóa với tính cách là yếu tố cấu thành tộc người, bao gồm tri thức, tín ngưỡng, đạo đức, nghệ thuật, luật pháp, tâp quán, sinh hoạt… là sự thể hiện bản chất năng lực con người với tính cách là thành viên của cộng đồng xã hội. “Văn hóa là tổng hợp của mọi phương thức sinh hoạt cùng với biểu hiện của nó mà loài người đã sản sinh ra nhằm thích ứng những nhu cầu đời sống và đòi hỏi của sự sinh tồn” [27, t.3, tr. 431]. -Văn hóa ẩm thực: Ẩm thực là từ gốc Hán Việt, ẩm có nghĩa là uống, thực có nghĩa là ăn, ẩm thực là chỉ hoạt động ăn uống. Ẩm thực là một sản phẩm vật chất thỏa mãn nhu cầu đói và khát của con người. Nhưng dưới góc độ thẩm mỹ, ẩm thực 9 lại là một tác phẩm nghệ thuật thể hiện tinh hoa của người chế biến cũng như người thưởng thức. Mỗi một dân tộc khác nhau có những khẩu vị và cách thức chế biến khác nhau tạo ra những món ăn khác nhau và tạo ra tinh hoa ẩm thực của dân tộc mình. Món ăn thức uống của mỗi dân tộc thực sự là một sáng tạo của dân tộc đó, phản ánh trình độ văn hóa, văn minh dân tộc, trình độ phát triển sản xuất, trình độ kỹ thuật của xã hội trải qua các thế hệ. Con người sống trong quan hệ chặt chẽ với thiên nhiên, do đó cách thức ứng xử với môi trường tự nhiên để duy trì sự sống, sự tồn tại thông qua việc tìm cái ăn, cái uống từ săn bắt hái lượm có trong tự nhiên. Vì thế ăn uống là văn hóa, chính xác hơn nó là văn hóa ứng xử, tận dụng sự sống có trong tự nhiên. Vì vậy có thể nói rằng tìm hiểu ẩm thực của một số dân tộc trong cộng đồng các dân tộc Việt Nam không chỉ biết đến đặc điểm của món ăn mà thông qua đó tìm hiểu về bản sắc văn hóa, tín ngưỡng, phong tục tập quán sinh sống của dân tộc đó. - Bản sắc văn hóa ẩm thực: Bản sắc văn hóa ẩm thực là cách thức ăn uống của con người, đó là phong cách chế biến phối hợp gia vị, nguyên liệu và thói quen ăn uống qua đó nó thể hiện phẩm giá của con người, thể hiện trình độ văn hóa của mỗi tộc người, ẩm thực được gọi là bản sắc văn hóa ẩm thực khi nó đạt được giá trị về chân, thiện, mĩ. - Văn hóa tộc người: Nghiên cứu văn hóa với tính cách là yếu tố cấu thành tộc người cần phải xem xét trên cả trục đồng đại và lịch đại. “Khi nói đến văn hóa tộc người là nói đến những khía cạnh tiêu biểu của tộc người đó tạo nên những nét khác biệt với văn hóa các tộc người khác” [40]. Ta thấy rằng văn hóa tộc người là một thực thể đa dạng và thống nhất. “Nếu coi thống nhất từ đa dạng, thì muốn củng cố sự thống nhất ấy, phải trên cơ sở bảo tồn và phát triển tính đa dạng của văn hóa, mà ở đây thể hiện rõ nhất là đa dạng văn hóa tộc người và văn hóa địa phương (văn hóa vùng). Sẽ không có sự thống nhất văn hóa nào thống nhất và lành mạnh dựa trên cơ sở thuần nhất hóa hay đơn nhất hóa văn hóa” [34, tr.845]. - Biến đổi văn hóa: Trong quá trình vận động và phát triển, văn hóa có những biến đổi nhất định, đó là sự ứng biến (thích ứng và biến đổi) của văn hóa tộc người, thể hiện bản lĩnh văn hóa của tộc người đó trong môi trường cộng sinh. Điều này thể hiện rõ sự chấp nhận hay “không chối từ” về văn hóa trong việc hấp thụ các yếu 10 tố ngoại sinh. Dưới góc độ lịch sử, văn hóa và truyền thống không phải là yếu tố bất biến và khả biến, giữa cái cố hữu và cái cách tân. Cái khả biến phát triển đến mức độ nào đó sẽ là thay đổi chính thực thể văn hóa như quy luật lượng đổi, chất đổi. Những biến đổi văn hóa trong từng thời kỳ, từng giai đoạn dù mang những tốc độ, sắc thái khác nhau thì vẫn có một bằng văn hóa chung cho mỗi tộc người, cộng đồng cụ thể. Biến đổi văn hóa đôi khi là động lực cho sự phát triển. Trong quá trình biến đổi, các yếu tố truyền thống vốn là điểm mạnh cho văn hóa và đến một thời kỳ nào đó trở nên không còn và phai nhạt dần. Đồng thời chủ thể văn hóa có thể tiếp nhận những yếu tố mới hoặc yếu tố ngoại sinh. Các yếu tố mới ngày càng được khẳng định và có tính phù hợp với thực tế cuộc sống và được cộng đồng chấp nhận. Biến đổi văn hóa tuy là quy luật tất yếu, song trong quá trình biến đổi, để thích ứng với môi trường mới vẫn cần giữ gìn những giá trị tinh hoa của văn hóa tộc người. Những giá trị đó không chỉ là giá trị biểu trưng của chủ thể văn hóa mà còn góp phần vào phát triển của chính tộc người. 1.2. Khái quát đặc điểm địa bàn nghiên cứu 1.2.1. Điều kiện tự nhiên Huyện Nậm Pồ là huyện mới được thành lập theo Nghị định số 45/NQ-CP ngày 25/8/2012 của Chính phủ trên cơ sở điều chỉnh, chia tách toàn bộ diện tích tự nhiên và trên 28.000 nhân khẩu thuộc 10 xã của huyện Mường Nhé (nằm trong danh sách 62 huyện nghèo của cả nước, được thụ hưởng chương trình 30a của Chính phủ) gồm các xã: Pa Tần, Chà Cang, Nà Khoa, Nà Bủng, Nà Hỳ, Na Cô Sa, Nậm Tin, Nậm Nhừ, Nậm Chua, Vàng Đán và toàn bộ diện tích tự nhiên với gần 15.000 nhân khẩu thuộc 5 xã của huyện Mường Chà, gồm các xã Chà Tở, Nậm Khăn, Chà Nưa, Si Pa Phìn và Phìn Hồ. Hiện nay, huyện mới Nậm Pồ là huyện miền núi, vùng cao - một trong 8 đơn vị hành chính của tỉnh Điện Biên, nằm ở phía Tây Bắc của tỉnh và là huyện cực Tây của nước Việt Nam có 8/15 là xã biên giới. Phía Đông giáp huyện Mường Chà, phía Tây giáp huyện Mường Nhé và nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào, phía Nam giáp nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào, phía Bắc giáp huyện Mường Tè, tỉnh Lai Châu. Huyện Nậm Pồ có diện tích tự nhiên 1.498 km²; dân số gần 44.000 nhân khẩu thuộc 10 dân tộc với trên 95% cư dân là đồng bào dân tộc thiểu số. 11 Khí hậu của Nậm Pồ mang tính chất khí hậu của miền Bắc Việt Nam, đặc trưng của khí hậu nhiệt đới gió mùa và chia thành hai mùa rõ rệt: mùa khô bắt đầu từ tháng 10 và kết thúc từ tháng 5 dương lịch. Đó là mùa bắt đầu từ tháng lạnh nhất và kết thúc những ngày nóng nực nhất vào tháng 9 theo lịch Thái. Mùa đông tương đối lạnh, ít mưa, mùa hạ nóng, mưa nhiều, với các đặc tính diễn biến thất thường, phân hóa đa dạng, ít chịu ảnh hưởng của bão nhưng chịu ảnh hưởng của gió phơn Tây Nam (gió Lào) khô, nóng. Mùa mưa bắt đầu từ tháng 6 và kết thúc vào tháng 9, tháng 10 dương lịch. Khí hậu ẩm thấp nhiều lúc mưa kéo dài hàng tuần, lũ lụt gây nên tai họa vào tháng 1 lịch Thái (tháng 7, tháng 8 dương lịch). Hàng năm, ở huyện còn có gió mùa Đông Bắc thổi vào từ tháng 10 đến tháng 2 năm sau. Gió mùa Đông Bắc rất lạnh và khô, lại kèm theo sương muối nhiều vào tháng 11, tháng 12 làm cho nhiệt độ giảm xuống rất thấp. Đặc điểm khí hậu như trên đã ảnh hưởng rất lớn đến đời sống cũng như tập quán của cư dân Tây Bắc. Xưa kia, nhiều cộng đồng sống chủ yếu bằng canh tác nương rẫy, cây lương thực trên các sườn dốc, kĩ thuật và công cụ đơn giản. Họ phải dựa vào quy luật nắng mưa của tự nhiên. Vì thế mùa mưa là mùa canh tác chính trong năm của người dân, mùa khô cạn là mùa nông nhàn, khoảng thời gian dành cho cưới xin, làm nhà mới, tổ chức lễ hội, thăm hỏi lẫn nhau… Hệ thống giao thông từ trung tâm huyện đến các xã, thôn bản được duy trì, sửa chữa thường xuyên vì bị sạt lở, mặt đường gập ghềnh và rất xấu. Bên cạnh đó, công tác xây dựng và sửa chữa cầu cống cũng được đảm bảo thường xuyên và liên tục. Công trình thủy lợi của huyện do dự án xây dựng cơ sở hạ tầng cho các xã, bản đặc biệt khó khăn được Nhà nước đầu tư. Do vậy thuận lợi cho việc trồng trọt cũng như các tập quán khác của người dân. Về hệ động vật, theo những nghiên cứu khảo sát hiện nay của khu bảo tồn thiên nhiên Nậm Pồ đã phát hiện 38 loại động vật quý hiếm như: bò tót, hổ, rùa đa, báo, voi, tê tê, mèo rừng… và một số loài được ghi trong sách đỏ Việt Nam. Đồng thời hệ thực vật ở đây cũng khá đa dạng về chủng loại, có khoảng 3.087 loài. Trong đó có nhiều loài có giá trị về mặt khoa học như: dổi xương, chò nước, lát hoa, chò chỉ, pơ mu,... 12 Với hệ sinh thái phong phú như vậy, khu bảo tồn thiên nhiên Nậm Pồ được đánh giá là khu bảo tồn có tính đa dạng sinh học cao, lớn nhất Việt Nam. Bởi thế việc bảo tồn khu thiên nhiên Nậm Pồ có ý nghĩa quan trọng về hệ sinh thái rừng. Trong tương lai gần đây, Nậm Pồ có thể trở thành điểm du lịch hấp dẫn du khách. Như vậy, rõ ràng nông lịch của cư dân nơi đây có dấu ấn đậm nét của chế độ thời tiết, khí hậu trong vùng. Mặt khác các loài cây trồng, vật nuôi mà họ tuyển chọn, sử dụng hàng trăm năm qua đều là những giống cây trồng, vật nuôi có đặc điểm thích hợp với khí hậu nóng ẩm, rét buốt của thiên nhiên. Hơn thế nữa, đặc điểm tự nhiên đã in đậm dấu ấn trong các tập quán sinh hoạt như ăn, mặc, ở, lễ tết, hội hè…của họ. 1.2.2. Tên gọi và sự phân bố dân cư Từ trước đến nay, người Thái Tây Bắc nói chung và người Thái ở Điện Biên nói riêng vẫn tự gọi là Côn Tay hay Phủ Tay (người Thái, trong đó Côn và Phủ là người; còn Tay là Thái), cũng giống như người Tày vùng Đông Bắc tự gọi là Cần Tày (người Tày). Có hai ngành Thái: Thái Đen (Tay Đăm) và Thái Trắng (Tay Khao/ Đón). Ngành Thái trắng tập trung tại Thị xã Mường Lay, huyện Mường Chà, Mường Nhé, Nậm Pồ. Ngành Thái đen cư trú tập trung chủ yếu tại Thành phố Điện Biên Phủ, các huyện Tuần Giáo, Tủa Chùa, Mường Ảng, Điện Biên Đông. Sự phân bố dân cư trong địa bàn huyện không đều, dân cư thường tập trung các cụm và chủ yếu sống ở các khu vực đất tương đối bằng, gần trung tâm xã và đường xe thuận tiện cho giao thông đi lại buôn bán hay trao đổi hàng hóa. Vì ở khu vực đồi núi hoặc vùng sâu, vùng xa thì việc đi lại khó khăn, mật độ dân cư thưa thớt mà người Thái ở Nậm Pồ nói riêng và người Thái ở Việt Nam nói chung họ đều có một tập quán cư trú theo kiểu “mật tập” theo kiểu nhà sát nhà với nhau nhưng trên thực tế thì người Thái ở đây vẫn cư trú ở những khu vực đồi núi bởi địa hình rất phức tạp. Sự phân bố dân cư không đều cũng làm ảnh hưởng rất nhiều đến sự phát triển kinh tế, an ninh quốc phòng và an toàn xã hội của địa phương. Người Thái ở đây là người bản địa, họ đã sinh sống và làm ăn trên mảnh đất này từ nhiều đời nay nên 13 những phong tục tập quán và hoạt động sản xuất của họ đã ảnh hưởng đến nhiều tộc người khác sống lân cận. 1.2.3. Lịch sử cư trú Nguồn gốc lịch sử của người Thái nói chung, người Thái Tây Bắc của tỉnh Điện Biên nói riêng là vấn đề hết sức phức tạp. Bởi thế cho đến nay vẫn tồn tại hai luồng ý kiến: ý kiến thứ nhất cho rằng, ngành Thái trắng có cả một bộ phận Thái Đen vốn nguồn gốc bản địa. Vào đầu thiên niên kỷ I, tổ tiên Tày - Thái cổ, đã từng tham gia vào việc xây dựng quốc gia Âu Lạc của Thục An Dương Vương, sau đó một bộ phận di cư sang phía Tây, tách khỏi bộ phận gốc là người Tày hiện nay. Loại ý kiến thứ hai cho rằng, nguời Thái ở Tây Bắc Việt Nam vốn di cư từ miền Tây Nam ở tỉnh Vân Nam (Trung Quốc) sang vào nhiều giai đoạn khác nhau. Loại ý kiến này được soi sáng bởi những ghi chép trong các tập sử thi như “Quám tô mương” (Kể chuyện bản mường), “Tay pú xấc” (Chuyện cha ông đánh giặc) của người Thái Tây Bắc. Theo những ghi chép trong hai tập sử thi này, chúng ta biết được người Thái di cư vào miền Tây Bắc Việt Nam làm nhiều đợt khác nhau bắt đầu từ thế kỷ thứ IX đến thế kỷ XI. Theo tập sử thi “Quám tô mương”, bộ phận Thái Đen có mặt ở Mường Thanh - Điện Biên vào thế kỷ X. Thời ấy, có một vị tướng tên là Khun Bó Rôn, được sinh ra tại bản Na Nọi (bản ruộng bé, nay thuộc xã Nà Tấu, huyện Điện Biên, tỉnh Điện Biên), nơi có một phiến đá lớn tên là Đá Ang Nàng (Hin Chong Nàng) vốn được người đời cho là “Cái ang” của mẹ Then tắm rửa cho chủ tướng khi mới sinh nở. Lớn lên, Khun Bó Rôn phát hiện ra đất Mường Thanh rộng lớn, bằng phẳng, ngài lập tức cho dân xuống khai khẩn thành cánh đồng rộng lớn. Về sau thấy đất Mường Thanh màu mỡ, người Lự mới di cư đến đây xây đắp mương Viêng Sam Mứn (thành “ba vạn”). Tương truyền, trong vòng thành có 30.000 chiếc cối giã gạo. Đến thế kỷ XVIII, di tích nay được ghi trong sử sách Việt Nam gọi là Tam vạn thành. Khun Bó Rôn có 7 người con trai, anh cả là Khun Lò đã đưa người Thái Đen từ đất Mường Thanh theo đoàn chinh chiến xâm nhập nước Lào. Quân Thái Đen từ Khun Lò chỉ huy đã đánh bại sức kháng cự của người Khạ tại nơi sông Nậm U đổ vào sông Mê Công (Pask U), do Khan Cán Hạng cầm đầu, chiếm được Mường Sao (Thái Đen gọi là Mường Sao Va), lập ra Mường Xiêng Đông - Xiêng Thong theo 14 đúng cung cách tỏ chức một mường đóng vai trung tâm (Chiếng) của người Thái Đen xưa. Sau khi tiếp thu Phật giáo, Xiêng Đông - Xiêng Thong phát triển thành mường Luông Pra băng, nghĩa tiếng Thái là “Mường lớn có núi thiêng che chở”. Người Thái Đen nơi đây chuyển thành Lào và quên hẳn gốc Thái Đen của mình trước kia. Một bộ phận Thái Đen khác cũng hình thành xã hội bản - mường ở vùng Nậm Lài - Noong Se, mường Tung Hoàng, mường Ôm - mường Ai, lưu vực thượng nguồn sông Hồng thuộc huyện Tây Nam, tỉnh Vân Nam, Trung Quốc. Theo các tập sử thi Quám tô mương, Tay Bó Xấc và nhiều tập sử thi khác, vào khoảng thế kỷ XI, có hai thủ lĩnh tên là Tạo Xuông và Tạo Ngần thuộc dòng dõi quý tộc Mường Ôm - Mường Ai đất Tum Hoàng (Vân Nam, Trung Quốc) đã chỉ huy đội quân chinh chiến và dẫn dắt người Thái Đen gồm 12 họ gốc di cư xuôi dọc sông Thao (Hồng) đến Trái Hút (nay thuộc tỉnh Lào Cai) rồi rẽ vào Mường Min (Gia Hội - Tú Lệ) để rồi đến Mường Lò (huyện Văn Chấn, tỉnh Yên Bái). Sau khi ổn định cư trú Tạo Ngần trở lại Mường Ôm - Mường Ai, rồi chuyển sang Mường Bo Té để nhường đất Mường Lò cho Tạo Xuông chỉ huy người Thái Đen khai phá thành cánh đồng rộng lớn. Về sau, Mường Lò phát triển thành mường trung tâm, quy tụ dân Thái cùng các tộc người khác ở mọi nơi. Từ đó Mường Lò thành một chặng quê tổ của Thái Đen. Nhìn chung, bắt đầu từ thế kỷ XII trở đi, các vùng người Thái ở Việt Nam đã ổn định nơi cư trú và bắt tay vào việc xây dựng bản mường của mình. Buổi đầu khi mới làm chủ và xây dựng bản mường, miền Tây Bắc Việt Nam phân thành ba vùng: Phía Bắc, các mường của người Thái Trắng liên kết với người Lự quy tụ vào trung tâm Mường Lay. Phía Nam, các mường Thái Đen và Thái Trắng cũng hình thành và quy tụ vào trung tâm Mường Xang (Mộc Châu) và vùng giữa là các mường của người Thái Đen quy tụ vào trung tâm Mường Muổi (Thuận Châu). Người Thái trắng ở Nậm Pồ đa số cũng di cư từ một trong những mường trung tâm có Thái Trắng cư trú đó là Mường Lay, có truyền thống định canh, định cư theo làng, theo bản. Trong bản của người Thái trắng là các ngôi nhà sàn nằm kề sát bên nhau, cạnh đồi núi nơi có vùng thung lũng đất bằng phẳng. 15 1.2.4. Các hoạt động kinh tế Là huyện nằm ở vùng núi cao, địa hình phức tạp, xa các trung tâm kinh tế lớn, giao thông đi lại khó khăn, dân cư thưa thớt lại chủ yếu là các dân tộc ít người nên nền kinh tế của người Thái nói chung và người Thái trắng ở Nậm Pồ nói riêng còn rất khó khăn. Điều này cũng tác động phần nào đến các giá trị văn hóa truyền thống nói chung và ẩm thực truyền thống nói riêng. Nền kinh tế truyền thống của cư dân Nậm Pồ mang nặng tính tự cung, tự cấp, dân cư chủ yếu làm nghề nông, làm ruộng một vụ, làm nương rẫy, săn bắt hái lượm và các nghề thủ công truyền thống. Vì thế đời sống đồng bào rất khó khăn, chủ yếu phụ thuộc vào thiên nhiên. Trồng trọt: Người Thái trắng ở Nậm Pồ vốn là cư dân nông nghiệp và là cư dân sinh sống lâu đời nhất ở đây. Họ sinh sống chủ yếu bằng nghề trồng lúa nước, tập trung đến việc khai phá ruộng đất ở những thung lũng… Trong vốn tri thức dân gian của người Thái, những kinh nghiệm canh tác ruộng nước, nhất là kinh nghiệm liên quan đến việc “dẫn thủy nhập điền” rất phong phú và cũng ảnh hưởng đến các dân tộc anh em trong vùng. Hệ thống “mương, phai, lái, lín” đã trở thành một biểu tượng của nông nghiệp Thái nói riêng và văn hóa Thái nói chung. Ngoài ra việc canh tác trồng trọt trên nương rẫy của người Thái Nậm Pồ cũng có sự kết hợp của nhiều loại hình kĩ thuật khác nhau như: nương cày, nương cuốc, nương phát - đốt - gieo trồng… Trong khai thác nương rẫy họ đã có những tiến độ nhất định trong việc xen canh gối vụ trên nương. Ngoài cây lúa nếp ra người Thái còn trồng các loại cây ngô, sắn, dâu tằm, chàm, bầu bí… Trong đó, cây bông được chú trọng hơn nhiều vì là cây nguyên liệu chính phục vụ cho sản xuất, nguyên liệu đáp ứng nhu cầu dệt thổ cẩm làm trang phục. Chăn nuôi gia đình của người Thái trắng cũng được chú trọng trong cơ cấu kinh tế của người Thái. Các loại vật nuôi chủ yếu là trâu, bò, lợn, gà… nhằm cung cấp sức kéo cho sản xuất nông nghiệp và đáp ứng nhu cầu thực phẩm cho đời sống hàng ngày cũng như phục vụ cho nhu cầu sinh hoạt văn hóa cộng đồng. Điều đáng chú ý là trong chăn nuôi của người Thái thì chăn nuôi tằm rất phát triển. Nói đến săn bắt hái lượm, ta không thể không nhắc đến vai trò của người phụ nữ và những người đàn ông là chủ gia đình. Thông thường người phụ nữ Thái rất 16 giỏi hái măng, mộc nhĩ và các loại rau rừng. Còn đàn ông sau mỗi ngày đi làm ruộng, làm nương về thì vào rừng săn thú để cải thiện bữa ăn cho gia đình. Như vậy, có thể thấy rằng đặc trưng cơ bản trong nền kinh tế của người Thái là: trồng lúa nước và lúa nương giữ vai trò chủ đạo, còn các hoạt động kinh tế khác như trồng nương sắn, nương ngô, lạc, chăn nuôi, lâm nghiệp cho đến săn bắt hái lượm là nghề phụ. 1.2.5. Tổ chức xã hội Nằm trong khu vực hội tụ đông dân tộc anh em, song Nậm Pồ là một huyện có 8 tộc người anh em cùng sinh sống bao gồm: Thái, Hmông, Dao, Mường… Trong đó, người Thái là người bản địa, là cư dân cư trú sớm nhất và giữ vị trí quan trọng ở vùng biên giới Tây Bắc của Tổ quốc. Người Thái cũng là tộc người chiếm dân số đông nhất so với các dân tộc người anh em còn lại trong huyện. Xã hội của người Thái nói chung và người Thái Nậm Pồ nói riêng được hình thành trong lịch sử tộc người. Thiết chế xã hội tự quản của họ là Bản Mường. Đứng đầu bản là Tạo Bản, trên bản là Tạo Luông (cai quản một số Bản). Bản là đơn vị tổ chức cư dân ổn định, có ranh giới đất đai rõ rệt. Cộng đồng lãnh thổ như thế đã in hằn thành khái niệm trong ý thức hệ truyền thống nên mới có thuật ngữ biểu thị là “đất bản” (đin Bản). Bản của người Thái thường được lập ở chân núi, đồi, xung quanh các thung lũng, cánh đồng và phần lớn đều là những điểm tụ cư đông đúc, có bản có tới hàng trăm nóc nhà (Bản Nà Hỳ). Mỗi bản thường có tên gọi riêng, thường giữ nguyên tên gọi của dân tộc. Có tên bản gọi theo tên ruộng (Bản Nà Hỳ), tên khe suối (Nậm Pố, Nậm Là, Huổi Cọ, Huổi Son), cây cỏ (Co Kham), thú vật có nhiều ở quanh vùng (Huổi Luông)… Các bản thường xếp theo hình thức mật tập. Nhà cửa trong Bản thường tập trung xếp đặt không theo hàng lối mà theo thế đất một cách tùy tiện. Các nhà thường xếp theo một chiều, đầu mái nhà nọ liền với đầu mái nhà kia. Trong bản không có phố, chỉ có đường đi lại quanh co nối liền từ nhà này đến nhà khác. Ngày nay do phong trào xây dựng đời sống mới, xuất hiện nhiều bản làm nhà khá xa nhau và có trồng nhiều loại cây ăn quả, nhà hướng ra mặt đường chính của bản… Trong xã hội cũ, Mường thường có lãnh địa là cả một vùng hoặc nhiều thung lũng rộng lớn, các bản trong vùng đều chịu sự quản lý của Mường. Đứng đầu toàn 17
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan