Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học An toàn nợ công trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở việt ...

Tài liệu An toàn nợ công trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở việt nam

.DOC
196
428
148

Mô tả:

LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tác giả. Các số liệu, trích dẫn trong luận án là trung thực, có xuất xứ rõ ràng và không trùng lặp với những công trình đã công bố. TÁC GIẢ LUẬN ÁN NCS Tạ Đức Thanh MỤC LỤC Trang TRANG PHỤ BÌA LỜI CAM ĐOAN MỤC LỤC DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT DANH MỤC CÁC BẢNG DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ MỞ ĐẦU Chương 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI 1.1. Các công trình nghiên cứu ở nước ngoài liên quan đến đề tài luận án 1.2. Các công trình nghiên cứu ở trong nước liên quan đến đề tài luận án 1.3. Khái quát kết quả nghiên cứu của các công trình khoa học đã công bố và những vấn đề luận án tập trung giải quyết Chương 2 MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ AN TOÀN NỢ CÔNG TRONG NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG ĐỊNH HƯỚNG XÃ HỘI CHỦ NGHĨA Ở VIỆT NAM VÀ KINH NGHIỆM QUỐC TẾ 2.1. Nợ công và tác động của nợ công đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của quốc gia 2.2. Quan niệm, tiêu chí đánh giá và nhân tố tác động đến an toàn nợ công trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam 2.3. Khủng hoảng nợ công ở Châu Âu và bài học rút ra cho Việt Nam Chương 3 THỰC TRẠNG AN TOÀN NỢ CÔNG TRONG NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG ĐỊNH HƯỚNG XÃ HỘI CHỦ NGHĨA Ở VIỆT NAM 3.1. Thành tựu và hạn chế về an toàn nợ công trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam 3.2. Nguyên nhân và những vấn đề đặt ra từ thực trạng an toàn nợ công trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam Chương 4 QUAN ĐIỂM VÀ GIẢI PHÁP BẢO ĐẢM AN TOÀN NỢ CÔNG TRONG NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG ĐỊNH HƯỚNG XÃ HỘI CHỦ NGHĨA Ở VIỆT NAM 4.1. Quan điểm cơ bản bảo đảm an toàn nợ công trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam 4.2. Giải pháp chủ yếu nhằm bảo đảm an toàn nợ công trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam KẾT LUÂÂN CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG BỐ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC 5 10 10 17 29 35 35 51 62 86 86 119 132 132 136 174 176 177 184 DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT Chữ viết đầy đủ Chỉ số hiệu quả đầu tư Cục Quản lý nợ và Tài chính Đối Ngoại Đánh giá môi trường thể chế và Chính sách Quốc gia Đầu tư trực tiếp nước ngoài Hệ thống quản lý nợ và phân tích tài chính Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á Năng suất các nhân tố tổng hợp Ngân hàng nhà nước Ngân hàng phát triển châu Á Ngân hàng Thế giới Ngân hàng Trung ương châu Âu Ngân sách nhà nước Nghiên cứu Kinh tế và Chính sách Quỹ Tiền tệ Quốc tế Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế Liên Hiê êp quốc Tổ chức Thương mại và Phát triển Liên Hiệp quốc Chữ viết tắt ICOR DMEF CPIA FDI DMFAS ASEAN TFP NHNN ADB WB ECB NSNN VEPR IMF OECD UNCTAD DANH MỤC CÁC BẢNG STT Tên bảng 01 Bảng 2.1: Nợ công và tình hình kinh tế các nước Châu Âu 2010 02 Bảng 2.2: So sánh rủi ro nợ công các nước 03 Bảng 3.1: Tỷ suất nợ công trên GDP của Việt Nam giai đoạn 04 05 06 07 08 09 10 11 2006 - 2016 Bảng 3.2: Tỷ suất nợ công so với kim ngạch xuất khẩu Bảng 3.3: Tỷ lệ tiết kiệm so với GDP của Việt Nam từ 2011-2015 Bảng 3.4: Nợ công trên đầu người của một số quốc gia năm 2015 Bảng 3.5: Lãi suất vay nợ hiệu dụng Bảng 3.6: ICOR Việt Nam và một số nước Bảng 3.7: Quy mô dự trữ ngoại hối theo tuần nhập khẩu Bảng 3.8: Quy mô dự trữ ngoại hối trên nợ nước ngoài ngắn hạn Bảng 3.9: Quy mô dự trữ ngoại hối trên lượng cung tiền M2 Trang 50 75 86 88 96 101 109 113 116 116 117 DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ STT 01 02 03 04 05 09 10 11 12 Tên hình vẽ, đồ thị Trang Hình 2.1: Nợ công trong hệ thống nợ quốc gia 37 Hình 2.2: Biểu đồ các thành phần của khu vực công theo IMF 40 Biểu đồ 2.1: Lãi suất trái phiếu Chính phủ Hy Lạp kỳ hạn 2 năm 45 Biểu đồ 2.2: Tỷ trọng nợ công của Hy Lạp theo kỳ hạn 75 Biểu đồ 3.1: Tỷ lệ nợ công/GDP của Việt Nam so với các nước trong khu vực và trên thế giới năm 2013 87 Biểu đồ 3.2: Nợ công bình quân đầu người một số nước Đông Nam Á giai đoạn 2011-2015 87 Biểu đồ 3.3: Nợ nước ngoài so với tổng nợ công Việt Nam 2006 - 2010 90 Biểu đồ 3.4: Cơ cấu dư nợ nước ngoài của Chính phủ phân theo loại tiền tính đến 31/12/2010 91 Biểu đồ 3.5: Tỷ lệ bội chi NSNN 2000 - 2015 93 Biểu đồ 3.6: Tốc độ tăng trưởng kinh tế 2006 - 2015 94 Biểu đồ 3.7: Tỷ lệ lạm phát ở Việt Nam giai đoạn 2011 - 2015 95 Biểu đồ 3.8: Quy mô dự trữ ngoại hối Việt Nam 2008 - 2014 13 (tỷ USD) Biểu đồ 3.9: Cơ cấu giữa ngoại tệ và vàng trong dự trữ ngoại 06 07 08 97 98 14 15 hối củ Việt Nam (%) Biểu đồ 3.10: Top 10 quốc gia dự trữ vàng lớn nhất thế giới Biểu đồ 3.11: Tỷ trọng ngoại tệ trong tổng dự trữ ngoại hối 99 16 phân bổ của thế giới (%) Biểu đồ 3.12: Tỷ trọng ngoại tệ trong tổng dự trữ ngoại hối 17 18 19 của Việt Nam (%) Biểu đồ 3.13: Cơ cấu thanh toán nợ gốc và nợ lãi của Việt Nam Biểu đồ 3.14: Thu, chi ngân sách nhà nước và nợ công 2011-2015 Biểu đồ 3.15: Dự trữ ngoại hối của các quốc gia ASEAN năm 100 110 111 2012 (tỷ USD) 115 99 5 MỞ ĐẦU 1. Lý do lựa chọn đề tài luận án Trong điều kiện là một nước đang phát triển, nền kinh tế hội nhập ngày càng sâu rộng, nhu cầu vốn cho đầu tư phát triển tăng cao, nợ công đối với Việt Nam vẫn là nguồn tài chính quan trọng bù đắp thâm hụt ngân sách để chi đầu tư cho các mục tiêu tăng trưởng kinh tế và phát triển bền vững. Chúng ta đều biết, nguyên tắc cơ bản của nợ công an toàn đó là nợ công ngày hôm nay phải được bảo đảm bằng thặng dư ngân sách ngày mai. Nhưng thực tế tại Việt Nam, thâm hụt ngân sách đã trở thành kinh niên và mức thâm hụt đã vượt xa ngưỡng “báo động đỏ” 5% theo thông lệ quốc tế, đe dọa trực tiếp đến sự an toàn của nợ công. Hơn nữa, cuộc khủng hoảng nợ công Châu Âu đang đặt ra nhiều vấn đề mới đối với an toàn nợ công của Việt Nam. Theo công bố của Cục quản lý nợ và tài chính đối ngoại tại bản tin nợ công số 5 [12], đến hết ngày 31-12-2015, tỉ lệ nợ công của Việt Nam ở mức 62,2% GDP và năm 2016 là 64,7%. Như vậy, tỷ lệ nợ này đã áp sát mức trần 65% mà Quốc hội cho phép, vượt quá mức 60% GDP theo cách tính chỉ tiêu tỷ lệ nợ công trên GDP của Liên hiệp quốc, và nó quá cao so với mức phổ biến được khuyến cáo ở các nền kinh tế đang phát triển (từ 30-40%) và so với một số nền kinh tế mới nổi như Trung Quốc (20,9%), Indonesia (26,8%)… Theo đồng hồ nợ công toàn cầu The Global Debt Clock trên trang Economist.com, tính đến cuối năm 2015, mức nợ công tính trên đầu người của Việt Nam là 1.039 USD. Nếu so sánh với 1.145 USD (Philippines), 1.489 USD (Trung Quốc), 2.977 USD (Thái Lan), 6.106 USD (Malaysia) thì đây là con số không cao. Tuy nhiên, nếu so mức nợ công bình quân đầu người của Việt Nam vào năm 2001 xấp xỉ 112 USD; thì trong vòng 14 năm, con số này đã tăng gấp 9,3 lần, cho thấy gánh nặng nợ tương lai đổ lên đầu người dân ngày càng tăng. Tính ra từ năm 2011 đến cuối 6 năm 2016, nợ công của Việt Nam đã tăng khoảng 108% (trung bình 20%/năm), từ 1,3 triệu tỷ VNĐ năm 2011 lên gần 2,8 triệu tỷ VNĐ năm 2016. Với khoản nợ này, căn cứ vào thời điểm đáo hạn thì mỗi năm Việt Nam phải trả nợ gốc và lãi cho nước ngoài gần 1,5 tỉ USD và mức trả nợ cao nhất sẽ rơi vào năm 2020 với con số lên đến 2,4 tỉ USD. Tuy nhiên, cho đến trước khi cuô êc khủng hoảng nợ công Châu Âu xảy ra đẩy nền kinh tế thế giới vào tình trạng suy thoái nghiêm trọng, vấn đề về an toàn nợ công chưa được quan tâm đúng mức và thực sự chưa được xem trọng. Khi cuô êc khủng hoảng nợ công Châu Âu xảy ra, nó đã đánh mô êt đòn thức tỉnh vào tất cả các quốc gia, hàng loạt các quốc gia rơi vào tình trạng báo đô ng về nợ công mất an toàn, Viê êt ê Nam cũng rơi vào nhóm các quốc gia có tỷ lê ê nợ công cao và an toàn nợ công mới thực sự trở thành vấn đề quan trọng. Vì vậy, an toàn nợ công là mô t vấn đề có tính cấp thiết hàng đầu đối ê với Viê t Nam hiê n nay. Với lý do đó, nghiên cứu sinh lựa chọn đề tài “An ê ê toàn nợ công trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam” làm luận án Tiến sỹ kinh tế của mình. 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu Mục đích: Nghiên cứu làm rõ một số vấn đề lý luận và thực tiễn về an toàn nợ công trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam; trên cơ sở đó đề xuất quan điểm và giải pháp nhằm bảo đảm an toàn nợ công ở Việt Nam trong thời gian tới. Nhiệm vụ nghiên cứu: - Làm rõ một số vấn đề lý luận về an toàn nợ công trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa; nghiên cứu khủng hoảng nợ công Châu Âu để rút ra bài học cần thiết đối với an toàn nợ công ở Việt Nam. - Phân tích, đánh giá thực trạng an toàn nợ công trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam. 7 - Đề xuất các quan điểm cơ bản, giải pháp chủ yếu nhằm bảo đảm an toàn nợ công ở Việt Nam trong thời gian tới. 3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu: An toàn nợ công trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Phạm vi nghiên cứu của đề tài: Về nội dung: Nghiên cứu an toàn nợ công trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa dưới góc nhìn của khoa học kinh tế chính trị tập trung vào các khía cạnh chủ yếu sau: Quy mô nợ công được xem xét ở 3 tiêu chí thành phần: Tỷ suất nợ công trên GDP, tỷ suất nợ công so với kim ngạch xuất khẩu hàng hoá và dịch vụ và tỷ suất nợ công so với thu NSNN. Cơ cấu nợ công được đánh giá thông qua tỷ trọng các loại nợ, kỳ hạn trả nợ, cơ cấu lãi suất và dự trữ ngoại hối. Năng lực kinh tế vĩ mô được xem xét ở các tiêu chí: Tỷ lệ thâm hụt ngân sách, năng suất các nhân tố tổng hợp, tốc độ tăng trưởng GDP, lạm phát, hiệu quả sử dụng vốn, mức tiết kiệm nội địa, mức đầu tư xã hội và dự trữ ngoại hối. Không gian: Trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam. Thời gian: Nghiên cứu, khảo sát từ năm 2006 đến nay. 4. Cơ sở lý luận, thực tiễn và phương pháp nghiên cứu Cơ sở lý luân của luân án â â Luận án dựa trên cơ sở, nền tảng lý luận cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lê nin, tư tưởng Hồ Chí Minh và quan điểm, đường lối của Đảng cộng sản Việt Nam về vấn đề nợ công, an toàn nợ công. Cơ sở thực tiễn của luân án â Luận án được thực hiện dựa trên sự kế thừa những thành tựu từ các công trình nghiên cứu của các nhà khoa học trong và ngoài nước về nợ công, 8 khủng hoảng nợ công, đặc biệt là an toàn nợ công và thực trạng an toàn nợ công ở Viê êt Nam từ năm 2006 đến nay. Phương pháp nghiên cứu của luân án â Luận án sử dụng tổng hợp các phương pháp nghiên cứu của khoa học kinh tế chính trị Mác - Lê nin, tập trung chủ yếu vào các phương pháp sau: Phương pháp duy vật biện chứng: Đây là phương pháp nghiên cứu chung cho toàn bộ luận án. Phương pháp trừu tượng hóa khoa học: Với phương pháp này, luận án không đi sâu nghiên cứu những nhân tố cụ thể liên quan đến an toàn nợ công trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa (Tỷ suất nợ công trên GDP, tỷ suất nợ công so với thu ngân sách, tỷ trọng các loại nợ, kỳ hạn trả nợ, thâm hụt ngân sách, tốc độ tăng trưởng kinh tế, hiệu quả sử dụng vốn của nền kinh tế, năng suất các nhân tố tổng hợp, mức tiết kiệm nội địa, mức đầu tư xã hội, dự trữ ngoại hối, lạm phát, tỷ giá, lãi suất…) mà thông qua số liệu thực tế của các nhân tố này làm cơ sở đánh giá an toàn nợ công trên 3 tiêu chí: về quy mô nợ công, về cơ cấu nợ công và về năng lực kinh tế vĩ mô. Phương pháp phân tích, tổng hợp, thống kê, so sánh: Tác giả sử dụng phương pháp này để xử lý các số liệu thực tiễn đã thu thập được, từ đó làm nổi bật lên những thành tựu, hạn chế và nguyên nhân của những thành tựu và hạn chế trong bảo đảm an toàn nợ công trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta. Phương pháp chuyên gia: Tác giả trao đổi với các nhà quản lý, nhà khoa học và xin ý kiến các chuyên gia để đánh giá thực trạng, đề xuất các quan điểm và giải pháp bảo đảm an toàn nợ công trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam. 9 5. Những đóng góp mới của luận án Đưa ra quan niệm, tiêu chí đánh giá an toàn nợ công trong nền kinh tế thị trường ở Việt Nam dưới góc độ tiếp cận của kinh tế chính trị Mác - Lê nin. Đánh giá thực trạng an toàn nợ công trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam và chỉ rõ nguyên nhân thành tựu và hạn chế; đồng thời làm rõ những vấn đề đặt ra cần giải quyết nhằm bảo đảm an toàn nợ công trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam. Đề xuất các quan điểm cơ bản và giải pháp chủ yếu góp phần bảo đảm an toàn nợ công ở Việt Nam. 6. Ý nghĩa lý luận, thực tiễn của luận án Luận án bước đầu cung cấp những luận cứ khoa học có thể kế thừa trong nghiên cứu về an toàn nợ công; có thể làm tài liệu tham khảo phục vụ công tác giảng dạy trong các học viê ên, nhà trường trên cả nước; làm tài liệu tham khảo cho các nhà nghiên cứu, hoạch định chính sách nhằm bảo đảm an toàn nợ công ở Viê êt Nam hiê ên nay. Luận án hoàn thành cũng sẽ góp phần cung cấp những số liệu thực tế và các giải pháp nhằm giải quyết những vấn đề thực tiễn đặt ra về an toàn nợ công trong thời gian tới. 7. Kết cấu của luận án Luận án gồm: Mở đầu, 4 chương 10 tiết, kết luận, danh mục các công trình của tác giả đã công bố liên quan đến đề tài luận án, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục. 10 Chương 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI 1.1. Các công trình nghiên cứu ở nước ngoài liên quan đến đề tài luận án 1.1.1. Các công trình khoa học nghiên cứu về nợ công và quản lý nợ công Francis X. Cavanaugh (1996), “Truth about the National debt: Five myths and one reality” (Sự thâ ât về nợ quốc gia: lý thuyết và thực tế), Boston (Massa.), [58], Harvard business school press, tác giả cho rằng vấn đề là chi tiêu chính phủ không có kỷ luâ t, không phải là cách trả tiền cho họ - dù thông qua việc ê tăng các khoản nợ hoặc nâng cao các loại thuế. Qua công trình nghiên cứu, tác giả đề xuất xác định lại thâm hụt ngân sách liên bang để khôi phục lại kỷ luật và lòng tin trong việc quản lý tài chính của chính phủ. Giải thích những tác động của nợ đến các thế hệ tương lai, đầu tư tư nhân, lãi suất, an sinh xã hội, đầu tư nước ngoài và đổi mới cái gọi là mô t ngân sách liên bang cân bằng. ê T.K. Jayaraman, Chee-Keong Choong (2006), “Public debt and economic growth in The South Pacific Islands: a case study of Fiji”( Nợ công và tăng trưởng kinh tế ở các đảo Nam Thái Bình Dương: Nghiên cứu trường hợp của Phi-gi), [75]. Thực hiê ên phân tích định lượng với mô êt mô hình đa biến, xác định nợ công trong quá khứ đã dẫn đến sự tăng trưởng kinh tế ở Fiji. Nghiên cứu sử dụng dữ liệu hàng năm trong khoảng thời gian 34 năm từ 1970 đến 2003. Qua đó trình bày xu hướng của nợ công ở Fiji trong ba thập kỷ qua, đưa ra kết luâ n về tác đô ng của chính sách. ê ê The World Bank (2007), Managing public debt: “From diagnostics to reform implementation”(Quản lý nợ công: Từ chẩn đoán đến thực hiện cải cách), [78]: Thiết kế chương trình cải cách và các chương trình xây dựng năng lực trong mười hai quốc gia. Kinh nghiệm từ các nước Bulgari, 11 Colombia, Costa Rica, Crô-a-ti-a, In-đô-nê-xi-a, Kenya, Lebanon, Nicaragua, Pakistan, Sri Lanka, Tunisia và Zambia cho thấy: Một trong những thách thức lớn nhất cho nâng cao chất lượng quản lý nợ công ở hầu hết các quốc gia này là: việc tuyển dụng và giữ chân nhân viên có tay nghề cao và giàu kinh nghiệm. Một thách thức phổ biến nữa là vấn đề tổng hợp dữ liệu từ các hệ thống riêng biệt. Qua đó, nghiên cứu chỉ ra các yếu tố cần thiết trong quản lý nợ công như: phối hợp hiệu quả với chính sách tài khóa và tiền tệ, quản trị tốt, năng lực thể chế và năng lực nhân viên, đồng thời nghiên cứu cũng nhấn mạnh, hiệu quả thực hiện các chiến lược quản lý nợ cũng đòi hỏi một thị trường nợ chính phủ trong nước phát triển. The World Bank (2007), “Developing the domestic government debt market: From diagnostics to reform implementation”(Phát triển thị trường nợ chính phủ trong nước: Từ chẩn đoán để thực hiện cải cách), [79], nêu lên tầm quan trọng của thị trường tiền tệ đối với sự phát triển của thị trường chứng khoán chính phủ. Các bước để cơ quan có thẩm quyền thực hiê ên vay trong thị trường nội địa, bao gồm việc lựa chọn các công cụ, kỹ thuật phát hành, và các mối quan hệ với các tổ chức trung gian tài chính. Nghiên cứu nhấn mạnh sự phức tạp của chương trình cải cách, sự tương tác giữa các thị trường nợ, và mức đô ê phụ thuô êc trong phát triển thị trường nợ. Arjan Lejour, Jasper Lukkezen, Paul Veenendaal (2010), Sustainability of government debt in the EU (Tính bền vững của nợ Chính phủ ở EU), The conference “The Economic Crisis and the Process of European Integration”, [50]; các tác giả khảo sát các tài liệu về nợ chính phủ bền vững và tác động lan tỏa của nợ chính phủ qua biên giới, đồng thời, sử dụng các nghiên cứu thực nghiệm để đánh giá sự phù hợp của các yếu tố quyết định. Từ việc xem xét tài liệu về mức nợ bền vững, các tác giả lấy được bốn chỉ số có thể coi là hữu ích cho việc đánh giá tính bền vững của nợ công: (1) Chỉ số khoảng cách 12 phát triển bền vững tương lai (cho thấy khoảng cách về thặng dư cơ bản chiếm bao nhiêu phần trăm GDP từ một tỷ lệ nợ ổn định); (2) Chỉ số khoảng cách phát triển bền vững quá khứ (chỉ ra mức độ nợ hiện nay tương ứng với tỷ lệ bền vững nếu thặng dư chủ yếu gia tăng, lãi suất và tăng trưởng GDP duy trì ở mức trung bình của chúng trong thời gian gần đây); (3) Chỉ số nợ so với tổng thu của Chính phủ (trung bình trên 350% cho các nước có nền kinh tế thị trường mới nổi vào thời kỳ 1998 và 250% cho các nước khác (Callen et al., 2003)); (4) Tỷ lệ nợ so với GDP (ngưỡng 90% tương ứng với mức GDP tăng trưởng dưới trung bình (Reinhart and Rogoff, 2010)). Sử dụng bốn chỉ số phát triển bền vững, các tác giả đưa ra kết luận về thực trạng nợ công các nước EU: chỉ một vài trong số các quốc gia thành viên xem xét ở vị thế khó khăn về nợ, hầu hết các nước đang xem xét thuộc nhóm nợ không bền vững. Paolo Mauro (2011), “Chipping away at public debt: Sources of failure and keys to success in fiscal adjustment”(Bào mòn nợ công: Nguyên nhân thất bại và chìa khóa thành công trong điều chỉnh tài chính), [68]: Xem xét kế hoạch điều chỉnh tài chính trong các nền kinh tế tiên tiến, so sánh giữa kế hoạch giảm nợ công và thâm hụt ngân sách với thu nhâ p thực tế. Đồng thời ê xem xét khi chi tiêu vượt quá hoă êc thu nhâ p thấp hơn kỳ vọng, và giải thích ê lý do kế hoạch giảm nợ công tiến hành nhanh hơn hoă êc châ êm hơn so với dự kiến. Bài học kinh nghiệm và giải pháp để điều chỉnh tài chính thành công. Terry Miller, Kim R. Homles, Edwin J. Feuln, Anthony B. Kim, Bryan Riley, James M. Roberts (2012), “2012 index of economic freedom”(Chỉ số tự do kinh tế 2012), [73]. Phân tích những vấn đề về nợ, mối quan hê ê giữa nợ và tự do kinh tế, nợ chính phủ và gánh nă ng của thế hê ê tương lai, nợ công và ê tăng trưởng, nợ và người nghèo. Nghiên cứu khủng hoảng nợ công Châu Âu và đưa ra khuyến nghị. 13 Ugo Panizza, Andrea F. Presbitero (2012), “Public debt and economic growth: Is there a causal effect?”(Nợ công và tăng trưởng kinh tế: Có quan hê â nhân quả?), [76]. Sử dụng cách tiếp câ n công cụ biến để nghiên cứu mối liên hệ ê nhân quả giữa nợ công và tăng trưởng kinh tế trong đó sử dụng mẫu là các nước OECD. Nghiên cứu cho thấy mối tương quan tiêu cực giữa nợ và tăng trưởng và những kết quả này phù hợp với các tài liệu hiện có. Các công trình nghiên cứu nêu trên đã đề cập những vấn đề lý luận và thực tiễn về nợ công cũng như các nội dung liên quan đến nợ công như quản lý nợ công, cơ cấu nợ công và tác động của nợ công đến nền kinh tế cũng như thế hệ tương lai, nghiên cứu nợ công, khủng hoảng nợ công ở một số quốc gia, khu vực từ đó đưa ra những khuyến nghị. Những vấn đề lý luận mà các công trình nghiên cứu nêu ra đều được khái quát từ thực tiễn tại các quốc gia phát triển và đang phát triển, tuy nhiên các quốc gia này đều có những đặc điểm kinh tế cũng như xu hướng chính trị - xã hội khác với Việt Nam, do vậy chỉ mang tính tham khảo đối với đề tài luận án. Đề tài mà nghiên cứu sinh lựa chọn không trùng lặp với các công trình nghiên cứu nêu trên. 1.1.2. Các công trình khoa học nghiên cứu về an toàn nợ công Marek Dabrowski (2014), Factors Determining a ‘Safe’ Level of Public Debt (Các yếu tố xác định mức an toàn nợ công), [65]. Theo tác giả tỷ lệ nợ công so với GDP không phải là yếu tố duy nhất xác định các rủi ro tiềm năng vỡ nợ. Tác giả đã chỉ ra một số yếu tố và hoàn cảnh nên xem xét khi xác định mức an toàn của nợ công: Nợ động: nếu nó gia tăng nhanh chóng nó sẽ tạo thêm một yếu tố nguy cơ; Dư nợ đến hạn: nếu đây là nợ ngắn hạn nó có thể là nguyên nhân của nợ quá hạn; Sẵn có của tài sản tài chính lỏng, tức là, sự khác biệt giữa tổng và nợ ròng; 14 Tỷ lệ người không cư trú trong số các chủ nợ: tỷ lệ thành phần này cao có thể tăng rủi ro thoái vốn đột ngột khi họ rút khỏi thị trường trái phiếu chính phủ trong trường hợp khủng hoảng toàn cầu và khu vực; Tỷ lệ các nhà đầu tư ngắn hạn trong số các chủ nợ (điều này cũng làm tăng rủi ro vốn chảy tháo ra ngoài trong các trường hợp sốc bất lợi); Những chia sẻ các nghĩa vụ nợ bằng đồng ngoại tệ (quan trọng trong trường hợp đồng tiền mất giá); Sự hiện diện của các khoản nợ tiềm tàng, đặc biệt là trong hệ thống ngân hàng và tài chính; Uy tín tài chính quốc gia (quá trình trải qua các vụ vỡ nợ trong quá khứ, lạm phát cao và lạm phát phi mã, khủng hoảng ngân hàng, sự ổn định và độ tin cậy của đồng tiền quốc gia, vv); Ổn định chính trị và năng lực chính trị của những quyết định cần thiết để củng cố tài chính, khả năng dự đoán của chính sách kinh tế của đất nước; Tiềm năng thuế của quốc gia; tính sẵn có của các nguồn thu phi thuế, bao gồm cả doanh thu tiền cho thuê liên quan đến tài nguyên thiên nhiên; Mức độ phát triển thị trường tài chính và tính thanh khoản của nó; Nhu cầu bên ngoài đối với khoản nợ quốc gia và các công cụ tài chính khác và vai trò quốc tế của tiền tệ quốc gia; yếu tố này giải thích sự sẵn sàng của các thị trường tài chính để tài trợ cho mức độ nợ công của các nước như Mỹ, Anh, Nhật Bản và Đức; Tình hình trên thị trường tài chính quốc tế; thay đổi trong thanh khoản toàn cầu, những thay đổi trong tâm lý của nhà đầu tư, phản ứng của họ với các cú sốc bất ngờ. Tác giả đưa ra kết luận, không có một tiêu chuẩn duy nhất của “an toàn” nợ công. Mỗi quốc gia phải xác định cho mình mức tối đa của nợ công dựa trên lịch sử kinh tế vĩ mô và tín dụng riêng của mình và kinh nghiệm của các nước khác, nhưng có tính đến điều kiện cụ thể của riêng mình. Khi nguy 15 cơ vỡ nợ được xác định bởi quá nhiều yếu tố và đôi khi hoàn cảnh không thể đoán trước (ví dụ, các cú sốc toàn cầu và hoảng loạn trên thị trường quốc tế), trần nợ công nên được xác định ở mức tương đối thấp với biên độ đủ an toàn. Magnus Saxegaard (2014), Safe Debt and Uncertainty in Emerging Markets: An Application to South Africa (An toàn nợ và sự không chắc chắn ở các thị trường mới nổi: ứng dụng trường hợp của Nam Phi), [63]. Các tác giả đề xuất một phương pháp đơn giản để xác định một mức nợ an toàn mà sẽ cho phép các nước vẫn dưới một hạn mức nợ bền vững tối đa, có tính đến tác động của các cú sốc cho nền kinh tế. Trong đó, đóng góp chính của các tác giả là kết hợp phương pháp hiện có để ước lượng trần nợ và dự báo nợ ngẫu nhiên để ước lượng khoảng cách giữa trần nợ bền vững và mức độ an toàn của các khoản nợ mà chính sách tài khóa nên nhắm mục tiêu (điểm chuẩn nợ). Như lập luận của Mendoza và Oviedo (Oviedo, P. Marcelo and Enrique Mendoza (2009), “Public Debt, Fiscal Solvency and Macroeconomic Uncertainty in Latin America The Cases of Brazil, Colombia, Costa Rica and Mexico” (Nợ công, khả năng thanh toán tài chính và tính bất định kinh tế vĩ mô ở Mỹ Latinh: Các trường hợp của Brazil, Colombia, Costa Rica và Mexico), [67]), một vị trí tài chính bền vững là khi chính phủ có thể cam kết thanh toán nợ ngay cả khi nền kinh tế đang phải chống chọi những cú sốc, hoặc khi các rủi ro tài chính trở thành hiện thực. Phân tích của các tác giả ngụ ý rằng chính sách tài khóa nên nhắm mục tiêu một mức nợ thấp hơn mức trần nợ tạo khoảng trống cho phép hấp thụ những cú sốc có khả năng làm tổn thương nền kinh tế. Ví dụ, ở các nước tính không ổn định cao, do các thành phần và mức độ nợ hoặc do biến động kinh tế vĩ mô lớn có ảnh hưởng đến năng lực trả nợ - sự phân biệt một trần nợ và một chuẩn mực nợ là đặc biệt quan trọng. Trong đó, mức biến động cao hơn đòi hỏi một chính sách tài khóa cho phép thêm không gian dưới trần nợ để duy trì khả năng trả nợ ngay cả khi nền kinh tế đang phải chịu những cú sốc. 16 Để minh họa cho nghiên cứu của mình, các tác giả áp dụng các phương pháp để ước tính mức nợ an toàn cho Nam Phi. Qua việc sử dụng một loạt các phương pháp, các tác giả ước tính rằng một trần nợ khoảng 60% GDP là phù hợp với tính bền vững nợ ở Nam Phi. Theo mô hình đơn giản ngẫu nhiên Vector Auto-Regression (VAR) cho thấy một điểm chuẩn khoảng 40% GDP sẽ cho phép Nam Phi giữ cho nợ dưới trần với một mức độ tin cậy cao trong trung hạn (đến năm 2020), ngay cả khi nền kinh tế phải gánh chịu những cú sốc lớn. Để đạt chuẩn này sẽ đòi hỏi một nỗ lực tài chính đáng kể và có thể trong trường hợp không có những cải cách cơ cấu tăng trưởng kinh tế - tạo thêm áp lực lên nền kinh tế vốn đã yếu. Jonathan D. Ostry, Atish R. Ghosh, and Raphael Espinoza (2015), When Should Public Debt Be Reduced? (Khi nào nợ công có thể giảm?), IMF Staff discussion note, [61]. Các tác giả xem xét nợ công tối ưu và chính sách đầu tư trong những hậu quả của cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu. Bài viết tóm tắt những rủi ro tái đầu tư mà các quốc gia phải đối mặt khi gần giới hạn nợ của họ, và cũng từ những cân nhắc mang tính chu kỳ ngắn hạn. Về mức độ an toàn của nợ công, theo các tác giả rất khó để xác định một mức chính xác trong thực tế, và không bao giờ có thể được thiết lập thông qua một số nguyên tắc hoặc ngưỡng máy móc. Kiểm tra sự căng thẳng bảng cân đối của khu vực công là điều cần thiết để hình thành án quyết ở cấp quốc gia về những gì cấu thành một mức nợ công an toàn. Điều này có thể hữu ích để nghĩ về các mức nợ nếu rơi vào ba khu vực: khu vực màu xanh lá cây, trong đó khả năng tài chính dồi dào; khu vực màu vàng, trong đó khả năng tài chính là tích cực nhưng nổi lên vấn đề rủi ro chủ quyền; và khu vực màu đỏ, trong đó khả năng tài chính đã không còn. Trong bài viết này, các tác giả chủ yếu phân tích trường hợp khu vực màu xanh lá cây. Giảm nợ trong trường hợp như vậy có thể sẽ là chuẩn mực không mong muốn nếu các chi phí liên quan sẽ lớn hơn so với lợi ích thu được. 17 Các công trình nghiên cứu đã đưa ra những quan điểm của mình về an toàn nợ công, nhưng cũng khuyến cáo không có một chuẩn chung về an toàn nợ công đối với mọi quốc gia và đưa ra những gợi ý có thể xem xét khi đánh giá mức an toàn của nợ công. Đây là những tài liệu tham khảo hữu ích cho đề tài luận án để xây dựng một khung đánh giá an toàn của nợ công ở Việt Nam. 1.2. Các công trình nghiên cứu ở trong nước liên quan đến đề tài luận án 1.2.1. Các công trình nghiên cứu về nợ công và quản lý nợ công Lê Thị Minh Ngọc (2011), “Nợ công - Sự tác động đến tăng trưởng kinh tế và gánh nặng của thế hệ tương lai”, [31]: trong bài phân tích tác giả đã đưa ra một số quan niệm về nợ công trong đó đề cập đến quan niệm của WB, IMF và của Việt Nam qua Luật Quản lý nợ công. Trọng tâm bài phân tích đề cập về tác động của nợ công đến nền kinh tế, trong đó tác giả chỉ ra vẫn tồn tại nhiều quan điểm khác nhau, trong đó có 2 quan điểm chủ đạo: quan điểm truyền thống, đại diện là J.Keynes cho rằng: khi Chính phủ vay nợ để bù đắp cho thâm hụt ngân sách do cắt giảm các nguồn thu từ thuế trong khi mức chi tiêu công không thay đổi sẽ tác động tới hành vi tiêu dùng của người dân. Tuy nhiên, về dài hạn, làm cho tiết kiệm quốc gia giảm và kèm theo đó là những hệ lụy khác. Quan điểm của David Ricardo lại cho rằng mức thuế cắt giảm được bù đắp bằng nợ chính phủ sẽ không tác động đến tiêu dùng như quan điểm truyền thống, kể cả trong ngắn hạn. Hai quan điểm này luôn tồn tại song song, tuy nhiên quan điểm nào phù hợp với từng thời điểm của quốc gia còn phụ thuộc vào nhân tố: hành vi người tiêu dùng. Nghiên cứu của tác giả đã chỉ ra những tác động của nợ công đến nền kinh tế: (1) Nợ công lớn làm giảm tích lũy vốn tư nhân, dẫn đến hiện tượng thoái lui đầu tư tư nhân; (2) Nợ công làm giảm tiết kiệm quốc gia; (3) Nợ 18 công tạo áp lực gây ra lạm phát; (4) Nợ công làm méo mó các hoạt động kinh tế, gây tổn thất phúc lợi xã hội; (5) Những tác động khác: Thay đổi quy trình quản lý Nhà nước, tổn hại hệ số tín nhiệm quốc gia, nguy cơ suy giảm chủ quyền, giảm sự độc lập về chính trị hoặc khả năng lãnh đạo quốc gia… Theo tác giả, gánh nặng của nợ công lên thế hệ tương lai đó là: giảm trợ cấp cho những người đóng thuế trong tương lai, chịu sự sụt giảm về chất lượng cuộc sống do hệ quả của nợ công gây ra. Qua đó, tác giả khuyến nghị, việc đánh giá đúng tình trạng nợ công và tác động của nó lên nền kinh tế không chỉ dựa vào quy mô khoản nợ công mà còn cần phải xét đến cơ cấu nợ, chất lượng, hiệu quả các dự án đầu tư công được tài trợ bằng vốn vay, năng lực kinh tế, tài chính và khả năng trả nợ của quốc gia trong tương lai. Nguyễn Thị Kim Thanh (2011), “Vai trò của Ngân hàng Nhà nước trong quản lý nợ công”, [39]. Tác giả nêu lên 2 lý do chính phải quản lý nợ công được rút ra từ thực tế đó là: (1) Danh mục nợ của Chính phủ ngày càng lớn và phức tạp, nó có thể gây ra những rủi ro lớn đối với sự bất ổn vĩ mô, như mất khả năng thanh toán quốc gia đối với phần còn lại của thế giới và tình trạng ổn định của tài chính quốc gia; (2) Việc quản lý nợ công hợp lý có thể làm giảm thiểu chi phí và rủi ro. Về nội dung quản lý nợ công, tác giả theo Luật Quản lý nợ công năm 2009 trên cơ sở đó tác giả cũng nêu lên bốn vai trò của Ngân hàng Nhà nước: (1) Góp phần giảm thiểu ảnh hưởng tiêu cực của thâm hụt ngân sách đến các lĩnh vực khác của nền kinh tế thông qua việc điều tiết dòng tiền giữa các lĩnh vực của nền kinh tế một cách hợp lý bằng các công cụ của chính sách tiền tệ; (2) Hỗ trợ tích cực việc huy động vốn cho bù đắp thâm hụt ngân sách, thông qua việc góp phần thúc đẩy sự phát triển thị trường trái phiếu Chính phủ; (3) Có vai trò quan trọng trong việc tham gia chiến lược quản lý nợ nước ngoài của quốc gia, trong đó, có nợ công của Chính phủ; (4) Giảm thiểu rủi ro nợ Chính phủ
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan