Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học An toàn tài chính của các công ty chứng khoán việt nam (la tiến sĩ)...

Tài liệu An toàn tài chính của các công ty chứng khoán việt nam (la tiến sĩ)

.PDF
237
176
73

Mô tả:

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ TÀI CHÍNH HỌC VIỆN TÀI CHÍNH  HOÀNG THỊ BÍCH HÀ AN TOÀN TÀI CHÍNH CỦA CÁC CÔNG TY CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ HÀ NỘI - 2018 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ TÀI CHÍNH HỌC VIỆN TÀI CHÍNH  HOÀNG THỊ BÍCH HÀ AN TOÀN TÀI CHÍNH CỦA CÁC CÔNG TY CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM Chuyên ngành: Tài chính - Ngân hàng Mã số : 62.34.02.01 LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ Người hướng dẫn khoa học: 1. PGS,TS. NGUYỄN VĂN DẦN 2. TS. LÊ ANH TUẤN HÀ NỘI - 2018 i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan bản Luận án là công trình nghiên cứu khoa học, độc lập của riêng tôi. Các số liệu trong Luận án là trung thực và có nguồn gốc rõ ràng. Các kết quả của Luận án chƣa từng đƣợc công bố trong bất cứ công trình khoa học nào. Tác giả luận án Hoàng Thị Bích Hà ii MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN ......................................................................................................... I MỤC LỤC .................................................................................................................... II DANH MỤC CÁC BẢNG........................................................................................ VII DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ, HÌNH VẼ ............................................................... VIII MỞ ĐẦU ....................................................................................................................... 1 1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU .................................................... 1 2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU ...................................................................................... 2 3. ĐỐI TƢỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU ........................................................... 3 3.1. Đối tượng nghiên cứu: ........................................................................................... 3 3.2. Phạm vi nghiên cứu: .............................................................................................. 3 4. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ............................................................................. 3 5. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN CỦA LUẬN ÁN .................................... 4 6. ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN ÁN .......................................................................... 5 6.1. Về mặt lý luận......................................................................................................... 5 6.2. Về mặt thực tiễn...................................................................................................... 6 7. KẾT CẤU LUẬN ÁN ............................................................................................... 7 CHƢƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU AN TOÀN TÀI CHÍNH CỦA CÔNG TY CHỨNG KHOÁN ............................................................... 8 1.1. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU ......................................................... 8 1.1.1. Nghiên cứu về an toàn tài chính của các định chế tài chính .............................. 8 1.1.2. Nghiên cứu về công ty chứng khoán ................................................................... 8 1.1.3. Nghiên cứu về an toàn tài chính của công ty chứng khoán .............................. 13 1.2. KẾT QUẢ ĐẠT ĐƢỢC VÀ KHOẢNG TRỐNG Ở CÁC NGHIÊN CỨU TRÊN........................................................................................................................... 15 1.3. NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA CHO VIỆC NGHIÊN CỨU CỦA LUẬN ÁN ...... 15 CHƢƠNG 2. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ AN TOÀN TÀI CHÍNH CỦA CÔNG TY CHỨNG KHOÁN ....................................................................................................... 17 2.1. TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CHỨNG KHOÁN VÀ TÀI CHÍNH CỦA CÔNG TY CHỨNG KHOÁN ..................................................................................... 17 2.1.1. Tổng quan về công ty chứng khoán .................................................................. 17 2.1.2. Tài chính của công ty chứng khoán .................................................................. 28 iii 2.2. AN TOÀN TÀI CHÍNH CỦA CÔNG TY CHỨNG KHOÁN ............................. 30 2.2.1. Khái niệm an toàn tài chính của công ty chứng khoán ..................................... 30 2.2.2. Tiêu chí phản ánh an toàn tài chính của công ty chứng khoán ........................ 33 2.2.3. Đặc trưng an toàn tài chính của các công ty chứng khoán .............................. 37 2.2.4. Hệ thống chỉ tiêu đánh giá an toàn tài chính của công ty chứng khoán .......... 40 2.2.5. Đánh giá an toàn tài chính của công ty chứng khoán ...................................... 51 2.2.6. Các nhân tố ảnh hưởng đến an toàn tài chính của công ty chứng khoán ........ 55 2.2.7. Sự cần thiết phải đảm bảo an toàn tài chính của công ty chứng khoán ........... 60 2.3. KINH NGHIỆM ĐẢM BẢO AN TOÀN TÀI CHÍNH CỦA CÔNG TY CHỨNG KHOÁN TẠI MỘT SỐ NƢỚC TRÊN THẾ GIỚI VÀ BÀI HỌC THAM KHẢO CHO VIỆT NAM ............................................................................... 63 2.3.1. Kinh nghiệm về quy định đảm bảo an toàn tài chính đối với công ty chứng khoán của một số nước................................................................................................ 63 2.3.2. Ngân hàng đầu tư trong khủng hoảng tài chính và bài học đối với các công ty chứng khoán Việt Nam ................................................................................... 72 KẾT LUẬN CHƢƠNG 2............................................................................................ 76 CHƢƠNG 3. THỰC TRẠNG AN TOÀN TÀI CHÍNH CỦA CÁC CÔNG TY CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM .................................................................................. 77 3.1. KHÁI QUÁT VỀ CÁC CÔNG TY CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM.................... 77 3.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của các công ty chứng khoán Việt Nam ... 77 3.1.2. Nghiệp vụ kinh doanh của các công ty chứng khoán Việt Nam........................ 79 3.1.3. Tình hình tài chính của các công ty chứng khoán Việt Nam ............................ 80 3.2. THỰC TRẠNG AN TOÀN TÀI CHÍNH CỦA CÁC CÔNG TY CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM THỜI GIAN QUA ................................................................... 89 3.2.1. Khung pháp lý về hoạt động và an toàn tài chính của các công ty chứng khoán Việt Nam ........................................................................................................... 89 3.2.2. Tình hình an toàn tài chính của các công ty chứng khoán Việt Nam ............... 99 3.2.3. Xếp loại, đánh giá an toàn tài chính của các công ty chứng khoán Việt Nam theo mô hình CAMEL và theo Thông tư 226. ................................................... 119 3.3. NHẬN XÉT VỀ AN TOÀN TÀI CHÍNH CỦA CÁC CÔNG TY CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM THỜI GIAN QUA ................................................................. 127 3.3.1. Những kết quả đạt được .................................................................................. 127 iv 3.3.2. Một số hạn chế và nguyên nhân ...................................................................... 130 KẾT LUẬN CHƢƠNG 3.......................................................................................... 139 CHƢƠNG 4: GIẢI PHÁP ĐẢM BẢO AN TOÀN TÀI CHÍNH CỦA CÁC CÔNG TY CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM.............................................................. 140 4.1. QUAN ĐIỂM, MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN THỊ TRƢỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM................................................................................................................ 140 4.1.1. Quan điểm phát triển thị trường chứng khoán Việt Nam ............................... 140 4.1.2. Mục tiêu phát triển thị trường chứng khoán Việt Nam ................................... 142 4.2. ĐỊNH HƢỚNG PHÁT TRIỂN VÀ QUAN ĐIỂM ĐẢM BẢO AN TOÀN TÀI CHÍNH ĐỐI VỚI CÁC CÔNG TY CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM................. 145 4.2.1. Định hướng phát triển các công ty chứng khoán Việt Nam............................ 145 4.2.2. Quan điểm đảm bảo an toàn tài chính đối với các công ty chứng khoán Việt Nam .................................................................................................................... 147 4.3. GIẢI PHÁP ĐẢM BẢM AN TOÀN TÀI CHÍNH CỦA CÁC CÔNG TY CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM ................................................................................. 148 4.3.1. Nhóm giải pháp đối với các công ty chứng khoán .......................................... 148 4.3.2. Nhóm giải pháp đối với cơ quan quản lý nhà nước ........................................ 164 KẾT LUẬN CHƢƠNG 4.......................................................................................... 179 KẾT LUẬN ............................................................................................................... 180 DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG BỐ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN ............................................................................. X TÀI LIỆU THAM KHẢO...........................................................................................XI PHỤ LỤC.............................................................................................................. XVII v DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT STT Ký hiệu Nội dung 1 ATTC 2 A1 Tỷ lệ giá trị TSSĐCRR/Tổng tài sản 3 A2 Tỷ lệ Dự phòng/(ĐTNH+ĐTDH+PT) 4 A3 Tỷ lệ các khoản phải thu/Tổng tài sản 5 BCTC Báo cáo tài chính 6 BCTN Báo cáo thƣờng niên 7 CTCK Công ty chứng khoán 8 CTCP Công ty cổ phần 9 C1 Tỷ lệ Vốn chủ sở hữu/Tổng tài sản 10 C2 Tỷ lệ Vốn chủ sở hữu/Vốn pháp định 11 C3 Tỷ lệ vốn khả dụng 12 DP Dự phòng 13 ĐTNH Đầu tƣ ngắn hạn 14 ĐTDH Đầu tƣ dài hạn 15 L1 Tỷ lệ Tài sản ngắn hạn/Nợ ngắn hạn 16 L2 Tỷ lệ tiền và tƣơng đƣơng tiền/Nợ ngắn hạn 17 NLTC Năng lực tài chính 18 NHTM Ngân hàng thƣơng mại 19 NHĐT Ngân hàng đầu tƣ 20 NCS Nghiên cứu sinh 21 QLDMĐT 22 QTRR 23 PT 24 ROA Lợi nhuận/Tổng tài sản 25 ROE Lợi nhuận/Vốn chủ sở hữu 26 ROS Lợi nhuận/Doanh thu 27 TLVKD 28 TNHH An toàn tài chính Quản lý danh mục đầu tƣ Quản trị rủi ro Phải thu Tỷ lệ vốn khả dụng Trách nhiệm hữu hạn vi 29 TTS Tổng tài sản 30 TTCK Thị trƣờng chứng khoán 31 TTTC Thị trƣờng tài chính 32 TLATTC 33 TSSĐCRR 34 TVTĐT 35 VĐL Vốn điều lệ 36 VKD Vốn khả dụng 37 VCSH Vốn chủ sở hữu 38 SGDCK 39 TSNH Tài sản ngắn hạn 40 TSDH Tài sản dài hạn 41 UBCKNN Tỷ lệ an toàn tài chính Tài sản sau điều chỉnh rủi ro Tiền và tƣơng đƣơng tiền Sở giao dịch chứng khoán Ủy ban chứng khoán Nhà nƣớc vii DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 3.1. Số lƣợng CTCK thực hiện các nghiệp vụ kinh doanh tháng 12/2016 ........ 80 Bảng 3.2. VĐL và VCSH của các CTCK Việt Nam giai đoạn 2012 - 2016 .............. 81 Bảng 3.3. Top 22 CTCK có VĐL cao nhất tính đến tháng 12 năm 2016 ................... 82 Bảng 3.4. Quy mô và cơ cấu tài sản của các CTCK Việt Nam .................................. 84 Bảng 3.5. Một số kết quả kinh doanh chính của các CTCK Việt Nam ...................... 84 Bảng 3.6. Quy mô và cơ cấu doanh thu của các CTCK Việt Nam ............................. 86 Bảng 3.7. Bảng các chỉ tiêu, thang điểm và trọng số trong xếp hạng ......................... 94 Bảng 3.8. Điểm xếp loại CTCK theo quy chế CAMEL ............................................. 96 Bảng 3.9. Những CTCK có C1 ≤ 51%...................................................................... 102 Bảng 3.10. Những CTCK có C2 chƣa đảm bảo (< 100%) ....................................... 104 Bảng 3.11. Những CTCK có tỷ lệ VKD chƣa đảm bảo (C3 < 180%)...................... 106 Bảng 3.12. Những CTCK có tỷ lệ A1 chƣa đảm bảo (A1 ≤ 65%) ........................... 109 Bảng 3.13. Những CTCK có tỷ lệ A3 chƣa đảm bảo (A3 > 75%) ........................... 112 Bảng 3.14. Top 10 CTCK có ROS cao nhất giai đoạn 2012-2016 ........................... 114 Bảng 3.15: Những CTCK có ROE > 15% ................................................................ 116 Bảng 3.16. Một số CTCK chƣa đạt yêu cầu về hệ số TT tức thời L2 ...................... 119 Bảng 3.17. Tổng hợp chỉ tiêu ATTC của 4 CTCK VSG, VICS, ORS, SHBS ......... 122 viii DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ, HÌNH VẼ Biểu đồ 3.1. Số lƣợng CTCK Việt Nam qua các năm ................................................ 78 Biểu đồ 3.2. Doanh thu, lợi nhuận của các CTCK Việt Nam ..................................... 85 Biểu đồ 3.3. Cơ cấu doanh thu các nghiệp vụ của các CTCK Việt Nam ................... 87 Biểu đồ 3.4. Tỷ lệ C1 trung bình của các CTCK Việt Nam ..................................... 101 Biểu đồ 3.5. Tỷ lệ C2 của các CTCK Việt Nam ....................................................... 103 Biểu đồ 3.6. Tỷ lệ vốn khả dụng của hệ thống các CTCK Việt Nam ....................... 106 Biểu đồ 3.7. Tỷ lệ A1 của hệ thống các CTCK Việt Nam ........................................ 108 Biểu đồ 3.8. Tỷ lệ A2 trung bình của các CTCK Việt Nam ..................................... 110 Biểu đồ 3.9. Tỷ lệ A3 trung bình của các CTCK Việt Nam ..................................... 111 Biểu đồ 3.10. ROS của các CTCK Việt Nam giai đoạn 2012 - 2016 ....................... 113 Biểu đồ 3.11. Số các CTCK Việt Nam có ROS < 0 giai đoạn 2012 - 2016 ............. 114 Biểu đồ 3.12. ROA, ROE của hệ thống các CTCK Việt Nam ................................. 115 Biểu đồ 3.13. Hệ số L1 trung bình của các CTCK Việt Nam................................... 117 Biểu đồ 3.14. Hệ số L2 trung bình của các CTCK Việt Nam................................... 118 Biểu đồ 3.15. Xếp loại các CTCK Việt Nam theo khung an toàn CAMEL ............. 120 Biểu đồ 3.16. Phân loại các CTCK theo tỷ lệ an toàn vốn khả dụng ........................ 126 Biểu đồ 3.17. Top 10 CTCK có tỷ lệ vốn khả dụng cao nhất cuối năm 2016 .......... 127 Hình 4.1. Mô hình tổ chức bộ phận kinh doanh của Ngân hàng đầu tƣ ................... 162 Hình 4.2. Mô hình tổ chức bộ phận điều hành .......................................................... 163 1 MỞ ĐẦU 1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU Thị trƣờng chứng khoán là kênh dẫn vốn quan trọng trong nền kinh tế và thị trƣờng chứng khoán chỉ hoạt động có hiệu quả khi các chủ thể tham gia trên thị trƣờng có đầy đủ những điều kiện, năng lực nhất định và đảm bảo an toàn trong hoạt động, trong đó công ty chứng khoán là một trong những chủ thể đóng vai trò nòng cốt. An toàn trong hoạt động đặc biệt là an toàn tài chính có ảnh hƣởng rất lớn đến sự phát triển của các công ty chứng khoán, qua đó tác động đến sự phát triển ổn định và bền vững của thị trƣờng chứng khoán. Việc đảm bảo an toàn tài chính của công ty chứng khoán là điều kiện nền tảng và là yêu cầu cho sự phát triển của các công ty chứng khoán nói riêng và thị trƣờng chứng khoán nói chung. Ở Việt Nam, trải qua hơn 17 năm hình thành và phát triển, các công ty chứng khoán Việt Nam đã có sự tăng trƣởng đáng kể cả về số lƣợng và chất lƣợng. Từ chỗ chỉ có 7 công ty chứng khoán với quy mô vốn điều lệ thấp nhất là 6 tỷ đồng và cao nhất là 43 tỷ đồng vào cuối năm 2000 khi thị trƣờng chứng khoán Việt Nam mới đi vào hoạt động, có những thời điểm số lƣợng các công ty chứng khoán Việt Nam đã đạt đỉnh điểm là 105 công ty (giai đoạn năm 2009 2011), trong đó có công ty chứng khoán có vốn điều lệ trên 4.200 tỷ đồng (tăng gần 100 lần so với CTCK có mức vốn cao nhất tại thời điểm năm 2000). Tuy nhiên, tính đến nay, chỉ còn lại 76 công ty chứng khoán đang hoạt động trên thị trƣờng. Thực tế này đã chứng minh cho sự khắc nghiệt trong hoạt động của các định chế tài chính này. Một trong những nguyên nhân chủ yếu dẫn đến thực trạng này là do năng lực tài chính của nhiều công ty chứng khoán còn hạn chế. Quy mô vốn nhỏ đã cản trở việc các công ty chứng khoán triển khai dịch vụ và hạn chế khả năng mở rộng mạng lƣới chi nhánh, mở rộng phân khúc khách hàng và nâng cao năng lực cũng nhƣ phạm vi cung cấp dịch vụ, đe dọa đến an toàn tài chính của công ty chứng khoán. Cùng với đó, chất lƣợng tài sản chƣa đảm bảo, khả năng sinh lời thấp, công tác quản trị chƣa hiệu quả, khiến nhiều công ty 2 chứng khoán rơi vào tình trạng thua lỗ và thua lỗ kéo dài, mất khả năng thanh toán. Với mục tiêu hệ thống hóa và làm rõ hơn cơ sở lý luận về an toàn tài chính của công ty chứng khoán, nghiên cứu thực tiễn an toàn tài chính của các công ty chứng khoán Việt Nam từ đó đề xuất hệ thống giải pháp nhằm đảm bảo an toàn tài chính cho các công ty chứng khoán Việt Nam, góp phần ổn định và phát triển thị trƣờng chứng khoán, nghiên cứu sinh đã lựa chọn đề tài “An toàn tài chính của các công ty chứng khoán Việt Nam” làm đề tài nghiên cứu cho luận án tiến sỹ kinh tế của mình. 2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU Thứ nhất, hệ thống hóa cơ sở lý luận về an toàn tài chinh của công ty chứng khoán, làm rõ khái niệm an toàn tài chính của công ty chứng khoán, những đặc trƣng cơ bản về an toàn tài chính của công ty chứng khoán, xây dựng hệ thống chỉ tiêu đánh giá an toàn tài chính của công ty chứng khoán trong bối cảnh quá trình hội nhập quốc tế thị trƣờng chứng khoán ngày một sâu rộng. Tìm hiểu kinh nghiệm về quy định đảm bảo an toàn tài chính đối với các công ty chứng khoán ở một số nƣớc trên thế giới, từ đó rút ra những bài học tham khảo cho việc đảm bảo an toàn tài chính đối với các công ty chứng khoán ở Việt Nam. Đồng thời, nghiên cứu nguyên nhân sự sụp đổ của các ngân hàng đầu tƣ trong khủng hoảng tài chính toàn cầu 2008-2009, rút ra kinh nghiệm cho các công ty chứng khoán trong việc xây dựng chiến lƣợc kinh doanh và quản trị rủi ro nhằm đảm bảo an toàn tài chính. Thứ hai, phân tích thực trạng an toàn tài chính của các công ty chứng khoán Việt Nam qua hệ thống chỉ tiêu đƣợc xây dựng. Từ kết quả tính toán, đánh giá mức độ an toàn tài chính dựa trên Quyết định 617/2013/QĐ-UBCK, Thông tƣ 226/2010/TT-BTC ngày 30/12/2010 và so sánh với một số chuẩn mực quốc tế; Phân loại các công ty chứng khoán theo mức độ an toàn tài chính, đánh giá những kết quả đạt đƣợc, chỉ ra những tồn tại, hạn chế và nguyên nhân của những tồn tại, hạn chế về an toàn tài chính của các công ty chứng khoán. 3 Thứ ba, trên cơ sở định hƣớng phát triển của thị trƣờng chứng khoán Việt Nam cũng nhƣ của các công ty chứng khoán Việt Nam, kết hợp với những đánh giá thực trạng về an toàn tài chính của các công ty chứng khoán, Luận án sẽ đề xuất các giải pháp nhằm đảm bảo an toàn tài chính của công ty chứng khoán Việt Nam trong thời gian tới. 3. ĐỐI TƢỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU 3.1. Đối tƣợng nghiên cứu: Đối tƣợng nghiên cứu của Luận án là an toàn tài chính của công ty chứng khoán. 3.2. Phạm vi nghiên cứu: - Phạm vi về nội dung nghiên cứu: + Nghiên cứu lý luận cơ bản về an toàn tài chính của công ty chứng khoán + Nghiên cứu thực trạng an toàn tài chính của các công ty chứng khoán Việt Nam. + Đƣa ra một số giải pháp nhằm đảm bảo an toàn tài chính cho các công ty chứng khoán Việt Nam. - Phạm vi về không gian nghiên cứu: Luận án tập trung nghiên cứu về an toàn tài chính của các công ty chứng khoán hiện đang là thành viên của các Sở giao dịch chứng khoán ở Việt Nam. - Phạm vi về thời gian nghiên cứu: Thời gian Luận án nghiên cứu là giai đoạn 5 năm từ năm 2012 đến năm 2016, với mục đích đánh giá mức độ an toàn tài chính của các công ty chứng khoán Việt Nam, từ đó đƣa ra giải pháp đảm bảo an toàn tài chính cho các công ty chứng khoán Việt Nam, những giải pháp này có thể áp dụng cho giai đoạn từ năm 2018 đến năm 2025 và định hƣớng đến năm 2030. 4. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Dựa trên phƣơng pháp luận duy vật biện chứng và duy vật lịch sử, Luận án xem xét sự vật, hiện tƣợng trong trạng thái động, mở rộng ứng với các điều kiện và môi trƣờng liên quan. Trên cơ sở đó, để đƣa ra đƣợc những phân tích, đánh giá, luận giải có căn cứ khoa học, Luận án sử dụng các phƣơng pháp sau: 4 - Phương pháp tổng hợp: Sử dụng phƣơng pháp tổng hợp để tổng hợp lại những nghiên cứu về an toàn tài chính của công ty chứng khoán nhằm thừa kế những lý luận liên quan đến an toàn tài chính, đến công ty chứng khoán từ đó hình thành cơ sở lý luận cho đề tài Luận án. - Phương pháp thống kê, so sánh: Thông qua thu thập thông tin, số liệu thứ cấp, tiến hành xử lý, lập bảng, vẽ đồ thị, biểu đồ để so sánh và đánh giá nội dung tập trung nghiên cứu. - Phương pháp phân tích: Từ thông tin, số liệu thu thập đƣợc của các CTCK Việt Nam, Luận án tiến hành phân tích tình hình an toàn tài chính của các CTCK Việt Nam, đánh giá mức độ an toàn tài chính của các công ty chứng khoán theo khung an toàn CAMEL và theo Thông tƣ số 226/2010/TT-BTC. Ngoài ra, Luận án cũng kế thừa, vận dụng một số kết quả nghiên cứu của các công trình khoa học trong và ngoài nƣớc có liên quan đến nội dung nghiên cứu, từ đó làm sâu sắc thêm các luận điểm trong Luận án. 5. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN CỦA LUẬN ÁN 5.1 Ý nghĩa khoa học Luận án đi sâu nghiên cứu những vấn đề lý luận về an toàn tài chính của công ty chứng khoán, trong đó Luận án đã chỉ rõ sự cần thiết phải đảm bảo an toàn tài chính của công ty chứng khoán; Tiêu chí đánh giá an toàn tài chính của công ty chứng khoán; Xây dựng hệ thống các chỉ tiêu đánh giá an toàn tài chính của công ty chứng khoán và phân tích rõ các nhân tố ảnh hƣởng đến an toàn tài chính của công ty chứng khoán. Kết quả nghiên cứu của Luận án bổ sung cơ sở lý luận về an toàn tài chính của công ty chứng khoán, giúp các nhà nghiên cứu, nhà khoa học, nhà quản lý có cái nhìn hệ thống về an toàn tài chính của công ty chứng khoán. Bên cạnh đó, Luận án đã rút ra đƣợc một số bài học tham khảo cho các cơ quan quản lý và cho các công ty chứng khoán Việt Nam từ việc nghiên cứu kinh nghiệm quy định về an toàn tài chính đối với công ty chứng khoán của một số nƣớc ASEAN, Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản và từ việc nghiên cứu sự sụp đổ của một số ngân hàng đầu tƣ trong khủng hoảng tài chính toàn cầu. 5.2 Ý nghĩa thực tiễn 5 Luận án đã phân tích một cách có hệ thống về thực trạng an toàn tài chính của các công ty chứng khoán Việt Nam giai đoạn từ năm 2012 đến năm 2016 theo từng nhóm chỉ tiêu đánh giá, so sánh với chuẩn mực đánh giá của Việt Nam và thông lệ chuẩn mực quốc tế. Trên cơ sở đó, Luận án chia nhóm các công ty chứng khoán theo mức độ an toàn, đánh giá những kết quả đạt đƣợc, những hạn chế và chỉ ra những nguyên nhân của những tồn tại, hạn chế về an toàn tài chính của các công ty chứng khoán Việt Nam. Trên cơ sở định hƣớng phát triển của thị trƣờng chứng khoán Việt Nam và định hƣớng phát triển các công ty chứng khoán Việt Nam, từ việc nghiên cứu thực trạng an toàn tài chính của các công ty chứng khoán kết hợp với bài học kinh nghiệm, Luận án đã đề xuất các giải pháp thiết thực nhằm đảm bảo an toàn tài chính của các công ty chứng khoán Việt Nam trong thời gian tới. 6. ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN ÁN 6.1. Về mặt lý luận Luận án đã hệ thống, bổ sung và luận giải một cách có hệ thống các vấn đề cơ bản về tài chính và an toàn tài chính của công ty chứng khoán: + Đƣa ra quan điểm riêng về tài chính và an toàn tài chính của công ty chứng khoán, nêu bật những đặc trƣng cơ bản về an toàn tài chính của công ty chứng khoán và nhấn mạnh sự cần thiết phải đảm bảo an toàn tài chính của công ty chứng khoán. Đảm bảo an toàn tài chính của công ty chứng khoán không chỉ cần thiết đối với bản thân công ty chứng khoán, đối với thị trƣờng tài chính và nền kinh kế, mà còn cần thiết đối với các khách hàng và đối tác của các công ty chứng khoán. + Xây dựng hệ thống chỉ tiêu đánh an toàn tài chính của công ty chứng khoán, hệ thống chỉ tiêu bao gồm 11 chỉ tiêu đƣợc chia thành bốn nhóm: nhóm chỉ tiêu về mức độ đủ vốn (3 chỉ tiêu), nhóm chỉ tiêu về chất lƣợng tài sản (3 chỉ tiêu), nhóm chỉ tiêu về khả năng sinh lời (3 chỉ tiêu) và nhóm chỉ tiêu về thanh toán (2 chỉ tiêu). Đây là các chỉ tiêu hàm chứa nội dung khoa học kinh tế sát với đề tài nghiên cứu của Luận án. 6 + Xác định những nhân tố chủ yếu ảnh hƣởng đến an toàn tài chính của công ty chứng khoán, bao gồm những nhân tố từ phía các công ty chứng khoán nhƣ chiến lƣợc kinh doanh, năng lực tài chính, năng lực quản trị rủi ro, chất lƣợng nguồn nhân lực, và nhân tố vĩ mô nhƣ sự ổn định của nền kinh tế, sự phát triển của thị trƣờng chứng khoán, sự hoàn chỉnh của hệ thống pháp luật, đặc biệt là sự phát triển của hệ thống giám sát an toàn tài chính và sự biến động mang tính chu kỳ của nền kinh tế. + Rút ra một số bài học từ việc nghiên cứu kinh nghiệm quy định đảm bảo an toàn tài chính đối với các công ty chứng khoán của một số quốc gia và chính từ sự mất an toàn tài chính của các ngân hàng đầu tƣ trong khủng hoảng tài chính thế giới 2008-2009. 6.2. Về mặt thực tiễn + Đánh giá thực trạng: Nghiên cứu sinh đã vận dụng nhiều phƣơng pháp nghiên cứu nhƣ phƣơng pháp thống kê, tổng hợp, so sánh, toán học... Mỗi phƣơng pháp đƣợc vận dụng phù hợp với từng nội dung nghiên cứu của Luận án. Đặc biệt, Luận án đã sử dụng phƣơng pháp phân tích đánh giá mức độ an toàn tài chính của các công ty chứng khoán Việt Nam qua việc đối chiếu với Thông tƣ 226/2010/TT-BTC và mô hình CAMEL theo Quyết định 617/2013/QĐUBCK. Qua nội dung này, Luận án đã phân nhóm đƣợc các CTCK đảm bảo an toàn tài chính và những công ty chứng khoán chƣa đảm bảo an toàn tài chính trong giai đoạn 2012-2016, chỉ ra nguyên nhân dẫn đến thực trạng này. Đây cũng là nội dung mà chƣa có luận án, đề tài khoa học nào làm đƣợc. + Đề xuất giải pháp mới: Dựa trên định hƣớng phát triển thị trƣờng chứng khoán Việt Nam và định hƣớng phát triển các công ty chứng khoán Việt Nam, Luận án đã đƣa ra quan điểm đảm bảo an toàn tài chính đối với các công ty chứng khoán Việt Nam. Từ đó, Luận án đã đề xuất đƣợc hệ thống giải pháp chủ yếu nhằm đảm bảo an toàn tài chính của công ty chứng khoán Việt Nam. Theo tác giả Luận án, để đảm bảo an toàn tài chính của các công ty chứng khoán Việt Nam thì không chỉ có sự nỗ lực từ phía bản thân các công ty chứng khoán mà cần có sự quan tâm sát sao từ phía các cơ quan quản lý nhà nƣớc về 7 thị trƣờng chứng khoán. Do vậy, điểm mới trong giải pháp mà Luận án đƣa ra bao gồm hai nhóm giải pháp, nhóm giải pháp đối với các công ty chứng khoán Việt Nam và nhóm giải pháp đối với các cơ quan quản lý. Các giải pháp đƣợc đƣa ra thể hiện chính kiến của tác giả trên cơ sở nghiên cứu lý luận và nghiên cứu thực tiễn tại các công ty chứng khoán Việt Nam và đƣợc nhận định là có tính khả thi cao. 7. KẾT CẤU LUẬN ÁN Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục, Luận án đƣợc kết cấu làm 4 chƣơng: Chương 1: Tổng quan về tình hình nghiên cứu an toàn tài chính của công ty chứng khoán Chương 2: Cơ sở lý luận về an toàn tài chính của công ty chứng khoán Chương 3: Thực trạng an toàn tài chính của các công ty chứng khoán Việt Nam Chương 4: Giải pháp đảm bảo an toàn tài chính của các công ty chứng khoán Việt Nam. 8 CHƢƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU AN TOÀN TÀI CHÍNH CỦA CÔNG TY CHỨNG KHOÁN 1.1. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU An toàn tài chính của các định chế tài chính nói chung và ATTC của các CTCK nói riêng là vấn đề đã đƣợc rất nhiều các nhà nghiên cứu kinh tế trên thế giới và trong nƣớc quan tâm. Mặc dù, ATTC đƣợc coi là một vấn đề nóng và là một trong những mối quan tâm hàng đầu của các nhà quản lý kinh tế ở các quốc gia từ sau cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu 2008 - 2009, nhƣng vấn đề liên quan đến CTCK, ATTC của các định chế tài chính và ATTC của CTCK đã đƣợc nghiên cứu ở rất nhiều công trình khoa học từ trƣớc đó rất lâu. Có thể kể tới những công trình khoa học nghiên cứu các vấn đề liên quan đến ATTC của các định chế tài chính, liên quan đến các CTCK Việt Nam và ATTC của CTCK nhƣ sau: 1.1.1. Nghiên cứu liên quan đến an toàn tài chính của các định chế tài chính -Nghiên cứu của tác giả Philip L.Brock (1999), “Financial Safety Nets and Incentive Structures in Latin America” [74]. Nghiên cứu này chỉ ra mạng lƣới ATTC của một quốc gia đó là an toàn hệ thống của các ngân hàng thƣơng mại, công ty bảo hiểm và CTCK. Nghiên cứu cũng xây dựng đƣợc cấu trúc về mạng lƣới ATTC phù hợp với điều kiện của các nƣớc Mỹ La Tinh. - Nghiên cứu của tác giả Haseeb Zaman Babar và Gul Zeb (2011), “Camels Rating System for Banking industry in Pakistan” [58]. Trong nghiên cứu này, các tác giả đã thu thập dữ liệu của 17 ngân hàng ở Pakistan tính đến tháng 12 năm 2010. Trên cơ sở mô hình Camel, nghiên cứu đã xếp hạng các ngân hàng này từ đó đánh giá mức độ ATTC của từng ngân hàng trong giai đoạn nghiên cứu. - Nghiên cứu của tác giả Misha Aswini Kumar, G.SriHasha, Shivi Anand và Neil Rajesh Dhuva (2012), “Analyzing Soundness in Indian Banking: A Camel Approad” [73]. Nghiên cứu này đã đánh giá mức độ ATTC và lành mạnh của hệ thống ngân hàng Ấn Độ theo mô hình Camel theo hai nhóm ngân hàng quốc doanh và ngân hàng tƣ nhân. Số liệu nghiên cứu đƣợc sử dụng là số liệu 9 thống kê của các ngân hàng trong vòng 11 năm (giai đoạn nghiên cứu từ năm 2000 đến năm 2011). Kết quả nghiên cứu đã chỉ ra rằng, các ngân hàng quốc doanh của Ấn Độ luôn có mức xếp hạng Camel tốt hơn các ngân hàng tƣ nhân, điều đó có nghĩa là mức độ ATTC và lành mạnh của các ngân hàng quốc doanh luôn cao hơn các ngân hàng tƣ nhân. Các ngân hàng quốc doanh hàng đầu Ấn Độ có mức độ ATTC cao nhất và ngân hàng tƣ nhân nhƣ Union Bank và SBI có mức độ ATTC thấp nhất theo xếp hạng Camel. - Nghiên cứu của tác giả Wirnkar và Tanko (2008), “Camels and Banks Performance Evaluation: The way Forward” [75]. Đề tài này nghiên cứu tầm quan trọng của các yếu tố cấu thành nên hệ thống Camels, từ đó xây dựng bộ chỉ tiêu tối ƣu để đánh giá mức độ ATTC của các định chế tài chính. Số liệu dùng để nghiên cứu trong đề tài này đƣợc lấy từ BCTN của các ngân hàng Nigeria giai đoạn từ năm 1997 đến năm 2005. Kết quả của nghiên cứu chỉ ra rằng không có yếu tố riêng lẻ nào trong hệ thống Camels có đủ khả năng đánh giá toàn diện một định chế tài chính cụ thể là một ngân hàng. Vì vậy cần kết hợp các yếu tố theo những tỷ trọng nhất định hay nói cách khác là xây dựng một cấu trúc tỷ trọng tối ƣu cho từng yếu tố trong hệ thống Camels. - Ở Việt Nam, có Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ Tài chính của PGS,TS. Nguyễn Thị Hoài Lê (2014), “An toàn tài chính của các định chế tài chính trung gian sau khủng hoảng” [30]. Trong đề tài này, tập thể tác giả đã tổng kết lý luận về các định chế tài chính trung gian và ATTC của các định chế tài chính này. Phân tích thực trạng ATTC của các định chế tài chính trung gian ở Việt Nam sau khủng hoảng. Trên cơ sở lý luận và thực tiễn, đề tài đã kiến nghị các biện pháp nhằm đảm bảo ATTC của các định chế tài chính trung gian nhằm vƣợt qua hậu khủng hoảng. Đây là những giải pháp rất có ý nghĩa đặc biệt với các định chế tài chính trung gian là các NHTM trong giai đoạn sau khủng hoảng. Tuy nhiên, đề tài lại chƣa đề cập đến vấn đề ATTC mang tính hệ thống của các CTCK Việt Nam giai đoạn sau năm 2012. 1.1.2. Nghiên cứu liên quan đến các công ty chứng khoán ở Việt Nam - Đề tài nghiên cứu khoa học cấp UBCKNN của Thạc sỹ Phƣơng Hoàng Lan Hƣơng (2004), “Các giải pháp để nâng cao năng lực cạnh tranh của các tổ chức cung ứng dịch vụ chứng khoán trong điều kiện hội nhập” [25]. Đề tài đã 10 nghiên cứu về tính đặc thù và khuynh hƣớng cạnh tranh trong lĩnh vực dịch vụ tài chính nói chung và dịch vụ chứng khoán nói riêng, đồng thời đánh giá năng lực cạnh tranh của các tổ chức cung ứng dịch vụ chứng khoán ở Việt Nam, trên cơ sở đó đề xuất các giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của các tổ chức cung ứng dịch vụ chứng khoán trong điều kiện hội nhập. Tuy nhiên, đề tài chƣa đề cập đến khía cạnh nội dung về ATTC của các tổ chức cung ứng dịch vụ chứng khoán. - Luận án Tiến sỹ kinh tế của tác giả Lê Thị Hƣơng Lan (2008), ĐH Kinh tế Quốc dân.“Phát triển hoạt động của công ty chứng khoán ở Việt Nam” [26]. Trong luận án, tác giả đã hệ thống các nội dung có liên quan đến tổ chức và hoạt động của CTCK, kinh nghiệm hình thành và phát triển CTCK ở một số nƣớc trên thế giới, từ đó đề xuất giải pháp phát triển hoạt động nghiệp vụ của các công ty chứng khoán Việt Nam. Phạm vi của đề tài này nghiên cứu hoạt động của các CTCK ở Việt Nam từ năm 2000 đến 2007, tuy nhiên vấn đề ATTC đối với CTCK chƣa đƣợc đặt ra. - Đề tài nghiên cứu khoa học cấp UBCKNN của Nguyễn Thị Lệ Thúy (2009), “Xây dựng hệ thống chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động của các công ty chứng khoán” [46]. Đề tài đã làm rõ vai trò của hệ thống các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động CTCK, kinh nghiệm quốc tế về nội dung này, thực trạng đánh giá hiệu quả hoạt động của các CTCK Việt Nam, từ đó đề xuất các chỉ tiêu và giải pháp thực hiện đối với đánh giá hiệu quả hoạt động của CTCK. Đây là hệ thống các chỉ tiêu có ý nghĩa trong việc đánh giá hiệu quả hoạt động của CTCK nhƣng chƣa đề cập đến chỉ tiêu phản ánh ATTC của CTCK. - Đề tài nghiên cứu khoa học cấp UBCKNN của tác giả Ths. Phạm Hồng Sơn (2010), “Nâng cao năng lực quản trị doanh nghiệp trong các công ty chứng khoán Việt Nam” [41]. Đề tài đã hệ thống các quan điểm cơ bản về quản trị doanh nghiệp, bao gồm việc tổ chức, kiểm soát nội bộ và QTRR đối với các CTCK Việt Nam, tiếp cận lý luận hiện đại về quản trị doanh nghiệp tại các CTCK. Đồng thời, đề tài cũng đánh giá thực trạng quản trị doanh nghiệp của các CTCK Việt Nam, bao gồm việc tổ chức kế toán quản trị, QTRR và kiểm soát nội bộ. Từ đó, tác giả đã đề xuất định hƣớng để hoàn thiện cơ chế quản trị doanh
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan