Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học ảnh hưởng của công nghiệp hỗ trợ đến thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào việ...

Tài liệu ảnh hưởng của công nghiệp hỗ trợ đến thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào việt nam – nghiên cứu trường hợp tỉnh vĩnh phúc.

.PDF
207
391
83

Mô tả:

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN -------- -------- ĐỖ THỊ THU THUỶ ẢNH HƯỞNG CỦA CÔNG NGHIỆP HỖ TRỢ ĐẾN THU HÚT ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI VÀO VIỆT NAM - NGHIÊN CỨU TRƯỜNG HỢP TỈNH VĨNH PHÚC CHUYÊN NGÀNH: Tài chính - Ngân hàng Mã số:: 62.34.02.01 LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. ĐẶNG NGỌC ĐỨC Hà Nội - 2017 LỜI CAM ĐOAN Tôi đã đọc và hiểu về các hành vi vi phạm sự trung thực trong học thuật. Tôi cam kết bằng danh dự cá nhân rằng nghiên cứu này là tôi tự thực hiện và không vi phạm yêu cầu về sự trung thực trong học thuật. Hà Nội, ngày tháng năm 2017 Xác nhận của Giáo viên hướng dẫn Tác giả luận án PGS.TS. Đặng Ngọc Đức Đỗ Thị Thu Thủy MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN MỤC LỤC DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT DANH MỤC BẢNG DANH MỤC HÌNH MỞ ĐẦU .................................................................................................................... 1 1. Lý do lựa chọn đề tài ......................................................................................... 1 2. Mục tiêu nghiên cứu .......................................................................................... 2 4. Phạm vi nghiên cứu ........................................................................................... 3 5. Phương pháp nghiên cứu .................................................................................. 3 6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận án....................................................... 5 7. Kết cấu của luận án ........................................................................................... 6 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU ........................ 7 1.1. Tổng quan các nghiên cứu nước ngoài .......................................................... 7 1.2. Tổng quan các nghiên cứu trong nước ........................................................ 13 1.3. Khoảng trống nghiên cứu ............................................................................. 16 KẾT LUẬN CHƯƠNG 1......................................................................................... 18 CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ ẢNH HƯỞNG CỦA CÔNG NGHIỆP HỖ TRỢ ĐẾN THU HÚT ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI ............................. 19 2.1. Khái quát về công nghiệp hỗ trợ .................................................................. 19 2.1.1. Khái niệm công nghiệp hỗ trợ .................................................................. 19 2.1.2. Sự hình thành và các giai đoạn phát triển của công nghiệp hỗ trợ ............ 25 2.1.3. Đặc điểm của công nghiệp hỗ trợ............................................................. 26 2.1.4. Các chỉ tiêu đánh giá sự phát triển công nghiệp hỗ trợ ............................. 31 2.2. Cơ sở lý luận về đầu tư trực tiếp nước ngoài .............................................. 35 2.3. Ảnh hưởng của công nghiệp hỗ trợ đến thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài 40 2.3.1. Cơ sở lý thuyết về ảnh hưởng của công nghiệp hỗ trợ đến thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài .......................................................................................... 40 2.3.2. Ảnh hưởng của công nghiệp hỗ trợ đến thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài . 43 2.4. Kinh nghiệm quốc tế trong phát triển công nghiệp hỗ trợ và thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài ............................................................................................ 50 2.4.1.Kinh nghiệm phát triển công nghiệp hỗ trợ và thu hút FDI của Thái Lan .. 50 2.4.2. Kinh nghiệm phát triển công nghiệp hỗ trợ và thu hút FDI của Malaysia . 55 2.4.3. Kinh nghiệm phát triển công nghiệp hỗ trợ và thu hút FDI của Trung Quốc . 58 2.4.4. Bài học kinh nghiệm cho phát triển công nghiệp hỗ trợ và thu hút FDI vào Việt Nam........................................................................................................... 60 KẾT LUẬN CHƯƠNG 2......................................................................................... 63 CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG ẢNH HƯỞNG CỦA CÔNG NGHIỆP HỖ TRỢ ĐẾN THU HÚT ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI VÀO VIỆT NAM ........ 64 3.1. Cơ sở pháp lý về phát triển công nghiệp hỗ trợ tại Việt Nam .................... 64 3.2. Thực trạng phát triển công nghiệp hỗ trợ tại Việt Nam ............................. 67 3.2.1. Lĩnh vực sản xuất linh kiện, phụ tùng ...................................................... 67 3.2.2. Lĩnh vực công nghiệp hỗ trợ ngành dệt may - da giày .............................. 73 3.2.3. Công nghiệp hỗ trợ cho các ngành công nghiệp công nghệ cao ................ 80 3.2.4. Đánh giá chung về thực trạng phát triển ngành công nghiệp hỗ trợ Việt Nam. 81 3.3. Tình hình thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam ............. 86 3.3.1. Quy mô vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài .................................................. 86 3.3.2. Cơ cấu vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài ................................................... 88 3.4. Ảnh hưởng của công nghiệp hỗ trợ đến thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam ....................................................................................................... 95 3.4.1. Công nghiệp hỗ trợ ảnh hưởng đến quy mô FDI ...................................... 95 3.4.2. Công nghiệp hỗ trợ ảnh hưởng đến chất lượng FDI ................................. 98 3.4.3. Công nghiệp hỗ trợ ảnh hưởng đến cơ cấu FDI ...................................... 104 KẾT LUẬN CHƯƠNG 3....................................................................................... 108 CHƯƠNG 4: NGHIÊN CỨU THỰC NGHIỆM TẠI TỈNH VĨNH PHÚC ........ 109 4.1. Hệ thống số liệu và phương pháp thu thập................................................ 109 4.2. Phân tích kết quả dựa trên điều tra doanh nghiệp FDI ............................ 111 4.2.1. Đánh giá của các doanh nghiệp FDI sản xuất về nguồn nguyên liệu, linh kiện, phụ tùng được cung cấp bởi nhà cung cấp nội địa và nhập khẩu ............. 111 4.2.2. Phân tích các yếu tố tác động đến mức độ hài lòng của doanh nghiệp FDI . 119 4.3. Phân tích kết quả dựa trên điều tra doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ ... 123 4.3.1. Đánh giá thực trạng hai nhóm doanh nghiệp hỗ trợ FDI và DDI ............ 123 4.3.2. Đánh giá tác động của các yếu tố nội tại của DNHT đến khả năng trở thành nhà cung cấp của DNFDI sản xuất .................................................................. 130 4.4. Kết luận chung về kết quả nghiên cứu....................................................... 136 KẾT LUẬN CHƯƠNG 4....................................................................................... 139 CHƯƠNG 5: GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP HỖ TRỢ GÓP PHẦN THU HÚT ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI VÀO VIỆT NAM ............... 140 5.1. Bối cảnh trong nước và thế giới ảnh hưởng đến phát triển công nghiệp hỗ trợ và thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài ................................................................ 140 5.1.1. Bối cảnh trong nước .............................................................................. 140 5.1.2. Bối cảnh thế giới ................................................................................... 141 5.2. Quan điểm phát triển công nghiệp hỗ trợ và thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam ........................................................................................... 142 5.3. Một số giải pháp phát triển công nghiệp hỗ trợ góp phần thu hút FDI vào Việt Nam ............................................................................................................ 144 5.3.1. Hoàn thiện cơ chế chính sách phát triển công nghiệp hỗ trợ................... 144 5.3.2. Hỗ trợ về vốn cho phát triển công nghiệp hỗ trợ .................................... 146 5.3.3. Hỗ trợ phát triển công nghệ cho các doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ... 147 5.3.4. Phát triển nguồn nhân lực cho ngành công nghiệp hỗ trợ ....................... 150 5.3.5. Nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp hỗ trợ nội địa ........ 152 5.3.6. Xây dựng mô hình phát triển công nghiệp hỗ trợ ................................... 154 5.3.6. Tập trung phát triển ngành công nghiệp hỗ trợ mũi nhọn ....................... 157 5.3.7. Phát triển các doanh nghiệp trung tâm tạo động cơ thúc đẩy ngành công nghiệp hỗ trợ ................................................................................................... 158 5.3.8. Phát triển hệ thống doanh nghiệp nhỏ và vừa ......................................... 159 5.3.9. Thúc đẩy liên kết giữa các doanh nghiệp hỗ trợ và doanh nghiệp FDI ... 160 KẾT LUẬN CHƯƠNG 5....................................................................................... 164 KẾT LUẬN ............................................................................................................ 165 CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC ĐÃ CÔNG BỐ ............................................. 166 TÀI LIỆU THAM KHẢO ..................................................................................... 167 DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT Viết tắt Diễn giải CNCNC Công nghiệp công nghệ cao CNHT Công nghiệp hỗ trợ CSDL Cơ sở dữ liệu DDI Đầu tư trực tiếp trong nước DNFDI Doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài DNHT Doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ DNNVV Doanh nghiệp vừa và nhỏ FDI Đầu tư trực tiếp nước ngoài FTA Hiệp định thương mại tự do GTSXCN Gía trị sản xuất công nghiệp JETRO Tổ chức xúc tiến mậu dịch Nhật Bản JICA Cơ quan hợp tác quốc tế Nhật Bản KHCN Khoa học công nghệ MNC Tập đoàn đa quốc gia ODA Viện trợ phát triển chính thức OECD Tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế SIDEC Trung tâm phát triển doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ SIDEC Trung tâm phát triển doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ UNCTAD Hội nghị liên hiệp quốc về thương mại và phát triển WTO Tổ chức thương mại thế giới DANH MỤC BẢNG Bảng 3.1: Năng lực cung ứng của lĩnh vực sản xuất linh kiện, phụ tùng..................... 72 Bảng 3.2: GTSXCN sản phẩm công nghiệp hỗ trợ ngành dệt may ............................. 73 Bảng 3.3: Số lượng DNHT ngành dệt may................................................................. 74 Bảng 3.4: Bức tranh công nghiệp hỗ trợ Việt Nam..................................................... 81 Bảng 3.5: Đầu tư trực tiếp nước ngoài theo hình thức ................................................ 88 Bảng 3.6: Danh sách 10 quốc gia và vùng lãnh thổ đầu tư FDI lớn nhất vào Việt Nam ... 90 Bảng 3.7: So sánh cơ cấu FDI theo ngành qua các năm ............................................. 91 Bảng 3.8: FDI tại Việt Nam theo ngành ..................................................................... 92 Bảng 3.9: Cơ cấu FDI theo các vùng kinh tế trọng điểm ........................................... 93 Bảng 3.10: 10 địa phương đứng đầu về thu hút FDI qua các năm .............................. 94 Bảng 3.11: Kết quả đánh giá doanh nghiệp hỗ trợ ...................................................... 96 Bảng 3.12: Vốn đầu tư và dự án đầu tư của 10 Tỉnh có FDI thấp nhất ..................... 107 Bảng 4.1: Thống kê tần suất đánh giá của các DNFDI về chất lượng nguồn nguyên liệu, linh kiện, phụ tùng được cung cấp bởi hai nguồn: (1) là nguồn cung cấp nội địa và (2) là nguồn cung cấp nhập khẩu ...................................... 112 Bảng 4.2: Thống kê tần suất đánh giá của các DNFDI về giá cả nguồn nguyên liệu, linh kiện, phụ tùng được cung cấp bởi hai nguồn:(1) là nguồn cung cấp nội địa và (2) là nguồn cung cấp nhập khẩu .................................................. 113 Bảng 4.3: Thống kê tần suất đánh giá của các DNFDI về Thời gian giao hàng đối với nguồn nguyên liệu, linh kiện, phụ tùng được cung cấp bởi hai nguồn: (1) là nguồn cung cấp nội địa và (2) là nguồn cung cấp nhập khẩu ................... 114 Bảng 4.4: Thống kê tần suất đánh giá của các DNFDI về Môi trường sản xuất đối với nguồn nguyên liệu, linh kiện, phụ tùng được cung cấp bởi hai nguồn: (1) là nguồn cung cấp nội địa và (2) là nguồn cung cấp nhập khẩu ................... 115 Bảng 4.5: Thống kê tần suất đánh giá của các DNFDI về Tài chính của nhà cung cấp nội địa và nhà cung cấp nhập khẩu .......................................................... 116 Bảng 4.6: Thống kê tần suất đánh giá của các DNFDI về công nghệ sản xuất của nhà cung cấp nội địa và nhà cung cấp nhập khẩu ........................................... 117 Bảng 4.7 : Thống kê tần suất đánh giá của các DNFDI về Năng lực, trách nhiệm và hợp tác lâu dài của (1) nhà cung cấp nội địa và (2) nhà cung cấp nhập khẩu .... 118 Bảng 4.8: Thống kê tần suất đánh giá của các DNFDI về nguồn lao động của (1) nhà cung cấp nội địa và (2) nhà cung cấp nhập khẩu ..................................... 119 Bảng 4.9: Bảng tổng hợp các biến và thang đo sau Phân tích Cronbach’s Alpha ...... 121 Bảng 4.10. Kết quả phân tích nhân tố khám phá ...................................................... 122 Bảng 4.11. Thống kê tần suất về Loại hình sản xuất của các DNHT giữa 2 nhóm (1) FDI và (2) là DDI ................................................................................... 124 Bảng 4.12. Thống kê tần suất về thiết bị sử dụng trong sản xuất của các DNHT giữa 2 nhóm (1) FDI và (2) là DDI .................................................................... 125 Bảng 4.13. Thống kê tần suất về loại công nghệ sử dụng giữa 2 nhóm ..................... 125 Bảng 4.14. Thống kê tần suất về các phương pháp quản lý sản xuất hiện đại mà các DNHT đang sử dụng ............................................................................... 126 Bảng 4.15: Thống kê tần suất về các kênh tiếp thị mà DNHT sử dụng để tiếp cận với khách hàng.............................................................................................. 127 Bảng 4.16. Thống kê tần suất về những khó khăn mà DNHT gặp phải hiện nay ...... 128 Bảng 4.17. Thống kê tần suất về những mong muốn hỗ trợ từ chính quyền địa phương đối với DNHT ......................................................................................... 129 Bảng 4.18. Thống kê tần suất về chất lượng nguồn lao động tại các DNHT ............. 130 Bảng 4.19. Mô tả các biến đưa vào mô hình ............................................................ 133 Bảng 4.20. Kết quả ước lượng mô hình Logit .......................................................... 134 Bảng 5.1: Sản xuất modun và sản xuất tích hợp ....................................................... 154 DANH MỤC HÌNH Hình 2.1: Phạm vi các ngành CNHT theo MITI ......................................................... 20 Hình 2.2: CNHT theo quan điểm của Nhật Bản ......................................................... 22 Hình 2.3: Phạm vi của CNHT phụ thuộc vào các ngành công nghiệp hạ nguồn ......... 23 Hình 2.4: CNHT theo quy mô và sở hữu .................................................................... 23 Hình 2.5: Chuỗi giá trị sản xuất ................................................................................. 27 Hình 2.6: Các lớp cung ứng hỗ trợ ............................................................................ 28 Hình 2.7: Phạm vi ngành công nghiệp hỗ trợ ............................................................. 30 Hình 2.8: Mô hình Kim cương ................................................................................... 41 Hình 2.9: Cấu trúc chi phí cơ bản của trong chuỗi giá trị ........................................... 45 Hình 3.1: GTSXCN lĩnh vực sản xuất linh kiện phụ tùng .......................................... 68 Hình 3.2: Số doanh nghiệp trong lĩnh vực linh kiện phụ tùng năm 2015 .................... 69 Hình 3.3: Số lao động trong lĩnh vực linh kiện phụ tùng năm 2015 ............................ 69 Hình 3.4: Nguồn máy móc, công nghệ chủ yếu .......................................................... 69 Hình 3.5: Áp dụng các tiêu chuẩn, phương pháp quản lý hiện đại .............................. 71 Hình 3.6: Khách hàng chủ yếu của DNHT ................................................................. 72 Hình 3.7: Quy trình sản xuất ngành dệt may .............................................................. 73 Hình 3.8: Lao động trong lĩnh vực CNHT ngành dệt may .......................................... 74 Hình 3.9: Sản phẩm chủ yếu CNHT ngành dệt may ................................................... 76 Hình 3.10: Quy trình sản xuất của ngành da giày ....................................................... 77 Hình 3.11: GTSXCN ngành công nghiệp hỗ trợ lĩnh vực da giày ............................... 77 Hình 3.12: Số lượng doanh nghiệp, lao động ngành CNHT lĩnh vực da giày ............. 78 Hình 3.13: Các giai đoạn phát triển của công nghiệp hỗ trợ ....................................... 83 Hình 3.14: Diễn biến nguồn vốn FDI đăng ký qua các năm ....................................... 87 Hình 3.15: Cơ cấu FDI theo hình thức đầu tư (luỹ kế đến năm 2016)......................... 89 Hình 3.16: Cơ cấu FDI vào Việt Nam theo quốc gia và vùng lãnh thổ ....................... 91 Hình 3.17: Diễn biến nguồn vốn FDI đăng ký qua các năm (2005-2016) ................... 97 Hình 3.18: FDI của Nhật Bản vào Việt Nam (2011-2015) ......................................... 98 Hình 3.19: Kim ngạch xuất khẩu, nhập khẩu và CCTM của khu vực FDI .................. 99 Hình 3.20: Tỷ trọng xuất khẩu của khu vực FDI trong tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước (2010 – 2016) .............................................................................. 99 Hình 3.21: Tỷ trọng nhập khẩu của khu vực FDI trong tổng kim ngạch ................... 100 nhập khẩu của cả nước (2010 – 2016) ...................................................................... 100 Hình 3.22: Tỷ lệ nhập khẩu một số sản phẩm chính của khu vực FDI ...................... 100 Hình 3.23: Tỷ trọng vốn đầu tư và tỷ trọng dự án đầu tư của 10 Tỉnh có FDI lớn nhất .. 106 Hình 4.1: Sơ đồ mô hình nghiên cứu thang đo các nhân tố liên quan đến nhà cung cấp nội địa ảnh hưởng đến mức độ hài lòng của doanh nghiệp FDI sản xuất . 120 Hình 5.1: Mô hình phát triển công nghiệp hỗ trợ...................................................... 155 Hình 5.2. Sơ đồ cụm ngành dệt Trung Quốc ............................................................ 156 Hình 5.3: Thông tin cần có trong cơ sở dữ liệu về CNHT ........................................ 161 1 MỞ ĐẦU 1. Lý do lựa chọn đề tài Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) đã và đang tác động mạnh đến nền kinh tế của các nước trên thế giới trong nhiều năm qua và là một chủ đề nghiên cứu quan trọng ở tất cả các quốc gia đang phát triển và các quốc gia phát triển. FDI là một hình thức đầu tư quốc tế có tốc độ tăng trưởng nhanh nhất trên thế giới. Đáng chú ý là FDI chảy vào các nước đang phát triển, trong đó có Việt Nam cũng được ghi nhận tăng với tốc độ rất cao từ 15% năm 1990, lên 37% năm 2008 (UNCTAD, 2009) và sau đó gần 46% năm 2011 (UNCTAD, 2012). Trên thực tế, FDI đã phát huy vai trò rất quan trọng đối với các quốc gia đang phát triển như: bổ sung nguồn vốn, công nghệ và kỹ thuật quản lý mới, phát triển kỹ năng cho đội ngũ người lao động, tạo công ăn việc làm, cải thiện các điều kiện làm việc, phát triển các ngành công nghiệp nội địa ở nước tiếp nhận đầu tư (Caves, 1974; Haddad and Harrison, 1993; Perez, 1997; and Markusen and Venables, 1999), v.v... Đây chính là lý do giải thích việc các nước đang phát triển luôn cố gắng thu hút FDI. Vì vậy, vấn đề quan trọng đối với các quốc gia đang phát triển là tìm ra động cơ thu hút các nhà đầu tư nước ngoài. Liên hệ với Việt Nam, sau 30 năm thực hiện chính sách mở cửa thu hút FDI, cho đến nay dòng vốn FDI luôn được đánh giá là tạo ra những “điểm sáng” trong tăng trưởng kinh tế. Mặc dù cũng xuất hiện những tác động mặt trái nhất định, song về cơ bản FDI vào Việt Nam đã thực sự có những đóng góp quan trọng đối với sự tăng trưởng như bổ sung nguồn vốn đầu tư, đẩy mạnh xuất khẩu, chuyển giao công nghệ, phát triển nguồn nhân lực và tạo việc làm, tạo nguồn thu cho Ngân sách Nhà nước, v.v... Đặc biệt, trong những năm gần đây, FDI còn là điều kiện quan trọng góp phần phục hồi nhanh chóng nền kinh tế sau khủng hoảng tài chính và suy thoái toàn cầu 2007-2009. Dù còn nhiều ý kiến trái chiều về quan điểm thu hút FDI, song trên thực tế nhu cầu thu hút FDI vào Việt Nam còn rất lớn, do các nguồn cung tài chính khác như ODA giảm, các khoản vay thương mại tạo gánh nặng nợ lớn, v.v… Để tăng cường thu hút FDI đã có rất nhiều chính sách khuyến khích đầu tư được đưa ra. Một vài thập kỷ trước, các chính sách khuyến khích ở nước nhận đầu tư có hiệu quả lớn trong việc thu hút nguồn vốn đầu tư. Nhưng hiện nay, cạnh tranh giữa các nền kinh tế đang phát triển trong thu hút FDI được phản ánh ngay trong các chính sách khuyến khích. Kết quả là hiệu lực của các chính sách khuyến khích đầu tư đang giảm đi và sự phát triển của ngành công nghiệp hỗ trợ tại các nước tiếp nhận FDI trở nên ngày càng quan trọng hơn. Trong khi các nước đang phát triển xác định đầu tư 2 nước ngoài là một trong những yếu tố quan trọng nhất cho phát triển kinh tế, thì sự phát triển công nghiệp hỗ trợ được coi là giải pháp quan trọng trong việc thu hút FDI (Dunnning, Narural, 2000). Cho đến nay, các nghiên cứu trong và ngoài nước về ảnh hưởng của công nghiệp hỗ trợ đến thu hút FDI vào Việt Nam còn chưa nhiều. Các nghiên cứu về công nghiệp hỗ trợ Việt Nam của Junichi Mori (2005), Ohno (2007), Hoàng Văn Châu (2010), Trương Thị Chí Bình (2010), Hà Thị Hương Lan (2014), Phạm Thu Phương (2013), v.v... mới chỉ đề cập đến vai trò của công nghiệp hỗ trợ đối với việc thu hút FDI, chưa phân tích được những ảnh hưởng của CNHT đến thu hút FDI như ảnh hưởng đến quy mô, chất lượng hay cơ cấu FDI. Xuất phát từ thực tế trên, đề tài “Ảnh hưởng của công nghiệp hỗ trợ đến thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam – Nghiên cứu trường hợp tỉnh Vĩnh Phúc” được lựa chọn làm đề tài nghiên cứu luận án tiến sĩ. Ngay từ khi mới tái lập tỉnh Vĩnh Phúc, thu hút FDI luôn được xác định là chìa khoá cho sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Với những lợi thế về vị trí địa lý, cùng với chính sách thu hút đầu tư hiệu quả đã giúp Vĩnh Phúc trở thành một trong những tỉnh thành công trong thu hút FDI, đặc biệt là thu hút FDI quy mô lớn. Từ một tỉnh thuần nông, sau 20 năm tái lập, Vĩnh Phúc đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội, trong đó đóng góp của khu vực FDI luôn được coi là “điểm sáng” của tỉnh. Năm 2015, chỉ số năng lực cạnh cấp tỉnh (PCI) của Vĩnh Phúc xếp thứ 4/63 tỉnh thành của cả nước và xếp thứ 2 khu vực đồng bằng sông Hồng (sau Quảng Ninh). Đó là lý do, luận án lựa chọn tỉnh Vĩnh Phúc để tiến hành nghiên cứu thực nghiệm về ảnh hưởng của công nghiệp hỗ trợ đến thu hút FDI. Luận án được hoàn thành sẽ có ý nghĩa đóng góp cả về lý luận và thực tiễn, đáp ứng đòi hỏi về phát triển công nghiệp hỗ trợ và thu hút FDI vào Việt Nam. Về mặt lý luận, luận án đánh giá tác động của phát triển công nghiệp hỗ trợ đến thu hút FDI, về mặt thực tiễn luận án đưa ra những giải pháp phát triển công nghiệp hỗ trợ góp phần thu hút FDI vào Việt Nam. 2. Mục tiêu nghiên cứu Mục tiêu nghiên cứu của luận án nhằm luận giải các cơ sở lý thuyết về ảnh hưởng của công nghiệp hỗ trợ đến thu hút FDI; đánh giá thực trạng ảnh hưởng của công nghiệp hỗ trợ đến thu hút FDI vào Việt Nam nói chung và tỉnh Vĩnh Phúc nói riêng; đề xuất các giải pháp đối với việc phát triển công nghiệp hỗ trợ góp phần thu hút FDI vào Việt Nam trong thời gian tới. Cụ thể, luận án sẽ trả lời các câu hỏi nghiên cứu sau: 3  Câu hỏi nghiên cứu thứ nhất: Công nghiệp nghiệp hỗ trợ ảnh hưởng đến thu hút FDI như thế nào?  Câu hỏi nghiên cứu thứ hai: Mức độ phát triển của ngành công nghiệp hỗ trợ ở Việt Nam hiện nay như thế nào?  Câu hỏi nghiên cứu thứ ba: Công nghiệp hỗ trợ ảnh hưởng đến thu hút FDI vào Việt Nam nói chung và tỉnh Vĩnh Phúc nói riêng như thế nào?  Câu hỏi nghiên cứu thứ tư: Làm thế nào để phát triển ngành công nghiệp hỗ trợ góp phần thu hút FDI vào Việt Nam? 3. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của luận án: các doanh nghiệp hỗ trợ Việt Nam (bao gồm cả các doanh nghiệp hỗ trợ FDI và doanh nghiệp hỗ trợ nội địa) và ảnh hưởng của công nghiệp hỗ trợ đến thu hút FDI vào Việt Nam, điển hình nghiên cứu tại tỉnh Vĩnh Phúc. 4. Phạm vi nghiên cứu Luận án nghiên cứu ảnh hưởng của công nghiệp hỗ trợ đến thu hút FDI vào Việt Nam nói chung và tỉnh Vĩnh Phúc nói riêng trong giai đoạn từ 2005 đến 2016. Nhằm xem xét ảnh hưởng của công nghiệp hỗ trợ đến thu hút FDI, tác giả đã tiến hành nghiên cứu thực nghiệm các doanh nghiệp trong và ngoài khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc. Tuy mẫu được thu thập trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc, nhưng mô hình nghiên cứu là dùng cho Việt Nam, nên trong nghiên cứu này, tác giả sẽ không đi sâu vào phân tích đặc thù các doanh nghiệp ở tỉnh Vĩnh Phúc mà sẽ cố gắng xem xét các doanh nghiệp này dưới góc độ các đặc điểm chung của doanh nghiệp Việt Nam. 5. Phương pháp nghiên cứu Trong quá trình nghiên cứu, luận án sử dụng kết hợp các phương pháp nghiên cứu, cụ thể như sau: (i). Phương pháp thống kê: Luận án thu thập, xử lý và phân tích số liệu đánh giá các chỉ tiêu về mức độ phát triển của ngành công nghiệp hỗ trợ như giá trị sản xuất công nghiệp, số lượng doanh nghiệp, số lượng lao động, khách hàng của các doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ, v.v… Bên cạnh đó là các chỉ tiêu phản ánh dòng vốn FDI vào Việt Nam như quy mô hay cơ cấu FDI, và một số chỉ tiêu khác nhằm phục vụ cho quá trình phân tích đánh giá ảnh hưởng của công nghiệp hỗ trợ đến thu hút FDI. Số 4 liệu được sử dụng trong luận án là số liệu thứ cấp được thu thập từ Bộ Công Thương, Tổng Cục Thống Kê, Bộ Kế Hoạch và Đầu tư, Tổng Cục Hải Quan. (ii).Phương pháp so sánh: Trên cơ sở nguồn số liệu được thu thập và phân tích, tác giả sử dụng phương pháp so sánh sự biến động qua các năm, các giai đoạn nhằm đánh giá cụ thể, sâu sắc hơn về nội dung nghiên cứu: so sánh giá trị sản xuất công nghiệp của ngành công nghiệp hỗ trợ, đánh giá mức độ phát triển của công nghiệp hỗ trợ. Hay so sánh quy mô vốn FDI qua các năm, tìm hiểu nguyên nhân của sự tăng giảm liên quan đến vấn đề nghiên cứu, v.v… (iii). Kết hợp phương pháp nghiên cứu định tính và nghiên cứu định lượng nhằm phân tích ảnh hưởng của công nghiệp hỗ trợ đến thu hút FDI vào tỉnh Vĩnh Phúc. Phương pháp nghiên cứu định tính mang tính chất mô tả, nhằm xác định các ảnh hưởng của công nghiệp hỗ trợ đến thu hút FDI. Phương pháp định lượng: luận án sử dụng dữ liệu sơ cấp và dữ liệu thứ cấp. Dữ liệu sơ cấp được thu thập thông qua điều tra khảo sát bằng bảng hỏi đối với các doanh nghiệp hỗ trợ và FDI trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc. Để đánh giá chi tiết, các câu hỏi được xây dựng dựa trên tổng hợp của các nghiên cứu về phát triển CNHT và thu hút FDI. Việc thực hiện điều tra được tiến hành như sau: - Thực hiện phỏng vấn sâu đối với cán bộ cấp quản lý khối DNHT và FDI như: Sở Kế hoạch đầu tư, Sở Công thương, Ban Quản lý dự án, Sở Khoa học Công nghệ. Bên cạnh phỏng vấn sâu đối với cán bộ quản lý, các câu hỏi dự kiến đối với DNFDI và CNHT đã được tham vấn trực tiếp bởi các cán bộ quản lý và các cán bộ thuộc một số đơn vị thường xuyên tư vấn cho các DNFDI và CNHT như: Ban xúc tiến và hỗ trợ đầu tư (IPA), Ban quản lý các khu công nghiệp. - Đối với các DNFDI và DNHT, các câu hỏi được thực hiện thông qua khảo sát điều tra. Qua tham vấn các chuyên gia và thông qua phỏng vấn sâu hai doanh nghiệp, nghiên cứu sinh xác định nội dung trong bảng hỏi. Ngoài dữ liệu sơ cấp, trong luận án, tác giả có sử dụng dữ liệu thứ cấp về DNHT được mua trực tiếp từ Tổng cục Thống kê; dữ liệu từ cuộc điều tra khảo sát DNHT của Trung tâm phát triển doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ – Viện Nghiên cứu chiến lược, chính sách công nghiệp – Bộ Công Thương; dữ liệu từ đề án “Khuyến khích phát triển CNHT trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn đến năm 2025” của UBND tỉnh Vĩnh Phúc. Phương pháp phân tích nhân tố khám phá, mô hình Logit, phần mềm SPSS và phần mềm Eviews để thực hiện các phân tích định lượng đánh giá ảnh hưởng của công nghiệp hỗ trợ đến thu hút FDI. 5 6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận án Luận án có ý nghĩa cả về mặt lý luận và thực tiễn. Cụ thể như sau: Về lý luận - Luận án đã tổng quan các công trình nghiên cứu trong và ngoài nước về công nghiệp hỗ trợ nói chung và ảnh hưởng của công nghiệp hỗ trợ đến thu hút FDI nói riêng, từ đó tìm ra khoảng trống trong nghiên cứu về ảnh hưởng của công nghiệp hỗ trợ đến thu hút FDI; - Luận án đã hệ thống hoá được cơ sở lý thuyết về công nghiệp hỗ trợ và những ảnh hưởng của công nghiệp hỗ trợ đến thu hút FDI (ảnh hưởng đến quy mô FDI, chất lượng FDI và cơ cấu FDI), bổ sung khung lý thuyết cho việc phân tích những ảnh hưởng của công nghiệp hỗ trợ đến thu hút FDI vào các nước đang phát triển; làm cơ sở lý luận cho nghiên cứu ảnh hưởng của công nghiệp hỗ trợ đến thu hút FDI vào Việt Nam; - Luận án đã xây dựng được mô hình nghiên cứu thực nghiệm về ảnh hưởng của công nghiệp hỗ trợ đến thu hút FDI. Cụ thể, để đánh giá ảnh hưởng của công nghiệp hỗ trợ đến thu hút FDI, luận án xây dựng hai mô hình nghiên cứu: mô hình thứ nhất, sử dụng phương pháp phân tích nhân tố khám phá (EFA) nhằm đánh giá các yếu tố tác động đến mức độ hài lòng của doanh nghiệp FDI. Mô hình thứ hai, sử dụng mô hình Logit nhằm đánh giá ảnh hưởng của các yếu tố đến khả năng các doanh nghiệp hỗ trợ trở thành nhà cung cấp của các doanh nghiệp FDI. Về thực tiễn - Phát triển công nghiệp hỗ trợ và thu hút FDI là chủ trương được Chính Phủ và Nhà nước đặc biệt quan tâm, trong bối cảnh thực tế là ngành công nghiệp hỗ trợ của Việt Nam còn manh mún, kém phát triển, mang lại giá trị gia tăng thấp cho nền kinh tế; dòng vốn FDI vào Việt Nam có xu hướng giảm sút. Vì vậy luận án có ý nghĩa thực tiễn rất lớn trong việc đánh giá được thực trạng ngành công nghiệp hỗ trợ Việt Nam và đánh giá những ảnh hưởng của công nghiệp hỗ trợ đến thu hút FDI, trong khi đó ở Việt Nam các nghiên cứu về mối quan hệ này còn rất hạn chế; - Dựa trên kết quả nghiên cứu, tác giả đã đề xuất một số giải pháp phát triển công nghiệp hỗ trợ góp phần thu hút FDI vào Việt Nam trong thời gian tới. 6 7. Kết cấu của luận án Luận án được kết cấu thành 5 chương và nội dung cụ thể của các chương như sau: Chương 1: Tổng quan các công trình nghiên cứu Chương 2: Cơ sở lý thuyết về ảnh hưởng của công nghiệp hỗ trợ đến thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài Chương 3: Thực trạng ảnh hưởng của công nghiệp hỗ trợ đến thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam Chương 4: Nghiên cứu trường hợp tỉnh Vĩnh Phúc Chương 5: Giải pháp phát triển công nghiệp hỗ trợ góp phần thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam. 7 CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU Trong những năm gần đây, công nghiệp hỗ trợ và đầu tư trực tiếp nước ngoài là chủ đề thu hút sự quan tâm của rất nhiều nhà nghiên cứu trong và ngoài nước, đặc biệt là các nước Đông Á như Nhật Bản, Thái Lan, Malaysia, v.v… Các nghiên cứu chủ yếu tập trung vào những vấn đề cơ bản của công nghiệp hỗ trợ, vai trò của công nghiệp hỗ trợ, chính sách phát triển công nghiệp hỗ trợ, hay đánh giá những khó khăn trong việc phát triển công nghiệp hỗ trợ, v.v… Nhìn chung, các nghiên cứu đều chỉ ra vai trò quan trọng của công nghiệp hỗ trợ đối với phát triển kinh tế nói chung, và đặc biệt là thu hút FDI nói riêng. Tuy nhiên ảnh hưởng của công nghiệp hỗ trợ đến thu hút FDI lại không phải là trọng tâm của các nghiên cứu này. 1.1. Tổng quan các nghiên cứu nước ngoài Trên thế giới, đã có nhiều nghiên cứu về công nghiệp hỗ trợ, tuy nhiên các nghiên cứu chủ yếu tập trung vào vấn đề lý luận chung về công nghiệp hỗ trợ. Thuật ngữ “công nghiệp hỗ trợ” (CNHT) được xuất hiện lần đầu trong cuốn sách trắng về hợp tác kinh tế của Bộ công thương Nhật Bản (MITI, 1985) nay là Bộ Kinh tế, Công nghiệp và Thương mại (METI), để chỉ các doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV) đóng góp cho sự phát triển về cơ sở hạ tầng công nghiệp ở các nước Châu Á, đây chính là các công ty sản xuất và cung cấp linh kiện, phụ tùng. Thuật ngữ “công nghiệp hỗ trợ” về sau được sử dụng rộng rãi, đặc biệt ở các nước Đông Á. Tuy nhiên, khái niệm CNHT cho đến nay chưa có một cách hiểu thống nhất, với mỗi nghiên cứu thuật ngữ này lại có các định nghĩa khác nhau. Vai trò của CNHT được nhắc đến trong nghiên cứu của Porter (1990), theo Porter thì 4 nhân tố trong mô hình Kim cương gồm (i) điều kiện nguồn lực; (ii) điều kiện cầu; (ii) chiến lược, cấu trúc và đối thủ của công ty; (iv) các ngành công nghiệp hỗ trợ & liên quan là những nhân tố ảnh hưởng tới lợi thế cạnh tranh quốc gia. Porter đề cao vai trò của CNHT và các ngành công nghiệp liên quan, coi đó là động lực thúc đẩy phát triển và là nhân tố quyết định năng lực cạnh tranh của quốc gia, của ngành. Công nghiệp có liên quan là những ngành mà các công ty có thể phối hợp hoặc chia sẻ hoạt động trong chuỗi giá trị của ngành, có các sản phẩm bổ sung hay chuyển giao kỹ năng được quyền từ ngành này sang ngành khác (Porter, 2008). Vai trò của CNHT còn được đề cập trong nhiều nghiên cứu sau này của JICA (1995), Ratana (1999), Thomas Brandt (2012), K.Ohno (2005). Các nghiên cứu đều 8 khẳng định vai trò quan trọng của CNHT đối với quá trình công nghiệp hoá và phát triển kinh tế. Cơ quan hợp tác quốc tế Nhật Bản - JICA (1995) đưa ra những kết luận về mối liên hệ, tính liên kết trong sản xuất sản phẩm, cũng như những yêu cầu và điều kiện thúc đẩy CNHT Nhật Bản phát triển, góp phần phát triển nền kinh tế. Ratana (1999) phân tích mối quan hệ giữa DNNVV với CNHT tại hai nước Nhật Bản và Thái Lan, từ đó chỉ ra mối quan hệ giữa DNNVV với CNHT, đồng thời nhấn mạnh CNHT chủ yếu được thực hiện bởi các DNNVV. Vì vậy, muốn phát triển CNHT cần phải dựa trên nền tảng phát triển các DNNVV. Cũng khẳng định vai trò quan trọng của CNHT đối với phát triển kinh tế, tuy nhiên tác giả Thomas Brandt (2012) đi sâu phân tích vai trò ngành cơ khí, nhấn mạnh rằng để phát triển ngành CNHT cơ khí đòi hỏi phải duy trì lợi thế cạnh tranh thông qua các kỹ năng, chuyên môn, kinh nghiệm bằng cách giảm chi phí, giảm thời gian đưa sản phẩm ra thị trường, quản lý sản phẩm và giới thiệu các sản phẩm mới hiệu quả hơn, quản lý hoạt động toàn cầu, phục vụ nhu cầu của khách hàng và nhà cung cấp một cách nhanh chóng, thiết lập trung tâm dịch vụ giá trị cao. Đặt trong khung phân tích chuỗi giá trị, với mục tiêu xây dựng một chiến lược quốc gia về phát triển công nghiệp, K.Ohno (2005) tổng quát hóa thành các nhóm ngành CNHT sẽ đóng vai trò đảm bảo quá trình công nghiệp hóa (CNH) được diễn ra một cách “lành mạnh và trôi chảy”. Goh Ban Lee (1998) phân tích mối quan hệ chặt chẽ trong hợp tác, phân công lao động với các MNC trong quá trình phát triển kinh tế. Nghiên cứu đã đánh giá rất cao vai trò của chính sách phát triển nguồn nhân lực và các chính sách hỗ trợ liên kết của chính phủ Malaysia giữa các MNC của Nhật Bản với các doanh nghiệp nội địa sản xuất linh kiện cho ngành điện tử. Cùng quan điểm với Goh Ban Lee, nhóm tác giả Noor Halim, Clarke Roger, Driffield Nigel (2002) cũng chỉ ra vai trò quan trọng của sự hỗ trợ từ phía Chính phủ đối với sự đổi mới và sáng tạo của các doanh nghiệp nội địa trong phát triển cung ứng cho ngành công nghiêp điện tử Malaysia. Tổ chức năng suất lao động châu Á (Asian productivtity Orgnisation, 2002) đã đúc kết kinh nghiệm phát triển CNHT, đây là tài liệu hữu ích cho các nước đang phát triển về chính sách phát triển CNHT qua các thời kỳ ở Nhật Bản, Hàn Quốc và Đài Loan. Các chính sách này tập trung vào một số điểm chính như: thu hút đầu tư nước ngoài vào phát triển CNHT, quy định về tỷ lệ nội địa hoá và các chính sách hỗ trợ mạnh mẽ hiệu quả từ phía Chính phủ dành cho liên kết các doanh nghiệp, như là điều kiện tiên quyết để phát triển CNHT. Báo cáo của Ngân hàng hợp tác quốc tế Nhật Bản (JBIC, 2004) phân tích quá trình sản xuất của các chi nhánh thuộc các Tập đoàn Nhật Bản tại các nước Châu Á, 9 như: Thái Lan, Malaysia, Indonesia đã sử dụng hệ thống các nhà thầu phụ sản xuất linh kiện, phụ tùng. Đây chính là các DNHT có vốn đầu tư từ Nhật Bản. Các DNHT này cung cấp nguyên vật liệu, linh kiện, phụ tùng, máy móc cho các nhà sản xuất và lắp ráp tại các nước Châu Á: Thái Lan, Malaysia, Indonesia. Ohno và Fujimoto (2006) và nhóm nghiên cứu đại học Tokyo đã đưa ra lý thuyết về cấu trúc kinh doanh để giải thích những khác biệt cơ bản giữa các ngành công nghiệp chế tạo của một số nền kinh tế lớn như Mỹ, Nhật, Trung Quốc. Công trình nghiên cứu về sự phát triển của công nghiệp hỗ trợ trong mối quan hệ với thu hút FDI Tác giả Ryuichiro, Inoue (1999) đánh giá sự phát triển của CNHT ở Thái Lan và Malaysia sau cuộc khủng hoảng kinh tế Châu Á năm 1997, và chỉ ra sự cần thiết phải điều chỉnh chiến lược nhằm phát triển các ngành CNHT sau khủng hoảng. Nhóm tác giả đưa ra các giải pháp điều chỉnh chính sách công nghiệp sau cuộc khủng hoảng như: tăng cường phát triển CNHT ngành ô tô, ngành điện tử, v.v… thúc đẩy mô hình cụm liên kết công nghiệp, đặc biệt nhấn mạnh xây dựng hệ thống ngành CNHT hoàn chỉnh. Peter (2011) khẳng định sự phát triển toàn diện của ngành CNHT Thái Lan tạo điều kiện cho các nhà đầu tư, các nhà sản xuất, các nhà lắp ráp giảm thời gian, chi phí và tăng hiệu quả sản xuất thông qua việc tìm kiếm nguồn cung ứng đầu vào tại Thái Lan. Tác giả cũng nhấn mạnh rằng ngành CNHT phát triển đã thúc đẩy nền kinh tế Thái Lan tăng trưởng ổn định và bền vững. Và đó cũng chính là một trong những yếu tố thể hiện năng lực cạnh tranh nhằm thu hút FDI của Thái Lan so với các nước khác. Vì lý do đó, Thái Lan đã được đánh giá là một trong những quốc gia hấp dẫn các nhà đầu tư nước ngoài. Là một trong những tác giả tiên phong trong việc nghiên cứu về CNHT tại Việt Nam, Ichikawa (2004) đã chỉ ra rằng ngành CNHT Việt Nam cuối cùng cũng đang phát triển và bắt đầu phát triển. Việc đánh giá này được dựa trên ba quan sát quan trọng, cụ thể là, (i) sự gia tăng dòng vốn FDI; (ii) cải cách thúc đẩy các doanh nghiệp nhà nước; và (iii) sự xuất hiện của các doanh nghiệp tư nhân. Ichikawa cũng nhấn mạnh: để thu hút các nhà đầu tư nước ngoài nhằm phát triển CNHT của Việt Nam cần cung cấp một môi trường kinh doanh mở và miễn phí, đặc biệt là bãi bỏ quy định và khung chính sách ổn định là điều kiện quan trọng nhất, thêm vào các yêu cầu thông thường của chất lượng lao động cao hơn, cải thiện cơ sở hạ tầng và áp dụng chính sách thuế ưu đãi. Nghiên cứu của Mori J, Ohno K (2004) cho rằng chiến lược phát triển các ngành CNHT nội địa cần phải được xây dựng trên cơ sở hiểu biết đầy đủ về nhu cầu mua sắm của các MNC vốn dĩ đang cạnh tranh rất khốc liệt trên thị trường quốc tế. Tỷ 10 lệ nội địa hóa quá cao không những làm giảm tính cạnh tranh của các doanh nghiệp trong nước mà còn cản trở dòng dòng vốn FDI vào Việt Nam. Một tỷ lệ nội địa hóa bắt buộc và phi lý thậm chí có thể khiến các nhà sản xuất nước ngoài rời khỏi các nước đang đầu tư. Công trình nghiên cứu ảnh hưởng của công nghiệp hỗ trợ đến thu hút FDI Câu hỏi đặt ra là làm thế nào để thu hút FDI? Các nhà đầu tư nước ngoài tìm kiếm lợi ích gì khi đầu tư vào một nước nào đó? Có rất nhiều lý thuyết giải thích về các nhân tố ảnh hưởng đến thu hút FDI như: Lý thuyết quốc tế hóa (Coase, 1937), lý thuyết về lợi thế so sánh (Hymer, 1960), lý thuyết chu kỳ sống của sản phẩm (Vernon, 1966), lý thuyết chiết trung - OLI (Dunning 1973, 1993, 2001, 2006). Tuy nhiên, trong những nghiên cứu gần đây thì lý thuyết chiết trung được sử dụng phổ biến nhất. Lý thuyết này được cho là đã kế thừa tất cả những ưu điểm của các lý thuyết khác về FDI, hội tụ được các nguyên lý đã đề cập trước đó để giải thích sự dịch chuyển FDI vào một quốc gia. Theo Dunning các công ty sẽ thực hiện FDI khi hội tụ đủ ba lợi thế: Lợi thế về sở hữu (O), lợi thế địa điểm (L) và lợi thế nội bộ hoá (I). Dựa trên nền tảng lý thuyết đó, có rất nhiều các công trình nghiên cứu về các nhân tố ảnh hưởng đến thu hút FDI tại các nước trên thế giới nói chung và các nước đang phát triển nói riêng. Các nghiên cứu chủ yếu đề cập đến các nhân tố như: Quy mô thị trường (Beven & Estrin, 2000; Pravakar Sahoo, 2006; Pravin Jadhav 2012; Rủi ro quốc gia (Beven & Estrin,2000; Chi phí lao động (Pravakar Sahoo, 2006); độ mở thương mại (Pravin Jadhav, 2012;Ab Quyoom Khachoo & Mohd Imran Khan, 2012); sự ổn định chính trị (Mohamed Amal & cộng sự, 2010), hay cơ sở hạ tầng (Pravakar Sahoo, 2006),v.v… Tuy nhiên, có rất nhiều nghiên cứu chỉ ra sự thay đổi trong các nhân tố góp phần vào thu hút FDI. Ngoài những nhân tố được kể trên, thì vai trò của CNHT trong thu hút FDI ngày càng được chú trọng. Nghiên cứu về sự thay đổi này có thể được tìm thấy trong khảo sát của Ngân hàng Hợp tác Quốc tế Nhật Bản (JBIC, 2004). Kết quả cho thấy ở Đông Nam Á, các MNC của Nhật Bản dường như có triển vọng đầu tư tốt hơn vào các quốc gia theo thứ tự lần lượt là: Trung Quốc, Thái Lan, Việt Nam, Indonesia, Hàn Quốc, Đài Loan, Malaysia. Có thể thấy rằng Trung Quốc và Thái Lan vẫn duy trì vị trí đầu tiên và thứ hai kể từ năm 2000, và dường như Trung Quốc có được sự hấp dẫn trong thu hút đầu tư vì: 1) Quy mô của thị trường trong nước, 2) Lao động rẻ, và 3) Cung ứng linh kiện trong nước có hiệu quả, trong khi Thái Lan lại hấp dẫn FDI vì 1) Lao động rẻ, 2) Kích thước của thị trường trong nước, và 3) Các thị trường cung ứng linh kiện lớn từ các nhà cung cấp linh kiện. Cả hai quốc gia đều có
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan