Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học ảnh hưởng của đá và khí hậu đến lớp phủ thổ nhưỡng ở vùng đồi núi việt nam...

Tài liệu ảnh hưởng của đá và khí hậu đến lớp phủ thổ nhưỡng ở vùng đồi núi việt nam

.PDF
89
123
83

Mô tả:

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA SƯ PHẠM BỘ MÔN SƯ PHẠM ĐỊA LÍ LÊ NGỌC KHẢI ẢNH HƯỞNG CỦA ĐÁ VÀ KHÍ HẬU ĐẾN LỚP PHỦ THỔ NHƯỠNG Ở VÙNG ĐỒI NÚI VIỆT NAM LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC NGÀNH SƯ PHẠM ĐỊA LÍ MÃ SỐ: 16 Cần Thơ, tháng 5/2013 TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA SƯ PHẠM BỘ MÔN SƯ PHẠM ĐỊA LÍ LÊ NGỌC KHẢI 6096005 ẢNH HƯỞNG CỦA ĐÁ VÀ KHÍ HẬU ĐẾN LỚP PHỦ THỔ NHƯỠNG Ở VÙNG ĐỒI NÚI VIỆT NAM LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC NGÀNH SƯ PHẠM ĐỊA LÍ MÃ SỐ: 16 GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN ThS. Huỳnh Hoang Khả Cần Thơ, tháng 5/2013 LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành luận văn, ngoài nổ lực bản thân, tôi còn nhận được sự giúp đỡ từ nhiều phía. Đầu tiên, tôi xin chân thành cảm ơn Thạc sĩ Huỳnh Hoang Khả, người đã hướng dẫn tôi thực hiện đề tài này. Trong suốt quá trình hướng dẫn, thầy đã có nhiều đóng góp hữu ích, kịp thời cả về nội dung lẫn phương pháp nghiên cứu, giúp tôi có định hướng đúng đắn, khắc phục những thiết sót, sai lầm trong quá trình thực hiện đề tài. Tiếp theo, tôi xin chân thành cảm ơn Thư viện khoa Sư phạm, Trung tâm Học liệu trường Đại học Cần Thơ đã tạo điều kiện thuận lợi để tôi có thể mượn tài liệu tham khảo, sử dụng một số thiết bị phục vụ cho việc tra cứu thông tin, viết luận văn… Kế đến, tôi xin cảm ơn các thầy cô trong Bộ môn Địa lí đã tổ chức, phân công cán bộ hướng dẫn, phê duyệt đề tài, tạo điều kiện thuận lợi nhất để tôi có thể hoàn thành đề tài luận văn. Bên cạnh đó, tôi cũng xin cảm ơn các bạn trong tập thể lớp Sư phạm Địa lí khóa 35 đã có nhiều ý kiến đóng góp, chia sẻ có liên quan đến việc chuẩn bị, thực hiện và hoàn thành luận văn. Xin chân thành cảm ơn! i MỤC LỤC PHẦN MỞ ĐẦU ........................................................................................................1 1. 2. 3. 4. 5. 6. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI.......................................................................................... 1 LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI....................................................................... 1 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU ................................................................................. 2 ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU .............................................................................. 2 PHẠM VI NGHIÊN CỨU.................................................................................... 2 QUAN ĐIỂM NGHIÊN CỨU .............................................................................. 2 6.1. Quan điểm tổng hợp .......................................................................................... 2 6.2. Quan điểm lãnh thổ ........................................................................................... 3 6.3. Quan điểm lịch sử - viễn cảnh ........................................................................... 3 7. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ........................................................................ 3 7.1. Phương pháp thu thập và xử lí dữ liệu ............................................................. 3 7.2. Phương pháp thống kê....................................................................................... 3 7.3. Phương pháp bản đồ.......................................................................................... 3 PHẦN NỘI DUNG.....................................................................................................4 Chương 1 – CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ CƠ SỞ THỰC TIỄN................................................ 4 1.1. CƠ SỞ LÍ LUẬN .......................................................................................... 4 1.1.1. Đá................................................................................................................. 4 1.1.1.1. Một số khái niệm................................................................................... 4 1.1.1.2. Những loại khoáng vật hình thành đá và đất........................................ 5 1.1.1.3. Những loại đá hình thành đất............................................................... 9 1.1.2. Khí hậu ...................................................................................................... 15 1.1.2.1. Chế độ nhiệt ........................................................................................ 16 1.1.2.2. Độ ẩm và lượng mưa........................................................................... 17 1.1.3. Thổ nhưỡng............................................................................................... 19 1.1.3.1. Khái niệm ............................................................................................ 19 1.1.3.2. Quá trình phong hóa và sự hình thành đất......................................... 20 1.1.4. Mối quan hệ giữa địa chất, khí hậu, thổ nhưỡng..................................... 22 1.2. CƠ SỞ THỰC TIỄN ....................................................................................... 23 1.2.1. Giới hạn vùng đồi núi Việt Nam............................................................... 23 1.2.2. Sự hình thành các loại đá thông qua các giai đoạn phát triển địa chất Việt Nam ..................................................................................................................... 25 1.2.2.1. Giai đoạn Tiền Cambri........................................................................ 25 1.2.2.2. Giai đoạn Cổ kiến tạo.......................................................................... 26 1.2.2.3. Giai đoạn Tân kiến tạo........................................................................ 27 1.2.3. Đặc điểm một số yếu tố khí hậu Việt Nam ............................................... 27 1.2.3.1. Nhiệt độ ............................................................................................... 27 1.2.3.2. Độ ẩm và lượng mưa........................................................................... 29 Chương 2 - ẢNH HƯỞNG CỦA ĐÁ VÀ KHÍ HẬU ĐẾN LỚP PHỦ THỔ NHƯỠNG MIỀN NÚI VIỆT NAM ................................................................................................. 30 2.1. ĐÁ .................................................................................................................... 30 2.1.1. Ảnh hưởng tới tính chất lí hóa của đất..................................................... 30 2.1.1.1. Nhóm đá axit ....................................................................................... 30 2.1.1.2. Nhóm đá bazơ...................................................................................... 30 2.1.1.3. Nhóm bồi tích...................................................................................... 31 2.1.2. Góp phần tạo nên tính chất phi địa đới của thổ nhưỡng Việt Nam ........ 32 2.2. KHÍ HẬU ......................................................................................................... 33 2.2.1. Qui định quá trình hình thành đất chủ yếu là quá trình feralit.............. 33 ii 2.2.2. Tạo nên tính nội chí tuyến gió mùa ẩm của thổ nhưỡng ......................... 37 2.2.3. Tạo nên sự phân hóa không gian địa đới và phi địa đới.......................... 37 2.2.4. Làm cho thổ nhưỡng dễ bị thoái hóa, bạc màu........................................ 40 2.3. SỰ KẾT HỢP CỦA ĐÁ VÀ KHÍ HẬU TẠO NÊN TÍNH ĐA DẠNG CỦA THỔ NHƯỠNG VIỆT NAM ................................................................................. 41 2.3.1. Nhóm đất địa đới....................................................................................... 41 2.3.1.1. Nhóm đất feralit đỏ vàng..................................................................... 41 2.3.1.2. Nhóm đất feralit nâu đỏ ...................................................................... 43 2.3.1.3. Nhóm đất xám ..................................................................................... 44 2.3.2. Nhóm đất phi địa đới ................................................................................ 45 2.3.2.1. Đất mùn feralit vàng đỏ trên núi thấp................................................. 45 2.3.2.1. Nhóm đất mùn alit trên núi trung bình và núi cao ............................. 46 2.3.2.2. Nhóm đất đen ...................................................................................... 47 Chương 3 – ĐẶC ĐIỂM THỔ NHƯỠNG VÙNG ĐỒI NÚI Ở CÁC MIỀN TỰ NHIÊN VIỆT NAM DƯỚI TÁC ĐỘNG CỦA ĐÁ VÀ KHÍ HẬU............................................ 48 3.1. CƠ SỞ PHÂN VÙNG TỰ NHIÊN VIỆT NAM ............................................. 48 3.1.1. Các qui luật phân hóa khách quan của tự nhiên Việt Nam..................... 48 3.1.1.1. Qui luật phân hóa theo vĩ độ ............................................................... 48 3.1.1.2. Qui luật phân hóa theo kinh độ........................................................... 48 3.1.1.3. Qui luật phân hóa theo các điều kiện kiến tạo – địa mạo.................... 49 3.1.1.4. Qui luật phân hóa theo đai cao ........................................................... 49 3.1.1.5. Mối quan hệ giữa các qui luật phân hóa............................................. 50 3.1.2. Những nguyên tắc phân vùng tự nhiên Việt Nam ................................... 51 3.1.2.1. Nguyên tắc khách quan....................................................................... 51 3.1.2.2. Nguyên tắc phát sinh........................................................................... 51 3.1.2.3. Nguyên tắc tổng hợp ........................................................................... 51 3.1.2.4. Nguyên tắc đồng nhất tương đối ......................................................... 51 3.1.2.5. Nguyên tắc cùng chung lãnh thổ ........................................................ 51 3.2. ĐẶC ĐIỂM CÁC VÙNG THỔ NHƯỠNG VÙNG ĐỒI NÚI VIỆT NAM DƯỚI TÁC ĐỘNG CỦA ĐÁ VÀ KHÍ HẬU......................................................... 52 3.2.1. Miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ ................................................................. 52 3.2.1.1. Đặc điểm chung................................................................................... 52 3.2.1.2. Khu Việt Bắc ....................................................................................... 54 3.2.1.3. Khu Đông Bắc..................................................................................... 56 3.2.2. Miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ ............................................................... 58 3.2.2.1. Đặc điểm chung................................................................................... 58 3.2.2.2. Khu Hoàng Liên Sơn .......................................................................... 59 3.2.2.3. Khu Tây Bắc........................................................................................ 60 3.2.2.4. Khu Hòa Bình – Thanh Hóa............................................................... 62 3.2.4.5. Khu Nghệ - Tĩnh ................................................................................. 63 3.2.4.6. Khu Bình – Trị - Thiên ....................................................................... 64 3.2.3. Miền Nam Trung Bộ và Nam Bộ.............................................................. 65 3.2.3.1. Đặc điểm chung................................................................................... 65 3.2.3.2. Khu Kon Tum – Nam Nghĩa ............................................................... 69 3.2.3.3. Khu Đăk Lăk – Bình Phú.................................................................... 70 3.2.3.4. Khu Cực Nam Trung Bộ ..................................................................... 72 3.2.3.5. Khu Đông Nam Bộ.............................................................................. 73 PHẦN KẾT LUẬN ..................................................................................................75 1. KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC...................................................................................... 75 2. HẠN CHẾ ........................................................................................................... 75 3. HƯỚNG NGHIÊN CỨU TIẾP THEO .............................................................. 75 TÀI LIỆU THAM KHẢO.......................................................................................... 76 iii DANH MỤC BẢNG Số TT Bảng Tên bảng Trang 1 1.1 Nhiệt độ, số giờ nắng, tổng bức xạ tại một số địa điểm ở Việt Nam 36 2 1.2 Độ ẩm không khí và lượng mưa trung bình năm ở một số địa điểm 37 3 3.1 Sự thay đổi chế độ nhiệt theo đai cao ở một số địa điểm 76 iv DANH SÁCH CÁC THUẬT NGỮ (1) fenspat plagioclaz: khoáng vật có công thức chung là (Na,Ca)Al(Si, Al)Si2O8, là một trong những khoáng vật tạo đá phổ biển nhất. (2) monmorilonit: nhóm khoáng vật sét có công thức chung là R0.33Al2Si4O10(OH)2.nH2O, trong đó R gồm một hoặc một số cation Na+, K+, Mg+2, Ca+2. Các khoáng vật được đặc trưng bởi mạng tinh thể 3 lớp ( 1 lớp alumin và hyđrôxyt giữa 2 lớp silic và oxygen). Monmorilonit bị biến đổi phồng lên do ẩm ướt. Magnesi hoặc sắt có thể thay alumin và alumin thay thế silic. (3) metahaloizit: tên được sử dụng ở châu Âu chỉ loại haloizit chứa ít nước, đồng nghĩa với haloizit của các tác giả ở Hoa Kì. Thuật ngữ cũng được dùng để chỉ loại haloizit không bị hyđrat hóa. Haloizit có công thức là Al2Si2O5(OH)4.2H2O, còn metahaloizit có công thức là Al2Si2O5(OH)4.4H2O. (4) xetxkioxyt: tên gọi chung của các oxyt có công thức là R2O3, R là Fe hoặc Al. (4) đoàn lạp: các hạt cơ bản trong đất có thể kết dính với nhau qua các quá trình lí học, hóa học, lí – hóa học, sinh học,… Đoàn lạp đơn giản tạo thành từ các hạt đất cơ bản. nếu tạo thành từ các có đường kính nhỏ hơn 0.25mm thì gọi là vi đoàn lạp. Theo hình thái, đoàn lạp có các dạng: có góc cạnh, dạng phiến, dạng tròn, dạng không cân đối. Theo kích thước: tảng khối (> 10mm), cục (0.25 – 10mm), bụi (< 0.25mm). (5) axit fulvic: axit mùn có màu vàng, dễ tan trong nước, có công thức hóa học là C135H128O95N5S2. (6) limon: thành phần tạo nên đất, là những phần tử khoáng mịn và có độ phì cao. (7) glay: hiện tượng các oxyt sắt III (Fe2O3) bị khử oxy trong các loại đất ẩm thừa nước. Trong điều kiện thiếu không khí, các oxyt sắt II (FeO) hình thành, làm cho đất chuyển từ màu vàng đỏ sang màu xám xanh. (8) nước cứng: nước chứa trên 3 mili đương lượng gam cation canxi (Ca2+) và magie (Mg2+) trong 1 lít nước. (9) trầm tích lục nguyên: trầm tích biển nông có thành phần bao gồm các vật liệu bị xói mòn từ bề mặt lục địa. (10) địa máng: vận động sụt lún của vỏ Trái Đất tạo thành những bồn trũng kéo dài nhiều kilomet, trong đó đá trầm tích và phun trào tạo thành những tích tụ có độ dày hàng nghìn mét. Địa máng có thể hình thành trong một thời đoạn của chu kì kiến tạo trong đó kèm theo vận động tạo núi. Những điểm khác nhau về nguồn gốc, động lực và đặc trưng về bản chất của địa máng được thể hiện trong những sơ đồ khác nhau đã v được sử dụng để làm rõ những nét riêng biệt của chúng. Một số dựa trên mối liên quan kiến tạo của các đơn vị vỏ, hoặc nhấn mạnh quá trình tạo núi, số khác lại quan tâm đến liên quan giữa trầm tích địa máng với sự sụt lún. Sự thừa nhận cấu trúc mảng của thạch quyển đã dẫn tới sự đánh giá là hầu như tất cả hiện tượng địa máng có liên quan đến sự đóng mở đại dương. vi PHẦN MỞ ĐẦU 1. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI Hiện nay, đất nước đang trên đường phát triển và hội nhập, việc tìm hiểu nguồn lực đất nước để phát triển kinh tế bền vững là vấn đề hết sức quan trọng. Do đó, chúng ta cần phải nghiên cứu tổng thể tiềm lực của đất nước. Trong việc nghiên cứu ấy, có vấn đề nổi bật là tài nguyên thiên nhiên của quốc gia. Khi đề cập đến Việt Nam, về mặt địa hình, chúng ta thường chia ra khu vực đồng bằng và khu vực đồi núi. Trong đó, đồi núi là bộ phận quan trọng nhất của cấu trúc địa hình Việt Nam, chiếm đến ¾ diện tích toàn lãnh thổ, có nhiều tiềm năng để phát triển kinh tế-xã hội. Nhận thức được đặc điểm quan trọng ấy có ý nghĩa cả về mặt khoa học và thực tiễn đối với quốc gia. Xuất phát từ tầm quan trọng của việc nghiên cứu miền núi để quản lí, khai thác nó một cách đúng đắn là một vấn đề có tính chiến lược quan trọng trong công cuộc phát triển bền vững của đất nước. Khi nói đến đặc điểm thiên nhiên của Việt Nam nói chung, chúng ta không thể bỏ qua các yếu tố về đá và khí hậu. Hai yếu tố này đã chi phối mạnh nhất đến sự phân hóa lớp phủ thổ nhưỡng ở vùng đồi núi nước ta. Bên cạnh đó, ở Việt Nam, ngành nông nghiệp có tiềm năng phát triển rất lớn, là cơ sở cho sự phát triển kinh tế nói chung và công nghiệp nói riêng. Việc nghiên cứu ảnh hưởng của đá và khí hậu đến sự phân hóa lớp phủ thổ nhưỡng ở vùng đồi núi là rất cần thiết đối với việc phát triển nông nghiệp ở khu vực trọng yếu này. Ngoài ra, do sự hạn chế về tài kiến thức của bản thân nên yêu cầu mở rộng kiến thức cũng là lí do cần thiết, qua đó tôi có điều kiện vận dụng những kiến thức đã học để tìm hiểu rõ hơn về mặt tự nhiên của đồi núi nước ta, vốn còn nhiều câu hỏi đặt ra và rất cần lời giải đáp. Chính những kiến thức đó là gói hành trang quý báu để tôi bước vào những ngày đầu tiên là giáo viên giảng dạy môn Địa lí ở trường phổ thông trong tương lai. Do đó, chúng tôi quyết định chọn vấn đề “Ảnh hưởng của đá và khí hậu đến lớp phủ thổ nhưỡng ở vùng đồi núi Việt Nam” làm đề tài cho khóa luận tốt nghiệp của mình. 2. LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI Ở Việt Nam, vấn đề này đã được nghiên cứu bởi nhiều nhà Địa lí học, Thổ nhưỡng học với một số tác giả tiêu biểu như Trần Kông Tấu, Hoàng Văn Huây, Ngô Văn Phụ (Thổ nhưỡng học, Hà Nội, 1986), Thái Công Tụng (Thổ nhưỡng học Đại cương, 1 1969), Vũ Tự Lập (Địa lí tự nhiên Việt Nam – NXB ĐH Sư phạm Hà Nội, 2006), Nguyễn Tử Siêm, Thái Phiên (Đất đồi núi Việt Nam, thoái hóa và phục hồi, Hà Nội, 1999), Hội khoa học đất Việt Nam (Đất Việt Nam, Hà Nội, 2000),… Với các mức độ khác nhau, các tác giả trên đều có đề cập đến vấn đề ảnh hưởng của đá và khí hậu đến sự phân hóa của lớp phủ thổ nhưỡng ở Việt Nam. 3. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU Đề tài nhằm phục vụ những mục đích cơ bản sau: - Xác lập được những đặc điểm nổi bật về sự phân bố của các loại đá và khí hậu vùng đồi núi nước ta. - Trên cơ sở đó thấy được những ảnh hưởng của hai yếu tố đá và khí hậu đến lớp phủ thổ nhưỡng ở vùng đồi núi nước ta. - Chỉ ra những đặc điểm của đất đồi núi Việt Nam. - Nghiên cứu đề tài này còn có mục đích đóng góp một số ý kiến về việc hoạch định một số chủ trương sử dụng đất hợp lí, đưa ra một số giải pháp nhằm giúp bảo vệ và nâng cao chất lượng đất ở miền núi. - Vận dụng vào việc nâng cao chất lượng bài giảng môn Địa lí ở trường phổ thông. 4. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU Đề tài tập trung nghiên cứu ba đối tượng là đá, khí hậu và thổ nhưỡng. Trong đó, việc nghiên cứu yếu tố đá và khí hậu là nhằm chỉ ra được ảnh hưởng của chúng đối với đặc điểm thổ nhưỡng miền núi Việt Nam. 5. PHẠM VI NGHIÊN CỨU Tuy đây chỉ là luận văn tốt nghiệp Đại học chuyên ngành Địa lí, nhưng lại là một vấn đề lớn nằm trong chiến lược nghiên cứu Địa lí tự nhiên và Địa lí kinh tế xã hội của Việt Nam. Song đề tài luận văn này chỉ giới hạn trong việc nghiên cứu một số đặc điểm cơ bản về đá và khí hậu ảnh hưởng như thế nào đến sự phân hóa lớp phủ thổ nhưỡng ở miền đồi núi nước ta. Còn các yếu tố khác được nhắc đến trong luận văn chỉ là những dữ liệu để so sánh, hỗ trợ, mở rộng vấn đề. 6. QUAN ĐIỂM NGHIÊN CỨU 6.1. Quan điểm tổng hợp Việc nghiên cứu đề tài này dựa trên quan điểm này là chủ yếu, quan điểm này giúp ta thấy được ảnh hưởng của đá và khí hậu đến sự phân hóa lớp phủ thổ nhưỡng ở miền núi Việt Nam. 2 6.2. Quan điểm lãnh thổ Quan điểm này giúp làm nổi bật những đặc điểm của đá, khí hậu ở mỗi vùng, mỗi khu vực khác nhau, tạo nên sự phân hóa đa dạng của lớp phủ thổ nhưỡng cả về tính chất lẫn sự phân bố. 6.3. Quan điểm lịch sử - viễn cảnh Dựa trên sự phát triển và biến đổi của các loại đá, khí hậu và thổ nhưỡng, đưa ra những đánh giá đúng đắn những đặc điểm và mối quan hệ giữa đá và khí hậu đến sự phân hóa lớp phủ thổ nhưỡng ở vùng đồi núi Việt Nam. Từ đó có những định hướng cho việc sử dụng và bảo vệ tài nguyên đất vùng đồi núi nước ta. 7. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 7.1. Phương pháp thu thập và xử lí dữ liệu Trên cơ sở nghiên cứu nguồn tài liệu từ sách, báo, Internet,…, tiến hành tổng hợp và khái quát những đặc điểm cơ bản nhất của đá, khí hậu vùng đồi núi Việt Nam, chỉ ra những ảnh hưởng của hai yếu tố này đối với sự phân hóa lớp phủ thổ nhưỡng ở vùng đồi núi nước ta. 7.2. Phương pháp thống kê Thống kê và xử lí số liệu có liên quan đến đề tài. Trên cơ sở những số liệu đã được thống kê và xử lí, đưa ra những kết luận hoặc đánh giá có liên quan đến nội dung đề tài. 7.3. Phương pháp bản đồ Dùng bản đồ để xác định giới hạn các khu vực đồi núi trên lãnh thổ nước ta, sự phân bố các loại đất của Việt Nam, giúp người đọc có cái nhìn khái quát về nội dung đề tài. 3 PHẦN NỘI DUNG Chương 1 – CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ CƠ SỞ THỰC TIỄN 1.1. CƠ SỞ LÍ LUẬN 1.1.1. Đá 1.1.1.1. Một số khái niệm a. Khoáng vật Khoáng vật (còn gọi là tinh khoáng) hình thành đá dùng để chỉ những khoáng vật cấu tạo nên thành phần chủ yếu của các loại đá của vỏ Trái Đất và nó cũng chính là khoáng vật hình thành đất. Các loại đá của vỏ Trái Đất là những tập hợp của khoáng vật, còn khoáng vật lại là kết quả hóa hợp của các nguyên tố hóa học. Khoáng vật là một hợp chất hóa học tự nhiên, thường ở dạng vật rắn kết tinh. Xét về mặt phát sinh thì khoáng vật là những hợp chất tự nhiên được hình thành do kết quả của nhiều quá trình như lí học, hóa học, lí – hóa học…của vỏ Trái Đất. Các khoáng vật khác nhau đều có tính chất và cấu trúc lí – hóa riêng biệt của chúng. Như vậy, khoáng vật là những hợp chất tự nhiên của một hay nhiều nguyên tố theo những qui luật nhất định với những tính chất lí – hóa xác định, được hình thành do những quá trình hoạt động địa chất nhất định xảy ra trong lớp vỏ Trái Đất hay trên bề mặt Trái Đất [5; Tr.12]. Ví dụ: thạch anh là tinh khoáng gồm có một phân tử SiO2 (bao gồm hai nguyên tố Silic và Oxy), kim cương là khoáng vật được cấu tạo bởi nguyên tố Cacbon. Tuy nhiên, các khoáng vật muốn có tinh thể, đôi khi cần phải tổng hợp với nước. Ví du: thạch anh (SiO2) thường ở trạng thái vô thể nhưng nếu kết hợp với hai phân tử nước thì sẽ trở thành ô – khoáng (SiO2.2H2O). Trong khái niệm về khoáng vật, chúng ta cần phân biệt ra hai loại: khoáng nguyên sinh và khoáng thứ sinh. Khoáng nguyên sinh là những thành phần trong khối magma ở sâu trong lòng đất hoặc phun lên trên bề mặt rồi ngưng tụ lại mà thành như fenspat, mica,… Những loại khoáng nguyên sinh này trải qua những biến đổi hóa học trên bề mặt Trái Đất mà hình thành những loại khoáng mới gọi là khoáng thứ sinh. Trong thiên nhiên, đa số các khoáng vật đều ở trạng thái rắn như thạch anh, canxit,… Ngoài ra, một số loại khoáng vật còn ở trạng thái lỏng như thủy ngân, dầu mỏ,… và một số ở trạng thái khí như Cacbonic, các loại Cacbuahydro,… 4 Hiện nay, người ta đã phát hiện được hơn 3000 loại khoáng vật. Nhiều loại chất rắn đã được tạo ra trong hoạt động của con người như hồng ngọc nhân tạo, kim cương công nghiệp,… không được coi là khoáng vật. b. Đá Thông thường khi nói đến đá là ta hình dung đó là những vật thể rắn như cuội, đá tảng,… Điều đó đúng với phần lớn các loại đá. Trong địa chất học, đá được hiểu là thành phần vật chất cấu tạo nên vỏ Trái Đất, bất kể đặc điểm thể trạng của chúng ra sao. Phần lớn chúng ở thể rắn như đá vôi, granit; hoặc mềm dẻo như đất sét; hay ở dạng bở rời như cát. Dầu mỏ ở thể lỏng, khí đốt ở thể khí cũng được gọi là đá. Như vậy, đá là những tập hợp có qui luật của những tinh khoáng, có thành phần, kiến trúc, cấu tạo nhất định, được thành lập trong những điều kiện địa chất nhất định và tham gia vào cấu tạo vỏ Trái Đất [5; Tr.21]. Đá có thể do một loại tinh khoáng tạo nên, gọi là đá đơn khoáng hoặc do nhiều loại tinh khoáng tạo nên, gọi là đá đa khoáng. Căn cứ vào nguồn gốc và các quá trình địa chất phát sinh ra đá, người ta chia đá ra làm ba loại: đá Magma, đá Trầm tích, đá Biến tính. 1.1.1.2. Những loại khoáng vật hình thành đá và đất a. Khoáng vật nhóm Silicat Olivin (MgFeII)2SiO4 là sản phẩm trung gian giữa forterit (Mg2SiO4) và fayalit (Fe2SiO4). Olivin có màu phớt lục hoặc vàng, có khi không màu, độ cứng 6 – 7, tỉ trọng 3.4, bị phá hủy trong HCl hoặc H2SO4. Olivin dễ bị phong hóa thông qua oxy hóa FeII. Olivin thường gặp trong đá magma bazơ có màu tối, nghèo silic như bazan, gabro, diabaz. Đá bazan ở Vạn Yên, Tam Đảo, Lâm Đồng, Cao Bằng; đông Thái Nguyên, nam Thanh Hóa có nhiều Olivin. Grơnat có cấu tạo chung là R3R2[SiO4]3. Tùy thuộc vào R mà chúng thuộc một trong các loại khoáng vật sau: Anmanđin Fe3Al2[SiO4]3 Pirop Mg3Al2[SiO4]3 Specactin Mn 3Al2[SiO4]3 Grôzule Ca3Al2[SiO4]3 Anđrađit Ca3Fe2[SiO4]3 Uvarovit Ca3Cr2[SiO4]3 5 Chính sự đa dạng trên mà grơnat có màu rất phức tạp. Grơnat thường có trong phiến thạch tinh thể và thường có trong đá vôi, đôlômit và sa thạch, ngoài ra còn có trong phiến thạch mica, gnai. Ở nước ta, grôzule thường có ở Lạng Sơn, Quảng Nam; anđrađit có ở Lào Cai, Yên Bái, Tam Đảo. Epiđot có cấu tạo Ca2(Al, FeIII)3[OH(SiO4)3] là một khoáng liên kết, đôi khi cũng tồn tại độc lập trong các loại đá bazơ dạng hạt. Epiđot có màu lục pha vàng, đen hoặc xám, độ cứng 6.5, tỉ trọng 3.4. Epiđot thường gặp ở pecmatit ngọn sông Hồng, đá lục ngọn sông Đà, đá granit ở Cam Ranh, đá bazic ở Thất Khê. Ampipol là tên một nhóm khoáng vật, bao gồm: Tremolit Ca2Mg5[Si4O11]2(OH)2 Actimolit Ca2(Mg, FeII)5[Si4O11]2 Hoocnơblen Ca2Na(Mg, FeII)4(Al, FeIII)[(AlSi)4O11(OH)2 Antophilit (Mg, FeII)7[Si4O11]2(OH)2 Hoocnơblen có thành phần không ổn định lắm, cấu trúc tinh thể hình lăng trụ hoặc cột, màu lục hoặc xám, độ cứng 5.5 – 6, tỉ trọng 3 – 3.3, thường gặp trong đá magma bazơ xâm nhập như syenit, diorit hoặc magma phún xuất như granit gabro. Nó cũng có nhiều trong đá biến chất như anpibilit hoặc phiến thạch, gnai. Muscovit còn gọi là mica trắng, có thành phần cấu tạo là KAl2[(OH,F)2AlSi3O10], chứa 45.2% SiO2, 11.8% K2O. Tinh thể muscovit có dạng dẹt thành tấm mỏng hoặc dạng vẩy, không màu như thường lẫn màu xám trắng, đôi khi phớt hồng, độ cứng 2 – 3, tỉ trọng 2.7 – 3.1. Muscovit có nhiều trong đá gnai, granit, phiến thạch mica, sa thạch. Muscovit có nhiều ở Bảo Hà, Lào Cai. Biolit còn gọi là mica đen, có thành phần cấu tạo là K(Mg, FeII, Mn)3SiAlO10(OH, F)2. Tinh thể biolit thường dẹt hoặc hình trụ, có màu đen, đôi khi có màu lục, độ cứng và tỉ trọng tượng tự muscovit. Biolit thường gặp trong đá granit, syenit, điorit, poofia và nhiều nhất là trong gnai và phiến thạch mica. Ở nước ta, biolit có nhiều trong phiến thạch ở thượng nguồn sông Hồng và Sông Đà. Biolit dễ phong hóa hơn muscovit, vì vậy nó là nguồn kali quan trọng đối với thực vật. Clorit có công thức tổng quát của là (FeII,Mg)n-m(FeIII, Al)2m[Si4-mO10](OH)2nH2O. Tính chất và hình dạng của clorit rất gần với mica nhưng thành phần khác nhiều do quá trình trao đổi và thay thế cùng tinh thể của các cation. Clorit có nhiều trong phiến thạch clorit và diabaz. Secpentin H3Mg8Si2O9 có màu đen lục, dạng phiến, gặp nhiều trong phiến thạch kết tinh và đá vôi. 6 Fenspat gồm có 3 loại: - Fenspatkali (Octoclaz) K[AlSi3O8]: tinh thể hình lăng trụ, màu hồng tươi, vàng nâu, trắng hoặc phớt hồng, độ cứng 6 – 6.5, hàm lượng SiO2 64.7%, K2O 16.9%, ngoài ra còn có một lượng nhỏ Na2O. Fenspatkali là một trong những khoáng vật chính của magma axit như granit, liparit. - Fenspatnatri (Albit) NaAlSi3O3: màu trắng xám hoặc lục, phớt đỏ, độ cứng 6 – 6.5, tỉ trọng 2.5 – 2.7, hàm lượng SiO2 68.8%, Na2O 11.8%. Fenspatnatri khá phổ biến trong tự nhiên, có nhiều trong magma axit. - Fenspatcanxi (Anortit) CaAl2Si2O8: màu sắc gần giống Albit nhưng lượng canxi cao, tới 20.1%. Nhóm fenspat có rất nhiều trong tự nhiên, chiếm tới 50% vở Trái Đất, đặc biệt có nhiều trong đá magma. Cấu trúc của các loại fenspat rất bền vững, khó bị quá trình phong hóa phá hủy. Vì vậy, trong mẫu chất bán phân hóa của đá magma thường xuất hiện những tinh thể fenspat còn lại. b. Khoáng vật nhóm Cacbonat Canxit CaCO3 có hàm lượng CaO 56%, CO2 44%. Đôi khi còn chứa một lượng nhỏ Mg, Fe, Mn. Khoáng Canxit thường không màu hoặc trắng sữa, nếu lẫn tạp chất thì còn có thể có màu hồng, vàng, nâu đỏ hay đen. Độ cứng 3, tỉ trọng 2.6 – 2.8. Canxit là thành phần chủ yếu của đá vôi. Ở nước ta, canxit có nhiều ở vùng núi Ninh Bình và Tây Bắc. Đôlômit CaMg(CO3)2, thành phần hóa học CaO 30.4%, MgO 21.7%, CO2 47.9%, ngoài ra còn có thể có một lượng nhỏ Fe, Mn, Co, Zn. Tinh thể đôlômit rất giống tinh thể canxit nhưng khó sủi bọt hơn canxi khi tác dụng với HCl. Đôlômit có màu trắng xám, đôi khi vàng hoặc nâu nhạt, độ cứng 3.5 – 4, tỉ trọng 1.8 – 2.9. Đôlômit gặp nhiều trong đá vôi, nhất là đá vôi biến chất. Ở nước ta, đôlômit có nhiều ở vùng núi Mật (Thanh Hóa). c. Khoáng vật nhóm Oxyt và Hyđroxyt Thạch anh là những tinh thể không trong suốt hoặc nửa trong suốt với màu trắng đục, không màu, có khi màu hồng, độ cứng 7, tỉ trọng 2.67. Thạch anh rất phổ biến trong các loại đá magma và biến chất. Trên bề mặt nhiều loại magma nổi lên rất rõ tinh thể thạch anh. Có những loại đá biến chất như sa thạch hầu như do những hạt thạch anh gắn kết mà thành. Thạch anh là một loại khoáng chất rất khó phong hóa nên sản phẩm phong hóa thường trở lại thạch anh. Đó chính là cát trong đất. 7 Aluminiumoxyt là loại khoáng chất của nhôm khá phổ biến và có ý nghĩa quan trọng, bao gồm: Gibsit: là tinh thể có màu trắng hoặc xám, đôi khi phớt lục hoặc phớt hồng, độ cứng 2.5 – 3.5, bị hòa tan hoàn toàn trong HCl hoặc H2SO4 nhưng chậm. Trong phong hóa nhiệt đới, gibsit thường đi kèm với hyđroxyt sắt trong kết von và đá ong. Diaspor là tinh thể dạng lớp mỏng có màu trắng, nâu phớt vàng, tím tươi hoặc xám lục, độ cứng 6 – 7, thường có trong các đá biến chất. Bomit là tinh thể có màu xám trắng xen vàng, độ cứng 3.5. Oxyt sắt gồm có: Magnetit Fe3O4 có màu đen, hút kim loại, dễ hòa tan trong HCl, có nhiều trong đá magma. Hematit Fe2O3 màu đỏ hoặc nâu đỏ, có nhiều trong đất đỏ feralit, tập trung nhiều lại thì thành quặng sắt. d. Khoáng vật nhóm Photphat Apatit gồm hai loại là flouapatit và cloruaapatit. Apatit có màu trắng, lục nhạt hoặc lục, đôi khi có màu vàng nâu, độ cứng 5, thường gặp trong các loại đá magma. Photphorit thường gặp trong các đá trầm tích, ở những vùng đá vôi giàu photpho, do quá trình phong hóa mà photpho được tích lũy lại thành photphorit. Vivianit có trong suốt nhưng dễ bị oxy hóa thành màu xám, độ cứng 1.5 – 2, thường gặp dưới các lớp than bùn. e. Khoáng vật nhóm Sunfua và Sunfat Pyrit óng ánh vàng, độ cứng 6 – 6.5, có nguồn gốc do núi lửa phun ra hay do những vùng giàu lưu huỳnh trong điều kiện yếm khí. Thạch cao trong suốt, độ cứng 2, thường được hình thành thành những khối lớn trong các hồ và biển cạn. f. Khoáng thứ sinh Khoáng thứ sinh được hình thành trong quá trình phân hủy khoáng nguyên sinh cũng như trong quá trình phong hóa hình thành đất. Sự phá hủy khoáng nguyên sinh để hình thành khoáng thứ sinh được tiến hành một cách liên tục nên khoáng thứ sinh phân bố rộng rãi trong đất. Tuy vậy, ranh giới phân chia khoáng nguyên sinh và khoáng thứ sinh chỉ có tính chất tương đối. Cùng một loại khoáng chất nào đó trong điều kiện hình thành này là 8 khoáng nguyên sinh nhưng trong điều kiện khác lại là khoáng thứ sinh. Ví dụ như thạch anh trong đá magma là khoáng nguyên sinh, nhưng thạch anh trong quá trình phân hủy alumosilicat lại là thạch anh thứ sinh. Phần lớn khoáng thứ sinh có kích thước nhỏ, phân bố không thành khối nên rất khó phân biệt bằng mắt thường mà phải dùng tới kính hiển vi điện tử. Khoáng thứ sinh bao gồm hai nhóm lớn: - Alumosilicat: là những khoáng thứ sinh do alumosilicat phân hủy và ngậm nước mà thành, bao gồm hyđromica (mica ngậm nước), sacpentin (sản phẩm phá hủy của olevin), clorit (sản phẩm phá hủy của ogit) và khoáng sét. - Nhóm oxyt và hyđroxyt bao gồm: oxyt và hyđroxyt aluminium hay gặp trong đất vùng nhiệt đới, hyđroxyt sắt nặng có màu nâu đỏ đến nâu vàng hoặc nâu đen, hyđroxyt mangan có màu đen có trong đất phù sa và đất đá vôi, hyđroxyt silic màu trắng xám. 1.1.1.3. Những loại đá hình thành đất Đá là do một hoặc nhiều loại khoáng vật tạo nên, là vật chất chủ yếu cấu tạo nên vỏ Trái Đất. Về mặt thổ nhưỡng học, đá hình thành đất được gọi là đá mẹ. Những hiểu biết về đá mẹ cũng là một tiền đề để đi sâu vào thổ nhưỡng học, vì những tính chất lí hóa học cũng như độ phì nói chung của đất có mối liên quan chặt chẽ với đá mẹ hình thành chúng. a. Đá magma Đá magma được hình thành do quá trình đông đặc và nguội dần của những khối magma nóng chảy, nó chiếm tới 95% đá hình thành vỏ Trái Đất. Nếu những khối magma này bị đông đặc và nguội đi ở dưới sâu trong lòng vỏ Trái Đất thì gọi là magma xâm nhập. Còn nếu những khối magma nóng chảy này phun lên mặt đất theo các kẽ nứt rồi đông đặc lại và nguội đi thì gọi là đá magma phun trào. Tất cả các loại đá magma đều có cấu trúc tinh thể. Nhưng do điều kiện nguội không giống nhau nên chúng có kích thước khác nhau. Đá magma xâm nhập do quá trình kết tinh chậm vì tốc độ lạnh xuống chậm mà tinh thể có kích thước lớn hơn, cấu trúc hạt phân biệt rất rõ. Ngược lại, đá magma phun trào hình thành ở điều kiện nguội lạnh đột ngột trên mặt đất nên kết tinh không đồng đều và tinh thể thì nhỏ và mịn. Dựa vào hàm lượng SiO2, đá magma được chia thành năm loại: Magma siêu axit > 75% SiO2 Magma axit 65% - 75% SiO2 Magma trung tính 52% - 65% SiO2 Magma bazơ 45% - 52% SiO2 9 Magma siêu bazơ < 45% SiO2 Muốn xác định đá magma ngoài trời cần phải nhận biết ba đặc trưng của chúng là thể nằm, cấu trúc và thành phần khoáng vật. Thể nằm tức là chỉ vị trí tồn tại của đá. Đá magma xâm nhập thường có dạng hình nền, nấm, tường hoặc mạch. Dạng nền giống như quả núi lớn có sườn dốc không đều. Dạng nấm thường giống một chiếc nấm khổng lồ, thường chen vào giữa các lớp đá trầm tích. Dạng tường là các lớp magma thẳng đứng với mặt đất có thành bên gần song song với nhau. Đá magma phun trào thì thường có hình vòm phủ hoặc dòng chảy sau khi phun lên mặt đất. Nếu vòm phủ của magma axit thì tạo thành núi cao và dốc, nhưng nếu lớp phủ là magma bazơ thì được trải trên một diện tích rộng lớn và tương đối bằng phẳng. Còn dòng chảy thì có dạng chảy xuống chỗ thấp thành dòng. Cấu trúc (tức trạng thái), kích thước và phương thức sắp xếp các loại khoáng vật của đá. Trạng thái kích thước và phương thức sắp xếp khác nhau của khoáng vật trong đá hình thành bốn loại kiến trúc: kiến trúc thủy tinh tức ở trạng thái vô định hình, kiến trúc vi tinh có kích thước hạt tinh thể rất nhỏ nên bề mặt rất mịn, kiến trúc hạt có khoáng vật kết tinh thành hạt có độ lớn và màu sắc khác nhau, kiến trúc poofia có các hạt tinh thể kích thước lớn nằm rải rác trên nền thủy tinh hay vi tinh. Do điều kiện kết tinh khác nhau nên đá magma xâm nhập thường có kiểu kiến trúc hạt còn đá magma phun trào thường có kiến trúc vi tinh, thủy tinh hay poofia. Về cấu tạo thì đá magma thường có ba dạng: cấu tạo bọt, cấu tạo phiến và cấu tạo dòng chảy. Thành phần khoáng vật là tiêu chuẩn quan trọng để đánh giá và nhận biết các loại magma ngoài trời. Trước tiên cần phải tìm được khoáng vật đặc trưng cho mỗi loại đá. Ví dụ như thạch anh và fenspat là khoáng vật đặc trưng cho đá magma axit, olevin là khoáng vật đặc trưng cho đá magma bazơ. Ngoài ra cũng cần phải xét tới những khoáng vật chiếm ưu thế, khoáng vật màu và khoáng vật kèm theo. Cùng với sự giảm dần của hàm lượng silic từ đá magma axit đến magma bazơ, hàm lượng sắt và kim loại kiền thổ tăng lên rõ rệt, đồng thời các khoáng vật mang màu cũng tăng dần và sức chịu phong hóa cũng giảm dần. Trong thiên nhiên có nhiều loại đá magma. Pecmatit là loại đá xâm nhập siêu axit, có hạt tinh thể rất lớn, màu xám sáng hoặc sáng hồng, khoáng vật chính và điển hình octoclaz (fenspatkali), thạch anh và một ít 10 mica. Pecmatit thường nằm xen kẽ với granit. Ở Việt Nam, pecmatit có nhiều ở Phú Thọ, Yên Bái và Lào Cai. Granit thuộc đá magma xâm nhập axit, có kiến trúc hạt màu trắng, xám hồng hoặc hồng nhạt. Khoáng vật chính là fenspat, thạch anh, khoáng vật màu thường là mica trắng, mica đen và hoocnơblen. Grannit là loại đá rất phổ biến, phân bố rộng rãi ở Việt Nam. Granit mica trắng có ở Cao Bằng, Lạng Sơn, granit mica đen có ở Sầm Sơn (Thanh Hóa), khu Bình – Trị - Thiên, khu Hải Vân, bắc Kon Tum. Liparit và poofia thạch anh là những đá axit phun trào có cấu trúc poofia. Trên bề mặt của những loại đá này có những hạt tinh thể màu trắng đục của fenspat hoặc tinh thể thạch anh trong suốt trên nền xám trắng hoặc xám đen. Riêng poofia thạch anh là đá cổ hơn liparit nên đá này chứa nhiều khoáng thứ sinh hơn. Ở nước ta, liparit và poofia thạch anh có nhiều ở Tam Đảo (Vĩnh Phúc), Trường Xuân (Thanh Hóa), Nha Trang (Khánh Hòa). Sienit là đá magma xâm nhập trung tính có kiến trúc hạt màu xám sáng, khoáng vật chính là fenspat kali, hoocnơblen. Sienit có ở Phong Thổ (Tây Bắc), Tuy Hòa (Phú Khánh). Điori là đá magma xâm nhập trung tính có màu xám, xám sẫm hoặc xanh lá cây với kiến trúc hạt. Khoáng vật chủ yếu là anđezin và lizoclaz, hoocnơblen. Điorit có nhiều ở vùng đông bắc Lai Châu. Trakit là đá phun trào trung tính màu xám trắng hoặc xám với kiến trúc vi tinh hoặc poofia. Cũng giống như seinit, khoáng vật chính là fenspat kali, hoocnơblen. Trakit có ở Bình Lư (Lai Châu), đá Chòng (Hà Sơn Bình). Anđezit và poocfiarit là đá phun trào trung tính có kiến trúc poocfia. Khoáng vật chính là những hạt lớn plazoclaz nổi lên trên nền vi tinh. Poofiarit là đá cổ hơn nên chứa nhiều khoáng vật thứ sinh hơn và có màu xanh, còn anđezit là đá mới hơn nên màu xám sẫm hoặc xanh đen. Anđezit kéo dài từ sông Mã lên Tây Bắc, ngoài ra cũng thường gặp ở Nha Trang. Còn poocfiarit có nhiều ở dọc sông Mã. Gabro là đá magma xâm nhập bazơ có kiến trúc hạt màu xanh sẫm, khoáng vật chính là ogit và plazoclaz. Gabro có nhiều ở Bắc Giang, Thái Nguyên, rải rác ở vùng Tây Nguyên. Diabaz và bazan là những đá phun trào bazơ có kiến trúc từ vi tinh đến hạt với màu từ xám đến xám đen. Diabaz là đá cổ hơn nên mang màu xám xanh. Đây là hai loại đá bazơ điển hình, khoáng vật chủ yếu là plazoclaz, ogit và olevin. Đá bazan ở Việt Nam là đá mẹ của những vùng đất đỏ bazan rộng lớn, có nhiều ở khu vực Nghệ Tĩnh, Bình - Trị - Thiên, Tây Nguyên và Đông Nam Bộ. 11 Spilit là đá magma phun trào bazơ có kiến trúc vi tinh, màu xanh sẫm đến xanh lá cây, thường gặp ở Hòa Bình và dọc đường từ Lạng Sơn đi Cao Bằng. Magma siêu bazơ có màu đen, kiến trúc hạt, khoáng vật chính là olevin và ogit. Nếu olevin là khoáng vật chính thì gọi là đunit, nếu hai loại khoáng vật trên có tỉ lệ ngang nhau thì gọi là đá periđôtit, còn nếu ogit là khoáng chính thì gọi là đá pyroxentit. Những loại đá này dễ bị phong hóa hoặc bị secpentin hóa nên còn gọi là đá secpentinit. Đá secpentinit thường nằm rải rác từ Thanh Hóa lên Tây Bắc. b. Đá trầm tích Đá trầm tích được tạo thành do kết quả của quá trình tái trầm tích các sản phẩm phong hóa của đá magma hay đá biến chất hoặc do sự tích tụ, lắng đọng của xác hữu cơ. Đá magma hay đá biến chất bị vỡ vụn ra do quá trình phong hóa. Những sản phẩm phong hóa này hoặc bị lắng đọng tại chỗ hoặc bị di chuyển rồi lắng đọng lại, liên kết vững chắc với nhau mà thành một loại đá mới gọi là đá trầm tích. Đá trầm tích chiếm tới 75% tổng số đá của lớp đá trên cùng của vỏ Trái Đất. Vì vậy mà nó là một loại đá mẹ quan trọng trong quá trình hình thành đất. Có ba đặc điểm giúp phân biệt đá trầm tích với các loại đá khác và xác định chúng ngoài trời. Đó là sự phân lớp, kiến trúc của đá, thành phần khoáng vật và hóa học. Về sự phân lớp, nói chung các loại đá trầm tích đều phân thành lớp do bản chất hình thành của chúng. Tùy theo các loại đá trầm tích khác nhau mà độ dày của các lớp này khác nhau, chúng được xếp nằm ngang song song hoặc uốn nếp song song do tác dụng của các quá trình địa chất. Đây là đặc tính quan trọng nhất của đá trầm tích. Sự tạo thành lớp của đá trầm tích là do thời gian trầm tích nối tiếp nhau với các vật trầm tích và kích thước hạt trầm tích khác nhau. Về kiến trúc, đối với đá trầm tích thì kiến trúc là chỉ tỉ lệ các hạt có kích thước khác nhau tạo thành đá. Ở những loại đá trầm tích vụn thì đây là tiêu chuẩn để phân biệt và đánh giá các loại đá. Thành phần hóa học và khoáng vật của đá trầm tích có phần đơn giản hơn đá magma và đá biến chất. Ví dụ đá cát chủ yếu là thạch anh, đá vôi chủ yếu là canxit. Đá trầm tích chủ yếu cấu thành từ 3 nguồn: - Sản phẩm vỡ vụn của các đá khác. Vì vậy mà đá trầm tích cũng chứa một số khoáng vật của các đá khác, nhất là những khoáng vật bền vững như thạch anh, fenspat và mica. - Một số loại khoáng vật chỉ có hoặc thường có trong đá trầm tích như một số loại khoáng thứ sinh hay một số muối tan lắng đọng lại. 12
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan