Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học ảnh hưởng của xuất khẩu lao động đến thu nhập và các vấn đề xã hội của các hộ gi...

Tài liệu ảnh hưởng của xuất khẩu lao động đến thu nhập và các vấn đề xã hội của các hộ gia đình trên địa bàn xã cẩm yên, huyện cẩm xuyên, tỉnh hà tĩnh

.PDF
95
402
52

Mô tả:

ĐẠI HỌC HUẾ TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ KHOA KINH TẾ & PHÁT TRIỂN ………****…….. KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC ẢNH HƢỞNG CỦA XUẤT KHẨU LAO ĐỘNG ĐẾN THU NHẬP VÀ CÁC VẤN ĐỀ XÃ HỘI CỦA CÁC HỘ GIA ĐÌNH TRÊN ĐỊA BÀN XÃ CẨM YÊN, HUYỆN CẨM XUYÊN, TỈNH HÀ TĨNH NGUYỄN THỊ HƢƠNG Khoá học: 2012 – 2016 ĐẠI HỌC HUẾ TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ KHOA KINH TẾ & PHÁT TRIỂN ………****…….. KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC ẢNH HƢỞNG CỦA XUẤT KHẨU LAO ĐỘNG ĐẾN THU NHẬP VÀ CÁC VẤN ĐỀ XÃ HỘI CỦA CÁC HỘ GIA ĐÌNH TRÊN ĐỊA BÀN XÃ CẨM YÊN, HUYỆN CẨM XUYÊN, TỈNH HÀ TĨNH SVTH : Nguyễn Thị Hƣơng Giáo viên hƣớng dẫn: Lớp : K46C – KTNN PGS.TS. Bùi Đức Tính Niên khoá: 2012 – 2016 Huế, tháng 5/2016 Để hoàn thành được khoá luận tốt nghiệp về đề tài “Ảnh hưởng của xuất khẩu lao động đến thu nhập và các vấn đề xã hội của các hộ gia đình trên địa bàn xã Cẩm Yên, huyện Cẩm Xuyên, tỉnh Hà Tĩnh” tôi đã nhận được sự giúp đỡ, chỉ bảo tận tình của quý thầy, cô, gia đình và bạn bè. Trước hết, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới PGS.TS. Bùi Đức Tính người đã tận tình giúp đỡ và định hướng tôi từ lúc lựa chọn đề tài cũng như trong quá trình hoàn thiện bài khoá luận của mình. Bên cạnh đó tôi xin chân thành cảm ơn đến Ban lãnh đạo UBND xã Cẩm Yên, đặc biệt là Văn phòng UBND đã nhiệt tình giúp đỡ, cung cấp cho tôi các tài liệu cần thiết và tạo điều kiện cho tôi được học hỏi những kinh nghiệm thực tế và tiếp xúc với những công việc liên quan đến ngành học của mình trong suốt thời gian thực tập. Cuối cùng tôi xin gửi lời cảm ơn đến gia đình và bạn bè đã quan tâm, ủng hộ tôi trong quá trình thực hiện đề tài. Do còn hạn chế về thời gian, kiến thức cũng như kinh nghiệm nên đề tài không thể tránh khỏi những thiếu sót, vì vậy rất mong được sự chỉ bảo, ý kiến đóng góp chân thành của quý Thầy, Cô giáo và tất các các bạn! Tôi xin chân thành cảm ơn! Huế, ngày 15 tháng 05 năm 2016 Sinh viên Nguyễn Thị Hương MỤC LỤC MỤC LỤC.................................................................................................................. ......i DANH MỤC VIẾT TẮT ............................................................................................... iiv DANH MỤC BẢNG BIỂU ..............................................................................................v DANH MỤC BIỂU ĐỒ .................................................................................................. vi TÓM TẮT NGHIÊN CỨU ............................................................................................ vii PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ .................................................................................................1 1. Tính cấp thiết của đề tài................................................................................................1 2. Mục tiêu nghiên cứu .....................................................................................................2 2.1. Mục tiêu chung ......................................................................................................2 2.2. Mục tiêu cụ thể ......................................................................................................2 3. Phương pháp nghiên cứu ..............................................................................................3 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ................................................................................5 4.1. Đối tượng nghiên cứu ............................................................................................5 4.2. Phạm vi nghiên cứu: ..............................................................................................5 PHẦN II: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ..............................................6 CHƢƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ XUẤT KHẨU LAO ĐỘNG...................................................................................................................... .......6 1.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN.....................................................................................................6 1.1.1. Một số khái niệm ................................................................................................6 1.1.1.1. Xuất khẩu lao động ....................................................................................6 1.1.1.2. Nguồn nhân lực đáp ứng nhu cầu XKLĐ .................................................7 1.1.1.3. Chất lượng nguồn nhân lực .......................................................................8 1.1.2. Đặc điểm thị trường xuất khẩu lao động ..........................................................10 1.1.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động xuất khẩu lao động .............................11 1.1.4. Sự cần thiết của xuất nhập khẩu lao động ở Việt Nam ....................................13 1.1.5. Tác động của XKLĐ đến tình hình kinh tế - xã hội Việt Nam trong hội nhập kinh tế quốc tế.............................................................................................................14 1.2. CƠ SỞ THỰC TIỄN ...............................................................................................19 i 1.2.1. Khái quát về xuất khẩu lao động ở Việt Nam ..................................................19 1.2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của XKLĐ của Việt Nam ......................19 1.2.1.2. Thị trường xuất khẩu chủ yếu của lao động Việt Nam .................................23 1.2.2. Tình hình xuất khẩu lao động trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh .................................24 1.2.3. Bài học kinh nghiệm trong quản lý người đi xuất khẩu lao động ...................26 CHƢƠNG II: ẢNH HƢỞNG CỦA XUẤT KHẨU LAO ĐỘNG ĐẾNTHU NHẬP VÀ CÁC VẤN ĐỀ XÃ HỘI CỦA CÁC HỘ GIA ĐÌNH Ở XÃ CẨM YÊN, HUYỆN CẨM XUYÊN, TỈNH HÀ TĨNH .................................................................29 2.1. Đặc điểm cơ bản về xã Cẩm Yên ............................................................................29 2.1.1. Điều kiện tự nhiên ............................................................................................29 2.1.1.1. Vị trí địa lý ................................................................................................29 2.1.1.2. Địa hình .....................................................................................................29 2.1.1.3. Khí hậu, thuỷ văn ......................................................................................29 2.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội .................................................................................31 2.1.2.1. Tình hình phân bố và sử dụng đất ............................................................31 2.1.2.2. Tình hình phát triển kinh tế trên địa bàn xã .............................................33 2.1.2.3. Tình hình biến động dân số và lao động ..................................................34 2.1.2.4. Đặc điểm hệ thống cơ sở hạ tầng..............................................................36 2.1.2.5. Đánh giá chung về tình hình phát triển KT - XH trên địa bàn xã ............38 2.2. Thực trạng xuất khẩu lao động trên địa bàn xã .......................................................38 2.2.1. Số lượng lao động xuất khẩu lao động ............................................................38 2.2.2. Thị trường xuất khẩu lao động .........................................................................41 2.2.3. Ngành nghề của lao động xuất khẩu ................................................................43 2.3. Ảnh hưởng của xuất khẩu lao động đến hộ gia đình ở xã ......................................45 2.3.1. Các thông tin chung của nhóm hộ điều tra ......................................................45 2.3.2. Thông tin chung của lao động xuất khẩu .........................................................48 2.3.2.1. Độ tuổi và giới tính của lao động tham gia XKLĐ của các hộ điều tra ..48 2.3.2.2. Thị trường làm việc của lao động tham gia XKLĐ của các hộ điều tra ..49 2.3.2.3. Hình thức tham gia XKLĐ của các hộ điều tra ........................................50 2.3.2.4. Trình độ học vấn và chuyên môn của lao động trước khi tham gia XKLĐ .51 ii 2.3.2.5. Tình trạng hôn nhân của lao động tham gia XKLĐ của hộ điều tra ........52 2.3.2.6. Chi phí và mức lương của lao động tham gia XKLĐ ..............................53 2.3.2.7. Mức độ gửi tiền về của lao động xuất khẩu .............................................55 2.3.3. Ảnh hưởng của XKLĐ đến thu nhập và các vấn đề xã hội của các hộ gia đình ở xã Cẩm Yên .............................................................................................................57 2.3.3.1. Ảnh hưởng đến thu nhập của các hộ gia đình ..........................................57 2.3.3.2. Ảnh hưởng đến các vấn đề xã hội ............................................................61 2.4. Đánh giá chung về ảnh hưởng của xuất khẩu lao động đến địa phương và các hộ gia đình…………………………………………………………………………… …..65 2.4.1. Ảnh hưởng tích cực ..........................................................................................66 2.4.2. Tác động tiêu cực .............................................................................................66 CHƢƠNG III: MỘT SỐ ĐỊNH HƢỚNG VÀ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ TRONG VẤN ĐỀ XUẤT KHẨU LAO ĐỘNG ...................................68 3.1. Một số định hướng phát triển về vấn đề xuất khẩu lao động ..................................68 3.2. Giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả về xuất khẩu lao động....................................69 3.2.1. Giải pháp đối với UBND xã Cẩm Yên ............................................................69 3.2.2. Giải pháp đối với người lao động xuất khẩu ...................................................70 PHẦN III: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ..................................................................73 1. Kết luận................................................................................................................... ..73 2. Kiến nghị.................................................................................................................. .74 TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................................76 PHỤ LỤC iii DANH MỤC VIẾT TẮT XKLĐ : Xuất khẩu lao động LĐXK : Lao động xuất khẩu NLĐ : Người lao động LĐ : Lao động UBND : Uỷ ban nhân dân ILO : Tổ chức lao động Quốc tế NN : Nông nghiệp BQ : Bình quân SL : Số lượng CC : Cơ cấu ĐVT : Đơn vị tính Tr.đ : Triệu đồng LĐTB&XH : Lao động Thương Binh và Xã hội iv DANH MỤC BẢNG BIỂU Bảng 1: Số lượng lao động đi làm việc ở các nước XHCN giai đoạn 1980 - 1990 ......20 Bảng 2: Số lượng lao động đi làm việc ở nước ngoài giai đoạn 1991 - 2000 ...............21 Bảng 3: Số lượng lao động đi làm việc ở nước ngoài giai đoạn 2001 - 2015 ...............22 Bảng 4: Lao động xuất khẩu qua các năm giai đoạn 2005 – 2015 ................................23 Bảng 5: Tình hình sử dụng đất đai của xã Cẩm Yên giai đoạn 2013 - 2015 .................32 Bảng 6: Tình hình dân số và lao động của xã Cẩm Yên giai đoạn 2013 - 2015 ...........35 Bảng 7: Tổng hợp xuất khẩu lao động của xã Cẩm Yên năm 2015 ..............................40 Bảng 8 : Phân tổ số lao động theo thị trường XKLĐ trên địa bàn xã Cẩm Yên năm 2015 .................................................................................................................................41 Bảng 9: Trình độ chuyên môn của lao động xuất khẩu trên địa bàn xã năm 2015 ......43 Bảng 10: Ngành nghề của lao động xuất khẩu tại nước đến ở xã Cẩm Yên năm 2015 .......44 Bảng 11: Số lượng mẫu điều tra hộ gia đình theo nhóm hộ ..........................................46 Bảng 12: Thông tin chung về nhóm hộ điều tra năm 2015 ............................................47 Bảng 13: Độ tuổi và giới tính của lao động tham gia XKLĐ ........................................49 Bảng 14: Thị trường làm việc của lao động tham gia XKLĐ của các hộ điều tra ........50 Bảng 15: Hình thức tham gia XKLĐ của các hộ điều tra ..............................................50 Bảng 16: Trình độ học vấn của lao động trước khi tham gia XKLĐ ............................52 Bảng 17: Tình trạng hôn nhân của lao động tham gia XKLĐ .......................................53 Bảng 18: Chi phí và mức lương của lao động tham gia XKLĐ của các hộ điều tra .....54 Bảng 19: Số tiền bình quân mỗi lần gửi về ....................................................................56 Bảng 20: Thu nhập của các hộ điều tra năm 2015 .........................................................57 Bảng 21: Thu nhập của các loại hộ trong nhóm hộ có người đi XKLĐ ........................58 Bảng 22: Kết quả phỏng vấn ảnh hưởng của XKLĐ đến kinh tế hộ gia đình ở xã Cẩm Yên..........................................................................................................................59 Bảng 23: Mối quan hệ gia đình của các hộ có lao động xuất khẩu ...............................61 Bảng 24: Kết quả điều tra của các hộ có LĐXK về chức năng gia đình .......................61 Bảng 25: Kết quả khảo sát về việc làm của lao động sau khi về nước của LĐXK .......64 v DANH MỤC BIỂU ĐỒ Biểu đồ 2. 1: Trình độ học vấn của lao động trước khi tham gia XKLĐ ......................52 Biểu đồ 2. 2: Mức độ gửi tiền về của lao động xuất khẩu .............................................56 Biểu đồ 2. 3: Thu nhập của các hộ gia đình năm 2015 ..................................................58 vi Khoá luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS. Bùi Đức Tính TÓM TẮT NGHIÊN CỨU  Mục tiêu nghiên cứu chính của đề tài - Hệ thống hoá cơ sở lý luận và thực tiễn về tác động của di cư lao động; - Phân tích thực trạng xuất khẩu lao động trên địa bàn xã Cẩm Yên, huyện Cẩm Xuyên, tỉnh Hà Tĩnh; - Đánh giá ảnh hưởng của xuất khẩu lao động đến thu nhập và các vấn đề xã hội trên địa bàn xã Cẩm Yên, huyện Cẩm Xuyên, tỉnh Hà Tĩnh;  Dữ liệu phục vụ cho nghiên cứu - Số liệu thứ cấp: Dựa vào số liệu của Cơ quan thống kê (phòng NN&PTNT huyện, UBND huyện Cẩm Xuyên, UBND xã Cẩm Yên), số liệu của niên giám thống kê huyện năm 2015. Ngoài ra đề tài còn sử dụng các loại sách báo có liên quan, internet,… - Số liệu sơ cấp: Số liệu sơ cấp được thu thập từ điều tra phỏng vấn ngẫu nhiên 60 hộ gia đình thuộc 7 thôn trong toàn xã trong đó có 40 hộ có lao động di cư nước ngoài và 20 hộ không có lao động di cư nước ngoài năm 2015.  Phƣơng pháp sử dụng cho nghiên cứu - Phương pháp thu thập số liệu: Bao gồm số liệu sơ cấp và số liệu thứ cấp - Phương pháp chuyên khảo: Trong quá trình nghiên cứu đề tài tôi sẽ tiến hành phỏng vấn các chuyên gia lãnh đạo của xã Cẩm Yên đồng thời sẽ tham khảo các bài viết liên quan đến vấn đề nghiên cứu. - Phương pháp phân tích số liệu: Từ những số liệu thu thập được, tôi tiến hành xử lý và phân tích chủ yếu bằng phương pháp phân tích mô tả và thống kê so sánh với việc phân tích thông qua việc so sánh hộ gia đình trước khi có người đi XKLĐ và sau khi có người đi XKLĐ. - Phương pháp so sánh: So sánh giữa các mẫu điều tra về thu nhập, lao động xuất khẩu lao động đồng thời trên cơ sở so sánh điều kiện giữa các thôn trên địa bàn xã Cẩm Yên với nhau để tìm ra được giải pháp tốt nhất cho những lao động xuất khẩu của địa phương.  Các kết quả mà nghiên cứu đạt đƣợc vii Khoá luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS. Bùi Đức Tính Sau quá trình tìm hiểu và nghiên cứu về đề tài: “Ảnh hưởng của xuất khẩu lao động đến thu nhập và các vấn đề xã hội của các hộ gia đình trên địa bàn xã Cẩm Yên, huyện Cẩm Xuyên, tỉnh Hà Tĩnh” giữa nhóm hộ có người đi xuất khẩu lao động và nhóm hộ không có người đi xuất khẩu lao động, bản thân đã rút ra được một số kết quả như sau: - XKLĐ làm kinh tế hộ gia đình có lao động đi làm việc ở nước ngoài tăng lên, thu nhập của hộ gia đình tăng nhanh (hộ gia đình không có LĐXK tổng thu/hộ/năm là trên 37,45 triệu đồng, hộ gia đình LĐXK thì thu nhập/hộ/năm là trên 156,39 triệu đồng trong đó thu từ XKLĐ chiếm đến 78,03%), thu nhập cao hơn thúc đẩy sự phát triển kinh tế xã hội của địa phương. - Bên cạnh đó xuất khẩu lao động cũng tác động hai chiều đến các vấn đề xã hội, cụ thể: + XKLĐ giải quyết được công ăn việc làm cho người lao động thất nghiệp, những người có việc làm không ổn định, những người có thu nhập thấp..., xóa đói giảm nghèo đối với những hộ nghèo và cận nghèo, giúp họ vươn lên làm giàu chính đáng. Làm cho người lao động nâng cao trình độ tay nghề, trình độ chuyên môn, trình độ ngoại ngữ được nâng cao. + Đối với những tác động tiêu cực như cha mẹ già không có người chăm sóc, phụng dưỡng, con cái thiếu thốn tình cảm của bố mẹ dẫn đến ăn chơi sa đoạ, phát sinh những thói hư tật xấu. thì yếu tố chịu sự ảnh hưởng lớn nhất của xuất khẩu lao động là quan hệ gia đình, vợ chồng, con cái, chức năng gia đình và vai trò của giới bị đảo lộn. Đây là yếu tố nhảy cảm mà con người rất dễ bị tổn thương viii Khoá luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS. Bùi Đức Tính PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ 1. Tính cấp thiết của đề tài Trong điều kiện hội nhập và phát triển hiện nay, XKLĐ là một trong những vấn đề xã hội nổi cộm, thu hút sự quan tâm của nhiều quốc gia trên thế giới. Vấn đề lao động việc làm, thu nhập và thất nghiệp luôn là mối quan tâm hàng đầu của các quốc gia nói chung và của Việt Nam nói riêng. Cũng giống như các quốc gia khác, XKLĐ ở Việt Nam là một hiện tượng mang tính quy luật, một cấu thành tất yếu của sự phát triển. Đồng thời XKLĐ còn là một đòi hỏi khách quan trong điều kiện kinh tế thị trường, là biểu hiện rõ nét nhất trong sự phát triển không đồng đều giữa các khu vực, vùng miền lãnh thổ. Trên thực tế, xu hướng XKLĐ đã tạo ra những ảnh hưởng lớn về kinh tế, xã hội, văn hoá, đặc biệt là đời sống khu vực nông thôn, đồng thời nó còn là một chiến lược đa dạng hoá và làm giảm rủi ro cho kinh tế hộ gia đình. Xuất khẩu lao động góp phần tăng trưởng kinh tế, xoá đói giảm nghèo. Vậy thu nhập cũng như các vấn đề xã hội có sự thay đổi như thế nào khi các hộ gia đình có người xuất khẩu lao động. Hà Tĩnh là một trong những địa phương có số lượng lớn người đi XKLĐ, đem về nguồn thu ngoại tệ lớn, nhưng hệ lụy của di cư lao động sang nước ngoài cũng khiến nhiều người trăn trở. Năm 2015, toàn tỉnh có 51.426 người lao động đang làm việc tại nước ngoài (chiếm 10% tổng số lao động cả nước đang làm việc tại nước ngoài), chủ yếu ở các thị trường: Đài Loan, Thái Lan, Hàn Quốc, Nhật Bản, các nước Trung Đông,... Có nhiều địa phương đã thoát nghèo từ nguồn tiền XKLĐ và có không ít gia đình trở nên giàu có, khi có cả chục người (con, dâu, rể, cháu) lao động ở Hàn Quốc, Nhật Bản,… gửi về cả trăm nghìn USD/năm. Một số địa phương hình thành các làng “Hàn Quốc”, làng “Thái Lan”,… Cẩm Yên là một xã thuộc huyện Cẩm Xuyên, tỉnh Hà Tĩnh, với hoạt động sản xuất chủ yếu là nông nghiệp. Nơi đây, hoạt động XKLĐ đã diễn ra hết sức mạnh mẽ trong thời gian gần đây, hiện toàn xã có hơn 50% hộ trên tổng số hộ trong xã có con SVTH: Nguyễn Thị Hương 1 Khoá luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS. Bùi Đức Tính em đi di cư. Tuy nhiên, XKLĐ ở đây chủ yếu là lao động trẻ, phần lớn chưa qua đào tạo nghề, trình độ văn hoá còn hạn chế và trên thực tế cho thấy lực lượng lao động di cư chỉ có trình độ trung học cơ sở. Hiện nay, tỷ lệ XKLĐ trên toàn xã có xu hướng tăng qua các năm, tính đến năm 2015 có hơn 281 lao động tham gia hoạt động XKLĐ. Việc XKLĐ giúp mang lại công việc ổn định và nguồn thu nhập để cải thiện mức sống cho lao động xuất khẩu. Có thể thấy rằng, XKLĐ bao gồm hai mặt của một quá trình, một mặt nó thúc đẩy sự phát triển kinh - xã hội, góp phần phân bổ lại dân cư, chuyển dịch cơ cấu kinh tế lao động, giải quyết việc làm, xoá đói giảm nghèo, là một bộ phận của chiến lược phát triển kinh tế - xã hội bền vững. Kinh tế phát triển, quá trình đô thị hoá, chuyển đổi cơ cấu nền kinh tế diễn ra nhanh chóng cùng với chính sách mở cửa, hội nhập dẫn đến việc di cư nội địa và nước ngoài tăng lên. Mặc khác, xuất khẩu lao động dẫn đến các vấn đề xã hội như ảnh hưởng đến an ninh trật tự,… bên cạnh đó, XKLĐ quá mức còn gây ra hiện tượng thiếu lao động ở nông thôn, lao động xuất khẩu cũng là nhóm người dễ bị tổn thương và bị lạm dụng, điều kiện sống không đảm bảo, lao động trong môi trường độc hại, nguy hiểm, bị đánh đập mà không được bảo vệ, bị trả lương không xứng đáng và bị phân biệt đối xử về lương so với người bản địa. Ngoài ra, hạn chế về ngôn ngữ và sự khác biệt về văn hóa cũng là rào cản khiến lao động xuất khẩu chịu thêm nhiều thiệt thòi. Chính từ những thực tế đó, tôi đã quyết định lựa chọn và tiến hành nghiên cứu đề tài: “Ảnh hưởng của xuất khẩu lao động đến thu nhập và các vấn đề xã hội của các hộ gia đình trên địa bàn xã Cẩm Yên, huyện Cẩm Xuyên, tỉnh Hà Tĩnh”. 2. Mục tiêu nghiên cứu 2.1. Mục tiêu chung Nghiên cứu ảnh hưởng của việc xuất khẩu lao động đến thu nhập và các vấn đề xã hội của các hộ gia đình tại xã Cẩm Yên để từ đó có các đề xuất giải pháp hạn chế tác động cho của địa phương. 2.2. Mục tiêu cụ thể - Hệ thống hoá cơ sở lý luận và thực tiễn về tác động của di cư lao động; SVTH: Nguyễn Thị Hương 2 Khoá luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS. Bùi Đức Tính - Phân tích thực trạng xuất khẩu lao động trên địa bàn xã Cẩm Yên, huyện Cẩm Xuyên, tỉnh Hà Tĩnh; - Đánh giá ảnh hưởng của xuất khẩu lao động đến thu nhập và các vấn đề xã hội trên địa bàn xã Cẩm Yên, huyện Cẩm Xuyên, tỉnh Hà Tĩnh; - Đề xuất các giải pháp phát huy những ảnh hưởng tích cực và khắc phục những ảnh hưởng tiêu cực về vấn đề xuất khẩu lao động; 3. Phƣơng pháp nghiên cứu - Phƣơng pháp thu thập số liệu: + Số liệu thứ cấp: Xây dựng các tài liệu liên quan đến việc ảnh hưởng của xuất khẩu lao động đến thu nhập và các vấn đề xã hội của các hộ gia đình. Đồng thời tiến hành thu thập các tài liệu, số liệu thứ cấp từ UBND xã Cẩm Yên về tình hình đi xuất khẩu lao động như: Báo cáo tổng kết thường kỳ về số hộ có người đi xuất khẩu lao động, thu nhập và mức sống của các hộ gia đình... Ngoài ra đề tài còn sử dụng các loại sách báo có liên quan, internet,… + Số liệu sơ cấp: Tôi sử dụng phương pháp quan sát nhằm thu thập thông tin sơ cấp và tiến hành quan sát đến đời sống và các vấn đề xã hội của các hộ gia đình qua mối quan hệ với hàng xóm, gia đình, hoạt động lao động – sản xuất... Bên cạnh đó, quan sát thực tế về tình hình xuất khẩu lao động tại xã Cẩm Yên diễn ra như thế nào, có nhiều hay không, hiệu quả đạt được ra sao và làm thay đổi thu nhập của các hộ gia đình tại xã như thế nào? (tiếp cận các chủ hộ và qua các cán bộ thôn xã: ban tuyên truyền, cán bộ dân số, cán bộ hội phụ nữ thôn xã...). Liệt kê những yếu tố/tiêu chí biến đổi về thu nhập của các hộ gia đình có người đi xuất khẩu lao động và sử dụng phương pháp điều tra bảng hỏi tiến hành điều tra 60 phiếu bằng cách phỏng vấn trực tiếp các hộ gia đình thuộc 7 thôn trong toàn xã trong đó có 40 hộ có lao động di cư nước ngoài và 20 hộ không có lao động di cư nước ngoài năm 2015. - Phƣơng pháp phân tích và xử lý số liệu SVTH: Nguyễn Thị Hương 3 Khoá luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS. Bùi Đức Tính Từ những số liệu thu thập được, tôi tiến hành xử lý và phân tích chủ yếu bằng phương pháp phân tích mô tả và thống kê so sánh với việc phân tích thông qua việc so sánh hộ gia đình trước khi có người đi XKLĐ và sau khi có người đi XKLĐ. Hộ gia đình có người đi XKLĐ Ảnh hưởng của XKLĐ đến thu nhập và các vấn đề xã hội Trước khi đi XKLĐ Sau khi đi XKLĐ về Hộ gia đình không có người đi XKLĐ - Phƣơng pháp chuyên khảo Trong quá trình nghiên cứu đề tài tôi sẽ tiến hành phỏng vấn các chuyên gia lãnh đạo của xã Cẩm Yên đồng thời sẽ tham khảo các bài viết liên quan đến vấn đề nghiên cứu. - Phƣơng pháp so sánh So sánh giữa các mẫu điều tra về thu nhập, lao động xuất khẩu lao động đồng thời trên cơ sở so sánh điều kiện giữa các thôn trên địa bàn xã Cẩm Yên với nhau để tìm ra được giải pháp tốt nhất cho những lao động xuất khẩu của địa phương. Bên cạnh đó, thời điểm so sánh giữa các nhóm hộ điều tra có người đi xuất khẩu lao động có sự khác nhau ở trước và sau khi di cư. Trước khi đi xuất khẩu lao động thì đời sống cũng như mức thu nhập của các hộ gia đình có người đi xuất khẩu thấp sau khi đi xuất khẩu và nguồn thu nhập chủ yếu của họ chủ yếu cũng từ sản xuất nông nghiệp. SVTH: Nguyễn Thị Hương 4 Khoá luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS. Bùi Đức Tính 4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu 4.1. Đối tƣợng nghiên cứu Các hộ gia đình có và không có người đi xuất khẩu lao động trên địa bàn xã Cẩm Yên, huyện Cẩm Xuyên, tỉnh Hà Tĩnh. 4.2. Phạm vi nghiên cứu: - Về thời gian: Năm 2015. - Về không gian: Nghiên cứu 60 hộ gia đình trên địa bàn xã Cẩm Yên, huyện Cẩm Xuyên, tỉnh Hà Tĩnh. SVTH: Nguyễn Thị Hương 5 Khoá luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS. Bùi Đức Tính PHẦN II: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CHƢƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ XUẤT KHẨU LAO ĐỘNG 1.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN 1.1.1. Một số khái niệm 1.1.1.1. Xuất khẩu lao động Xuất khẩu lao động là một hình thức đặc thù của xuất khẩu nói chung và là một bộ phận của kinh tế đối ngoại, mà hàng hóa đem xuất là sức lao động của con người, còn khách mua là chủ thể người nước ngoài. Nói cách khác, xuất khẩu lao động là một hoạt động kinh tế dưới dạng dịch vụ cung ứng lao động cho nước ngoài, mà đối tượng của nó là con người (Đặng Đình Đào, 2005). Theo tổ chức lao động quốc tế (ILO, 1991) thì “XKLĐ là hoạt động kinh tế của một quốc gia thực hiện việc cung ứng lao động cho một quốc gia khác trên cơ sở những hiệp định hoặc hợp đồng có tính chất hợp pháp quy định được sự thống nhất giữa các quốc gia đưa và nhận người lao động”. Ở nước ta, người đi XKLĐ (người đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng) được quy định tại khoản 1 Điều 3 Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng, như sau: "Người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng là công dân Việt Nam cư trú tại Việt Nam, có đủ các điều kiện theo quy định của pháp luật Việt Nam và pháp luật của nước tiếp nhận người lao động, đi làm việc ở nước ngoài theo quy định của Luật này". Xét theo hướng tiếp cận của nội dung nghiên cứu này, khái niệm xuất khẩu lao động có thể được khái quát như sau: Xuất khẩu lao động là hoạt động đưa người lao động Việt Nam đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài. Xuất khẩu lao động có tổ chức, hợp pháp thông qua các tổ chức kinh tế, các doanh nghiệp được cấp giấy phép hoạt động xuất khẩu lao động. Hiện nay, theo Điều 6 Luật người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng thì LĐ đi XKLĐ theo một trong các hình thức sau đây: SVTH: Nguyễn Thị Hương 6 Khoá luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS. Bùi Đức Tính (i) Hợp đồng đưa NLĐ đi làm việc ở nước ngoài với doanh nghiệp hoạt động dịch vụ đưa NLĐ đi làm việc ở nước ngoài, tổ chức sự nghiệp được phép hoạt động đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài; (ii) Hợp đồng đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài với doanh nghiệp trúng thầu, nhận thầu hoặc tổ chức, cá nhân đầu tư ra nước ngoài có đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài; (iii) Hợp đồng đưa NLĐ đi làm việc ở nước ngoài theo hình thức thực tập nâng cao tay nghề với doanh nghiệp đưa người lao động đi làm việc dưới hình thức thực tập nâng cao tay nghề; (iv) Hợp đồng cá nhân; Điều 4, Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài cũng quy định hoạt động đưa NLĐ đi làm việc ở nước ngoài (XKLĐ) gồm các nội dung sau đây: (1) Ký kết các hợp đồng liên quan đến việc NLĐ đi làm việc ở nước ngoài; (2) Tuyển chọn lao động; (3) Dạy nghề, ngoại ngữ cho NLĐ; tổ chức bồi dưỡng kiến thức cần thiết cho NLĐ trước khi đi làm việc ở nước ngoài; (4) Thực hiện Hợp đồng đưa NLĐ đi làm việc ở nước ngoài; (5) Quản lý, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của NLĐ đi làm việc ở nước ngoài; (6) Thực hiện các chế độ, chính sách đối với NLĐ đi làm việc ở nước ngoài; (7) Thanh lý hợp đồng giữa doanh nghiệp, tổ chức sự nghiệp và NLĐ đi làm việc ở nước ngoài; (8) Các hoạt động khác của tổ chức, cá nhân có liên quan đến người lao động đi làm việc ở nước ngoài; 1.1.1.2. Nguồn nhân lực đáp ứng nhu cầu XKLĐ Nguồn nhân lực đáp ứng nhu cầu XKLĐ là một bộ phận của nguồn nhân lực nói chung và còn cần có một số yêu cầu nhất định như có đủ năng lực hành vi dân sự, tự nguyện, có ý thức và tư cách đạo đức tốt, đủ sức khỏe, có ngoại ngữ, chuyên môn... và SVTH: Nguyễn Thị Hương 7 Khoá luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS. Bùi Đức Tính quan trọng nhất là luật pháp cho phép xuất cảnh, cho phép đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài. Từ khái niệm chung về nguồn nhân lực và khái niệm về người đi XKLĐ, chúng ta có thể khái quát về nguồn nhân lực đáp ứng nhu cầu XKLĐ, như sau: Nguồn nhân lực đáp ứng nhu cầu XKLĐ là một bộ phận của của nguồn nhân lực, có đủ các điều kiện theo quy định của nước phái cử (nước mà NLĐ hiện đang cư trú) và nước tiếp nhận (nước mà NLĐ dự kiến đến làm việc). Khi so sánh giữa nguồn nhân lực nói chung và nguồn nhân lực đáp ứng nhu cầu XKLĐ, điểm khác cơ bản là điều kiện xuất cảnh ra nước ngoài làm việc. Các điều kiện khác như sức khỏe, năng lực, ngoại ngữ, chuyên môn… về cơ bản là điều kiện đủ để đáp ứng yêu cầu của thị trường lao động ngoài nước. 1.1.1.3. Chất lƣợng nguồn nhân lực Chất lượng nguồn nhân lực là khái niệm tổng hợp về những người thuộc nguồn nhân lực được thể hiện ở các mặt sau: - Sức khoẻ; - Trình độ văn hoá; - Trình độ chuyên môn - kỹ thuật (cấp trình độ được đào tạo); - Năng lực thực tế về tri thức, kỹ năng nghề nghiệp (khả năng sáng tạo, thích ứng, linh hoạt, nhanh nhạy với công việc và xã hội; mức độ sẵn sàng tham gia LĐ..); - Phẩm chất đạo đức, tác phong, thái độ đối với công việc và môi trường làm việc...; - Hiệu quả hoạt động LĐ của nguồn nhân lực; - Thu nhập, mức sống và mức độ thoả mãn nhu cầu cá nhân (nhu cầu vật chất và tinh thần) của NLĐ.; Chất lượng nguồn nhân lực là trạng thái nhất định, là tố chất, bản chất bên trong của nguồn nhân lực, nó luôn có sự vận động và phản ánh trình độ phát triển kinh tế xã hội cũng như mức sống, dân trí của dân cư. Trong bối cảnh những thành tựu đạt được không ngừng của khoa học - công nghệ và toàn cầu hoá diễn ra mạnh mẽ có tác động thúc đẩy phát triển nhanh quá trình kinh tế - xã hội thì chất lượng nguồn nhân lực SVTH: Nguyễn Thị Hương 8 Khoá luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS. Bùi Đức Tính luôn có sự vận động, phát triển đi lên theo hướng tích cực và cũng có nhiều thách thức đặt ra đối với nguồn nhân lực. Sự vận động tích cực của nguồn nhân lực ở trình độ ngày càng cao hơn mang tính quy luật, là cơ sở để cải biến xã hội và không ngừng nâng cao đời sống vật chất - tinh thần và hoàn thiện người LĐ. Theo sách Quản lý và phát triển nguồn nhân lực xã hội của GS.TS Bùi Văn Nhơn – NXB Tư Pháp năm 2006 khẳng định Chất lượng nguồn nhân lực là trạng thái nhất định của nguồn nhân lực thể hiện mối quan hệ giữa các yếu tố cấu thành nên bản chất bên trong của nguồn nhân lực. Đó là các yếu tố về tinh thần, thể lực, trí lực. + Thể lực của nguồn nhân lực: Sức khoẻ vừa là mục đích của phát triển, đồng thời nó cũng là điều kiện của sự phát triển. Sức khoẻ là sự phát triển hài hoà của con người cả về vật chất và tinh thần. Đó là sức khoẻ cơ thể và sức khoẻ tinh thần. Sức khoẻ cơ thể là sự cường tráng, là năng lực lao động chân tay. Sức khoẻ tinh thần là sự dẻo dai của hoạt động thần kinh, là khả năng vận động của trí tuệ, biến tư duy thành hoạt động thực tiễn. Theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO) thì sức khoẻ là một trạng thái hoàn toàn thoải mái về thể chất, tâm thần và xã hội, chứ không chỉ là không có bệnh hay thương tật. Sức khoẻ của con người chịu tác động của nhiều yếu tố: tự nhiên, kinh tế, xã hội và được phản ánh bằng một hệ thống các chỉ tiêu bao gồm các chỉ tiêu cơ bản về sức khoẻ, các chi tiêu về bệnh tật và các chỉ tiêu về cơ sở vật chất và các điều kiện bảo vệ và chăm sóc sức khoẻ. Để đánh giá chất lượng nguồn nhân lực về mặt thể lực có các chỉ tiêu cơ bản như: Chiều cao trung bình của thanh niên từ 18 tuổi đến 35 tuổi (đơn vị cm); Cân nặng trung bình của thanh niên (đơn vị kg); + Trí lực của nguồn nhân lực: Nhân tố trí lực thường được xem xét đánh giá trên hai giác độ: trình độ văn hóa, chuyên môn kỹ thuật và kỹ năng lao động thực hành của người lao động. + Về phẩm chất tâm lý xã hội của nguồn nhân lực: Ngoài yếu tố thể lực và trí tuệ, quá trình LĐ đòi hỏi NLĐ hàng loạt phẩm chất như tính kỷ luật, tự giác, có tinh thần hợp tác và tác phong LĐ công nghiệp, có tinh thần trách nhiệm cao… Những SVTH: Nguyễn Thị Hương 9
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan