Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học áp dụng các biện pháp ngăn chặn theo pháp luật tố tụng hình sự việt nam từ thực ...

Tài liệu áp dụng các biện pháp ngăn chặn theo pháp luật tố tụng hình sự việt nam từ thực tiễn thành phố đà nẵng

.DOC
80
416
75

Mô tả:

VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI ĐẶNG THỊ THẢO VÂN ÁP DỤNG CÁC BIỆN PHÁP NGĂN CHẶN THEO PHÁP LUẬT TỐ TỤNG HÌNH SỰ VIỆT NAM TỪ THỰC TIỄN THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC HÀ NỘI, năm 2019 VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI ĐẶNG THỊ THẢO VÂN ÁP DỤNG CÁC BIỆN PHÁP NGĂN CHẶN THEO PHÁP LUẬT TỐ TỤNG HÌNH SỰ VIỆT NAM TỪ THỰC TIỄN THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG Chuyên ngành : Luật Hình sự và Tố tụng Hình sự Mã số : 838.01.04 LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: GS.TS. VÕ KHÁNH VINH HÀ NỘI, năm 2019 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu ghi trong luận văn là trung thực. Những kết luận khoa học của luận văn chưa từng được công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Tác giả luận văn Đặng Thị Thảo Vân MỤC LỤC MỞ ĐẦU.....................................................................................................................................................1 CHƯƠNG 1. NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ ÁP DỤNG CÁC BIỆN PHÁP NGĂN CHẶN ĐỐI VỚI NGƯỜI PHẠM TỘI..............................................8 1.1. Khái niệm áp dụng các biện pháp ngăn chặn tố tụng hình sự............................8 1.2. Các yêu cầu và ý nghĩa của việc áp dụng các biện pháp ngăn chặn đối với người phạm tội..............................................................................................................................12 1.3. Các đặc điểm của việc áp dụng các biện pháp ngăn chặn đối với người phạm tội.....................................................................................................................................................16 CHƯƠNG 2. THỰC TIỄN ÁP DỤNG CÁC BIỆN PHÁP NGĂN CHẶN TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG................................................26 2.1. Tổng quan về áp dụng các biện pháp ngăn chặn trên địa bàn thành phố Đà Nẵng.....................................................................................................................................................26 2.2. Những vi phạm, sai lầm trong việc áp dụng các biện pháp ngăn chặn đối với người phạm tội tại thành phố Đà Nẵng và nguyên nhân.............................53 CHƯƠNG 3. CÁC GIẢI PHÁP BẢO ĐẢM ÁP DỤNG ĐÚNG CÁC BIỆN PHÁP NGĂN CHẶN ĐỐI VỚI NGƯỜI PHẠM TỘI............................62 3.1. Các yêu cầu bảo đảm áp dụng đúng các biện pháp ngăn chặn đối với người phạm tội.......................................................................................................................................62 3.2. Các giải pháp bảo đảm áp dụng đúng các biện pháp ngăn chặn đối với người phạm tội.......................................................................................................................................64 KẾT LUẬN............................................................................................................................................70 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT BLDS Bộ luật dân sự BLHS Bộ luật hình sự BLTTHS Bộ luật tố tụng hình sự CQĐT Cơ quan điều tra LHQ Liên hiệp quốc TA Tòa án TTHS Tố tụng hình sự THTT Tiến hành tố tụng VKS Viện kiểm sát XHCN Xã hội chủ nghĩa DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 2.1. Số đối tượng phạm tội trên địa bàn thành phố Đà Nẵng (2017 – 2018) ................................................................................................................ 27 Bảng 2.2. Số đối tượng bị áp dụng biện pháp ngăn chặn giữ người tại địa bàn thành phố Đà Nẵng (2017 – 2018) ........................................................... 29 Bảng 2.3. Số đối tượng bị áp dụng biện pháp ngăn chặn bắt người tại địa bàn thành phố Đà Nẵng (2017-2018) .............................................................. 33 Bảng 2.4. Số đối tượng bị áp dụng biện pháp ngăn chặn tạm giữ tại địa bàn thành phố Đà Nẵng (2017-2018) .................................................................... 38 Bảng 2.5. Số đối tượng bị áp dụng biện pháp ngăn chặn tạm giam tại địa bàn thành phố Đà Nẵng (2017-2018) .............................................................. 41 Bảng 2.6. Số đối tượng bị áp dụng biện ngăn chặn pháp bảo lĩnh tại địa bàn thành phố Đà Nẵng (2017-2018) .............................................................. 43 Bảng 2.7. Số đối tượng bị áp dụng biện pháp ngăn chặn cấm đi khỏi nơi cư trú tại địa bàn thành phố Đà Nẵng (2017-2018) ............................................. 50 Bảng 2.8. Số đối tượng bị áp dụng biện pháp ngăn chặn tạm hoãn xuất cảnh tại địa bàn thành phố Đà Nẵng (2017 - 2018) ........................................ 52 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Biện pháp ngăn chặn là một chế định pháp luật quan trọng của Bộ luật tố tụng hình sự, là một thành phần của nhóm biện pháp cưỡng chế. Các biện pháp ngăn chặn mang tính cưỡng chế, cưỡng ép nghiêm khắc để kịp thời ngăn chặn các hành vi phạm tội, nhằm ngăn ngừa bị can, người phạm tội, bị cáo hoặc tiếp tục phạm tội, né tránh pháp luật hoặc có cử chỉ hành vi gây phức tạp cho quá trình điều tra, truy tố, xét xử và cuối cùng nhằm bảo đảm việc thi hành án hình sự. Việc áp dụng biện pháp ngăn chặn có vai trò và ý nghĩa rất quan trọng trong việc giải quyết các vụ án hình sự. Bên cạnh đó, việc áp dụng các biện pháp ngăn chặn phải bắt buộc gắn chặt với những hạn chế về quyền, lợi ích hợp pháp của công dân đã được thừa nhận cũng như bảo đảm trong Hiến pháp của nước ta. Nghiên cứu thực tiễn áp dụng các biện pháp ngăn chặn ở nước ta nói chung và ở thành phố Đà Nẵng trong những năm gần đây cho thấy, các biện pháp này, đặc biệt là các biện pháp bắt, tạm giữ, tạm giam được áp dụng khá phổ biến trong các vụ án hình sự. Việc áp dụng các biện pháp ngăn chặn trong nhiều tình huống đã kịp thời ngăn chặn diễn biến của việc phạm tội, chặn ngay lại hành vi trốn tránh pháp luật của bị cáo, bị can và người phạm tội cũng như chắc chắn cho việc thi hành án hình sự đạt kết quả. Bên cạnh những kết quả đã đạt được, vẫn còn tình trạng áp dụng các biện pháp ngăn chặn trái pháp luật, truy cứu trách nhiệm hình sự người không có tội, gây dư luận xấu trong nhân dân. Nguồn gốc của tình hình trên có nhiêu tuy vậy chủ đạo là các chế định của pháp luật tố tụng hình sự vẫn thiếu sót, chưa chặt chẽ, chồng lấn làm cho khó khăn để thống nhất áp dụng pháp luật; nhiều trường hợp trình độ điều tra 1 viên, kiểm sát viên, thẩm phán còn yếu kém, chưa đáp lại được đòi hỏi, nhiệm vụ với tình hình hiện nay. Thực tiễn áp dụng các biện pháp ngăn chặn cũng đã đặt ra nhiều vấn đề vướng mắc đòi hỏi khoa học luật tố tụng hình sự phải tiếp tục nghiên cứu, giải quyết để làm sáng tỏ về mặt lý luận như: khái niệm biện pháp ngăn chặn, khái niệm biện pháp bắt, tạm giữ, tạm giam, cấm đi khỏi nơi cư trú, bảo lĩnh, đặt tiền hoặc tài sản để bảo đảm, tạm hoãn xuất cảnh. Trong khi đó xung quanh những vấn đề lý luận này, cũng còn có nhiều ý kiến khác nhau, thậm chí trái ngược nhau. Bắt nguồn từ các lý do đã nêu trên, tôi xin lựa chọn đề tài: “Áp dụng các biện pháp ngăn chặn theo pháp luật tố tụng hình sự Việt Nam từ thực tiễn thành phố Đà Nẵng” để hoàn thành luận văn thạc sĩ luật học. 2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài Giai đoạn khoảng 10 năm gần đây, biện pháp ngăn chặn là chủ đề được nghiên cứu dưới nhiều góc nhìn khác với phạm vi nghiên cứu khái quát từ hẹp đến rộng, có thể khái quát thành 3 nhóm như sau: Nhóm thứ nhất, bao gồm luận án tiến sỹ, luận văn thạc sỹ và đề tài nghiên cứu khoa học như: Nguyễn Ngọc Thương (2006) “Thủ tục tố tụng hình sự đối với những vụ án do người chưa thành niên thực hiện. Lý luận và thực tiễn”; Lê Trọng Nghĩa (2003) “Các biện pháp ngăn chặn không giam giữ (Cấm đi khỏi nơi cư trú, Bảo lĩnh, Đặt tiền hoặc tài sản bảo đảm) trong Luật tố tụng hình sự Việt Nam”;; Lê Đông Phong (2004) “Các biện pháp ngăn chặn bắt, tạm giữ, tạm giam trong Luật tố tụng hình sự Việt Nam”; Phạm Văn Nhung (2008) “Bắt người trong tố tụng hình sự Việt Nam”; Trần Thanh Bình (2009) “Căn cứ áp dụng biện pháp ngăn chặn trong pháp luật tố tụng hình sự”; Võ Thị Thanh Thúy (2011) “Bắt, tạm giữ, tạm giam đối với người chưa thành niên phạm tội trong Tố tụng hình sự Việt Nam; Lê Ngọc Tiến 2 (2003)“Các biện pháp ngăn chặn và giải pháp nâng cao hiệu quả áp dụng biện pháp ngăn chặn tại Thành phố Hồ Chí Minh”… Nhóm thứ hai, bao gồm sách và giáo trình như: Nhà xuất bản Công an nhân dân, Tp Hồ Chí Minh; Nguyễn Mai Bộ (2004), Biện pháp ngăn chặn, khám xét và kê biên tài sản trong Bộ luật tố tụng hình sự, Nhà xuất bản tư pháp, Hà Nội; Nguyễn Mai Bộ (1997); Nguyễn Ngọc Anh (2009), Bình luận khoa học Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003, Nguyễn Duy Thuân (2004), Các biện pháp ngăn chặn trong tố tụng hình sự, Những biện pháp ngăn chặn trong tố tụng hình sự, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, Hà Nội , Giáo trình Luật tố tụng hình sự Việt Nam, Nhà xuất bản Công an nhân dân, Hà Nội; Nhà xuất bản Chính trị Quốc Gia, Hà Nội; Đại học Luật Hà Nội (2005) … Nhóm thứ ba, bao gồm các bài viết được công bố trên các tạp chí như: Tạp chí Tòa án nhân dân; Đoàn Tấn Minh (2009), “Áp dụng, thay đổi, hủy bỏ các biện pháp ngăn chặn đối với người chưa thành niên theo quy định của BLTTHS”, Tạp chí Tòa án nhân dân; Lê Cảm, Đỗ Thị Phượng (2004), “Tư pháp hình sự đối với người chưa thành niên: Những khía cạnh pháp lý hình sự, Tố tụng hình sự, Tội phạm học và so sánh luật học”, Tạp chí Tòa án nhân dân; Nguyễn Mai Bộ (2006), “Áp dụng biện pháp ngăn chặn bắt, tạm giữ, tạm giam đối với người chưa thành niên phạm tội”, Tạp chí Tòa án nhân dân; Nguyễn Mai Bộ, Hoàng Ngọc Thành (2003) “Về các biện pháp ngăn chặn trong Dự thảo Bộ luật tố tụng hình sự sửa đổi”, Tạp chí Tòa án nhân dân, Trịnh Tiến Việt (2005), “Về biện pháp bắt, tạm giữ, tạm giam người chưa thành niên phạm tội trong BLTTHS 2003”, Tạp chí Tòa án nhân dân; Đỗ Thị Phượng (2006), “Bắt, tạm giữ, tạm giam và giám sát bị can, bị cáo chưa thành niên”… Các đề tài nghiên cứu vừa liệt kê ỏ trên đã làm sáng tỏ phân tích và được các vấn đề quan hệ đến biện pháp ngăn chặn áp dụng đối với người 3 phạm tội ớ các góc nhìn nghiên cứu khác nhưng các chủ đề bao quát nhất hay như một trong các biện pháp ngăn chặn áp dụng đối với người phạm tội. Đến thời điểm hiện tai có thể chắc chắn là chưa có đề tài nào phân tích trực tiếp về các thành tích đã đạt cũng như các thắc mắc trong việc áp dụng các biện pháp ngăn chặn tại địa bàn thành phố Đà Nẵng để qua đó đề ra phương pháp hoàn chỉnh pháp luật tố tụng hình sự đồng thời phát huy hiệu quả của việc áp dụng biện pháp này. Vì vậy, tôi cam đoan khẳng định đề tài luận văn thạc sĩ của mình không sao chép và trùng lặp với mọi đề tài nghiên cứu đã được công bố từ trước đến giờ. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 3.1. Mục đích nghiên cứu Trên những nguyên tác cũng như phân tích và nghiên cứu đã làm sáng tỏ các vấn đề lý luận cũng như quy định của quy định pháp luật về tố tụng hình sự về các biện pháp ngăn chặn đối với người phạm tội trên địa bàn thành phố Đà Nẵng đồng thời bao quát thực tiễn áp dụng các biện pháp trong quá giai đoạn điều tra, truy tố và xét xử, luận văn cũng đã khái quát lại các giải pháp nhằm đẩy mạnh công tác áp dụng các biện pháp ngăn chặn trong việc áp dụng Bộ luật tố tụng hình sự Việt Nam. 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Những mục tiêu nghiên cứu đã trình bày, luận văn đã đề đạt cũng như làm rõ các nhiệm vụ sau:: - Hệ thống, làm rõ những vấn đề lý luận về áp dụng các biện pháp ngăn chặn đối với người phạm tội. - Xem xét cụ thể đồng thời phân tích, làm sáng tỏ các quy định của pháp luật tố tụng hình sự áp dụng biện pháp ngăn chặn đối với người phạm tội. 4 - Làm sáng tỏ thực tế việc áp dụng các biện pháp ngăn chặn đối với người phạm tội trên địa bàn thành phố Đà nẵng, qua đó sẽ làm rõ những hạn chế cũng như nguyên nhân trong việc áp dụng các biện pháp ngăn chặn đối với người phạm tội tại thành phố. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu đề tài 4.1. Đối tượng nghiên cứu Luận văn đề cao nghiên cứu các vấn đề lý luận pháp luật Bộ luật tố tụng hình sự đồng thời đưa ra thực trạng áp dụng các quy định của pháp luật Việt Nam về các biện pháp ngăn chặn đối với phạm tội trên địa bàn thành phố Đà Nẵng. 4.2. Phạm vi nghiên cứu - Về nội dung: Luận văn phân tích các quy định của Bộ luật tố tụng hình sự Việt Nam về việc áp dụng các biện pháp ngăn chặn mà không phân tích quy định của pháp luật tố tụng hình sự nước ngoài. - Về địa bàn khảo sát: Luận văn nêu lên thực trạng áp dụng các biện pháp ngăn chặn đối với người phạm tội trên địa bàn thành phố Đà Nẵng chứ không thống kê, khảo sát, phân tích các số liệu ở các tỉnh thành khác. - Về thời gian khảo sát: Luận văn phân tích và nghiên cứu trên cơ sở các dữ liệu thống kê có được về các biện pháp ngăn chặn được áp dụng đối với người phạm tội từ giai đoạn 2017 - 2018 trên địa bàn thành phố Đà Nẵng. 5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu 5.1. Phương pháp luận Luận văn được nghiên cứu từ cơ sở phương pháp luận tư tưởng Hồ Chí Minh về Nhà nước & pháp luật và chủ nghĩa Mác - Lênin , quan điểm của Đảng và Nhà nước ta về xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩam, về chính sách nhân đạo nhưng mang tính nhân văn đối với người phạm tội, các về vấn đề cải cách tư pháp của Bộ chính trị, về công tác đấu tranh phòng chống tội 5 phạm hiện nay. 5.2. Phương pháp nghiên cứu Học viên áp dụng phương pháp phổ biến hiện nay về việc nghiên cứu khoa học như: tổng hợp, phân tích, thống kê, học hỏi các ý kiến của chuyên gia từ đó vận dụng được cách thức tiếp cận đề tài. Các biện pháp đề tài nghiên cứu chỉ rõ các quan hệ biện chứng được hỗ trợ nhau trong quy trình của Bộ luật tố tụng hình sự thực hiện nhiệm vụ để làm rõ mục đích của việc nghiên cứu đề tài. 6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn 6.1. Ý nghĩa khoa học Đề tài tạo một phần nhận thức sâu sắc về các biện pháp ngăn chặn được áp dụng đối với người phạm tội. Làm sáng tỏ được các vấn đề bất cập và hạn chế khi áp dụng các biện pháp ngăn chặn so với quy định trong Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003. Đóng góp các kiến nghị để hướng tới việc hoàn chỉnh hệ thống pháp luật của Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 về việc áp dụng các biện pháp ngăn chặn đối với người phạm tội. Từ các vấn đề nêu trên đã đẩy mạnh hiệu quả trong công tác đấu tranh, phòng chống tội phạm, bảo vệ quyền lợi hợp pháp của công dân Việt Nam. 6.2. Ý nghĩa thực tiễn Đề tài nghiên cứu này giả sử được áp dụng vào thực tế sẽ giảm bớt thời gian trong việc quy định của pháp luật cũng như việc áp dụng các biện pháp ngăn chặn đối với người phạm tội; đây sẽ là cẩm nang tài liệu nghiên cứu cho các người tham gia tố tụng hình sự đang công tác tại các Cơ quan điều tra như Điều tra viên, Viện kiểm sát như Kiểm sát Viên và Tòa án chính là Thẩm phán và Thư ký Tòa án trong quá trình áp dụng các biện pháp ngăn chặn đối với người phạm tội được chính xác, khách quan và không bị vi phạm tố tụng. 7. Kết cấu của luận văn Luận văn mà học viên nghiên cứu gồm 3 chương: 6 Chương 1: Những vấn đề lý luận về áp dụng các biện pháp ngăn chặn đối với người phạm tội. Chương 2: Thực tiễn áp dụng các biện pháp ngăn chặn trên địa bàn thành phố Đà Nẵng đối với người phạm tội. Chương 3: Các giải pháp bảo đảm áp dụng các biện pháp ngăn chặn đối với người phạm tội. 7 CHƯƠNG 1 NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ ÁP DỤNG CÁC BIỆN PHÁP NGĂN CHẶN ĐỐI VỚI NGƯỜI PHẠM TỘI 1.1. Khái niệm áp dụng các biện pháp ngăn chặn tố tụng hình sự Trong quá trình giải quyết vụ án hình sự, các cơ quan THTT được áp dụng nhiều biện pháp trong đó có các biện pháp ngăn chặn. Các biện pháp ngăn chặn là một trong những chế định pháp lý quan trọng được quy định tại Mục I, Chương VII BLTTHS năm 2015, đồng thời việc áp dụng các biện pháp ngăn chặn cũng được quy định rõ tại Điều 419 BLTTHS năm 2015. Quá trình lĩnh hội được các quy định cũng như áp dụng đúng và chính xác được các biện pháp ngăn chặn là để đảm bảo cần thiết cho việc áp dụng tốt các nhiệm vụ của Bộ luật tố tụng hình sự để phát hiện nhanh chóng, chính xác, xử lý kịp thời và công bằng đối với mọi hành vi phạm tội, từ đó đảm bảo việc không bỏ lọt tội phạm, không gây oan sai. BLTTHS hiện hành quy định những biện pháp ngăn chặn trong Mục I, Chương VII bao gồm: Giữ người trong trường hợp khẩn cấp, bắt người phạm tội quả tang, bắt người đang bị truy nã, bắt bị can bị cáo để tạm giam, tạm giữ, tạm giam, bảo lĩnh, đặt tiền để bảo đảm, cấm đi khỏi nơi cư trú và tạm hoãn xuất cảnh. Các biện pháp ngăn chặn mang tính ép buộc nghiêm khắc cũng như có tính cưỡng chế là để nhanh chóng chặn đứng các hành vị phạm tội, ngăn chặn bị can, bị cáo nói riêng cũng như người phạm tội nói chung có khả năng tiếp tục phạm tội hay trốn tránh pháp luật cũng như có hành vi gây khó khăn cho quá trình điều tra, truy tố, xét xử và cuối cùng là đảm bảo việc thi hành án hình sự. Các biện pháp ngăn chặn là nền tảng pháp lý có ý nghĩa vô cùng lớn và góp phần tạo điều kiện thuận lợi trong quá trình phòng ngừa cũng như đấu 8 tranh chống tội phạm, bên cạnh đó, đây cũng là biện pháp hạn chế một phần quyền tự do cá nhân vì thế vấn đề này phải được chú trọng không những từ phía các nhà lập pháp mà còn bao gồm những nhà nghiên cứu khoa học của pháp luật tố tụng hình sự. “Biện pháp cưỡng chế về mặt tố tụng hình sự áp dụng khi có đủ căn cứ đối với bị can, bị cáo hoặc người chưa bị khởi tố trong trường hợp khẩn cấp hoặc phạm tội quả tang để ngăn chặn hành vi nguy hiểm cho xã hội của họ, ngăn ngừa họ tiếp tục phạm tội, trốn tránh pháp luật hoặc có hành động gây cản trở cho việc điều tra, truy tố, xét xử và thi hành án” [9]. Đây là định nghĩa của Từ điển Luật học giải thích biện pháp ngăn chặn từ đó cho thấy trong khoa học luật TTHS Việt Nam thì cũng các khái niệm khác nhau về biện pháp ngăn chặn. Từ đó cho thấy định nghĩa cũng đã xác định đúng đối tượng cũng như mục đích áp dụng các biện pháp ngăn chặn, nhưng không chỉ ra chủ thể có quyền áp dụng chúng. Các chuyên gia vè luật học đã đưa ra các định nghĩa khác nhau về khái niệm các biện pháp ngăn chặn và gần nhất là định nghĩa của T.S Nguyễn Duy Thuân: “Biện pháp ngăn chặn là những biện pháp cưỡng chế trong tố tụng hình sự bao gồm bắt, tạm giữ, tạm giam, cấm đi khỏi nơi cư trú, bảo lĩnh, đặt tiền hoặc tài sản để đảm bảo do người có thẩm quyền áp dụng đối với bị can, bị cáo, người bị bắt, bị tạm giữ nhằm ngăn chặn họ tiếp tục phạm tội, trốn tránh pháp luật hoặc cản trở việc điều tra, truy tố, xét xử” [32]. Định nghĩa nêu trên vừa làm rõ bản chất của biện pháp ngăn chặn, thẩm quyền và mục đích cũng như đối tượng của việc áp dụng biện pháp ngăn chặn mà chưa làm rõ được chi tiết việc đối tượng bị bắt trong trường hợp cụ thể . Ngoài ra giáo trình dành cho sinh viên học Luật tố tụng hình sự của trường ĐH Luật TP. Hà Nội thì định nghĩa: “biện pháp ngăn chặn là một trong những nhóm biện pháp cưỡng chế trong tố tụng hình sự được áp dụng đối với bị can, bị cáo, người bị truy nã hoặc đối với những 9 người chưa bị khởi tố (trong trường hợp khẩn cấp hoặc phạm tội quả tang) nhằm ngăn chặn những hành vi nguy hiểm cho xã hội của họ, ngăn ngừa họ tiếp tục phạm tội, trốn tránh pháp luật hoặc có hành động cản trở cho việc điều tra, truy tố, xét xử và thi hành án hình sự” [35]. Khái niệm vừa nêu khác hẳn so với khái niệm trước đó bởi vì cụ thể hơn nhưng lại không làm rõ được thẩm quyền áp dụng. Bên cạnh đó, vẫn tồn tại một số khái niệm chưa giống nhau về biện pháp ngăn chặn mà các nhà khoa học nghiên cứu pháp luật cũng cán bộ tiến hành tố tụng làm công tác thực tiễn phòng chống tội phạm được công bố ở các giáo trình luật học của bộ môn Bộ luật tố tụng hình sự Việt Nam, sách tham khảo luật học. Những định nghĩa đã nêu cùng dựa vào nền tảng phân tích nội dung cơ bản của những định nghĩa về quy phạm pháp luật được quy định rõ tại Điều 109 BLTTHS 2015. Các định nghĩa vừa trình bày nói rõ được các mặt tồn tại mà biện pháp ngăn chặn cũng như việc áp dụng các biện pháp ngăn chặn ở thực tế, khá nhất quán để đề cập tới định nghĩa pháp lý chính là sự cưỡng chế nhà nước. Mặc dù, hiện nay còn đang hạn chế, chưa hoàn thiện. Cho đến nay, trong BLTTHS 2015 vẫn chưa có quy phạm nào định nghĩa về biện pháp ngăn chặn cũng như việc áp dụng các biện pháp ngăn chặn, bởi vậy vẫn còn những ý kiến khác nhau về vấn đề này. Cho dù các biện pháp ngăn chặn hạn chế nhất thời quyền tự do áp dụng với người phạm tội cũng như người bị áp dụng nhưng mà xét về mặt pháp lý, biện pháp này chưa đúng hoàn toàn. Nó chỉ là phương pháp để áp dụng việc thi hành trách nhiệm hình sự, bởi lẽ người bị áp dụng các biện pháp ngăn chặn tại thời điểm này là khi chưa biết họ có tội hay không có tội, do chưa có bản án kết tội đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án. Việc này chỉ là những phương tiện trợ giúp cho quá trình thực hiện trách nhiệm hình sự. Ngoài ra cơ sở pháp 10 lý việc áp dụng hình phạt là việc thực hiện tội phạm, đối với quy định pháp lý áp dụng biện pháp ngăn chặn thì cần những chứng cứ và tài liệu về việc người phạm tội có khả năng né tránh gây khó khăn cho việc điều tra, truy tố và cản trở việc thi hành án. Hình phạt là biện pháp cưỡng chế nghiêm khắc nhất chỉ do Tòa án quyết định, còn các biện pháp ngăn chặn có thể do CQĐT, VKS, TA áp dụng tùy theo giai đoạn điều tra, truy tố, xét xử. Các biện pháp ngăn chặn được Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án nhân dân áp dụng phụ thuộc vào từng giai đoạn tố tụng. Đối tượng bị áp dụng biện pháp ngăn chặn đã được mở rộng bằng khái niệm “người bị buộc tội” bao gồm người bị bắt, bị tạm giữ, bị can, bị cáo (điểm đ khoản 1 điều 4 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015). Việc tiến hành áp dụng các biện pháp ngăn chặn, cơ quan tiến hành tố tụng được áp dụng trong phạm vi giới hạn cho phép nhưng phải luôn luôn tuân thủ pháp luật quy định chặt chẽ tại Bộ luật tố tụng hình sự. Thẩm quyền áp dụng biện pháp ngăn chặn là người tiến hành tố tụng có thẩm quyền thuộc cơ quan tiến hành tố tụng cũng như nhưng người có chức vụ trong các cơ quan này được Nhà nước giao nhiệm vụ tiến hành một số biện pháp quy định bắt buộc như điều tra, truy tố, xét xử cũng như khích lệ người dân tham gia vào việc bắt người phạm tội khi bị phát hiện quả tang. Các hành vi áp dụng biện pháp ngăn chặn nếu không đúng người đúng tội, sai thẩm quyền, cũng như thiếu căn cứ thì những thủ tục đó đương nhiên sẽ bị kết luận là vi phạm nhiêm trọng về tố tụng hình sự do áp dụng pháp luật và phải bị xử lý hình sự. Qua các nhận định như đã nêu, định nghĩa học viên đưa ra về khái niệm việc áp dụng các biện pháp ngăn chặn là: “ Áp dụng các biện pháp ngăn chặn là biện pháp cưỡng chế trong tố tụng hình sự do người có thẩm quyền được quy định trong Bộ luật tố tụng hình sự áp dụng đối với người được xem là bị can, bị cáo hoặc người bị nghi là người phạm tội nhằm kịp thời ngăn chặn 11 những người đó thực hiện tội phạm cũng như khi có căn cứ cho rằng họ sẽ gây khó khăn cho quá trình điều tra, truy tố, xét xử cũng như sẽ tiếp tục phạm tội hoặc để đảm bảo thi hành án hình sự”. 1.2. Các yêu cầu và ý nghĩa của việc áp dụng các biện pháp ngăn chặn đối với người phạm tội 1.2.1. Các yêu cầu của việc áp dụng quy định các biện pháp ngăn chặn đối người phạm tội Thống kê cho thấy thời gian gần đây, tội phạm do người phạm tội gây ra đang gia tăng, năm sau luôn cao hơn năm trước, xuất hiện nhiều về loại tội phạm, mức độ cũng như tính đặc biệt nghiêm trọng đang tăng mạnh theo thời gian. Việc pháp chế xã hội chủ nghĩa về bảo vệ quyền, lợi hợp pháp người phạm tội là các vấn đề đang gây khó khăn cho quá trình xây dựng pháp luật tố tụng hình sự cho bây giờ cũng như sau này. BLTTHS 2015 quy định các biện pháp ngăn chặn dành cho người phạm tội được quy định tại Điều 109 bao gồm các biện pháp ngăn chặn như: Giữ người trong trường hợp khẩn cấp (Điều 110), Bắt người phạm tội quả tang (Điều 111), Bắt người đang bị truy nã (Điều 112), Bắt bị can bị cáo để tạm giam (Điều 113), Tạm giữ (Điều 117), Tạm giam (Điều 119), Bảo lĩnh (Điều 121), Đặt tiền để đảm bảo (Điều 122), Cấm đi khỏi nơi cư trú (Điều 123), và Tạm hoãn xuất cảnh (Điều 124), Những biện pháp này đang góp phần bảo vệ lợi ích của Nhà nước và lợi ích của cộng đồng. Quá trình truy cứu trách nhiệm hình sự đối với người phạm tội nói chung cũng như việc điều tra, khởi tố, truy tố và xét xử đối với người phạm tội nói riêng cũng như việc áp dụng hình phạt đối với họ phải được thực hiện tại tình huống khi xét thấy thật cần thiết, nhằm răn đe, giúp đõ người phạm tội nhận thấy những sai lầm, góp phần giúp họ nhận thức được việc thượng tôn pháp luật, chấp hành những nguyên tắc trong quá trình sinh sống, sống có trách 12 nhiệm với chính mình cũng như đối với gia đình và xã hội, góp phần hình thành người công dân có ích cho quê hương. Quá trình quy định các biện pháp ngăn chặn đối với họ cần đảm bảo được những nội dung sau: Thứ nhất, việc quy định các biện pháp ngăn chặn áp dụng đối với người phạm tội phải dựa trên các tư tưởng pháp lý tiến bộ được thừa nhận chung của nền văn minh nhân loại. Lịch sử loài người đã ghi nhận những tư tưởng cấp tiến, được hình thành tại Công ước quốc tế về quyền con người, Quy tắc Bắc Kinh cũng như tiêu chuẩn tối thiểu năm 1985 của Liên hợp quốc về công tác phòng chống tội phạm. Trên nền tảng những văn bản quy phạm pháp luật quốc tế đã trình bày, hệ thống tư pháp đối với người phạm tội sinh sống tại Việt Nam ngày càng được chú trọng nghiên cứu cũng như đang trong quá trình cải tiến về mặt pháp luật. Trong giai đoạn này, ở Bộ Luật hình sự và Bộ Luật tố tụng hình sự của Việt Nam, xuất hiện những quy định pháp luật thể hiện tính cá biệt để làm luôn bảo vệ quyền của người phạm tội không bị xâm hại - đó là quy định về biện pháp ngăn chặn đối với người phạm tội. Các quy định này đưa ra các tư tưởng, nguyên tắc của Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa và Việt Nam đang theo đuổi đó là mang tính nhân đạo, hướng tới mục tiêu chung là phải luôn bảo đảm quyền của người phạm tội không được tước bỏ một cách trái quy định của pháp luật. Những nguyên tắc vừa nêu là nhằm mục đích đưa ra cơ sở pháp lý bắt buộc đối với người phạm tội, là kim chỉ nam để các cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng không được sự lạm quyền mà vi phạm pháp luật về tố tụng hình sự đối với các bị can, bị cáo cũng người phạm tội khi chưa được kết án, bên cạnh đó góp phần xây dựng trong mắt người dân về sự nghiêm minh của pháp luật hiện nay. Thứ hai, quá trình quy định các biện pháp ngăn chặn áp dụng đối với người phạm tội luôn luôn phải dựa trên cơ sở thể chế hóa chủ trương, chính 13 sách của Đảng và Nhà nước về cải cách tư pháp, chi tiết hóa sứ mệnh mà Hiến pháp quy định, luật hóa các quy định, các điều ước quốc tế Việt Nam đã tham gia làm thành viên. Đảng Cộng sản Việt Nam đưa ra các chính sách để cải cách bộ máy tư pháp bao gồm: Kết luận số 92-KL/TW ngày 12/3/2014 của Bộ Chính trị, Nghị quyết số 48-NQ/TW ngày 26/5/2005, Nghị quyết số 08-NQ/TW ngày 02/01/2002, , Nghị quyết số 49-NQ/TW ngày 02/6/2005, Kết luận số 79KL/TW ngày 28/7/2010; Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần X, XI của Đảng. Nghị quyết 49-NQ/TW ngày 02-06-2005 của Bộ Chính trị về “Chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020”. Nghị quyết 49/NQ-TW xác định tám nhiệm vụ cải cách tư pháp, trong đó, có các nhiệm vụ liên quan đến xây dựng và hoàn thiện pháp luật TTHS về chế định các biện pháp ngăn chặn. “Cải cách mạnh mẽ thủ tục tố tụng tư pháp theo hướng dân chủ, bình đẳng, công khai, minh bạch, chặt chẽ nhưng thuận tiện, bảo đảm sự tham gia giám sát của nhân dân đối với hoạt động tư pháp...” đây là văn kiện đã được các nghị quyết của Đảng nhấn mạnh góp phần cải cách toàn diện nền tư pháp nước nhà và khẳng định mục tiêu cải cách tư pháp là xây dựng nền tư pháp phục vụ nhân dân, phụng sự tổ quốc Việt Nam XHCN, trong sạch, vững mạnh, công lý, dân chủ, nghiêm minh, từng bước hiện đại; trong đó hoạt động tư pháp mà trọng tâm là hoạt động xét xử được tiến hành thông suốt, có hiệu lực, hiệu quả. Theo đó, định hướng xây dựng, hoàn thiện pháp luật TTHS về chế định các biện pháp ngăn chặn, như sau: a) Nghiên cứu, đề xuất các giải pháp nhằm hạn chế áp dụng các biện pháp tạm giam đối với bị can trong một số loại tội; b) thu hẹp đối tượng người có thẩm quyền quyết định việc áp dụng các biện pháp tạm giam; xác định rõ ràng căn cứ tạm giam; c) tăng cường công tác kiểm sát việc bắt, giam, giữ, bảo đảm đúng pháp luật; d) những trường hợp chưa cần bắt, tạm giữ, tạm giam, thì 14
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan