Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học áp dụng hình phạt theo pháp luật hình sự việt nam từ thực tiễn xét xử của các tò...

Tài liệu áp dụng hình phạt theo pháp luật hình sự việt nam từ thực tiễn xét xử của các tòa án quân sự

.PDF
184
92
97

Mô tả:

VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI TRƯƠNG ĐỨC THUẬN ÁP DỤNG HÌNH PHẠT THEO PHÁP LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM TỪ THỰC TIỄN XÉT XỬ CỦA CÁC TÒA ÁN QUÂN SỰ Ngành: Luật hình sự và tố tụng hình sự Mã số: 9.38.01.04 LUẬN ÁN TIẾN SĨ LUẬT HỌC Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Trần Văn Độ HÀ NỘI - 2020 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các dẫn liệu, kết quả nghiên cứu, đề xuất nêu trong luận án là trung thực và tôi xin chịu trách nhiệm về tất cả những dẫn liệu, kết quả nghiên cứu đó. Luận án này chưa được ai công bố trong bất kỳ một công trình khoa học nào khác./. Tác giả luận án TRƯƠNG ĐỨC THUẬN DANH MỤC NHỮNG TỪ VIẾT TẮT ADHP: Áp dụng hình phạt ADPL: Áp dụng pháp luật BLHS: Bộ luật Hình sự BLTTHS: Bộ luật Tố tụng hình sự HTHP: Hệ thống hình phạt QĐHP: Quyết định hình phạt TAQS: Tòa án quân sự MỤC LỤC MỞ ĐẦU .............................................................................................................. 1 Chương 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN .............................................................................................. 8 1.1. Tình hình nghiên cứu ở ngoài nước ............................................................... 8 1.2. Tình hình nghiên cứu trong nước ................................................................. 11 Chương 2: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ ÁP DỤNG HÌNH PHẠT ..... 29 2.1. Khái niệm, đặc điểm, nguyên tắc áp dụng hình phạt ................................... 29 2.2. Nhiệm vụ, nội dung, ý nghĩa của áp dụng hình phạt ................................... 56 2.3. Các yếu tố tác động đến áp dụng hình phạt ................................................. 66 Chương 3: THỰC TRẠNG CƠ SỞ PHÁP LÝ CỦA ÁP DỤNG HÌNH PHẠT VÀ THỰC TIỄN ÁP DỤNG HÌNH PHẠT TẠI CÁC TÒA ÁN QUÂN SỰ ........................................................................................................... 77 3.1. Thực trạng cơ sở pháp lý của áp dụng hình phạt ......................................... 77 3.2. Thực tiễn áp dụng hình phạt tại các Tòa án quân sự.................................... 91 3.3. Những hạn chế, sai sót phổ biến trong áp dụng hình phạt tại các Tòa án quân sự và nguyên nhân .................................................................................... 102 Chương 4: YÊU CẦU VÀ CÁC GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG ÁP DỤNG HÌNH PHẠT ................................................................................. 114 4.1. Yêu cầu nâng cao chất lượng áp dụng hình phạt ....................................... 114 4.2. Các giải pháp nâng cao chất lượng áp dụng hình phạt .............................. 123 KẾT LUẬN ...................................................................................................... 148 DANH MỤC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨUCỦA TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG BỐ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN ................................................................. 151 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ....................................................... 152 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Chính sách hình sự của Nhà nước Việt Nam đang khẳng định xu hướng nhân văn trong quan hệ giữa con người với con người, thể hiện tính nhân đạo, coi trọng và nâng cao các quyền cơ bản của con người trong xã hội, hoàn toàn phù hợp với xu thế hội nhập với quốc tế của nước ta hiện nay. Việt Nam đang thực hiện quá trình xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa và hội nhập với thế giới, việc ban hành Hiến pháp năm 2013 đã khẳng định sự coi trọng, nâng cao giá trị các quyền con người. Đặc biệt là việc nghiên cứu nhằm hoàn thiện hệ thống pháp luật hình sự phù hợp với xu thế chung của thế giới, quá trình hoàn thiện HTHP và ADHP theo hướng nhân đạo hơn, bảo đảm được quyền tự do dân chủ của nhân dân, đề cao giá trị và quyền con người. Đảng và Nhà nước ta đề ra đường lối, chủ trương cải cách tư pháp, xác định Tòa án là trung tâm và xét xử là trọng tâm trong hệ thống tư pháp. Trong xu thế hội nhập toàn cầu hóa hiện nay, tội phạm có nhiều diễn biến phức tạp; quá trình phát hiện tội phạm, điều tra, truy tố và xét xử khó khăn hơn, càng đòi hỏi phải bảo đảm sự chặt chẽ, xử lý nhanh, kịp thời, đúng pháp luật, nhất là các vụ án trọng điểm, phức tạp. Trong thời gian qua, hoạt động xét xử của Tòa án vẫn còn nhiều sai sót dẫn đến xảy ra tình trạng một vụ án phải qua nhiều cấp xét xử và xét xử nhiều lần. Tồn tại những trường hợp bị kết án oan; xác định không đúng tội danh; ADHP không tương xứng với hành vi phạm tội... gây nên bức xúc, dư luận xấu trong xã hội, làm giảm uy tín của các cơ quan tố tụng, giảm sút niềm tin của Nhân dân vào sự lãnh đạo của Đảng đối với Nhà nước và xã hội. Thực tiễn ADHP trong những năm gần đây cũng thể hiện những bất cập, hạn chế trong các quy định của pháp luật hình sự nước ta làm ảnh hưởng đến hiệu quả của hình phạt. Pháp luật hình sự của nước ta về HTHP vẫn đang trong giai đoạn hoàn thiện, một số quy định về hình phạt và việc ADHP còn mang tính khái quát cao, chưa thực sự chặt chẽ. Trong nhiều trường hợp cụ thể, Tòa án áp dụng các quy định của pháp luật hình sự để QĐHP thiếu chính xác, quá nhẹ hoặc quá nặng đối với bị cáo. Như vậy, trong những trường hợp này đã tạo ra hệ quả là hình phạt mà Tòa án đã tuyên, bị cáo thấy không “tâm phục, khẩu phục”, thiếu tính công bằng, không bảo đảm được quyền, lợi ích của họ. Từ đó, gây nên ảnh hưởng xấu trong đời sống xã hội, tạo ra sự thiếu tin tưởng của Nhân dân vào pháp luật của Nhà nước, vào sự công minh khi ADHP của Tòa án. Trong quá trình tiến hành cải cách tư pháp hiện nay, với tính chất, mục đích của hình phạt; chức năng, nhiệm vụ của Tòa án, đòi hỏi Tòa án phải luôn bảo đảm sự công minh, chính trực, trong xét xử phải độc lập và chỉ tuân theo pháp luật. Khi ADHP, Tòa án phải cân nhắc kỹ tất cả các yếu tố tác động, ảnh hưởng và ý nghĩa của hình phạt, bảo đảm hình phạt được tuyên phát huy được hiệu quả, tác dụng cao nhất đối với người phạm tội và xã hội. Nhìn chung, các vụ án do TAQS xét xử, việc ADHP cơ bản tương xứng với tính chất, mức độ nguy hiểm của hành vi phạm tội mà bị cáo đã gây ra, có tác dụng răn đe, giáo dục, phòng ngừa chung không chỉ đối với các lực lượng vũ trang mà còn có tác dụng sâu rộng tới Nhân dân cả nước nói chung và đối với Nhân dân trên địa bàn từng TAQS đảm nhiệm nói riêng. Hiện nay có quan điểm cho rằng ADHP không hẳn chỉ là của Tòa án mà QĐHP mới là của Tòa án. Chính vì vậy vẫn quy định các cơ quan Điều tra và Viện kiểm sát trong các giai đoạn tố tụng của mình đều có quyền miễn trách nhiệm hình sự cho người phạm tội mà không cần đến hoạt động xét xử của Tòa án. Nhận thức về ADHP còn chưa thống nhất, hiểu chưa đúng, chưa đầy đủ về bản chất pháp lý của ADHP nên việc ADHP sai do nhận thức chưa đúng còn khá phổ biến. Có những vụ án xét xử chưa nghiêm, chưa đúng nên bị kháng cáo hoặc bị kháng nghị do ADHP vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng, quá nhẹ hoặc quá nặng, áp dụng biện pháp chấp hành hình phạt tù cho hưởng án treo thiếu căn cứ… Hiện nay, các TAQS ở Việt Nam có yếu tố đặc thù riêng khi giải quyết các vụ án hình sự như khi ADHP bên cạnh việc phải bảo đảm ADHP đúng các quy định của pháp luật hình sự, thì đồng thời Tòa án cũng phải cân nhắc 2 tới việc bảo đảm sức mạnh chiến đấu của Quân đội để bảo vệ độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ quốc gia và bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa. Vì lẽ đó, cần thiết phải có công trình nghiên cứu một cách toàn diện, có hệ thống cả về lý luận và thực tiễn ADHP trong xét xử tại các TAQS Việt Nam, để từ đó đưa ra những giải pháp mới, giải quyết được một cách căn bản những vướng mắc nảy sinh từ thực tiễn hoạt động ADHP; nâng cao hiệu quả của hoạt động ADHP trong xét xử của các TAQS Việt Nam nói riêng và hệ thống Tòa án nhân dân nói chung; hoàn thiện pháp luật hình sự trong đó có các quy định về ADHP. Nghiên cứu các quy định của pháp luật hình sự và các công trình nghiên cứu có liên quan đến việc ADHP cho thấy chưa có một công trình nào nghiên cứu một cách toàn diện có hệ thống, thể hiện đầy đủ khái niệm, đặc điểm, nguyên tắc, nhiệm vụ, nội dung, ý nghĩa ADHP theo pháp luật hình sự Việt Nam; yêu cầu và giải pháp nâng cao chất lượng ADHP. Việc nghiên cứu một cách toàn diện, có hệ thống các vấn đề lý luận về ADHP, đánh giá thực tiễn xét xử của Tòa án để giúp cho nhận thức về ADHP được đúng đắn, phù hợp với tình hình, bối cảnh kinh tế xã hội đất nước và con người Việt Nam, tình hình thực tiễn của Quân đội nhân dân Việt Nam; đồng thời, từ đó có các giải pháp sửa đổi, bổ sung một số quy định của pháp luật về ADHP để đưa vào thực tiễn xét xử của hệ thống Tòa án trong cả nước là rất cần thiết. Với những lý do trên, việc lựa chọn nghiên cứu Đề tài “Áp dụng hình phạt theo pháp luật hình sự Việt Nam từ thực tiễn xét xử của các Tòa án quân sự” là thực sự cấp thiết, đáp ứng yêu cầu cấp bách trong tiến trình cải cách tư pháp của nước ta hiện nay; góp phần khắc phục hạn chế, sai sót và giải quyết những khó khăn, vướng mắc, bất cập trong quá trình ADHP của Tòa án, góp phần xây dựng hệ thống pháp luật hình sự Việt Nam hoàn thiện, đồng bộ. 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 2.1. Mục đích nghiên cứu Mục đích của việc thực hiện đề tài là trên cơ sở nghiên cứu một cách toàn diện, hệ thống cơ sở lý luận và phân tích các quy định của pháp luật về 3 ADHP; đánh giá thực tiễn ADHP của các TAQS, làm sáng tỏ những hạn chế, sai sót và nguyên nhân, đề xuất các giải pháp hoàn thiện pháp luật hình sự nâng cao chất lượng ADHP trong thực tiễn xét xử của Tòa án. 2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Để đạt được mục đích nghiên cứu nêu trên, các nhiệm vụ nghiên cứu trong luận án được đặt ra là: Thứ nhất: Thu thập, hệ thống hóa các công trình nghiên cứu khoa học về ADHP và những vấn đề nghiên cứu liên quan đến ADHP; phân tích, đánh giá các công trình này, xác định các kết quả nghiên cứu đã đạt được và những vấn đề cần được nghiên cứu tiếp trong Luận án. Thứ hai: Nghiên cứu góp phần hoàn thiện những vấn đề lý luận về ADHP như khái niệm, đặc điểm, nội dung, nguyên tắc, ý nghĩa của ADHP và các yếu tố tác động đến chất lượng ADHP trong thực tiễn xét xử của Tòa án. Thứ ba: Phân tích các quy định của pháp luật, làm sáng tỏ những bất cập của pháp luật; tổng hợp, phân tích những ưu điểm, hạn chế và nguyên nhân trong thực tiễn ADHP của các TAQS. Thứ tư: Phân tích yêu cầu nâng cao chất lượng ADHP và trên cơ sở của các yếu tố tác động, từ đó đưa ra những giải pháp nâng cao chất lượng ADHP trong xét xử của các TAQS nói riêng và Hệ thống Tòa án nhân dân nói chung. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu trọng tâm của luận án bao gồm những vấn đề lý luận liên quan đến ADHP và thực tiễn ADHP của các TAQS Việt Nam. 3.2. Phạm vi nghiên cứu Phạm vi nghiên cứu của luận án: Luận án tiếp cận ADHP dưới góc độ là một giai đoạn, một nội dung của ADPL; phân tích các quy định của pháp luật hình sự Việt Nam, tập trung vào các quy định của pháp luật hình sự hiện hành và nghiên cứu thực tiễn ADHP của các TAQS trong phạm vi cả nước. 4 Về thời gian: Luận án nghiên cứu thực tiễn ADHP tại các TAQS trong 10 năm (2009 - 2018). Do BLHS vừa mới quy định TNHS đối với pháp nhân thương mại phạm tội trong BLHS năm 2015; đồng thời, do đặc thù quân đội, cho nên luận án chỉ nghiên cứu việc ADHP đối với cá nhân phạm tội. 4. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu 4.1. Phương pháp luận nghiên cứu Luận án được thực hiện trên cơ sở phương pháp luận duy vật biện chứng và duy vật lịch sử của chủ nghĩa Mác-Lênin, Tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về cải cách tư pháp và xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa. Luận án tiếp thu những tư tưởng pháp lý tiến bộ của nhân loại, các giá trị pháp luật quốc tế và trong nước về ADHP. Luận án được tiếp cận từ góc độ liên ngành luật học, đa ngành như triết học pháp luật nhằm luận giải một số nội dung mang tính bản chất, triết lý của ADHP, mối quan hệ giữa ADHP với các quy định về chính sách hình sự, mối quan hệ giữa ADHP với con người trước các giá trị xã hội; xã hội học pháp luật, xã hội học về hình phạt, kế thừa và phát triển các thành tựu đạt được trong nghiên cứu về các vấn đề liên quan đến ADHP; tội phạm học để đánh giá, phân tích về tình hình tội phạm và ADHP; tâm lý học để phân tích sự tác động ảnh hưởng của xã hội tới con người trong sự tác động của ADHP. 4.2. Phương pháp nghiên cứu Luận án sử dụng các phương pháp nghiên cứu chủ yếu như phương pháp lịch sử, tổng hợp, thu thập tài liệu, thống kê, khảo sát thực tiễn, phân tích, so sánh, quan sát, hội thảo khoa học, xin ý kiến chuyên gia. Phương pháp lịch sử, được sử dụng để tìm hiểu lịch sử ADHP và xu hướng phát triển của pháp luật hình sự, nghiên cứu một số án điển hình, thống kê thực tiễn ADHP nhằm đánh giá và đưa ra những minh chứng thực tiễn cho các luận giải về lý luận cũng như xác định các yêu cầu và giải pháp nâng cao chất lượng ADHP. Phương pháp tổng hợp và hương pháp thu thập tài liệu 5 được tập trung sử dụng trong phần tổng quan tình hình nghiên cứu nhằm hệ thống hóa các công trình khoa học nghiên cứu các vấn đề liên quan đến lĩnh vực ADHP và được phân loại theo các nội dung tư duy nghiên cứu. Phương pháp thống kê, khảo sát thực tiễn, phân tích, so sánh được tập trung sử dụng trong toàn bộ cấu trúc và nội dung của luận án. Sử dụng các phương pháp này để luận giải, làm sáng tỏ các vấn đề lý luận, phân tích các nội dung để đưa ra những đánh giá và nhận định mang tính kết luận. Phương pháp so sánh, dùng để so sánh những sự thay đổi về nhận thức cũng như thay đổi về các quy định của luật hình sự, về ADHP qua từng giai đoạn để luận giải cho những nội dung lý luận và đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng ADHP trong xét xử. Sử dụng các phương pháp quan sát, hội thảo khoa học, xin ý kiến chuyên gia để đánh giá các nghiên cứu và xu hướng phát triển về ADHP có tác động tới chính sách hình sự trong BLHS của nước ta. 5. Đóng góp mới về khoa học của luận án Kết quả nghiên cứu lý luận và một số giải pháp được đề xuất là đóng góp chủ đạo của luận án. Những đóng góp mới được thể hiện trong nội dung của luận án bao gồm: Thứ nhất: Luận án là một công trình khoa học dưới hình thức một luận án tiến sĩ luật học nghiên cứu, phân tích sâu toàn diện, hệ thống về ADHP như là một giai đoạn ADPL hình sự. Thứ hai: Luận án phân tích, xây dựng, thiết lập khung lý luận cơ bản về ADHP như khái niệm, đặc điểm, nội dung, ý nghĩa, nguyên tắc ADHP và các yếu tố tác động đến chất lượng ADHP. Thứ ba: Luận án nghiên cứu, đánh giá thực tiễn ADHP qua xét xử tại các TAQS của Việt Nam trên phạm vi cả nước; phân tích, đánh giá, chỉ ra những hạn chế, vướng mắc trong thực tiễn xét xử khi ADHP, cụ thể hóa các chế tài trong BLHS. Thứ tư: Luận án đề xuất một số giải pháp khoa học góp phần hoàn thiện chính sách, pháp luật hình sự; các giải pháp khác nhằm nâng cao chất 6 lượng ADHP của các Tòa án trong thực tiễn xét xử và gợi mở hướng nghiên cứu về phương diện xã hội học ADHP. 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án 6.1. Ý nghĩa lý luận Luận án là công trình nghiên cứu một cách toàn diện có hệ thống về ADHP; các kết quả nghiên cứu sẽ góp phần làm giàu có và phong phú thêm hệ thống tri thức, sự hiểu biết sâu, rộng hơn về lĩnh vực ADHP. Luận án có giá trị trong việc thiết lập một định hướng nghiên cứu mới về ADHP, thiết lập ADHP thành một nội dung khoa học không thể thiếu trong hệ thống khoa học luật hình sự và hoạch định xây dựng, hoàn thiện hệ thống pháp luật hình sự. 6.2. Ý nghĩa thực tiễn Các kết quả nghiên cứu của luận án có thể được sử dụng để triển khai đánh giá thực tiễn sự tác động của ADHP đối với chính sách hình sự ở nước ta hiện nay; đánh giá thực tiễn xu hướng phát triển về hình phạt trong BLHS. Luận án góp phần vào việc nhận thức và áp dụng đúng đắn các quy định của pháp luật về hình phạt, đánh giá tính hiệu quả của từng loại hình phạt mà Tòa án áp dụng khi xét xử trong thời gian qua; khắc phục những sai sót trong thực tiễn ADHP; là căn cứ để tiếp tục xây dựng các định hướng, giải pháp nhằm nâng cao chất lượng ADHP trong thực tiễn xét xử của Hệ thống Tòa án nhân dân trong giai đoạn cải cách tư pháp và hội nhập quốc tế hiện nay. Luận án có thể được sử dụng làm tài liệu tham khảo trong quá trình nghiên cứu, giảng dạy, học tập môn luật hình sự và làm việc chuyên môn về lĩnh vực hình sự và tố tụng hình sự. 7. Kết cấu của Luận án Ngoài phần mở đầu, kết luận, phần phụ lục, danh mục các công trình nghiên cứu của tác giả đã công bố liên quan đến luận án và danh mục tài liệu tham khảo, luận án có bố cục gồm có 4 chương, 10 mục và các tiểu mục. 7 Chương 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN 1.1. Tình hình nghiên cứu ở ngoài nước Nghiên cứu về hình phạt và ADHP phổ biến ở nhiều quốc gia trên thế giới, nhất là ở các quốc gia có nền khoa học pháp lý phát triển như Nga, Mỹ và một số nước Tây Âu. Những nghiên cứu khoa học về lĩnh vực ADHP là khá phong phú, đa dạng, thể hiện những trường phái, quan điểm nghiên cứu riêng, gợi mở các hướng nghiên cứu khác nhau. Một số nghiên cứu điển hình về các phương diện xã hội của hình phạt, tiêu biểu có thể kể đến như tác phẩm “Hình phạt, mục đích và hiệu quả của nó” của tác giả Sargororotxki được xuất bản vào năm 1973; tác phẩm “Hình phạt, chức năng xã hội và thực tiễn ứng dụng” của tác giả Galperin I.M được xuất bản vào năm 1983; tác phẩm “Tội phạm, hình phạt và hệ thống pháp luật Hoa Kỳ (Crime, Punishment and the American Criminal Justice System)” của tác giả Martin Blinder được xuất bản năm 2015. Các tác phẩm này đã đề cập đến các loại hình phạt, mục đích của các loại hình phạt, các chức năng xã hội của hình phạt và sự tác động, ảnh hưởng rất lớn của hình phạt đến thực tiễn đời sống xã hội, điều chỉnh các quan hệ xã hội phức tạp. Một số tác phẩm nghiên cứu đề cập đến mục đích của hình phạt hay QĐHP, tiêu biểu như tác phẩm “An introdution to the criminal law in Australia - Macmillan and Co.limited, ST.Martin’s Street, London (Chương VI - Hình phạt và việc xử lý người phạm tội) của tác giả J.V.Barry and G.W. Paton; tác phẩm“Mục đích của hình phạt (The Purposes of Punishment)” của tác giả Glenn Cassidy được xuất bản năm 2013; tác phẩm “Introdution to Criminal Justice - McGRaw - HiLL, INC (Phần III và Phần IV)” của tác giả Patrick R.Anderson and Donal J.Newman; tác phẩm “Tội phạm bị trừng phạt như thế nào? (HowAre Crimes Punished?)” của tác giả Janet Portman được xuất bản năm 2014 đã nêu ra những thay đổi mục đích, lý thuyết về QĐHP 8 sau khi có những thay đổi về chính trị của Hoa Kỳ. Trừng phạt là để người phạm tội ăn năn xám hối về hành vi và hậu quả của hành vi phạm tội mà mình đã gây ra; đồng thời cũng là để răn đe, phòng ngừa tội phạm trong tương lai, hình thành tâm lý cho những người khác sẽ tránh phạm tội tương tự. Nghiên cứu còn chỉ ra hình thức quản chế có thể được áp đặt sau khi bị cáo đã chấp hành một phần của án tù; Tòa án có thể tuyên hình phạt tiền thay vì hình phạt tù trong nhiều tội phạm của luật hình sự Hoa Kỳ. Ngoài ra, tác phẩm “Lịch sử ngắn gọn của hình phạt (A brief history of punishments)” của tác giả Tim Lambert được xuất bản năm 2010 đã thống kê các hình phạt được áp dụng trong quá trình phát triển của lịch sử xã hội. Trong đó, có một số hình thức xử phạt cổ, điển hình như trục xuất, đánh đòn, chặt đầu, đun sôi, treo cổ, hành quyết công khai, tứ mã phanh thây, lao động khổ sai, đầu độc, nô lệ. Nghiên cứu thể hiện việc QĐHP đối với người chưa thành viên vi phạm pháp luật, điển hình là tác phẩm “13 hình phạt phổ biến được áp dụng cho tội phạm vị thành niên (13 Typical Punishment For Juvenile Offenders)” của tác giả Matthew B.Wallin được xuất bản năm 2014. Tác giả đã phân tích đường lối xử lý trong pháp luật hình sự của Hoa Kỳ đối với người phạm tội vị thành niên. Theo đó, người phạm tội dưới 18 tuổi được xét xử trước một Thẩm phán và một công tố viên tại Tòa vị thành niên mà không có Bồi thẩm đoàn. Khi Thẩm phán xem xét xác định người chưa thành niên vi phạm luật hình sự thì có thể ra lệnh giam giữ nhưng có nhiều cấp độ khác nhau như quản thúc tại gia, trại giáo dưỡng, nhà tù trưởng thành; hoặc không giam giữ như phạt tiền, lao động công ích, đeo vòng kiểm soát. Tác phẩm “Hình phạt cho vị thành niên có nên thay đổi? (Punishment for juivenile crime - should it be diferent?)” của tác giả Paul Samakow được xuất bản năm 2014. Tác giả đã nêu nguyên nhân phạm tội trong một vụ án của hai học sinh 16 tuổi bắn bạn chỉ vì cảm thấy cuộc sống nhàm chán và đặt ra vấn đề thay đổi khung hình phạt đối với tội phạm chưa thành niên. Theo tác giả, tuyên án người chưa thành niên phạm tội nhẹ hơn so với người trưởng thành phạm tội là thể hiện 9 tinh thần nhân đạo; tuy nhiên, cần nâng mức hình phạt đối với lứa tuổi thanh thiếu niên vì ở lứa tuổi này có nhiều người phạm tội nghiêm trọng. Hình phạt tử hình cũng là vấn đề được nhiều nhà nghiên cứu quan tâm. Tiêu biểu là tác phẩm “Về tội phạm và hình phạt (On Crimes and Punishments)” của tác giả Cesare Beccaria được xuất bản năm 1974. Tác phẩm được xuất bản bằng tiếng Italia và được dịch sang tiếng Anh năm 1980. Theo tác giả không cần thiết tước đi quyền sống của người phạm tội mà có thể tước đi các quyền khác của họ là đủ để đạt mục đích xử lý người phạm tội. Hình phạt tử hình dù nghiêm khắc nhưng không có tác dụng răn đe, phòng ngừa tội phạm bằng các hình phạt khác.Mọi án tử hình đều không cần thiết, sai trái, thiếu công bằng và rất dã man. Tác phẩm “5 lý do để bỏ hình phạt tử hình (5 reasons to abolish the death penalty)” của tác giả Jacinda Valeontis được xuất bản năm 2012 đã nêu 5 lý do mà các quốc gia nên bãi bỏ hình phạt tử hình gồm: Có nguy cơ xử tử nhầm người vô tội; thực tiễn có việc áp dụng tùy tiện hình phạt tử hình; hình phạt tử hình không phù hợp với nhân quyền và phẩm giá của con người; tử hình răn đe tội phạm không hiệu quả; dư luận xã hội không phải là trở ngại lớn của việc bãi bỏ hình phạt tử hình đối với một quốc gia. Thực tiễn trong đấu tranh phòng ngừa và chống tội phạm không nhất thiết phải duy trì hình phạt tử hình để tước đi quyền sống của người phạm tội mà có thể lựa chọn biện pháp khác để thay thế. Các tác phẩm kể trên chưa thể khái quát được toàn bộ tình hình nghiên cứu ở nước ngoài về ADHP nhưng phần nào đã giúp chúng ta bước đầu xây dựng những luận điểm mang tính phương pháp luận sau đây: Một là, đã chỉ ra một cách có căn cứ khoa học về việc cần triển khai một hướng nghiên cứu mới, toàn diện về ADHP. Hai là, thấy rõ tầm quan trọng của hình phạt và việc ADHP có tác động, ảnh hưởng lớn đến đời sống xã hội của một quốc gia; ý nghĩa quan trọng của hình phạt trong cuộc sống xã hội. 10 Ba là, định hướng xu thế phát triển của hệ thống hình phạt và việc áp dụng HTHP trong thực tiễn đời sống xã hội của mỗi quốc gia; mở ra hướng nghiên cứu toàn diện, sâu, rộng hơn về ADHP. 1.2. Tình hình nghiên cứu trong nước 1.2.1. Tình hình nghiên cứu về áp dụng hình phạt Hiện nay, có các công trình nghiên cứu những vấn đề liên quan đến ADHP, về ADPL ở các mức độ, bình diện khác nhau và được công bố dưới dạng là sách giáo trình, sách chuyên khảo, luận án tiến sỹ, luận văn thạc sỹ, tạp chí, báo khoa học… Trong phạm vi của luận án, tác giả chỉ ra một số công trình tiêu biểu. Một số công trình nghiên cứu về ADHP dưới dạng là những luận văn thạc sĩ, tiêu biểu như: Nguyễn Thành Chung (2018), "Áp dụng hình phạt tù có thời hạn theo pháp luật hình sự Việt Nam từ thực tiễn tỉnh Quảng Ninh"; Hồ Ngọc Linh (2018) “Áp dụng hình phạt đối với người dưới 18 tuổi phạm tội từ thực tiễn tỉnh Hải Dương”; Nguyễn Thanh Liêm (2019), “Áp dụng hình phạt theo pháp luật hình sự Việt Nam từ thực tiễn tỉnh Long An”… Tình hình nghiên cứu về ADHP cho thấy đã có những đóng góp về mặt khoa học của các công trình này, phản ánh những vấn đề lý luận cơ bản về ADHP và được khái quát như sau: Một là, bước đầu các tác giả đã nêu được khái niệm ADHP, một số vấn đề chung về lý luận ADHP, tuy nhiên chưa thực sự toàn diện và đầy đủ. Hai là, các nghiên cứu trên đều được xuất phát từ nền tảng lý luận cơ bản của pháp luật hình sự, đó là những quy định của BLHS về khái niệm, đặc điểm, bản chất, phạm vi ADPL, QĐHP và chính sách hình sự của Nhà nước. Ba là, các nội dung nghiên cứu được triển khai trên cơ sở phân tích, bình luận các quy phạm thực định để làm sáng tỏ nội hàm khái niệm, đặc điểm, nội dung, ý nghĩa của ADHP và chính sách hình sự. 1.2.2. Tình hình nghiên cứu về hình phạt Các công trình liên quan đến chủ đề này có rất nhiều và được công bố dưới nhiều hình thức khác nhau, có thể chỉ ra các công trình tiêu biểu sau: 11 Thứ nhất: Những công trình nghiên cứu về khái niệm, đặc điểm, mục đích và hiệu quả của hình phạt. Nghiên cứu về hình phạt trước tiên cần làm sáng tỏ các vấn đề lý luận cơ bản về khái niệm, đặc điểm, bản chất, mục đích và hiệu quả của hình phạt. Trong thời gian qua, những vấn đề này được đề cập trong các nghiên cứu ở các mức độ khác nhau. Các nghiên cứu về vấn đề này được trình bày trong các sách, báo, tạp chí, sách giáo trình, sách chuyên khảo về luật hình sự. Tiêu biểu như: Nguyễn Ngọc Hòa (Chủ biên), “Giáo trình Luật hình sự Việt Nam, Tập 1 và Tập 2”, Nxb Công an Nhân dân, Hà Nội, 2011; Lê Văn Cảm (Chủ biên), “Giáo trình Luật hình sự”, Nxb Đại học Quốc gia, Hà Nội, 2012; Lê Văn Cảm, “Những vấn đề cơ bản trong khoa học luật hình sự (Phần chung)”, Nxb Đại học Quốc gia, Hà Nội, 2005; tác phẩm của Viện nghiên cứu Khoa học pháp lý Bộ Tư pháp (1995), ”Hình phạt trong luật hình sự Việt Nam”, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội; Nguyễn Ngọc Hòa, “Mục đích của hình phạt”, Tạp chí Luật học, số 1/1999; Nguyễn Mạnh Kháng, “Hình phạt: Một số vấn đề lý luận”, Tạp chí Nhà nước và Pháp luật, số 10/2000; Dương Tuyết Miên, “Bàn về mục đích của hình phạt”, Tạp chí Luật học, số 3/2000; Nguyễn Sơn, “Bàn về bản chất và chức năng của hình phạt”, Tạp chí Nhà nước và Pháp luật, số 9/2002; Võ Khánh Linh, “Bản chất xã hội của hình phạt: Một số vấn đề lý luận”, Tạp chí Nhân lực Khoa học xã hội, số 06/2016; Võ Khánh Linh (2017), “Xã hội học hình phạt: Những vấn đề lý luận và thực tiễn”, Luận án Tiến sỹ Luật học; Hồ Sỹ Sơn, “Khái niệm hình phạt và mục đích của hình phạt nhìn từ hệ thống pháp luật Anh - Mỹ”, Tạp chí Nhà nước và Pháp luật, số 2/2007… Những công trình tiêu biểu nêu trên tập trung làm rõ khái niệm, đặc điểm, mục đích và hiệu quả của hình phạt. Về khái niệm hình phạt, các nhà nghiên cứu cơ bản đồng nhất quan điểm với cách định nghĩa theo quy định của BLHS năm 1999. Tuy nhiên, quy định của BLHS năm 2015 đã có nhiều thay đổi trong khái niệm hình phạt, do đó, các nghiên cứu về khái niệm hình 12 phạt cần được đẩy mạnh hơn trong thời gian tới. Về đặc điểm của hình phạt có thể thấy các đặc điểm nổi trội của hình phạt được đa số các nhà nghiên cứu thừa nhận đó là hình phạt là biện pháp cưỡng chế nghiêm khắc nhất, được luật hình sự thừa nhận và do Tòa án áp dụng, hình phạt chỉ có thể áp dụng đối với người có hành vi phạm tội. Các kết quả nghiên cứu cũng đã làm sáng tỏ một cách cơ bản về bản chất của hình phạt. Các nghiên cứu này đều chỉ ra tính giai cấp và tính xã hội với tính cách là các mặt trong bản chất của hình phạt. Mục đích của hình phạt là một trong những vấn đề lý luận của hình phạt, và đây cũng là vấn đề được nghiên cứu một cách cơ bản trong những công trình khoa học nêu trên. Các lý giải về vấn đề này cho thấy, mục đích của hình phạt được hiểu là tính hiệu quả của toàn bộ quá trình xây dựng, áp dụng, thi hành hình phạt đối với người phạm tội mà nhà lập pháp muốn hướng tới và đạt được. Hầu hết các nhà nghiên cứu đều chỉ ra rằng hình phạt có hai mục đích chính là phòng ngừa chung và phòng ngừa riêng. Tuy nhiên, về vấn đề trừng trị có là một mục đích của hình phạt hay không thì vẫn còn có nhiều sự tranh luận trái chiều. Các nghiên cứu cũng chỉ ra chất lượng, hiệu quả của hình phạt chính là mức độ đạt được mục đích của hình phạt trên cơ sở cần thiết sử dụng yếu tố cưỡng chế. Thứ hai: Những công trình nghiên cứu về hệ thống hình phạt và các loại hình phạt. Trong thời gian qua có rất nhiều công trình khoa học quan tâm nghiên cứu về HTHP và các loại hình phạt. Một số công trình nghiên cứu tiêu biểu có thể kể đến: Nguyễn Văn Vĩnh, “Hệ thống hình phạt trong luật hình sự Việt Nam”, Luận án Cao học Luật, 1996; Đặng Đức Thạo, “Hệ thống hình phạt trong luật hình sự Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam”, Luận án Cao học Luật, 1996. Nguyễn Phi Hùng, “Những vấn đề về hệ thống hình phạt trong luật hình sự Việt Nam”, Luận án Cao học Luật, 1996; Trịnh Quốc Toản, “Tìm hiểu hệ thống hình phạt trong Bộ luật Hình sự mới của Cộng hòa Pháp”, Tạp chí Nhà nước và Pháp luật, số 5/2001; Lê Văn Cảm, “Một số vấn 13 đề cơ bản về hình phạt”, Tạp chí Công an nhân dân, số 5/2001; Lê Văn Cảm,“Hình phạt và hệ thống hình phạt”, Tạp chí Tòa án nhân dân, số 14/2007; Lê Văn Cảm - Trịnh Tiến Việt, “Thực trạng các quy định của pháp luật hình sự Việt Nam về hệ thống hình phạt và phương hướng hoàn thiện”, Tạp chí Khoa học Đại học Quốc gia Hà Nội, 2008; Phạm Văn Báu, “So sánh quy định về hệ thống hình phạt trong luật hình sự Việt Nam và luật hình sự Trung Quốc”, Tạp chí Luật học, số 8/2013; Ngô Thế Tiến, “Nguyên tắc cá thể hóa hình phạt trong luật hình sự Việt Nam”, Luận án Thạc sỹ Luật, 1998; Nguyễn Minh Khuê, “Hiệu quả của các hình phạt chính trong hệ thống hình phạt của Việt Nam - đánh giá dưới góc độ chi phí xã hội”, Tạp chí Nhà nước và Pháp luật, số 1/2014; Nguyễn Sơn,“Các hình phạt chính trong luật hình sự Việt Nam”, Luận án Tiến sỹ Luật học, Hà Nội, 2002; Nguyễn Minh Khuê, “Các hình phạt chính không tước tự do trong luật hình sự Việt Nam”, Luận án Tiến sỹ luật học, Hà Nội, 2015; Nguyễn Sơn, “Các hình phạt chính ngoài hình phạt tù và tử hình trong luật hình sự Việt Nam”, Luận án Thạc sỹ Luật, 1997; Trịnh Quốc Toản, “Những vấn đề lý luận và thực tiễn về hình phạt bổ sung trong luật hình sự Việt Nam”, Nxb Đại học Quốc gia, Hà Nội, 2011; Trịnh Quốc Toản, “Về khái niệm và đặc điểm của hình phạt bổ sung trong luật hình sự”, Tạp chí Khoa học Đại học Quốc gia Hà Nội, số 25/2009; Trịnh Quốc Toản, “Lịch sử của chế định hình phạt bổ sung trong luật hình sự Việt Nam từ năm 1945 đến nay”, Tạp chí Nhà nước và Pháp luật, số 2/2010. Các tác giả đã phân tích làm rõ cơ sở lý luận chung, khái niệm, đặc điểm, nội dung, vai trò, ý nghĩa của các hình phạt chính, hình phạt bổ sung trong HTHP hiện hành của BLHS; đánh giá tình hình tội phạm, thực tiễn ADHP và hiệu quả của nó. Xuất phát từ nhu cầu hoàn thiện HTHP, các nghiên cứu đưa ra những căn cứ khoa học, xác định các điều kiện nâng cao hiệu quả của các hình phạt chính, hình phạt bổ sung trong thực tiễn theo luật hình sự Việt Nam. Phân tích các yếu tố bảo đảm hiệu quả của các hình phạt chính, hình phạt bổ sung trong hoạt động lập pháp, trong quá trình QĐHP, trong giai đoạn chấp 14 hành hình phạt và trong phạm vi môi trường xã hội. Các luận giải về khái niệm đều đưa đến nhận thức chung về HTHP là danh mục các loại hình phạt được quy định trong BLHS, các loại hình phạt được sắp xếp theo thứ tự căn cứ vào mức độ nghiêm khắc của từng hình phạt được thể hiện. Phạt tiền là hình phạt trong HTHP ở nước ta hiện nay. Một số công trình nghiên cứu về hình phạt tiền tiêu biểu như: Phùng Thị Hải Ngọc, “Hình phạt tiền trong luật hình sự Việt Nam”, Luận án Tiến sỹ Luật học, 2015; Vũ Lai Bằng, “Hình phạt tiền trong luật hình sự Việt Nam: Những vấn đề lý luận và thực tiễn”, Luận án Cao học Luật, 1997; Nguyễn Long Cường, “Hình phạt tiền trong luật hình sự Việt Nam - Những vấn đề lý luận và thực tiễn”, Luận văn Thạc sỹ, 2006; Ngô Văn Dũng, “Hình phạt tiền theo luật hình sự Việt Nam từ thực tiễn tỉnh Bắc Giang”, Luận văn Thạc sỹ, 2014; Nguyễn Văn Đức, “Hình phạt tiền theo pháp luật hình sự Việt Nam từ thực tiễn tỉnh Long An”, Luận văn Thạc sỹ, 2014; Văn Bảo Quốc, “Hình phạt tiền theo pháp luật hình sự Việt Nam từ thực tiễn tỉnh Tây Ninh”, Luận văn Thạc sỹ, 2015; Nguyễn Sơn, “Về hình phạt tiền”, Tạp chí Nhà nước và Pháp luật số 4, 1999; Trịnh Quốc Toản, “Về hình phạt tiền trong luật hình sự một số nước”, Tạp chí Nhà nước và Pháp luật, số 7/2002; Đỗ Văn Chỉnh, “Hình phạt tiền và thực tiễn áp dụng”, Tạp chí Tòa án nhân dân, số 5/2009; Trần Thúy Hằng, “Cần bổ sung, sửa đổi các điều kiện áp dụng hình phạt tiền và hình phạt cải tạo không giam giữ trong Bộ luật hình sự”, Tạp chí Kiểm sát, số 18/2010; Nguyễn Hải Băng, “Hình phạt tiền theo quy định của Bộ luật Hình sự năm 1999 và một số kiến nghị, sửa đổi”, Tạp chí Tòa án nhân dân, số 1/2011; Nguyễn Đức Tuất, “Phạt tiền có được áp dụng là hình phạt chính khi khung hình phạt áp dụng có quy định mức cao nhất đến năm năm tù”, Tạp chí Tòa án nhân dân, số 1/2011; Dương Tuyết Miên, “Về phạt tiền và cải tạo không giam giữ”, Tạp chí Luật học, số 3/2015. Các nghiên cứu đã chỉ ra những vấn đề lý luận chung về hình phạt tiền, phân tích sâu sắc khái niệm, đặc điểm, vai trò, ý nghĩa, tác dụng, các điều kiện ADHP này trong các trường hợp là hình 15 phạt chính hoặc hình phạt bổ sung. Tuy nhiên, các tác giả mới chỉ nghiên cứu sâu và đánh giá thực tiễn ADHP tiền và rút ra một số kinh nghiệm để nâng cao hiệu quả, chất lượng khi ADHP tiền theo pháp luật hình sự Việt Nam. Cải tạo không giam giữ là hình phạt chính trong HTHP ở nước ta. Một số công trình nghiên cứu tiêu biểu về hình phạt này có thể kể đến: Phạm Thị Hiền, “Hình phạt cải tạo không giam giữ trong luật hình sự Việt Nam”, Luận văn Thạc sỹ, 2007; Lê Thanh Hùng, “Hình phạt cải tạo không giam giữ theo luật hình sự Việt Nam và thực tiễn áp dụng tại địa bàn tỉnh Thanh Hóa”, Luận văn Thạc sỹ, 2014; Hoàng Quảng Lực, “Về hình phạt cải tạo không giam giữ qua một vụ án”, Tạp chí Nhà nước và Pháp luật, số 6/2000; Lý Văn Tầm, “Hoàn thiện các quy định của Bộ luật Hình sự về hình phạt cải tạo không giam giữ”, Tạp chí Kiểm sát, số 13/2013. Các công trình này đã nghiên cứu một số vấn đề cơ bản về hình phạt cải tạo không giam giữ như khái niệm, nội dung, điều kiện, căn cứ và các bảo đảm trong quá trình ADHP này. Các công trình khoa học đã đề cập về hiệu quả của hình phạt cải tạo không giam giữ qua khả năng tác động của quần chúng trong cải tạo, giáo dục người chấp hành hình phạt, tỉ lệ tái phạm của người phạm tội trong hoặc sau quá trình chấp hành hình phạt. Hình phạt tù là hình phạt chính trong HTHP ở nước ta, hình phạt tù bao gồm tù có thời hạn và tù chung thân. Một số công trình nghiên cứu tiêu biểu về hình phạt tù nói chung có thể kể đến như: Đào Tú Hoa, “Hình phạt tù trong luật hình sự Việt Nam: Những vấn đề lý luận và thực tiễn”, Luận văn Thạc sỹ, 2006; Đỗ Ngọc Thùy, “Hình phạt tù đối với người chưa thành niên phạm tội - Lý luận và thực tiễn áp dụng”, Luận văn Thạc sỹ, 2011; Nguyễn Thị Thu Huyền,“Hình phạt tù có thời hạn áp dụng đối với người chưa thành niên phạm tội theo luật hình sự Việt Nam”, Luận văn Thạc sỹ, 2012; Trần Thị Thu Hằng, “Hình phạt tù và thi hành hình phạt tù - Những vấn đề lý luận và thực tiễn”, Luận văn Thạc sỹ, 2012; Nguyễn Thị Hải Yến, “Hình phạt tù chung thân trong luật hình sự Việt Nam”, Luận văn Thạc sỹ, 2012; Phạm 16
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan