Đăng ký Đăng nhập

Tài liệu Bai 2

.DOC
26
516
126
  • BÀI 2
    LẬP TRÌNH VỚI S7-300 VÀ MÔ PHỎNG BẰNG PLCSIM
    1. Cấu trúc của S7-300.
    1.1. Cấu trúc chung
    Nói chung một bộ PLC đều có cấu trúc chung như sau:
    1.2. Cấu trúc bộ nhớ
    Bộ nhớ S7-300 được chia làm 3 vùng chính :
    Vùng 1: Vùng chứa chương trình ứng dụng. Gồm 3 miền
    OB (Organisation block) :Miền chương trình tổ chức.
    FC (Function) : Miền chương trình con được tổ chức thành hàm biến hình
    thức để trao đổi dữ liệu với chương trình đã gọi nó .
    FB (Function block) : Miền chương trình con, dược tổ chức thành hàm
    khả năng trao đổi dữ liệu vớ bất cứ khối chương trình khác
    và các dữ liệu này phải được xây dựng trong khối dữ liệu riêng DB ( Data block)
    CPU
    Bộ nhớ chương trình
    Bộ đệm
    vào/ra
    Khối vi xử lý
    trung tâm
    +
    Hệ điều hành
    Timer
    Counter
    Bit cờ
    Cổng vào/ra
    onboard
    Cổng vào/ra
    onboard
    Cổng ngắt và
    đếm tốc độ cao
    Cổng ngắt và
    đếm tốc độ cao
    Bus của PLC
    Quản lý ghép nối
    Quản lý ghép nối
    Trang 1
  • Vùng 2: Vùng chứa tham số của HDH chương trình ứng dụng, được phân
    chia thành 7 miền khác nhau, gồm có:
    I (Process image input ): Miền bộ đệm các dữ liệu cổng vào số. Trước khi bắt
    đầu thực hiện chương trình, PLC sẽ chuyển giá trị logic của bộ đệm Q tới các
    cổng ra số.
    Q (Process image output): Miền đệm các dữ liệu cổng ra số. Kết thúc chương
    trình, PLC sẽ đọc giá trị logic của bộ đệm Q tới các cổng ra số.
    M: Miền biến cờ. Chương trình lưu giữ các tham số cần thiết.
    T: Miền nhớ phục vụ thời gian (Timer)
    C: Miền nhớ phục vụ bộ đếm (Counter)
    PI: Miền địa chỉ cổng vào các module tương tự (I/O External input)
    PQ: Miền địa chỉ cổng ra cho các module tương tự(I/O External output)
    Vùng 3: Vùng chứa các khối dữ liệu, chia thành 2 loại:
    DB(data block): Miền chứa dữ liệu được tổ chức thành khối. Kích thước cũng
    như số lượng do người sử dụng quy định.
    L (local data block): Miền dữ liệu địa phương.
    1.3. Các thanh ghi.
    1.3.1. Thanh ghi trạng thái .
    Khi thực hiện lệnh, CPU sẽ ghi nhận lại trạng thái trung gian cũng như kết quả
    vào 1 thanh ghi đặc biệt 16 bits, được gọi thanh ghi trạng thái, tuy nhiên ta chỉ sử
    dụng 9 bits với cấu trúc như sau:
    BR CC1 CC0 OV OS OR STA RLO FC
    Trang 2
  • FC(First check): Khi phải thực hiện các lệnh logic liên tiếp nhau gồm các phép
    tính ^, v và nghịch đảo, bit FC có giá trị bằng 1.
    RLO(Result of logic operation): Kết quả tức thời của phép tính logic vừa đươc
    thực hiện.
    STA(Status bit): luôn có giá trị logic của tiếp điểm được chỉ định trong lệnh.
    OR: Ghi lại giá trị của phép logic ^ cuối cùng thực hiện phụ giúp cho việc thực
    hiện phép toán v sau đó.
    OS(Stored overflow bit): Bit ghi lại giá trị bit bị tràn ra ngoài mảng ô nhớ.
    OV(Overflow bit): Bit báo kết quả phép tính bị tràn ra ngoài mảng ô nhớ.
    CC0, CC1 (condition code): Hai bit báo trạng thái của kết quả phép tính với số
    nguyên, số thực, phép dịch chuyển hoặc phép tính logic trong ACCU.
    Cụ thể :
    Khi thực hiện lệnh toán học như cộng, trừ, nhân ,chia với số nguyên hoặc
    số thực.
    Khi thực hiện lệnh toán học với số nguyên nhưng kết quả bị tràn ô nhớ
    Khi thực hiện lệnh toán học với số thực nhưng kết quả bị tràn ô nhớ
    CC1 CC0 Ý nghĩa
    0 0 kết quả bằng 0
    0 1 kết quả nhỏ hơn 0
    1 0 kết quả lơn hơn 0
    CC1 CC0 Ý nghĩa
    0 0
    kết quả quá nhỏ khi thực
    hiện lệnh cộng(I,D)
    0 1
    kết quả quá nhỏ khi thực
    hiện nhân(I,D) hoặc quá
    lớn khi thực hiện lệnh
    cộng trừ(I,D)
    1 0
    kết quả quá lớn khi thực
    hiện lệnh nhân, chia (I,D)
    hoặc quá nhỏ khi thực
    hiện lệnh cộng, trừ
    1 1 kết quả bị tràn do thực
    hiện lệnh chia cho 0
    Trang 3
  • Khi thực hiện lệnh dịch chuyển.
    Khi thực hiện lệnh logic trong ACCU.
    -BR(Binary result bit): Bit trạng thái cho phép liên kết 2 loại ngôn ngữ STL và LAD
    1.3.2. Thanh ghi ACCU.
    Các CPU của S7-300 thường có hai thanh ghi Accumulator (ACCU) hiệu
    ACCU1 ACCU2. Hai thanh ghi này cùng kích thước 32 bits. Mọi phép tính toán
    học trên số thực, số nguyên…đều được thực hiện trên 2 thanh ghi này.
    Cấu trúc 2 thanh ghi này như sau:
    31 24 23 16 15 8 7 0
    ACCU1
    31 24 23 16 15 8 7 0
    ACCU2
    Từ cao Từ thấp
    CC1 CC0 Ý nghĩa
    0 0 Kết quả có mũ e quá lớn
    0 1 KQ có mantissa quá nhỏ
    1 0 KQcó mantissa quá lớn
    1 0 Phép tính sai quy chuẩn
    CC1 CC0 Ý nghĩa
    0 0 GT bit bị đẩy ra bằng 0
    1 0 GT bit bị đẩy ra bằng 1
    CC1 CC0 Ý nghĩa
    0 0 KQ bằng 0
    1 0 KQ khác 0
    Byte cao Byte thấp Byte cao Byte thấp
    Byte cao Byte thấp Byte cao Byte thấp
    Trang 4
  • 2. Các kiểu dữ liệu và các phép toán
    2.1. Các kiểu dữ liệu.
    TT Kiểu dữ liệu Giá trị
    1 BOOL Có giá trị logic 0,1
    2 BYTE
    Gồm 8 bit, thường dùng dùng để biểu diễn một số
    nguyên dương trong khoảng 255 hoặc mã ACSII của một
    ký tự
    VD: L B#16#07
    // Nạp số nguyên 07 theo số 16 độ dài 1 byte vào
    thanh ghi ACCU1
    3 WORD
    Gồm 2 byte, biểu diễn một số nguyên dương trong
    khoảng 0 đến 65535
    VD: L 100
    4 INT
    Dung lượng 2 byte, dùng dể biểu diễn một số nguyen
    trong khoảng -32768 đến 32767
    VD:
    5 DINT
    Gồm 4 byte, dùng để biểu diễn 1 số nguyên từ -
    2147483648 đến 2147483647
    VD : L #100
    6 REAL
    Gồm 4 bytes, dùng để biểu diễn 1 số thực dấu phẩy động.
    VD: L 100.0
    7 S5T(S5TIME)
    Khoảng thòi gian, tính theo giờ/phút/giây/mili giây
    VD : L S5T2h_1m_0s_5ms
    8 TOD
    Biểu diễn giá trị thời gian theo giờ/phut/giây
    VD : L TOD#5:20:07
    9 DATE
    Biểu diễn giá trị thờ gian tính theo năm/tháng/ngày
    VD : L DATE#2007-8-1
    // Lệnh khai báo ngày 1 tháng 8 năm 2007
    10 CHAR
    Biểu diễn 1 hoặc nhiều ký tự (nhiều nhất 4 ký tự)
    VD : L ‘DKS’
    2.2. Các phép toán.
    Ở đây ta chỉ giới thiệu các phép toán hay được sử dụng trong ngôn ngữ LAD
    Trang 5

Mô tả:

Bai giang S7 300 rất cơ bản, dễ hiểu

Tài liệu liên quan