Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Khoa học tự nhiên Môi trường Bài giảng môi trường và con người (trường đại học công nghiệp tp. hcm)...

Tài liệu Bài giảng môi trường và con người (trường đại học công nghiệp tp. hcm)

.PDF
192
1
97

Mô tả:

lOMoARcPSD|16911414 TRƢỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP TP.HCM VIỆN KHOA HỌC CÔNG NGHỆ VÀ QUẢN LÝ MÔI TRƢỜNG BÀI GIẢNG MÔI TRƢỜNG VÀ CON NGƢỜI (Tài liệu lưu hành nội bộ) THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH – 2021 i Downloaded by Nguynhavy Ha Vy ([email protected]) lOMoARcPSD|16911414 LỜI NÓI ĐẦU Môi trường và Con người có mối quan hệ qua lại và gắn bó mật thiết với nhau. Con người sử dụng các yếu tố trong môi trường tự nhiên nhằm phục vụ cho quá trình sinh sống và phát triển của mình, như hít thở khí trời, uống nước, khai thác tài nguyên thiên nhiên, v.v. Mỗi tác động của con người đến môi trường tự nhiên đều có những phản hồi tương ứng. Sự gia tăng dân số và quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa là nguyên nhân chính gây sự biến đổi về số lượng và chất lượng môi trường, gây sức ép rất lớn đến môi trường tự nhiên, dẫn đến ô nhiễm và suy thoái môi trường. Hiện nay trên toàn Trái Đất, con người đang phải hứng chịu và trả giá cho các vấn đề môi trường như: biến đổi khí hậu, nhiệt độ trái đất nóng lên, mực nước biển dâng, hiện tượng xâm nhập mặn ngày càng trầm trọng, sa mạc hóa ngày càng tăng, ô nhiễm môi trường, cạn kiệt tài nguyên thiên nhiên, xuất hiện nhiều dịch bệnh mới, v.v. Các vấn đề này ảnh hưởng trực tiếp đến các yếu tố thiết yếu cho cuộc sống như bầu không khí trong lành để thở, nước sạch để uống, cũng như sinh kế của con người. Để khắc phục tình trạng trên, đã đến lúc con người cần thay đổi cách ứng xử và hành động đối với môi trường. Con người cần có sự nhận thức đúng đắn và các hành động cụ thể, nhằm bảo vệ môi trường, góp phần cho sự phát triển bền vững. Việc đưa các nội dung về tác động qua qua lại giữa môi trường và con người vào hệ thống giáo dục nhằm nâng cao nhận thức cũng như thái độ của người dân đối với môi trường tự nhiên đã được triển khai ở nhiều quốc gia trong đó có Việt Nam. Môn học “Môi trường và Con người” được xây dựng cho sinh viên không thuộc chuyên ngành Môi trường, tại trường Đại học Công nghiệp TP. Hồ Chí Minh. Môn học này nhằm trang bị cho sinh viên những kiến thức cơ bản về các thành phần môi trường, vai trò của môi trường tự nhiên, tác động qua lại giữa môi trường và con người, nhằm nâng cao nhận thức của sinh viên về môi trường, từ đó có góp phần bảo vệ môi trường, lành mạnh hóa mối quan hệ giữa môi trường và con người, và hướng đến phát triển bền vững. Bài giảng môn học “Môi trường và Con người” gồm có 6 chương: - Chương 1: Giới thiệu Chương 2: Bảo vệ nguồn nước và nước sạch ii Downloaded by Nguynhavy Ha Vy ([email protected]) lOMoARcPSD|16911414 - Chương 3: Chất lượng không khí và sức khỏe Chương 4. Rác thải và kinh tế tuần hoàn Chương 5. Bảo tồn cây xanh và động vật hoang dã Chương 6. Năng lượng sạch Do kiến thức về lĩnh vực môi trường rất rộng, trong khuôn khổ một bài giảng không thể đề cập đầy đủ hết, vì vậy không tránh khỏi những thiếu sót. Chúng tôi rất mong nhận được sự góp ý, xây dựng của các bạn đọc để nhóm biên soạn cập nhật, sửa chữa, bổ sung và hoàn thiện bài giảng./. Xin chân thành cảm ơn! Nhóm biên soạn iii Downloaded by Nguynhavy Ha Vy ([email protected]) lOMoARcPSD|16911414 MỤC LỤC CHƢƠNG 1 1 GIỚI THIỆU 1 1.1. CÁC KHÁI NIỆM VỀ MÔI TRƢỜNG VÀ CON NGƢỜI 1 1.1.1. Định nghĩa Môi trƣờng 1 1.1.2. Các chức năng cơ bản của môi trƣờng 1 1.1.3. Một số khái niệm Môi trƣờng cơ bản khác 2 1.1.4. Con ngƣời và vị trí trong sinh giới 4 1.1.5. Dân số và Môi trƣờng 5 1.1.6. Những vấn đề môi trƣờng cấp bách 7 1.2. SỐNG XANH 11 1.2.1. Các khái niệm về Sống xanh 11 1.2.2. Tiêu chí sống xanh 14 1.2.3. Các bƣớc tiếp cận lối sống xanh 17 1.2.4. Các dự án và hoạt động 19 1.2.5. Cƣ dân xanh IUH 21 CHƢƠNG 2 24 BẢO VỆ NGUỒN NƢỚC VÀ NƢỚC SẠCH 24 2.1. NƢỚC LÀ NGUỒN TÀI NGUYÊN QUÝ GIÁ 24 2.1.1. Một số khái niệm 24 2.1.2. Tính chất của nƣớc 24 2.1.3. Sự phân bố của nƣớc 25 2.1.4. Các nguồn nƣớc tự nhiên 26 2.1.5. Vòng tuần hoàn của nƣớc 27 2.1.6. Vai trò của nƣớc đối với đời sống con ngƣời 29 2.2. HIỆN TRẠNG CÁC NGUỒN NƢỚC TẠI VIỆT NAM 30 2.2.1. Nguồn tài nguyên nƣớc của Việt Nam 30 2.2.2. Những nguy cơ thiếu hụt nguồn nƣớc 32 2.3. CHẤT LƢỢNG NƢỚC 36 2.3.1. Các yêu cầu về chất lƣợng nƣớc 36 2.3.2. Các thông số đánh giá chất lƣợng nƣớc 37 2.3.3. Ô nhiễm nguồn nƣớc 39 iv Downloaded by Nguynhavy Ha Vy ([email protected]) lOMoARcPSD|16911414 2.4. HÀNH ĐỘNG BẢO VỆ VÀ CẢI THIỆN NGUỒN NƢỚC 42 2.4.1. Quy chuẩn chất lƣợng nƣớc 42 2.4.2. Các biện pháp giảm thiểu ô nhiễm nƣớc 43 2.4.3. Các biện pháp bảo vệ và chống suy thoái nguồn nƣớc 45 CHƢƠNG 3 49 CHẤT LƢỢNG KHÔNG KHÍ VÀ SỨC KHỎE 49 3.1. KHÍ QUYỂN 49 3.1.1. Cấu trúc các tầng của khí quyển 49 3.1.2. Vai trò của khí quyển đối với đời sống trên trái đất 51 3.2. TỔNG QUAN VỀ MÔI TRƢỜNG KHÔNG KHÍ 53 3.2.1. Vai trò của môi trƣờng 53 3.2.2. Thông số vật lý của không khí ẩm 55 3.3. CHẤT LƢỢNG KHÔNG KHÍ 3.3.1. Khái niệm 56 56 3.3.2. Giới thiệu và hƣớng dẫn sử dụng phần mềm ứng dụng đánh giá nhanh chất lƣợng không khí 56 3.4. Ô NHIỄM MÔI TRƢỜNG KHÔNG KHÍ 3.4.1. Khái niệm 61 61 3.4.2. Phân loại chất ô nhiễm không khí 3.4.3. Các nguồn gốc ảnh hƣởng đến chất lƣợng không khí 3.5. ẢNH HƢỞNG CỦA CHẤT LƢỢNG KHÔNG KHÍ 61 62 66 3.5.1. Ảnh hƣởng của chất lƣợng không khí tới sức khỏe con ngƣời 66 3.5.2. Ảnh hƣờng lên cây trồng và các vật chất khác 68 3.5.3. Một số vấn đề toàn cầu do ô nhiễm môi trƣờng không khí 69 3.6. BẢO VỆ SỨC KHỎE TRƢỚC TÁC ĐỘNG CỦA Ô NHIỄM KHÔNG KHÍ 74 3.6.1. Đối với không khí trong nhà 74 3.6.2. Đối với giao thông 75 3.6.3. Đối với công nghiệp và xây dựng 76 3.6.4. Đối với nông nghiệp 77 CHƢƠNG 4 81 RÁC THẢI VÀ KINH TẾ TUẦN HOÀN 81 4.1. NGUỒN PHÁT SINH VÀ PHÂN LOẠI RÁC THẢI 81 4.1.1. Khái niệm 81 4.1.2 Nguồn phát sinh và phân loại rác thải 81 v Downloaded by Nguynhavy Ha Vy ([email protected]) lOMoARcPSD|16911414 4.2. HIỆN TRẠNG RÁC THẢI TẠI VIỆT NAM VÀ TP.HCM 83 4.2.1. Hiện trạng phát sinh rác thải tại Việt Nam 83 4.2.2. Hiện trạng phát sinh rác thải tại Thành phố Hồ Chí Minh 89 4.3. RÁC THẢI LÀ NGUỒN TÀI NGUYÊN 93 4.3.1. Rác thải là nguồn tài nguyên 93 4.3.2. Quản lý và xử lý rác thải 95 4.4. KINH TẾ TUẦN HOÀN VÀ SẢN XUẤT XANH 101 4.4.1. Kinh tế tuần hoàn 101 4.4.2. Sản xuất xanh 110 CHƢƠNG 5 128 BẢO VỆ CÂY XANH VÀ ĐỘNG VẬT HOANG DÃ 128 5.1. CÂY XANH VÀ CON NGƢỜI 128 5.1.1. Khái niệm 128 5.1.2. Đặc điểm 128 5.1.3. Phân loại 128 5.1.4. Vai trò của cây xanh 130 5.1.5 Hiện trạng các loài thực vật ở Việt Nam: 133 5.2. BẢO TỒN ĐỘNG VẬT HOANG DÃ 134 5.2.1. Phân loại Động vật 135 5.2.2. Vai trò của động vật đối với đời sống con ngƣời 136 5.2.3. Vai trò của động vật hoang dã 138 5.2.4 Bảo tồn động vật hoang dã 139 5.2.5 Hoạt động bảo tồn động vật hoang dã ở Việt Nam: 144 5.3. DỊCH BỆNH VÀ NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT 144 5.3.1. Bệnh truyền nhiễm 144 5.3.2. Tác nhân truyền bệnh 145 5.3.3. Đặc điểm sinh học của một số tác nhân truyền bệnh chính ở Việt Nam 147 5.3.4. Đặc điểm của một số bệnh chính do tác nhân truyền bệnh ở Việt Nam 151 5.3.5. Các biện pháp kiểm soát tác nhân truyền bệnh 154 CHƢƠNG 6 160 NĂNG LƢỢNG SẠCH 160 6.1. TỔNG QUAN CÁC NGUỒN NĂNG LƢỢNG 160 6.1.1 Khái niệm 160 6.1.2. Phân loại 160 vi Downloaded by Nguynhavy Ha Vy ([email protected]) lOMoARcPSD|16911414 6.1.3 Năng lƣợng không tái tạo 161 6.1.4 Lịch sử sử dụng năng lƣợng trên thế giới 162 6.1.5 Mối liên quan việc sử dụng năng lƣợng và các vấn đề môi trƣờng toàn cầu 164 6.2. NĂNG LƢỢNG TÁI TẠO 164 6.2.1. Năng lƣợng mặt trời 165 6.2.2. Năng lƣợng sinh khối 167 6.2.3. Năng lƣợng gió 169 6.2.4. Năng lƣợng đại dƣơng 170 6.2.5. Năng lƣợng địa nhiệt 171 6.3. TÀI NGUYÊN NĂNG LƢỢNG SẠCH VIỆT NAM 171 6.3.1 Tài nguyên phát triển điện gió 171 6.3.2. Tài nguyên điện mặt trời 174 6.3.3. Tài nguyên năng lƣợng sinh khối 175 6.3.4. Điện rác: Biện pháp trong xử lý rác hiện nay 175 6.4. KHAI THÁC SỬ DỤNG HỢP LÝ TÀI NGUYÊN NĂNG LƢỢNG 177 6.4.1. Giải pháp kỹ thuật: Nâng cao hiệu suất thiết bị 177 6.4.2. Giải pháp con ngƣời 179 6.4.3. Giải pháp chiến lƣợc: chính sách năng lƣợng 181 vii Downloaded by Nguynhavy Ha Vy ([email protected]) lOMoARcPSD|16911414 Bài giảng Môi trường và con người CHƢƠNG 1 GIỚI THIỆU 1.1. CÁC KHÁI NIỆM VỀ MÔI TRƢỜNG VÀ CON NGƢỜI 1.1.1. Định nghĩa Môi trƣờng Theo khoản 1 Điều 3 luật Bảo vệ Môi trƣờng (2020) có định nghĩa Môi trƣờng nhƣ sau: “Môi trƣờng bao gồm các yếu tố vật chất tự nhiên và nhân tạo quan hệ mật thiết với nhau, bao quanh con ngƣời, có ảnh hƣởng đến đời sống, kinh tế, xã hội, sự tồn tại, phát triển của con ngƣời, sinh vật và tự nhiên.” “Hoạt động bảo vệ môi trƣờng là hoạt động phòng ngừa, hạn chế tác động xấu đến môi trƣờng; ứng phó sự cố môi trƣờng; khắc phục ô nhiễm, suy thoái môi trƣờng, cải thiện chất lƣợng môi trƣờng; sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên, đa dạng sinh học và ứng phó với biến đổi khí hậu.” (Khoản 2 Điều 3 luật Bảo vệ Môi trƣờng 2020) “Thành phần môi trƣờng là yếu tố vật chất tạo thành môi trƣờng gồm đất, nƣớc, không khí, sinh vật, âm thanh, ánh sáng và các hình thái vật chất khác” (Khoản 3 Điều 3 luật Bảo vệ Môi trƣờng 2020) 1.1.2. Các chức năng cơ bản của môi trƣờng Đối với sinh vật nói chung và con ngƣời nói riêng thì môi trƣờng sống có 4 chức năng chủ yếu đƣợc mô tả khái quát nhƣ sau: (1)- Cung cấp không gian sống, bao gồm nơi ở, sinh hoạt, sản xuất và các cảnh quan thiên nhiên, văn hoá cần thiết cho đời sống con ngƣời và sinh vật; (2)- Chứa đựng và cung cấp tài nguyên thiên nhiên cho các hoạt động sống và sản xuất; (3)- Tiếp nhận, chứa và phân huỷ chất thải; (4)- Ghi chép, cất giữ các nguồn thông tin nhƣ: lịch sử địa chất, lịch sử tiến hoá của vật chất và sinh vật, lịch sử xuất hiện và phát triển văn hoá của loài ngƣời; các tín hiệu và báo động sớm các hiểm hoạ, các nguồn thông tin di truyền,... Các chức năng trên của môi trƣờng đều có giới hạn và có điều kiện, đòi hỏi việc khai thác chúng phải thận trọng và có cơ sở khoa học. Mặc dù các chức năng của môi 1 Downloaded by Nguynhavy Ha Vy ([email protected]) lOMoARcPSD|16911414 Bài giảng Môi trường và con người trƣờng rất đa dạng, nhƣng không song hành đồng thời, khai thác một chức năng sẽ có thể làm mất khả năng khai thác các chức năng còn lại. Lợi nhuận mà các chức năng trên cung cấp cũng không nhƣ nhau và thay đổi theo thời gian, theo tiến trình phát triển của xã hội loài ngƣời. 1.1.3. Một số khái niệm Môi trƣờng cơ bản khác Suy thoái môi trường Là sự suy giảm về chất lƣợng, số lƣợng của thành phần môi trƣờng, gây ảnh hƣởng xấu đến sức khỏe con ngƣời, sinh vật và tự nhiên (Khoản 13 Điều 3 Luật Bảo vệ môi trƣờng năm 2020) Một thành phần môi trƣờng khi bị coi là suy thoái khi có đầy đủ các dấu hiệu: i) Có sự suy giảm đồng thời cả về số lƣợng và chất lƣợng thành phần môi trƣờng đó hoặc là sự thay đổi về số lƣợng sẽ kéo theo sự thay đổi về chất lƣợng các thành phần môi trƣờng và ngƣợc lại. Ví dụ: số lƣợng động vật hoang dã bị suy giảm do săn bắt quá mức hay diện tích rừng bị thu hẹp sẽ kéo theo sự suy giảm về chất lƣợng của đa dạng sinh học; ii) Gây ảnh hƣởng xấu, lâu dài đến đời sống của con ngƣời và sinh vật. Nghĩa là sự thay đổi số lƣợng và chất lƣợng các thành phần môi trƣờng phải đến mức gây ảnh hƣởng xấu đến sức khỏe, đến hoạt động sản xuất kinh doanh của con ngƣời hoặc gây những hiện tƣợng hạn hán, lũ lụt, xóa mòn đất, sạt lở đất ... thì mới con thành phần môi trƣờng đó bị suy thoái. Số lƣợng và chất lƣợng các thành phần môi trƣờng có thể bị thay thế do nhiều nguyên nhân, trong đó chủ yếu là do hành vi khai thác quá mức các yếu tố môi trƣờng, làm hủy hoại các nguồn tài nguyên thiên nhiên, sử dụng phƣơng tiện, công cụ, phƣơng pháp hủy diệt trong khai thác, đánh bắt các nguồn tài nguyên sinh vật... Các cấp độ của suy thoái môi trƣờng cũng đƣợc chia thành: suy thoái môi trƣờng, suy thoái môi trƣờng nghiêm trọng, suy thoái môi trƣờng đặc biệt nghiêm trọng. Cấp độ suy thoái môi trƣờng đối với một thành phần môi trƣờng cụ thể thƣờng đƣợc xác định dựa vào mức độ khan hiếm của thành phần môi trƣờng đó, cũng nhƣ dựa vào số lƣợng các thành phần môi trƣờng bị khai thác, bị tiêu hủy so với trử lƣợng của nó. 2 Downloaded by Nguynhavy Ha Vy ([email protected]) lOMoARcPSD|16911414 Bài giảng Môi trường và con người Ô nhiễm môi trường Ô nhiễm môi trƣờng là sự biến đổi tính chất vật lý, hóa học, sinh học của thành phần môi trƣờng không phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật môi trƣờng, tiêu chuẩn môi trƣờng gây ảnh hƣởng xấu đến sức khỏe con ngƣời, sinh vật và tự nhiên. (Khoản 12 Điều 3 Luật Bảo vệ môi trƣờng năm 2020). Ô nhiễm môi trƣờng là yếu tố có thể định lƣợng đƣợc qua - Yếu tố vật lý : bụi, tiếng ồn, độ rung, ánh sáng, nhiệt, điện, từ trƣờng, phóng xạ; - Yếu tố hoá học : các chất khí, lỏng và rắn; - Yếu tố sinh học : vi trùng, ký sinh trùng, virut Tổ hợp các yếu tố trên có thể làm tăng mức độ ô nhiễm lên rất nhiều. Các tác nhân gây ô nhiễm xuất phát từ nguồn ô nhiễm, lan truyền theo các đƣờng: nƣớc mặt, nƣớc ngầm, không khí, theo các vecto trung gian truyền bệnh (côn trùng, vật nuôi), ngƣời bị nhiễm bệnh, thức ăn (của ngƣời hoặc động vật). Hình 1.1. Mô hình ô nhiễm "yếu tố A” trong hệ thống môi trƣờng Ví dụ: Tác nhân gây ô nhiễm nƣớc nhƣ các yếu tố vật lý (pH, độ màu, độ đục, chất rắn tổng số - gồm chất rắn lơ lửng và chất rắn hoà tan. độ dẫn điện, độ axit, độ kiềm, độ cứng); các yếu tố hoá học (DO, BOD, COD, NH4+, NO3-, NO2-, P, CO2, SO22-, Cl-, các hợp chất phenol, hoá chất bảo vệ thực vật (BVTV), lignin, kim loại năng),… Các vụ ô nhiễm môi trƣờng nƣớc: ô nhiễm môi trƣờng do công ty Formosa gây ra, Công ty Vedan xã thải trực tiếp ra sông Thị Vãi (năm 2008) gây ô nhiễm nguồn nƣớc sông. 3 Downloaded by Nguynhavy Ha Vy ([email protected]) lOMoARcPSD|16911414 Bài giảng Môi trường và con người Sự cố môi trường Sự cố môi trƣờng là sự cố xảy ra trong quá trình hoạt động của con ngƣời hoặc do biến đổi bất thƣờng của tự nhiên, gây ô nhiễm, suy thoái môi trƣờng nghiêm trọng (Khoản 14 Điều 3 Luật Bảo vệ môi trƣờng năm 2020) Các sự cố có thể có nguồn gốc tự nhiên hay nhân sinh, nhƣng thƣờng là do phối hợp cả hai kiểu nguồn gốc đó, vì chính các quá trình nhân sinh thƣờng đóng góp đáng kể vào sự cố thông qua việc làm thay đổi tính nhạy cảm tai biến của cộng đồng. Các sự cố có thể gồm loại cấp diễn - xảy ra nhanh, mạnh và đột ngột nhƣ động đất, cháy rừng, lũ lụt... và loại trƣờng diễn - xảy ra chậm chạp, trƣờng kỳ, từ từ nhƣ nhiễm mặn, sa mạc hoá,... Các sự cố cấp diễn thƣờng nhanh chóng kết thúc và đƣợc xen kẽ bằng một khoảng thời gian dài bình yên không sự cố. Trong khi đó, các sự cố trƣờng diễn thƣờng diễn ra liên tục, trƣờng kỳ. Sự cố môi trƣờng có thể xảy ra do: - Bão, lũ, lụt, hạn hán, nứt đất, động đất, trƣợt đất, sụt lở đất, núi lửa phun, mƣa axit, mƣa đá, biến động khí hậu và thiên tai khác; - Hỏa hoạn, cháy rừng, sự cố kỹ thuật gây nguy hại về môi trƣờng của cơ sở sản xuất, kinh doanh, công trình kinh tế, khoa học kỹ thuật, văn hóa, xã hội, an ninh, quốc phòng. - Sự cố trong tìm kiếm thăm dò, khai thác, vận chuyển khoáng sản, dầu khí, sập hầm lò, phụt dầu, tràn dầu, vỡ đƣờng ống dẫn dầu, dẫn khí, đắm tàu, sự cố tại cơ sở lọc hóa dầu và các cơ sở công nghiệp khác; - Sự cố trong lò phản ứng hạt nhân, nhà máy điện nguyên tử, nhà máy sản xuất, tái chế nhiên liệu hạt nhân, kho chứa chất phóng xạ. 1.1.4. Con ngƣời và vị trí trong sinh giới Có thể nói con ngƣời hiện đại (Homo sapiens) là nấc thang tiến hóa cao nhất của sinh giới. Con ngƣời thuộc bộ linh trƣởng (Primates). 98% vật liệu di truyền của chúng ta tƣơng tự nhƣ của tinh tinh, chỉ 2 % là sai khác tạo cho chúng ta thế đứng thẳng và bộ óc lớn hơn. Ngƣời vƣợn sớm nhất thuộc giống Australopithecus xuất hiện ở Châu Phi khoảng 5 triệu năm trƣớc. Nhờ có sự phát triển của bộ não, kéo theo việc bắt đầu biết 4 Downloaded by Nguynhavy Ha Vy ([email protected]) lOMoARcPSD|16911414 Bài giảng Môi trường và con người cách sử dụng các công cụ lao động nên giống Australopithecus tiến hóa dần thành dạng khởi đầu của con ngƣời thuộc giống Homo. Sống dƣới đất, phƣơng thức kiếm ăn đã giúp cho con ngƣời đứng thẳng, chi trƣớc biến đổi thành tay linh hoạt, có khả năng cầm nắm mọi vật thay cho hàm. Việc khai thác và chế biến thức ăn tinh và gia tăng khả năng cầm nắm đã làm cho xƣơng hàm ngày một rút ngắn. Bộ não ngày một phát triển, trán dô ra, bộ sƣờn khép gọn, khung xƣơng chậu hẹp lại để thích nghi với lối đứng thẳng… đã tạo nên dạng cân đối và dáng đẹp của con ngƣời. Yếu tố khí hậu, yếu tố địa hóa đã để lại trên con ngƣời những dấu ấn mạnh mẽ, đó là vóc dáng ngƣời, màu da. Con ngƣời ra đời là thành viên mới của hệ sinh thái, song có một vị trí đặc biệt khác xa so với những loài động vật. Vị trí độc tôn này đƣợc tạo nên bởi 2 tính chất quy định bản chất con ngƣời; đó là bản chất “sinh vật” đƣợc kế thừa và phát triển hoàn hảo hơn bất kỳ loài sinh vật nào và bản chất “văn hóa”. Bản chất sinh vật và bản chất văn hóa phát triển song song. Con ngƣời khai thác nguồn thức ăn, nƣớc uống, khí thở… từ thiên nhiên, chế tác ra các công cụ lao động, sử dụng vật liệu để may mặc, làm nơi ở; sử dụng năng lƣợng để giảm nhẹ hao phí sức lực cơ bắp, tăng hiệu quả lao động. Con ngƣời không chỉ khai thác mà còn cải tạo thiên nhiên, biến các cảnh quan tự nhiên thành các cảnh quan văn hóa. 1.1.5. Dân số và Môi trƣờng Dân số trên thế giới hiện nay (2020) đang tăng với tốc độ khoảng 1,05%/năm (giảm từ 1,08% vào năm 2019), Tốc độ tăng trƣởng hàng năm đạt đỉnh điểm vào cuối những năm 1960, khi nó ở mức trên 2%. Thế giới mất 39 năm (1960 - 1999) để tăng dân số từ 3 tỷ lên 6 tỷ, nhƣng chỉ mất 12 năm (1987 - 1999) để tạo ra tỷ ngƣời thứ 6. Có tới 90% dân số thế giới sống ở các nƣớc đang phát triển, nơi mà các quốc gia ít có khả năng giải quyết các hệ quả do gia tăng dân số đối với việc gây ô nhiễm và suy thoái môi trƣờng. Ƣu tiên trƣớc hết của các nƣớc đang phát triển là nuôi dƣỡng bộ phận dân số ngày càng gia tăng chứ không đủ sức chăm lo đến môi trƣờng. 5 Downloaded by Nguynhavy Ha Vy ([email protected]) lOMoARcPSD|16911414 Bài giảng Môi trường và con người Hình 1.2. Biểu đồ tốc độ tăng dân số Thế Giới (Nguồn: https://danso.org/dan-so-the-gioi/) Tuy nhiên, tác động xấu đến môi trƣờng do đông dân và nghèo đói chƣa phải là toàn bộ tác động của vấn đề dân số. Tiêu dùng quá mức của dân cƣ các nƣớc công nghiệp cũng là một mặt quan trọng của vấn đề này. Chính những nƣớc này đã tạo ra hình mẫu của một xã hội tiêu thụ. Một ngƣời Mỹ trung bình tiêu thụ nguyên liệu và năng lƣợng gấp 17-20 lần một ngƣời Nam Á và xả thải bằng lƣợng xả thải của 25 ngƣời Trung Quốc. Ngƣời ta tính đƣợc chỉ riêng cộng đồng Châu Âu, Hoa Kỳ và Liên Xô cũ đã phát xả khoảng 45% tồng lƣợng khí nhà kính toàn cầu. Nhƣ vậy, tác động của dân số tới môi trƣờng, ngoài số dân, còn phản ánh mức tiêu thụ trên đầu ngƣời và trình độ công nghệ. I = P.C.T trong đó : I : Tác động của dân số lên môi trƣờng; P : Số dân ; C : Tiêu thụ tài nguyên bình quân trên đầu ngƣời T : Công nghệ (quyết định mức tác động của mỗi đơn vị tài nguyên đƣợc tiêu thụ). Tác động của dân số đến môi trƣờng còn phụ thuộc rất nhiều vào các quá trình động lực dân cƣ : du cƣ, di cƣ, di dân, tái định cƣ, tỵ nạn... Bản tính của con ngƣời là 6 Downloaded by Nguynhavy Ha Vy ([email protected]) lOMoARcPSD|16911414 Bài giảng Môi trường và con người di chuyển và chính quá trình di chuyển đó đã làm gia tăng tác động của dân số lên môi trƣờng. Các nƣớc công nghiệp phát triển, tỉ lệ gia tăng 0,5%/năm. Đa số các nƣớc nghèo có tỉ lệ gia tăng cao hơn 2,0 %/năm. Do đó, đa số ngƣời tăng thêm là ở các quốc gia đang phát triển vốn đã quá đông dân. Dân số một số nƣớc châu Âu đang giảm đi do số ngƣời chết nhiều hơn số ngƣời đƣợc sinh ra. Hệ quả của bùng nổ dân số Làm giảm thiểu sự đa dạng sinh học: sự đô thị hóa và đã tàn phá các thảm thực vật rừng, làm mất nơi cƣ trú của của các động vật hoang dã. Làm gián đọan Chu trình vật chất: Vì chất thải do con ngƣời không đƣợc phân hủy, khoáng hóa bởi các sinh vật phân hủy do các sinh vật này bị ngăn cản bởi các chất ô nhiễm rất độc hại (các hóa chất: thuốc trừ sâu. Bệnh, axít, kiềm làm giảm số lƣợng sinh vật phân hủy trong đất). Tạo ra vô số các chất không thể phân hủy sinh học đƣợc (ni lon, than đá, đá, thủy tinh, vào môi trƣờng đất, nƣớc; Khí mê tan, cacbonic thải vào không khí trong qúa trình khai thác mỏ, than bùn), tích tụ trong khí quyển, thủy quyển và đất, gây xáo trộn cho sự hoạt động của các hệ sinh thái. Sự tích tụ chất thải không tái sinh trong nhiều sinh cảnh gây ra 1 sự đảo lộn các chu trình sinh-địa-hóa trong tự nhiên. Việc sử dụng nhiều nhiên liệu hóa thạch đã làm thay đổi đáng kể các chu trình carbon và lƣu huỳnh, và thay đổi cả chu trình đạm. 1.1.6. Những vấn đề môi trƣờng cấp bách Môi trƣờng là nơi con ngƣời sinh sống và hoạt động, cũng là nguồn cung cấp tất cả các tài nguyên thiên nhiên cần thiết cho con ngƣời tồn tại và phát triển. Các vấn đề môi trƣờng có thể chia thành hai vấn đề lớn: Một là vấn đề môi trƣờng do nhân tố tự nhiên tự phá hủy và ô nhiễm gây nên. Ví dụ các tai họa thiên nhiên nhƣ: núi lửa, động đất, bão, sóng thần, thủng tầng ozon, mƣa axit, sa mạc hóa, các dịch bệnh do các nhân tố môi trƣờng tự nhiên. Một vấn đề khác là vấn đề ô nhiễm môi trƣờng và sự phá hủy môi trƣờng sinh thái tự nhiên do con ngƣời gây ra. Các vật thể ô nhiễm trong môi trƣờng (hoặc các nhân tố ô nhiễm) do con ngƣời gây ra trong quá trình sản xuất và hoạt động vƣợt quá mức độ cho phép làm cho môi trƣờng bị tàn phá và ô nhiễm; Con 7 Downloaded by Nguynhavy Ha Vy ([email protected]) lOMoARcPSD|16911414 Bài giảng Môi trường và con người ngƣời khai thác tài nguyên thiên nhiên vƣợt quá mức độ, làm cho chất lƣợng môi trƣờng sinh thái ngày càng xấu đi hoặc gây hiện tƣợng cạn kiệt tài nguyên thiên nhiên, những vấn đề này đều là vấn đề môi trƣờng do con ngƣời tạo nên Hiện nay, các vấn đề môi trƣờng mà loài ngƣời đang phải đối mặt ngày càng trở nên nghiêm trọng. Không có một quốc gia hay một khu vực nào có thể thoát khỏi thảm họa và sức tàn phá của nó, nó uy hiếp trực tiếp đến môi trƣờng sinh thái cũng nhƣ sức khỏe và sự sinh tồn của các thế hệ con cháu chúng ta. Vì vậy chúng ta vẫn kêu gọi “chỉ có một trái đất”, “một khi con ngƣời văn minh phá hủy môi trƣờng sinh tồn của mình thì sẽ buột phải rời đi hoặc diệt vong” để nhấn mạnh việc phải bảo vệ môi trƣờng sống của nhân loại. Nguyên nhân căn bản dẫn đến các vấn đề về môi trƣờng là do sự phát triển của kinh tế, xã hội. Cụ thể có thể nói khái quát thành một số phƣơng diện nhƣ sau 1.1.6.1. Biến đổi khí hậu Biến đổi khí hậu là sự biến đổi trạng thái của khí hậu so với mức trung bình và/hoặc dao động của khí hậu duy trì trong một khoảng thời gia dài (thƣờng là vài thập kỷ hoặc dài hơn). Con ngƣời đang tạo ra sự biến đổi khí hậu bằng cách đốt một lƣợng lớn nhiên liệu hóa thạch (than, dầu, khí tự nhiên), phá rừng (khi rừng bị chặt hoặc đốt, chúng không còn có thể lƣu trữ carbon và carbon đƣợc thải ra khí quyển). Sự nóng lên toàn cầu Trái đất đã nóng lên với tốc độ chƣa từng thấy trong hàng trăm năm qua và đặc biệt là trong hai thập kỷ qua. Theo những thống kê từ các dự án mô hình khí hậu của ủy ban Liên minh chính phủ về biến đổi khí hậu IPCC, nhiệt độ trung bình của Trái Đất trong thế kỷ XIX đã tăng 0,8oC và tăng chủ yếu từ khi thế giới bƣớc vào kỷ nguyên công nghiệp. Ở giai đoạn tiền công nghiệp đến năm 1950, nguyên nhân chủ yếu làm tăng nhiệt độ trung bình của Trái Đất là hoạt động núi lửa tuy nhiên sau đó có hiện tƣợng lạnh đi. Sự tăng nhiệt độ trung bình của Trái Đất diễn ra mạnh mẽ từ giữa thế kỷ XX với mức tăng là 0,6oC khi các hoạt động công nghiệp phát triển, nạn chặt phá rừng tràn lan gây hủy hoại môi trƣờng tự nhiên. Các nhà khoa học dự đoán nhiệt độ trung bình của Trái Đất trong suốt thể kỷ XXI sẽ tăng từ 1,1 đến 6,4oC. (Chi tiết sẽ đƣợc nêu tại chƣơng Chất lƣợng không khí và sức khỏe) 8 Downloaded by Nguynhavy Ha Vy ([email protected]) lOMoARcPSD|16911414 Bài giảng Môi trường và con người Hiệu ứng nhà kính Nhiệt độ bề mặt Trái đất đƣợc tạo nên do sự cân bằng giữa năng lƣợng Mặt trời đến bề mặt Trái đất và năng lƣợng bức xạ của Trái đất vào khoảng không gian giữa các hành tinh. “Kết quả của sự trao đổi không cân bằng về năng lƣợng giữa Trái đất với không gian xung quanh, dẫn đến nhiệt độ khí quyển Trái đất tăng lên. Hiện tƣợng này diễn ra theo cơ chế tƣơng tự nhƣ nhà kính trồng cây và đƣợc gọi là Hiệu ứng nhà kính”. Sự nóng lên của toàn cầu chính là ảnh hƣởng trực tiếp mà hiệu ứng nhà kính mang lại. CO2 hấp thụ các bƣớc sóng bức xạ mặt trời gây hiệu ứng nhà kính có nguồn gốc trong tự nhiên do quá trình hoạt động của núi lửa, cháy rừng,… đƣợc cân bằng qua quá trình quang hợp của cây xanh. Tuy nhiên sự tác động của con ngƣời, môi trƣờng thiên nhiên bị hủy hoại đã dẫn đến sự mất cân bằng. Khí thải công nghiệp chứa CO2 tích tụ với lƣợng lớn trong bầu khí quyển làm cho hiệu ứng nhà kính diễn ra ngày càng mạnh mẽ. Hiện nay hiệu ứng nhà kính làm thay đổi môi trƣờng, sự nóng lên toàn cầu đã làm biến đổi khí hậu tại nhiều nơi trên thế giới, nếu tiếp diễn, một số vùng sẽ có lƣợng mƣa lớn hơn tuy nhiên sau đó sẽ trở nên nóng và khô hạn hơn. Bên cạnh đó các cơn bão sẽ có sự giảm về số lƣợng nhƣng cƣờng độ và mức độ tàn phá sẽ ngày càng mạnh mẽ. Để tránh đối mặt với nguy cơ hủy diệt, con ngƣời cần phải có những biện pháp kịp thời để bảo vệ môi trƣờng sống, và một trong những biện pháp đó là cắt giảm lƣợng khí thải gây nên hiệu ứng nhà kính. (Chi tiết sẽ đƣợc nêu tại chƣơng Chất lƣợng không khí và sức khỏe) 1.1.6.2. Thủng tầng ozon Tầng ozon ở độ cao 25 km (trong tầng bình lƣu), với nồng độ khoảng 5-10 ppm. Tầng này có tác dụng bảo vệ cho mọi sinh vật tránh khỏi tai họa do bức xạ của tia tử ngoại nên nếu bị suy giảm thì sẽ gây ra thảm họa đối với mọi hệ sinh thái trên trái đất. Tầng ozon bị suy giảm là do các khí thải vào bầu khí quyển có sự hiện diện của khí trơ. Dƣới tác dụng của tia hồng ngoại chúng phân ly thành các nguyên tử tự do. Các nguyên tử này sẽ tạo nên phản ứng với ozon và biến ozon thành oxy. Tầng ozon phải trải qua hàng tỷ năm mới dần đƣợc hình thành, nhƣng ngày nay nó đang bị các hoạt động của con ngƣời phá hủy, và đã trở thành mối quan tâm toàn cầu. 9 Downloaded by Nguynhavy Ha Vy ([email protected]) lOMoARcPSD|16911414 Bài giảng Môi trường và con người Ngoài chất CFC, một số “thủ phạm tích cực” nữa cũng góp phần vào quá trình này, đó chính là khói bụi và các chất thải công nghiệp do con ngƣời thải ra, đặc biệt là khí NOx, CO2… Những chất thải này đang ngày càng tăng lên trong bầu khí quyển và phá hoại nghiêm trọng tầng ozon. Ảnh hƣởng này ngày càng nghiêm trọng hơn khi quá trình công nghiệp hóa ở các nƣớc đang diễn ra mạnh mẽ, đồng nghĩa với việc sản xuất công nghiệp cũng tăng lên nhanh và thải ra nhiều khí thải hơn. 1.1.6.3. Mưa axit Rất nhiều nguồn ô nhiễm tự nhiên hoặc nhân tạo đƣa vào khí quyển dạng khí mang tính axit nhƣ SO2, NOx, HCl... Trong quá trình tạo mƣa, các axit này phản ứng với hơi nƣớc trong khí quyển sinh ra các axit nhƣ H2SO4, H2SO3, HNO3. Bình thƣờng, nƣớc mƣa đều có tính axit nhẹ, độ pH ở mức trên 5,6; điều này là do sau khi nƣớc mƣa bị hòa lẫn một phần CO2 trong không khí, một phần tạo nên axit cacbon tính axit nhẹ. Tuy nhiên, trong quá trình đốt than và dầu mỏ đã thải ra một lƣợng lớn SO2 và với hơi nƣớc trong không khí, hình thành axit sunfuric và axit nitric, khiến cho tính axit trong nƣớc mƣa lớn hơn, độ pH nhỏ đi, nƣớc mƣa có độ pH nhỏ hơn 5,6 khiến tính axit mạnh lên rất nhiều. Mƣa axit là một loại ô nhiễm có thể gây ra nhiều thiệt hại cho các hệ sinh thái, cuộc sống cũng nhƣ sức khỏe con ngƣời. 1.1.6.4. Sa mạc hóa Sa mạc hóa hay hoang mạc hóa là hiện tƣợng suy thoái đất đai ở những vùng khô cằn, gây ra bởi sinh hoạt con ngƣời và biến đổi khí hậu. Khuynh hƣớng sa mạc hóa gần đây đã tăng nhanh trên toàn thế giới vì áp lực dân số và nhu cầu trồng trọt và chăn nuôi. (theo wikipedia). Ảnh hƣởng lớn nhất của nạn sa mạc hóa là nét đa dạng sinh thái và năng suất đất đai kém đi. Sa mạc hóa bị ảnh hƣởng bởi các yếu tố khác nhau liên quan đến khí hậu, đất đai, địa hình, địa chất, thảm thực vật, áp lực của con ngƣời, và quản lý đất và nƣớc. 1.1.6.5. An ninh lương thực - thực phẩm Thực phẩm cung cấp năng lƣợng cho cơ thể con ngƣời. Tuỳ vào trọng lƣợng cơ thể và các hoạt động về thể lực mà cơ thể con ngƣời cần khoảng 1000 - 2000 calo năng lƣợng mỗi ngày. Thực phẩm cũng cung cấp các vitamin và các chất vi lƣợng, nếu không có các chất này, con ngƣời cũng sẽ mắc một số bệnh thiếu hụt. 10 Downloaded by Nguynhavy Ha Vy ([email protected]) lOMoARcPSD|16911414 Bài giảng Môi trường và con người Việc suy thoái đất và cạn kiệt các nguồn nƣớc một cách nhanh chóng cũng tạo ra mối đe doạ nguy hiểm đối với việc sản xuất lƣơng thực trong tƣơng lai. Mặc dù sản xuất lƣơng thực trên thế giới tính trên đầu ngƣời gia tăng và năng suất cũng tăng nhƣng nạn đói và suy dinh dƣỡng vẫn xảy ra phổ biến. 1.2. SỐNG XANH 1.2.1. Các khái niệm về Sống xanh Những điều công dân Việt Nam nói chung và sinh viên IUH nói riêng cần biết về những nguyên tắc bảo vệ môi trƣờng, những hành vi bị nghiêm cấm đƣợc nêu rõ ở điều 4, 6 trong luật bảo vệ môi trƣờng Việt Nam, 2020. Một số vấn đề liên quan đến sống xanh Giảm phát thải nhựa Theo báo cáo của Chƣơng trình Môi trƣờng Liên hợp quốc năm 2018, mỗi phút thế giới tiêu thụ 1 triệu chai nhựa, mỗi năm có 500 tỷ túi nilon đƣợc sử dụng. Trong 50 năm qua, lƣợng nhựa đƣợc tiêu dùng đã tăng gấp 20 lần và dự kiến sẽ tăng gấp đôi trong 20 năm tới. Theo số liệu của Bộ Tài nguyên và Môi trƣờng, lƣợng chất thải nhựa và túi nilon ở Việt Nam hiện ở mức rất cao, chiếm khoảng 8-12% trong chất thải rắn sinh hoạt, xấp xỉ 2,5 triệu tấn/năm. Tính riêng các loại túi nilon, ƣớc tính mỗi năm Việt Nam sử dụng và thải bỏ khoảng hơn 30 tỷ túi/năm. Ở các đô thị, lƣợng túi nilon đƣợc tiêu thụ trung bình khoảng 10,48 - 52,4 tấn/ngày, riêng tại hai thành phố lớn là Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh, mỗi ngày có khoảng 80 tấn nhựa và túi nilon thải ra môi trƣờng. Trong số này, chỉ khoảng 17% số túi nilon đƣợc thƣờng xuyên tái sử dụng, số còn lại đều bị thải bỏ sau khi dùng một lần. Nếu tính chỉ số sản phẩm nhựa trên đầu ngƣời, đến nay là trên 41 kg/ngƣời/năm, trong khi chỉ số này năm 1990 là 3,8 kg/ngƣời/năm. Do sự tiện lợi cùng giá thành hợp lý, nhựa và những vật dụng làm từ nhựa đã trở nên rất thân thuộc trong cuộc sống hằng ngày của chúng ta. Với lƣợng thải bỏ rất lớn cùng thời gian phân hủy lâu trong tự nhiên gây nên một gánh nặng lớn cho môi trƣờng. Chính vì vậy, việc sử dụng hợp lý, hạn chế rác thải nhựa dùng một lần đang đƣợc ngày càng lan rộng trong cộng đồng. Dƣới đây là một số gợi ý góp phần chung tay vào việc giảm phát thải nhựa ① Từ chối ống hút nhựa, ly nhựa dùng một lần, túi ni long, trang bị cho bản thân vật dụng cá nhân khi sử dụng dịch vụ; 11 Downloaded by Nguynhavy Ha Vy ([email protected]) lOMoARcPSD|16911414 Bài giảng Môi trường và con người ② Sử dụng áo mƣa dùng nhiều lần thay cho áo mƣa tiện lợi, một lần; ③ Tái sử dụng, tái chế nhựa nếu có thể; ④ Vứt rác đúng chỗ; 12 Downloaded by Nguynhavy Ha Vy ([email protected]) lOMoARcPSD|16911414 Bài giảng Môi trường và con người Giảm phát thải CO2 Cho đến hiện tại, nhiều nghiên cứu đã cho thấy rằng, một trong những nguyên nhân lớn gây ra biến đổi khí hậu toàn cầu, ngoai nguyên nhân tự nhiên, là từ những hoạt động của con ngƣời, mà phát sinh lớn chủ yếu từ việc con ngƣời khai thác và sử dụng quá mức các loại nhiên liệu hóa thạch nhƣ than đá, dầu mỏ, khí đốt, làm phát thải khí ra CO2, cũng nhƣ việc mất đi nguồn hấp thụ khí CO2 tự nhiên từ việc khai thác, phá hủy rừng, các thảm thực vật bừa bãi nhƣ hiện nay… Hậu quả của việc biến đổi khí hậu dễ thấy rõ nhất là hiện tƣợng nóng lên của toàn cầu diễn ra nhanh hơn so với tự nhiên. Vì vậy, việc cần có những hành động kịp thời nhằm giảm phát thải CO2 là điều trở nên cấp bách không chỉ đối với đất nƣớc ta, mà còn là một trong những vấn đề đƣợc đƣa ra giải quyết hàng đầu tại những hội nghị quốc tế cấp cao hiện nay. Có rất nhiều giải pháp đƣợc đƣa ra hiện nay từ việc sử dụng năng lƣợng tiết kiệm, hiệu quả, phát triển năng lƣợng mới (năng lƣợng xanh), năng lƣợng tái tạo, thay đổi công nghệ mới hiệu suất cao, thu giữ và lƣu trữ các-bon hoặc tăng cƣờng việc hấp thụ CO2 thông qua việc trồng rừng… Một trong những đàm phán quốc tế về ứng phó với biến đổi khí hậu toàn cầu nổi tiếng nhất có thể kể đến là “Công ƣớc khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu” (UNFCCC). Vào năm 1992 tại Rio de Janeiro - Brazil, Hội nghị Thƣợng đỉnh Trái đất về môi trƣờng và phát triển đã đƣa ra Công ƣớc trên đến nay đã có 197 Bên tham gia với mục tiêu cao cả là giữ cho nhiệt độ khí quyển của Trái Đất tăng không quá 20C vào cuối Thế kỷ 21. Khái niệm về sống xanh Theo cơ quan bảo vệ Môi trƣờng Mỹ (EPA) “Sống xanh có nghĩa là đƣa ra những lựa chọn bền vững về những gì chúng ta ăn, cách chúng ta đi du lịch, những gì chúng ta mua và cách chúng ta sử dụng và thải bỏ nó. Chúng ta có thể thực hiện tính bền vững trong thực tiễn nơi làm việc và bằng cách phủ xanh các tòa nhà chúng ta sinh sống. Lựa chọn hàng ngày của chúng ta có thể tạo ra một lối sống bền vững, an toàn và thân thiện với môi trƣờng.” Sống xanh có liên quan đến môi trƣờng và tác động của chúng ta đến Trái đất. Đây là một triết lý công nhận mối quan hệ của con ngƣời với môi trƣờng xung quanh. Sống xanh có thể khiến chúng ta bất tiện và tốn nhiều thời gian hơn, tuy nhiên nó mang lại nhiều hơn cho con ngƣời về an toàn sức khỏe và bảo vệ môi trƣờng một cách bền vững. Thái độ và lối sống xanh quyết định chất lƣợng cuộc sống và môi trƣờng sống xung quanh chúng ta. 13 Downloaded by Nguynhavy Ha Vy ([email protected])
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan