Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Đại cương Bài tập môn học quản trị chiến lược định giá...

Tài liệu Bài tập môn học quản trị chiến lược định giá

.PDF
32
1
75

Mô tả:

lOMoARcPSD|15978022 TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG KHOA KINH TẾ *** BÀI TẬP NHÓM KẾT THÚC MÔN MÔN HỌC: QUẢN TRỊ CHIẾN LƯỢC ĐỊNH GIÁ GVHD: VÕ VĂN DIỄN NHÓM SVTH: ĐINH GIA KHÁNH_61121825 HÀ TRỌNG LỄ_62130935 HỒ NGUYỄN TIỂU PHƯƠNG_62131602 NGUYỄN THỊ HÀ TRANG_62132347 VÕ THỊ THU QUYÊN_62131700 VÕ THỤY ĐAN VY_62134536 LỚP: 62.MARKT-2 Khánh Hòa, 01 tháng 11 năm 2022 lOMoARcPSD|15978022 MỤC LỤC I. HẠCH TOÁN CHI PHÍ VÀ GIÁ THÀNH SẢN PHẨM.......................................3 1) Giới thiệu dự án: Dự án “Kinh doanh áo thun đồng giá Gâu Đần Shop”.....3 2) Lý thuyết............................................................................................................3 3) Dự án “Kinh doanh áo thun đồng giá Gâu Đần Shop”..................................4 4) Thảo luận: Kết quả buổi khảo sát thực tế cửa hàng áo thun Vitamin Si 2hand (Địa chỉ 102 Đường A6 VCN Phước Hải, Nha Trang).........................6 5) Kết luận...........................................................................................................10 II. ĐỊNH GIÁ SẢN PHẨM THỰC TẾ..................................................................14 1) Các chiến lược định giá hỗn hợp sản phẩm...................................................14 2) Các chiến lược điều chỉnh giá........................................................................20 3) Thay đổi giá.....................................................................................................26 4) Chính sách công và định giá.............................................................................28 lOMoARcPSD|15978022 I. HẠCH TOÁN CHI PHÍ VÀ GIÁ THÀNH SẢN PHẨM 1) Giới thiệu dự án: Dự án “Kinh doanh áo thun đồng giá Gâu Đần Shop” Trong khu vực xung quanh Trường Đại học Nha Trang, hiện tại có khá nhiều cửa hàng kinh doanh các sản phẩm thời trang. Nhận biết nhu cầu về thời trang của lứa tuổi học sinh - sinh viên, nhóm đã quyết định cho ra đời dự án “Kinh doanh áo thun đồng giá Gâu Đần Shop”. Gâu Đần Shop ra đời với mục tiêu phục vụ nhu cầu mua sắm quần áo của các bạn học sinh - sinh viên với các sản phẩm đồng giá phù hợp với túi tiền. Áo thun tại shop đều là hàng tuyển chất lượng cao, đồng thời sản phẩm là áo thun unisex, mẫu mã vô cùng đa dạng, phù hợp cho cả nam và nữ có thể dễ dàng phối đồ cho các buổi đi học và đi chơi. Shop hướng tới bộ phận khách hàng trẻ, cụ thể là học sinh - sinh viên xung quanh khu vực cổng Trường Đại học Nha Trang nên mặt bằng kinh doanh lựa chọn cũng chính tại vị trí đó. Vì vậy, sẽ mang lại lợi thế tạo sự chú ý đến học sinh - sinh viên quanh khu vực cổng trường. Với diện tích 35m vuông với đầy đủ tiện nghi, shop đảm bảo khách hàng sẽ hài lòng khi đến trải nghiệm sản phẩm và dịch vụ tại cửa hàng. Trong 7 năm tới, Gâu Đần Shop mong muốn làm thương hiệu vững mạnh hơn trong ngành thời trang tại khu vực dựa vào các lợi thế đã được nêu trên (giá cả phải chăng, mặt bằng gần nơi tập trung nhiều học sinh - sinh viên). 2) Lý thuyết 2.1 . Định giá dựa trên chi phí Định giá dựa trên chi phí liên quan đến việc thiết lập giá dựa trên chi phí sản xuất, phân phối và bán sản phẩm cộng với tỷ lệ hòa vốn hợp lý cho nỗ lực và rủi ro của doanh nghiệp. Chi phí của một doanh nghiệp có thể là một yếu tố quan trọng trong chiến lược định giá. - Các loại chi phí: Gồm có Chi phí cố định và chi phí biến đổi + Chi phí cố định (hay còn gọi là chi phí chung) là chi phí không thay đổi theo cấp độ sản xuất hoặc doanh số. Ví dụ : Chi phí mặt bằng, Chi phí máy móc, Tiền điện,... lOMoARcPSD|15978022 + Chi phí biến đổi liên quan đến cấp độ sản xuất. Mặc dù các chi phí này là như nhau cho mỗi đơn vị được sản xuất, chúng được gọi là chi phí biến đổi vì tổng số thay đổi theo số lượng đơn vị sản xuất. Ví dụ: chi phí mua nguyên vật liệu cho 100 chiếc bánh khác với chi phí cho 1000 chiếc bánh. + Tổng chi phí là tổng của chi phí cố định và chi phí biến đổi tại bất kỳ cấp sản xuất nhất định nào. Các nhà quản trị muốn đưa ra một mức giá mà ít nhất bao gồm tổng chi phí sản xuất ở một cấp độ sản xuất nhất định. Định giá cộng thêm chi phí Phương pháp định giá đơn giản nhất là định giá cộng thêm chi phí - cộng một khoản tăng tiêu chuẩn vào chi phí của sản phẩm. Chi phí cho mỗi đơn vị = Chi phí biến đổi + Bây giờ nhà sản xuất muốn kiếm lời được bao nhiêu % trên khoản chênh lệch trên doanh số. Giá cộng thêm của nhà sản xuất được dựa vào bởi công thức sau: Giá dự kiến = 2.2. Phân tích hòa vốn và định giá trên lợi nhuận mục tiêu Định giá hòa vốn hay còn gọi là định giá theo lợi nhuận mục tiêu. Doanh nghiệp đặt ra một mức giá mà họ sẽ hòa vốn hoặc định hướng lại chi phí sản xuất và marketing sản phẩm. Định giá theo lợi nhuận mục tiêu sử dụng khái niệm biểu đồ hòa vốn, cho thấy tổng chi phí và tổng doanh thu dự kiến ở các mức khối lượng bán hàng khác nhau Số lượng hòa vốn = 3) Dự án “Kinh doanh áo thun đồng giá Gâu Đần Shop” ● Các loại chi phí lOMoARcPSD|15978022 ● Điểm hòa vốn: Lợi nhuận mong muốn là 60% Thành tiền Giá sản xuất đ 84.797 Giá bán đ 135.676 Số lượng bán sản phẩm 11 300 Doanh thu đ 1.485.000 40.702.762 Lợi nhuận đ 273.608 6.783.794 Điểm hòa vốn sản phẩm/năm Doanh thu hòa vốn đ Vốn đ 1.017 137.944.899 Ngày Tháng (28 Đơn vị ngày) lOMoARcPSD|15978022 ● Biểu đồ hòa vốn theo tháng 4) Thảo luận: Kết quả buổi khảo sát thực tế cửa hàng áo thun Vitamin Si 2hand (Địa chỉ 102 Đường A6 VCN Phước Hải, Nha Trang) 1) Ngày đầu khởi nghiệp chị đã bắt đầu với số vốn là bao nhiêu? TL: Không có giá vốn nhất định. Mới đầu khởi nghiệp, chị sẽ đi nhập đồ về bán so với mức mặt bằng chung ở chỗ bán. Áo thun vào thời điểm đó, trung bình sẽ rơi vào khoảng 37.000/áo. Một lần chị lấy tầm 100 – 200 áo, giá bán vào thời điểm đó với của chị là 50.000 – 55.000. Duy trì từ 2019 cho đến gần cuối năm 2021, lợi nhuận rất ít. Bắt đầu từ cuối 2021 đến nay, chị tăng giá bán 65.000. Áo thun chị đưa ra toàn đồng giá hết. Trừ những áo hiệu sẽ đưa ra những mức giá cao hơn. 2) Lúc chị thuê mặt bằng thì mức giá đó (50.000 - 60.000) có gây khó khăn gì cho chị không? TL: Chị nghĩ là không, chị bán theo kiểu bù qua sớt lại vì chị có nhiều mặt hàng khác nữa, không mỗi áo thun. Ví dụ những món mà mình bán lợi nhuận 50%, có đôi lúc sẽ là 70 – 80%. lOMoARcPSD|15978022 Và ở đây chị chỉ bán với mức giá học sinh sinh viên, chị không bán mức giá cao, với mức giá áo thun như vậy chị nghĩ đã ổn so với giá chị nhập vào rồi. Có thể sang năm vật giá leo thang thì chị sẽ tăng 5000 cho đến 10.000 tùy mức giá ở đây, chị cũng không bán cao hơn được. 3) Một tháng trung bình chị bán được bao nhiêu áo và lợi nhuận ước tính bao nhiêu về sản phẩm là áo đó? TL: Một tháng trung bình chị bán ra 400 – 500 cái áo thun, lợi nhuận sẽ từ 15.000/1 cái. Ước tính là 60 - 70 triệu đồng với mặt hàng là áo thun. 4) Tại sao chị lại chọn bán sản phẩm này? TL: Thực chất lúc đầu chị không bán áo thun, lúc đầu chị bán đồ cho nữ, sau 2 – 3 tháng chị thấy không hợp bán sản phẩm đó nữa nên chị chuyển sang thử với mặt hàng áo thun. Mặt khác, lúc đó ở Nha Trang có ít người kinh doanh sản phẩm này nên chị thử. Từ lúc chuyển qua bán áo thun, chị thấy doanh số, mọi thứ đều ổn hơn. 5) Chị có bị khó khăn trong việc chọn nguồn nhập hàng không? TL: Có chứ. Thời gian đầu là thời gian khó khăn nhất. Lúc đầu, ví dụ chị lấy một lô 50 hay 100 cái mình có thể chắc chắn về chất lượng sản phẩm, sau này bán được nhiều hơn nên nhập về nhiều hơn. Nhưng mà thời gian tìm nguồn hàng lớn như vậy nó có nhiều cái khó khăn. Vì chị không biết được người ta có uy tín hay không nên chị bị gãy rất nhiều lô hàng. Lúc đó là 5 triệu/kiện hàng, bao nhiêu vốn chị đều dùng để nhập hàng. Đôi lúc bị gãy 1 hay 2 kiện thì xem như là mình bị mất tiền. Trong khoảng thời gian đó thì chị vẫn cố gắng để tiếp tục, duy trì cửa hàng. Đôi lúc cũng nản, muốn bỏ nhưng cố gắng bán hết chuyến này sang chuyến nọ để gom góp lại. Sau này, chị sang Campuchia thì nguồn hàng ổn định lại. Đôi lúc cũng có lúc gãy nhưng tỉ lệ nó thấp hơn. 6) Sau khi mà chị có nguồn hàng như thế rồi thì chị phân bổ chi phí ở đây như thế nào, cụ thể là tiền điện - nước, mặt bằng, trang trí,…. ? lOMoARcPSD|15978022 TL: Chi phí thì tầm hơn 15 triệu/tháng, chưa tính tiền nhập hàng. Chưa tính tiền nhập hàng vì chị không có nhập hàng một thời gian nhất định. Bởi vì sẽ tuỳ vào số tiền nhập hàng của mình nên không cố định. 7) Vào thời kỳ đầu trung bình một tháng thì chị nhập bao nhiêu áo? TL: Bởi vì hồi đó chị bán online rất là đắt nên một tuần chị sẽ khui 1 tép hàng trị giá 5 – 5 triệu rưỡi. Một tháng chị khui trung bình 4 tép, tùy theo tháng đó bán nhiều hay ít. 8) Về điểm hòa vốn, một tháng chị bán bao nhiêu áo để có thể hòa vốn? TL: Ở đây chị không chạy KPI. Ví dụ doanh thu một tháng chị là 200 triệu thì chị sẽ chia tất cả các phần, chị cho đó là 30% lợi nhuận, còn bao nhiêu là tiền hàng. Đồ si thì không phải nhất định giống như hàng mới, hàng mới đôi lúc có hàng tồn, hàng si cũng có nhưng mà hàng si sẽ không có một mức giá nhất định để chị có thể chia sẻ. Doanh thu áo thun của chị sẽ dao động từ 160 – 180 triệu. 9) Trong quá trình chị bán hàng, ngoài những chi phí ban đầu chị liệt kê ra có những chi phí nào phát sinh làm chị bất ngờ không? TL: Mấy cái lặt vặt thì phải có rồi, đôi lúc nó sẽ phát sinh ra ví dụ như thiếu kệ, thiếu móc hay gì đó thì chi phí phát sinh ra những phần đó thì chắc chắn sẽ có rồi. Còn lại thì không. 10) Tình hình sau khi lên danh sách chi phí thì một tháng chi phí của nhóm em là 33 triệu bao gồm mặt bằng, nhân viên, điện nước… trong đó chi phí cho 2 nhân viên là 9 triệu (4 triệu rưỡi/1 nhân viên/8 tiếng) chị thấy như thế có hợp lý không ạ? TL: Chị thấy hơi bị cao. Lương nhân viên như thế thì hợp lý rồi. Nói chung chi phí nặng nhất ở đây là tiền mặt bằng và tiền nhân viên. 11) Chúng em chỉ bán có một sản phẩm và đồng giá, khi cộng tất cả chi phí lại thì chúng em tính ra giá là 137.000/sản phẩm và giá sản phẩm nhập vào là 35.000. Với mức giá đó, chị thấy có hợp lý không? lOMoARcPSD|15978022 TL: Vậy lợi nhuận của em là khoảng 60%. Vậy em có chắc sản phẩm em đưa ra với mức giá đó với chất lượng sản phẩm như vậy thì sẽ có được lượng khách ổn định không? Cho nên chị thấy với mức giá nhập vào là 35.000 mà em bán 137.000 là hơi cao. Em có thể bán thấp lại chút xíu nhưng chắc chắn về chất lượng hơn hoặc hàng em nhập cao hơn. Loại vải 35.000đ chất lượng không được tốt mà em bán với giá 137.000 thì khó ổn định. 12) Giá của tụi em tính ra như vậy là dựa trên các khoản chi phí, lý thuyết. Chị đã có kinh nghiệm thì chị thấy giữa kiến thức sách vở và thực tế có khác nhau nhiều không ? TL: Chị thấy khác nhau nhiều. Chị nghĩ nếu giá nhập 35.000 em nhập với số lượng nhiều, chất lượng ổn thì so với mức giá 35.000 vẫn là ổn nhưng mà đầu vốn em sẽ cao hơn. Nhưng nếu mức giá nhập vào 35.000 mà chất lượng không tốt so với mức giá 137.000 mà em đưa cho khách hàng, nếu là chị, chị cũng sẽ không mua. Ví dụ: mình lời ít đi mà mình bán được lòng tin cho khách. Ở đây chị không bán về lợi nhuận nhiều, chị chú tâm về chất lượng và việc chăm sóc khách hàng hơn để nếu lần này người ta không thích món đồ đó, người ta có thể ghé lại vào đợt khác để xem món đồ ưng ý hơn hoặc có thể giới thiệu cho bạn bè tới mua. Ví dụ: mức giá em bán 137.000, người ta tới mua hoặc xem một lần rồi người ta đi luôn thì khó mà duy trì. 13) Trong 137.000 đó là có cả tiền chi phí của tụi em trong đó. Tổng tiền để làm ra sản phẩm là 84.000. Có lẽ là do nhóm em tính sai làm chi phí quá cao. Chị thấy sao về cái này ạ? TL: Chị thấy chi phí đó là quá nhiều. Tại sao lúc đầu tụi em không chọn một cái mặt bằng rẻ hơn thì sẽ đẩy xuống phần chi phí? Hoặc chỉ thuê kho nhỏ sẽ giảm chi phí xuống thấp hơn rất nhiều. Từ đó mức giá sẽ không cao như bây giờ. lOMoARcPSD|15978022 Có tính đến chuyện có hàng tồn không? Tụi em phải tính đến việc đó. Ví dụ một tháng, em đặt ra phải bán 100 sản phẩm nhưng chưa chắc là sẽ đủ KPI, có thể bán được 80 hoặc chỉ 50 sản phẩm, đôi lúc tháng đầu tiên tụi em đạt đủ nhưng tháng thứ 2 lại không đạt đủ thì hàng tồn sẽ đẩy lên và tụi em phải tìm cách sale để đẩy hàng đi. Vậy tại sao lúc đầu không bán với mức giá phải chăng hơn để khách hàng giới thiệu cho bạn bè. Khi em bán mức giá đó ổn rồi, em có thể tăng giá lên 5000 – 10.000 không vấn đề gì. Bởi vì em đã lấy được lòng tin của khách hàng. 5) Kết luận ● Một số điểm sai trong dự án - Sau khi tính toán và định giá những chiếc áo thun dựa trên chi phí thì nhóm thấy rằng các mức chi phí đã đưa ra là quá cao, cụ thể như sau: + Giá thuê mặt bằng: Có nhiều sự lựa chọn về mặt bằng mà giá cả rẻ hơn (khoảng 5 đến 6 triệu/tháng) so với giá hiện tại đã lựa chọn là 10 triệu/tháng. + Chi phí trang trí cửa hàng có thể cắt giảm những thứ không cần thiết. => Việc giữ giá thuê mặt bằng và chi phí trang trí như ban đầu cũng là một trong những yếu tố làm cho thành phẩm có mức giá bán bị đẩy lên tới hơn 500% so với giá nhập sản phẩm. - Lợi nhuận đặt ra không có tính toán kỹ. Việc đưa ra % lợi nhuận mong muốn (theo doanh số bán hàng) là bước quan trọng để định giá sản phẩm mà ở đây dự án lại đặt ra mức % lợi nhuận là 60%. Việc lấy % quá cao khiến cho giá bán tỷ lệ thuận tăng theo thì sản phẩm sẽ khó tiêu thụ vì đa số tệp khách hàng mà dự án hướng đến là học sinh - sinh viên dẫn đến tồn hàng và phải giảm giá để xả kho. Từ đó có thể thấy, đây chính là kết quả của việc thất bại trong định giá sản phẩm. - Một vấn đề mà dự án chưa nghĩ tới là việc giải quyết vấn đề hàng tồn kho. Khi kinh doanh, hàng tồn kho sau mỗi tháng sẽ luôn có thể có và phải tính riêng phần “chi phí hàng tồn kho” vào phần chi phí. - Ngoài ra, cách phân bổ một vài chi phí cố định qua các đơn vị thời gian vẫn chưa hợp lý vì việc này phụ thuộc vào nhiều điều kiện khác (môi trường, các vấn đề phát sinh) và khó có thể ước tính được (bàn ghế, phòng thay đồ,...). lOMoARcPSD|15978022 ● Hướng khắc phục - Tìm nguồn hàng có mức nhập cao hơn, ví dụ như từ 35.000 lên 60.000đ. Mục đích là cải thiện chất lượng hàng hóa sao cho phù hợp với mức giá cao hơn 130.000đ như đã tính trong bảng định toán. Hoặc cũng có thể giữ nguyên giá nhập và điều chỉnh giảm bớt các chi phí. Ví dụ: + Giảm mặt bằng từ mức chi phí 10 triệu xuống mức chi phí 4 triệu hoặc chỉ tìm nhà kho nhỏ để làm mặt bằng cho cửa hàng. + Phí trang trí theo năm giảm từ mức 4 triệu xuống mức 2 triệu/năm. - Cuối cùng, tính toán lại các mức chi phí và đưa ra mức % lợi nhuận thấp hơn trước để cho giá bán nằm ở mức phù hợp nhất với những gì sản phẩm cung cấp được cho khách hàng (cố gắng giảm thiểu mức chênh lệch quá cao giữa giá bán với giá gốc mà vẫn có lời). - Chú ý vào chăm sóc khách hàng và tạo được niềm tin cho khách hàng nhiều hơn. Không nên chỉ chú ý vào giá bán sản phẩm mà quên đi chất lượng sản phẩm xứng với giá bán hay không. Nếu giá bán quá cao mà chất lượng sản phẩm không tốt thì không giữ chân được khách hàng cho những lần sau. ➢ Sau khi đã khắc phục phần chi phí, nhóm có bảng sau: TC = FC + VC = 16.299 + 49.167 = 65.395 Chi phí biến đổi bình quân lOMoARcPSD|15978022 AC = VC/Q = 14.750.000/300 = 49.167 ➢ Điểm hòa vốn của dự án sau khi khắc phục các sai sót: Lợi nhuận mong muốn hiện tại đã hạ xuống là 35%. P = TC + 35% = 65.395 + (65.395 x 35%) = 88.284 Xác định điểm hòa vốn trong 1 tháng đồng nghĩa với Doanh thu (TR) bằng với chi phí (TC) tại một sản lượng bằng nhau. TR = TC ⇔ P*Q = FC + AVC*Q ⇔ 88.284*Q = 4.868.571 + 49.167*Q ⇔ Q = 124.461 tương đương với 125 áo ➢ Biểu đồ hòa vốn mới của cửa hàng theo tháng: Nếu muốn đạt lợi nhuận cửa hàng phải bán hơn 124 sản phẩm/tháng tại mức giá 89.000đ. Nếu cửa hàng bán dưới 124 sản phẩm một tháng thì cửa hàng lỗ. Nếu định giá cao, cửa hàng không cần phải bán với số lượng sản phẩm nhiều để đạt được lợi nhuận mục tiêu, nhưng khách hàng không sẵn sàng chi trả sản phẩm với mức giá cao mà chất lượng không phù hợp. Ngược lại nếu giá sản phẩm thấp cửa hàng không có lợi nhuận dẫn đến cửa hàng thua lỗ không thể chi trả lOMoARcPSD|15978022 được các khoản phí. Tuỳ thuộc vào độ co giãn của cung cầu mà điều chỉnh chi phí sao cho phù hợp khách hàng có nhu cầu và cửa hàng có thể cung cấp. lOMoARcPSD|15978022 II. ĐỊNH GIÁ SẢN PHẨM THỰC TẾ 1) Các chiến lược định giá hỗn hợp sản phẩm - Định giá dòng sản phẩm Diana là thương hiệu hàng đầu của Nhật Bản về các dòng sản phẩm băng vệ sinh dành cho phụ nữ. Vào những ngày đèn đỏ thì việc mang chúng suốt bên người làm cho cơ thể của cảm thấy nóng, hầm, khó chịu về cả cơ thể lẫn cảm xúc, vì thế hãng nhanh chóng nắm bắt được nhu cầu khác của chị em phụ nữ là những sản phẩm với sự mát lạnh từ bên trong tạo sự thoải mái hơn và không khó chịu khi những ngày đèn đỏ tới. Diana đã tung ra 1 loạt các sản phẩm “cool fresh” với các dòng dành cho ban ngày, ban đêm và hàng ngày. - Đối với dòng ban ngày được chị em ưa chuộng hiện nay là Sensi Cool Fresh với 2 sự lựa chọn là có cánh và không có cánh với chiều dài 23cm và có giá 22.000 đ với 8 miếng và 47.000 đ (20 miếng). - Về dòng sản phẩm ban đêm hãng đưa sản phẩm Sensi Cool Fresh Night và có 2 sự lựa chọn là 29cm (4 miếng) có giá 19.500 đ và 35cm (3 miếng) có giá 21.000 đ. - Về dòng sản phẩm hàng ngày Sensi Cool Fresh hàng ngày được dùng cho ngày đầu và cuối chu kỳ sản phẩm không có cánh với kích thước là 155mm có giá 8.000 đ (8 miếng), 20.000 đ (20 miếng), 39.000 đ (40 miếng). Doanh nghiệp đã đưa các dòng sản phẩm khác nhau tùy thuộc vào nhu cầu mục đích sử dụng của khách hàng. - Định giá sản phẩm tùy chọn + Khi đến với cửa hàng xe Honda để mua xe, nhân viên bán hàng sẽ giới thiệu và đưa catalogue phụ kiện đến khách hàng với những sự lựa chọn cho nhu cầu về phụ kiện mua kèm theo xe của mình. Điều này giúp hãng có thể bán được thêm nhiều sản phẩm đi kèm với sản phẩm chính là xe. Ví dụ: Xe vision giá trên web chính hãng đối với màu xanh đen có giá 30.230.182 đ. Xe này thuộc phân khúc xe tay ga giá thấp phù hợp cho lOMoARcPSD|15978022 giới trẻ sinh viên, nhân viên văn phòng có số lượng bán lớn nhất tại thị trường Việt Nam nhờ kiểu dáng trẻ trung, thanh lịch và nhỏ gọn. Bên cạnh đó Honda còn đưa ra các dòng phụ kiện kèm theo khi xe Vision tùy thuộc vào nhu cầu làm đẹp cũng như bảo vệ xe của khách hàng. - Định giá sản phẩm đi kèm bắt buộc Khi mua + máy game Nintendo Switch (4 triệu đến gần 8 triệu) khách hàng bắt buộc phải mua thêm thẻ game (500.000 - 2.000.000 đ). Vì nếu không mua thẻ thì không thể chơi được. Bên dưới lần lượt là giá máy game Nintendo Switch và thẻ game trên trang web chính hãng của sản phẩm. lOMoARcPSD|15978022 Downloaded by Quang Quang ([email protected]) lOMoARcPSD|15978022 + Hiện nay các sản phẩm Iphone của Apple đã bán mà chỉ có dây sạc, không kèm theo củ sạc và nếu người dùng muốn đảm bảo an toàn cho điện thoại thì buộc phải mua thêm. - Định giá phụ phẩm Về mặt lý thuyết, định giá phụ phẩm hay còn được gọi là “biến rác thành tiền” chính là hướng tới việc tìm kiếm một thị trường cho phụ phẩm sau sản xuất thải ra, nhằm giảm chi phí xử lý và tăng sức cạnh tranh của sản phẩm chính. Chúng ta có thể nói đến các trường hợp sau: + Lúa sau khi gặt thì phần rơm còn lại được thu mua để phục vụ chăn nuôi hoặc trồng nấm. + Các xưởng gỗ lớn thường thải ra 1 lượng lớn mùn cưa vì thế họ tái sử dụng nó để làm thành các mảnh gỗ ép, từ đó tạo nên các sản phẩm khác như tủ, bàn ghế,... với giá thành bán ra rẻ hơn gỗ nguyên khối. Hoặc chủ xưởng gỗ cũng có thể bán mùn cưa cho các nông trại để giúp đất tơi xốp, ổn định nhiệt và giữ nước cho cây. + Tại Nhật, các tiệm bánh mì và cửa hàng tiện lợi bán lại bánh mì và bánh sandwich đã hết hạn được 1 hay 2 ngày cho các doanh trại nuôi heo với giá rẻ. Nó được dùng làm thức ăn cho heo. Việc này giúp giảm thiểu rác thực phẩm mà cũng tìm ra được giải pháp giúp các tiệm bánh giải quyết bánh mì hết hạn. + Sản phẩm xà phòng handmade sau khi tạo ra thành phẩm tiêu chuẩn sẽ thừa lại vụn xà phòng. Những miếng vụn này sẽ được bán ra với mức giá thấp hơn thành phẩm để nhanh chóng bán hết phụ phẩm. + Bưởi sau khi được tách hết múi và đóng hộp bán trong siêu thị thì phần vỏ sẽ bị thải ra. Để giải quyết vấn đề đó, một vài hộ kinh doanh đã mua lại số vỏ đó và nấu thành tinh dầu bưởi giúp dưỡng tóc. Downloaded by Quang Quang ([email protected]) lOMoARcPSD|15978022 - Định giá gói sản phẩm Theo lý thuyết, phương pháp định giá gói sản phẩm là phương pháp mà người bán thường kết hợp một số sản phẩm lại với nhau và bán với giá thấp hơn. Phương pháp định giá này xuất hiện trong các trường hợp sau: + Gói phim: IQIYI (mua gói tháng giá 39.000đ/1 tháng tức là nếu bạn xem phim nhiều và mua liên tục trong vòng 12 tháng thì mua gói năm sẽ rẻ hơn rất nhiều so với gói tháng với giá chỉ 399.000đ/1 năm => kích thích người mua gói năm nhiều hơn). Chúng ta cũng có thể kể đến các ứng dụng xem phim khác như Netflix hay WeTV,... Downloaded by Quang Quang ([email protected]) lOMoARcPSD|15978022 Figure 1 - Hình ảnh trên chính là ứng dụng xem phim IQIYI của Trung Quốc với các mức giá cho 1 tài khoản phim + Khóa học: Dịch Tiếng Trung Hanzi 3 tháng: 399.000đ, 1 năm: 499.000đ. + Về mảng thức ăn nhanh: KFC, Jollibee,... các hãng này thường có combo thức ăn rẻ hơn khi mua lẻ từng món kích thích người mua. VD: KFC tung ra combo 1 người (với 2 món: mỳ ý, 1 miếng gà rán + 1 lon Pepsi) chỉ với giá 83.000đ. Với mức giá đó thì nó rẻ hơn là bạn mua lẻ từng món. + Gói du lịch: Vinpearl Resort Nha Trang có gói du lịch bao gồm cả vé máy bay với 2.843.440đ/1 người. Downloaded by Quang Quang ([email protected]) giá lOMoARcPSD|15978022 2) Các chiến lược điều chỉnh giá - Định giá chiết khấu và trợ giá + Ở các store Innisfree - một hãng mỹ phẩm nổi tiếng của Hàn Quốc sẽ cho phép khách hàng áp dụng chiết khấu hóa đơn khi mua hàng tại store nếu bạn có đăng ký số điện thoại thành viên. Tương tự như vậy, Shop Mỹ phẩm Yến Nguyễn hay Shop quần áo FM style có ở khu vực Nha Trang nói riêng cũng áp dụng chiến lược này, khi khách hàng đã có đăng ký thành viên tại đó đều sẽ được chiết khấu hóa đơn khi thanh toán. + Ngoài ra, chiến lược trợ giá như mua mới đổi cũ đã được Nón Sơn áp dụng trước đây, nếu bạn mang mũ bảo hiểm cũ đến và mua 1 cái mới thì cửa hàng sẽ thu lại cái cũ và trừ vào giá bán cái mới. Chiến lược này cũng được một số cửa hàng bán lẻ công nghệ áp dụng như việc thu Iphone cũ và mua lại cái mới đã được trừ bớt giá. + Đặc biệt ở phần trợ giá, ở các cửa hàng FPT hay Thế giới di động sẽ thường trợ giá từ vài trăm đến vài triệu đồng và kèm theo là cho phép khách hàng mua các sản phẩm đó được trả góp 0% theo tháng/năm với những ai không có nhu cầu/điều kiện thanh toán 1 lần. Downloaded by Quang Quang ([email protected])
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan