Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Luyện thi Đại học - Cao đẳng Khối A Môn hóa Bài tập tốc độ phản ứng và cân bằng hóa học...

Tài liệu Bài tập tốc độ phản ứng và cân bằng hóa học

.PDF
7
1235
141

Mô tả:

HOC TAP DOT PHA CUNG D25 Họ và tên: ……………… GV: VO SY DUC – SDT: 01675768182 TỐC ĐỘ PHẢN ỨNG VÀ CÂN BẰNG HÓA HỌC Phần 1 A. KIẾN THỨC CƠ BẢN CẦN NẮM VỮNG 1. TỐC ĐỘ PHẢN ỨNG: Khi tăng: nồng độ chất phản ứng , nhiệt độ, áp suất chất khí, diện tích bề mặt chất phản ứng thì tốc độ phản ứng tăng. Chất xúc tác cũng làm tăng tốc độ phản ứng nhưng còn lại sau khi phản ứng kết thúc. 2. CÂN BẰNG HÓA HỌC a, Hằng số cân bằng (k) chỉ phụ thuộc vào nhiệt độ b, Chất rắn, chất xúc tác không ảnh hưởng đến chuyển dịch cân bằng c, ∆H > 0, phản ứng thu nhiệt, càng phản ứng nhiệt độ càng giảm, để trở lại cân bằng phải tăng nhiệt độ, nên chỉ cần nhớ : Thu – Thuận- Tăng nhiệt độ d, ∆H< 0 phản ứng tỏa nhiệt, càng phản ứng nhiệt độ càng tăng nên: Tỏa – thuận – Giảm nhiệt độ Còn phản ứng nghịch thì ngược lại: Thu – Nghịch – GIẢM nhiệt độ Tỏa – Nghịch – TĂNG nhiệt độ e, Đối với chất khí, khi hệ số 2 bên phương trình phản ứng bằng nhau thì áp suất không ảnh hưởng đến sự chuyển dịch cân bằng. Nên khi làm bài,ta xem hệ số hai bên phương trình phản ứng có bằng nhau không. f, Khi thay đổi các yếu tố (nồng độ, nhiệt độ, áp suất) phản ứng dịch chuyển theo hướng ngược lại để thiết lập lại cân bằng (như khi tăng nhiệt độ, phản ứng phải xảy ra theo chiều giảm nhiệt độ…) B. PHẦN TRẮC NGHIỆM Câu 1: Ở cùng một nhiệt độ, phản ứng nào dưới đây có tốc độ phản ứng xảy ra nhanh nhất: A. Fe + dd HCl 0,1M B. Fe + dd HCl 0,2M C. Fe + dd HCl 1M D. Fe + dd HCl 2M Câu 2: Ở cùng một nồng độ, phản ứng nào dưới đây có tốc độ phản ứng xảy ra chậm nhất: A. Al + dd NaOH ở 25oC B. Al + dd NaOH ở 30oC C. Al + dd NaOH ở 40oC D. Al + dd NaOH ở 50oC Câu 3: Ở 25oC, kẽm ở dạng bột khi tác dụng với dung dịch HCl1M, tốc độ phản ứng xảy ra nhanh hơn so với kẽm ở dạng hạt. Yếu tố ảnh hưởng đến tốc độ phản ứng trên: A. Nhiệt độ B. diện tích bề mặt tiếp xúc C. nồng độ D. áp suất Câu 4: Một phản ứng hóa học ở trạng thái cân bằng khi: A. Phản ứng thuận đã kết thúc B. Phản ứng nghịch đã kết thúc C. Tốc độ phản ứng thuận và nghịch bằng nhau D. Nồng độ chất tham gia và sản phẩm như nhau Câu 5: Sự phá vỡ cân bằng cũ để chuyển sang một cân bằng mới do các yếu tố bên ngoài tác động được gọi là: A. Sự biến đổi chất B. sự chuyển dịch cân bằng C. sự biến đổi vân tốc phản ứng D. sự biến đổi hằng số cân bằng Câu 6: Cho phản ứng: CaCO3(r) ⇄CaO(r)+CO2(K) ; ∆H>0. Biện pháp không được sử dụng để tăng tốc độ phản ứng nung vôi: A. Đập nhỏ đá vôi với kích thước thích hợp B. Duy trì nhiệt độ phản ứng thích hợp C. Tăng nhiệt độ phản ứng càng cao càng tốt D. Thổi không khí nén vào lò nung vôi Câu 7:(CĐ10) Cho cân bằng hoá học: PCl5(k) PCl3 (k)+ Cl2(k); ∆H>O. Cân bằng chuyển dịch theo chiều thuận khi: A. tăng áp suất B. tăng nhiệt độ. C. thêm PCl3 D. thêm Cl2 Câu 8:(CĐ11)Cho cân bằng hoá học: N2(k) +3H2 (k) ⇄ 2NH3(k); H 0 . Cân bằng chuyển dịch theo chiều thuận khi: A. tăng áp suất B. tăng nhiệt độ C. giảm áp suất D. thêm chất xúc tác Câu 9:(ĐHB12) Cho phản ứng: N2 (k) + 3H2 (k)  2NH3 (k) ; ∆H = -92 kJ. Hai biện pháp đều làm cân bằng chuyển dịch theo chiều thuận là: A. Giảm nhiệt độ và giảm áp suất B. Giảm nhiệt độ và tăng áp suất C. Tăng nhiệt độ và giảm áp suất D. Tăng nhiệt độ và tăng áp suất Câu 10: (ĐHA13) Cho các cân bằng hóa học sau:(a) H2 (k) + I2 (k) ⇄ 2HI (k) (b) 2NO2(k)  N2O4 (k) (c) N2(k) + 3H2(k)2NH3(k) (d) 2SO2(k)+ O2(k)  2SO3(k) Ở nhiệt độ không đổi, khi thay đổi áp suất chung của mỗi hệ cân bằng, cân bằng hóa học nào không bị chuyển dịch? A. (d) B. (b) C. (a) D. (c) Câu 11:(CĐ08) Cho các cân bằng: N2 (k) + 3H2 (k) ⇄ 2NH3 (k) (1) H2 (k) + I2 (k) ⇄ 2HI (k) (2) 2SO2 (k) + O2 (k) ⇄ 2SO3 (k) (3) Khi thay đổi áp suất những cân bằng hóa học bị chuyển dịch: A. (1), (3), (4). B. (1), (2), (3). 2NO2 (k) ⇄ N2O4 (k) C. (2), (3), (4). (4) D. (1), (2), (4) (II) CaCO3(r) ⇄CaO(r) + CO2(k); Câu 12: (ĐHB10) Cho các cân bằng sau: (I) 2HI(k)⇄H2(k) + I2(k); (III) FeO(r)+ CO(k)⇄ Fe(r) +CO2(k); (IV) 2SO2(k) +O2 (k)⇄2SO3(k). LỚP 10 CB HOC TAP DOT PHA CUNG D25 GV: VO SY DUC – SDT: 01675768182 Khi giảm áp suất của hệ, số cân bằng bị chuyển dịch theo chiều nghịch: A. 1. B. 2. C. 3. D. 4. Câu 13: (ĐH B 11)Cho cân bằng hóa học sau: 2SO2 (k) + O2 (k)  2SO3 (k) ; H < 0 Cho các biện pháp : (1) tăng nhiệt độ, (2) tăng áp suất chung của hệ phản ứng, (3) hạ nhiệt độ, (4) dùng thêm chất xúc tác V2O5, (5) giảm nồng độ SO3, (6) giảm áp suất chung của hệ phản ứng. Những biện pháp nào làm cân bằng trên chuyển dịch theo chiều thuận? A. (2), (3), (4), (6) B. (1), (2), (4) C. (1), (2), (4), (5) D. (2), (3), (5) Câu 14:(ĐHA08) Cho cân bằng: 2SO2 (k) + O2 (k)  2SO3 (k); phản ứng thuận là phản ứng toả nhiệt. Phát biểu đúng: A. Cân bằng chuyển dịch theo chiều thuận khi tăng nhiệt độ. B. Cân bằng chuyển dịch theo chiều thuận khi giảm áp suất hệ phản ứng. C. Cân bằng chuyển dịch theo chiều nghịch khi giảm nồng độ O2. D. Cân bằng chuyển dịch theo chiều nghịch khi giảm nồng độ SO3. Câu 15: (ĐHA10) Cho cân bằng: 2SO2 (k) + O2 (k)  2SO3 (k). Khi tăng nhiệt độ thì tỉ khối của hỗn hợp khí so với H2 giảm đi. Phát biểu đúng khi nói về cân bằng này là: A. Phản ứng thuận thu nhiệt, cân bằng dịch chuyển theo chiều nghịch khi tăng nhiệt độ. B. Phản ứng nghịch toả nhiệt, cân bằng dịch chuyển theo chiều thuận khi tăng nhiệt độ. C. Phản ứng nghịch thu nhiệt, cân bằng dịch chuyển theo chiều thuận khi tăng nhiệt độ. D. Phản ứng thuận toả nhiệt, cân bằng dịch chuyển theo chiều nghịch khi tăng nhiệt độ. Câu 16:(CĐ07) Cho phương trình hoá học của phản ứng tổng hợp amoniac: N2 (k) + 3H2 (k)  2NH3 (k) Khi tăng nồng độ của hiđro lên 2 lần, tốc độ phản ứng thuận: A. giảm đi 2 lần. B. tăng lên 2 lần. C. tăng lên 8 lần. D. tăng lên 6 lần. o Câu 17: (ĐHA10) Xét cân bằng: N2O4 (k)  2NO2 (k) ở 25 C. Khi chuyển dịch sang một trạng thái cân bằng mới nếu nồng độ của N2O4 tăng lên 9 lần thì nồng độ của NO2 A. tăng 9 lần. B. tăng 3 lần. C. tăng 4,5 lần. D. giảm 3 lần Câu 18: (ĐHB14) Thực hiện phản ứng sau trong bình kín: H2(k) + Br2(k) → 2HBr (k) Lúc đầu nồng độ hơi Br2 là 0,072 mol/l. Sau 2 phút, nồng độ hơi Br2 còn lại là 0,048 mol/l. Tốc độ trung bình của phản ứng tính theo Br2 trong khoảng thời gian trên là: A. 8.10-4 mol/(l.s) B. 6.10-4 mol/(l.s) C. 4.10-4 mol/(l.s) D. 2.10-4 mol/(l.s) A. PHẦN TỰ LUẬN Câu 1: Hãy cho biết yếu tố nào đã ảnh hưởng đến tốc độ của các phản ứng sau: a, Đưa lưu huỳnh đang cháy ngoài không khí vào lọ đựng khí oxi, sự cháy diễn ra mạnh và nhanh hơn b, Khi ủ bếp than, người ta đậy nắp bếp lò làm cho phản ứng cháy của than chậm lại c, Phản ứng oxi hóa SO2 thành SO3 diễn ra nhanh hơn khi có mặt V2O5 d, Nhôm bột phản ứng với dung dịch HCl nhanh hơn so với nhôm dây e, Người ta chẻ nhỏ củi để bếp lửa cháy mạnh hơn f, Để giữ cho thực phẩm tươi lâu, người ta để thực phẩm trong tủ lạnh. g, Để hầm thức ăn nhanh chín, người ta sử dụng nồi áp suất k, Để làm sữa chua, rượu… người ta sử dụng các loại men thích hợp. Câu 2: Nêu biện pháp đã được sử dụng để làm tăng tốc độ phản ứng hóa học trong các trường hợp sau: a, Rắc men vào tinh bột đã được nấu chín (cơm, ngô, khoai, sắn…) để ủ rượu. b, Tạo thành những lỗ rỗng trong viên than tổ ong. c, Nén hỗn hợp khí nitơ và hiđro ở áp suất cao để tổng hợp amoniac (NH3). d, Nung hỗn hợp bột đá vôi, đất sét, thạch cao ở t0 cao để sản xuất clinke trong công nghiệp sản xuất xi măng. e, Dùng phương pháp ngược dòng trong sản xuất axit sunfuric. Câu 3: Vì sao không nên để than đá hay giẻ lau máy đã qua sử dụng thành một đống lớn. Câu 4: Để dập tắt một đám cháy thông thường, nhỏ, mới bùng phát ta có thể dùng biện pháp nào dưới đây, giải thích: a, Dùng vỏ chăn ướt trùm lên đám cháy b, dùng nước để dập tắt đám cháy c, dùng cát để dập tắt đám cháy. Câu 5: Cho cân bằng: CaCO3(r) ⇄ CaO(r) + CO2(K) ; ∆H>0 . Điều gì sẽ xảy ra khi thay đổi lần lượt các yếu tố sau: Tăng dung tích bình phản ứng, thêm CaCO3, lấy bớt CaO, thêm ít giọt NaOH, tăng nhiệt độ. ĐÁP ÁN 1. PHẦN TRẮC NGHIỆM 1D-2A-3B-4C-5B-6C-7B-8A-9B-10C-11A-12A-13D-14C-15D-16C-17B-18D LỚP 10 CB HOC TAP DOT PHA CUNG D25 GV: VO SY DUC – SDT: 01675768182 Câu 1: Ở cùng một nhiệt độ, phản ứng nào dưới đây có tốc độ phản ứng xảy ra nhanh nhất: B. Fe + dd HCl 0,1M B. Fe + dd HCl 0,2M C. Fe + dd HCl 1M D. Fe + dd HCl 2M Hướng dẫn Ở cùng một nhiệt độ, nồng độ càng lớn tốc độ phản ứng xảy ra càng nhanh (yếu tố tăng nồng độ phản ứng) nên chọn D Câu 2: Ở cùng một nồng độ, phản ứng nào dưới đây có tốc độ phản ứng xảy ra chậm nhất: B. Al + dd NaOH ở 25oC B. Al + dd NaOH ở 30oC C. Al + dd NaOH ở 40oC D. Al + dd NaOH ở 50oC Hướng dẫn Ở cùng một nồng độ, nhiệt độ càng thấp tốc độ phản ứng xảy ra càng chậm nên chọn A Câu 3: Ở 25oC, kẽm ở dạng bột khi tác dụng với dung dịch HCl1M, tốc độ phản ứng xảy ra nhanh hơn so với kẽm ở dạng hạt. Yếu tố ảnh hưởng đến tốc độ phản ứng trên: B. Nhiệt độ B. diện tích bề mặt tiếp xúc C. nồng độ D. áp suất Hướng dẫn Ở cùng một nhiệt độ, dạng bột có diện tích tiếp xúc bề mặt nhiều hơn dạng hạt nên tốc độ phản ứng xảy ra nhanh hơn. Câu 6: Cho phản ứng: CaCO3(r) ⇄CaO(r)+CO2(K) ; ∆H>0. Biện pháp không được sử dụng để tăng tốc độ phản ứng nung vôi: A. Đập nhỏ đá vôi với kích thước thích hợp B. Duy trì nhiệt độ phản ứng thích hợp C. Tăng nhiệt độ phản ứng càng cao càng tốt D. Thổi không khí nén vào lò nung vôi Hướng dẫn ∆H>0, phản ứng nung vôi (phản ứng thuận) là phản ứng thu nhiệt,những biện pháp kĩ thuật để nâng cao hiệu suất nung vôi là: -Tăng diện tích tiếp xúc của chất rắn CaCO3 bằng cách đập nhỏ đá vôi đến kích thước thích hợp. - Thổi không khí nén hay chọn hướng gió thích hợp để tăng nồng độ khí oxi cung cấp cho phản ứng đốt cháy than, đồng thời làm giảm nồng độ khí CO2 (giảm nồng độ khí CO2, để thiết lập lại cân bằng, phản ứng phải chuyển dịch theo chiểu tăng nồng độ khí CO2 tức cân bằng chuyển dịch theo chiều thuận tạo CO2 (sang phải)) - Chọn nhiệt độ thích hợp: Khi nung đá vôi trong lò cao hoặc lò quay: duy trì ở nhiệt độ 1200 - 1300oC. Nung vôi bằng lò tầng sôi thì nhiệt độ tối ưu trong khoảng 900 - 1000oC. Nếu nhiệt độ nung quá cao, sẽ xuất hiện quá trình tái kết tinh làm tăng kích thước tinh thể CaO làm cho hoạt tính CaO giảm. → câu C sai Câu 7:(CĐ10) Cho cân bằng hoá học: PCl5(k) PCl3 (k)+ Cl2(k); ∆H>O. Cân bằng chuyển dịch theo chiều thuận khi: A. tăng áp suất B. tăng nhiệt độ. C. thêm PCl3 D. thêm Cl2 Hướng dẫn ∆H > 0, phản ứng thuận là phản ứngthu nhiệt mà Thu – Thuận- Tăng nhiệt độ nên chọn B vì khi tăng nhiệt độ cân bằng chuyển dịch theo hướng giảm nhiệt độ mà phản ứng thu nhiệt thì càng phản ứng nhiệt độ càng giảm nên cân bằng chuyển dịch theo chiều thuận. PCl3 và Cl2 đều ở phía sau phản ứng, nên khi thêm PCl3 hoặc Cl2, phản ứng phải dịch chuyển theo hướng giảm nồng độ PCl3 hoặc Cl2 , muốn giảm cân bằng phải dịch chuyển theo chiều nghịch (chiều không tạo ra PCl3 hoặc Cl2) mà đề yêu cầu phản ứng phải dịch chuyển theo chiều thuận nên loại C, D Hệ số trước phản ứng là 1, sau phản ứng (sản phẩm) là 1+ 1 = 2 nên số mol khí các chất trước phản ứng lớn hơn lớn hơn số mol khí của sản phẩm. Theo đáp án A là tăng áp suất: khi tăng áp suất, cân bằng dịch chuyển theo chiều giảm áp suất tức giảm số mol khí tức cân bằng chuyển dịch theo chiều nghịch mà đề yêu cầu chuyển dịch theo chiều thuận nên loại A. Câu 8:(CĐ11)Cho cân bằng hoá học: N2(k) +3H2 (k) ⇄ 2NH3(k); H 0 . Cân bằng chuyển dịch theo chiều thuận khi: A. tăng áp suất B. tăng nhiệt độ C. giảm áp suất D. thêm chất xúc tác Hướng dẫn ∆H < 0, phản ứng thuận là phản ứng tỏa nhiệt ,mà Tỏa – thuận – Giảm nhiệt độ nên loại B Chất xúc tác không ảnh hưởng đến sự chuyển dịch cân bằng nên loại D Tổng hệ số các chất phản ứng là 1 + 3 = 4, hệ số của sản phẩm là 2 nên số mol khí các chất phản ứng lớn hơn sản phẩm. Theo đề cân bằng chuyển dịch theo chiều thuận, chiều có số mol khí nhỏ hơn nên phải tăng áp suất, chọn A, loại C (vì khi tăng áp suất, phản ứng phải chuyển dịch theo chiều giảm áp suất, giảm số mol khí nên chuyển dịch theo chiều thuận) Câu 9:(ĐHB12) Cho phản ứng: N2 (k) + 3H2 (k)  2NH3 (k) ; ∆H = -92 kJ. Hai biện pháp đều làm cân bằng chuyển dịch theo chiều thuận là: A. Giảm nhiệt độ và giảm áp suất B. Giảm nhiệt độ và tăng áp suất LỚP 10 CB HOC TAP DOT PHA CUNG D25 C. Tăng nhiệt độ và giảm áp suất GV: VO SY DUC – SDT: 01675768182 D. Tăng nhiệt độ và tăng áp suất Hướng dẫn Tương tự câu 8: Cân bằng chuyển dịch theo chiều thuận khi giảm nhiệt độ và tăng áp suất, chọn B Câu 10: (ĐHA13) Cho các cân bằng hóa học sau:(a) H2 (k) + I2 (k) ⇄ 2HI (k) (b) 2NO2(k)  N2O4 (k) (c) N2(k) + 3H2(k)2NH3(k) (d) 2SO2(k)+ O2(k)  2SO3(k) Ở nhiệt độ không đổi, khi thay đổi áp suất chung của mỗi hệ cân bằng, cân bằng hóa học nào không bị chuyển dịch? B. (d) B. (b) C. (a) D. (c) Hướng dẫn Đối với áp suất chất khí, khi hệ số 2 bên phương trình phản ứng bằng nhau thì khi thay đổi áp suất cân bằng không bị chuyển dịch (lưu ý chỉ nhìn hệ số của chất khí, không xét chất rắn) Đề yêu cầu cân bằng không bị chuyển dịch khi thay đổi áp suất chung của hệ nên xem phương trình nào có tổng hệ số các chất ở 2 bên phương trình phản ứng = nhau thì chọn→ chỉ có phản ứng (a) H2 (k) + I2 (k) ⇄ 2HI (k) là phù hợp (hệ số trước H2 và I2 là 1 nên hệ số các chất phản ứng = 1+1= 2, hệ số sản phẩm là 2 →bằng nhau) → chọn C Câu 11:(CĐ08) Cho các cân bằng: N2 (k) + 3H2 (k) ⇄ 2NH3 (k) (1) 2SO2 (k) + O2 (k) ⇄ 2SO3 (k) (3) H2 (k) + I2 (k) ⇄ 2HI (k) (2) 2NO2 (k) ⇄ N2O4 (k) (4) Khi thay đổi áp suất những cân bằng hóa học bị chuyển dịch: A. (1), (3), (4). B. (1), (2), (3). C. (2), (3), (4). D. (1), (2), (4) Hướng dẫn Câu 11 ngược lại với câu 10: chọn những phản ứng có hệ số 2 bên phương trình phản ứng không bằng nhau thì cân bằng hóa học bị chuyển dịch, nên chọn A Hoặc loại những phản ứng có hệ số 2 bên phương trình phản ứng bằng nhau, ở đây chỉ có phương trình (2) là có tổng hệ số 2 bên phương trình là bằng nhau nên áp suất không ảnh hưởng đến sự chuyển dịch mà cả B, C, D đều có ( 2) nên loại B,C,D và chọn A. (II) CaCO3(r) ⇄CaO(r) + CO2(k); Câu 12: (ĐHB10) Cho các cân bằng sau: (I) 2HI(k)⇄H2(k) + I2(k); (III) FeO(r)+ CO(k)⇄ Fe(r) +CO2(k); (IV) 2SO2(k) +O2 (k)⇄2SO3(k). Khi giảm áp suất của hệ, số cân bằng bị chuyển dịch theo chiều nghịch: A. 1. B. 2. C. 3. D. 4. Hướng dẫn Khi giảm áp suất của hệ, cân bằng phải dịch chuyển theo chiều tăng áp suất của hệ, chiều tăng số mol khí. Mà chiều tăng số mol khí theo đề là chiều nghịch (chuyển dịch sang trái) nên chọn những phản ứng mà có tổng hệ số chất khí (không tính hệ số chất rắn) trước phản ứng lớn hơn sản phẩm. Chỉ có phản ứng (IV) 2SO2(k) +O2 (k)⇄2SO3(k) là phù hợp với điều kiện đề nên chọn A Phương trình (I) và (III) :tổng hệ số chất khí 2 bên phương trình bằng nhau nên khi thay đổi áp suất, cân bằng không bị chuyển dịch. Phương trình (II): trước phản ứng không có chất khí nên hệ số = 0, sản phẩm (sau phản ứng) chỉ có CO2 là chất khí nên hệ số là 1, số mol khí sản phẩm lớn hơn chất tham gia nên loại. Câu 13: (ĐH B 11)Cho cân bằng hóa học sau: 2SO2 (k) + O2 (k)  2SO3 (k) ; H < 0 Cho các biện pháp : (1) tăng nhiệt độ, (2) tăng áp suất chung của hệ phản ứng, (3) hạ nhiệt độ, (4) dùng thêm chất xúc tác V2O5, (5) giảm nồng độ SO3, (6) giảm áp suất chung của hệ phản ứng. Những biện pháp nào làm cân bằng trên chuyển dịch theo chiều thuận? A. (2), (3), (4), (6) B. (1), (2), (4) C. (1), (2), (4), (5) D. (2), (3), (5) Hướng dẫn Chất xúc tác không ảnh hưởng đến sự chuyển dịch cân bằng, mà cả A, B, C đều có (4) nên chọn D H < 0, phản ứng thuận là phản ứng tỏa nhiệt, nên cân bằng chuyển dịch theo chiều thuận phải giảm nhiệt độ Số mol khí trước phản ứng (chiều nghịch: 2 + 1 = 3) lớn hơn sau phản ứng (2SO3 hệ số là 2), cân bằng chuyển dịch theo chiều thuận, chiều giảm số mol khí nên phải tăng áp suất chung của hệ phản ứng. Khi giảm nồng độ khí SO3, cân bằng phải chuyển dịch theo chiều tăng nồng độ khí SO3 (chiều tạo ra SO3) là chiều thuận. Câu 14:(ĐHA08) Cho cân bằng: 2SO2 (k) + O2 (k)  2SO3 (k); phản ứng thuận là phản ứng toả nhiệt. Phát biểu đúng: A. Cân bằng chuyển dịch theo chiều thuận khi tăng nhiệt độ. B. Cân bằng chuyển dịch theo chiều thuận khi giảm áp suất hệ phản ứng. C. Cân bằng chuyển dịch theo chiều nghịch khi giảm nồng độ O2. D. Cân bằng chuyển dịch theo chiều nghịch khi giảm nồng độ khí SO3 Hướng dẫn LỚP 10 CB GV: VO SY DUC – SDT: 01675768182 HOC TAP DOT PHA CUNG D25 -Phản ứng thuận là phản ứng toả nhiệt, Thuận-tỏa- giảm nhiệt độ nên loại A -Chiều thuận là chiều có số mol khí nhỏ hơn chiều nghịch nên phải tăng áp suất, loại B -O2 ở phía trước phản ứng, khi giảm nồng độ khí O2, phản ứng phải chuyển dịch theo chiều tăng nồng độ khí O2, mà cân bằng dịch chuyển theo chiều thuận thì nồng độ oxi sẽ càng giảm (vì O2 phải phản ứng để tạo SO3) nên muốn tăng nồng độ khí O2 thì cân bằng phải chuyển dịch theo chiều nghịch nên chọn C -Khi giảm nồng độ khí SO3, cân bằng phải chuyển dịch theo chiều tăng nồng độ khí SO3 (chiều tạo ra SO3) là chiều thuận nên loại D. Câu 15: (ĐHA10) Cho cân bằng: 2SO2 (k) + O2 (k)  2SO3 (k) Khi tăng nhiệt độ thì tỉ khối của hỗn hợp khí so với H2 giảm đi. Phát biểu đúng khi nói về cân bằng này là: A. Phản ứng thuận thu nhiệt, cân bằng dịch chuyển theo chiều nghịch khi tăng nhiệt độ. B. Phản ứng nghịch toả nhiệt, cân bằng dịch chuyển theo chiều thuận khi tăng nhiệt độ. C. Phản ứng nghịch thu nhiệt, cân bằng dịch chuyển theo chiều thuận khi tăng nhiệt độ. D. Phản ứng thuận toả nhiệt, cân bằng dịch chuyển theo chiều nghịch khi tăng nhiệt độ. Hướng dẫn Theo đề, khi tăng nhiệt độ thì tỉ khối của hỗn hợp khí so với H2 giảm đi, có tỉ khối tính được M hh khí= dhhk/H2 . MH2 Tỉ khối của hỗn hợp khí giảm thì Mhh khí giảm, mà số mol hỗn hợp khí = m hhk , Mhh khí giảm thì số mol hỗn hợp M hhk khí tăng (chia cho 1 số càng nhỏ thì ra một số càng lớn) mà chiều nghịch là chiều có số mol hỗn hợp khí lớn hơn chiều thuận. Vậy đề yêu cầu cân bằng phản ứng phải chuyển dịch theo chiều nghịch nên loại B, C Ta đã biết, phản ứng 2SO2 (k) + O2 (k)  2SO3 (k), phản ứng thuận là phản ứng tỏa nhiệt nên loại A Còn lại D hoặc : Tỏa – nghịch – tăng nhiệt độ, chọn D Câu 16:(CĐ07) Cho phương trình hoá học của phản ứng tổng hợp amoniac: N2 (k) + 3H2 (k)  2NH3 (k) Khi tăng nồng độ của hiđro lên 2 lần, tốc độ phản ứng thuận: A. giảm đi 2 lần. B. tăng lên 2 lần. C. tăng lên 8 lần. D. tăng lên 6 lần. Hướng dẫn Tốc độ phản ứng thuận: vt = k. [N2].[H2]3 (k là hằng số tốc độ phản ứng được xác định bằng thực nghiệm) → Khi tăng nồng độ của hiđro lên 2 lần thì vt’= k. [N2].[H2]3 .23 = 8vt → Tốc độ phản ứng tăng lên 8 lần Câu 17: (ĐHA10) Xét cân bằng: N2O4 (k)  2NO2 (k) ở 25oC. Khi chuyển dịch sang một trạng thái cân bằng mới nếu tăng nồng độ của N2O4 lên 9 lần thì nồng độ của NO2 A. tăng 9 lần. B. tăng 3 lần. C. tăng 4,5 lần. D. giảm 3 lần Hướng dẫn Vt = k[N2O4] Vn = k[NO2]2 ở trạng thái cân bằng: Vt = Vn Nên khi tăng nồng độ của N2O4 lên 9 lần thì nồng độ của NO2 tăng 3 lần vì 32 = 9 Câu 18: (ĐHB14) Thực hiện phản ứng sau trong bình kín: H2(k) + Br2(k) → 2HBr (k) Lúc đầu nồng độ hơi Br2 là 0,072 mol/l. Sau 2 phút, nồng độ hơi Br2 còn lại là 0,048 mol/l. Tốc độ trung bình của phản ứng tính theo Br2 trong khoảng thời gian trên là: B. 8.10-4 mol/(l.s) B. 6.10-4 mol/(l.s) C. 4.10-4 mol/(l.s) D. 2.10-4 mol/(l.s) Hướng dẫn Tốc độ phản ứng là độ biến thiên nồng độ của một trong các chất phản ứng hoặc sản phẩm trong một đơn vị thời gian. t= 2 phút = 120 giây ; CM bđ (Br2) = 0,072 mol/l ; CM sau(Br2) = 0,048 mol/l LỚP 10 CB GV: VO SY DUC – SDT: 01675768182 0,024 → CM pứ (Br2) = 0,072 - 0,048 = 0,024 mol/s ; Vtb = = 2.10-4 mol/(l.s) 120 HOC TAP DOT PHA CUNG D25 2. PHẦN TỰ LUẬN Câu 1: Hãy cho biết yếu tố nào đã ảnh hưởng đến tốc độ của các phản ứng sau: a, Đưa lưu huỳnh đang cháy ngoài không khí vào lọ đựng khí oxi, sự cháy diễn ra mạnh và nhanh hơn Yếu tố đã ảnh hưởng: Nồng độ: tăng nồng độ chất tham gia phản ứng (O2) làm tăng tốc độ phản ứng. Vì nồng độ O2 ngoài không khí nhỏ hơn nồng độ O2 trong bình đựng O2. b, Khi ủ bếp than, người ta đậy nắp bếp lò làm cho phản ứng cháy của than chậm lại. Khi ủ bếp than, người ta đậy nắp bếp lò làm cho nồng độ O2 giảm nên phản ứng cháy của than chậm lại → Yếu tố đã ảnh hưởng: Nồng độ: giảm nồng độ chất tham gia phản ứng (O2) làm giảm tốc độ phản ứng c, Phản ứng oxi hóa SO2 thành SO3 diễn ra nhanh hơn khi có mặt V2O5 Yếu tố đã ảnh hưởng: Chất xúc tác: thêm chất xúc tác V2O5 → làm tăng tốc độ phản ứng. d, Nhôm bột phản ứng với dung dịch HCl nhanh hơn so với nhôm dây Giảm kích thước hạt, làm tăng diện tích bề mặt tiếp xúc với chất phản ứng → tốc độ phản ứng xảy ra nhanh hơn. → Yếu tố đã ảnh hưởng: diện tích bề mặt tiếp xúc e, Người ta chẻ nhỏ củi để bếp lửa cháy mạnh hơn Yếu tố đã ảnh hưởng: diện tích bề mặt tiếp xúc: chẻ nhỏ củi làm tăng diện tích bề mặt tiếp xúc nên tốc độ phản ứng tăng. f, Để giữ cho thực phẩm tươi lâu, người ta để thực phẩm trong tủ lạnh. Yếu tố đã ảnh hưởng: nhiệt độ: nhiệt độ giảm làm giảm tốc độ phân hủy thực phẩm g, Để hầm thức ăn nhanh chín, người ta sử dụng nồi áp suất Yếu tố đã ảnh hưởng: nhiệt độ: Nồi áp suất được thiết kế để giữ lại hơi nước ở trong nồi. Khi nước bắt đầu sôi, hơi nước không thể thoát ra ngoài làm cho áp suất trong nồi dần dần tăng lên, khi áp suất tăng làm cho điểm sôi của nước tăng (> 100 0C) giúp thức ăn chín nhanh hơn. k, Để làm sữa chua, rượu… người ta sử dụng các loại men thích hợp. Yếu tố đã ảnh hưởng: Chất xúc tác: Các loại men thích hợp sẽ định hướng phản ứng xảy ra nhanh hơn theo chiều hướng xác định. Câu 2: Nêu biện pháp đã được sử dụng để làm tăng tốc độ phản ứng hóa học trong các trường hợp sau: a, Rắc men vào tinh bột đã được nấu chín (cơm, ngô, khoai, sắn…) để ủ rượu. Men rượu là một loại xúc tác sinh học. Chất xúc tác đã được sử dụng để tăng tốc độ của phản ứng hóa học. b, Tạo thành những lỗ rỗng trong viên than tổ ong. Những lỗ rỗng trong viên than tổ ong làm tăng diện tích tiếp xúc giữa than và oxi không khí. Diện tích tiếp xúc bề mặt đã được sử dụng để tăng tốc độ của phản ứng hóa học. c, Nén hỗn hợp khí nitơ và hiđro ở áp suất cao để tổng hợp amoniac (NH3). Nén hỗn hợp khí nitơ và hiđro ở áp suất cao để tăng nồng độ của hai chất khí ( áp suất tăng → số mol hỗn hợp khí tăng → nồng độ chất khí tăng vì n= PV n , CM = → n, p, CM tỉ lệ thuận). Nồng độ đã được sử dụng để tăng tốc độ của phản ứng RT V hóa học. d, Nung hỗn hợp bột đá vôi, đất sét, thạch cao ở t0 cao để sản xuất clinke trong công nghiệp sản xuất xi măng Dùng biện pháp tăng nhiệt độ để tăng tốc độ phản ứng hóa học. e, Dùng phương pháp ngược dòng trong sản xuất axit sunfuric. Dùng phương pháp ngược dòng, anhiđric sunfuric đi từ dưới lên, axit sunfuric 98% đi từ trên đỉnh tháp hấp thụ xuống để tăng diện tích tiếp xúc giữa các chất. Diện tích tiếp xúc bề mặt đã được sử dụng để tăng tốc độ của phản ứng hóa học. Câu 3: Vì sao không nên để than đá hay giẻ lau máy đã qua sử dụng thành một đống lớn. Phản ứng oxi hóa than đá hay parafin (dầu, mỡ lau máy) ở nhiệt độ thường mặc dù diễn ra rất chậm, nhưng là phản ứng hóa học tỏa nhiệt. Nhiệt tỏa ra tích tụ lại làm tăng nhiệt độ của đống than (giẻ lau máy) đến điểm cháy, gây hỏa hoạn rất nguy hiểm. Câu 4: Để dập tắt một đám cháy thông thường, nhỏ, mới bùng phát ta có thể dùng biện pháp nào dưới đây, giải thích: a, Dùng vỏ chăn ướt trùm lên đám cháy b, dùng nước để dập tắt đám cháy c, dùng cát để dập tắt đám cháy. LỚP 10 CB HOC TAP DOT PHA CUNG D25 GV: VO SY DUC – SDT: 01675768182 Đối với đám cháy thông thường (chất cháy không phải xăng, dầu, hay các kim loại…) có thể dùng một trong cả ba cách trên để dập tắt - Chăn ướt ngăn khí oxi tiếp xúc với chất cháy đồng thời hạ thấp nhiệt độ xuống dưới điểm cháy - Nước ngăn khí oxi tiếp xúc với chất cháy đồng thời hạ thấp nhiệt độ xuống dưới điểm cháy. - Cát ngăn khí oxi tiếp xúc với chất cháy. Câu 5: Cho cân bằng: CaCO3(r) ⇄ CaO(r) + CO2(K) ; ∆H>0 . Điều gì sẽ xảy ra khi thay đổi lần lượt các yếu tố sau: Tăng dung tích bình phản ứng, thêm CaCO3, lấy bớt CaO, thêm ít giọt NaOH, tăng nhiệt độ. a, Tăng dung tích bình phản ứng: áp suất và thể tích có quan hệ tỉ lệ nghịch, nên khi tăng dung tích bình phản ứng→tăng thể tích bình chứa tương ứng với sự giảm áp suất, cân bằng chuyển dịch theo chiều tăng áp suất tức chiều tăng số mol khí→cân bằng chuyển dịch theo chiều thuận. (hệ số chất khí trước phản ứng là 0, sau phản ứng là 1, nên chuyển dịch qua 1, không tính hệ số chất rắn vì chất rắn không ảnh hưởng đến sự chuyển dịch) b, thêm CaCO3 hoặc lấy bớt CaO cân bằng không bị chuyển dịch vì CaCO3 và CaO đều là chất rắn mà chất rắn không ảnh hưởng đến sự chuyển dịch cân bằng. c, Thêm ít giọt NaOH, nồng độ CO2 giảm (vì CO2 + NaOH →NaHCO3) cân bằng chuyển dịch theo chiều tăng nồng độ CO2, chiều tăng nồng độ CO2 là chiều thuận. d, Khi tăng nhiệt độ, cân bằng chuyển dịch theo chiều giảm nhiệt độ, mà phản ứng nung vôi, chiều thuận là phản ứng thu nhiệt (∆H>0), nên chiều giảm nhiệt độ là chiều thuận (vì phản ứng thu nhiệt, phản ứng càng xảy ra theo chiều thuận, nhiệt độ càng giảm) CHÚC CÁC EM HỌC TỐT LỚP 10 CB
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan