Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Chuyên ngành kinh tế Bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới đối với người thứ ba tại...

Tài liệu Bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới đối với người thứ ba tại công ty cổ phần bảo hiểm petrolimex

.PDF
62
106
50

Mô tả:

Chuyên đề cuối khóa GVHD: Ths Võ Thị Pha LỜI MỞ ĐẦU Trong những năm gần đây, nước ta đang có bước phát triển vượt bậc về kinh tế, cùng với đó là sự gia tăng nhanh chóng về nhu cầu tham gia giao thông dẫn đến việc các phương tiện giao thông được đưa vào lưu thông ngày càng nhiều, đặc biệt là phương tiện giao thông đường bộ. Tuy nhiên, cơ sở hạ tầng ở nước ta còn kém, tốc độ phát triển chậm hơn rất nhiều so với các phương tiện cơ giới. Do đó mà tình trạng tại nạn giao thông ở nước ta vẫn đang xảy ra từng ngày, tai nạn giao thông hiện vẫn đang là một trong những nguyên nhân chính gây nên tử vong ở nước ta. Trước tình hình đó, bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự (TNDS) của chủ xe cơ giới đối với người thứ ba đã được triển khai ở nước ta và mang lại những hiệu quả thiết thực. Nghiệp vụ bảo hiểm này góp phần rất lớn trong việc giải quyết những hậu quả sau tai nạn, giúp ổn định kinh tế cho cả chủ xe cơ giới lẫn người thứ ba. Bảo hiểm bắt buộc TNDS của chủ xe cơ giới đối với người thứ ba được triển khai tại nhiều công ty bảo hiểm trong đó có công ty cổ phần bảo hiểm Petrolimex (PJICO). PJICO là công ty cổ phần đầu tiên hoạt động trên thị trường bảo hiểm và đã sớm khẳng định được vị thế trên thị trường bảo hiểm phi nhân thọ. Nghiệp vụ bảo hiểm bắt buộc TNDS của chủ xe cơ giới đối với người thứ ba tại công ty PJICO đã và đang không ngừng phát triển, nó đóng góp không nhỏ vào tổng doanh thu hằng năm của công ty đồng thời nâng cao uy tín của công ty trên thị trường bảo hiểm. Qua thời gian học tập và thực tế hoạt động kinh doanh bảo hiểm tại văn phòng khu vực I (Hội sở PJICO Hà Nội), nhận thức được vai trò to lớn của bảo hiểm bắt buộc TNDS của chủ xe cơ giới đối với người thứ ba, em đã chọn đề tài: “Bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới đối với người thứ ba tại công ty cổ phần bảo hiểm Petrolimex-Thực trạng và giải pháp” làm chuyên đề thực tập. SVTH: Mạnh Thị Linh 1 Lớp: CQ45/03.01 Chuyên đề cuối khóa GVHD: Ths Võ Thị Pha Chương 1 LÝ LUẬN CHUNG VỀ BẢO HIỂM BẮT BUỘC TRÁCH NHIỆM DÂN SỰ CỦA CHỦ XE CƠ GIỚI ĐỐI VỚI NGƯỜI THỨ BA 1.1. SỰ CẦN THIẾT CỦA BẢO HIỂM BẮT BUỘC TRÁCH NHIỆM DÂN SỰ CỦA CHỦ XE CƠ GIỚI ĐỐI VỚI NGƯỜI THỨ BA 1.1.1. Tình hình tai nạn giao thông đường bộ và hậu quả Trong nền kinh tế của mỗi quốc gia, giao thông đường bộ có vai trò vô cùng quan trọng cho sự phát triển. Các phương tiện cơ giới đem lại cho con người một hình thức vận chuyển thuận tiện, nhanh chóng, kịp thời, giá rẻ và phù hợp với đại đa số cư dân Việt Nam hiện nay. Việc đẩy mạnh xây dựng cơ sở hạ tầng, đưa các phương tiện cơ giới vào tham gia giao thông tạo điều kiện cho quá trình vận chuyển nguyên nhiên vật liệu phục vụ cho xây dựng, sản xuất cũng như vận chuyển hàng hóa trong nước được lưu thông thuận tiện là một trong những nhân tố chính quyết định đến sự phát triển kinh tế xã hội. a. Tình hình phát triển phương tiện cơ giới Bảng 1: Số lượng xe cơ giới tham gia giao thông từ năm 2006-2010 Tổng số xe cơ Năm Mô tô (chiếc) Ô tô (chiếc) 2006 19.832.263 1.023.475 20.855.738 2007 23.059.781 1.241.873 24.301.654 2008 25.211.953 1.406.589 26.618.542 2009 27.515.534 1.721.367 29.236.901 2010 33.624.381 1.847.214 35.471.595 giới (chiếc) (Nguồn: Tạp chí Giao Thông Vận Tải tháng 12/2010) Những năm gần đây, giao thông đường bộ ở nước ta có những bước phát triển mạnh, đặc biệt là các phương tiện cơ giới. Theo số liệu thống kê trong 5 năm SVTH: Mạnh Thị Linh 2 Lớp: CQ45/03.01 Chuyên đề cuối khóa GVHD: Ths Võ Thị Pha qua, số lượng xe cơ giới tham gia giao thông năm 2006 là 20.855.738 chiếc, đến năm 2010 là 35.471.595 chiếc (gấp 1,7 lần), tăng 14.615.857 chiếc. Trong đó mô tô tăng từ 19.832.263 chiếc đến 33.624.381 chiếc (gấp 1,7 lần), tăng 13.792.118 chiếc. Ô tô tăng từ 1.023.475 chiếc đến 1.847.214 chiếc (gấp 1,8 lần), tăng 832.739 chiếc. Với ưu điểm vượt trội của xe cơ giới là tính linh hoạt và cơ động cao, có thể di chuyển trên những địa hình phức tạp, tốc độ cao với chi phí tương đối thấp phù hợp với tình hình phát triển kinh tế xã hội nước ta hiện nay. Dự báo trong những năm tới, xe cơ giới vẫn là phương tiện giao thông chính của đa số người dân, đồng nghĩa với nó là số lượng xe cơ giới vẫn tiếp tục tăng mạnh trong những năm tiếp theo. b. Thực trạng tai nạn giao thông và nguyên nhân Xe cơ giới được biết đến là một nguồn nguy hiểm cao độ không chỉ cho riêng người điều khiển xe cơ giới mà còn có thể gây ra những thiệt hại về người và tài sản cho người thứ ba. Song song với lượng xe cơ giới tăng lên rất nhanh là tình trạng tai nạn giao thông ngày một nghiêm trọng, đặc biệt là tai nạn giao thông đường bộ. Theo thống kê của tổ chức y tế thế giới (WHO), mỗi năm trên thế giới có 1,2 triệu người chết vì tại nạn giao thông, ngoài ra còn có 50 triệu người khác bị thương. Hiện nay tai nạn giao thông đường bộ đang xếp thứ 9 trong số các nguyên nhân gây ra tử vong và tàn phế và có khả năng vươn lên đứng thứ 3 vào năm 2020. Tai nạn giao thông đã trở thành một vấn đề mang tính xã hội, các nước trên thế giới đang phải đối mặt với tình trạng tai nạn giao thông và hậu quả của nó như đối mặt với các vấn đề xã hội khác. Theo số liệu mới nhất của Ủy ban An toàn giao thông quốc gia, tại Việt Nam, tai nạn giao thông đường bộ thuộc vào tốp những nước có tai nạn giao thông cao nhất thế giới. Từ năm 2006 đến 2010, nhìn chung số vụ tai nạn vẫn đang tăng lên (từ mức 14.700 vụ trong năm 2006 lên 15.000 vụ năm 2010, tăng 300 SVTH: Mạnh Thị Linh 3 Lớp: CQ45/03.01 Chuyên đề cuối khóa GVHD: Ths Võ Thị Pha vụ). Tuy số người chết và bị thương giảm xuống (năm 2006 số người chết là 12.800 người, năm 2010 chỉ còn 11.000 người, giảm 1.800 người; số người bị thương năm 2006 là 11.300 tới 2010 chỉ là 10.500 người, giảm 800 người), ta thấy mức giảm là không đáng kể. Mức độ nghiêm trọng của các vụ tai nạn giảm đi không nhiều bởi số người chết và bị thương do tai nạn vẫn ngang ngửa nhau qua các năm, thậm chí còn tăng lên qua một số năm. Trong năm 2010, cả nước xảy ra 15.000 vụ tai nạn giao thông, làm chết 11.000 người, bị thương 10.500 người. So với năm 2009 tăng 2.500 vụ, giảm 500 người chết và tăng 2.600 người bị thương. Tính trung bình mỗi ngày có khoảng trên 31 người chết vì tai nạn giao thông. Số vụ tai nạn giao thông do xe máy gây ra chiếm trên 75%, ôtô chiếm 17%, xe đạp 4%, các tai nạn nghiêm trọng chiếm khoảng 70% tổng số vụ tai nạn giao thông, tỷ lệ các vụ tai nạn nghiêm trọng đang có xu hướng gia tăng. Bảng 2: Tình hình tai nạn giao thông đường bộ ở Việt Nam (từ năm 2006-2010) Năm Số vụ tai nạn Số người chết Số người bị thương Số vụ tai nạn xảy ra bình quân một ngày 2006 14.700 12.800 11.300 40,27 2007 14.600 13.200 10.500 40,00 2008 12.800 11.600 8.100 35,06 2009 12.500 11.500 7.900 34,24 2010 15.000 11.000 10.500 41,09 (Nguồn: Tạp chí Giao Thông Vận Tải tháng 12/2010) Ở nước ta, hiện nay, có những nguyên nhân chủ yếu gây nên tai nạn giao thông như: SVTH: Mạnh Thị Linh 4 Lớp: CQ45/03.01 Chuyên đề cuối khóa GVHD: Ths Võ Thị Pha - Ý thức của người điều khiển phượng tiện tham gia giao thông còn kém, nhiều người dân tham gia giao thông trong tình trạng say rượu không thể kiểm soát tốc độ, phóng nhanh, vượt ẩu, không chấp hành luật lệ giao thông. - Hệ thống giao thông đường bộ ở Việt Nam còn rất kém, không đảm bảo an toàn cho người tham gia giao thông. - Chất lượng của nhiều phương tiện tham gia giao thông còn kém và không được kiểm định thường xuyên, do đó rất dễ xảy ra những sự cố bất ngờ khi tham gia giao thông. Số lượng xe cơ giới ở nước ta tăng lên rất nhanh nhưng về mức độ cơ giới hóa thì vẫn còn thấp hơn nhiều so với các nước trong khu vực. Số lượng xe cũ nát có điều kiện an toàn thấp vẫn chiếm tỷ lệ cao. Tổng số xe được kiểm định thấp hơn rất nhiều so với số xe tổng số xe hiện đang lưu hành. Theo đánh giá của các chuyên gia thì lượng xe cơ giới ở nước ta sẽ còn tiếp tục tăng mạnh trong những năm tiếp theo, đặc biệt là xe ô tô. Tuy nhiên, tốc độ phát triển cơ sở hạ tầng giao thông vẫn còn chậm hơn rất nhiều so với tốc độ phát triển của xe cơ giới, đây là một trong những nguyên nhân chính gây nên tai nạn giao thông ở nước ta. 1.1.2. Sự cần thiết triển khai nghiệp vụ bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới đối với người thứ ba Sự phát triển của giao thông vận tải đã đem lại sự phồn vinh cho toàn xã hội nhưng nó lại cũng chính là nguyên nhân gây ra tai nạn, làm thiệt hại đến tính mạng, sức khỏe, tinh thần và tài sản của cá nhân và xã hội, hậu quả khó khăn về kinh tế, tổn thương tình cảm cho người bị nạn. Tại nạn giao thông để lại hậu quả vô cùng nghiêm trọng cho cả chủ xe cơ giới và người bị tai nạn do mình gây ra. Thường thì khi tai nạn xảy ra, chính cả chủ xe cơ giới cũng phải nhập viện hoặc có thể tử vong. Mà chủ xe cơ giới thường lại là trụ cột trong gia đình, khi phải nhập viện hoặc tử vong, không SVTH: Mạnh Thị Linh 5 Lớp: CQ45/03.01 Chuyên đề cuối khóa GVHD: Ths Võ Thị Pha thể tiếp tục làm ăn để lo cho gia đình thì thực tế là cả gia đình lâm vào hoàn cảnh vô cùng khó khăn. Trong khi đó gia đình chủ xe cơ giới còn phải bồi thường tiền cho người bị tai nạn, khắc phục hậu qủa sau tai nạn. Có những trường hợp, chủ xe cơ giới không có điều kiện để bồi thường cho người bị nạn do mình gây ra thì người bị nạn lại phải tự bỏ tiền túi ra để sửa chửa phương tiện của mình và chữa trị chấn thương do tai nạn. Như vậy, tai nạn giao thông là mối đe dọa từng ngày từng giờ đối với các chủ phương tiện và xã hội. Mặc dù Nhà nước đã có nhiều biện pháp ngăn ngừa, hạn chế tai nạn một cách tích cực nhưng vẫn không thể tránh khỏi và khi tai nạn xảy ra thì việc giải quyết hậu qủa thường phức tạp, kéo dài. Phần lớn các vụ tai nạn xảy ra đều bồi thường theo thỏa thuận giữa chủ phương tiện và người bị hại nên dẫn đến nhiều khúc mắc trong việc bồi thường (bồi thường không đúng thiệt hại thực tế). Có những vụ tai nạn chủ xe không có điều kiện để giải quyết bồi thường, nhiều trường hợp chủ xe bị chết trong vụ tai nạn đó nên việc giải quyết tai nạn trở nên khó khăn hơn. Tất cả những nguyên nhân gây ra tai nạn giao thông đều không thể khắc phục trong một thời gian ngắn và tai nạn giao thông còn do những yếu tố khách quan mang lại. Do đó, chúng ta cần phải có những biện pháp khắc phục hậu quả cho người bị nạn, làm giảm gánh nặng chi phí cho chủ phương tiện. Phần lớn trong các vụ tai nạn nghiêm trọng chủ xe không đủ khả năng tài chính để bồi thường, nhiều trường hợp chủ xe, lái xe bị chết khi tai nạn xảy ra hoặc bỏ trốn nên việc giải quyết hậu quả gặp nhiều khó khăn. Vấn đề đặt ra là phải có một nguồn tài chính sẵn sàng cho việc giải quyết hậu quả của các vụ tai nạn giao thông, đảm bảo lợi ích, ổn định cuộc sống cho người bị hại và giảm bớt ghánh nặng cho chủ xe. Đáp ứng yêu cầu đó, bảo hiểm TNDS của chủ xe cơ giới đối với người thứ ba ra đời là một tất yếu khách quan và được phát triển từ loại hình bảo hiểm tự nguyện sang bắt buộc. SVTH: Mạnh Thị Linh 6 Lớp: CQ45/03.01 Chuyên đề cuối khóa GVHD: Ths Võ Thị Pha Như vậy, bảo hiểm bắt buộc TNDS của chủ xe cơ giới đối với người thứ ba đã đáp ứng nhu cầu của toàn xã hội và cũng là điều mong muốn thiết tha của các chủ phương tiện. 1.1.3. Sự ra đời và phát triển nghiệp vụ bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới đối với người thứ ba Kinh tế phát triển kéo theo sự bùng nổ các phương tiện giao thông và tai nạn giao thông do các phương tiện này gây ra. Hậu quả của những vụ tai nạn này có ảnh hưởng rất xấu tới chủ phương tiện, người bị nạn nói riêng và đối với toàn xã hội nói chung. Bảo hiểm TNDS của chủ xe cơ giới đối với người thứ ba ra đời đã cho chúng ta thấy đây là biện pháp khắc phục hết sức hiệu quả. Trên thế giới, nghiệp vụ bảo hiểm TNDS của chủ xe cơ giới đối với người thứ ba ra đời vào thế kỉ XVIII, phát triển mạnh vào thế kỉ XIX. Hiện nay hầu hết các nước đều quy định bắt buộc các chủ xe phải tham gia. Ở Việt Nam nghiệp vụ bảo hiểm TNDS của chủ xe cơ giới đối với người thứ ba được đưa vào thực hiện dưới hình thức bắt buộc theo Nghị định 30/HĐBT ban hành ngày 10/3/1988. Đây là một chủ trương đúng đắn và được duy trì cho đến nay nhằm đảm bảo lợi ích cho người bị nạn khi xảy ra tai nạn, nâng cao trách nhiệm đối với chủ phương tiện, giúp cơ quan chức năng quản lí số lượng xe lưu hành và thống kê đầy đủ số vụ tai nạn để có biện pháp quản lý xã hội. Bảo hiểm bắt buộc TNDS của chủ xe cơ giới đối vớí người thứ ba đã có nhiều điều chỉnh về quy tắc, biểu phí và mức trách nhiệm thông qua Quyết định 23/2003/QĐ-BTC ban hành ngày 25/2/2003, Quyết định 23/2007/QĐBTC ban hành ngày 9/4/2007 và gần đây nhất là Thông tư số 126/2008/TTBTC ngày 22/12/2008 của Bộ Tài Chính. Đến nay, những quy định về bảo hiểm bắt buộc TNDS của chủ xe cơ giới đối với người thứ ba đã qua nhiều lần sửa đổi bổ sung. Nghị định 103/2008NĐCP ra đời ngày 16/09/2008 với nhiều điểm mới thay thế Nghị định số SVTH: Mạnh Thị Linh 7 Lớp: CQ45/03.01 Chuyên đề cuối khóa GVHD: Ths Võ Thị Pha 115/1997 NĐ-CP ngày 17/12/1997 của Chính phủ về chế độ bảo hiểm bắt buộc TNDS của chủ xe cơ giới. Sau hơn 20 năm thực hiện, nghiệp vụ bảo hiểm bắt buộc TNDS của chủ xe cơ giới đối với người thứ ba đã có bước phát triển mạnh và đã trở thành nghiệp vụ quan trọng của tất cả các doanh nghiệp bảo hiểm (DNBH) trên thị trường bảo hiểm Việt Nam. 1.1.4. Quy định pháp lý về bảo hiểm bắt buộc TNDS của chủ xe cơ giới đối với người thứ ba Bộ luật Dân sự quy định, người điều khiển xe cơ giới phải bồi thường thiệt hại do xe của mình gây ra. Nhưng trên thực tế nhiều nạn nhân, nhiều gia đình nạn nhân không được bồi thường thiệt hại do chủ xe không đủ khả năng tài chính hoặc người gây tai nạn bị chết trong tai nạn. Để đảm bảo mọi người dân bị thiệt hại do xe cơ giới gây ra đều được bồi thường thỏa đáng, Nhà nước quy định triển khai bảo hiểm TNDS của chủ xe cơ giới đối với người thứ ba dưới hình thức bắt buộc và nhằm các mục đích: Thứ nhất: Đó là nhằm bảo vệ những quyền lợi hợp pháp của những người bị thiệt hại do lỗi của các chủ phương tiện gây ra, đồng thời cũng bảo vệ lợi ích của toàn xã hội. Thứ hai: Việc quy định bắt buộc còn nâng cao trách nhiệm trong quá trình điều khiển xe, giúp các cơ quan quản lý số lượng đầu xe đang lưu hành và thống kê đầy đủ các vụ tai nạn cũng như những nguyên nhân của nó để có các biện pháp đề phòng và hạn chế tổn thất một cách có hiệu qủa. Thứ ba: Tính bắt buộc còn xuất phát từ việc thi hành nghiêm túc những quy định của pháp luật, thực hiện tốt nghĩa vụ dân sự chủ yếu là nghĩa vụ bồi thường đã được quy định trong bộ luật dân sự, thể hiện sự công minh và công bằng của pháp luật. Bảo hiểm bắt buộc TNDS của chủ xe cơ giới trước hết nhằm mục đích nhân đạo-bảo vệ người dân: nếu không may bị tai nạn giao thông, họ được bồi SVTH: Mạnh Thị Linh 8 Lớp: CQ45/03.01 Chuyên đề cuối khóa GVHD: Ths Võ Thị Pha thường thiệt hại. Bảo hiểm bắt buộc TNDS của chủ xe cơ giới cũng có lợi cho chủ xe: nếu không may gây tai nạn, DNBH sẽ thay thế họ bồi thường cho người bị nạn khi được chủ xe yêu cầu, hoặc nếu họ đã bồi thường cho người bị nạn thì DNBH sẽ hoàn trả cho họ số tiền hợp lý mà họ đã bồi thường. Nghị định mới nhất số 103/2008/NÐ-CP về bảo hiểm bắt buộc TNDS của chủ xe cơ giới. Nghị định này quy định về bảo hiểm bắt buộc TNDS của chủ xe cơ giới; quyền và nghĩa vụ của chủ xe cơ giới, DNBH; trách nhiệm của các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trong việc thực hiện bảo hiểm bắt buộc TNDS của chủ xe cơ giới. Được áp dụng với chủ xe cơ giới tham gia giao thông trên lãnh thổ nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, DNBH được phép triển khai bảo hiểm bắt buộc TNDS của chủ xe cơ giới theo quy định của pháp luật. Theo đó, chủ xe cơ giới phải tham gia bảo hiểm bắt buộc TNDS theo quy tắc, điều khoản, biểu phí bảo hiểm do Bộ Tài chính quy định. Khi tai nạn xảy ra, trong phạm vi mức trách nhiệm bảo hiểm, DNBH phải bồi thường cho chủ xe cơ giới số tiền mà chủ xe cơ giới đã bồi thường hoặc sẽ bồi thường cho người bị thiệt hại. Nghị định cũng quy định rõ các hành vi vi phạm, hình thức và mức xử phạt. Theo quy định, Quỹ bảo hiểm xe cơ giới do các DNBH đóng để sử dụng cho các mục đích: Để đề phòng hạn chế tổn thất, tai nạn giao thông đường bộ; tổ chức tuyên truyền, giáo dục về an toàn giao thông đường bộ và chế độ bảo hiểm bắt buộc TNDS của chủ xe cơ giới; hỗ trợ nhân đạo cho những thiệt hại xảy ra đối với người thứ ba và hành khách chuyên chở trên xe do xe cơ giới gây ra trong những trường hợp không xác định được xe gây tai nạn hoặc xe không tham gia bảo hiểm; hỗ trợ các mục đích khác để phối hợp, chỉ đạo thực hiện bảo hiểm bắt buộc TNDS của chủ xe cơ giới…DNBH có trách nhiệm SVTH: Mạnh Thị Linh 9 Lớp: CQ45/03.01 Chuyên đề cuối khóa GVHD: Ths Võ Thị Pha trích tối thiểu 2% doanh thu phí bảo hiểm bắt buộc TNDS của chủ xe cơ giới hàng năm để đóng vào Quỹ bảo hiểm xe cơ giới. 1.2. NỘI DUNG NGHIỆP VỤ BẢO HIỂM BẮT BUỘC TRÁCH NHIỆM DÂN SỰ CỦA CHỦ XE CƠ GIỚI ĐỐI VỚI NGƯỜI THỨ BA Bảo hiểm bắt buộc TNDS của chủ xe cơ giới đối với người thứ ba ở nước ta đang được thực hiện thống nhất theo Nghị định số 103/2008/NĐ-CP ngày 16/09/2008 của Chính phủ và Thông tư hướng dẫn 126/2008/TT-BTC ngày 22/12/2008 của Bộ Tài Chính. Để mở rộng phương thức bảo hiểm cho các chủ xe, bảo hiểm TNDS của chủ xe đối với người thứ ba được triển khai theo 2 phần: phần bắt buộc các chủ xe phải tham gia và mức trách nhiệm tự nguyện được thể hiện trên cùng một giấy chứng nhận bảo hiểm. Mức trách nhiệm tự nguyện được thiết kế phục vụ nhu cầu đa dạng của các chủ xe cơ giới. Dưới đây chúng ta chỉ xem xét nghiệp vụ bảo hiểm TNDS của chủ xe cơ giới đối với người thứ ba theo phương thức bắt buộc với các nội dung cơ bản sau. 1.2.1. Đối tượng bảo hiểm và phạm vi bảo hiểm a. Đối tượng bảo hiểm Đối tượng của bảo hiểm bắt buộc TNDS của chủ xe cơ giới với người thứ ba chính là phần TNDS ngoài hợp đồng của mỗi chủ xe (kể cả chủ xe trong nước lẫn chủ xe nước ngoài có giấy phép hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam), đó là phần trách nhiệm hay nghĩa vụ bồi thường của chủ xe cơ giới cho nguời thứ ba do việc lưu hành xe gây ra tai nạn. Bảo hiểm bắt buộc TNDS của chủ xe cơ giới đối với người thứ ba không chịu trách nhiệm về mặt hình sự của chủ xe cũng như thiệt hại vật chất của chính chiếc xe đó. Việc bồi thường của người bảo hiểm dựa trên cơ sở mức độ lỗi của người điều khiển xe, thiệt hại của bên SVTH: Mạnh Thị Linh 10 Lớp: CQ45/03.01 Chuyên đề cuối khóa GVHD: Ths Võ Thị Pha thứ ba và hạn mức trách nhiệm trong hợp đồng bảo hiểm. Theo đó, đối tượng bảo hiểm sẽ không bao gồm những trường hợp: - Thiệt hại xảy ra cho bản thân phương tiện được bảo hiểm. - Thiệt hại về tính mạng sức khỏe xảy ra cho người được bảo hiểm, người điều khiển xe hoặc bất kì người nào khác đi trên chiếc xe được bảo hiểm. - Thiệt hại mà phương tiện gây ra cho những người mà chủ phương tiện có nghĩa vụ nuôi dưỡng. - Thiệt hại về tài sản, hàng hóa đang được chuyên chở trên xe được bảo hiểm. - Thiệt hại gây ra cho hai xe cùng chủ bị đâm va vào nhau. - Trách nhiệm hành chính, trách nhiệm hình sự của lái xe. - Các khoản tiền phạt mà chủ xe, lái xe phải chịu. Trong một số trường hợp kể trên, bản thân chủ xe cũng có thể phải chịu trách nhiệm bồi thường nhưng đó không phải là trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng. Người thứ ba ở đây thực chất là phía nạn nhân trong vụ tai nạn, có thể là một người hoặc nhiều người, có thể là tài sản, đường xá cầu cống, hoa màu, tư trang, hành lí,…Tuy nhiên có một số trường hợp sau không được coi là người thứ ba: - Lái xe, phụ xe, người làm công cho chủ xe trên chính chiếc xe đó. - Người trên xe và hành khách trên chính chiếc xe đó. - Chủ sở hữu xe trừ trường hợp chủ sở hữu đã giao cho người khác chiếm hữu, sử dụng chiếc xe đó. - Tài sản, tư trang hành lý của những người nói trên. Chỉ khi việc lưu hành xe gây tai nạn trên lãnh thổ Việt Nam thì đối tượng mới được xác định. Đồng thời với TNDS của chủ xe là trách nhiệm bồi thường của bảo hiểm, song trách nhiệm này chỉ phát sinh khi có các điều kiện: - Có thiệt hại thực tế của bên thứ ba. SVTH: Mạnh Thị Linh 11 Lớp: CQ45/03.01 Chuyên đề cuối khóa GVHD: Ths Võ Thị Pha - Hành vi trái pháp luật của chủ xe (lái xe). - Mối quan hệ nhân quả giữa hành vi trái pháp luật và thiệt hại thực tế. b. Phạm vi bảo hiểm, loại trừ bảo hiểm 1. Phạm vi bảo hiểm Trong nghiệp vụ bảo hiểm bắt buộc TNDS của chủ xe cơ giới đối với người thứ ba, công ty bảo hiểm chỉ nhận bảo hiểm các rủi ro bất ngờ không lường trước được gây tai nạn làm phát sinh TNDS của chủ xe. Bảo hiểm bắt buộc TNDS của chủ xe cơ giới đối với người thứ ba có mục đích bảo hiểm cho những rủi ro thuộc về TNDS của chủ xe cơ giới. Trong các vụ tai nạn giao thông đường bộ, nhìn chung, khi trách nhiệm bồi thường của chủ xe được bảo hiểm phát sinh thì trách nhiệm bồi thường của nhà bảo hiểm cũng phát sinh theo. Việc bồi thường của nhà bảo hiểm liên quan đến thiệt hại của bên thứ ba. Những thiệt hại của bên thứ ba được xem xét bồi thường là những thiệt hại vật chất về người và những thiệt hại về tài sản được tính toán theo những cách nhất định. Tuy nhiên, tùy thuộc vào luật pháp của từng nước hoặc tùy từng thời kì nhất định mà những thiệt hại phi vật chất về người (thiệt hại tinh thần) cũng có thể được xem xét bồi thường thích đáng. Ngoài những thiệt hại được bồi thường kể trên, nhà bảo hiểm còn thanh toán cho chủ xe những chi phí mà họ đã bỏ ra để phòng ngừa và hạn chế thiệt hại. Đương nhiên, những chi phí này chỉ được bồi thường khi nó phát sinh sau khi tai nạn xảy ra và được coi là những chi phí cần thiết hợp lý. Trách nhiệm bồi thường của nhà bảo hiểm được giới hạn trong phạm vi hạn mức trách nhiệm đã thỏa thuận trong hợp đồng hoặc đã ghi trong giấy chứng nhận bảo hiểm. Như vậy bản thân chủ xe phải tự bảo hiểm phần trách nhiệm vượt qúa hạn mức này. Trong bảo hiểm bắt buộc TNDS của chủ xe cơ giới đối với người thứ ba các thiệt hại nằm trong phạm vi bảo hiểm gồm có: SVTH: Mạnh Thị Linh 12 Lớp: CQ45/03.01 Chuyên đề cuối khóa GVHD: Ths Võ Thị Pha - Tai nạn gây thiệt hại đường xá, cầu cống, tài sản… - Tai nạn gây thiệt hại về tính mạng, tình trạng sức khỏe của bên thứ ba. - Tai nạn gây thiệt hại làm ảnh hưởng quá trình sản xuất kinh doanh, làm nạn nhân bị mất hoặc giảm thu nhập. - Các chi phí thực hiện biện pháp đề xuất của cơ quan bảo hiểm. - Các chi phí cần thiết và hợp lý để thực hiện các biện pháp đề phòng, hạn chế tổn thất. - Những thiệt hại về tính mạng, tài sản, sức khỏe của người tham gia cứu chữa, ngăn ngừa tai nạn. - Những chi phí cần thiết cho cấp cứu và chăm sóc nạn nhân. 2. Loại trừ bảo hiểm Bảo hiểm bắt buộc TNDS của chủ xe cơ giới đối với người thứ ba có đối tượng bảo hiểm là phần TNDS của người được bảo hiểm đối với người thứ ba. Đây thuộc loại trách nhiệm ngoài hợp đồng, vì vậy sẽ không thuộc phạm vi bảo hiểm những trường hợp phát sinh trách nhiệm bồi thường theo hợp đồng của chủ xe. Phạm vi của bảo hiểm là rất rộng, tuy nhiên không phải tất cả các thiệt hại do tai nạn đều được bảo hiểm. Có những tai nạn mà DNBH không phải bồi thường thiệt hại, mặc dù có phát sinh TNDS của chủ xe cơ giới. Đó là những tại nạn xảy ra do các nguyên nhân sau: - Hành động cố ý gây thiệt hại của chủ xe, lái xe hoặc của người bị thiệt hại. - Lái xe gây tai nạn cố ý bỏ chạy không thực hiện trách nhiệm dân sự của chủ xe, lái xe cơ giới. - Lái xe không có Giấy phép lái xe hợp lệ hoặc Giấy phép lái xe không phù hợp đối với loại xe cơ giới bắt buộc phải có Giấy phép lái xe. - Thiệt hại gây ra hậu quả gián tiếp như: giảm giá trị thương mại, thiệt hại gắn liền với việc sử dụng và khai thác tài sản bị thiệt hại. SVTH: Mạnh Thị Linh 13 Lớp: CQ45/03.01 Chuyên đề cuối khóa GVHD: Ths Võ Thị Pha - Thiệt hại đối với tài sản bị mất cắp hoặc bị cướp trong tai nạn. - Chiến tranh, khủng bố, động đất. - Thiệt hại đối với tài sản đặc biệt bao gồm: vàng, bạc, đá quý, tiền, các loại giấy tờ có giá trị như tiền, đồ cổ, tranh ảnh quý hiếm, thi hài, hài cốt. Việc quy định những tai nạn rủi ro không thuộc trách nhiệm của bảo hiểm nhằm đề cao trách nhiệm để phòng ngừa, hạn chế tổn thất của chủ xe cơ giới, giúp phân rõ trách nhiệm giữa cơ quan bảo hiểm và chủ xe, tránh gây tranh chấp khi tai nạn xảy ra. 1.2.2. Số tiền bảo hiểm, phí bảo hiểm a. Số tiền bảo hiểm Số tiền bảo hiểm là khoản tiền được xác định trong hợp đồng bảo hiểm thể hiện giới hạn trách nhiệm của DNBH. Trong bất cứ trường hợp nào thì số tiền bồi thường chi trả cao nhất của DNBH cũng chỉ bằng số tiền bảo hiểm. Loại hình bảo hiểm này có tính đặc trưng là đối tượng của nó rất trừu tượng, không thể xác định rõ được mức độ thiệt hại của người thứ ba. Vì vậy, trong bảo hiểm TNDS, một hợp đồng thường xác định số tiền bảo hiểm dựa trên thỏa thuận. Bộ tài chính quy định hạn mức trách nhiệm tối thiểu bắt buộc cho chủ xe. Bảng 3: Mức Bảo hiểm bắt buộc TNDS của chủ xe cơ giới đối với người thứ ba và hành khách trên xe Xe mô tô hai-ba bánh, xích lô máy, Xe ô tô xe lam, xe lô Về người: 50 triệu đồng/người/vụ Về người: 50triệu đồng/người/vụ Về tài sản: 30 triệu đồng/vụ Về tài sản: 50 triệu đồng/vụ (Nguồn: Ban hành kèm theo Thông tư số 126 /2008/TT-BTC ngày 22/12/2008 của Bộ Tài chính) SVTH: Mạnh Thị Linh 14 Lớp: CQ45/03.01 Chuyên đề cuối khóa GVHD: Ths Võ Thị Pha Trên cơ sở đó, DNBH và chủ xe có thể thỏa thuận để đưa ra hạn mức trách nhiệm cao hơn, gọi là mức trách nhiệm tự nguyện. b. Phí bảo hiểm Mỗi chủ xe tham gia bảo hiểm phải đóng cho DNBH một số tiền nhất định gọi là phí bảo hiểm. Phí bảo hiểm bắt buộc TNDS của chủ xe cơ giới đối với người thứ ba được thu theo mỗi đầu phương tiện hoạt động. Các phương tiện khác nhau về chủng loại, độ lớn nên có xác suất gây tai nạn và để lại hậu quả ở các mức độ khác nhau. Do đó phí bảo hiểm cũng tính riêng cho từng loại phương tiện. Mức phí bảo hiểm phải đảm bảo được nguyên tắc số đông bù số ít và đảm bảo được cân đối thu chi trong hoạt động kinh doanh của các DNBH. Mức phí bảo hiểm của từng loại xe cơ giới được quy định tại Phụ lục 5 về biểu phí bảo hiểm TNDS của chủ xe cơ giới ban hành kèm theo Thông tư số 126 /2008/TT-BTC ngày 22/12/2008 của Bộ Tài chính. Đối với các xe cơ giới được phép mua bảo hiểm có thời hạn dưới 01 năm, mức phí bảo hiểm sẽ được tính dựa trên mức phí bảo hiểm quy định tại Phụ lục 5 Thông tư 126/2008/TT-BTC và tương ứng với thời hạn được bảo hiểm ghi trên Giấy chứng nhận bảo hiểm. Cách tính cụ thể như sau: Phí bảo hiểm năm theo loại xe cơ giới Phí bảo hiểm phải nộp = ----------------------------- x Thời hạn được bảo hiểm 365 ( ngày) (ngày) Trường hợp thời hạn bảo hiểm dưới 30 ngày thì mức phí tính như sau: Phí bảo hiểm năm theo loại xe cơ giới Phí bảo hiểm phải nộp = ---------------------------------12 tháng SVTH: Mạnh Thị Linh 15 Lớp: CQ45/03.01 Chuyên đề cuối khóa GVHD: Ths Võ Thị Pha Trong trường hợp chuyển quyền sở hữu xe và có chuyển quyền bảo hiểm thì mọi quyền lợi bảo hiểm liên quan đến TNDS của chủ xe cơ giới cũ vẫn còn hiệu lực đối với chủ xe cơ giới mới. 1.2.3. Hợp đồng bảo hiểm Giấy chứng nhận bảo hiểm bắt buộc TNDS của chủ xe cơ giới là bằng chứng giao kết hợp đồng bảo hiểm TNDS duy nhất giữa chủ xe cơ giới và DNBH. Mỗi xe cơ giới được cấp 1 Giấy chứng nhận bảo hiểm. Chủ xe cơ giới không được đồng thời tham gia hai hợp đồng bảo hiểm TNDS trở lên cho cùng một xe cơ giới. DNBH chỉ cấp Giấy chứng nhận bảo hiểm cho chủ xe cơ giới khi chủ xe cơ giới đã đóng đủ phí bảo hiểm. Việc đóng đủ phí bảo hiểm phải được xác nhận bằng chứng từ kế toán của DNBH (biên lai thu tiền, hóa đơn thu tiền của DNBH hoặc các hình thức chứng từ khác theo quy định của pháp luật có liên quan). Nội dung chủ yếu của một hợp đồng bắt buộc TNDS của chủ xe cơ giới đối với người thứ ba bao gồm: Đối tượng bảo hiểm, phí bảo hiểm, thời hạn bảo hiểm, rủi ro được bảo hiểm, rủi ro loại trừ, hạn mức trách nhiệm, thời hạn, phương thức trả tiền bảo hiểm hoặc bồi thường. 1.2.4. Xác định thiệt hại và giải quyết bồi thường a. Giám định tổn thất Sau khi nhận được hồ sơ khiếu nại bồi thường, DNBH sẽ tiến hành công tác giám định. Công tác giám định tổn thất nhằm xác định mức độ thiệt hại của bên thứ ba và mức độ lỗi của chủ xe cơ giới đồng thời xác định nguyên nhân xảy ra tai nạn và xem xét nguyên nhân đó có thuộc phạm vi bảo hiểm hay không. SVTH: Mạnh Thị Linh 16 Lớp: CQ45/03.01 Chuyên đề cuối khóa GVHD: Ths Võ Thị Pha Mọi tổn thất về tài sản thuộc trách nhiệm bảo hiểm sẽ do DNBH tiến hành giám định (trừ khi có thoả thuận khác) với sự chứng kiến của chủ xe cơ giới, người thứ ba hoặc người đại diện hợp pháp của các bên có liên quan để xác định nguyên nhân và mức độ thiệt hại do tai nạn gây ra. Trường hợp chủ xe cơ giới hoặc người thứ ba không thống nhất về nguyên nhân và mức độ thiệt hại do DNBH xác định, hai bên sẽ thoả thuận chọn giám định viên kỹ thuật chuyên nghiệp thực hiện việc giám định. Kết luận của giám định viên kỹ thuật chuyên nghiệp là kết luận cuối cùng. Trường hợp kết luận của giám định viên kỹ thuật chuyên nghiệp có sự sai khác lớn với kết luận của giám định viên bảo hiểm thì DNBH phải chịu chi phí giám định, ngược lại thì chủ xe cơ giới hoặc người thứ ba phải chịu. Trong trường hợp đặc biệt, nếu DNBH không thể thực hiện được việc lập biên bản giám định thì có thể căn cứ vào các biên bản, kết luận của các cơ quan chức năng có thẩm quyền và các hiện vật thu được (ảnh chụp, lời khai của các bên có liên quan) để xác định nguyên nhân và mức độ thiệt hại. b. Xác định trách nhiệm bồi thường Bất cứ một vụ tai nạn giao thông nào phát sinh bồi thường mức TNDS thuộc phạm vi bảo hiểm đều được cơ quan bảo hiểm bồi thường. Số tiền bồi thường này căn cứ vào: - Thiệt hại thực tế của bên thứ ba. - Mức độ lỗi của bên thứ ba. - Mức trách nhiệm của chủ xe tham gia bảo hiểm đóng phí. Thiệt hại thực tế của bên thứ ba=Thiệt hại về tài sản+Thiệt hại về con người Trách nhiệm bồi thường của bảo hiểm - Khi tai nạn xảy ra, trong phạm vi mức trách nhiệm bảo hiểm, doanh nghiệp bảo hiểm phải bồi thường cho chủ xe cơ giới số tiền mà chủ xe cơ giới đã bồi thường hoặc sẽ phải bồi thường cho người bị thiệt hại. SVTH: Mạnh Thị Linh 17 Lớp: CQ45/03.01 Chuyên đề cuối khóa GVHD: Ths Võ Thị Pha - Trường hợp chủ xe cơ giới chết hoặc bị thương tật toàn bộ vĩnh viễn, doanh nghiệp bảo hiểm bồi thường trực tiếp cho người bị thiệt hại. - Trường hợp cần thiết, doanh nghiệp bảo hiểm phải tạm ứng ngay những chi phí cần thiết và hợp lý trong phạm vi trách nhiệm bảo hiểm nhằm khắc phục hậu quả tai nạn. - Mức bồi thường bảo hiểm: + Mức bồi thường cụ thể cho từng loại thương tật, thiệt hại về người được xác định theo Bảng quy định trả tiền bồi thường thiệt hại về người theo quy định tại Phụ lục 6 ban hành kèm theo Thông tư 126 /2008/TT-BTC. Trường hợp có quyết định của toà án thì căn cứ vào quyết định của toà án nhưng không vượt quá mức trách nhiệm bảo hiểm. Trường hợp nhiều xe cơ giới gây tai nạn dẫn đến các thiệt hại về người, mức bồi thường được xác định theo mức độ lỗi của chủ xe cơ giới nhưng tổng mức bồi thường không vượt quá mức trách nhiệm bảo hiểm. + Mức bồi thường cụ thể đối với thiệt hại về tài sản/1 vụ tai nạn được xác định theo thiệt hại thực tế và theo mức độ lỗi của chủ xe cơ giới nhưng không vượt quá mức trách nhiệm bảo hiểm. - Doanh nghiệp bảo hiểm không có trách nhiệm bồi thường phần vượt quá mức trách nhiệm bảo hiểm theo quy định tại mục 4 Phần II và Phụ lục 6 ban hành kèm theo Thông tư126 /2008/TT-BTC. - Trường hợp chủ xe cơ giới đồng thời tham gia nhiều hợp đồng bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự cho cùng một xe cơ giới thì số tiền bồi thường chỉ được tính theo hợp đồng bảo hiểm có hiệu lực bảo hiểm trước. Số tiền bồi thường của bảo hiểm được tính theo công thức: STBT = lỗi của chủ xe × thiệt hại của bên thứ ba. Trong trường hợp có cả lỗi của người khác gây thiệt hại cho bên thứ ba thì: STBT = (Lỗi của chủ xe + lỗi khác) × Thiệt hại của bên thứ ba SVTH: Mạnh Thị Linh 18 Lớp: CQ45/03.01 Chuyên đề cuối khóa GVHD: Ths Võ Thị Pha Sau đó nhà bảo hiểm được quyền đòi lại số tiền thiệt hại do người đó gây ra. c.Thời hạn yêu cầu, thanh toán và khiếu nại bồi thường Thời hạn yêu cầu bồi thường của chủ xe cơ giới là một năm kể từ ngày xảy ra tai nạn, trừ trường hợp chậm trễ do nguyên nhân khách quan và bất khả kháng theo quy định của pháp luật. Trong thời hạn 5 ngày kể từ ngày xảy ra tai nạn (trừ trường hợp bất khả kháng), chủ xe cơ giới phải gửi thông báo bằng văn bản theo mẫu quy định tại Phụ lục 4 kèm theo các tài liệu quy định trong hồ sơ yêu cầu bồi thường thuộc trách nhiệm của chủ xe cơ giới ban hành kèm theo Thông tư số 126 /2008/TTBTC ngày 22/12/2008 của Bộ Tài chính cho DNBH. Thời hạn thanh toán bồi thường của DNBH là 15 ngày kể từ khi nhận được hồ sơ bồi thường thuộc trách nhiệm của chủ xe cơ giới và không quá 30 ngày trong trường hợp phải tiến hành xác minh hồ sơ. Trường hợp từ chối bồi thường, DNBH phải thông báo bằng văn bản cho chủ xe cơ giới biết lý do từ chối bồi thường trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ yêu cầu bồi thường bảo hiểm. Thời hiệu khởi kiện về việc bồi thường bảo hiểm là ba năm kể từ ngày DNBH thanh toán bồi thường hoặc từ chối bồi thường. Quá thời hạn trên mọi khiếu nại không còn giá trị. d. Giải quyết tranh chấp Mọi tranh chấp phát sinh từ hợp đồng bảo hiểm, nếu không giải quyết được bằng thương lượng giữa các bên liên quan sẽ được đưa ra Tòa án tại Việt Nam giải quyết. 1.3. VAI TRÒ CỦA BẢO HIỂM BẮT BUỘC TRÁCH NHIỆM DÂN SỰ CỦA CHỦ XE CƠ GIỚI ĐỐI VỚI NGƯỜI THỨ BA Bảo hiểm TNDS của chủ xe cơ giới nói chung và bảo hiểm bắt buộc TNDS của chủ xe cơ giới đối với người thứ ba nói riêng là biện pháp kinh tế huy SVTH: Mạnh Thị Linh 19 Lớp: CQ45/03.01 Chuyên đề cuối khóa GVHD: Ths Võ Thị Pha động sự đóng góp của các chủ xe, hình thành nên một quỹ tài chính tập trung sử dụng để bồi thường khi xảy ra tai nạn trong phạm vi bảo hiểm. Mọi tài sản, con người đều có thể gặp rủi ro trong cuộc sống thường ngày, đặc biệt là xe cơ giới. Mọi người mỗi ngày đều phải tham gia giao thông và phải sử dụng phương tiện xe cơ giới, do đó khả năng xảy ra rủi ro là rất cao. Tai nạn do xe cơ giới gây ra có ảnh hưởng trực tiếp đến chủ xe và các đối tượng khác. Khi xảy ra tai nạn, việc giải quyết hậu quả của nó luôn là vấn đề phức tạp nhất, thường phát sinh những tranh chấp kéo dài. Do đó sẽ làm ảnh hưởng đến quá trình sản xuất, gây ra nhiều cản trở cho cuộc sống thường ngày. Một vấn đề đặt ra là phải làm thế nào để hạn chế rủi ro và khi rủi ro đã xảy ra thì làm thế nào để khắc phục nó một cách nhanh nhất, hiệu quả nhất. Có sự tham gia của bảo hiểm bắt buộc TNDS của chủ xe cơ giới thì vấn đề được giải quyết một cách rõ ràng, nhanh chóng. Chủ xe chỉ phải đóng một khoản tiền nhỏ so với giá trị tài sản và chi phí khi tự mình khắc phục hậu quả khi rủi ro xảy ra. Như vậy, bảo hiểm bắt buộc TNDS của chủ xe cơ giới đối với người thứ ba có tác dụng rất lớn đối với chủ xe, người thứ ba và cả xã hội. a. Đối với chủ xe - Có tác dụng thiết thực giúp chủ xe trong việc bồi thường cho người thứ ba khi tổn thất xảy ra, bồi thường chủ động kịp thời cho các chủ xe khi phát sinh TNDS, từ đó giúp chủ xe phục hồi lại tinh thần và ổn định sản xuất, phát huy quyền chủ động về tài chính, tránh thiệt hại kinh tế bất ngờ cho các chủ xe. - Tạo tâm lý thoải mái, yên tâm cho chủ xe, điều nay sẽ làm giảm khả năng xảy ra tai nạn cho chủ xe khi tham gia giao thông. - Giúp chủ xe nâng cao ý thức trong việc đề ra các biện pháp hạn chế, ngăn ngừa, đề phòng tổn thất bằng cách tham gia bảo hiểm. SVTH: Mạnh Thị Linh 20 Lớp: CQ45/03.01
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan