Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Biện pháp khẩn cấp tạm thời trong tố tụng trọng tài thương mại những vấn đề lý...

Tài liệu Biện pháp khẩn cấp tạm thời trong tố tụng trọng tài thương mại những vấn đề lý luận và thực tiễn

.PDF
83
104
136

Mô tả:

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ TƢ PHÁP TRƢỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI ĐẶNG THỊ MINH NGỌC BIỆN PHÁP KHẨN CẤP TẠM THỜI TRONG TỐ TỤNG TRỌNG TÀI THƢƠNG MẠI – NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN Chuyên ngành: LUẬT KINH TẾ Mã số : 60380107 LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS. NGUYỄN VIẾT TÝ HÀ NỘI - 2013 i ii iii iv v 1 LỜI MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của việc nghiên cứu đề tài Khi giải quyết tranh chấp bằng trọng tài thương mại, việc giải quyết tranh chấp thường phải tuân theo một quy trình tố tụng chặt chẽ do pháp luật quy định, bao gồm nhiều giai đoạn thường được thực hiện tuần tự nối tiếp, giai đoạn này là cơ sở thực hiện cho giai đoạn sau. Vì vậy, thời gian kể từ khi trọng tài thương mại thụ lý vụ tranh chấp cho đến trọng tài thương mại ra phán quyết chính thức giải quyết về nội dung tranh chấp là tương đối dài. Trong khoảng thời gian này, vì lợi ích của mình hoặc do thiếu thiện chí, một trong số các bên tranh chấp có hành vi tNu tán tài sản, hủy hoại hoặc xâm phạm chứng cứ... Thực tế này đòi hỏi phải có sự can thiệp ngay bằng quyết định tạm thời của cơ quan có thNm quyền chống lại các hành vi đó nhằm bảo vệ chứng cứ, bảo toàn tình trạng tài sản và giữ được tài sản bảo đảm cho việc thi quyết định của trọng tài thương mại sau này… Quyết định của cơ quan có thNm quyền sẽ đưa ra các biện pháp có tính khNn cấp (các biện pháp này được áp dụng ngay, kịp thời) và tính tạm thời (các biện pháp chỉ được áp dụng lâu nhất cho đến khi việc giải quyết tranh chấp kết thúc). Các biện pháp này có nhiều hình thức khác nhau và có tên gọi không hoàn toàn giống nhau theo pháp luật các nước và pháp luật quốc tế như “các biện pháp khNn cấp tạm thời cho sự bảo vệ”, “các biện pháp khNn cấp tạm thời hoặc bảo vệ”, “các biện pháp lâm thời hoặc bảo vệ”, “các biện pháp khNn cấp tạm thời”. Tuy nhiên, cho dù tên gọi gì thì về nguyên tắc các biện pháp này nhằm để thực hiện các lệnh tạm giữ nguyên hiện trạng, trong khi chờ đợi kết quả của quá trình tố tụng trọng tài thương mại. Các biện pháp khNn cấp tạm thời trong tố tụng trọng tài thương mại được ghi nhận và hiệu quả của nó đã được kiểm chứng qua thực tiễn tố tụng trọng tài thương mại nhiều nước trên thế giới. Ở Việt Nam, biện pháp khNn cấp tạm thời đã được pháp luật trọng tài thương mại ghi nhận từ năm 2003, thời điểm Pháp lệnh Trọng tài thương mại năm 2003 ra đời. Sau hơn 7 năm triển khai thi hành, Pháp lệnh này đã bộc lộ nhiều điểm hạn chế, bao gồm cả các vấn đề liên quan đến biện pháp khNn cấp tạm thời. Vì vậy, hiện nay, 2 các quy định về biện pháp khNn cấp tạm thời trong tố tụng trọng tài thương mại đã được sửa đổi, bổ sung trong Luật Trọng tài thương mại năm 2010. Như đã đề cập ở trên, biện pháp khNn cấp tạm thời là những biện pháp có ý nghĩa rất thiết thực, cần được áp dụng kịp thời để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự. Tuy nhiên, thực tiễn cho thấy, mặc dù các quy định về biện pháp khNn cấp tạm thời trong pháp luật trọng tài thương mại Việt Nam đã được hoàn thiện hơn nhưng dường như các quy định này vẫn chưa phát huy được hiệu quả như nó vốn có. Biện pháp khNn cấp tạm thời được sử dụng chưa nhiều trong tố tụng trọng tài thương mại ở Việt Nam. Trong tình hình như vậy, việc nghiên cứu một cách toàn diện các quy định của pháp luật trọng tài thương mại ở Việt Nam về biện pháp khNn cấp tạm thời, thực tiễn áp dụng các quy định này để nhận biết được những thành tựu đã đạt được cũng như hạn chế còn tồn tại để từ đó đề ra những giải pháp nhằm hoàn thiện các quy định về biện pháp khNn cấp tạm thời trong tố tụng trọng tài thương mại và nâng cao hơn nữa hiệu quả việc áp dụng các biện pháp này là cần thiết. Xuất phát từ những điểm nêu trên, người viết đã chọn vấn đề “Biện pháp khẩn cấp tạm thời trong tố tụng trọng tài thương mại – Những vấn đề lý luận và thực tiễn” làm đề tài nghiên cứu của Luận văn Thạc sĩ Luật học, chuyên ngành Luật Kinh tế của mình. 2. Tình hình nghiên cứu đề tài 2.1. Ở nước ngoài Các công trình nghiên cứu ở nước ngoài đề cập đến biện pháp khNn cấp tạm thời trong tố tụng trọng tài thương mại mà người viết có thể tiếp cận được bao gồm: - “Pháp luật và thực tiễn trọng tài thương mại quốc tế”, sách của nhóm tác giả Alan Redfern, Martin Hunter, Nigel Blackaby, Constantine Partasides được xuất bản vào năm 2004, được dịch sang tiếng Việt từ nguyên bản tiếng Anh và xuất bản năm 2009 với sự hợp tác của Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI), Trung tâm Trọng tài quốc tế Việt Nam (VIAC). Cuốn sách này đề cập đến 3 biện pháp khNn cấp tạm thời trong tố tụng trọng tài thương mại quốc tế dưới góc độ là một nội dung rất nhỏ với lượng thông tin hạn chế. - “Interim measures in international commercial arbitration: past, present and future” (tạm dịch: Biện pháp khNn cấp tạm thời trong trọng tài thương mại quốc tế: quá khứ, hiện tại và tương lai), Luận văn Thạc sĩ Luật học của tác giả Sandeep Adhipathi, Khoa Luật Trường Đại học Georgia (Hoa Kỳ), được thực hiện năm 2003 với sự hướng dẫn khoa học của Giáo sư Gabriel M. Wilner. Tác giả đã tiếp cận biện pháp khNn cấp tạm thời trong tố tụng trọng tài thương mại quốc tế toàn diện hơn, có sự so sánh quy định giữa các quốc gia như Hoa Kỳ, Anh, Thụy Sỹ… Nhìn chung, ở nước ngoài, các tác giả thường nghiên cứu biện pháp khNn cấp tạm thời trong tố tụng trọng tài thương mại quốc tế hơn là tố tụng trọng tài thương mại trong nước. Điều này có thể được lý giải rằng, trên thế giới, trọng tài thương mại là phương thức giải quyết tranh chấp phổ biến hơn đối với các tranh chấp phát sinh từ các hoạt động thương mại có yếu tố quốc tế. Người viết hiện chưa tìm thấy công trình nghiên cứu khoa học nào của nước ngoài đề cập biện pháp khNn cấp tạm thời trong tố tụng trọng tài thương mại ở Việt Nam. 2.2. Ở Việt Nam Theo tìm hiểu của người viết, hiện nay ở Việt Nam có rất ít công trình nghiên cứu mà đối tượng nghiên cứu là biện pháp khNn cấp tạm thời trong tố tụng trọng tài thương mại. Cụ thể mới chỉ có 2 công trình, đó là: - “Biện pháp khNn cấp tạm thời trong tố tụng trọng tài của tác giả Phạm Duy Nghĩa, đăng trên Tạp chí Nghiên cứu lập pháp, Văn phòng quốc hội, Số 23 năm 2010. Vì chỉ dừng lại là một bài viết ngắn đăng trên tạp chí chuyên ngành nên tác giả chỉ tiếp cận biện pháp khNn cấp tạm thời trong tố tụng trọng tài ở góc độ nhất định, không đưa ra những cơ sở lý luận và phân tích toàn diện về vấn đề này. - “Biện pháp khNn cấp tạm thời trong pháp luật Việt Nam về trọng tài thương mại”, Luận văn Thạc sĩ Luật học của tác giả Phan Nhựt Bình, Trường Đại học Luật TP. Hồ Chí Minh được thực hiện vào năm 2010 với sự hướng dẫn khoa học của GS. 4 TS. Nguyễn Thị Mơ. Với công trình nghiên cứu này, tác giả đã chú trọng nghiên cứu một số vấn đề lý luận về trọng tài thương mại và các biện pháp khNn cấp tạm thời trong tố tụng trọng tài thương mại. Đặc biệt, tác giả đã tìm hiểu phân tích những quy định của Luật Trọng tài thương mại năm 2010, so sánh với những quy định của Pháp lệnh Trọng tài thương mại năm 2003 để chỉ ra những điểm tiến bộ của Luật Trọng tài thương mại năm 2010 cũng như những điểm còn hạn chế của Luật này về vấn đề áp dụng biện pháp khNn cấp tạm thời trong tố tụng trọng tài thương mại, trên cơ sở đó, đề xuất một số giải pháp, kiến nghị nhằm hoàn thiện các quy định của Luật Trọng tài thương mại năm 2010. Tác giả thực hiện công trình nghiên cứu này khi Luật Trọng tài thương mại năm 2010 chưa có hiệu lực, đến nay, do thực tiễn đã có những thay đổi nhất định, một số kiến nghị tác giả đề xuất đã không còn tính thời sự, không đáp ứng được những thay đổi của thực tiễn. Ngoài ra, có thể kể đến một số công trình nghiên cứu khoa học có đề cập đến biện pháp khNn cấp tạm thời trong tố tụng trọng tài thương mại dưới góc độ vấn đề có liên quan đến đối tượng nghiên cứu, đó là: - “ThNm quyền của Hội đồng trọng tài và vai trò của Tòa án trong quá trình tố tụng trọng tài” của tác giả Đào Trí Úc, đăng trên Tạp chí Khoa học ĐHQGHN, Luật học (26) năm 2010. - “Sự hỗ trợ của tòa án đối với giải quyết tranh chấp bằng trọng tài thương mại ở Việt Nam”, Luận văn Thạc sĩ Luật học của tác giả Tống Vân Huyền, Khoa Luật, Đại học Quốc gia Hà Nội, được thực hiện vào năm 2011. - “Tác động của những quy định mới trong Luật Trọng tài thương mại tới hoạt động giải quyết tranh chấp thương mại tại trọng tài ở Việt Nam”, Luận văn Thạc sĩ Luật học của tác giả Nguyễn Thị Thanh Huyền, Trường Đại học Luật Hà Nội, được thực hiện vào năm 2012 với sự hướng dẫn khoa học của TS. Vũ Thị Lan Anh. - “Sự hỗ trợ của cơ quan tư pháp đối với hoạt động của trọng tài thương mại theo Luật Trọng tài thương mại năm 2010”, Luận văn Thạc sĩ Luật học của tác giả 5 Phan Chân Nhân, Trường Đại học Luật Hà Nội, được thực hiện vào năm 2012 với sự hướng dẫn khoa học của PGS.TS. Nguyễn Viết Tý. Nhìn chung, những công trình này đề cập đến biện pháp khNn cấp tạm thời trong tố tụng trọng tài thương mại với lượng thông tin còn hạn chế. Từ việc điểm qua các công trình nghiên cứu về hoặc có liên quan tới biện pháp khNn cấp tạm thời trong tố tụng trọng tài thương mại, có thể khẳng định, kể từ khi Luật Trọng tài thương mại năm 2010 có hiệu lực pháp luật, chưa có công trình nghiên cứu khoa học nào mang đến cho người đọc cái nhìn toàn diện về lý luận và thực tiễn áp dụng biện pháp khNn cấp tạm thời trong tố tụng trọng tài thương mại ở Việt Nam. Vì thế, Luận văn này được hoàn thành với tham vọng sẽ là một công trình nghiên cứu khoa học đầu tiên nghiên cứu toàn diện và có tính hệ thống về vấn đề biện pháp khNn cấp tạm thời trong tố tụng trọng tài thương mại ở Việt Nam từ lý luận đến thực tiễn. 3. Mục đích, nhiệm vụ của việc nghiên cứu đề tài 3.1. Mục đích nghiên cứu Mục đích nghiên cứu của đề tài là làm sáng tỏ một số vấn đề lý luận cơ bản về biện pháp khNn cấp tạm thời trong tố tụng trọng tài thương mại, đánh giá thực trạng pháp luật hiện hành về biện pháp khNn cấp tạm thời, từ đó kiến nghị một số giải pháp hoàn thiện pháp luật và nâng cao hiệu quả điều chỉnh của pháp luật về các biện pháp này trong thực tiễn. 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Để đạt được mục đích của việc nghiên cứu đề tài, các nhiệm vụ được đặt ra là: - Làm rõ về khái niệm và đặc điểm trọng tài thương mại, khái niệm và đặc điểm cũng như thủ tục của tố tụng trọng tài thương mại. - Làm rõ khái niệm và đặc điểm của biện pháp khNn cấp tạm thời trong tố tụng trọng tài thương mại, sự cần thiết phải có các quy định về biện pháp khNn cấp tạm 6 thời trong tố tụng trọng tài thương mại và các loại biện pháp khNn cấp tạm thời trong tố tụng trọng tài thương mại. - Đánh giá thực trạng các quy định và tình hình áp dụng biện pháp khNn cấp tạm thời trong thực tiễn giải quyết tranh chấp về thương mại của trọng tài thương mại, qua đó làm rõ những điểm hạn chế, bất cập trong quy định của pháp luật về trọng tài thương mại của Việt Nam hiện hành và những vướng mắc trong quá trình áp dụng các quy định đó trong thực tiễn. - Đề xuất giải pháp, kiến nghị nhằm hoàn thiện pháp luật về biện pháp khNn cấp tạm thời trong tố tụng trọng tài thương mại và nâng cao hiệu quả điều chỉnh của các quy định đó trong thực tiễn. 4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu đề tài 4.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của Luận văn bao gồm những vấn đề sau: - Các quy định của pháp luật trọng tài thương mại Việt Nam, trong đó tập trung nghiên cứ các quy định của pháp luật trọng tài thương mại Việt Nam về biện pháp khNn cấp tạm thời và quy định về vấn đề này trong pháp luật của một số nước trên thế giới, cũng như trong Luật mẫu của Uỷ ban Liên hợp quốc về trọng tài thương mại quốc tế (UNCITRAL). - Thực tiễn thực hiện các quy định của pháp luật trọng tài thương mại Việt Nam về biện pháp khNn cấp tạm thời trong những năm gần đây. 4.2. Phạm vi nghiên cứu Biện pháp khNn cấp tạm thời là một vấn đề nghiên cứu tương đối lớn, có phạm vi nghiên cứu rộng nên có thể được nghiên cứu dưới nhiều phương diện khác nhau và với nhiều nội dung khác nhau. Luận văn chỉ tập trung nghiên cứu biện pháp khNn cấp tạm thời trong tố tụng trọng tài thương mại, không nghiên cứu biện pháp khNn cấp tạm thời trong tố tụng hành chính hay dân sự. 7 Mặc dù trong Luận văn có tham khảo quy định về biện pháp khNn cấp tạm thời của pháp luật một số nước và Luật mẫu của UNCITRAL về trọng tài thương mại quốc tế cũng như tham khảo pháp luật về trọng tài thương mại của Việt Nam trước đây về biện pháp khNn cấp tạm thời; tuy nhiên, Luận văn chỉ tập trung nghiên cứu các quy định của pháp luật trọng tài Việt Nam hiện hành về biện pháp khNn cấp tạm thời mà chủ yếu là các quy định của Luật Trọng tài thương mại năm 2010 về biện pháp khNn cấp tạm thời. 5. Phƣơng pháp nghiên cứu đề tài Trong suốt quá trình thực hiện Luận văn, người viết đã sử dụng các phương pháp nghiên cứu khoa học chuyên ngành phù hợp dựa trên cơ sở phương pháp luận đúng đắn, khoa học của chủ nghĩa Mác – Lênin và Tư tưởng Hồ Chí Minh về nhà nước và pháp luật. Các phương pháp nghiên cứu mà người viết đã sử dụng để giải quyết nội dung khoa học của đề tài bao gồm: Phương pháp tiếp cận lịch sử, phương pháp phân tích, so sánh, tổng hợp, thống kê. Phương pháp phân tích, so sánh được sử dụng nhiều trong Chương 1 để làm rõ những khái niệm, phạm trù mà Luận văn sử dụng từ đó rút ra những kết luận khoa học làm cơ sở cho việc đánh giá thực trạng và xác định định hướng, giải pháp cho việc hoàn thiện pháp luật về biện pháp khNn cấp tạm thời trong tố tụng trọng tài thương mại ở Việt Nam. Phương pháp tiếp cận lịch sử, phân tích, so sánh, phương pháp thống kê được sử dụng trong Chương 2 của Luận văn để luận giải cho nhận định, đánh giá về thực trạng pháp luật về biện pháp khNn cấp tạm thời trong tố tụng trọng tài thương mại ở Việt Nam hiện nay. Phương pháp tổng hợp được sử dụng ở Chương 2 và Chương 3 của Luận văn để rút ra những kết luận và định ra được các giải pháp hoàn thiện pháp luật về biện pháp khNn cấp tạm thời trong tố tụng trọng tài thương mại trong nền kinh tế thị trường ở Việt Nam. 8 6. Kết cấu của luận văn Nội dung của Luận văn gồm 3 nội dung chính như sau: - Chương 1: Những vấn đề lý luận về trọng tài thương mại và các biện pháp khẩn cấp tạm thời trong tố tụng trọng tài thương mại; - Chương 2: Thực trạng pháp luật về biện pháp khẩn cấp tạm thời trong tố tụng trọng tài thương mại ở Việt Nam; - Chương 3: Một số giải pháp, kiến nghị nhằm hoàn thiện pháp luật về biện pháp khẩn cấp tạm thời trong tố tụng trọng tài thương mại ở Việt Nam. 9 Chƣơng 1 NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ TRỌNG TÀI THƢƠNG MẠI VÀ CÁC BIỆN PHÁP KHẨN CẤP TẠM THỜI TRONG TỐ TỤNG TRỌNG TÀI THƢƠNG MẠI 1.1. Khái quát về trọng tài thƣơng mại 1.1.1. Khái niệm và đặc điểm của trọng tài thương mại 1.1.1.1. Khái niệm trọng tài thương mại Hiện nay, trọng tài thƣơng mại đã là một thuật ngữ được biết đến và sử dụng phổ biến trên phạm vi toàn cầu. Vậy trọng tài thương mại là gì? Về mặt ngôn ngữ, để hiểu thế nào là trọng tài thương mại, tác giả cho rằng cần phải làm rõ hai khái niệm trọng tài và thƣơng mại. Thuật ngữ trọng tài có thể được hiểu theo hai nghĩa: thứ nhất, là phương thức giải quyết tranh chấp, phân biệt với phương thức giải quyết tranh chấp bằng tòa án; và thứ hai, là cơ quan (tổ chức) thực hiện việc giải quyết tranh chấp. Tuy nhiên, theo nghiên cứu của các luật gia ở những nước có nền kinh tế thị trường phát triển, định nghĩa trọng tài với tư cách là phương thức giải quyết tranh chấp phổ biến hơn [25, tr.617]. Từ điển Luật học Black’s Law Dictionary giải nghĩa thuật ngữ trọng tài như sau: “Trọng tài: là một phương thức giải quyết tranh chấp thông qua bên thứ ba trung lập thường do các bên lựa chọn và phán quyết của bên thứ ba này có tính bắt buộc thi hành đối với các bên tranh chấp” [28, tr.199]. Theo Okezie Chukwumerije, “Trọng tài là một cơ chế giải quyết tranh chấp giữa các bên với nhau, được thực hiện thông qua một cá nhân do các bên lựa chọn hoặc bởi việc dựa trên những thủ tục hay những tổ chức nhất định được lựa chọn bởi chính các bên”. Với quan điểm tương tự, James và Nicholas cho rằng trọng tài được coi như là một tiến trình tư được mở ra theo sự thỏa thuận của các bên nhằm 10 giải quyết một tranh chấp đang tồn tại hoặc có thể sẽ phát sinh bởi một Hội đồng trọng tài gồm một hoặc nhiều trọng tài viên [16, tr.24]. Như vậy, với ý nghĩa là một cơ quan (tổ chức) thực hiện việc giải quyết tranh chấp, trọng tài là bên thứ ba trung lập, bao gồm một hay nhiều trọng tài viên là những người hành nghề tự do nhân danh cá nhân hoặc nhân danh trung tâm trọng tài, do các bên đương sự thỏa thuận thành lập để giải quyết tranh chấp phát sinh giữa các bên. Với ý nghĩa là một phương thức giải quyết tranh chấp, trọng tài là phương thức giải quyết tranh chấp có tính chất tư, được thực hiện bởi các tổ chức xã hội nghề nghiệp, không nhân danh quyền lực nhà nước; do đó, thủ tục tố tụng rất linh hoạt và mềm dẻo, đảm bảo tối đa quyền định đoạt của các bên tranh chấp (khác với tòa án là phương thức giải quyết tranh chấp công, nhân danh quyền lực nhà nước, bị ràng buộc nghiêm ngặt bởi các thủ tục tố tụng). Hiện nay, trên thế giới hiện nay tồn tại nhiều quan niệm khác nhau về thuật ngữ thƣơng mại. Có thể khẳng định rằng, chưa có sự thống nhất hoàn toàn về định nghĩa thế nào là thương mại. Người ta cho rằng có nhiều lý do dẫn tới sự khác biệt nhau trong định nghĩa hoạt động thương mại ở các nước, đó là: (i) Các đạo luật về thương mại của các nước được xây dựng ở những thời kỳ khác nhau; (ii) Cấu trúc hệ thống pháp luật các nước khác nhau; và (iii) Quá trình thương mại hóa các hành vi dân sự hay ngược lại dân sự hóa các hành vi thương mại luôn xảy ra theo sự phát triển của xã hội [17, tr.47]. Nhằm cung cấp một cách hiểu thống nhất về khái niệm thương mại, năm 1985, Ủy ban Pháp luật Thương mại của Liên hợp quốc đã xây dựng một đạo luật mẫu về trọng tài thương mại (thường gọi là Luật mẫu của UNCITRAL về Trọng tài Thương mại quốc tế), tại đoạn ghi chú 2 Điều 1 nhấn mạnh rằng: “Thuật ngữ “thương mại” cần được giải thích theo nghĩa rộng bao hàm cả các vấn đề phát sinh từ các quan hệ có bản chất thương mại, dù là quan hệ hợp đồng hoặc không phải là quan hệ hợp đồng. Những quan hệ có bản chất thương mại bao gồm, nhưng không giới hạn bởi các giao dịch sau: giao dịch thương mại để cung cấp hoặc trao đổi hàng hoá 11 hoặc dịch vụ; thỏa thuận phân phối, đại diện hoặc đại lý thương mại; hoa hồng; thuê mua; xây dựng công trình; tư vấn; kỹ thuật; li-xăng; đầu tư; tài chính; ngân hàng; bảo hiểm; thỏa thuận thăm dò hoặc khai thác; liên doanh và các hình thức hợp tác công nghiệp hoặc kinh doanh khác; vận tải hàng hoá hoặc hành khách bằng đường hàng không; đường biển, đường sắt hoặc đường bộ”. Ở Việt Nam hiện nay, pháp luật thương mại không có quy định cụ thể nào về thuật ngữ thương mại. Luật Thương mại năm 2005 quy định về hoạt động thương mại tại Khoản 1 Điều 3 như sau: “Hoạt động thương mại là hoạt động nhằm mục đích sinh lợi, bao gồm mua bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ, đầu tư, xúc tiến thương mại và các hoạt động nhằm mục đích sinh lợi khác”. Từ quy định này, có thể thấy rằng khái niệm thương mại ở Việt Nam đã được hiểu theo nghĩa rộng, không chỉ bao gồm 14 hành vi thương mại được đề cập đến trong Luật Thương mại năm 1997, mà bao trùm các lĩnh vực thương mại hàng hoá, thương mại dịch vụ, các khía cạnh thương mại của đầu tư và sở hữu trí tuệ, khá tương đồng với khái niệm thương mại mà Luật mẫu UNCITRAL về Trọng tài thương mại quốc tế đã đề cập. Hoạt động thương mại tiềm Nn nhiều rủi ro, bao gồm cả việc nảy sinh tranh chấp thương mại là những bất đồng, mâu thuẫn về quyền lợi giữa các bên khi tham gia vào quan hệ thương mại. Vì vậy, để hoạt động thương mại được tiến hành bình thường và lợi ích chính đáng của các bên được bảo vệ, đòi hỏi phải có phương thức để loại trừ các tranh chấp. Trọng tài, với ý nghĩa là một phương thức giải quyết tranh chấp tư với thủ tục tố tụng linh hoạt mềm dẻo, đảm bảo tối đa quyền định đoạt của các bên tranh chấp, rất phù hợp để giải quyết các tranh chấp trong lĩnh vực thương mại. Hiện nay, các quốc gia đều thiết lập cơ sở pháp lý, trao thNm quyền cho trọng tài giải quyết tranh chấp trong lĩnh vực thương mại. Ngược trở lại, thương mại là lĩnh vực chủ yếu mà trọng tài tham gia giải quyết tranh chấp. Sở dĩ như vậy là vì ở thời kỳ đầu hình thành cơ chế giải quyết tranh chấp trọng tài với tư cách là một biện pháp giải quyết tranh chấp tư, trọng tài chỉ được các nhà nước trao thNm quyền giải quyết tranh chấp thương mại mà chủ yếu là tranh chấp từ hợp đồng thương mại. Đối với các tranh chấp thuộc các lĩnh vực khác như hôn nhân gia đình (như việc 12 chia tài sản chung giữa vợ và chồng), sở hữu trí tuệ (không liên quan đến tài sản), lao động… các nhà nước thường can thiệp trực tiếp bằng việc bắt buộc giải quyết tại tòa án hoặc một cơ quan nhà nước có thNm quyền nhất định vì chúng được coi là vấn đề thuộc chính sách công [16, tr.28]. Ngày nay, mặc dù nhiều nước như Anh, Mỹ, Đức, Thụy Điển, Nhật, Trung Quốc… đã mở rộng thNm quyền của trọng tài, theo đó, trọng tài không chỉ giải quyết các tranh chấp thương mại truyền thống mà còn có thể giải quyết tranh chấp về lao động và dân sự (tất nhiên, các nhà nước vẫn loại trừ thNm quyền giải quyết các tranh chấp bắt nguồn từ những quan hệ liên quan tới lợi ích công và trật tự công của trọng tài); tuy nhiên, thNm quyền chủ yếu của trọng tài chủ yếu trong lĩnh vực thương mại. Chính vì điều này, khi nhắc đến trọng tài người ta thường nghĩ tới trọng tài thương mại. Từ những phân tích ở trên, có thể kết luận rằng: Trọng tài thương mại là một phương thức giải quyết tranh chấp về thương mại (mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ, đầu tư, xúc tiến thương mại và các hoạt động nhằm mục đích sinh lợi khác) dựa trên sự thỏa thuận của các bên về việc giao tranh chấp cho trọng tài thương mại giải quyết. 1.1.1.2. Đặc điểm của trọng tài thương mại Với ý nghĩa là một phương thức giải quyết tranh chấp về thương mại, trọng tài thương mại có những đặc điểm chủ yếu dưới đây: - Trọng tài thương mại là một phương thức giải quyết tranh chấp mang tính tài phán: Không giống như các phương thức giải quyết tranh chấp như thương lượng, trung gian hay hòa giải ngoài tố tụng – đây là những phương thức giải quyết tranh chấp không mang tính tài phán; theo đó, những kết quả giải quyết tranh chấp có được thực hiện bởi các bên hay không hoàn toàn phụ thuộc vào sự thiện chí cũng như tinh thần tự nguyện của các bên – khi giải quyết tranh chấp bằng phương thức trọng tài, tương tự như Tòa án, các bên buộc phải thực hiện theo phán quyết của cơ quan xét xử; nếu các bên không thi hành đúng theo các phán quyết đó thì có cơ chế đảm bảo thi hành phán quyết. 13 - Trọng tài thương mại là một phương thức giải quyết tranh chấp tư: Khác với Tòa án là phương thức giải quyết tranh chấp công, nhân danh quyền lực nhà nước, bị ràng buộc nghiêm ngặt bởi các thủ tục tố tụng, trọng tài thương mại là phương thức giải quyết tranh chấp có tính chất tư, được thực hiện bởi các tổ chức xã hội nghề nghiệp, không nhân danh quyền lực nhà nước; do đó, thủ tục tố tụng rất linh hoạt và mềm dẻo, đảm bảo tối đa quyền định đoạt của các bên tranh chấp. - Trọng tài thương mại là một phương thức giải quyết tranh chấp đề cao ý chí thỏa thuận giữa các bên: Chính ý chí thống nhất của các bên là cơ sở để việc giải quyết tranh chấp bằng trọng tài thương mại được hình thành. Khác với giải quyết tranh chấp bằng Tòa án, nguyên tắc đề cao ý chí của các bên liên quan tới cả quá trình giải quyết tranh chấp bằng trọng tài thương mại, từ việc lựa chọn trung tâm trọng tài đến việc lựa chọn trọng tài viên, từ thủ tục xét xử cho đến những quy định về hủy phán quyết trọng tài. - Trọng tài thương mại là một phương thức giải quyết tranh chấp mà thủ tục xét xử kín, đảm bảo bí mật kinh doanh và uy tín của các bên tranh chấp: Đây là điểm đặc trưng của phương thức giải quyết tranh chấp bằng trọng tài so với Tòa án. Xét xử tại Tòa án thường là xét xử công khai, thông tin về vụ tranh chấp sẽ được thông báo rộng rãi. Ngược lại, khi xét xử bằng trọng tài, các thông tin về vụ tranh chấp sẽ được giữ kín, bí mật kinh doanh và uy tín của các bên tranh chấp không bị ảnh hưởng. - Trọng tài thương mại là một phương thức giải quyết tranh chấp dứt điểm: Khi xét xử tại Tòa án, một vụ tranh chấp có thể phải trải qua hai cấp xét xử là sơ thNm và phúc thNm. Việc này có thể kéo dài thời gian giải quyết tranh chấp, gây tốn kém về thời gian, chi phí cho các bên tranh chấp. Ngược lại, trọng tài chỉ tiến hành xét xử một lần và phán quyết trọng tài có giá trị chung thNm đối với các bên, các bên không có quyền kháng cáo. Điều này giúp các bên giải quyết dứt điểm tranh chấp. 14 - Trọng tài là một cơ chế giải quyết tranh chấp mềm dẻo, linh hoạt, thuận lợi cho các bên: Khi xét xử tại Tòa án, các bên hoàn toàn phụ thuộc vào sự chỉ đạo của Tòa án về thủ tục, thời gian, địa điểm và cách thức xét xử. Trong khi đó, với trọng tài, các bên thông thường được tự do lựa chọn thủ tục, thời gian, địa điểm và cách thức xét xử theo phương thức tiện lợi, nhanh chóng, hiệu quả nhất cho các bên trong khuôn khổ pháp luật cho phép. Điều này có thể làm giảm chi phí, thời gian và tăng hiệu quả cho quá trình giải quyết tranh chấp. Với ý nghĩa là cơ quan giải quyết tranh chấp về thương mại, trọng tài thương mại có những đặc điểm chủ yếu sau đây: - Trọng tài thương mại là một tổ chức xã hội nghề nghiệp: Trọng tài thương mại không phải là cơ quan xét xử của Nhà nước, không do Nhà nước thành lập nên và cũng không hoạt động bằng ngân sách nhà nước; do đó không nhân danh quyền lực nhà nước khi giải quyết tranh chấp. Trọng tài là các tổ chức xã hội nghề nghiệp, phi chính phủ. Các trọng tài viên không phải là các công chức, viên chức Nhà nước, không do Nhà nước bổ nhiệm và không hưởng lương từ ngân sách nhà nước. - Trọng tài thương mại là cơ quan giải quyết tranh chấp mang tính trung lập do các bên lựa chọn: Việc lựa chọn trọng tài thương mại để giải quyết tranh chấp cho phép các bên được tự do thỏa thuận về thành phần Hội đồng trọng tài, tiêu chuNn trọng tài viên, cách thức chỉ định trọng tài viên, quốc tịch trọng tài viên… Việc này sẽ đảm bảo tính trung lập, công bằng cao hơn, tạo sự an tâm cho các bên tranh chấp; đặc biệt là đối với các tranh chấp có yếu tố nước ngoài. Thường thì những tranh chấp có yếu tố nước ngoài, như tranh chấp giữa nhà đầu tư nước ngoài và nhà đầu tư trong nước, nếu được giải quyết bởi Tòa án nước tiếp nhận đầu tư sẽ mang lại những cảm nhận về sự không trung lập của Tòa án, những quan ngại rằng tranh chấp không được xét xử công bằng, cho dù điều này có trên thực tế hay không. - Trọng tài thương mại là cơ quan giải quyết tranh chấp mang tính chuyên môn cao: Khi mang một vụ việc ra xét xử ở Tòa án, có khả năng thNm phán được
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan