Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Bồi dưỡng năng lực tự học cho học sinh trường hữu nghị t78 thông qua chương este...

Tài liệu Bồi dưỡng năng lực tự học cho học sinh trường hữu nghị t78 thông qua chương este – lipit và chương cacbohiđrat – hoá học 12

.PDF
129
671
50

Mô tả:

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC GIÁO DỤC VŨ THANH NGA \ BỒI DƢỠNG NĂNG LỰC TỰ HỌC CHO HỌC SINH TRƢỜNG HỮU NGHỊ T78 THÔNG QUA CHƢƠNG ESTE – LIPIT VÀ CHƢƠNG CACBOHIĐRAT – HÓA HỌC 12 LUẬN VĂN THẠC SĨ SƢ PHẠM HOÁ HỌC HÀ NỘI – 2013 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC GIÁO DỤC VŨ THANH NGA BỒI DƢỠNG NĂNG LỰC TỰ HỌC CHO HỌC SINH TRƢỜNG HỮU NGHỊ T78 THÔNG QUA CHƢƠNG ESTE – LIPIT VÀ CHƢƠNG CACBOHIĐRAT – HÓA HỌC 12 LUẬN VĂN THẠC SĨ SƢ PHẠM HOÁ HỌC CHUYÊN NGÀNH: LÝ LUẬN VÀ PHƢƠNG PHÁP DẠY HỌC BỘ MÔN HOÁ HỌC Mã số: 60 14 10 Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS. TS Lê Kim Long HÀ NỘI – 2013 LỜI CẢM ƠN “Bồi dưỡng năng lực tự học cho học sinh Trường Hữu Nghị T78 thông qua chương Este-Lipit và chương Cacbohiđrat – Hóa học 12” đã được hoàn thành dưới sự hướng dẫn trực tiếp của PGS.TS Lê Kim Long – Trường Đại học Giáo dục - Đại học Quốc Gia Hà Nội Với lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc tôi xin chân thành cảm ơn PGS.TS Lê Kim Long đã hướng dẫn tận tình trong suốt quá trình tôi hoàn thành luận văn, đồng thời đã bổ sung cho tôi nhiều kiến thức chuyên môn và kinh nghiệm quý báu trong nghiên cứu khoa học. Tôi cũng xin chân thành cám ơn PGS.TS Đặng Thị Oanh đã dành nhiều thời gian giúp đỡ, đưa ra nhiều gợi ý sâu sắc cũng như cung cấp nhiều tài liệu quý giá giúp tôi hoàn thành tốt luận văn. Cuối cùng tôi cũng chân thành gửi lời cảm ơn tới Phòng Quản lí khoa học, Ban chủ nhiệm Khoa Sư phạm, các thầy cô giáo trong Bộ môn Lí luận và Phương pháp dạy học Khoa học Tự nhiên và nhóm Hóa học - Trường Đại học Giáo dục - Đại học Quốc Gia Hà Nội, Ban Giám hiệu, các đồng nghiệp và học sinh Trường Hữu Nghị T78 đã tạo điều kiện thuận lợi để tôi hoàn thành tốt luận văn này. Xin trân trọng cảm ơn! Hà Nội, tháng 12 năm 2013 Học viên Vũ Thanh Nga MỤC LỤC Trang phụ bìa i Lời cảm ơn ii Mục lục iii Danh mục các kí hiệu, các chữ viết tắt iv Danh mục các bảng v Danh mục các hình vẽ, đồ thị vi MỞ ĐẦU........................................................................................................... 1 Chƣơng 1. CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI 5 1.1. Lịch sử vấn đề nghiên cứu.......................................................................... 5 1.2. Cơ sở lí luận về bồi dưỡng năng lực tự học ……………………............. 6 1.2.1.Tự học………………………………………………............................... 6 1.2.2. Năng lực tự học………………………………………………................ 9 1.3. Một số phương pháp và kĩ thuật dạy học tích cực ....................................... 10 1.3.1. Grap ................................................................................... 11 1.3.2. Kĩ thuật sơ đồ tư duy .............................................................................. 13 1.4. Phương pháp tự học có hướng dẫn theo môđun…………......................... 14 1.4.1.Môđun ...................................................................................................... 14 1.4.2 .Tài liệu tự học có hướng dẫn theo môđun .............................................. 17 1.4.3. Hướng dẫn học sinh tự học theo môđun ................................................. 18 1.5. Thực trạng vấn đề tự học của học sinh trường dân tộc nội trú .................. 21 1.5.1. Đặc điểm tâm sinh lí – nhu cầu – giao tiếp của học sinh miền núi trong 21 quá trình tự học ................................................................................................. 1.5.2.Tổ chức tự học trong trường phổ thông dân tộc nội trú ........................... 25 1.5.3.Thực trạng vấn đề tự học của học sinh trường Hữu Nghị T78 ............ 25 Tiểu kết chƣơng 1............................................................................................ 33 Chƣơng 2. MỘT SỐ BIỆN PHÁP BỒI DƢỠNG NĂNG LỰC TỰ 34 HỌC CHO HỌC SINH DÂN TỘC NỘI TRÚ TRƢỜNG HỮU NGHỊ T78 THÔNG QUA CHƢƠNG ESTE – LIPIT VÀ CHƢƠNG CACBOHIĐRAT HÓA HỌC 12. 2.1. Phân tích chương trình, nội dung chương este – lipit và chương 34 cacbohiđrat 2.1.1. Chương este – lipit …………………………………………………… 34 2.1.2. Chương cacbohiđrat …………………………………………………… 34 2.2. Một số biện pháp bồi dưỡng năng lực tự học............................................. 36 2.2.1. Nội dung của quá trình tự học ................................................................ 36 2.2.2. Các biện pháp bồi dưỡng năng lực tự học cho học sinh trường Hữu 37 Nghị T78 ........................................................................................................... 2.2.3. Hướng dẫn học sinh kĩ thuật đọc và xử lí thông tin qua SGK và tài liệu 41 cần thiết ............................................................................................................. 2.2.4. Hướng dẫn học sinh sử dụng phương pháp Grap và kĩ thuật sơ đồ tư duy 48 để tự học.................................................................................................................... 2.2.5. Thiết kế tài liệu tự học có hướng dẫn theo môđun ................................. 57 Tiểu kết chƣơng 2............................................................................................ 72 Chƣơng 3. THỰC NGHIỆM SƢ PHẠM 73 3.1. Mục đích thực nghiệm.......................................................................... 73 3.2. Nhiệm vụ thực nghiệm.......................................................................... 73 3.3. Đối tượng thực nghiệm.......................................................................... 73 3.4. Tiến hành thực nghiệm ......................................................................... 74 3.4.1. Thực nghiệm thăm dò.......................................................................... 74 3.4.2. Thực nghiệm chính thức.......................................................................... 74 3.5. Kết quả thực nghiệm.............................................................................. 76 3.5.1. Đánh giá về mặt định lượng 76 3.5.2. Đánh giá về mặt định tính 86 Tiểu kết chƣơng 3............................................................................................ 87 KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ................................................................. 88 TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................................................... 90 PHỤ LỤC 93 DANH MỤC CÁC KÍ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT CTCT : Công thức cấu tạo CTĐGN : Công thức đơn giản nhất CTPT : Công thức phân tử dd : Dung dịch DH Dạy học DTNT Dân tộc nội trú đktc : Điều kiện tiêu chuẩn ĐC : Đối chứng g : gam GV : Giáo viên HS : Học sinh KT : Kiểm tra Kĩ thuật dạy học KTDH KT- ĐG : Kiểm tra - đánh giá ND : Nội dung NDDH Nội dung dạy học NLTH Năng lực tự học NXB Nhà xuất bản PP : phương pháp PPDH : phương pháp dạy học PTHH : phương trình hóa học Phương pháp tự học PPTH SGK : SĐTD Sách giáo khoa Sơ đồ tư duy TN : thực nghiệm TH : tự học THPT : Trung học phổ thông TNSP Thực nghiệm sư phạm DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng Nội dung 2.1 Phân loại, đặc điểm cấu tạo, tính chất hóa học đặc trưng của các hợp chất Cacbohiđrat Trang 46 2.2 So sánh các tính chất hóa học các hợp chất Cacbohiđrat 47 3.1 Các lớp TN - ĐC 74 3.2 Số HS đạt điểm Xi của các nhóm TN và ĐC 77 3.3 Bảng tần suất của các nhóm TN và ĐC 77 3.4 Bảng tần suất lũy tích của các nhóm TN và ĐC 78 3.5 Tổng hợp các tham số đặc trưng ở từng cặp TN - ĐC 79 3.6 Số %HS đạt điểm giỏi, khá, trung bình và yếu kém 79 3.7 Tổng hợp các tham số đặc trưng các lớp TN và ĐC 80 3.8 Số HS đạt điểm Xi ở các nhóm TN và ĐC trong bài KT độ bền kiến thức. 82 3.9 Bảng tần suất các nhóm TN và ĐC trong bài KT độ bền kiến thức. 82 3.10 Bảng tần suất lũy tích các nhóm TN và ĐC trong bài KT độ bền kiến thức. 83 3.11 Tổng hợp các tham số đặc trưng bài KT độ bền kiến thức của các lớp TN và ĐC 83 3.12 Số HS đạt điểm Xi ở các lớp TN và ĐC trong bài KT năng lực TH 84 3.13 Số % HS đạt điểm giỏi, khá, trung bình và yếu kém bài KT NLTH 84 3.14 Tổng hợp các tham số đặc trưng trong bài KT đánh giá NLTH 84 3.15 Kết quả đánh giá tài liệu tự học có hướng dẫn nội dung lí thuyết 95 3.16 Kết quả đánh giá tài liệu tự học có hướng dẫn nội dung bài tập 96 3.17 Kết quả đánh giá tài liệu tự học có hướng dẫn 96 DANH MỤC CÁC HÌNH Hình Nội dung 1.1 Chu trình tự học 7 1.2 Sơ đồ Grap 11 1.3 Grap có hướng 11 1.4 Cấu trúc môđun dạy học 15 1.5 Sơ đồ cấu trúc hệ ra của môđun 16 1.6 Phương pháp tự học có hướng dẫn theo môđun 18 1.7 Mô hình tổ chức tự học ở trường phổ thông DTNT 25 2.1 Cấu trúc nội dung chương Este - Lipit 34 2.2 Cấu trúc nội dung chương Cacbohiđrat 35 2.3 Sơ đồ Grap về Lipit 49 2.4 Sơ đồ Grap về Glucozơ 50 2.5 Sơ đồ Grap tổng kết chương Este – Lipit 51 2.6 Sơ đồ tư duy phần Tinh bột 54 2.7 Sơ đồ tư duy phần Glucozơ 54 2.8 Sơ đồ tư duy của HS phần Glucozơ 55 2.9 Sơ đồ tư duy tổng kết chương Este – Lipit và chương Cacbohiđrat 56 3.1 Đồ thị lũy tích bài KT môđun 1 ở lớp TN – ĐC (12A,B – HNT78) 80 3.2 Đồ thị lũy tích bài KT môđun 2 ở lớp TN – ĐC (12A,B – HNT78) 80 3.3 Đồ thị lũy tích bài KT môđun 1 ở lớp TN – ĐC (12A,B – HNT80) 81 3.4 Đồ thị lũy tích bài KT môđun 2 ở lớp TN – ĐC (12A,B – HNT80) 81 3.5 Đồ thị lũy tích bài KT môđun 1 ở lớp TN – ĐC (12C,D – HNT78) 81 3.6 Đồ thị lũy tích bài KT môđun 2 ở lớp TN – ĐC (12AC,D – HNT78) 81 3.7 Đồ thị lũy tích bài KT môđun 1 ở lớp TN – ĐC (12C,D – HNT80) 81 3.8 Đồ thị lũy tích bài KT môđun 2 ở lớp TN – ĐC (12C,D – HNT80) 81 3.9 Đồ thị lũy tích bài KT độ bền kiến thức của các lớp TN và ĐC 83 Trang MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài Tri thức là vô tận mà thời gian đến trường của con người thì có hạn, mặt khác xã hội ngày càng phát triển, yêu cầu về chất lượng nguồn lao động ngày càng cao. Chỉ có tự học, tự bồi đắp tri thức bằng nhiều con đường, bằng nhiều cách thức khác nhau con người mới có thể bù đắp được những thiếu hụt tri thức về khoa học, về đời sống xã hội. Năng lực tự học, tính tích cực hoạt động, sự tư duy sáng tạo của con người cần phải được rèn luyện và bồi dưỡng ngay từ khi còn học ở trường phổ thông. Mặt khác việc rèn luyện thói quen tự học, tự nghiên cứu, cũng giúp học sinh chủ động trong việc tiếp thu kiến thức, nâng cao năng lực tư duy và sáng tạo trong học tập góp phần nâng cao chất lượng học tập. Vì vậy, “ Đổi mới phương pháp giảng dạy và học tập trong trường sư phạm nhằm tích cực hóa hoạt động học tập , phát huy tính chủ động , sáng tạo và năng lực tự học, tự nghiên cứu của học sinh ....” [6] là nhiệm vụ quan trọng của ngành giáo dục. Và “Phương pháp giáo dục phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, tư duy sáng tạo của người học ; bồi dưỡng cho người học năng lực tự học, khả năng thực hành, lòng say mê học tập và ý chí vươn lên” [37, tr.25] Với đặc điểm học sinh trường Hữu Nghị T78 là con em các dân tộc thiểu số của nhiều tỉnh, thành miền núi phía Bắc đến học tập và sinh hoạt nội trú. Để thuận lợi cho công tác quản lí, nhà trường tổ chức cho các em lên lớp ba buổi /ngày với hai buổi là các em tự học. Đa số trong các em đều có ý thức kỉ luật và tự lực cao nhưng lại hay mặc cảm, tự ti, khả năng giao tiếp cũng như tiếp thu còn hạn chế khi Tiếng Việt là ngôn ngữ thứ hai. Vì vậy việc bồi dưỡng năng lực tự học cho các em bằng những phương pháp phù hợp là rất cần thiết để nâng cao chất lượng học tập và tăng cường khả năng tự học, tự nghiên cứu cho học sinh đồng thời góp phần nâng cao hiệu quả quản lí ngoài giờ cho nhà trường. Xuất phát từ những lý do trên, chúng tôi lựa chọn và tiến hành nghiên cứu đề tài "Bồi dưỡng năng lực tự học cho học sinh trường Hữu Nghị T78 thông qua chương Este-Lipit và chương Cacbohiđrat – Hóa học 12” 2. Mục đích nghiên cứu của đề tài Góp phần bồi dưỡng năng lực tự học phần Hóa hữu cơ nói riêng và năng lực tự học bộ môn Hóa học nói chung cho học sinh, qua đó góp phần nâng cao chất lượng học tập môn Hóa học ở trường Hữu Nghị T78. 3. Nhiệm vụ nghiên cứu - Nghiên cứu những cơ sở lý luận và thực tiễn của việc bồi dưỡng năng lực tự học, phương pháp dạy học tích cực. - Nghiên cứu đặc điểm tâm sinh lí của học sinh dân tộc miền núi phía Bắc và thực trạng về tự học của học sinh trong trường trung học phổ thông dân tộc nội trú trường Hữu Nghị T78. - Xây dựng một số biện pháp trong dạy học phần Este – Lipit và Cacbohiđrat (Hóa học 12) nhằm bồi dưỡng năng lực tự học cho học sinh. + Vận dụng một số phương pháp và kĩ thuật dạy học tích cực như: Grap, kĩ thuật sơ đồ tư duy, ... hướng dẫn học sinh tự học. + Vận dụng phương pháp tự học có hướng dẫn theo mođun - Biên soạn tài liệu tự học có hướng dẫn theo môđun bao gồm các vấn đề lí thuyết, bài tập chương Este - Lipit và chương Cacbohiđrat (Hóa học 12) giúp học sinh trường Hữu Nghị T78 tự học có hiệu quả. Trong các môđun đó sẽ thiết kế hệ thống các bài tập kiểm tra kiến thức học sinh sau khi đã tự đọc tài liệu theo các hướng dẫn( PRETEST- Bài kiểm tra trước) và bài kiểm tra để tự đánh giá sau khi đã chuẩn kiến thức mới( POSTTEST- bài kiểm tra sau). Thiết kế một số bài dạy học tự học chương Este – Lippit và chương Cacbohiđrat. - Thử nghiệm đánh giá tính khả thi và tính hiệu quả của việc vận dụng các phương pháp và kĩ thuật dạy học hiện đại như: Grap, kĩ thuật sơ đồ tư duy, và việc sử dụng tài liệu tự học có hướng dẫn theo mođun trong dạy học tự học cho đối tượng học sinh dân tộc thiểu số học nội trú ở trường Hữu Nghị T78. + Tổ chức thực nghiệm sư phạm. + Xử lý thống kê các số liệu và rút ra kết luận. 4. Khách thể, đối tƣợng nghiên cứu 4.1. Khách thể nghiên cứu: Quá trình dạy học phần hóa học hữu cơ (cụ thể là chương Este-lipit và chương Cacbohiđrat - Hóa học 12). 4.2. Đối tượng nghiên cứu: Các biện pháp bồi dưỡng năng lực tự học cho học sinh trường dân tộc nội trú như: vận dụng một số phương pháp và kĩ thuật dạy học tích cực, thiết kế và sử dụng tài liệu tự học có hướng dẫn theo môđun. 5. Phạm vi nghiên cứu Quá trình dạy học phần Hóa học hữu cơ lớp 12, chương Este – Lipit và chương Cacbohiđrat cho học sinh nội trú ở trường Hữu Nghị T78. 6. Giả thuyết khoa học Thiết kế tốt tài liệu tự học có hướng dẫn (lý thuyết và bài tập) theo môđun, sử dụng một cách hợp lí, có hiệu quả và kết hợp với một số biện pháp khác sẽ phát huy được tính tích cực, chủ động, sáng tạo cho học sinh phổ thông đặc biệt học sinh dân tộc nội trú ở trường Hữu Nghị T78, đồng thời bồi dưỡng cho các em năng lực tự học, tự đọc, tự kiểm tra, tự nghiên cứu - một công cụ có tính chiến lược giúp học sinh tự học, tự hoàn thiện suốt đời. 7. Các phƣơng pháp nghiên cứu 7.1. Phương pháp nghiên cứu lý luận. - Sử dụng phối hợp các phương pháp phân tích, tổng hợp, khái quát hóa, hệ thống hóa, chuyên gia, mô hình hóa... - Nghiên cứu tổng quan các tài liệu có liên quan đến đề tài: tự học, đổi mới phương pháp dạy học, ... 7.2. Phương pháp nghiên cứu thực tiễn. - Quan sát, trò chuyện với học sinh nhằm đánh giá khả năng tự học của học sinh hiện nay nói chung và học sinh trường Hữu Nghị T78 nói riêng. - Trao đổi kinh nghiệm với các nhà giáo dục, các giáo viên về kinh nghiệm dạy học.... - Điều tra bằng phiếu để lấy ý kiến của học sinh và giáo viên về vấn đề: So sánh phương pháp dạy học truyền thống và phương pháp dạy học hiện đại, phương pháp tự học theo môđun. 7.3. Phương pháp thực nghiệm sư phạm Bằng thực nghiệm sư phạm để đánh giá so sánh chất lượng của phương pháp dạy học truyền thống với phương pháp tự học có hướng dẫn theo môđun trên cùng một đối tượng học sinh. 7.4. Các phương pháp thống kê toán học. 8. Điểm mới của luận văn 8.1 Hệ thống hóa cơ sở lí luận về năng lực của học sinh phổ thông đặc biệt năng lực tự học, cơ sở lý luận về phương pháp và kĩ thuật dạy học tích cực và cơ sở lý luận về phương pháp tự học có hướng dẫn cho học sinh trường phổ thông dân tộc nội trú. 8.2 Đề xuất một số biện pháp rèn luyện năng lực tự học cho học sinh trường phổ thông dân tộc nội trú - trường Hữu Nghị T78 thông qua việc vận dụng phương pháp và kĩ thuật dạy học tích cực như Grap, kĩ thuật sơ đồ tư duy, thiết kế và sử dụng tài liệu tự học có hướng dẫn.... 8.3 Tổ chức thực nghiệm sư phạm để đánh giá các biện pháp đề xuất. 9. Cấu trúc của luận văn Ngoài phần mục lục, mở đầu, kết luận và khuyến nghị, tài liệu tham khảo,... luận văn được trình bày trong 3 chương Chương 1. Cơ sở lý luận và thực tiễn của đề tài Chương 2. Một số biện pháp bồi dưỡng năng lực tự học cho học sinh dân tộc nội trú trường Hữu Nghị T78 thông qua chương Este-lipit và chương Cacbohiđrat- Hóa học 12 Chương 3: Thực nghiệm sư phạm CHƢƠNG 1 CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VIỆC BỒI DƢỠNG NĂNG LỰC TỰ HỌC 1.1. Lịch sử vấn đề nghiên cứu Vấn đề tự học, bồi dưỡng năng lực tự học bằng phương pháp và kĩ thuật dạy học tích cực, thiết kế tài liệu tự học có hướng dẫn theo môđun đã được rất nhiều nhà nghiên cứu quan tâm. 1.1.1. Các nghiên cứu về bồi dưỡng năng lực tự học: - Luận văn thạc sĩ của tác giả Phạm Thị Thủy: “Bồi dưỡng năng lực tự học cho học sinh trong dạy học phần dẫn xuất hiđrocacbon Hóa học 11 nâng cao”, bảo vệ năm 2012 tại trường Đại học Giáo dục – Đại học Quốc Gia Hà Nội. - Luận văn thạc sĩ của tác giả Nguyễn Thị Hoài Thanh:“ Bồi dưỡng năng lực tự học cho học sinh thông qua hệ thống bài tập phần hóa học hữu cơ lớp 11 nâng cao ”, bảo vệ năm 2012 tại trường Đại học Giáo dục – Đại học Quốc Gia Hà Nội. 1.1.2. Các nghiên cứu về thiết kế tài liệu tự học có hướng dẫn theo mođun: - Luận văn Thạc sĩ của tác giả Lê Hoàng Hà: “Nâng cao chất lượng dạy học phần Hoá hữu cơ (chuyên môn I) ở Trường CĐSP bằng phương pháp tự học có hướng dẫn theo môđun”, bảo vệ năm 2003 tại trường ĐHSP Hà Nội. - Luận văn Thạc sĩ của tác giả Bùi Thị Tuyết Mai: “Nâng cao năng lực tự học cho học sinh giỏi hoá học bằng tài liệu tự học có hướng dẫn theo môđun (Chương Ancol-phenol và chương Anđehit-xeton)”, bảo vệ năm 2007 tại trường ĐHSP Hà Nội. - Luận văn Thạc sĩ của tác giả Nguyễn Thị Toàn: “Nâng cao năng lực tự học cho học sinh chuyên hóa học bằng tài liệu tự học có hướng dẫn theo môđun (phần hóa học vô cơ lớp 12)”, bảo vệ năm 2009 tại trường ĐHSP Hà Nội. - Luận văn Thạc sĩ của tác giả Trần Thị Thanh Hà: “Thiết kế tài liệu tự học có hướng dẫn theo môđun nhằm tăng cường năng lực tự học cho học sinh giỏi Hóa học 12 THPT”, bảo vệ năm 2010 tại trường Đại học Sư phạm thành phố Hồ Chí Minh. 1.1.3. Các nghiên cứu về áp dụng phương pháp dạy học tích cực: - Luận văn thạc sĩ của tác giả Đỗ Thị Thanh Trâm: “Vận dụng phương pháp Graph và sơ đồ tư duy trong dạy học chương nhóm Nitơ hóa học lớp 11 nâng cao trung học phổ thông nhằm tích cực hóa hoạt động học tập của học sinh”, bảo vệ năm 2012 tại trường Đại học Giáo dục – Đại học Quốc Gia Hà Nội. Tiếp tục phát triển các nghiên cứu trên đi theo hướng bồi dưỡng năng lực tự học bằng phương pháp tự học có hướng dẫn theo môđun kết hợp với một số phương pháp, kĩ thuật dạy học tích cực như: Graph, kĩ thuật SĐTD chúng tôi nghiên cứu mở rộng với đối tượng là học sinh trường dân tộc nội trú và đi sâu thêm phần Hoá hữu cơ ở hai chương: “Este - Lipit” và “Cacbohiđrat” của lớp 12. 1.2 Cơ sở lí luận về bồi dƣỡng năng lực tự học 1.2.1. Tự học 1.2.1.1. Khái niệm Theo GS.TSKH. Nguyễn Cảnh Toàn: “Tự học là tự mình động não, suy nghĩ, sử dụng các năng lực trí tuệ (quan sát, so sánh, phân tích, tổng hợp...) và có khi cả cơ bắp (khi phải sử dụng công cụ) cùng các phẩm chất của mình, rồi cả động cơ, tình cảm, cả nhân sinh quan, thế giới quan (như tính trung thực, khách quan, có chí tiến thủ, không ngại khó, ngại khổ, kiên trì, nhẫn nại, lòng say mê khoa học, ý muốn thi đỗ, biến khó khăn thành thuận lợi..vv...) để chiếm lĩnh một lĩnh vực hiểu biết nào đó của nhân loại, biến lĩnh vực đó thành sở hữu của mình” [30, tr.59 - 60]. Còn theo từ điển Giáo dục học – NXB Từ điển Bách Khoa 2001: “Tự học là quá trình tự mình hoạt động lĩnh hội tri thức khoa học và rèn luyện kĩ năng thực hành” [14, tr – 67] Từ những quan niệm trên đây có thể nhận thấy rằng, khái niệm TH luôn đi cùng, gắn bó chặt chẽ với khái niệm tự thân. Tri thức, kinh nghiệm, kĩ năng của mỗi cá nhân chỉ được hình thành bền vững và phát huy hiệu quả thông qua các hoạt động tự thân ấy. Như vậy có thể xem tự học (Self - learning) là quá trình nỗ lực chiếm lĩnh tri thức của bản thân người học bằng hành động của chính mình, hướng tới những mục đích nhất định. 1.2.1.2. Chu trình tự học của học sinh [32] Chu trình TH của HS là một chu trình 3 thời: Thời (1) : Tự nghiên cứu Người học tự tìm tòi, quan sát, mô tả, giải thích, phát hiện vấn đề, định hướng, giải quyết vấn đề, tự tìm ra kiến thức mới (chỉ mới đối với người học) và tạo ra sản phẩm ban đầu hay sản phẩm thô có tính chất cá nhân. Thời (2) : Tự thể hiện Người học tự thể hiện mình bằng văn bản, bằng lời nói, tự sắm vai trong các tình huống, vấn đề, tự trình bày, bảo vệ kiến thức hay sản phẩm cá nhân ban đầu của mình, tự thể hiện qua sự hợp tác, trao đổi, đối thoại, giao tiếp với các bạn và thầy, tạo ra sản phẩm có tính chất xã hội của cộng đồng lớp học. Thời (3) : Tự kiểm tra, tự điều chỉnh Sau khi tự thể hiện mình qua sự hợp tác, trao đổi với các bạn và thầy, sau khi thầy kết luận, người học tự kiểm tra, tự đánh giá sản phẩm ban đầu của mình, tự sửa sai, tự điều chỉnh thành sản phẩm khoa học (tri thức). Tự kiểm tra, tự điểu chỉnh Tự nghiên cứu Tự học Tự thể hiện Hình 1.1.Chu trình tự học 1.2.1.3. Các hình thức tự học [23] Hoạt động TH của HS có thể diễn ra dưới các dạng: - TH có hướng dẫn trực tiếp: TH diễn ra dưới sự điều khiển trực tiếp của GV khi đó, HS là chủ thể nhận thức tích cực, phát huy mọi năng lực cá nhân, tiến hành các hành động học tập để lĩnh hội tri thức theo sự hướng dẫn của GV. - TH có hướng dẫn: Hoạt động TH của học HS diễn ra dưới sự điều khiển gián tiếp của GV, HS tự mình sắp xếp kế hoạch sử dụng điều kiện vật chất, củng cố, đào sâu, mở rộng và hoàn chỉnh tri thức, hoàn thành các nhiệm vụ học tập. Trong hoạt động này, kỹ năng tự tổ chức học tập có vai trò quan trọng đối với người học, nó vừa là điều kiện làm cho mọi hoạt động học tập đạt kết quả cao, đồng thời là mục đích của DH, GD hiện nay. - TH không có hướng dẫn: Học sinh tiến hành tự học độc lập nhằm thoả mãn nhu cầu hiểu biết riêng, bổ sung tri thức, mở rộng tri thức ngoài chương trình. 1.2.1.4. Vai trò của tự học [30] - Tự học là mục tiêu cơ bản của quá trình dạy học. Trong quá trình hoạt động dạy học GV không chỉ dừng lại ở việc truyền thụ những tri thức có sẵn, chỉ cần yêu cầu HS ghi nhớ mà quan trọng hơn là phải định hướng, tổ chức cho HS tự mình khám phá ra những qui luật, thuộc tính mới của các vấn đề khoa học. Giúp HS không chỉ nắm bắt được tri thức mà còn biết cách tìm đến những tri thức ấy. - Bồi dưỡng năng lực tự học là phương cách tốt nhất để tạo ra động lực mạnh mẽ cho quá trình học tập. Có thể xem tính tích cực (hình thành từ NLTH) như một điều kiện, kết quả của sự phát triển nhân cách thế hệ trẻ trong xã hội hiện đại. Trong đó hoạt động TH là những biểu hiện sự gắng sức cao về nhiều mặt của từng cá nhân người học trong quá trình nhận thức thông qua sự hưng phấn tích cực. Mà hưng phấn chính là tiền đề cho mọi hứng thú trong học tập. Có hứng thú người học mới có được sự tự giác say mê tìm tòi nghiên cứu khám phá. Hứng thú là động lực dẫn tới tự giác. - Tự học giúp cho mọi người có thể chủ động học tập suốt đời. Bằng con đường TH mỗi cá nhân sẽ không cảm thấy bị lạc hậu so với thời cuộc, thích ứng và bắt nhịp nhanh với những tình huống mới lạ mà cuộc sống hiện đại mang đến, kể cả những thách thức to lớn từ môi trường nghề nghiệp. Không có khả năng và PPTH, tự nghiên cứu thì khi lên đến các bậc học cao hơn như đại học, cao đẳng, … HS sẽ khó thích ứng do đó khó có thể thu được một kết quả học tập tốt. TH đáp ứng được phương châm “Học suốt đời” mà Hội đồng quốc tế về GD đã đề ra vào tháng 4 năm 1996. - Tự học là một giải pháp khoa học giúp giải quyết mâu thuẫn giữa khối lượng kiến thức đồ sộ với quỹ thời gian ít ỏi ở nhà trường. Nó giúp khắc phục nghịch lý : học vấn thì vô hạn mà tuổi học đường thì có hạn. Đối với HS miền núi, TH còn có ý nghĩa to lớn, luyện tập cho các em có thói quen lao động trí óc, rèn luyện phẩm chất tự giác, tự GD trong môi trường học tập và trong hoạt động thực tiễn sau này. Với những lí do nêu trên có thể nhận thấy, nếu xây dựng được PPTH, đặc biệt là tính tự giác, ý chí tích cực chủ động sáng tạo sẽ khơi dậy năng lực tiềm tàng, tạo ra động lực nội sinh to lớn cho HS. 1.2.2. Năng lực tự học [32] 1.2.2.1. Khái niệm: NLTH chính là khả năng tự mình tìm tòi, nhận thức và vận dụng kiến thức vào tình huống mới hoặc tương tự với chất lượng cao. Để bồi dưỡng cho HS NLTH, cần phải xác định rõ các NLTH đó là gì và biểu hiện của các NLTH đó để từ đó trong quá trình DH, GV sẽ hướng dẫn và tạo các cơ hội, điều kiện thuận lợi cho HS hoạt động nhằm phát triển các năng lực đó. 1.2.2.2.Các năng lực tự học  Năng lực nhận biết, tìm tòi và phát hiện vấn đề Năng lực này đòi hỏi HS phải quan sát, phân tích, tổng hợp, so sánh, suy luận, khái quát hóa sự vật hiện tượng được tiếp xúc; suy xét từ nhiều góc độ, có hệ thống trên cơ sở những lí luận và hiểu biết đã có của mình; phát hiện ra các khó khăn, mâu thuẫn xung đột, các điểm chưa hoàn chỉnh cần giải quyết, bổ sung các bế tắc, nghịch lí cần phải khai thông, khám phá, làm sáng tỏ,…  Năng lực giải quyết vấn đề Năng lực giải quyết vấn đề bao gồm khả năng trình bày giả thuyết; xác định cách thức giải quyết và lập kế hoạch giải quyết vấn đề; khảo sát các khía cạnh, thu thập và xử lí thông tin; đề xuất các giải pháp, kiến nghị các kết luận.  Năng lực xác định những kết luận đúng (kiến thức, cách thức, con đường, giải pháp, biện pháp…) từ quá trình giải quyết vấn đề Năng lực này bao gồm các khả năng khẳng định hay bác bỏ giả thuyết, hình thành kết quả và đề xuất vấn đề mới, hoặc áp dụng (nếu cần thiết). Vì vậy hướng dẫn cho HS kĩ thuật xác định kết luận đúng không kém phần quan trọng so với các kĩ thuật phát hiện và giải quyết vấn đề. Các quyết định phải được dựa trên logic của quá trình giải quyết vấn đề và nhắm đúng mục tiêu.  Năng lực vận dụng kiến thức vào thực tiễn (hoặc vào nhận thức kiến thức mới) HS vận dụng kiến thức đã học để nhận thức, cải tạo thực tiễn, hoặc trên cơ sở kiến thức và phương pháp đã có, nghiên cứu, khám phá, thu nhận thêm kiến thức mới.  Năng lực đánh giá và tự đánh giá HS phải biết được mặt mạnh, hạn chế của mình, cái đúng sai trong việc mình làm mới có thể tiếp tục vững bước tiếp trên con đường học tập chủ động của mình. Không có khả năng đánh giá, HS khó có thể tự tin trong phát hiện, giải quyết vấn đề và áp dụng kiến thức đã học. 1.2.2.3. Các biểu hiện của năng lực tự học [2] Thứ nhất, xác định được nhiệm vụ học tập, có tính đến kết quả học tập trước đây và định hướng phấn đấu tiếp. Mục tiêu học được đặt ra chi tiết, cụ thể. Thứ hai, lập được kế hoạch và mục tiêu học, xác định và thực hiện các cách học, lựa chọn và phối hợp các PP học, đánh giá và điều chỉnh được kế hoạch học, hình thành được cách học tập riêng của bản thân. Thứ ba, tự đánh giá và điều chỉnh việc học, tự nhận ra và điều chỉnh được những sai sót, hạn chế của bản thân trong quá trình học tập; suy ngẫm cách học của mình, đúc kết kinh nghiệm để có thể chia xẻ, vận dụng vào các tình huống khác; trên cơ sở các thông tin phản hồi vạch kế hoạch điều chỉnh cách học tập để nâng cao chất lượng học tập. 1.2.2.4. Bồi dưỡng năng lực tự học Năm năng lực trên vừa đan xen nhưng vừa tiếp nối nhau đó cũng chính là năng lực của người nghiên cứu khoa học. Vì vậy, rèn luyện các năng lực đó chính là HS phải được đặt mình vào vị trí của người nghiên cứu khoa học do đó đòi hỏi GV không phải là truyền thụ kiến thức cho HS mà người phải đặt mình vào vị trí người hướng dẫn HS nghiên cứu. 1.3. Một số phƣơng pháp và kĩ thuật dạy học tích cực. Hiện nay, xu thế chung của việc đổi mới PPDH là sử dụng các PP có nhiều tiềm năng phát huy cao độ tính tích cực, chủ động và sáng tạo của HS, chuyển từ hình thức GV chỉ giới hạn vào việc truyền đạt thông tin cho trò sang hình thức tổ chức hoạt động độc lập nhận thức của trò qua đó phát huy tích tích cực, độc lập và sáng tạo của học sinh. GV đóng vai trò tổ chức hoạt động nhận thức của HS theo tiếp cận hướng vào người học, dạy cách học thông qua quá trình dạy, tạo năng lực học tập cho HS qua đó vừa phát huy tính tích cực nhận thức vừa rèn luyện PPTH, chuyển thành phong cách học tập độc lập sáng tạo, thành năng lực để TH suốt đời. 1.3.1. Graph (Grap) 1.3.1.1. Một số khái niệm Một Grap (G) gồm một tập hợp điểm gọi là đỉnh (vertiex) của G cùng với một tập hợp đoạn thẳng hay đường cong gọi là cạnh (edge) của grap, mỗi cạnh nối hai đỉnh khác nhau và hai đỉnh khác nhau được nối bằng nhiều nhất là một cạnh.. - Grap có thể được biểu diễn dưới dạng sơ đồ, dạng biểu đồ quan hệ hoặc dạng bảng (ma trận). Một G có thể có những cách thể hiện khác nhau, nhưng phải chỉ rõ được mối quan hệ giữa các đỉnh. - Trong một G có thể có đỉnh lại là một G thì những đỉnh đó gọi là G con (hình1.1) A g e C h B Hình1.2: Sơ đồ Grap - Grap vô hướng và Grap có hướng: Nếu với mỗi cạnh của G không phân biệt điểm gốc (đầu) với điểm cuối (mút) thì đó là G vô hướng (Undirected grap). Nếu với mỗi cạnh của G, ta phân biệt hai đầu, một đầu là gốc còn một đầu là cuối (hình1.2) thì đó là G có hướng (Directed grap). Trong sơ đồ G, sự sắp xếp trật tự trước sau của các đỉnh và cung (hoặc cạnh) có ý nghĩa quyết định còn kích thước, hình dạng không có ý nghĩa. Trong DH, người ta thường chỉ quan tâm đến G có hướng vì G có hướng cho biết cấu trúc của đối tượng nghiên cứu.
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan