Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Chuyên ngành kinh tế Các nhân tố ảnh hưởng chất lượng thông tin báo cáo tài chính được thực hiện bởi ...

Tài liệu Các nhân tố ảnh hưởng chất lượng thông tin báo cáo tài chính được thực hiện bởi kế toán dịch vụ của các doanh nghiệp nhỏ và vừa ở tp.hcm

.PDF
136
124
82

Mô tả:

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH -------------- LÊ HOÀNG MAI CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG CHẤT LƯỢNG THÔNG TIN BÁO CÁO TÀI CHÍNH ĐƯỢC THỰC HIỆN BỞI KẾ TOÁN DỊCH VỤ CỦA CÁC DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA Ở TP.HCM LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ TP.HCM – Năm 2018 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH -------------- LÊ HOÀNG MAI CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG CHẤT LƯỢNG THÔNG TIN BÁO CÁO TÀI CHÍNH ĐƯỢC THỰC HIỆN BỞI KẾ TOÁN DỊCH VỤ CỦA CÁC DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA Ở TP.HCM Chuyên ngành: Kế toán Mã số: 8340301 LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS. MAI THỊ HOÀNG MINH TP.HCM – Năm 2018 LỜI CAM ĐOAN Tác giả cam đoan nghiên cứu này là do chính tác giả thực hiện, các số liệu và kết quả của nghiên cứu được phản ánh trung thực. Kết quả của nghiên cứu chưa từng được công bố trong bất kỳ nghiên cứu nào khác. Các lý thuyết khoa học hay kinh nghiệm kế thừa từ các nghiên cứu trước tác giả có trích dẫn và ghi nguồn đầy dủ. TP.HCM, tháng 09 năm 2018 Tác giả Lê Hoàng Mai MỤC LỤC TRANG PHỤ BÌA LỜI CAM ĐOAN MỤC LỤC DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT DANH MỤC BẢNG BIỂU DANH MỤC SƠ ĐỒ PHẦN MỞ ĐẦU ........................................................................................................ 1 1. Lý do chọn đề tài ..................................................................................................... 1 2. Mục tiêu và câu hỏi nghiên cứu .............................................................................. 2 3. Phương pháp nghiên cứu ......................................................................................... 3 4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu .............................................................................. 3 5. Đóng góp của đề tài................................................................................................. 3 6. Kết cấu của đề tài .................................................................................................... 4 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU ......................................................... 5 1.1 Các nghiên cứu về chất lượng thông tin BCTC .................................................... 5 1.2 Các nghiên cứu về các nhân tố tác động đến CLTT BCTC .................................. 6 1.3 Tổng quan về dịch vụ kế toán ............................................................................. 11 1.4 Khe hổng nghiên cứu .......................................................................................... 13 TÓM TẮT CHƯƠNG 1 ............................................................................................ 14 CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT ...................................................................... 15 2.1 Tổng quan về chất lượng thông tin BCTC .......................................................... 15 2.2 Đặc điểm của DNNVV ....................................................................................... 17 2.3 Công tác kế toán tại các DNNVV ....................................................................... 18 2.4 Dịch vụ kế toán ................................................................................................... 19 2.5 Lý thuyết nền ....................................................................................................... 20 2.5.1 Lý thuyết bất cân xứng ( Asymmetric information) ........................................ 20 2.5.2 Lý thuyết tín hiệu ( Signaling theory) .............................................................. 21 2.5.3 Lý thuyết đại diện ( Agency theory) ................................................................ 21 2.5.4 Lý thuyết phụ thuộc nguồn lực (Resource Dependency theory) ..................... 22 TÓM TẮT CHƯƠNG 2 ............................................................................................ 23 CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .................................................. 24 3.1 Khung nghiên cứu ............................................................................................... 24 3.2 Mô hình nghiên cứu ............................................................................................ 25 3.3 Các giả thuyết được đặt ra cho nghiên cứu ......................................................... 26 3.4 Thiết kế nghiên cứu định lượng .......................................................................... 31 3.4.1 Xây dựng thang đo ........................................................................................... 31 3.4.2 Thiết kế thang đo .............................................................................................. 31 3.4.2.1 Thang đo trình độ của kế toán viên dịch vụ .................................................. 32 3.4.2.2 Thang đo phần mềm kế toán ......................................................................... 32 3.4.2.3 Thang đo thời gian hoạt động của DN ......................................................... 33 3.4.2.4 Thang đo chính sách thuế .............................................................................. 33 3.4.2.5 Thang đo trình độ của nhà quản trị .............................................................. 34 3.4.2.6 Thang đo sự hỗ trợ của nhà quản trị - sự cung cấp hóa đơn chứng từ của DN cho kế toán dịch vụ ................................................................................................... 35 3.4.2.7 Thang đo phí dịch vụ kế toán ....................................................................... 35 3.4.2.8 Thang đo tổ chức kiểm toán ......................................................................... 36 3.4.2.9 Thang đo chất lượng thông tin BCTC ........................................................... 36 3.5 Phương pháp nghiên cứu ..................................................................................... 39 3.5.1 Phương pháp hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha ................................................. 40 3.5.2 Phương pháp phân tích nhân tố (Exploratory Factor Analysis – EFA) ........... 40 3.5.3 Phân tích hồi quy tuyến tính............................................................................. 42 3.5.4 Phương pháp thu thập dữ liệu .......................................................................... 42 3.6 Thu thập dữ liệu nghiên cứu ............................................................................... 42 3.6.1 Đối tượng và phạm vi khảo sát ........................................................................ 42 3.6.2 Phương pháp khảo sát ...................................................................................... 43 3.6.3 Mẫu khảo sát .................................................................................................... 43 TÓM TẮT CHƯƠNG 3 ............................................................................................ 44 CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU.............................................................. 45 4.1 Thống kê mô tả về mẫu khảo sát ......................................................................... 45 4.2 Đánh giá độ tin cậy thang đo............................................................................... 47 4.2.1 Cronbach’s Alpha của thang đo chất lượng thông tin BCTC .......................... 47 4.2.2 Cronbach’s Alpha của thang đo trình độ của kế toán viên dịch vụ ................. 48 4.2.3 Cronbach’s Alpha của thang đo phần mềm kế toán......................................... 50 4.2.4 Cronbach’s Alpha của thang đo thời gian hoạt động của doanh nghiệp.......... 50 4.2.5 Cronbach’s Alpha của thang đo chính sách thuế ............................................. 51 4.2.6 Cronbach’s Alpha của thang đo trình độ của nhà quản trị ............................... 52 4.2.7 Cronbach’s Alpha của thang đo sự hỗ trợ của nhà quản trị- sự cung cấp hóa đơn chứng từ của doanh nghiệp cho đơn vị dịch vụ ........................................................ 53 4.2.8 Cronbach’s Alpha của thang đo phí dịch vụ kế toán ....................................... 54 4.2.9 Cronbach’s Alpha của thang đo tổ chức kiểm toán ......................................... 55 4.3 Phân tích nhân tố khám phá –EFA...................................................................... 56 4.4 Phân tích tương quan........................................................................................... 61 4.5 Kiểm định giả thuyết ý nghĩa của các hệ số hồi quy........................................... 64 4.6 Kiểm định giả định các sai số có phân phối chuẩn ............................................. 66 4.7 Kiểm tra giả định liên hệ tuyến tính .................................................................... 67 TÓM TẮT CHƯƠNG 4 ............................................................................................ 70 CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ......................................................... 71 5.1 Kết luận ............................................................................................................... 71 5.1.1 Kết luận các nhân tố ảnh hưởng đến CLTT BCTC được lập bởi kế toán dịch vụ của các DNNVV ....................................................................................................... 71 5.1.2 Đóng góp của đề tài.......................................................................................... 75 5.2 Kiến nghị ............................................................................................................. 76 5.3 Hạn chế của đề tài ............................................................................................... 78 TÓM TẮT CHƯƠNG 5 ............................................................................................ 79 TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT AICPA: Viện kế toán công chứng Hoa Kỳ (American Institute of Certified Public Accountants) BCTC: Báo cáo tài chính CL: Chất lượng CLTT: Chất lượng thông tin CLTTKT: Chất lượng thông tin kế toán DN: Doanh nghiệp DNNVV: Doanh nghiệp nhỏ và vừa ERP: Hệ thống hoạch định tài nguyên doanh nghiệp (Enterprise Resource Planning) FASB: Hội đồng chuẩn mực kế toán tài chính Hoa Kỳ (The Financial Accounting Standards Board) HTTT: Hệ thống thông tin HTTTKT: Hệ thống thông tin kế toán IASB: Hội đồng chuẩn mực kế toán quốc tế (The International Accounting Standard Board) ISO: Tổ chức tiêu chuẩn hóa quốc tế KQHDKD: Kết quả hoạt động kinh doanh PMKT: Phần mềm kế toán SĐ: Sơ đồ TQM: Quản lý chất lượng toàn diện (Total Quality Management) TT: Thông tin TTKT: Thông tin kế toán DANH MỤC BẢNG BIỂU Bảng 1.1 Bảng tổng hợp các nhân tố tác động đến CLTT BCTC ............................ 10 Bảng 2.1 Các tiêu chí để xác định DNNVV theo Nghị định 39/2018/NĐ-CP ......... 17 Bảng 2.2 Tổng kết các nhân tố tác động đến chất lượng TT BCTC từ cơ sở lý thuyết ................................................................................................................................... 23 Bảng 3.1: Tổng hợp thang đo các nhân tố ảnh hưởng đến CLTT BCTC được lập bởi kế toán dịch vụ của các DNNVV. ............................................................................. 37 Bảng 4.1 Bảng thống kê mô tả các đối tượng khảo sát ............................................. 45 Bảng 4.2 Cronbach’s Alpha của thang đo chất lượng thông tin BCTC .................... 47 Bảng 4.3 Cronbach’s Alpha của thang đo trình độ của kế toán viên dịch vụ ( lần 1) ................................................................................................................................... 48 Bảng 4.4 Cronbach’s Alpha của thang đo trình độ của kế toán viên dịch vụ ( lần 2) ................................................................................................................................... 49 Bảng 4.5 Cronbach’s Alpha của thang đo PMKT .................................................... 50 Bảng 4.6 Cronbach’s Alpha của thang đo thời gian hoạt động của doanh nghiệp ... 50 Bảng 4.7 Cronbach’s Alpha của thang đo chính sách thuế ....................................... 51 Bảng 4.8 Cronbach’s Alpha của thang đo trình độ của nhà quản trị ........................ 52 Bảng 4.9 Cronbach’s Alpha của thang đo sự hỗ trợ của nhà quản trị- sự cung cấp hóa đơn chứng từ của doanh nghiệp cho đơn vị dịch vụ ................................................. 53 Bảng 4.10 Cronbach’s Alpha của thang đo phí dịch vụ kế toán ............................... 54 Bảng 4.11 Cronbach’s Alpha của thang đo trình độ của tổ chức kiểm toán ............. 55 Bảng 4.12: Bảng hệ số KMO và kiểm định Bartlett ................................................. 56 Bảng 4.13: Bảng phương sai trích ............................................................................. 56 Bảng 4.14 : Bảng ma trận xoay nhân tố .................................................................... 58 Bảng 4.15: Bảng ma trận tương quan giữa các biến độc lập và biến phụ thuộc ....... 62 Bảng 4.16: Mức độ phù hợp của mô hình hồi quy tuyến tính đa biến ...................... 63 Bảng 4.17 Tính phù hợp của mô hình hồi quy đa biến - ANOVA ........................... 63 Bảng 4.18 Bảng kết quả trọng số hồi quy ................................................................. 64 DANH MỤC SƠ ĐỒ Sơ đồ 1.1: Mô hình hệ thống hoạt động của Alter ...................................................... 7 Sơ đồ 3.1: Khung nghiên cứu của luận văn .............................................................. 24 Sơ đồ 3.2: Mô hình các nhân tố tác động đến CL TT BCTC ................................... 26 Sơ đồ 4.1: Biểu đồ tần suất của các phần dư chuẩn hóa ........................................... 66 Sơ đồ 4.2 : Biểu đồ tần suất PP-Plot ......................................................................... 67 Sơ đồ 4.3: Biểu đồ phân tán của phần dư.................................................................. 68 Sơ đồ 4.4: Mô hình các nhân tố tác động đến chất lượng TT BCTC ....................... 69 1 PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Báo cáo tài chính là hệ thống thông tin kinh tế, tài chính của đơn vị kế toán được trình bày theo biểu mẫu quy định tại chuẩn mực kế toán và chế độ kế toán ( Luật kế toán, 2015) đáp ứng yêu cầu của người sử dụng để đưa ra các quyết định kinh tế phù hợp. Redman (1992) cho rằng thông tin chưa thể hiện tính chính xác và đầy đủ thì có thể gây ra sự bất lợi trong vị thế cạnh tranh của tổ chức và cũng có thể dẫn đến việc ra quyết định sai (Kieso & ctg 2007). Wang và cộng sự (1998) cho rằng thông tin có chất lượng là một trong những nhân tố quan trọng góp phần vào thành công của tổ chức, các thông tin tốt sẽ giúp tổ chức hoạt động tốt và ngược lại. Thông tin giữ vai trò rất quan trọng trong tổ chức nhưng người sử dụng thông tin lại luôn phải đối diện với các nguồn thông tin không đủ chất lượng, các thông tin không đủ chất lượng này có thể đến từ rất nhiều nguyên nhân khác nhau, có thể từ những nguyên nhân chủ quan hoặc khách quan, có thể do vô tình hoặc cố ý từ người cung cấp thông tin. Trên thế giới, có rất nhiều sự kiện liên quan đến báo cáo tài chính có chất lượng thông tin kém gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến nền kinh tế toàn cầu. Các nhà quản lý cao cấp như giám đốc điều hành (CEO) và giám đốc tài chính (CFO) của những công ty như là Xerox , Rite Aid, Enron, Worldcom, Global Crossing, Adelphia, Qwest,... bị cho rằng đã tham gia vào việc chế biến số liệu đưa đến báo cáo tài chính sai lệch. Ở Việt Nam cũng có rất nhiều sự kiện liên quan đến chất lượng thông tin báo cáo tài chính kém chất lượng gây ảnh hưởng đến sự phát triển nền kinh tế Việt Nam. Dù các các thông tin trên BCTC này chưa nghiêm trọng như các quốc gia trên thế giới, nhưng nó tác động không nhỏ đến nền kinh tế và niềm tin của công chúng vào báo cáo tài chính của các doanh nghiệp. Liên quan đến vấn đề chất lượng báo cáo tài chính kém chất lượng như là Công ty CP bánh kẹo Biên Hoà, Công ty bông Bạch Tuyết, Công ty đồ hộp Hạ Long… Các thông tin về báo cáo tài chính kém chất lượng trên đều ở những công ty tập đoàn lớn, công ty niêm yết. Trong khi đó các DN lớn có rất nhiều điều kiện để kiểm soát 2 luồng thông tin của họ vì họ có cả nhân lực và vật lực vững mạnh. Đối với hàng loạt các doanh nghiệp nhỏ và vừa, khi mà cả nguồn nhân lực và vật lực còn nhiều hạn chế thì việc kiểm soát thông tin có chất lượng hay chưa là rất khó vì họ không có bộ phận chuyên môn để thực hiện các công việc mang tính chuyên môn cao. Theo thông cáo báo chí về kết quả sơ bộ Tổng điều tra Kinh tế năm 2017 của tổng cục thống kê thì “vùng Đông Nam bộ tiếp tục là vùng thu hút nhiều doanh nghiệp, nếu xét theo tỉnh, thành phố thì năm địa phương có số lượng đơn vị lớn nhất lần lượt là TP.Hồ Chí Minh, Hà Nội, Thanh Hóa, Nghệ An và Đồng Nai”. TP.HCM là nơi tập trung nhiều doanh nghiệp nhất, đóng góp nhiều cho nền kinh tế đất nước, đây là nơi tiên phong cho nhiều công ty trong lĩnh vực hoạt động dịch vụ kinh tế tài chính. Hiện nay lĩnh vực cung cấp dịch vụ kế toán không những thu hút doanh nghiệp trong nước mà có cả các doanh nghiệp nước ngoài. Chính phủ đã ban hành Nghị định số 174/2016/NĐ-CP quy định một số điều của Luật Kế toán trong đó, dành riêng một mục để quy định các vấn đề về các doanh nghiệp nước ngoài cung cấp dịch vụ kế toán qua biên giới cho các doanh nghiệp, tổ chức tại Việt Nam nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho cam kết hội nhập quốc tế trong lĩnh vực tài chính. Ở Việt Nam mặc dù có những khuyến khích phát triển dịch vụ kế toán trong quá trình hội nhập kinh tế, nhưng chưa có các nghiên cứu về chất lượng BCTC được lập bởi kế toán dịch vụ. Xuất phát từ thực trạng trên, tác giả nhận thấy việc xác định các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng thông tin báo cáo tài chính được thực hiện bởi kế toán dịch vụ của các doanh nghiệp nhỏ và vừa là cần thiết, nhằm giúp cho các nhà quản lý và các đối tượng sử dụng thông tin BCTC của các doanh nghiệp này nhận biết và kiểm soát tốt các tác nhân có thể ảnh hưởng đến chất lượng thông tin mà họ cần sử dụng, giúp họ có những quyết định kinh tế thích hợp. Vì TP.HCM là nơi có nhiều DNNVV nhất nên tác giả chọn nơi này để làm khảo sát cho nghiên cứu của mình. 2. Mục tiêu và câu hỏi nghiên cứu Mục tiêu tổng quát: Nghiên cứu các nhân tố tác động đến chất lượng thông tin báo 3 cáo tài chính của các doanh nghiệp nhỏ và vừa được thực hiện bởi kế toán dịch vụ từ đó đưa ra những kiến nghị giúp nâng cao chất lượng thông tin BCTC được lập bởi kế toán dịch vụ để đáp ứng tốt nhất nhu cầu thông tin của người sử dụng BCTC. Mục tiêu cụ thể: (1) Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng thông tin BCTC được thực hiện bởi kế toán dịch vụ của các DNNVV tại TpHCM. (2) Nghiên cứu mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến chất lượng thông tin BCTC được thực hiện bởi kế toán dịch vụ của các DNNVV tại TpHCM Câu hỏi nghiên cứu: (1) Các nhân tố nào tác động chất lượng thông tin báo cáo tài chính được thực hiện bởi kế toán dịch vụ của các DNNVV tại TpHCM? (2) Mức độ ảnh hưởng của các nhân tố này như thế nào đến chất lượng thông tin báo cáo tài chính được thực hiện bởi kế toán dịch vụ của các DNNVV tại TpHCM? 3. Phương pháp nghiên cứu Luận văn sử dụng phương pháp nghiên cứu định lượng: giúp đo lường CLTT BCTC và các nhân tố tác động đến CLTT BCTC; kiểm định tác động của các nhân tố đến chất lượng thông tin báo cáo tài chính được lập bởi kế toán dịch vụ của các DNNVV bằng các phép kiểm định thích hợp như là Cronbach Alpha, EFA, Anova; đo lường mức độ tác động của các nhân tố đến CLTT BCTC bằng mô hình hồi qui. Nghiên cứu được thực hiện bằng phương pháp khảo sát, việc chọn mẫu ngẫu nhiên phi xác suất, các đối tượng khảo sát chủ yếu là nhà quản lý, kế toán tại các doanh nghiệp có sử dụng dịch vụ kế toán và các công ty dịch vụ kế toán ở khu vực TP.HCM. 4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu: các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng thông tin báo cáo tài chính được thực hiện bởi kế toán dịch vụ của các DNNVV Phạm vi nghiên cứu: các doanh nghiệp có sử dụng dịch vụ kế toán và các công ty dịch vụ kế toán ở khu vực TP.HCM 5. Đóng góp của đề tài Về khía cạnh lý thuyết: tác giả đã đo lường, phân tích và phản ánh thực trạng chất 4 lượng thông tin BCTC được thực hiện bởi kế toán dịch vụ của các DNNVV, qua nghiên cứu tác giả xác định được:  7 nhân tố tác động đến chất lượng thông tin BCTC do đơn vị dịch vụ kế toán thực hiện là Sự hỗ trợ của nhà quản trị - sự cung cấp hóa đơn chứng từ của doanh nghiệp cho đơn vị dịch vụ, Phí dịch vụ kế toán, Chính sách thuế, Kiểm toán, Trình độ nhà quản trị, Trình độ kế toán viên dịch vụ và Phần mềm kế toán.  Mô hình hồi qui với 7 nhân tố tác động đến chất lượng thông tin BCTC do đơn vị dịch vụ kế toán thực hiện của các DNNVV Về khía cạnh ứng dụng: nghiên cứu giúp nhà quản trị, các bên liên quan có sử dụng BCTC của các DNNVV có sử dụng dịch vụ kế toán có cơ sở để đánh giá chất lượng thông tin BCTC bằng các con số cụ thể. Bên cạnh đó từ kết quả của kiểm định và mô hình hồi qui thì giúp cho nhà quản trị doanh nghiệp biết được các nhân tố có thể ảnh hưởng đến chất lượng TT BCTC của doanh nghiệp họ khi họ thuê kế toán dịch vụ bên ngoài, từ đó họ sẽ kiểm soát, điều tiết các nhân tố đó nhằm gia tăng chất lượng TT BCTC của họ. 6. Kết cấu của đề tài Ngoài phần mở đầu trình bày lý do nghiên cứu, khái quát nội dung nghiên cứu và các phụ lục, luận văn có kết cấu có 5 chương bao gồm: Chương 1: Tổng quan nghiên cứu Chương 2: Cơ sở lý thuyết Chương 3: Phương pháp nghiên cứu Chương 4: Kết quả nghiên cứu Chương 5: Kết luận và kiến nghị 5 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU 1.1 Các nghiên cứu về chất lượng thông tin BCTC Từ thập niên 60 các nghiên cứu tập trung về CLTT BCTC, các nghiên cứu đã tập trung vào việc xác định là liệu rằng dữ liệu được cung cấp bởi các công ty có mang lại lợi ích cho người sử dụng thông tin đó hay không. Ban đầu các nghiên cứu tập trung nghiên cứu vào thuộc tính của thông tin và chỉ nghiên cứu đánh giá chất lượng thông tin báo cáo tài chính Jonas & Blanchet (2000) đã tiến hành nghiên cứu và đánh giá ưu điểm cũng như hạn chế của các khuôn mẫu, các quy định về CLTT BCTC được ban hành bởi các tổ chức FASB và Ủy ban chứng khoán Hoa kỳ. Tác giả đã tiến hành xây dựng thang đo để đo lường CLTT BCTC gồm có 5 thang đo là Thích hợp, Đáng tin cậy, Có khả năng so sánh, Nhất quán và Rõ ràng. Nghiên cứu chỉ dừng lại ở phần nghiên cứu định tính, tác giả chưa tiến hành kiểm định thang đo và nghiên cứu định lượng để có thể đo lường CLTT BCTC bằng con số cụ thể. Ferdy van Beest & ctg (2009) thực hiện đề tài nghiên cứu CLTT BCTC vào thời gian 2005 và 2007 của các công ty niêm yết tại Mỹ, Anh và Hà Lan. Tác giả đã tiến hành xây dựng thang đo CLTT BCTC dựa trên các tiêu chí về CLTT BCTC của FASB & IASB 2008. Các thang đo về CLTT BCTC được xây dựng là: Thích hợp, Trình bày trung thực , Có thể hiểu được, Có khả năng so sánh, Kịp thời. Kết quả cho thấy CLTT BCTC trong các công ty ở Mỹ có điểm trung bình là 3,47 và 3,58 tương ứng cho 2 năm 2005 và 2007. CLTT BCTC trong các công ty tại Anh và Hà Lan thực hiện kế toán theo IFRS là 3,46 và 3,57 cho 2 năm 2005 và 2007. Nghiên cứu của Đoàn Thị Hồng Nhung & Vũ Thị Kim Lan (2014): nghiên cứu xây dựng quy trình đánh giá CLTT BCTC trong các DN Việt Nam. Các tác giả đã xây dựng quy trình để đánh giá CLTT BCTC của DN như sau: chọn những BCTC được kiểm toán và được quyết toán thuế trước; kiểm tra tính trung thực và hợp lý của các chỉ tiêu trên BCTC bằng cách kiểm tra, đối chiếu số liệu giữa các kỳ với nhau và kiểm tra các bằng chứng xác minh thông tin; Đánh giá các chỉ tiêu tài sản và nguồn 6 vốn trên BCTC. Nghiên cứu dừng lại ở việc xây dựng quy trình chung, chưa xây dựng thang đo hay tiến hành đo lường CLTT BCTC trong các DN tại Việt Nam. Tác giả Nguyễn Phương Hồng & Dương Thị Khánh Linh (2014) nghiên cứu đo lường CLTT BCTC trong các DN tại Việt Nam trên cơ sở các đặc điểm về CLTT BCTC được ban hành bởi IASB & FASB. Thang đo CLTT BCTC của tác giả đưa ra là: Thích hợp; Trình bày trung thực; Có khả năng so sánh; Có thể kiểm chứng; Kịp thời; Có thể hiểu được. Kết quả của nghiên cứu cho thấy các thành phần CLTT BCTC trong các DN Việt Nam có giá trị trung bình từ 2,79 đến 3,45. Thang đo Có khả năng so sánh và Có thể hiểu được có giá trị trung bình cao nhất qua đó thấy BCTC có sự nhất quán về chính sách KT và mức độ trình bày thông tin trên BCTC, các thuộc tính còn lại được đánh giá ở mức độ trung bình. 1.2 Các nghiên cứu về các nhân tố tác động đến CLTT BCTC Từ đầu những năm 2000 xuất hiện những nghiên cứu tìm hiểu về các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng thông tin BCTC. Nghiên cứu của Owusu Ansah (1998) nghiên cứu tác động của các nhân tố bên trong doanh nghiệp ảnh hưởng đến BCTC của các công ty niêm yết tại Zimbabwe , kết quả cho thấy có năm nhân tố tác động đến mức độ công bố thông tin BCTC đó là quy mô công ty, cơ cấu sở hữu, tuổi công ty, tập đoàn đa quốc gia và lợi nhuận của công ty. Alter (2002) xây dựng mô hình hoạt động xác định chín thành phần có quan hệ chặt chẽ với nhau đó là khách hàng, sản phẩm dịch vụ, thực hiện công việc, người tham gia, thông tin, kỹ thuật công nghệ, môi trường và chiến lược. Mô hình nghiên cứu đã mô tả được mối quan hệ giữa sản phẩm thông tin và người sử dụng cũng như các thành phần trong hệ thống tạo thông tin . Tác giả cho rằng khi muốn đánh giá chất lượng của sản phẩm thì cần phải xem xét mối quan hệ của các thành phần trong hệ thống đó. Mô hình hoạt động giúp người nghiên cứu có thể dễ dàng xây dựng mô hình nghiên cứu các nhân tố thành công hay ảnh hưởng chất lượng thông tin kế toán. 7 Sơ đồ 1.1: Mô hình hệ thống hoạt động của Alter Hongjiang Xu và cộng sự (2003) đã tiến hành nghiên cứu tìm hiểu các nhân tố tác động đến CLTT BCTC trong các DN tại Australia. Nghiên cứu xác định các thuộc tính CLTT của BCTC là Chính xác, Kịp thời, Đầy đủ và Nhất quán. Mô hình nghiên cứu của tác giả có 4 biến độc lập là con người, Hệ thống, Tổ chức và nhân tố Bên ngoài; 1 biến phụ thuộc là CLTT BCTC. Kết quả phân tích từ nghiên cứu tình huống cho thấy các nhóm nhân tố về Con người, Hệ thống và Tổ chức được xem là tác động đến CLTT BCTC. Nghiên cứu chỉ thực hiện nghiên cứu định tính với mục tiêu khám phá các nhân tố tác động đến CLTT BCTC, chưa thiết kế thang đo các nhân tố và chưa thực hiện phương pháp định lượng để kiểm định kết quả khám phá . Theo nghiên cứu của Ismail (2009) về các nhân tố ảnh hưởng đến hệ thống thông tin kế toán của các doanh nghiệp sản xuất có quy mô nhỏ và vừa- bằng chứng thực nghiệm tại Malaysia, tác giả xác định các nhân tố tác động đến hiệu quả thông tin kế toán như là “sự phức tạp của HTTT KT, sự tham gia của nhà quản lý, kiến thức HTTT KT của nhà quản lý, kiến thức kế toán của nhà quản lý, hiệu quả tư vấn của nhà tư vấn, hiệu quả tư vấn của cơ quan chính phủ, hiệu quả tư vấn của các công ty kiểm toán, sự tồn tại của nhân viên công nghệ thông tin nội bộ” Đến năm 2013, Al-Hiyari và cộng sự tìm hiểu các nhân tố tác động đến CL TTKT tại 8 Malaysia dựa vào các mô hình của những nghiên cứu trước. Tác giả xây dựng mô hình các nhân tố tác động đến CLTT KT gồm có: Nguồn lực con người, Sự cam kết từ phía các nhà quản lý, Vận hành HTTT KT và chất lượng dữ liệu. CLTT KT được xác định dựa trên các thuộc tính về CLTT BCTC như là Chính xác, Kịp thời, Đầy đủ và Nhất quán. Tác giả thực hiện nghiên cứu bằng phương pháp định lượng và tiến hành thu thập dữ liệu khảo sát các các học viên của trường Đại học Utara Malaysia, đang công tác tại các DN. Kết quả cho thấy các nhân tố nguồn lực con người, sự cam kết từ nhà quản lý, chất lượng dữ liệu thì có tác động đến CLTT KT. Hoglund và cộng sự (2016) đã thực hiện nghiên cứu chất lượng BCTC và nhiệm vụ của kế toán thuê ngoài ở Phần Lan. Nghiên cứu khám phá liệu chất lượng báo cáo tài chính của các doanh nghiệp nhỏ có khác nhau khi thuê các công ty dịch vụ kế toán và kế toán nội bộ công ty hay không. Kết quả nghiên cứu cho thấy thuê ngoài chức năng kế toán có tác động đến chất lượng BCTC. Bên cạnh đó thì nghiên cứu cũng cho thấy trình độ của kế toán viên, quy mô công ty dịch vụ kế toán, thời gian ký hợp đồng dịch vụ kế toán cũng là những nhân tố có thể ảnh hưởng đến chất lượng BCTC của doanh nghiệp khi thực hiện thuê dịch vụ kế toán. Tại Việt Nam, có khá nhiều nghiên cứu về các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng thông tin kế toán, chất lượng thông tin báo cáo tài chính. Nguyễn Thị Bích Liên (2012) thực hiện đề tài nghiên cứu nhằm xác định và kiểm soát các nhân tố có tác động đến chất lượng TTKT đối với các DN có ứng dụng hệ thống hoạch định nguồn nhân lực (ERP), qua bài nghiên cứu tác giả đã xác định được 6 nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng TTKT cho doanh nghiệp Việt Nam ứng dụng ERP đó là Chính sách nhân sự và quản lý thông tin cá nhân; Kinh nghiệm, phương pháp tư vấn triển khai và chất lượng dữ liệu; Thử nghiệm hệ thống ERP và huấn luyện nhân viên; Năng lực, cam kết của Ban quản lý và kiến thức của nhà tư vấn triển khai; Kiểm soát đảm bảo hệ thống ERP tin cậy; Chất lượng phần mềm ERP. Nghiên cứu chưa tiến hành đo lường và chưa kiểm định mức độ tác động của của các nhân tố này đến CLTT KT, nhưng đã tạo ra một nền tảng lý luận chặt chẽ về tác động của một số nhân tố đến CLTT KT trong các DN có ứng dụng ERP. 9 Tác giả Phan Minh Nguyệt (2014) có bài nghiên cứu về mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến chất lượng TTKT trên BCTC của các công ty niêm yết ở Việt Nam, bài nghiên cứu đã xác định và đo lường được các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng TTKT trình bày trên BCTC của các công ty niêm yết ở Việt Nam là rủi ro kiểm toán, nhà quản trị của doanh nghiệp, thuế, lợi ích và chi phí, việc lập và trình bày cáo tài chính. Nguyễn Xuân Hưng & Phạm Quốc Thuần (2016) đã thực hiện nghiên cứu các tác động của các yếu tố bên ngoài DN đến tính thích đáng của CLTT kế toán trên báo cáo tài chính. Các tác giả thực hiện nghiên cứu bằng phương pháp nghiên cứu định tính, xây dựng mô hình nghiên cứu gồm có bốn nhân tố bên ngoài doanh nghiệp tác động đến tính thích đáng của chất lượng BCTC như là: áp lực từ thuế, niêm yết chứng khoán, kiểm toán độc lập và chất lượng phần mềm kế toán. Nghiên cứu cho thấy có 3 nhân tố tác động đến thuộc tính tính thích đáng của CLTT BCTC trong các DN Việt Nam, đó là nhân tố áp lực từ thuế, kiểm toán độc lập và chất lượng PMKT. Năm 2016 tác giả Phạm Quốc Thuần thực hiện nghiên cứu các nhân tố tác động đến chất lượng thông tin báo cáo tài chính của các doanh nghiệp tại Việt Nam, tác giả đã xây dựng thang đo và đo lường CLTT BCTC trong các doanh nghiêp ở Việt Nam. Tác giả thực hiện nghiên cứu định tính xác định được 10 nhân tố có tác động đến CLTT BCTC đó là: Niêm yết, quy mô doanh nghiệp, kiểm toán độc lập, Hành vi quản trị lợi nhuận, áp lực từ thuế, hỗ trợ từ phía nhà quản trị, đào tạo và bồi dưỡng, chất lượng PMKT, hiệu quả của HTKSNB, Năng lực nhân viên KT. Sau khi thực hiện nghiên cứu định lượng tác giả loại ra 2 biến Niêm yết và quy mô doanh nghiệp và xem xét hai biến này dưới dạng biến điều tiết, tác giả thu được 8 nhấn tố tác động đến CLTT BCTC là kiểm toán độc lập, Hành vi quản trị lợi nhuận, áp lực từ thuế, hỗ trợ từ phía nhà quản trị, đào tạo và bồi dưỡng, chất lượng PMKT, hiệu quả của HTKSNB, Năng lực nhân viên KT.
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan