Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Các nhân tố ảnh hưởng đến sự thành công của hệ thống thông tin kế toán trong doa...

Tài liệu Các nhân tố ảnh hưởng đến sự thành công của hệ thống thông tin kế toán trong doanh nghiệp việt nam tt.

.PDF
27
365
139

Mô tả:

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH NGUYỄN PHƯỚC BẢO ẤN CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN SỰ THÀNH CÔNG CỦA HỆ THỐNG THÔNG TIN KẾ TOÁN TRONG DOANH NGHIỆP VIỆT NAM CHUYÊN NGÀNH: KẾ TOÁN MÃ SỐ: 9.34.03.01 TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH- NĂM 2018 Công trình được hoàn thành tại: Trường Đại học Kinh tế Tp.HCM Người hướng dẫn khoa học: PGS. TS. VÕ VĂN NHỊ Phản biện 1: Phản biện 2: Phản biện 3: Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận án cấp Trường họp tại: Vào hồi: giờ ngày tháng Có thể tìm hiểu luận án tại thư viện: năm 1 PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Bối cảnh tác động: Sự phát triển của công nghệ thông tin và các nền tảng của cách mạng công nghiệp 4.0 ảnh hưởng đến hệ thống thông tin kế toán trong doanh nghiệp. Các nghiên cứu cho thấy: • Sự thành công của hệ thống thông tin kế toán tác động tích cực đến thành quả của doanh nghiệp • Sự đa dạng trong nghiên cứu về sự thành công của hệ thống thông tin kế toán • Vai trò quan trọng của cá nhân trong sự thành công của hệ thống thông tin kế toán Các vấn đề cần quan tâm: • Làm sao đo lường sự thành công của hệ thống thông tin kế toán trong doanh nghiệp? • Điều gì ảnh hưởng đến sự thành công của hệ thống thông tin kế toán trong doanh nghiệp? Hiện trạng nghiên cứu ở Việt Nam: Không có nhiều nghiên cứu về hệ thống thông tin kế toán và sự thành công của hệ thống thông tin kế toán trong các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay. Như vậy, cần trả lời các câu hỏi: Như thế nào là hệ thống thông tin kế toán thành công? Ứng dụng sự thành công của hệ thống thông tin kế toán trong doanh nghiệp như thế nào? Hệ thống thông tin kế toán trong doanh nghiệp thành công mang lại lợi ích gì cho kế toán, cho người sử dụng thông tin kế toán hay cho chính bản thân doanh nghiệp? Việc nghiên cứu, tìm hiểu hệ thống thông tin kế toán thành công tác động như thế nào đến việc nghiên cứu, giảng dạy hệ thống thông tin kế toán? 2 2. Mục tiêu nghiên cứu, câu hỏi nghiên cứu Vấn đề nghiên cứu được đặt ra của đề tài là: Nghiên cứu tác động đến sự thành công của hệ thống thông tin kế toán trong doanh nghiệp Việt Nam. Mục tiêu chung: Xác định các nhân tố và đo lường ảnh hưởng của các nhân tố tác động đến sự thành công của hệ thống thông tin kế toán trong doanh nghiệp Việt Nam. Mục tiêu cụ thể: Mục tiêu nghiên cứu 1: Xác định các nhân tố ảnh hưởng đến sự thành công của hệ thống thông tin kế toán trong doanh nghiệp Việt Nam. Mục tiêu nghiên cứu 1 là câu trả lời cho câu hỏi nghiên cứu: Nhân tố nào tác động đến sự thành công của hệ thống thông tin kế toán trong các doanh nghiệp Việt Nam? Mục tiêu nghiên cứu 2: Xác định và đo lường các thành phần của hệ thống thông tin kế toán thành công trong doanh nghiệp Việt Nam. Mục tiêu này được trả lời từ câu hỏi: Sự thành công của hệ thống thông tin kế toán trong doanh nghiệp Việt Nam bao gồm các thành phần nào và được xác định, đo lường như thế nào? Mục tiêu nghiên cứu 3: Đo lường tác động của các nhân tố đến sự thành công của hệ thống thông tin kế toán trong doanh nghiệp Việt Nam. Với mục tiêu này, câu hỏi nghiên cứu thứ 3 là: Sự thành công của hệ thống thông tin kế toán trong doanh nghiệp Việt Nam chịu ảnh hưởng như thế nào từ các nhân tố có liên quan? 3. Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu: Đối tượng nghiên cứu của Luận án là sự thành công của hệ thống thông tin kế toán trong doanh nghiệp Việt Nam. Khách thể nghiên cứu là người sử dụng hệ thống thông tin kế toán, cụ thể: nhân 3 viên kế toán trong các doanh nghiệp đang ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác kế toán. Đơn vị phân tích là cá nhân, đối tượng khảo sát là kế toán viên tại các doanh nghiệp; phương pháp chọn mẫu thuận tiện phi xác suất; phạm vi khảo sát các doanh nghiệp trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh. Phạm vi nghiên cứu: (1) Đề tài nghiên cứu hệ thống thông tin kế toán, do đó tập trung khảo sát ở bộ phận kế toán trong doanh nghiệp; (2) Đề tài khảo sát đối với doanh nghiệp Việt Nam; (3) Đề tài chỉ khảo sát hệ thống thông tin kế toán trong môi trường ứng dụng công nghệ thông tin. 4. Phương pháp nghiên cứu Đề tài dùng khung nghiên cứu thực chứng để thực hiện nghiên cứu, vận dụng phương pháp hỗn hợp bao gồm cả nghiên cứu định tính và nghiên cứu định lượng. - Tổng kết các lý thuyết và các nghiên cứu có liên quan, kế thừa và đề xuất mô hình lý thuyết với 11 giả thuyết nghiên cứu. - Dữ liệu được thu thập sử dụng phương pháp phân tích PLS-SEM để đánh giá, điều chỉnh mô hình và kiểm định mô hình với dữ liệu điều tra thực nghiệm. 5. Kết quả nghiên cứu: Kết quả nghiên cứu cho thấy với dữ liệu thu thập được, mô hình phù hợp, thang đo đảm bảo các giá trị, các giả thuyết đều được chấp nhận và mô hình có giá trị dự báo khá cao. Sự thành công của AIS thể hiện thông qua chất lượng thông tin, chất lượng hệ thống và ảnh hưởng cá nhân. Nhận thức và sử dụng hệ thống thông tin có vai trò rất quan trọng tác động đến sự thành công của AIS và tính chất người dùng, tính chất dự án, sự hỗ trợ của nhà quản lý là các biến độc lập ảnh hưởng đến sự thành công của AIS. 4 6. Đóng góp mới của Luận án Nghiên cứu của Luận án có những đóng góp về lý thuyết và thực tiễn như sau: - Xây dựng mô hình nhân tố tác động đến sự thành công của hệ thống thông tin kế toán trong doanh nghiệp. - Đóng góp lý thuyết về đo lường và mô hình đo lường hệ thống thông tin kế toán thành công. - Đóng góp lý thuyết về vai trò nhận thức và hành vi của người sử dụng hệ thống thông tin kế toán trong sự thành công của hệ thống thông tin kế toán. - Làm rõ vai trò và mối quan hệ, mức độ tác động của các biến độc lập ảnh hưởng đến sự thành công của hệ thống thông tin, hệ thống thông tin kế toán. - Đóng góp về lý thuyết và cung cấp kết quả thực nghiệm nghiên cứu về sự thành công của hệ thống thông tin kế toán trong doanh nghiệp và các nhân tố ảnh hưởng đến sự thành công của hệ thống thông tin kế toán trong doanh nghiệp với đơn vị phân tích cá nhân. - Đóng góp lý thuyết trong việc kết hợp hai lý thuyết: lý thuyết hệ thống thông tin thành công theo mô hình DeLone và McLean (1992, 2003) và lý thuyết chấp nhận và sử dụng công nghệ theo mô hình TAM của Davis (1989). - Về đóng góp cho thực tiễn, một hệ thống thông tin kế toán thành công sẽ góp phần nâng cao hiệu suất hoạt động của doanh nghiệp, do đó, nghiên cứu này giúp các nhà quản lý có các quyết định quản trị phù hợp khi xây dựng hệ thống thông tin kế toán nhằm tăng cường công tác quản lý trong kế toán, góp phần tăng cường thành quả hoạt động doanh nghiệp. 5 7. Kết cấu luận án Ngoài phần mở đầu, Luận án được trình bày với cấu trúc như sau: Chương 1, trình bày tổng quan về luận án, Chương 2 tổng kết các lý thuyết và các nghiên cứu trước, Chương 3 trình bày phương pháp nghiên cứu, Chương 4 trình bày kết quả nghiên cứu và thảo luận, Chương 5 kết luận về đề án nghiên cứu. CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU 1.1. Giới thiệu Chương này tổng hợp các hướng nghiên cứu về hệ thống thông tin kế toán và sự thành công của hệ thống thông tin cũng như hệ thống thông tin kế toán trên thế giới và ở Việt Nam, từ đó xác định khoản trống trong nghiên cứu. 1.2. Nghiên cứu về hệ thống thông tin kế toán và sự thành công của hệ thống thông tin 1.2.1. Hệ thống thông tin kế toán trong doanh nghiệp Phần này giới thiệu và đánh giá về nghiên cứu về Hệ thống thông tin kế toán (AIS) trong doanh nghiệp, tiếp cận dựa trên dòng nghiên cứu theo thời gian nhằm làm rõ mối quan hệ giữa sự phát triển công nghệ thông tin và nghiên cứu AIS cũng như các tác động của một số thành phần của cách mạng công nghiệp 4.0 đến nghiên cứu AIS hiện nay. 1.2.2. Sự thành công của Hệ thống thông tin Lý thuyết về sự thành công bắt đầu một cách sơ khai gắn liền với việc sử dụng hệ thống. Sự thành công của hệ thống thông tin gắn liền với tính hữu hiệu của hệ thống, khả năng hỗ trợ cho điều hành doanh nghiệp; và sự hài lòng của người sử dụng, tuy nhiên, xu hướng nghiên cứu này dần được thay thế sau khi DeLone và McLean (1992) đề xuất mô hình thành công của hệ thống thông tin. Tổng kết các nghiên cứu trước đây cho thấy có 5 xu hướng chính nghiên cứu về sự thành công của hệ thống thông tin: 6 (1) nghiên cứu sự thành công thông qua việc đo lường quản lý dự án thành công với các tiêu chí như thời gian, ngân sách, mục tiêu; (2) vận dụng một phần hoặc toàn bộ các thành phần của mô hình hệ thống thông tin thành công của DeLone và Mc Lean (1992, 2003) nhằm đánh giá và đo lường sự thành công của hệ thống thông tin; (3) ứng dụng mô hình chấp nhận công nghệ TAM của Davis (1989) trong nghiên cứu triển khai ứng dụng hệ thống thông tin hoặc hệ thống quản trị nguồn lực doanh nghiệp ERP; (4) nghiên cứu tìm hiểu và đánh giá sự thành công của hệ thống thông tin thông qua việc đo lường sự hài lòng của người sử dụng; (5) kết hợp các quan điểm trên trong nghiên cứu sự thành công của hệ thống thông tin. 1.3. Nghiên cứu về sự thành công của Hệ thống thông tin kế toán tại Việt Nam Đây là phần đánh giá nghiên cứu về sự thành công của AIS tại Việt Nam. Tổng kết nghiên cứu cho thấy: Nội dung tập trung theo hướng nghiên cứu ứng dụng, một số nghiên cứu theo hướng hàn lâm về tác động đến sự thành công của hệ thống ERP, nghiên cứu sự hữu hiệu của hệ thống thông tin kế toán trong doanh nghiệp vừa và nhỏ, nghiên cứu chất lượng hệ thống thông tin kế toán trong doanh nghiệp vừa và nhỏ, nghiên cứu về sự thành công trong quá trình triển khai hệ thống quản trị nguồn lực doanh nghiệp ERP hoặc nghiên cứu một khía cạnh nhất định của hệ thống thông tin kế toán trong mối quan hệ với ứng dụng ERP. Phần lớn các nghiên cứu này đều được thực hiện với đơn vị phân tích là doanh nghiệp hay tổ chức, điều đó cho thấy các nhà nghiên cứu quan tâm đến sự thành công của hệ thống thông tin kế toán ở góc độ tổ chức hơn là cá nhân người sử dụng hệ thống thông tin kế toán. 1.4. Khoảng trống nghiên cứu 7 Nghiên cứu về sự thành công của hệ thống thông tin kế toán trong doanh nghiệp Việt Nam hiện nay và nghiên cứu về các nhân tố ảnh hưởng đến sự thành công của hệ thống thông tin đang tồn tại khoảng trống nghiên cứu: thiếu nghiên cứu về sự thành công và các nhân tố ảnh hưởng đến sự thành công của hệ thống thông tin kế toán trong doanh nghiệp. Chi tiết các khoảng trống nghiên cứu như sau: (1) Thiếu các nghiên cứu kiểm định các nhân tố ảnh hưởng đến sự thành công của hệ thống thông tin, (2) thiếu các nghiên cứu về các nhân tố ảnh hưởng đến sự thành công của hệ thống thông tin kế toán, (3) thiếu các nghiên cứu về tác động của sự thành công của quá trình thực hiện hệ thống thông tin kế toán đến sự thành công của quá trình vận hành hệ thống thông tin kế toán, (4) thiếu các nghiên cứu về sự thành công của hệ thống thông tin kế toán trong doanh nghiệp Việt Nam. CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT 2.1. Giới thiệu Chương 2 tổng kết các lý thuyết về sự thành công của Hệ thống Thông tin, tổng kết và đánh giá các nghiên cứu đã có về sự thành công của hệ thống ERP, tổng kết các nghiên cứu về AIS. Lý thuyết nền được vận dụng mô hình Hệ thống thông tin thành công ISSM của DeLone và McLean (1992, 2003) và mô hình chấp nhận công nghệ TAM của Davis (1989). 2.2. Sự thành công của hệ thống thông tin và nhân tố ảnh hưởng đến sự thành công của hệ thống thông tin Phần này trình bày chi tiết các nội dung liên quan đến lý thuyết về sự thành công của hệ thống thông tin dựa trên mô hình ISSM của DeLone và McLean (1992, 2003). 2.2.1. 2.2.1.1. Sự thành công của hệ thống thông tin Định nghĩa sự thành công của hệ thống thông tin 8 Lý thuyết về hệ thống thông tin có nhiều định nghĩa cũng như đo lường hệ thống thông tin thành công. Các nhà nghiên cứu định nghĩa khác nhau về sự thành công của hệ thống thông tin. Sự thành công của hệ thống thông tin được nhận thức tuỳ thuộc nhiều góc độ khác nhau và theo nhiều mức độ khác nhau: mức độ hệ thống, mức độ cá nhân, mức độ tổ chức. Ở những mức độ này, đều ngụ ý rằng tất cả người dùng đều có kỹ năng công nghệ thông tin cơ bản, do đó, một định nghĩa về hệ thống thông tin thành công luôn được đặt trong giới hạn này. Vì không có một định nghĩa nào về hệ thống thông tin thành công, nên các nhà nghiên cứu chuyển hoá thành các mô hình đo lường, đánh giá tác động của hệ thống thông tin thành công đến cá nhân hay tổ chức. Như vậy, hệ thống thông tin thành công theo góc nhìn cá nhân – là hệ thống mang lại lợi ích cá nhân, mang lại sự hài lòng cho người sử dụng và là hệ thống có chất lượng, cung cấp thông tin đạt chất lượng. 2.2.1.2. Mô hình sự thành công của hệ thống thông tin Mô hình Hệ thống thông tin thành công của DeLone và McLean (2003) là mô hình được thừa nhận và ứng dụng rộng rải; các thành phần cấu trúc bao gồm: Chất lượng hệ thống; Chất lượng thông tin; Chất lượng dịch vụ; Ý định sử dụng và Sử dụng hệ thống; Sự hài lòng của người sử dụng; Tác động thuần. Tuy nhiên bản thân mô hình gặp phải các vấn đề trong việc giải thích các mối quan hệ giữa các thành phần, và các nghiên cứu dựa trên mô hình này đưa ra các kết quả mâu thuẫn. 2.2.2. Mô hình đo lường sự thành công của hệ thống thông tin Gable, Sedera, và Chan (2003) cho rằng, bản thân sự thành công của hệ thống thông tin có thể là thành phần bậc cao, với các thành phần bậc thấp là các cấu trúc thuộc mô hình thành công của DeLone và McLean, nên đã xây dựng và kiểm định mô hình đo lường sự thành công của hệ thống doanh nghiệp là thành phần bậc 2 dạng kết quả với các thành phần bậc 1 9 bao gồm chất lượng thông tin, chất lượng hệ thống, ảnh hưởng cá nhân và ảnh hưởng tổ chức. 2.2.3. Nhân tố ảnh hưởng đến sự thành công của hệ thống thông tin Stacie Petter và cộng sự (2013) đề xuất các biến độc lập tác động đến sự thành công của hệ thống thông tin, trong đó, nhóm biến thuộc thành phần Công nghệ là biến phụ thuộc với các cấu trúc là các thành phần của mô hình hệ thống thông tin thành công, và các biến độc lập tác động đến sự thành công của Hệ thống thông tin bao gồm các thành phần Tác vụ, Con người (Tính chất người dùng và tính chất Xã hội) và Cấu trúc (Tính chất dự án và Tính chất tổ chức). 2.2.3.1. Phân loại các thành phần tác động đến sự thành công của Hệ thống thông tin Các thành phần bao gồm 5 nhóm: Tính chất tác vụ; Tính chất người; Tính chất xã hội; Tính chất Dự án; Tính chất của tổ chức. Mỗi nhóm tính chất này bao gồm nhiều thành phần - nhiều khái niệm nghiên cứu, mỗi thành phần - khái niệm có thể tác động hoặc không tác động đến từng thành phần của mô hình hệ thống thông tin thành công. 2.2.3.2. Biến độc lập tác động đến sự thành công của Hệ thống thông tin Tính chất tác vụ: tính chất của tác vụ ảnh hưởng từ yếu đến trung bình đến các thành phần của hệ thống thông tin thành công Tính chất người dùng: Các nghiên cứu về mối quan hệ giữa tính chất người dùng với các thành phần của hệ thống thông tin thành công cho thấy sự tác động từ vừa đến mạnh Tính chất xã hội: Một vài nghiên cứu cho thấy có tác động của quy tắc chủ quan ảnh hưởng đến Ý định sử dụng hệ thống; quy tắc chủ quan tác động đến sự hài lòng của người dùng. 10 Tính chất dự án: sự tham gia của người dùng, mối quan hệ với nhà phát triển hệ thống, kiến thức chuyên nghiệp có ảnh hưởng đến sự thành công của hệ thống thông tin Tính chất tổ chức: Tính chất tổ chức tác động đến dự án, tác vụ, con người và hệ thống thông tin của đơn vị. 2.2.3.3. Các nhân tố tác động đến các thành phần của hệ thống thông tin thành công Phần này tổng hợp và đề xuất các yếu tố tác động đến các thành phần của mô hình hệ thống thông tin thành công dựa trên các nghiên cứu trước. 2.3. Mô hình chấp nhận công nghệ và sự thành công của hệ thống thông tin Chấp nhận và sử dụng công nghệ dựa trên mô hình TAM được xem là một góc nhìn khác về sự thành công của HTTT. TAM và các biến thể được trình bày nhằm làm rõ hơn và bổ sung cho các nhân tố ảnh hưởng đến sự thành công của hệ thống thông tin. 2.3.1. Tổng quan về mô hình TAM Nghiên cứu về TAM của Davis dựa trên nghiên cứu của Fishbein và Ajzen (1975) và các nghiên cứu liên quan về Lý thuyết Hành động Hợp lý (the Theory of Reasoned Action), động lực của người dùng có thể được mô tả qua 3 nhân tố: Nhận thức về tính dễ sử dụng, nhận thức về tính hữu ích và thái độ đối với việc sử dụng. TAM được tiếp tục nghiên cứu và mở rộng với 2 phiên bản nâng cấp: TAM2 và Lý thuyết thống nhất về chấp nhận và sử dụng công nghệ; và TAM3 được đề xuất trong bối cảnh thương mại điện tử với việc bao gồm những tác động của sự tin tưởng và nhận thức về rủi ro hệ thống. 2.3.2. Sự phát triển và các giới hạn của TAM Trong nghiên cứu hệ thống thông tin, TAM, TAM2, TAM3 và các biến thể mở rộng được ứng dụng rộng rãi. Các nghiên cứu này hướng đến việc 11 giải thích xu hướng ứng dụng công nghệ, giải thích nguyên nhân thành công của hệ thống thông tin, đánh giá tính hữu ích của thông tin, hay đánh giá tác động của công nghệ mới cũng như xu hướng công nghệ mới ảnh hưởng đến hệ thống thông tin. 2.3.3. TAM và sự thành công của Hệ thống thông tin Lý thuyết về sự thành công của hệ thống thông tin và lý thuyết về chấp nhận công nghệ có quan hệ mật thiết với nhau trong nghiên cứu và trong quá trình phát triển. TAM lý giải hành vi trên góc độ cá nhân; mô hình sự thành công của hệ thống thông tin được ứng dụng để đo lường và xác định một hệ thống thông tin thành công. 2.4. Hệ thống thông tin kế toán và các nhân tố ảnh hưởng đến sự thành công của hệ thống thông tin kế toán trong doanh nghiệp 2.4.1. Hệ thống thông tin kế toán Quan điểm hệ thống thông tin kế toán được gắn liền với việc ứng dụng công nghệ thông tin trong kế toán - do ảnh hưởng của việc ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác quản lý nói chung tại các tổ chức. Như vậy, hệ thống Kế toán là hệ thống thông tin. Tuy nhiên, hệ thống thông tin kế toán vẫn có những đặc điểm riêng như nhận thức của người dùng về chất lượng thông tin, chất lượng hệ thống. 2.4.2. Các thành phần của Hệ thống thông tin kế toán Hệ thống thông tin kế toán là hệ thống thông tin, do đó, các thành phần cơ bản của Hệ thống thông tin kế toán cũng sẽ bao gồm đầu vào, quá trình xử lý và đầu ra. 2.4.3. Sự thành công của hệ thống thông tin kế toán trong doanh nghiệp Đối với sự thành công của hệ thống thông tin kế toán và các nhân tố ảnh hưởng đến sự thành công của hệ thống thông tin kế toán, các nghiên cứu 12 bao gồm: khai thác những thành phần của hệ thống thông tin kế toán thành công; đánh giá tác động đến hệ thống thông tin kế toán từ các yếu tố thuộc về môi trường hay thuộc về tổ chức. 2.4.4. Nhân tố ảnh hưởng đến sự thành công của hệ thống thông tin kế toán Sự thành công của hệ thống thông tin kế toán được xem xét trong mối quan hệ với các thành phần tác động đến sự thành công đó. Các thành phần này được xác định dựa trên các nghiên cứu ứng dụng lý thuyết nền là mô hình hệ thống thông tin thành công của DeLone và McLean và mô hình chấp nhận công nghệ TAM của Davis. 2.4.4.1. Nhận thức về hệ thống thông tin kế toán và hành vi của người sử dụng hệ thống thông tin kế toán Nhận thức về hệ thống thông tin kế toán và hành vi của người sử dụng hệ thống thông tin kế toán sẽ tác động đến sự thành công của hệ thống thông tin kế toán, do đó là nhân tố ảnh hưởng đến sự thành công của hệ thống thông tin kế toán. 2.4.4.2. Tính chất người dùng, Tính chất dự án và Sự hỗ trợ của nhà quản lý Phần này trình bày các biện luận cho mối quan hệ giữa tính chất người dùng, tính chất dự án và sự hỗ trợ của nhà quản lý đối với sự thành công của hệ thống thông tin. 2.5. Tổng hợp lý thuyết nền và các mô hình lý thuyết 2.5.1. Mô hình DeLone và McLean Nội dung cơ bản của lý thuyết thành công của hệ thống thông tin dựa trên mô hình D&M (1992, 2003) bao gồm: (1) Sự thành công của hệ thống thông tin bao gồm 6 thành phần có tương tác lẫn nhau; (2) Đo lường sự thành công của hệ thống thông tin dựa trên đo lường từng thành phần và tương tác giữa các thành phần. 13 2.5.2. Lý thuyết chấp nhận và sử dụng công nghệ Mô hình chấp nhận công nghệ TAM của Davis (1989) được xây dựng nhằm giải thích nhận thức và hành vi của cá nhân trong việc sử dụng hệ thống thông tin, được xem như cách tiếp cận sự thành công của hệ thống thông tin trên góc độ quy trình của ý thức và hành vi của cá nhân người sử dụng. 2.5.3. Tổng hợp các mô hình lý thuyết Các mô hình lý thuyết khác có liên quan đến luận án bao gồm: Mô hình tiếp cận hệ thống thông tin theo lý thuyết bất định của Myers, Kappelman, và Prybutok (1997); Mô hình hệ thống thông tin thành công mở rộng của Peter Seddon (1997); Mô hình đo lường sự thành công của hệ thống quản trị doanh nghiệp của Gable và cộng sự (2003); Mô hình các yếu tố ảnh hưởng đến sự thành công của hệ thống thông tin Stacie Petter và cộng sự (2013); Mô hình tích hợp sự hài lòng và chấp nhận công nghệ của Wixom và Todd (2005) CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1. Giới thiệu Chương 3 trình bày phương pháp nghiên cứu; giới thiệu tổng quan về chương trình nghiên cứu, quy trình nghiên cứu; kỹ thuật thu thập dữ liệu, thiết kế thang đo; thảo luận về phương pháp nghiên cứu được ứng dụng để kiểm định mô hình lý thuyết. 3.2. Phương pháp nghiên cứu Phương pháp hỗn hợp được vận dụng cho nghiên cứu trong luận án này. 3.2.1. Tổng quan về chương trình nghiên cứu Phần này giới thiệu tổng quan về chương trình nghiên cứu, quy trình nghiên cứu và các nội dung liên quan đến PPNC được vận dụng. 3.2.2. Quy trình nghiên cứu 14 Giai đoạn 1, sử dụng phương pháp định tính, nghiên cứu lý thuyết, tổng kết các nghiên cứu đi trước, thiết lập mô hình đường dẫn thể hiện mối quan hệ giữa các biến (khái niệm) nghiên cứu dựa vào lý thuyết và logic để trình bày một cách trực quan về các giả thuyết nghiên cứu sẽ được kiểm định. Giai đoạn 2 - nghiên cứu với phương pháp định lượng, sử dụng PLS-SEM làm công cụ phân tích dữ liệu bao gồm nghiên cứu sơ bộ và nghiên cưu chính thức 3.2.3. Nghiên cứu định tính 3.2.3.1. Quy trình và phương pháp nghiên cứu Trong giai đoạn nghiên cứu định tính, chúng tôi tiến hành tổng kết lý thuyết từ các nghiên cứu được công bố. Kết quả của giai đoạn nghiên cứu định tính được trình bày trong chương 1, chương 2, và trong chương 3. 3.2.3.2. Thiết kế mô hình lý thuyết Mô hình đo lường sự thành công của hệ thống thông tin kế toán trong doanh nghiệp Việt Nam Mô hình đo lường sự thành công của hệ thống thông tin kế toán trong doanh nghiệp Việt Nam được đề xuất dựa trên mô hình Gable và cộng sự (2003); trong đó khái niệm sự thành công của hệ thống thông tin kế toán là khái niệm bậc 2 dạng kết quả với các thành phần bậc 1 bao gồm Chất lượng hệ thống thông tin kế toán, Chất lượng thông tin kế toán, và Ảnh hưởng đến cá nhân. Các nhân tố ảnh hưởng đến sự thành công của hệ thống thông tin kế toán trong doanh nghiệp Việt Nam Các nhân tố tác động đến sự thành công của hệ thống thông tin kế toán bao gồm Tính chất người dùng, tính chất dự án, sự hỗ trợ của nhà quản lý, nhận thức về tính hữu ích, nhận thức về tính dễ sử dụng, sử dụng hệ thống thông tin kế toán. 15 Mô hình lý thuyết, giả thuyết nghiên cứu về các nhân tố tác động đến sự thành công của hệ thống thông tin kế toán trong doanh nghiệp Việt Nam Phần này trình bày mô hình lý thuyết, giả thuyết nghiên cứu của luận án. 3.2.3.3. Thang đo các khái niệm nghiên cứu Thang đo các khái niệm nghiên cứu được kế thừa từ các nghiên cứu trước và được trình bày chi tiết trong luận án. 3.2.4. Nghiên cứu định lượng 3.2.4.1. Quy trình nghiên cứu Giai đoạn nghiên cứu định lượng bao gồm nghiên cứu sơ bộ - đánh giá thang đo và nghiên cứu chính thức - phân tích kết quả nghiên cứu. Kỹ thuật phân tích dữ liệu PLS-SEM được vận dụng để đánh giá độ tin cậy, giá trị hội tụ, giá trị phân biệt, kiểm định mức độ phù hợp của dữ liệu với mô hình, kiểm định các giả thuyết nghiên cứu, vai trò các biến trung gian trong mô hình và khả năng dự báo của mô hình. 3.2.4.2. Dữ liệu và phương pháp thu thập dữ liệu Giai đoạn 1- Nghiên cứu sơ bộ, dữ liệu thu thập được sử dụng để đánh giá độ tin cậy của thang đo thông qua các tiêu chí tính nhất quán nội bộ) được thể hiện qua hệ số Cronbach’s alpha, độ tin cậy tổng hợp và hệ số rhoA. Sau đó, thang đo được đánh giá giá trị hội tụ thông qua hệ số tải của các biến quan sát và phương sai trích bình quân; đánh giá giá trị phân biệt thông qua tiêu chí HTMT, tiêu chí Fornell- Larcker và hệ số tải nhân tố chéo. Kết thúc giai đoạn này, mô hình đo lường, mô hình cấu trúc và thang đo được điều chỉnh. Giai đoạn 2, nghiên cứu chính thức. Thang đo và mô hình nghiên cứu sau khi được điều chỉnh được sử dụng cho giai đoạn nghiên cứu chính thức. Với dữ liệu chính thức, độ tin cậy, giá trị hội tụ, giá trị phân biệt của thang đo được phân tích và đánh giá lại một lần nữa để đảm bảo giá trị của 16 nghiên cứu, sau đó, chúng tôi tiến hành phân tích sự phù hợp của mô hình với dự liệu thu thập được, kiểm định lệch do phương pháp, kiểm định mô hình cấu trúc. CHƯƠNG 4: PHÂN TÍCH KẾT QUẢ VÀ KIỂM ĐỊNH MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 4.1. Giới thiệu Chương 4 trình bày: (1) Nghiên cứu sơ bộ, (2) nghiên cứu chính thức; (3) kiểm định sự phù hợp của mô hình đo lường; và (4) kiểm định mô hình lý thuyết thông qua phương pháp phân tích PLS-SEM 4.2. Nghiên cứu sơ bộ đánh giá thang đo Với dữ liệu thu thập được, độ tin cậy của thang đo được đánh giá qua hệ số Cronbach’s alpha và độ tin cậy tổng hợp và hệ số độ tin cậy rhoA. Giá trị thang đo được đánh giá bao gồm giá trị hội tụ, giá trị phân biệt đối với những thang đo dạng kết quả. Dựa trên kết quả phân tích, Luận án đã điều chỉnh mô hình đo lường sự thành công của AIS trước khi nghiên cứu chính thức. 4.3. Chương trình nghiên cứu chính thức 4.3.1. Mẫu nghiên cứu Dữ liệu thu thập được sau khi làm sạch: Số bảng trả lời được sử dụng: 405. Thống kê mô tả chi tiết trong Luận an. 4.3.2. Thủ tục nghiên cứu Phần này trình bày sơ bộ về quy trình và thủ tục nghiên cứu. 4.3.3. 4.3.3.1. Đánh giá mô hình đo lường Đánh giá thang đo Thang đo các khái niệm nghiên cứu chính thức được đánh giá thông qua các hệ số Cronbach’s Alpha α, ρA, độ tin cậy tổng hợp CR; giá trị hội tụ được đánh giá thông qua hệ số tải và phương sai trích bình quân AVE. Để đánh giá ý nghĩa thống kê của số liệu, dữ liệu được chạy boostrap 17 2.000 lần- tính giá trị t của các biến quan sát. Kết quả thang đo đảm bảo độ tin cậy và giá trị, các chỉ sổ đều có ý nghĩa thống kê. Kiểm định lệch do phương pháp 4.3.3.2. Luận Án tiến hành kiểm định lệch do phương pháp thông qua 3 kỹ thuật: (1) Phân tích nhân tố đơn Harman’s; (2) Kiểm định biến tiềm ẩn chung; (3) Kỹ thuật biến đánh dấu. Kết quả cho thấy lệch do phương pháp không đáng kể. 4.3.3.3. Độ phù hợp của mô hình với dữ liệu Đánh giá độ phù hợp của mô hình với dữ liệu thu thập trong PLS-SEM sử dụng các hệ số bao gồm: hệ số SRMR với ngưỡng 0,08 ; hệ số RMStheta với ngưỡng 0,12. Kết quả phân tích cho thấy có sự phù hợp cao giữa mô hình và dữ liệu thu thập được của nghiên cứu trong Luận án. 4.3.4. 4.3.4.1. Đánh giá mô hình đường dẫn Đánh giá vấn đề đa cộng tuyến trong mô hình cấu trúc Kết quả phân tích cho thấy về tổng thể, vấn đề đa cộng tuyến của mô hình hoàn toàn không nghiêm trọng. 4.3.4.2. Đánh giá sự phù hợp và ý nghĩa thống kê của các mối quan hệ Kết quả đánh giá cho thấy vai trò trung gian của các khái niệm nghiên cứu: Nhận thức về tính dễ sử dụng của hệ thống thông tin kế toán PEU; Nhận thức về tính hữu ích của hệ thống thông tin kế toán PU; Sử dụng hệ thống thông tin kế toán AIS_USED. Các khái niệm nghiên cứu này vừa đóng vay trò trung gian một phần và cả vai trò trung gian toàn phần. Tác động tổng hợp của các biến độc lập lên các biến phụ thuộc trong mô hình lý thuyết cho thấy rõ hơn ảnh hưởng của tác động gián tiếp thông qua các biến trung gian. Kết quả tác động tổng hợp của PEU và PU đến AIS_Success thông qua AIS_USED tăng lên đáng kể so với tác động trực tiếp; tác động tổng hợp của TMS, U_Char và Prp_Char đến AIS_Success 18 cũng cho thấy vai trò truyền dẫn của các thành phần cấu trúc trong mô hình chấp nhận công nghệ TAM ảnh hưởng đến sự thành công của hệ thống thông tin kế toán trong doanh nghiệp. 4.3.4.3. Đánh giá mức độ hệ số xác định R2 Hệ số xác định R2 đánh giá khả năng dự đoán của mô hình, kết quả cho thấy khả năng dự đoán của mô hình đối với sự thành công của hệ thống thông tin kế toán là mạnh, có ý nghĩa thống kê ở mức <0,01%. 4.3.4.4. Đánh giá mức độ tác động của quy mô hệ số f2 Hệ số tác động của quy mô f2 được sử dụng để đánh giá tác động của biến độc lập bị loại bỏ đến biến phụ thuộc. Kết quả cho thấy, tác động của quy mô của các biến từ mức trung bình và đều có ý nghĩa thông kê. 4.3.4.5. Đánh giá khả năng tiên đoán của hệ số Q2 Hệ số Stone-Geisser’s Q2 là chỉ số thể hiện năng lực dự báo ngoài mẫu hay còn gọi dự báo liên quan. Kết quả tính toán giá trị Q2 của các biến phụ thuộc trong mô hình: Q2(AIS_Success) = 0,325; Q2(AIS_USED) = 0,345; Q2(PU) = 0,355; Q2(PEU) = 0,361. Các giá trị này đều lớn hơn 0, do đó hỗ trợ cho năng lực dự báo của mô hình. 4.3.4.6. Đánh giá mức độ tác động của quy mô - hệ số q2 Tác động của quy mô được tính đối với năng lực dự báo liên quan biểu hiện qua hệ số q2. Kết quả phân tích cho thấy tác động của quy mô các biến độc lập lên năng lực dự báo liên quan của các biến phụ thuộc là từ nhỏ đến trung bình. 4.3.4.7. Tổng hợp kết quả phân tích dữ liệu Tổng hợp kết quả kiểm định mô hình lý thuyết và boostrap (boostrap 2000 lần, kiểm định t-2 đuôi) trong mô hình cấu trúc tuyến tính PLSSEM cho thấy các giả thuyết đều được chấp nhận (bảng 4.20). Chi tiết như sau:
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan