Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Các nhân tố ảnh hưởng và giải pháp đảm bảo an ninh lương thực vùng đồng bằng sôn...

Tài liệu Các nhân tố ảnh hưởng và giải pháp đảm bảo an ninh lương thực vùng đồng bằng sông cửu long

.DOCX
268
180
50

Mô tả:

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH NGUYỄN THỊ BÉ BA CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG VÀ GIẢI PHÁP ĐẢM BẢO AN NINH LƯƠNG THỰC VÙNG ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG LUẬN ÁN TIẾN SĨ ĐỊA LÍ HỌC TP Hồ Chí Minh – Năm 2019 1 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH NGUYỄN THỊ BÉ BA CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG VÀ GIẢI PHÁP ĐẢM BẢO AN NINH LƯƠNG THỰC Chuyên ngành : Địa lí học Mã số : 62 31 05 01 LUẬN ÁN TIẾN SĨ ĐỊA LÍ HỌC NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: 1.PGS.TS NGUYỄN KIM HỒNG 2.PGS.TS ĐÀO NGỌC CẢNH Thành phố Hồ Chí Minh – Năm 2019 2 LỜI CAM ĐOAN Tôi cam đoan đây là công trình nghiên cứu của bản thân. Các số liệu và kết quả trình bày trong Luận án là trung thực và chưa được ai công bố trong bất kỳ công trình luận án nào trước đây. MỤC LỤC Trang phụ bìa Lời cam đoan Mục lục Danh mục chữ viết tắt Danh mục sơ đồ, biểu đồ Danh mục bảng Danh mục bản đồ MỞ ĐẦU ...........................................................................................................1 1. Tính cấp thiết của đề tài................................................................................1 2. Lịch sử nghiên cứu đề tài..............................................................................2 3. Mục tiêu nghiên cứu....................................................................................16 4. Nhiệm vụ nghiên cứu..................................................................................17 5. Phạm vi nghiên cứu.....................................................................................17 6. Quan điểm và Phương pháp nghiên cứu.....................................................18 6.1. Quan điểm nghiên cứu.............................................................................18 6.2.1 Phương pháp tiếp cận nghiên cứu......................................................19 6.2.2 Phương pháp nghiên cứu....................................................................22 7. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận án..................................................28 Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ ĐẢM BẢO AN NINH LƯƠNG THỰC...........................................................30 1.1. Cơ sở lí luận về đảm bảo ANLT..............................................................30 1.1.1. Các khái niệm về đảm bảo ANLT.....................................................30 1.1.2. Các cấp độ ANLT..............................................................................33 1.1.3. Vai trò của ANLT..............................................................................38 1.1.4. Các nhân tố ảnh hưởng đến đảm bảo ANLT.....................................41 1.1.5. Các chỉ tiêu đánh giá ANLT..............................................................52 1.2. Hiện trạng đảm bảo ANLT ở Việt Nam và kinh nghiệm một số nước trên thế giới...............................................................................................54 1.2.1. Hiện trạng ANLT ở Việt Nam...........................................................54 1.2.2. Kinh nghiệm một số nước trên thế giới về đảm bảo ANLT..............60 Tiểu kết chương 1................................................................................................63 Chương 2. PHÂN TÍCH CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN ĐẢM BẢO AN NINH LƯƠNG THỰC Ở ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG...................................................................................64 2.1. Tổng quan vùng Đồng Bằng Sông Cửu Long..........................................64 2.1.1. Đặc điểm tự nhiên.............................................................................64 2.1.2. Dân số và lao động............................................................................65 2.1.3. Đặc điểm kinh tế................................................................................65 2.2. Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến đảm bảo ANLT vùng ĐBSCL .........................................................................................................................67 2.2.1. Các nhân tố ảnh hưởng đến nguồn cung cho đảm bảo ANLT ở ĐBSCL..............................................................................................67 2.2.2. Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến tiêu dùng (tiếp cận lương thực ở vùng ĐBSCL)......................................................................104 2.2.3. Sự phân hóa mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến 3 tiểu vùng sinh thái nông nghiệp ở ĐBSCL.....................................................114 Tiểu kết chương 2..............................................................................................117 Chương 3. HIỆN TRẠNG ĐẢM BẢO AN NINH LƯƠNG THỰC VÙNG ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG..............................118 3.1. Hiện trạng đảm bảo ANLT trong sản xuất lương thực ở vùng ĐBSCL..................................................................................................118 3.1.1. Quỹ đất sản xuất lương thực ở vùng ĐBSCL..................................118 3.1.2. Hiện trạng sản xuất lương thực có hạt ở ĐBSCL............................118 3.2. Hiện trạng đảm bảo an ninh lương thực trong phân phối.......................131 3.2.1. Các tác nhân tham gia vào kênh phân phối lương thực ở ĐBSCL .........................................................................................................132 3.2.2. Hệ thống các chợ và cơ sở kinh doanh có kinh doanh lương thực ở ĐBSCL.........................................................................................138 3.2.3. Những vấn đề còn tồn đọng trong đảm bảo ANLT trong phân phối ở ĐBSCL.................................................................................139 3.3. Khả năng tiếp cận lương thực ở vùng Đồng Bằng sông Cửu Long .......................................................................................................................140 3.3.1. Khả năng tiếp cận lương thực cấp vùng..........................................140 3.3.2. Khả năng tiếp cận lương thực cấp hộ gia đình...............................146 Tiểu kết chương 3..............................................................................................155 Chương 4. ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP ĐẢM BẢO AN NINH LƯƠNG THỰC VÙNG ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG .......................................................................................................156 4.1. Cơ sở khoa học và thực tiễn để đề ra định hướng và giải pháp đảm bảo ANLT ở vùng ĐBSCL.....................................................................156 4.1.1. Thị trường lương thực thế giớí........................................................156 4.1.2. Thị trường lương thực Việt Nam.....................................................158 4.1.3. Hệ thống chính sách liên quan đến đảm bảo ANLT.......................159 4.1.4. Phân tích SWOT đối với vấn đề đảm bảo ANLT vùng ĐBSCL .........................................................................................................160 4.2. Định hướng chiến lược đảm bảo ANLT.................................................160 4.2.1. Đảm bảo ANLT vùng ĐBSCL gắn với mục tiêu đảm bảo ANLT quốc gia và khu vực........................................................................160 4.2.2. Đảm bảo ANLT vùng ĐBSCL có tính đến tác động BĐKH..........161 4.2.3. Đảm bảo ANLT vùng ĐBSCL gắn mục tiêu phát triển bền vững nông nghiệp, nông thôn...................................................................161 4.2.4. Đảm bảo ANLT vùng ĐBSCL gắn mục tiêu xóa đói giảm nghèo .........................................................................................................162 4.2.5. Đảm bảo ANLT vùng ĐBSCL nhằm mục tiêu kinh tế và nhân đạo cùng gắn với ổn định chính trị quốc gia cũng như toàn thế giới..................................................................................................163 4.3. Các giải pháp đảm bảo ANLT vùng ĐBSCL.........................................163 4.3.1. Các giải pháp đảm bảo ANLT trong sản xuất.................................163 4.3.2.Giải pháp đảm bảo ANLT trong phân phối......................................176 4.3.3. Giải pháp tăng cường khả năng tiếp cận lương thực.......................180 Tiểu kết chương 4..............................................................................................189 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ.........................................................................190 TÀI LIỆU THAM KHẢO..............................................................................193 DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN.........................................................................................................204 PHỤ LỤC DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT STT 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 Chữ viết tắt ANLT CGH CĐL ĐBSH ĐBSCL ĐNB TN TDMNPB DHNTB BTB BĐKH Nội dung đầy đủ An ninh lương thực Cơ giới hóa Cánh đồng lớn Đồng bằng sông Hồng Đồng bằng sông Cửu Long Đông Nam Bộ Tây Nguyên Trung du miền núi phía Bắc Duyên hải Nam Trung Bộ Bắc Trung Bộ Biến đổi khí hậu FAO Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên Hiệp Quốc (Food and Agriculture Organization of the United WB Nations) World Bank 14 BĐGLT (Ngân Hàng Thế Giới) Biến động giá lương thực 15 VFA Hiệp hội lương thực Việt Nam 16 WTO Tổ chức thương mại thế giới TPP (World Trade Organization) Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương (Trans- 13 17 Pacific Partnership Agreement DANH MỤC SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ Sơ đồ 0.1. Các yếu tố giới hạn khả năng tiếp cận lương thực của hộ gia đình..............................................................................................8 Sơ đồ 1.1. Các cấp độ ANLT và các cách tiếp cận ANLT...............................33 Sơ đồ 1.2. Khung phân tích ANLT cấp hộ gia đình.........................................35 Sơ đồ 1.3. Khung nghiên cứu ANLT cấp vùng................................................37 Sơ đồ 1.4. Sơ đồ tổng quát cân đối cung cầu lương thực.................................53 Sơ đồ 2.1. Tác động của BĐKH đến các khía cạnh của đảm bảo ANLT .........................................................................................................78 Sơ đồ 4.1. Mô hình liên kết trong CĐL theo hướng GAP..............................169 Sơ đồ 4.2. Dịch vụ hỗ trợ nông nghiệp..........................................................183 Biểu đồ 2.1. Mức độ thiệt hại do thiên tai trong sản xuất của hộ gia đình ở ĐBSCL.....................................................................................81 Biểu đồ 2.2. Mức độ hỗ trợ của nhà nước khi sản xuất hộ gặp rủi ro do thiên tai........................................................................................82 Biểu đồ 2.3. Mức độ tổn thất trong sản xuất lương thực của hộ ở ĐBSCL .....................................................................................................82 Biểu đồ 2.4. Cơ cấu chi tiêu hộ gia đình vùng ĐBSCL.................................106 Biểu đồ 3.1. Biến động diện tích đất canh tác lúa của hộ gia đình ở ĐBSCL giai đoạn 2011- 2017...............................................119 DANH MỤC BẢNG Bảng 0.1. Cơ cấu mẫu điều tra cụ thể và cỡ mẫu..........................................23 Bảng 0.2. Mô hình phân tích ma trận SWOT................................................27 Bảng 1.1. Tỷ lệ nghèo của Việt Nam giai đoạn 2010 -2018.........................58 Bảng 2.1. Kết quả đánh giá độ tin cậy của thang đo các nhân tố ảnh hưởng đến ANLT vùng ĐBSCL..................................................67 Bảng 2.2. KMO and Bartlett's Test của biến độc lập....................................68 Bảng 2.3. Đánh giá độ tin cậy của thang đo đối với biến phụ thuộc (Y) .......................................................................................................71 Bảng 2.4. KMO and Bartlett's Test...............................................................72 Bảng 2.5. Kết quả phân tích nhân tố khám phá biến phụ thuộc....................72 Bảng 2.6. Tóm tắt mô hình hồi quy về mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến đảm bảo ANLT vùng ĐBSCL...........................................73 Bảng 2.7. Bảng phân tích phương sai hồi quy về mức độ ảnh hưởng của các nhân tô đến đảm bảo ANLT vùng ĐBSCL......................74 Bảng 2.8. Kết quả mô hình hồi quy về mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến đảm bảo ANLT vùng ĐBSCL...........................................75 Bảng 2.9. Mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến ANLT vùng ĐBSCL .......................................................................................................76 Bảng 2.10. Các kênh tiêu thụ và nguồn cung cấp thông tin thị trường lương thực.....................................................................................85 Bảng 2.11. Phân tích mối quan hệ giữa tình trạng có đất và tình trạng ANLT............................................................................................94 Bảng 2.12. Tình hình biến động diện tích đất nông nghiệp hộ gia đình.........95 Bảng 2.13. Nguồn thu nhập chính của hộ gia đình vùng ĐBSCL...................95 Bảng 2.14. Kết quả khảo sát ý kiến hộ gia đình về tập quán sản xuất và phân phối của hộ gia đình vùng ĐBSCL....................................101 Bảng 2.15. Tỷ trọng các khoản chi tiêu hộ gia đình vùng ĐBSCL và cả nước (%)......................................................................................105 Bảng 2.16. Dân số, thu nhập và lượng tiêu dùng lương thực bình quân vùng ĐBSCL...............................................................................108 Bảng 2.17. Dự báo dân số vùng ĐBSCL.......................................................109 Bảng 2.18. Dự báo thu nhập bình quân một người một năm vùng ĐBSCL...............................................................................109 Bảng 2.19. Dự báo tổng nhu cầu tiêu dùng lương thực theo thu nhập của vùng ĐBSCL........................................................................110 Bảng 2.20. Mức độ tác động của các nhân tố đến các tiểu vùng sinh thái ở ĐBSCL.....................................................................................116 Bảng. 3.1 Mức độ thay đổi quy mô diện tích trồng cây lương thực có hạt ở ĐBSCL..............................................................................119 Bảng 3.2. Năng suất lúa trung bình ĐBSCL giai đoạn 2005 – 2018..........121 Bảng 3.3. Cân đối sản xuất và tiêu lương thực có hạt vùng ĐBSCL năm 2015.....................................................................................140 Bảng 3.4. Cân đối sản xuất và tiêu dùng lương thực có hạt cả nước và các vùng 2015.............................................................................141 Bảng 3.5. Chỉ số cân đối của ĐBSCL giai đoan 2002 - 2015.....................141 Bảng 3.6. Khối lượng tiêu dùng gạo bình quân 1 người/1 tháng................147 Bảng 3.7. Khối lượng tiêu dùng lương thực khác (quy gạo) bình quân 1 người/1 tháng..............................................................................147 Bảng 3.8. Bảng thu nhập và chi tiêu cho lương thực hộ gia đình ở ĐBSCL........................................................................................150 Bảng 3.9. Hộ gia đình tự đánh giá ANLT của hộ được cải thiện qua các năm ở ĐBSCL, ĐBSH và cả nước.............................................151 Bảng. 3.10. Tỷ lệ hộ gia đình tự đánh giá cuộc sống gia đình so với 5 năm trước giảm sút hoặc như cũ chia theo nguyên nhân có cải thiện so với trước........................................................................152 Bảng 3.11. Tỷ lệ hộ gia đình tự đánh giá cuộc sống gia đình so với 5 năm trước tăng chia theo lí do có cải thiện so với trước.....................152 Bảng 3.12. Chỉ số nghèo ở ĐBSCL (%)........................................................154 Bảng 4.1. Bảng dự báo dân số và đất canh tác trên thế giới........................156 DANH MỤC BẢN ĐỒ Số 1 2 3 TÊN BẢN ĐỒ Bản đồ hành chính vùng ĐBSCL Bản đồ các nhân tố tự nhiên ảnh hưởng đến đảm bảo ANLT vùng ĐBSCL Bản đồ các nhân tố kinh tế - xã hội ảnh hưởng đến đảm bảo ANLT vùng 4 5 6 ĐBSCL Bản đồ tổ chức lãnh thổ các cây lương thực ở vùng ĐBSCL Bản đồ tình hình mất ANLT theo địa phương ở ĐBSCL năm 2018 Bản đồ hiện trạng sử dụng đất vùng ĐBSCL năm 2018 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Lương thực được coi là nhu cầu cơ bản không thể thiếu được đối với đời sống xã hội con người. Ở Việt Nam, đảm bảo ANLT là một trong những vấn đề được đặc biệt quan tâm trong điều kiện dân số tăng, diện tích đất nông nghiệp giảm, cùng với tác động của BĐKH dẫn đến thu nhập của nông dân đang sụt giảm dần, xu hướng“ly nông” ngày càng tăng nhất là những vùng sản xuất còn gặp nhiều khó khăn. ĐBSCL là vựa lúa lớn nhất cả nước, nguồn cung lương thực không những đảm bảo cho nội vùng mà còn cung cấp lương thực đảm bảo ANLT quốc gia và xuất khẩu thu ngoại tệ. Cụ thể, sản xuất lương thực của vùng chiếm 48,4% diện tích và 49,6% sản lượng cây lương thực có hạt của cả nước, bình quân lương thực có hạt theo đầu người là 1.360 kg, gấp 2,6 lần mức trung bình cả nước; Riêng cây lúa, vùng ĐBSCL chiếm 54,8% diện tích và 55,2% sản lượng lúa cả nước, bình quân sản lượng lương thực có hạt theo đầu người là 1.383,4 (2018) [67]. Mức tiêu dùng gạo và lương thực khác quy gạo chung của cả nước từ 12,7 Kg/người/tháng (2005) xuống 10,8 Kg/ người/ tháng (2010) và 9,9 Kg (2016). Theo Niên giám thống kê Việt Nam năm 2018, trong giai đoạn 2005 – 2018, mức tiêu dùng lương thực (đã quy đổi ra gạo) khoảng 133 kg/người/năm thì ĐBSCL không chỉ đảm bảo ANLT cho 17,66 triệu dân vùng, đảm bảo lương thực cho gần 92,7 triệu dân cả nước mà vẫn dư thừa khoảng 1/2 sản lượng lương thực. Song không phải mỗi người dân trong vùng ĐBSCL cũng như cả nước được cung cấp, được tiếp cận lương thực như nhau. Thực tiễn, vấn đề đảm bảo ANLT ở ĐBSCL hiện vẫn còn nhiều bất cập. Hiện tại, có một nghịch lý là người nông dân ở vựa lúa quốc gia, nơi cung cấp lương thực, đặc biệt là sản xuất lúa gạo đã giúp Việt Nam là nước đứng đầu trên thế giới về xuất khẩu gạo nhưng đổi lại họ là người có mức thu nhập thấp nhất và không tiếp cận đầy đủ lương thực. Mặt khác, hàng năm, lượng lương thực sản xuất dư ra rất nhiều nhưng số lượng lớn là lương thực chất lượng chưa cao và bán với giá rẻ, điều này đẩy nông dân sản xuất lương thực trở thành người nghèo nhất. Vựa lúa ĐBSCL là vùng có thu nhập bình quân đầu người thấp hơn mức trung bình cả nước, nông dân 2 trồng lương thực ở ĐBSCL có thu nhập thấp hơn so với lao động trong những lĩnh vực khác. Vấn đề ANLT ở ĐBSCL cần được xem xét một cách toàn diện là đảm bảo ANLT vùng ĐBSCL phải gắn với ANLT quốc gia và đảm bảo thu nhập cho nông dân, xác định các nhân tố ảnh hưởng đến đảm bảo ANLT ở vựa lúa trên cơ sở khai thác hiệu quả nguồn lực kinh tế và khắc phục những nhân tố gây nên sự bất ổn định trong sản xuất, phân phối và tiếp cận lương thực ở ĐBSCL. Từ đó, tìm giải pháp đảm bảo ANLT ở ĐBSCL. Đặc biệt, quan tâm đến tìm giải pháp nâng cao thu nhập cho hộ trồng cây lương thực và hộ nghèo trong vùng. Xuất phát từ các lí do trên, tôi chọn đề tài nghiên cứu: “Các nhân tố ảnh hưởng và giải pháp đảm bảo An ninh lương thực vùng Đồng bằng sông Cửu Long”. 2. Lịch sử nghiên cứu đề tài Vấn đề đảm bảo ANLT đã được quan tâm từ rất xa xưa trong lịch sử của nhân loại, ở cả phương Đông lẫn phương Tây. Tuy nhiên, các nghiên cứu có tính hệ thống và khoa học thì muộn hơn nhiều. Năm 1992, FAO mới đưa ra được định nghĩa đầy đủ về ANLT. Qua thời gian, quan niệm về ANLT có những biến đổi khác nhau và đã có nhiều nghiên cứu về ANLT. 2.1. Nghiên cứu về các nhân tố ảnh hưởng đến đảm bảo ANLT trong sản xuất (cung lương thực) trên thế giới và Việt Nam. Vấn đề cung cầu lương thực luôn là trọng tâm của nhân loại, ngày nay dưới áp lực suy giảm nguồn tài nguyên cho sản xuất nông nghiệp, BĐKH,.v.v nên đã có rất nhiều công trình nghiên cứu về các nhân tố ảnh hưởng đến sản xuất và đảm bảo ANLT trên thế giới và ở Việt Nam. 2.1.1 Ở Việt Nam Vấn đề nông nghiệp, nông dân, nông thôn luôn là vấn đề quan trọng trong chính sách phát triển nông nghiệp nói riêng và kinh tế của Việt Nam nói chung. ĐBSCL là một trong 7 vùng kinh tế, vùng trọng điểm cung ứng lương thực không những giữ vai trò chủ đạo đảm bảo ANLT cho nội vùng mà còn cho các vùng khác trong cả nước và xuất khẩu lương thực. Vì vậy, có rất nhiều nghiên cứu về các nhân tố ảnh hưởng đến sản xuất lương thực đảm bảo nguồn cung cho đảm bảo ANLT nội vùng và quốc gia. 3 Đặng Kiều Nhân (2009) trong công trình Năng suất và lợi tức sản xuất lúa cao sản ở ĐBSCL giai đoạn 1995-2006 đã nhận ra được những yếu tố chính ảnh hưởng đến năng suất và lợi tức sản xuất lúa ở ĐBSCL. Cụ thể, từ kết quả phân tích số liệu thống kê năng suất và lợi tức trong thời gian 10 năm của nông hộ, cho rằng diện tích lúa tăng ở những khu vực có điều kiện tự nhiên thuận lợi, sản xuất lương thực theo hướng thâm canh và hạn chế độc canh cây lúa là điều kiện cần thiết để đảm bảo nguồn cung lương thực bền vững và tăng thu nhập cho người trồng lương thực. Phạm Lê Thông (2011) qua nghiên cứu Hiệu quả kỹ thuật và kinh tế của vụ lúa Đông Xuân ở ĐBSCL đã khẳng định vấn đề lựa chọn vật tư đầu vào và lao động nông thôn thường xuyên được tập huấn khuyến nông, kỹ thuật sản xuất mới, sử dụng máy móc hiện đại,...có tác động lớn đến tăng năng suất lúa gạo ở vùng ĐBSCL. Nguyễn Hữu Đặng (2012), Hiệu quả kỹ thuật và các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả kỹ thuật của hộ trồng lúa ở ĐBSCL, Việt Nam giai đoạn 2008- 2011. Nghiên cứu đánh giá hiện trạng sản xuất lúa ở ĐBSCL nhìn chung hiệu quả mang lại chưa cao và có xu hướng giảm là do sự không đồng bộ trong ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất và lựa chọn nguồn vật tư đầu vào tối ưu kém. Nguyễn Tiến Dũng, Lê Khương Ninh (2015) Các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất lúa của nông hộ ở Thành phố Cần Thơ. Trên cơ sở phân tích dữ liệu sơ cấp từ điều tra nông hộ sản xuất lúa gạo tại Cần Thơ cho thấy sản xuất lúa gạo chủ yếu chịu ảnh hưởng bởi nhiều nhân tố như quy mô diện tích, phương thức mua vật tư, phương thức bán, tập quán sản xuất, số lượng, chất lượng và kinh nghiệm của nguồn lao động, … Lê Thị Lương, Võ Thành Danh (2018), Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến tăng trưởng nông nghiệp ở Thành phố Cần Thơ, đã phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến nguồn gốc tăng trưởng nông nghiệp chủ yếu phụ thuộc vào việc tăng cường vốn vật chất đầu tư vào nông nghiệp, mở rộng quy mô đất canh tác do thủy lợi và cộng nghệ. Vũ Thị Kim Cúc (2011), Vai trò của các nhân tố kinh tế - xã hội đối với sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp thành phố Hải Phòng, nghiên cứu cho rằng lực lượng lao động chất lượng cao, thị trường và chính sách nhà nước, ..sẽ góp phần 4 cho sản xuất nông nghiệp chuyển hướng tích cực theo hướng sản xuất lương thực hàng hóa 2.1.2 Trên thế giới Các học giả Trung Quốc, Vương Dật Châu và cộng sự (1999) trong cuốn sách “An ninh quốc tế trong thời đại toàn cầu hóa” [20] đã đề cập đến nội dung của ANLT dưới góc độ là bộ phận quan trọng của an ninh kinh tế, đề ra tác động 2 mặt của toàn cầu hóa và tính phức tạp của an ninh thế giới đối với ANLT của Trung Quốc. Như vậy, đảm bảo ANLT là góp phần đảm bảo an ninh kinh tế và chịu sự ảnh hưởng lớn của toàn cầu hóa nền kinh tế thế giới. Báo cáo phát triển con người (2005) của Liên hợp quốc (UNDP) với chủ đề: “Hợp tác quốc tế trong thời điểm quyết định: viện trợ, thương mại và an ninh trong một thế giới không bình đẳng” đã chỉ ra những cản trở, bất bình đẳng của thương mại trong nông nghiệp hiện nay đối với các nước đang phát triển, từ đó tác động đối với sản xuất lương thực và đảm bảo thực hiện mục tiêu ANLT trên thế giới. Food security: Challengen of feeding 9 billion people (2010) [114] của H. Charles, J. Godfray và cộng sự cho rằng những thách thức cho đảm bảo ANLT toàn cầu trong 40 năm tới là sức ép của tăng dân số, BĐKH, khan hiếm nguồn nước,… khả năng mở rộng nguồn cung lương thực hạn hẹp và nhu cầu lương thực tăng. Nghiên cứu cũng cho rằng cần liên kết giữa các quốc gia để giải quyết nguồn cung cho vấn đề ANLT. Water and food security in Vietnam: Challengenges for rice production (2013), [115] Chu Thái Hoành đánh giá hiện trạng cung cấp lương thực và nhu cầu lương thực cho ANLT Việt Nam. Đặc biệt, ở khía cạnh ANLT hộ gia đình thì lượng Kcal đóng góp vào cơ cấu khẩu phần ăn cũng thay đổi theo chiều hướng tích cực (giảm Kcal từ lương thực). Tuy nhiên, để đảm bảo ANLT Việt Nam nói chung và ĐBSCL nói riêng còn rất nhiều thách thức như đối với chính sách, thu nhập người trồng lúa thấp,…Đặc biệt, là nhu cầu nguồn nước cho sản xuất lương thực dưới tác động BĐKH. Rice production or rice farmer’s liverhoods for national food security under salinity intrucsion in the Mekong Delta (2013) [112], Đặng Kiều Nhân và cộng sự trên cơ sở nghiên cứu lí luận và thực tiễn và đưa ra 3 kịch bản tác động của xâm nhập mặn: 5 với mức xâm nhập mặn 30 cm có đến 50.000 ha đất và 120.000 tấn lương thực bị mất, nếu xâm nhập mặn kết hợp xây dựng các đập thủy điện và kết hợp khô hạn thì hơn 500.000 ha bị ảnh hưởng và 1.000.000 tấn lương thực bị mất, chỉ xâm nhập mặn ở các cửa sông lớn (Cái Lớn, Cái Bè, Cổ Chiên và Hàm Luông) thì mức độ ảnh hưởng sẽ ít hơn nhiều. 2.2 Nghiên cứu về các giải pháp đảm bảo ANLT trên thế giới và Việt Nam 2.2.1 Trên thế giới Tìm giải pháp đảm bảo ANLT luôn là vấn đề đáng quan tâm của thế giới. Vì vậy, cùng với nhiều công trình nghiên cứu, còn có những chương trình hành động nhằm thực thi các chính sách chống đói nghèo, đảm bảo ANLT trên quy mô toàn cầu, nhất là ở các nước đang phát triển. Chiến dịch Chống đói (1960) của Liên hiệp quốc và Tổ chức Nông Lương với mục đích của chiến dịch là để kết thúc đói bằng cách cho phép người dân tự phát triển sản xuất lương thực đủ để nuôi sống bản thân, chứ không phải thông qua sự phụ thuộc vào viện trợ lương thực. Vào thời điểm đó, quan điểm phổ biến cho rằng, nhân tố chính tác động đến ANLT là khả năng sản xuất, nếu Chính phủ các nước có thể sản xuất đủ lương thực để cung cấp nhu cầu trong nước của họ thì nạn đói sẽ biến mất. Như vậy, thời gian này, quan niệm ANLT chỉ chú trọng đến tính ổn định trong sản xuất và khẳng định là giải pháp quyết định trong đảm bảo ANLT. Chương trình lương thực theo tiêu chuẩn WHO (1962) cùng với sự ra đời của Ủy ban Codex Quốc tế đã đề cập đến các vấn đề bảo vệ sức khỏe người tiêu dùng, đảm bảo công bằng trong thương mại, các tiêu chuẩn lương thực an toàn, thúc đẩy sự phối hợp của các tổ chức liên chính phủ và phi chính phủ là một trong những giải pháp cho nỗ lực đảm bảo ANLT. Cam kết quốc tế về ANLT của Liên hiệp Quốc (1974) được thông qua trong Hội nghị về ANLT tại Rome: Do trong những năm 1970, ANLT thế giới thật sự gặp khó khăn do tác động của BĐGLT tăng cao gây nên tình trạng khủng hoảng lương thực toàn cầu và dân số ngày càng tăng nhanh. Vì vậy, vấn đề quan tâm hàng đầu của các nhà hoạch định chính sách chính là “ANLT và bùng nổ dân số” [2]. Trong giai đoạn này, ngoài nhân tố sản xuất ra, thì dân số tăng nhanh và BĐGLT cũng tác động mạnh 6 đến ANLT. Giải pháp quan trọng nhất là hướng đến những cải tiến trong sản xuất nông nghiệp và “Cuộc cách mạng xanh” đã tăng sản lượng lương thực góp phần ổn định ANLT trong sản xuất. Tuy nhiên, quan niệm về ANLT lúc này chủ yếu là tập trung vào các vấn đề cung lương thực - đảm bảo nguồn cung cấp và ở một mức độ nào đó là ổn định giá cả lương thực chủ yếu ở cấp độ quốc gia và quốc tế. Cho đến cuối những năm 1980, hầu hết các nhà nghiên cứu đã cho rằng, khẩu phần ăn với 2100 kcal một ngày là tiêu chuẩn đánh giá ANLT [2]. Điều này tuy mang tính chủ quan nhưng đã bắt đầu có thay đổi về nhận thức rằng, mỗi cá nhân có nhu cầu khác nhau về số lượng, chất lượng lương thực, chứ không phải là 2100 Kcal tiêu chuẩn. Tuy nhiên, quan điểm này vẫn được chấp nhận khi đánh giá tiếp cận ANLT cấp quốc gia và vùng. Vì thế, trong thời kỳ này, các tổ chức quốc tế liên quan đến các vấn đề về lương thực và y tế như: Tổ chức Nông lương Thế giới (FAO), Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), Chương trình Lương thực Thế giới (WFP), Viện Nghiên cứu Chính sách Lương thực Thế giới (IFPRI) và nhiều tổ chức khác đều nỗ lực kêu gọi phát triển nguồn lương thực, thực phẩm cân bằng và đời sống khỏe mạnh. Người ta cũng quan tâm nhiều hơn đến sở thích đối với lương thực, thực phẩm theo truyền thống văn hoá hoặc xã hội. Mức độ phức tạp và cụ thể theo từng hoàn cảnh của ANLT cho thấy rằng, quan niệm này chính là động lực thúc đẩy các hành động trung gian nhằm tạo ra những giải pháp hữu hiệu cho đảm bảo ANLT dựa trên những tiêu chuẩn chung của thế giới về đời sống cân bằng, năng động và khoẻ mạnh. Báo cáo phát triển thế giới (2008) của Ngân hàng thế giới với tiêu đề: “Tăng cường nông nghiệp cho phát triển” đã chỉ ra vai trò của nông nghiệp với đảm bảo ANLT, các giải pháp phát triển nông nghiệp trong bối cảnh toàn cầu hóa góp phần đảm bảo ANLT ở cả cấp độ toàn cầu, quốc gia và hộ gia đình. 2.2.2 Ở Việt Nam Nguyễn Sinh Cúc (2008) An ninh lương thực Việt Nam – những cảnh báo và giải pháp, Nghiên cứu đã khái quát trong bối cảnh BĐGLT diễn biến phức tạp đã gây nên những khó khăn và thách thức lớn cho đảm bảo ANLT từ sản xuất đến tiêu dùng trong nước và xuất khẩu,… Do vậy, giải pháp hàng đầu là đẩy mạnh sản xuất lương thực theo hướng thâm canh, phát triển thị trường lương thực trong nước và nâng cao giá trị 7 lương thực hàng hóa xuất khẩu,..góp phần tăng cường thu nhập cho hộ trồng lúa là giải pháp thiết thực để ANLT được đảm bảo. Chương trình hành động của APEC được thông qua trong tuần lễ ANLT và đối thoại chính sách cao cấp về ANLT và nông nghiệp bền vững và BĐKH tại Cần Thơ từ 18 đến 25/8/2017 đã thảo luận 3 chương trình hành động: (1) Kế hoạch hành động thực hiện Chương trình khung nhiều năm của APEC về ANLT và BĐKH (gọi tắt là MYAP) 2018 – 2020; (2) Kế hoạch hành động thực hiện khung chiến lược APEC về phát triển nông thôn - đô thị bền vững để tăng cường ANLT và tăng trưởng chất lượng (gọi tắt là AP); (3) Tuyên bố Cần Thơ về tăng cường ANLT và nông nghiệp bền vững thích ứng với BĐKH. APEC đã nêu lên các hướng cho giải quyết ANLT của nhân loại là phải tăng cường liên kết và trao đổi thông tin trong nghiên cứu về ANLT giữa các lĩnh vực, các địa phương, quốc gia, phát triển nông nghiệp sinh thái, công nghệ cao và thích ứng với BĐKH, phát triển nông thôn – đô thị đi đôi với xóa đói giảm nghèo [6]. 2.3 Nghiên cứu tổng hợp về đảm bảo ANLT, các nhân tố ảnh hưởng và giải pháp đảm bảo ANLT ở vùng ĐBSCL. Ở khía cạnh nghiên cứu tổng hợp các nhân tố và giải pháp đảm bảo ANLT có nhiều tác giả đã đưa ra có rất nhiều nghiên cứu có giá trị góp phần làm sáng tỏ các nhân tố ảnh hưởng đến đảm bảo ANLT, đặc biệt, các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận lương thực. 2.3.1 Trên thế giới Đầu tiên, đề cập đến lý thuyết của Foster (1999) về ANLT. Trong công trình nghiên cứu The World Food Problem: Toward Ending Undernutrition in the Third World: Foster quan tâm đến ANLT và cho rằng các nhân tố giới hạn khả năng tiêu dùng lương thực qua công thức sau [112]:
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan