Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Các tỉnh ủy ở nam trung bộ lãnh đạo ngăn chặn, đẩy lùi suy thoái tư tưởng chính ...

Tài liệu Các tỉnh ủy ở nam trung bộ lãnh đạo ngăn chặn, đẩy lùi suy thoái tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống trong đội ngũ cán bộ diện ban thường vụ tỉnh ủy quản lý giai đoạn hiện nay.

.PDF
207
1784
83

Mô tả:

HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH NGUYỄN THÁI HỌC CÁC TỈNH ỦY Ở NAM TRUNG BỘ LÃNH ĐẠO NGĂN CHẶN, ĐẨY LÙI SUY THOÁI TƯ TƯỞNG CHÍNH TRỊ, ĐẠO ĐỨC, LỐI SỐNG TRONG ĐỘI NGŨ CÁN BỘ DIỆN BAN THƯỜNG VỤ TỈNH ỦY QUẢN LÝ GIAI ĐOẠN HIỆN NAY LUẬN ÁN TIẾN SĨ CHUYÊN NGÀNH: XÂY DỰNG ĐẢNG VÀ CHÍNH QUYỀN NHÀ NƯỚC HÀ NỘI - 2017 HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH NGUYỄN THÁI HỌC CÁC TỈNH ỦY Ở NAM TRUNG BỘ LÃNH ĐẠO NGĂN CHẶN, ĐẨY LÙI SUY THOÁI TƯ TƯỞNG CHÍNH TRỊ, ĐẠO ĐỨC, LỐI SỐNG TRONG ĐỘI NGŨ CÁN BỘ DIỆN BAN THƯỜNG VỤ TỈNH ỦY QUẢN LÝ GIAI ĐOẠN HIỆN NAY LUẬN ÁN TIẾN SĨ CHUYÊN NGÀNH: XÂY DỰNG ĐẢNG VÀ CHÍNH QUYỀN NHÀ NƯỚC Mã số: 62 31 02 03 Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS TRƯƠNG THỊ THÔNG TS. PHẠM TẤT THẮNG HÀ NỘI - 2017 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu nêu trong luận án là trung thực, có nguồn gốc rõ ràng và được trích dẫn đầy đủ theo quy định. TÁC GIẢ LUẬN ÁN Nguyễn Thái Học Mục lục Trang MỞ ĐẦU ............................................................................................................................... 1 CHƯƠNG 1 .......................................................................................................................... 7 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN .. 7 1.1. CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC Ở NƯỚC NGOÀI .................................................. 7 1.2. CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC Ở VIỆT NAM ...................................................... 12 1.3. KHÁI QUÁT KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA LUẬN ÁN TIẾP TỤC GIẢI QUYẾT ............................................................................................. 25 CHƯƠNG 2 ........................................................................................................................ 28 CÁC TỈNH ỦY Ở NAM TRUNG BỘ LÃNH ĐẠO NGĂN CHẶN,ĐẨY LÙI SUY THOÁI TƯ TƯỞNG CHÍNH TRỊ, ĐẠO ĐỨC,LỐI SỐNG TRONG ĐỘI NGŨ CÁN BỘ DIỆN BAN THƯỜNG VỤ TỈNH ỦY QUẢN LÝ - NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN ................................................................................................................ 28 2.1. KHÁI QUÁT VỀ CÁC TỈNH NAM TRUNG BỘ, TỈNH ỦY, BAN THƯỜNG VỤ TỈNH ỦY VÀ ĐỘI NGŨ CÁN BỘ DIỆN BAN THƯỜNG VỤ TỈNH ỦY QUẢN LÝ ... 28 2.2. SUY THOÁI TƯ TƯỞNG CHÍNH TRỊ, ĐẠO ĐỨC, LỐI SỐNG TRONG ĐỘI NGŨ CÁN BỘ DIỆN BAN THƯỜNG VỤ TỈNH ỦY QUẢN LÝ Ở NAM TRUNG BỘ VÀ CÁC TỈNH ỦY LÃNH ĐẠO NGĂN CHẶN, ĐẨY LÙI - KHÁI NIỆM, NỘI DUNG, PHƯƠNG THỨC ................................................................................................................ 49 CHƯƠNG 3 ........................................................................................................................ 73 TÌNH HÌNH SUY THOÁI TƯ TƯỞNG CHÍNH TRỊ, ĐẠO ĐỨC, LỐI SỐNG TRONG ĐỘI NGŨ CÁN BỘ DIỆN BAN THƯỜNG VỤ TỈNH UỶ QUẢN LÝ Ở NAM TRUNG BỘ VÀ TỈNH ỦY LÃNH ĐẠO NGĂN CHẶN, ĐẨY LÙI - THỰC TRẠNG, NGUYÊN NHÂN, KINH NGHIỆM ........................................................... 73 3.1. TÌNH HÌNH SUY THOÁI TƯ TƯỞNG CHÍNH TRỊ, ĐẠO ĐỨC, LỐI SỐNG TRONG ĐỘI NGŨ CÁN BỘ DIỆN BAN THƯỜNG VỤ TỈNH ỦY QUẢN LÝ Ở NAM TRUNG BỘ ......................................................................................................................... 73 5 3.2. CÁC TỈNH ỦY Ở NAM TRUNG BỘ LÃNH ĐẠO NGĂN CHẶN, ĐẨY LÙI SUY THOÁI TƯ TƯỞNG CHÍNH TRỊ, ĐẠO ĐỨC, LỐI SỐNG TRONG ĐỘI NGŨ CÁN BỘ DIỆN BAN THƯỜNG VỤ TỈNH UỶ QUẢN LÝ - THỰC TRẠNG, NGUYÊN NHÂN, KINH NGHIỆM .................................................................................................................. 85 CHƯƠNG 4 ...................................................................................................................... 118 PHƯƠNG HƯỚNG, GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG SỰ LÃNH ĐẠO CỦA CÁC TỈNH UỶ Ở NAM TRUNG BỘ ĐỐI VỚI NGĂN CHẶN, ĐẨY LÙI SUY THOÁI TƯ TƯỞNG CHÍNH TRỊ, ĐẠO ĐỨC, LỐI SỐNG TRONG ĐỘI NGŨ CÁN BỘ DIỆN BAN THƯỜNG VỤ TỈNH UỶ QUẢN LÝ ĐẾN NĂM 2030 ...................................... 118 4.1. PHƯƠNG HƯỚNG TĂNG CƯỜNG SỰ LÃNH ĐẠO CỦA CÁC TỈNH UỶ Ở NAM TRUNG BỘ ĐỐI VỚI NGĂN CHẶN, ĐẨY LÙI SUY THOÁI TƯ TƯỞNG CHÍNH TRỊ, ĐẠO ĐỨC, LỐI SỐNG TRONG ĐỘI NGŨ CÁN BỘ DIỆN BAN THƯỜNG VỤ TỈNH UỶ QUẢN LÝ ................................................................................................................... 118 4.2. NHỮNG GIẢI PHÁP CHỦ YẾU TĂNG CƯỜNG SỰ LÃNH ĐẠO CỦA CÁC TỈNH ỦY Ở NAM TRUNG BỘ ĐỐI VỚI NGĂN CHẶN, ĐẨY LÙI SUY THOÁI TƯ TƯỞNG CHÍNH TRỊ, ĐẠO ĐỨC, LỐI SỐNG TRONG ĐỘI NGŨ CÁN BỘ DIỆN BAN THƯỜNG VỤ TỈNH ỦY QUẢN LÝ ĐẾN NĂM 2030 .................................................. 125 KẾT LUẬN ....................................................................................................................... 161 DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG BỐ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN ......................................................................................................................... 164 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO........................................................................ 165 PHỤ LỤC.......................................................................................................................... 181 DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT TRONG LUẬN ÁN Chữ viết tắt Chữ viết đầy đủ BTVTU Ban thường vụ tỉnh ủy CT-XH Chính trị - xã hội CTQG Chính trị quốc gia CNH, HĐH Công nghiệp hóa, hiện đại hóa CNXH Chủ nghĩa xã hội HTCT Hệ thống chính trị HĐND Hội đồng nhân dân MTTQ Mặt trận Tổ quốc NTB Nam Trung Bộ Nxb Nhà xuất bản UBND Ủy ban nhân dân XHCN Xã hội chủ nghĩa PTLĐ Phương thức lãnh đạo 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Qua thực tiễn đấu tranh cách mạng, Đảng ta khẳng định: “Cán bộ là nhân tố quyết định sự thành bại của cách mạng, là khâu then chốt trong công tác xây dựng Đảng”[22, tr. 239]. Có được đội ngũ cán bộ xứng đáng với vị trí, vai trò đó, phải tiến hành tốt các khâu của công tác cán bộ. Trong đó, một vấn đề đặc biệt quan trọng cần tập trung thực hiện tốt là phòng ngừa, ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống trong đội ngũ cán bộ, nhất là trong đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý, ở các tỉnh, đó là đội ngũ cán bộ diện ban thường vụ tỉnh ủy (BTVTU) quản lý. Cán bộ diện BTVTU quản lý là những người giữ cương vị lãnh đạo quản lý trong các cơ quan của Đảng, Nhà nước, các đoàn thể chính trị - xã hội, các đơn vị sự nghiệp, đảng ủy khối, quân đội, công an cấp tỉnh, cán bộ chủ chốt cấp ủy, chính quyền cấp huyện… Đây là đội ngũ cán bộ có vị trí, vai trò then chốt trong quá trình lãnh đạo, chỉ đạo tổ chức thực hiện nghị quyết, chủ trương của Đảng, của tỉnh ủy, cấp ủy trực thuộc, chính sách pháp luật của Nhà nước ở các địa phương. Để đội ngũ cán bộ này hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao, cùng với việc xây dựng, phải đặc biệt coi trọng đấu tranh ngăn chặn, đẩy lùi suy thoái tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống. Đảng đã ban hành Nghị quyết Hội nghị Trung ương lần thứ 4 khóa XI “Một số vấn đề cấp bách về xây dựng Đảng hiện nay”, trong đó, xác định ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống của một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên, trước hết là cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp là một trong ba vấn đề cấp bách, và là vấn đề cấp bách nhất. Trong những năm qua, các tỉnh ủy ở Nam Trung Bộ (NTB) đã coi trọng ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống 2 trong đội ngũ cán bộ diện BTVTU quản lý, xác định các chủ trương, giải pháp và chỉ đạo tổ chức thực hiện đạt kết quả bước đầu. Nhờ đó, đại đa số cán bộ diện BTVTU quản lý có tư tưởng chính trị vững vàng; đảm bảo về đạo đức, lối sống, nhiều cán bộ là tấm gương sáng về đạo đức, lối sống trong cán bộ, đảng viên và nhân dân, hoàn thành tốt chức trách, nhiệm vụ được giao. Tuy nhiên, trong đội ngũ cán bộ diện BTVTU quản lý ở các tỉnh NTB vẫn còn một bộ phận suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống. Những cán bộ này đã được phát hiện và xử lý trong những năm trước đây, nhất là qua thực hiện Nghị quyết Hội nghị Trung ương lần thứ 4 khóa XI “Một số vấn đề cấp bách về xây dựng Đảng hiện nay”. Ngoài số cán bộ đã phát hiện và xử lý, trong đội ngũ cán bộ diện BTVTU quản lý vẫn còn những biểu hiện suy thoái về tư tưởng chính trị như: phai nhạt lý tưởng cách mạng; chưa thực sự tin tưởng tuyệt đối vào thắng lợi công cuộc đổi mới và chủ nghĩa xã hội (CNXH); chưa thể hiện được vai trò tiên phong, gương mẫu trong học tập, công tác; thờ ơ trước những tư tưởng, quan điểm sai trái; “dĩ hòa vi quý” trong đấu tranh phê bình; cục bộ, kèn cựa địa vị, xu thời, vụ lợi... Bên cạnh đó là những biểu hiện suy thoái về đạo đức, lối sống như: sống buông thả; lãng phí, ăn chơi sa đọa; quan hệ nam nữ bất chính; thái độ không đúng với nhân dân... Sự lãnh đạo của các tỉnh ủy đối với ngăn chặn, đẩy lùi suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống trong đội ngũ cán bộ diện BTVTU quản lý còn những yếu kém, bất cập về nội dung và phương thức lãnh đạo (PTLĐ): chưa xác định rõ nội dung lãnh đạo; chủ trương, giải pháp chưa mạnh, chưa thường xuyên tập trung chỉ đạo thực hiện một cách quyết liệt; chưa thực sự coi trọng công tác kiểm tra, giám sát; sự phối hợp giữa cấp ủy các cấp và các tổ chức trong hệ thống chính trị (HTCT), các cơ quan chức năng chưa chặt chẽ, thường xuyên; chưa phát huy mạnh mẽ vai trò của Mặt trận Tổ quốc (MTTQ), các tổ chức chính trị - xã hội (CT-XH) và nhân dân 3 trong công việc này... Nghiên cứu tìm giải pháp hiệu quả phát huy ưu điểm, khắc phục khuyết điểm, yếu kém nêu trên, ngăn chặn, đẩy lùi suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống trong đội ngũ cán bộ diện BTVTU quản lý ở các tỉnh NTB thực sự là vấn đề cần thiết và cấp bách. Để góp phần giải quyết thực trạng nêu trên, nghiên cứu sinh chọn và thực hiện đề tài luận án tiến sĩ: “Các tỉnh ủy ở Nam Trung Bộ lãnh đạo ngăn chặn, đẩy lùi suy thoái tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống trong đội ngũ cán bộ diện ban thường vụ tỉnh ủy quản lý giai đoạn hiện nay”. 2. Mục đích và nhiệm vụ của luận án 2.1. Mục đích Trên cơ sở làm rõ những vấn đề lý luận và thực tiễn về các tỉnh ủy ở NTB lãnh đạo ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống trong đội ngũ cán bộ diện BTVTU quản lý, luận án đề xuất những giải pháp chủ yếu tăng cường sự lãnh đạo của các tỉnh ủy đối với ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống trong đội ngũ cán bộ diện BTVTU quản lý trong những năm tới. 2.2. Nhiệm vụ - Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận án. - Làm rõ những vấn đề lý luận và thực tiễn về các tỉnh ủy ở NTB lãnh đạo ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái tư tưởng chính trị, đạo đức lối, sống trong đội ngũ cán bộ diện BTVTU quản lý hiện nay. - Khảo sát, đánh giá tình hình suy thoái tư tưởng chính trị, đạo đức lối sống trong đội ngũ cán bộ diện BTVTU quản lý và thực trạng các tỉnh ủy ở NTB lãnh đạo ngăn chặn, đẩy lùi suy thoái tư tưởng chính trị, đạo đức lối sống trong đội ngũ cán bộ diện BTVTU quản lý từ 2010 đến nay, chỉ ra ưu, khuyết điểm, nguyên nhân, kinh nghiệm. 4 - Đề xuất phương hướng và các giải pháp khả thi tăng cường sự lãnh đạo của các tỉnh ủy ở NTB đối với ngăn chặn, đẩy lùi suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống trong đội ngũ cán bộ diện BTVTU đến năm 2030 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận án 3.1. Đối tượng nghiên cứu Luận án nghiên cứu các tỉnh ủy ở NTB lãnh đạo ngăn chặn, đẩy lùi suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống trong đội ngũ cán bộ diện BTVTU quản lý giai đoạn hiện nay. 3.2. Phạm vi nghiên cứu - Luận án chỉ nghiên cứu những cán bộ diện BTVTU quản lý là những cán bộ giữ các chức vụ lãnh đạo, quản lý các tổ chức trong HTCT cấp tỉnh, một số ở cấp huyện (Luận án không nghiên cứu cán bộ diện BTVTU quản lý như anh hùng lao động, anh hùng lực lượng vũ trang đang công tác hoặc nghỉ hưu tại tỉnh). - Luận án khảo sát thực tế về những vấn đề nêu trên ở một số huyện, thị, thành phố, sở, ban và các ngành, lĩnh vực kinh tế - xã hội của 7 tỉnh NTB gồm: Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa, Ninh Thuận, Bình Thuận từ năm 2010 đến nay. - Phương hướng và các giải pháp đề xuất trong luận án có giá trị đến năm 2030. 4. Cơ sở lý luận, thực tiễn và phương pháp nghiên cứu của luận án 4.1. Cơ sở lý luận Cơ sở lý luận của luận án là chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm, đường lối của Đảng Cộng sản Việt Nam về cán bộ, công tác cán bộ; tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, suy thoái tư tưởng chính trị, 5 đạo đức, lối sống của cán bộ, đảng viên và việc phòng, chống suy thoái tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống của cán bộ, đảng viên. 4.2. Cơ sở thực tiễn Cơ sở thực tiễn của luận án là tình hình suy thoái tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống trong đội ngũ cán bộ diện BTVTU quản lý và các tỉnh ủy ở NTB lãnh đạo ngăn chặn, đẩy lùi suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống trong đội ngũ cán bộ diện BTVTU quản lý từ năm 2010 đến nay. 4.3. Phương pháp nghiên cứu Luận án sử dụng phương pháp luận của chủ nghĩa Mác - Lênin và các phương pháp chuyên ngành và liên ngành chủ yếu như: phương pháp logic kết hợp lịch sử; khảo sát thực tiễn; điều tra xã hội học; phân tích kết hợp với tổng hợp; thống kê, so sánh, điều tra xã hội học và phương pháp chuyên gia... 5. Đóng góp mới về khoa học của luận án - Khái niệm: các tỉnh ủy ở NTB lãnh đạo ngăn chặn, đẩy lùi suy thoái tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống trong đội ngũ cán bộ diện BTVTU quản lý là toàn bộ hoạt động lãnh đạo của tỉnh ủy, BTVTU nhằm làm cho tình trạng suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống trong đội ngũ cán bộ diện BTVTU quản lý bị chặn lại, giảm dần, loại trừ khả năng gây tác hại, xây dựng đội ngũ cán bộ có chất lượng hoàn thành tốt chức trách, nhiệm vụ được giao, củng cố uy tín của Đảng, Nhà nước với nhân dân. - Kinh nghiệm: tỉnh ủy, các cấp ủy đảng trực thuộc, trước hết là BTVTU đoàn kết, có quyết tâm chính trị cao, mẫu mực về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, lãnh đạo phối hợp chặt chẽ với các cơ quan chức năng của chính quyền, các tổ chức CT - XH, sẽ lãnh đạo ngăn chặn và đẩy lùi suy thoái tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống trong đội ngũ cán bộ diện BTVTU quản lý, đạt kết quả. 6 - Giải pháp: Thứ nhất, đổi mới mạnh mẽ việc sử dụng cán bộ diện BTVTU quản lý. Thứ hai, đẩy mạnh việc nêu gương về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống của ủy viên BTVTU. 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án - Kết quả nghiên cứu của luận án có thể được dùng làm tài liệu tham khảo cho các tỉnh ủy ở NTB trong lãnh đạo thực hiện Nghị quyết Hội nghị Trung ương lần thứ 4 khóa XII về xây dựng, chỉnh đốn Đảng, ngăn chặn, đẩy lùi suy thoái tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống trong đội ngũ cán bộ, đảng viên, nói chung và trong đội ngũ cán bộ diện BTVTU quản lý, nói riêng. - Kết quả nghiên cứu của luận án còn có thể được dùng làm tài liệu tham khảo phục vụ nghiên cứu khoa học, giảng dạy và học tập tại Học viện Chính trị quốc gia (CTQG) Hồ Chí Minh và các trường chính trị tỉnh ở NTB. 7. Kết cấu của luận án Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục các công trình của tác giả đã công bố liên quan đến đề tài, danh mục tài liệu tham khảo, phụ lục, luận án gồm 4 chương, 9 tiết. 7 Chương 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN 1.1. CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC Ở NƯỚC NGOÀI 1.1.1. Công trình của các nhà khoa học Trung Quốc 1.1.1.1. Các công trình về giáo dục, rèn luyện tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống của cán bộ, đảng viên - Tôn Hiểu Quần, “Tăng cường xây dựng ban lãnh đạo, cố gắng hình thành tầng lớp lãnh đạo hăng hái, sôi nổi, phấn đấu thành đạt”[81]. Tác giả đã luận giải vai trò của ban lãnh đạo các địa phương, đơn vị trong điều kiện thực hiện kinh tế thị trường, mở cửa, hội nhập quốc tế, xây dựng CNXH mang đặc sắc Trung Quốc và sự cần thiết phải xây dựng các ban lãnh đạo đáp ứng yêu cầu đó. Tiêu chuẩn cán bộ ban lãnh đạo, gồm: có phẩm chất chính trị vững vàng, tư tưởng chính trị trong sáng theo chủ nghĩa Mác Lênin, đường lối cải cách, mở cửa của Đảng Cộng sản Trung Quốc...; có đạo đức mẫu mực, lối sống trong sáng, hăng hái, sôi nổi, hoàn thành xuất sắc chức trách, nhiệm vụ được giao, phấn đấu thành đạt. Các giải pháp được đề xuất, gồm: coi trọng học tập chủ nghĩa Mác - Lênin; coi trọng nâng cao trình độ và năng lực công tác trong thực tiễn; kiên trì tiêu chuẩn chọn người, dùng người một cách khoa học, xác lập định hướng công tác cán bộ đúng đắn; đi sâu cải cách chế độ lựa chọn và bổ nhiệm cán bộ; thiết thực tăng cường giám sát đối với cán bộ lãnh đạo để ngăn chặn suy thoái. - Lưu Kỳ Bảo, Những cách làm và kinh nghiệm chủ yếu về xây dựng tác phong đảng liêm chính của Đảng Cộng sản Trung Quốc [1]. Tác giả phân tích vai trò, nội dung, phương pháp và những thành công về xây dựng tác phong của Đảng Cộng sản Trung Quốc những năm qua, chỉ 8 ra những hạn chế, yếu kém, xác định nguyên nhân. Tác giả nêu những kinh nghiệm: Một là, kiên trì nắm chắc xây dựng tác phong, luôn luôn duy trì mối liên hệ máu thịt với nhân dân. Hai là, kiên trì nắm chắc xây dựng hệ thống trừng trị và phòng ngừa, dựng lên bức bình phong chiến lược toàn diện của chống tham nhũng, đề xướng liêm khiết. Ba là, kiên trì nắm chắc trừng trị nghiêm khắc, duy trì xu thế áp lực cao trừng trị tham nhũng. Bốn là, kiên trì nắm chắc công tác giáo dục nghiêm chính, xây dựng phòng tuyến giáo dục tư tưởng vững chắc cho việc đấu tranh chống tham nhũng biến chất. Năm là, kiên trì nắm chắc giám sát và ràng buộc, đem quyền lực nhốt vào trong chiếc lồng chế độ. Sáu là, kiên trì nắm chắc cải cách sáng tạo, nâng cao trình độ khoa học hóa công tác xây dựng tác phong Đảng liêm chính. - Tạng Thắng Nghiệp, Tăng cường xây dựng kỷ luật, giữ gìn sự đoàn kết thống nhất trong Đảng [68] Tác giả đề cập ba vấn đề chủ yếu: Một là, tăng cường xây dựng kỷ luật là bảo đảm quan trọng để giữ gìn đoàn kết, thống nhất của Đảng. Hai là, tăng cường xây dựng kỷ luật, điều quan trọng hàng đầu là giữ nghiêm kỷ luật chính trị trong Đảng. Ba là, ra sức thúc đẩy xây dựng kỷ luật Đảng, công tác trọng điểm trước mắt cần làm tốt, gồm: tăng cường giáo dục kỷ luật; hoàn thiện quy định chế độ kỷ luật; tăng cường kiểm tra, giám sát tình hình chấp hành kỷ luật; phát huy vai trò gương mẫu của cán bộ lãnh đạo. 1.1.1.2. Các công trình về phòng, chống suy thoái tư tưởng chính trị đạo đức, lối sống của cán bộ, đảng viên - Hạ Quốc Cường, “Không ngừng nâng cao trình độ lãnh đạo và trình độ cầm quyền, tăng cường năng lực chống tha hóa, phòng biến chất và chống rủi ro” [11] Tác giả luận giải hai vấn đề lớn trong công tác xây dựng Đảng của Đảng Cộng sản Trung Quốc hiện nay: Một là, làm thế nào để nâng cao hơn 9 nữa trình độ lãnh đạo và trình độ cầm quyền của Đảng. Hai là, làm thế nào để tăng cường hơn nữa năng lực chống tha hóa, phòng biến chất và chống rủi ro. Tác giả cho rằng,cần tập trung vào sáu điểm chủ yếu: Một là, tuân theo đường lối cơ bản của Đảng, nắm chắc nhiệm vụ trung tâm của Đảng, kết hợp chặt chẽ với thực tiễn vĩ đại xây dựng CNXH đặc sắc Trung Quốc để xây dựng Đảng. Hai là, kiên trì tăng cường xây dựng tư tưởng lý luận, không ngừng đẩy mạnh sáng tạo lý luận, dùng chủ nghĩa Mác đang phát triển để chỉ đạo xây dựng Đảng. Ba là, nắm chắc khâu quan trọng là xây dựng đội ngũ cán bộ tố chất cao, coi trọng cao độ việc xây dựng đội ngũ nhân tài, ra sức tăng cường xây dựng ban lãnh đạo, cố gắng hình thành tầng lớp lãnh đạo các cấp hăng hái, sôi nổi, phấn đấu thành đạt. Bốn là, coi trọng việc xây dựng tổ chức cơ sở Đảng. Năm là, tăng cường và cải tiến toàn diện việc xây dựng tác phong của Đảng, xây dựng liêm chính và đấu tranh chống tham nhũng. Sáu là, tăng cường xây dựng, đẩy mạnh cải cách chế độ trong Đảng. Đặc biệt, tác giả luận bàn về phòng chống suy thoái, tha hóa, biến chất trong đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý chủ chốt các cấp. Cần đặc biệt coi trọng dựa chắc vào nhân dân, tăng cường quan hệ với dân và tăng cường kiểm tra, giám sát. - Chu Húc Đông, “Kiên trì phương châm quản lý Đảng nghiêm minh, triển khai cuộc xây dựng Đảng phong liêm chính và đấu tranh chống tham nhũng”[46]. Tác giả cho rằng, cùng với việc tăng cường củng cố xây dựng, chỉnh đốn Đảng cần quản lý chặt chẽ đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp để phòng, chống, ngăn chặn và đẩy lùi suy thoái, tha hóa, đặc biệt coi trọng việc chọn người và dùng người. Cần tăng cường kiểm tra, giám sát, phát hiện, xử lý suy thoái, biến chất, tham nhũng ở các cấp, các ngành, cần tập trung phát hiện suy thoái, tha hóa, biến chất, tham nhũng trong đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý chủ chốt trên một số lĩnh vực trọng điểm như: đất đai, năng lượng, 10 bảo vệ môi trường, cấp vốn tái thiết các khu vực sau các thảm họa thiên tai; nguồn tài chính của cán bộ lãnh đạo, quản lý gửi ra nước ngoài cho con cái ăn học; gia đình cán bộ, viên chức đi nước ngoài, sửa chữa, mua sắm nhà cửa… - Lý Tiểu Tân,“Tiến cùng thời đại, mở mang sáng tạo, giữ mãi sức sống của Đảng”[86]. Tác giả nhấn mạnh, để Đảng và nhân dân Trung Quốc tiến cùng thời đại, giữ mãi sức sống của Đảng, một trong những vấn đề rất quan trọng cần nhận thức sâu sắc và thực hiện tốt là bám chặt và thực hiện tốt hai bài toán lớn mang tính lịch sử: nâng cao trình độ lãnh đạo, trình độ cầm quyền của Đảng; nâng cao năng lực chống tha hóa, phòng biến chất và chống rủi ro. Về bài toán thứ hai, tác giả đề xuất các giải pháp: kết hợp hài hòa giũa xây dựng tư tưởng, xây dựng tổ chức, xây dựng đạo đức, tác phong của Đảng, cán bộ, đảng viên; xây dựng đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp có tố chất cao, đạo đức, tác phong, lối sống thanh liêm; chú trọng xây dựng tư tưởng chính trị, chính khí, thế giới quan, nhân sinh quan, giá trị quan, quyền lực quan, địa vị quan, lợi ích quan đúng đắn... Đối với đấu tranh chống tham nhũng, tác giả đề xuất giải pháp: kiên trì trị cả ngọn lẫn gốc; xử lý tổng hợp, từng bước tăng cường trị gốc, ngăn ngừa và giải quyết vấn đề tham nhũng từ đầu nguồn... - Mao Chiếu Huy, Ý nghĩa quan trọng của sách lược trừng trị tham nhũng “đánh cả hổ lẫn ruồi” [54]. Tác giả phân tích ba vấn đề của sách lược. Một là, chỉ rõ, “đánh hổ” là kiên quyết điều tra xử lý các hành vi tham nhũng lớn, gồm cán bộ trung, cao cấp vi phạm kỷ luật Đảng bất kỳ mức độ đều bị điều tra, xem xét xử lý nghiêm khắc; điều tra, xử lý có trọng điểm hành vi tham nhũng tập thể có tính tổ chức. “Đánh ruồi” là tiêu diệt từng mảng hành vi tham nhũng, gồm: “quan nhỏ tham nhũng lớn”; tham nhũng trong lĩnh vực dân sinh. Hai là, ý nghĩa của sách lược là nâng cao lòng tin chống tham nhũng của toàn xã hội; hình 11 thành một cách có hiệu quả cơ chế sáng tạo xây dựng liêm chính, chống tham nhũng; giảm bớt một cách có hiệu quả khả năng xảy ra tham nhũng. Ba là, những vấn đề cần chú ý của sách lược: dự báo đầy đủ các loại khó khăn trong “đánh hổ”; có tham nhũng thì phải trừng trị, đây là mục tiêu của sách lược; “hổ” và “ruồi” là hai khái niệm tương đối, ở các cấp đều có “hổ” và “ruồi”; “đánh hổ” và “đánh ruồi” quan hệ mật thiết với nhau; vận dụng hiệu quả chế độ chất vấn trách nhiệm Đảng, chính quyền là biện pháp quan trọng của sách lược trừng trị tham nhũng “đánh cả hổ lẫn ruồi”. 1.1.2. Công trình của các nhà khoa học Lào Các nhà khoa học Lào thường nghiên cứu và đề xuất các giải pháp về giáo dục, rèn luyện, nâng cao tư tưởng chính trị đạo đức, lối sống của cán bộ, đảng viên, coi đó là một hướng quan trọng để phòng, chống suy thoái tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống của cán bộ, đảng viên. Trong một số công trình, các nhà khoa học cũng nhấn mạnh các giải pháp cụ thể về phòng, chống suy thoái tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống của cán bộ, đảng viên. - Bun-kết Kê-sỏn, “Nâng cao đạo đức cách mạng của cán bộ chủ chốt cấp tỉnh nước Cộng hòa Dân chủ nhân dân Lào trong giai đoạn hiện nay”[4]. Tác giả làm rõ vị trí, vai trò, chức trách, nhiệm vụ của cán bộ chủ chốt cấp tỉnh ở Lào; đưa ra khái niệm đạo đức cách mạng của đội ngũ cán bộ này, xác định nội dung, hình thức, phương pháp nâng cao đạo đức cách mạng của cán bộ chủ chốt cấp tỉnh ở Lào; đánh giá thực trạng đạo đức cách mạng và việc nâng cao đạo đức cách mạng của cán bộ chủ chốt cấp tỉnh, chỉ ra ưu, khuyết điểm, nguyên nhân. Đặc biệt, tác giả đề xuất các giải pháp: Một là, nâng cao nhận thức, trách nhiệm của các cấp ủy, tổ chức đảng, cán bộ, đảng viên, các tổ chức trong HTCT từ tỉnh đến cơ sở về nâng cao đạo đức cách mạng của cán bộ chủ chốt cấp tỉnh. Hai là, tăng cường giáo dục, rèn luyện đạo đức cách mạng của cán bộ chủ chốt cấp tỉnh trong thời gian học tập tại 12 các lớp đào tạo, bồi dưỡng cán bộ ở nhà trường. Ba là, đổi mới việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức của đồng chí CayXỏnPhômvihản. Bốn là, phát huy vai trò của các tổ chức chính trị - xã hội và nhân dân trong giám sát về đạo đức của cán bộ. Năm là, đặc biệt coi trọng và tạo thuận lợi cho cán bộ tự tu dưỡng, rèn luyện nâng cao đạo đức cách mạng, không sa vào những cám dỗ dẫn đến suy thoái về đạo đức, lối sống. - Bun-lư Sổm-sắc-đi, “Xây dựng đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp tỉnh khu vực phía Bắc của nước Cộng hòa Dân chủ nhân dân Lào trong giai đoạn hiện nay”[5]. Tác giả làm rõ những vấn đề lý luận và thực tiễn về xây dựng đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp tỉnh khu vực Bắc Lào và nhận định xây dựng đội ngũ cán bộ này, có chất lượng, ngoài việc xây dựng về số lượng, cơ cấu hợp lý, cần đặc biệt coi trọng xây dựng về tư tưởng chính trị, trình độ, năng lực công tác thực tiễn và đạo đức, lối sống. Đáng chú ý là tổ chức, quản lý và kiểm tra, giám sát việc tự học, tự rèn luyện bản lĩnh chính trị, đạo đức, lối sống của cán bộ. Những giải pháp được tác giả đề xuất, gồm: xác định tiêu chuẩn chức danh cán bộ; đổi mới các khâu của công tác cán bộ; tăng cường quản lý, kiểm tra, giám sát phát hiện và phòng ngừa suy thoái từ sớm. 1.2. CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC Ở VIỆT NAM 1.2.1. Các công trình về giáo dục, rèn luyện, nâng cao tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống của cán bộ, đảng viên - Vũ Văn Hiền, Trần Quang Nhiếp và Lê Đức Bình, “Xây dựng đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý nhằm đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước”[50]. Các tác giả đã luận giải các vấn đề: những vấn đề lý luận và thực tiễn về xây dựng đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa (CNH, HĐH) đất nước hiện nay; đề xuất các 13 giải pháp, trong đó, tập trung hơn vào giải pháp: cụ thể hóa tiêu chuẩn và bảo đảm cơ cấu đội ngũ cán bộ lãnh đạo chủ chốt của các cấp; nâng cao bản lĩnh chính trị của đội ngũ cán bộ này, với tư cách là động lực thúc đẩy, định hướng nâng cao bản lĩnh chính trị của người cán bộ vừa hoàn thành tốt nhiệm vụ, vừa phòng, chống có hiệu quả sự suy thoái về tư tưởng chính trị của bản thân; xây dựng đạo đức cách mạng trong điều kiện hiện nay. - Nguyễn Thái Sơn, “Xây dựng đội ngũ cán bộ lãnh đạo chủ chốt cấp tỉnh vùng đồng bằng sông Hồng trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước”[85]. Tác giả đã giải quyết các vấn đề: khái niệm, vai trò, tính cấp bách, nội dung của việc xây dựng đội ngũ cán bộ lãnh đạo chủ chốt cấp tỉnh; bảy giải pháp chủ yếu xây dựng đội ngũ cán bộ lãnh đạo chủ chốt cấp tỉnh vùng đồng bằng sông Hồng thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước. Trong đó, tập trung hơn vào giải pháp về công tác quy hoạch, luân chuyển cán bộ; những chuẩn mực về phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống của cán bộ đưa vào quy hoạch; bổ nhiệm cán bộ khi hoàn thành nhiệm vụ luân chuyển. - Phạm Tất Thắng, “Đánh giá cán bộ diện ban thường vụ tỉnh ủy quản lý ở các tỉnh đồng bằng sông Hồng trong giai đoạn hiện nay”[90]. Công trình này đã luận giải, làm rõ những vấn đề lý luận và thực tiễn về đánh giá cán bộ diện BTVTU quản lý ở các tỉnh đồng bằng sông Hồng hiện nay và nhận định đây là một trong những vấn đề khó nhất và rất nhạy cảm, phức tạp của công tác cán bộ hiện nay. Tác giả nhấn mạnh, đặc biệt coi trọng đánh giá cán bộ về phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống, hiệu quả công tác và triển vọng phát triển. Tác giả đề xuất các giải pháp có giá trị tham khảo tốt đối với luận án, nhất là giải pháp đánh giá về đạo đức, lối sống của cán bộ; quản lý về đạo đức, lối sống, quan hệ xã hội và ở nơi cư trú, dựa vào dân; coi trọng ý kiến của nhân dân về đạo đức, lối sống của cán bộ. 14 - Đới Văn Tặng, “Bảo đảm tính liên tục và phát triển của đội ngũ cán bộ diện ban thường vụ tỉnh ủy quản lý ở đồng bằng sông Hồng giai đoạn hiện nay”[88]. Tác giả làm sáng tỏ những vấn đề lý luận và thực tiễn về bảo đảm tính liên tục và phát triển của đội ngũ cán bộ diện BTVTU quản lý ở đồng bằng sông Hồng giai đoạn hiện nay, khẳng định tính cấp thiết của vấn đề này, nêu nội dung, phương thức bảo đảm. Trên cơ sở đó, tác giả khảo sát, đánh giá việc bảo đảm tính liên tục và phát triển của đội ngũ cán bộ diện BTVTU quản lý ở đồng bằng sông Hồng những năm qua về phẩm chất chính trị, trình độ trí tuệ, năng lực tổ chức thực tiễn, đạo đức, lối sống; tăng cường công tác kiểm tra, giám sát để ngăn chặn, loại trừ những tiêu cực cản trở việc bảo đảm tính liên tục và phát triển của đội ngũ cán bộ diện BTVTU quản lý ở đồng bằng sông Hồng về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống. 1.2.2. Các công trình về phòng, chống, ngăn chặn, đẩy lùi suy thoái tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống của cán bộ, đảng viên - Ban Chỉ đạo Trung ương 6 (2), Viện Khoa học xã hội Việt Nam, “Tệ quan liêu, lãng phí và một số giải pháp phòng, chống” [2]. Cuốn sách gồm hai phần: Phần thứ nhất, tập hợp các bài viết, bài nói chuyện của Chủ tịch Hồ Chí Minh về tệ quan liêu, lãng phí, cùng các văn kiện của Đảng về tệ nạn này. Phần thứ hai: tệ quan liêu, lãng phí ở nước ta hiện nay và một số giải pháp phòng, chống. Đây là phần có giá trị tham khảo nhất đối với luận án, đặc biệt là các giải pháp phòng, chống tệ quan liêu và các giải pháp phòng, chống tệ lãng phí. Các giải pháp phòng, chống tệ quan liêu, gồm: những giải pháp về kinh tế - xã hội; những giải pháp về chính trị - tư tưởng; những giải pháp về công tác tổ chức cán bộ và quản lý; những giải pháp về kiểm tra, giám sát; những giải pháp về pháp luật; những giải pháp về nhận thức và tổ chức đấu tranh. Các giải pháp phòng, chống lãng phí, gồm:
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan