Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Các tội phạm về khủng bố trên địa bàn miền đông nam bộ, tình hình, nguyên nhân v...

Tài liệu Các tội phạm về khủng bố trên địa bàn miền đông nam bộ, tình hình, nguyên nhân và phòng ngừa

.PDF
81
282
138

Mô tả:

VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI HOÀNG NGỌC ANH CÁC TỘI PHẠM VỀ KHỦNG BỐ TRÊN ĐỊA BÀN MIỀN ĐÔNG NAM BỘ: TÌNH HÌNH, NGUYÊN NHÂN VÀ PHÒNG NGỪA LUẬN VĂN THẠC SĨ TỘI PHẠM HỌC VÀ PHÒNG NGỪA TỘI PHẠM HÀ NỘI, 2019 VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI HOÀNG NGỌC ANH CÁC TỘI PHẠM VỀ KHỦNG BỐ TRÊN ĐỊA BÀN MIỀN ĐÔNG NAM BỘ: TÌNH HÌNH, NGUYÊN NHÂN VÀ PHÒNG NGỪA Ngành: Tội phạm học và phòng ngừa tội phạm Mã số: 8.38.01.05 NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS TRẦN MINH CHẤT HÀ NỘI, 2019 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học của riêng tôi. Các số liệu, ví dụ và trích dẫn trong luận văn đảm bảo độ tin cậy, chính xác và trung thực. Những kết luận khoa học của luận văn chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác. TÁC GIẢ LUẬN VĂN HOÀNG NGỌC ANH MỤC LỤC 1 MỞ ĐẦU ........................................................................................................................... Chương 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ TỘI PHẠM KHỦNG BỐ VÀ TÌNH HÌNH CÁC TỘI PHẠM VỀ KHỦNG BỐ TRÊN ĐỊA BÀN MIỀN ĐÔNG NAM BỘ ...................................................................................................7 1.1.Lý luận chung về tội phạm khủng bố .........................................................................7 1.2.Lý luận về tình hình tội phạm khủng bố trên địa bàn miền Đông Nam Bộ ..............14 Chương 2: NGUYÊN NHÂN VÀ ĐIỀU KIỆN CỦA TÌNH HÌNH CÁC TỘI PHẠM VỀ KHỦNG BỐ TRÊN ĐỊA BÀN MIỀN ĐÔNG NAM BỘ TRONG 21 THỜI GIAN QUA .......................................................................................................... 3 2.1.Lý luận về nguyên nhân, điều kiện tình hình tội phạm khủng bố trên địa bàn miền Đông Nam Bộ .......................................................................................................21 2.2. Thực tiễn tình hình tội phạm khủng bố trên địa bàn miền Đông Nam Bộ từ năm 2000 đến năm 2018 ..........................................................................................................29 Chương 3: PHÒNG NGỪA TÌNH HÌNH CÁC TỘI PHẠM VỀ KHỦNG BỐ TRÊN ĐỊA BÀN MIỀN ĐÔNG NAM BỘ TRONG THỜI GIAN TỚI ...................46 3.1.Lý luận phòng ngừa tình hình các tội phạm về khủng bố .........................................46 3.2.Thực trạng phòng ngừa tình hình các tội phạm về khủng bố tại Việt Nam nói chung và trên địa bàn miền Đông Nam Bộ nói riêng.. ....................................................48 5 3.2.Các giải pháp tăng cường phòng ngừa các tội phạm về khủng bố trên địa bàn miền Đông Nam Bộ .........................................................................................................52 5 KẾT LUẬN .....................................................................................................................73 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO k DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT BCT : Bộ Chính trị BLHS : Bộ luật Hình sự CSVN : Cộng sản Việt Nam ĐƯQT : Điều ước quốc tế XHCN : Xã hội chủ nghĩa MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Kể từ khi kết thúc chiến tranh lạnh vào cuối những năm 90 của thế kỷ XX, tội phạm khủng bố đã bước sang một giai đoạn mới. Nhiều tổ chức khủng bố mới lần lượt ra đời, phạm vi hoạt động khủng bố mở rộng ra nhiều nơi trên thế giới. Tư tưởng khủng bố của các tổ chức khủng bố đã từng bước hình thành. Tư tưởng này đang phát triển và chi phối rất nhiều hoạt động của bọn tội phạm khủng bố trên toàn thế giới. Đây cũng là thời kỳ mà tội phạm khủng bố quốc tế thể hiện rõ những đặc trưng của mình trên các mặt như: Tính quốc tế, tính chính trị, tính bạo lực và tính khủng bố. Tính chất nguy hiểm và phạm vi ảnh hưởng của tội phạm khủng bố đang không ngừng phát triển và ngày càng trở thành vấn đề mang tính quốc tế. Đông Nam Bộ với vị trí chiến lược quan trọng về kinh tế, chính trị, an ninh quốc phòng đã, đang và sẽ là địa bàn “tiềm năng” cho các hoạt động khủng bố. Thời gian qua, tội phạm khủng bố đã xuất hiện trên địa bàn trọng yếu này của đất nước (thành phố Hồ Chí Minh, Đồng Nai); nhiều vụ án khủng bố đã được Cơ quan An ninh điều tra các địa phương, Cơ quan An ninh điều tra Bộ Công an khởi tố, điều tra theo quy định của pháp luật đã góp phần quan trọng trong công tác phòng ngừa, đấu tranh với loại tội phạm này. Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đã đạt được, trong thực tế đấu tranh với tội phạm khủng bố vẫn còn gặp những tồn tại, bất cập nhất định do cách tiến hành và vận dụng khác nhau của từng cơ quan chức năng, dẫn đến xuất hiện những lúng túng, thiếu sót làm ảnh hưởng tới kết quả công tác đấu tranh của ta. Trong điều kiện như vậy, để nâng cao hơn nữa năng lực đấu tranh phòng, chống khủng bố, đòi hỏi cần thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp mà hoàn thiện cơ sở pháp lý về phòng chống khủng bố là một giải pháp trọng tâm cơ bản. Tại Việt Nam, tội phạm khủng bố đã được quy định cụ thể trong BLHS. Tuy nhiên việc điều tra, xử lý các vụ án khủng bố vẫn còn gặp nhiều vấn đề khó khăn do nhận thức về tội phạm khủng bố còn nhiều điểm chưa thống nhất. Vấn đề cấp bách đặt ra là cần phải thống nhất lý luận về tội phạm khủng bố để từ đó đề ra được những biện pháp đấu tranh xử lý phù hợp. Xuất phát từ những vấn đề nêu trên, việc 1 tác giả mạnh dạn lựa chọn và nghiên cứu đề tài “ Các tội phạm về khủng bố trên địa bàn miền Đông Nam Bộ: Tình hình, nguyên nhân và phòng ngừa ” làm đề tài luận văn thạc sĩ của mình là cần thiết và cấp bách. 2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài Hoạt động khủng bố và công tác phòng ngừa, phát hiện, đấu tranh với hoạt động khủng bố là vấn đề được quan tâm nghiên cứu bởi nhiều chủ thể khác nhau, với sự đa dạng về mục đích, nội dung và hình thức. Tuy nhiên, do vấn đề nghiên cứu của đề tài là vấn đề có độ mật cao của ngành Công an, do đó, học viên thiếu điều kiện tiếp cận. Tuy nhiên, khảo sát học viên nhận thấy có một số đề tài liên quan đến vấn đề này như sau: Qua nghiên cứu cho thấy ở nước ngoài có một số công trình nghiên cứu về khủng bố, đấu tranh phòng, chống khủng bố tiêu biểu: - Paul Pillar, “Chủ nghĩa khủng bố và chính sách đối ngoại của Mỹ”, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, Hà Nội, năm 2001. Nội dung cuốn sách: tác giả đưa ra một số quan điểm về chủ nghĩa khủng bố, phân tích đánh giá về chính sách hai mặt của Mỹ và việc Mỹ lợi dụng chống khủng bố để lôi kéo đồng minh thực hiện mưu đồ bá chủ thế giới. - Anthony – H.Cordosman, “Chiến lược phòng thủ quốc gia chống vũ khí sinh học”, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, Hà Nội, năm 2002. Nội dung cuốn sách phân tích việc sản xuất vũ khí sinh học và chiến lược phòng thủ quốc gia bằng vũ khí sinh học của Mỹ và một số nước, vũ khí này có thể rơi vào tay các tổ chức khủng bố, đồng thời tác giả đưa ra quan điểm cá nhân đánh giá vấn đề này. - Evgheny Primacov (Viện sỹ Viện hàn lâm khoa học Liên bang Nga, nguyên Bộ trưởng Bộ ngoại giao, nguyên Giám đốc cơ quan tình báo đối ngoại Nga, năm 2002),“Thế giới sau 11 tháng 9”. Nội dung cuốn sách tác giả phân tích về hoạt động khủng bố và cuộc chiến chống khủng bố, chủ yếu đề cập đến đường lối chống khủng bố của Mỹ, châu Âu và Nga, vấn đề chiến lược, chính sách của Mỹ với thế giới sau sự kiện ngày 11/9/2001. Tác giả đã phân tích chỉ rõ nguyên nhân dẫn đến 2 xung đột, khủng bố ở một số quốc gia trên thế giới, vạch trần âm mưu lợi dụng chống khủng bố để thống trị thế giới của Mỹ và phương Tây. - Stepan Shoan và Douglass Nelms, “Đánh giá chiến lược an toàn hàng không năm 2000 và xa hơn”, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, Hà Nội, năm 2002. Nội dung cuốn sách đề cập tới an ninh hàng không quốc tế, những sơ hở thiếu sót trong việc kiểm soát an ninh, phòng ngừa hoạt động khủng bố, đồng thời tác giả đưa ra một số nhận định về sự an toàn hàng không trong thời gian tới. - Trương Gia Đồng và Thẩm Đình Lập, “Nhận thức của cộng đồng quốc tế về chủ nghĩa khủng bố”, Tạp chí kinh tế và chính trị Trung Quốc, năm 2003. Nội dung bài viết, tác giả phê phán một số nước và các tổ chức quốc tế thiếu nhất quán trong nhận thức về chủ nghĩa khủng bố, phê phán Mỹ và phương Tây lợi dụng cuộc chiến chống khủng bố để thực hiện âm mưu bá chủ thế giới. - You Ji, “Chiến lược chống khủng bố của Trung Quốc”, Tạp chí Association for Asia Research của Mỹ, năm 2004. Nội dung bài viết đề cập đến nguồn gốc nảy sinh khủng bố ở Trung Quốc và nỗ lực chống khủng bố của Trung Quốc. Ở trong nước, thời gian vừa qua đã có một số nhà khoa học, một số tác giả của Việt Nam nghiên cứu về khủng bố và hoạt động phòng, chống khủng bố như: - Khóa luận cử nhân “Hợp tác đấu tranh phòng chống khủng bố trong lĩnh vực hàng không dân dụng quốc tế” của tác giả Phan Văn Chiến; Trường Đại học Luật thành phố Hồ Chí Minh, năm 2001. - Ngoài ra, còn có một số bài viết của các tác giả khác nhau được đăng trên tạp chí khoa học liên quan đến đề tài. Những công trình khoa học, bài viết nói trên nghiên cứu, đề cập đến những khía cạnh khác nhau của hoạt động khủng bố như về nguồn gốc ra đời, đặc điểm, hình thức, nguyên nhân, điều kiện, những yếu tố tác động, ảnh hưởng… và công tác phòng ngừa, ngăn chặn hoạt động khủng bố nói chung hoặc trong từng hoạt động, từng lĩnh vực. Như vậy, cho đến nay chưa có đề tài nào nghiên cứu về hoạt động khủng bố dưới góc độ là đối tượng của Tội phạm học và phòng ngừa tội phạm. Cụ 3 thể là chưa có đề tài nào nghiên cứu một cách có hệ thống, toàn diện về tội phạm khủng bố tại địa bàn Đông Nam Bộ. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 3.1. Mục đích nghiên cứu Luận văn nhằm mục đích nghiên cứu về tình hình , nguyên nhân các tội phạm về khủng bố trên địa bà miền Đông Nam Bộ. Trên cơ sở nghiên cứu, đánh giá tình hình, nguyên nhân của tội phạm khủng bố tại địa bàn Đông Nam Bộ, luận văn đưa ra dự báo và đề xuất những giải pháp phòng ngừa tội phạm này trong thời gian tới. 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu - Nghiên cứu làm rõ những vấn đề lý luận về tình hình tội phạm khủng bố. - Phân tích làm rõ tình hình tội phạm thực tiễn tình hình các tội phạm về khủng bố - Nghiên cứu làm rõ nguyên nhân và điều kiện của tình hình các tội phạm về khủng bố trên địa bàn miền Đông Nam Bộ. Bao gồm việc khái quát về lý luận và thực tiễn về nguyên nhân và điều kiện của tình hình các tội phạm về khủng bố tại miền Đông Nam Bộ. - Nghiên cứu về lí luận phòng ngừa tình hình các tội phạm về khủng bố; thực trạng phòng ngừa; các giải pháp tăng cường phòng ngừa các tội phạm về khủng bố trên địa bàn miền Đông Nam Bộ trong gian tới. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4.1.Đối tượng nghiên cứu Tình hình, nguyên nhân và phòng ngừa các tội phạm về khủng bố tại địa bàn Đông Nam Bộ. 4.2.Phạm vi nghiên cứu - Về nội dung: Nghiên cứu về tình hình, nguyên nhân và phòng ngừa các tội phạm về khủng bố tại địa bàn Đông Nam Bộ. - Về chủ thể: Phòng ngừa khủng bố theo chức năng, nhiệm vụ của lực lượng Công an nhân dân và phòng ngừa dưới góc độ xã hội. - Về thời gian: Từ năm 2001 đến nay (tháng 12/2018). 4 - Về không gian: Địa bàn Đông Nam Bộ. Gồm 5 tỉnh và 1 thành phố: Bình Dương, Bình Phước, Tây Ninh, Bà Rịa- Vũng Tầu, Đồng Nai và Thành phố Hồ Chí minh. 5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu Để giải quyết các mục tiêu và nhiệm vụ đặt ra, đề tài được nghiên cứu dựa trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh. Trong quá trình nghiên cứu, các quan điểm của Đảng CSVN và các quy định của Nhà nước được sử dụng là những căn cứ lý luận và thực tiễn để giải quyết vấn đề nghiên cứu. Trong quá trình thực hiện luận văn, tác giả sử dụng kết hợp các phương pháp nghiên cứu sau: - Phương pháp phân tích, tổng hợp: Được sử dụng trong toàn bộ quá trình thực hiện luận văn để làm rõ mục tiêu, nhiệm vụ nghiên cứu đặt ra. - Phương pháp thống kê, so sánh: Sử dụng để thống kê số lượng các vụ án, bị can... về tội khủng bố tại Đông Nam Bộ. - Phương pháp chuyên gia: Sử dụng để tham khảo ý kiến của chuyên gia trong các lĩnh vực đấu tranh, phòng chống tội phạm về khủng bố. Trong quá trình nghiên cứu luận văn, học viên tranh thủ ý kiến của các chuyên gia theo hai nhóm cụ thể sau: Thứ nhất, lãnh đạo, cán bộ các đơn vị tiến hành đấu tranh với tội phạm khủng bố; Thứ hai, các nhà nghiên cứu, giảng viên giảng dạy các môn học về tội phạm học của một số cơ sở đào tạo có liên quan đến nội dung nghiên cứu. 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn Luận văn góp phần làm sáng tỏ những vấn đề tội phạm khủng bố ; phân tích so sánh đối chiếu những quy định về tội phạm khủng bố theo BLHS năm 1999 và BLHS năm 2015. Từ kết quả nghiên cứu đó tìm ra những nguyên nhân dẫn đến tội phạm khủng bố và đưa ra những giải pháp phòng ngừa tội phạm khủng bố trong giai đoạn sắp tới. Những kết quả nghiên cứu của luận văn đạt được còn có thể được dùng làm tài liệu tham khảo trong quá trình công tác, học tập tại Nhà trường; cần cho những độc giả có quan tâm về vấn đề này. Bên cạnh đó với vai trò là một tài liệu tham khảo, đề 5 tài góp phần nâng cao nhận thức của người dân trong việc phòng ngừa các tội phạm về khủng bố. 7. Kết cấu của luận văn Ngoài các phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, luận văn gồm có 3 chương: Chương 1: Một số vấn đề lý luận cơ bản về tội phạm khủng bố. Chương 2: Tình hình, nguyên nhân của tình hình tội phạm khủng bố tại Đông Nam Bộ trong thời gian qua. Chương 3: Dự báo và một số vấn đề đặt ra đối với phòng ngừa tội phạm khủng bố tại Đông Nam Bộ trong thời gian tới. 6 Chương 1 MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ TỘI PHẠM KHỦNG BỐ VÀ TÌNH HÌNH CÁC TỘI PHẠM VỀ KHỦNG BỐ TRÊN ĐỊA BÀN MIỀN ĐÔNG NAM BỘ. 1.1. Lý luận chung về tội phạm khủng bố 1.1.1. Quan điểm của thế giới về khủng bố và tội phạm khủng bố Để hiểu rõ về tội phạm khủng bố, trước hết phải đi tìm hiểu nguồn gốc ra đời cũng như cách nhìn nhận, đánh giá của thế giới về khủng bố qua từng thời kì khác nhau gắn liền với các sự kiện quốc tế cụ thể. Thuật ngữ “khủng bố” có nguồn gốc từ chữ La tinh, có nghĩa là “gây ra hoảng sợ” (“to frighten”). Nó là một phần của cụm từ “terror cimbricum” được sử dụng bởi người La mã cổ đại vào năm 105 trước Công nguyên để diễn tả tình trạng lo lắng, hoảng sợ trong quá trình chống lại những cuộc tấn công của những bộ lạc hung tợn. Nhiều năm sau đó, thuật ngữ này gắn liền với thời kỳ “đẫm máu” của chính quyền Maximilien Robespierre trong thời kỳ cách mạng Pháp (1793 - 1794). Thuật ngữ “khủng bố” chỉ tình trạng căng thẳng và nỗi lo sợ tột độ mà chính quyền của Robespierre mang đến cho người dân Pháp. Sau khi hành quyết của Louis XVI, Robespierre đã trở thành nhân vật lãnh đạo chủ chốt của chính quyền cách mạng Pháp lúc bấy giờ và thuật ngữ “kẻ khủng bố” dùng để chỉ những người đứng đầu của chính quyền độc tài, lạm dụng vũ lực để trấn áp. Như vậy, cho đến đấu thế kỷ 20, thuật ngữ “khủng bố” được nhân loại nói chung sử dụng để chỉ hành vi đàn áp của chính quyền, của chế độ thực dân hay xâm lược. Sau này, người ta sử dụng nó để chỉ các các hành vi của các nhóm đối lập chống chính quyền, về góc độ luật pháp quốc tế, chưa có một ĐƯQT nào lúc bấy giờ đưa ra định nghĩa hay đề cập đến thuật ngữ khủng bố, chủ nghĩa khủng bố và tất nhiên chưa có một ĐƯQT nào đưa ra định nghĩa trực tiếp về tội phạm khủng bố. Vấn đề khủng bố được đưa ra bàn luận trong các Hội nghị quốc tế về Hợp nhất PLHS (“International Conferences for Unification of Criminal Law”) diễn ra từ năm 1930 đến năm 1935. Tại Hội nghị lần thứ 3 ở Brussels năm 1930, nội hàm khủng bố lần đầu tiên được các quốc gia cùng nhau thảo luận. Theo đó: 7 Biểu hiện của hành vi khủng bố là việc cố ý sử dụng các công cụ, phương tiện có thể tạo ra mọi nguy hiểm đối với cuộc sống, sự tự do, thể chất của người khác, hoặc trực tiếp xâm hại đến tài sản cá nhân hoặc của nhà nước với mục đích chính trị hoặc xã hội đều sẽ trị trừng phạt...[8,tr.2] Sau một số sự kiện các nhân vật cấp cao của các quốc gia bị ám sát, Pháp là quốc gia đã đề nghị Hội Quốc liên cần xây dựng ĐƯQT về chống khủng bố. Tại Hội nghị về trừng trị khủng bố, diễn ra tại trụ sở của Hội Quốc liên ở Genneva (Thụy sĩ) từ ngày 1 đển ngày 16 tháng 10 năm 1937, Công ước đầu tiên về chống khủng bố - Công ước 1937 về ngăn chặn và trừng trị khủng bố (tên Tiếng anh là Convention for the Prevention and Punishment of Terrorism” hay còn gọi là Công ước Giơnevơ 1937) đã được soạn thảo. Mặc dù không có hiệu lực nhưng Công ước Giơnevơ 1937 phản ánh nỗ lực chung của cộng đồng quốc tế trong việc chỉ rõ các đặc điểm của tội phạm khủng bố, đồng thời các quốc gia bước đầu đã có sự thống nhất với nhau về quan điểm cũng như cách nhìn nhận khủng bố là “Tội phạm trực tiếp chống lại một Nhà nước và cố ý hoặc toan tính nhằm gây ra tình trạng hoảng sợ, lo lắng trong tâm trí con người hoặc một nhóm người hoặc công chúng" (Điều 1 Công ước 1937). Cùng với việc chính thức thừa nhận khủng bố là tội phạm, LHQ cũng đã kêu gọi các quốc gia cùng nhau hợp tác, xây dựng các công cụ pháp lý quốc tế hữu hiệu để đấu tranh với tất cả các hình thức, biểu hiện của khủng bố mà trước hết là việc xây dựng các ĐƯQT chống khủng bố. Đặc biệt, sau một loạt các vụ khủng bố vào đại sứ quán của Mỹ ở Kenya và Tanzania năm 1998 đã khiến khủng bố lại trở thành vấn đề quan ngại của nhiều quốc gia. Trước tình hình đó, Ấn độ đã đệ trình lên ủy ban đặc biệt của LHQ Dự thảo Công ước chung về chống khủng bố vào năm 2000 và tiếp đó nhiều buổi thảo luận giữa các quốc gia đã diễn ra. Sự kiện tấn công khủng bố vào Trung tâm thương mại thế giới (ITC) ở New York và Lầu năm góc - Trụ sở Bộ quốc phòng Mỹ ngày 11 tháng 9 năm 2001 càng làm thúc đẩy tiến trình thảo luận. Đến năm 2002, các quốc gia đã thống nhất với hầu hết 27 điều trong Dự thảo. Những đặc điểm pháp lý 8 chung về tội phạm khủng bố mà các quốc gia trên thế giới “gần như” đã thống nhất. Cụ thể, tại Điều 2 của Dự thảo quy định, tội phạm khủng bố là: Hành vi cố ý bất hợp pháp gây thương vong hoặc gây tổn hại nghiêm trọng về thân thể cho người khác; gây thiệt hại nghiêm trọng cho tài sản cá nhân hoặc tài sản công cộng; hoặc hủy hoại tài sản, nơi, các thiết bị hoặc hệ thống... tất yếu dẫn đến hoặc có thể dẫn đến thiệt hại lớn về kinh tế. Tuy nhiên, vẫn còn một số vấn đề trong Dự thảo Công ước, nhất là quy định Điều 18 của Dự thảo đã vấp phải sự tranh luận gay gắt nên không đi đến sự thống nhất cuối cùng.Dù rất nỗ lực, nhưng các quốc gia thành viên LHQ vẫn gặp sự bế tắc khi tìm kiếm sự thống nhất toàn diện trong nhận thức về các đặc điểm pháp lý chung và một định nghĩa chung toàn cầu về tội phạm khủng bố, cho dù các hành động khủng bố dưới mọi hình thức đều bị ngăn cấm và lên án. Hiện nay trên thế giới có hơn 200 định nghĩa về khủng bố. Việc không đạt được sự thống nhất chung cũng phần nào gây ra sự khó khăn trong việc hợp tác quốc tế để đấu tranh chống khủng bố. Chẳng hạn, việc các nước trên thế giới lý giải và hiểu theo nhiều cách khác nhau về khái niệm khủng bố có thể tạo ra những khó khăn trong việc đảm bảo yêu cầu “tội phạm kép” hay những yêu cầu khác về thủ tục tố tụng trong dẫn độ tội phạm, hay xác định một tổ chức nào đó hay một lực lượng nào đó có phải là khủng bố hay không. Có thể rút ra một số đặc điểm chung về tội phạm khủng bố được quy định trong các ĐƯQT chống khủng bố như sau: Thứ nhất, tất cả các hành vi được điều chỉnh bởi các ĐƯQT chống khủng bố là hành động khủng bố (quốc tế) và là tội phạm theo pháp luật quốc tế. Các tội phạm khủng bố có đặc điểm chung là luôn mang tính chất bạo lực đối với dân chúng. Thứ hai, khủng bố bao gồm nhiều hành vi cụ thể chống lại thường dân như: hành vi gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại về tính mạng người dân, gây thiệt hại nghiêm trọng về sức khỏe, hay bắt cóc con tin, hay các hành vi gây thiệt hại nghiêm trọng về tài sản… 9 Thứ ba, tội phạm khủng bố luôn được thực hiện dưới hình thức lỗi cố ý trực tiếp với các mục đích: Nhằm gây ra tình trạng hoảng sợ trong công chúng hoặc nhóm người hoặc một người nào đó; hoặc nhằm đe dọa hay ép buộc người khác, Chính phủ hay tổ chức quốc tế làm hay không làm một việc nào đó. Động cơ phạm tội khủng bố rất đa dạng (có thể liên quan đến chính trị, kinh tế, tôn giáo hay hệ tư tưởng...) nhưng đây không phải là dấu hiệu bắt buộc. Đặc điểm chung của tội phạm khủng bố nêu trên có ý nghĩa tạo ra sự thống nhất về nhận thức trong cộng đồng quốc tế đối với tội phạm khủng bố, góp phần củng cố “khung pháp lý quốc tế chung” chống khủng bố và là cơ sở cho hoạt động nội luật hóa của các quốc gia. 1.1.2. Quan điểm của Việt Nam về khủng bố và tội phạm khủng bố Thuật ngữ “khủng bố” cũng xuất hiện vào những năm cuối thế kỷ XIX và đầu thế kỷ XX gắn với chế độ Pháp thuộc và chế độ Mỹ - Ngụy. Các cuộc đàn áp, càn quét của chính quyền thực dân Pháp và chế độ Mỹ - Ngụy nhằm hăm dọa nhân dân ta đã bị lên án và bị coi là “khủng bố cách mạng”. Trong khi khủng bố đang là mối nguy cơ lớn đối với hòa bình, an ninh nhân loại và quan niệm về khủng bố vẫn chưa có sự thống nhất tuyệt đối giữa các quốc gia với nhau thì ở Việt Nam, các định nghĩa về khủng bố lại khá thống nhất. Cụ thể: Trong Từ điển Bách khoa Việt Nam xuất bản năm 2002, khủng bố cũng được định nghĩa là hoạt động: Nhằm vào cá nhân, tổ chức hoặc mục tiêu được pháp luật quốc tế bảo vệ: giết người đứng đầu Nhà nước, Chỉnh phủ, đại diện ngoại giao và các đại diện khác; phá hủy đại sứ quán, trụ sở của phái đoàn đại diện các tổ chức, dân tộc, các tổ chức quốc tế, phá hoại hệ thống giao thông quốc tế... với mục đích gây sức ép đối với chính sách đối nội, đối ngoại của các quốc gia. Khủng bố quốc tế là một loại tội ác có tính chất quốc tế. Và khủng bố theo Từ điển Bách khoa Quân sự Việt Nam (2004): Là hành động bạo lực tàn ác của cá nhân, của một tổ chức, một Nhà nước nhằm phá hoại, đe doạ, gây sợ hãi hoặc cưỡng bức, buộc đối phương “khuất phục” 10 hay thực hiện những yêu sách nhất định.Hình thức khủng bố: Bắt cóc, ám sát, đánh bom, tàn sát man rợ... Khủng bố được một số nước và các thế lực “phản động”, các phần tử cực đoan, lực lượng ly khai trên thế giới sử dụng như một quốc sách hoặc một chiến lược để thực hiện nhằm mục đích nhất định. Theo Từ điển Bách khoa Công an nhân dân (năm 2005), Việt Nam cho rằng: “Khủng bố là hành động bạo loạn cá nhân, của một tổ chức, một nhà nước hoặc liên minh nhà nước để đe dọa, cưỡng bức đối phương, khiến họ khiếp sợ mà phải chịu khuất phục. Các hình thức khủng bố thường là bắt cóc, ám sát, đánh bom… Khủng bố được giới cầm quyền một số nước đế quốc và thế lực phản động quốc tế coi như một quốc sách hoặc một chiến lược chống các quốc gia tiến bộ và phong trào độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội. Khủng bố bị nhân dân thế giới lên án và là một tội ác có tính chất quốc tế. Chống khủng bố đã trở thành mục tiêu chung của các quốc gia tiến bộ”. Tội phạm khủng bố được quy định từ rất sớm trong PLHS nước ta. Trong những năm sau ngày thành lập nước, tuy chưa dùng thuật ngữ “khủng bố” nhưng việc trừng trị các hành vi bắt cóc, giết người nhằm chống lại chính quyền đã được quy định trong các sắc lệnh của Chủ tịch nước Việt Nam dân chủ cộng hòa, đặc biệt là Sắc lệnh số 133/SL ngày 20/01/1953 trừng trị các loại Việt gian, phản động và xét xử những âm mưu hành động phản quốc. Mục II của sắc lệnh quy định các tội phạm và hình phạt, trong đó đề cấp đến hành vi “khủng bố” (Điều 4) và “khủng bố nhân dân” (Điều 5), với mức hình phạt cao nhất là tử hình. Sau đó, trong Pháp lệnh ngày 30/10/1967 của Ủy ban thường vụ Quốc hội về trừng trị các tội phản cách mạng, các hành vi của tội phạm khủng bố được quy định tại Điều 10 với tội danh “giết người, đánh người, gây thương tích, bắt giữ người, dọa giết người, vì mục đích phản cách mạng”. Ở lần pháp điển hóa đầu tiên trong lĩnh vực hình sự, BLHS Việt Nam 1985 đã quy định Tội khủng bố tại Điều 78, Mục A Các tội đặc biệt nguy hiểm xâm phạm an ninh quốc gia. Khi BLHS 1999 ra đời, cấu thành Tội khủng bố cơ bản được giữ nguyên tại Điều 84 Chương XI Các tội xâm phạm an ninh quốc gia. Vào thời điểm 11 này, Tội khủng bố thuộc nhóm các tội xâm phạm an ninh quốc gia, mục đích nhằm chống chính quyền nhân dân là dấu hiệu bắt buộc để định tội. Hành vi khách quan bao gồm: hành vi xâm phạm tính mạng, sức khỏe, tự do thân thể; hành vi đe dọa xâm phạm tính mạng; hành vi uy hiếp tinh thần người khác. Đối tượng tác động của tội phạm chỉ là con người. Điều cần lưu ý là, quy định về tội phạm khủng bố như vậy là phù hợp với điều kiện lịch sử của của đất nước thời điểm bấy giờ, phù hợp với thực tiễn phòng, chống tội phạm ở Việt Nam, trong khi quan hệ ngoại giao chưa được thực sự mở rộng như hiện nay nên sự tác động từ các yếu tố bên ngoài, nhất là tình hình khủng bố quốc tế là không đáng kể. Do vậy, tội phạm khủng bố trong PLHS Việt Nam vào thời điểm này được Nhà nước ta xác định chủ yếu là: Hoạt động có tính tổ chức cao, do cơ quan tình báo nước ngoài chỉ đạo hoặc do tổ chức khủng bố quốc tế, tổ chức “tôn giáo cực đoan”, lực lượng phản động người Việt lưu vong ở nước ngoài, bọn phản động trong nước hoặc bọn tội phạm hình sự hoạt động có tổ chức sử dụng vũ khí, chất nổ, chất độc hại... tấn công vào các cơ quan nhà nước, cơ quan nước ngoài tại Việt Nam, nơi công cộng, dùng các thủ đoạn khác nhau để ám sát, bắt cóc con tin, khống chế người khác hoặc phương tiện, phá hủy tài sản... nhằm chống lại chính quyền nhân dân, gây nguy hại cho an ninh quốc gia. Công cuộc đổi mới mạnh mẽ của đất nước ta diễn ra trong xu thế hội nhập khu vực và quốc tế trở thành xu thế tất yếu của thời đại, lúc này phạm vi ảnh hưởng của tội phạm khủng bố đối với an ninh toàn cầu ngày càng rõ rệt. Tình hình khủng bố trên thế giới đã và đang tác động, ảnh hưởng không nhỏ đến an ninh và trật tự an toàn xã hội tại Việt Nam. Trước mối đe dọa của khủng bố quốc tế, Việt Nam cùng với các quốc gia trên thế giới đẩy mạnh hợp tác trong lĩnh vực phòng, chống khủng bố thông qua việc ký kết, gia nhập nhiều ĐƯQT chống khủng bố. Hội đồng bảo an LHQ cũng đã thông qua nhiều Nghị quyết quan trọng nhằm khẳng định tính chất nguy hiểm của khủng bố và đưa ra các giải pháp phòng, chống khủng bố. Sau sự kiện khủng bố 11/9 ở Mỹ, Hội đồng Bảo an LHQ đã thông qua Nghị quyết 1373 (năm 2001) yêu cầu các quốc gia thành viên cần nhanh 12 chóng kí kết, gia nhập các ĐƯQT chống khủng bố, thực thi nghiêm túc, đầy đủ yêu cầu của các ĐƯQT đó. Đặc biệt, Nghị quyết bắt buộc các quốc gia thành viên tội phạm hóa tất cả các hành vi khủng bố trong pháp luật quốc gia. Tiếp đó, vào ngày 8 tháng 10 năm 2004, Hội đồng Bảo an LHQ đã biểu quyết thông qua Nghị quyết 566, trong đó làm rõ một số đặc điểm chung về tội phạm khủng bố mà các quốc gia thành viên phải có nghĩa vụ “trừng trị bằng hình phạt thích đáng”. Dựa trên yêu cầu các Nghị quyết trên, vào năm 2009, UNODC cũng đã đưa ra Quy định pháp lý mẫu mà các quốc gia có thể tham khảo trong quá trình nội luật hóa, qua đó góp phần đảm bảo sự thống nhất, tương thích giữa các quy định về tội phạm khủng bố trong hệ thống PLHS của các quốc gia. Trước tình hình đó, BLHS 1999 đã được sửa đổi, bổ sung, ngoài việc đổi tên tội phạm khủng bố quy định tại Điều 84 thành Tội khủng bố nhằm chống chính quyền nhân dân (cấu thành không thay đổi) thì Tội khủng bố (Điều 230a) và Tội tài trợ khủng bố (Điều 230b) đã được bổ sung vào Chương Các tội xâm phạm an toàn công cộng, trật tự công cộng. Dấu hiệu pháp lý của cấu thành Tội khủng bố (Điều 230a) khá phù hợp với quy định của pháp luật quốc tế về tội phạm khủng bố, mặc dù vẫn còn một số hạn chế nhất định. Trước yêu cầu của thực tiễn đấu tranh phòng, chống tội phạm ở nước ta, BLHS 2015 đã ra đời với những sửa đổi, bổ sung về nhóm tội phạm khủng bố nhằm “nội luật hóa các quy định trong các ĐƯQT mà nước ta là thành viên...” trên cơ sở phù hợp với điều kiện, tình hình cụ thể ở nước ta. Do đó, việc tìm hiểu các quy định của BLHS 2015 về nhóm tội phạm khủng bố phải trên tinh thần gắn với các yêu cầu của các văn kiện pháp lý quốc tế về chống khủng bố nêu trên. Điều đó có nghĩa là, cách hiểu về tội phạm khủng bố không chỉ “bó hẹp” chỉ gồm 03 tội danh (Tội khủng bố nhằm chống chính quyền nhân dân, Tội khủng bố, Tội tài trợ khủng bố) mà nội hàm tội phạm khủng bố cần phải được mở rộng hơn. Cụ thể, ở góc độ luật pháp quốc tế, tội phạm khủng bố rất đa dạng, bao gồm nhiều hành vi khác nhau thể hiện tập trung nhất trong Quy định pháp lý mẫu (như: hành vi xâm phạm an ninh hàng không, xâm phạm an ninh hàng hải, hành vi buôn bán vũ khí bất hợp pháp, vận 13 chuyển bất hợp pháp vật liệu hạt nhân, hóa học, sinh học và các vật liệu có tính năng hủy diệt khác...). Do đó, nếu xét ở góc độ này thì nhóm tội phạm khủng bố trong BLHS Việt Nam ngoài 03 tội phạm quy định tại 03 điều luật trực tiếp sử dụng thuật ngữ “khủng bố” (Tội khủng bố nhằm chống chính quyền nhân dân, Tội khủng bố và Tội tài trợ khủng bố) còn bao gồm nhiều tội phạm khác quy định rải rác trong nhiều điều luật khác nhau. Theo đó, một số tội phạm khác và nhiều quy định khác trong BLHS cũng sẽ được áp dụng để đấu tranh với các dạng hành vi khủng bố được quy định trong các ĐƯQT chống khủng bố. 1.2. Lý luận về tình hình tội phạm khủng bố trên địa bàn miền Đông Nam Bộ 1.2.1. Những vấn đề lý luận về nguyên nhân của tình hình tội phạm khủng bố Tình hình tội phạm khủng bố là hiện tượng xã hội nhưng không phải là hiện tượng xã hội bình thường mà là hiện tượng xã hội có tính tiêu cực, nguy hiểm cao độ, nó hình thành, tồn tại và biến đổi dưới nhiều nhân tố khác nhau. Về mặt lý luận, cũng giống như các loại tội phạm khác, tình hình tội phạm khủng bố còn chịu sự tác động của nhiều nhân tố tiêu cực trong đời sống xã hội; nguồn gốc của tình hình tội phạm khủng bố xuất phát từ sự vận động của các hiện tượng xã hội nói chung, vấn đề then chốt và khả thi của việc nghiên cứu nguyên nhân của tình hình tội phạm khủng bố ở nước ta hiện nay là chỉ ra được hệ thống các yếu tố làm phát sinh loại tội phạm này. Để làm rõ được vấn đề này, cần dựa trên quan điểm của tội phạm học Mác - xít và chỉ có tội phạm học Mác - xít, tức là tội phạm học lấy triết học Mác Lênin, đặc biệt là phép biện chứng Mác - xít làm phương pháp luận cho mình, mới cho ta khả năng nhận biết, lý giải nguồn gốc ra đời của tội phạm nói chung và tình hình tội phạm khủng bố nói riêng một cách khách quan, toàn diện hơn. Nguyên nhân, điều kiện của tình hình tội phạm cũng là một đối tượng nghiên cứu cơ bản, cốt lõi của tội phạm học. Để làm rõ đối tượng nghiên cứu này, Tội phạm học Việt Nam đã vận dụng nội dung cặp phạm trù nhân quả của triết học 14 Mácxít vào lĩnh vực nghiên cứu của mình, theo đó nguyên nhân phải kết hợp với điều kiện cụ thể mới làm phát sinh tình hình tội phạm. Cụ thể: Nguyên nhân là phạm trù chỉ sự tác động qua lại giữa các mặt trong một sự vật, một hiện tượng hoặc giữa các sự vật, các hiện tượng với nhau gây ra sự biến đổi nhất định gọi là kết quả. Như vậy, về bản chất nguyên nhân không phải là hiện tượng hay sự vật nào đó mà nguyên nhân chỉ có thể là sự tác động qua lại; không có sự tác động qua lại thì không có nguyên nhân và để nguyên nhân sinh ra kết quả nhất định nào đó như tình hình tình hình tội phạm khủng bố chẳng hạn, thì quá trình tương tác phải diễn ra trong điều kiện nhất định. Điều kiện tuy không sản sinh ra kết quả, song tạo ra sự thuận lợi, hỗ trợ, thúc đẩy sự tương tác sinh ra kết quả. Vậy là, về bản chất, điều kiện là những sự kiện, hiện tượng, tình huống, hoàn cảnh nhất định. Kết quả: Trong mối liên hệ nhân quả (nguyên nhân - điều kiện - kết quả), thì ở đây, trong tội phạm học chỉ có thể là hiện tượng (tình hình tội phạm) hoặc hành vi hành vi phạm tội. Còn nguyên nhân thì không thể là một hiện tượng hay một yếu tố nào mà nguyên nhân chỉ có thể là sự tác động qua lại của nhiều hiện tượng nhiều yếu tố và sự tác động qua lại này không phải là sự tác động trực tiếp (S-R) mà là sự tác động gián tiếp, tức là phải thông qua đầu óc con người, tâm lý học gọi là kích thích phương tiện, được ký hiệu là X. Vì thế, công thức của sự tác động này phải là S-X-R. Như vậy, nguyên nhân tình hình tội phạm phải là sự tác động qua lại giữa các yếu tố tiêu cực thuộc môi trường sống và các yếu tố tâm, sinh lý tiêu cực thuộc mỗi cá nhân con người trong những hoàn cảnh, tình huống nhất định. Về mặt lý thuyết, rõ ràng nguyên nhân, điều kiện của tình hình tội phạm là hai phạm trù khác nhau, giữ vai trò khác nhau trong việc sinh ra kết quả tình hình tội phạm. Thế nhưng, trong lĩnh vực xã hội nói chung và tội phạm học nói riêng, sự phân biệt đâu là nguyên nhân, đâu là điều kiện chỉ mang tính tương đối. Hơn nữa, thực tế đấu tranh và phòng ngừa tội phạm luôn đòi hỏi phải loại trừ cả hai, tức là phải loại trừ cả những gì thuộc về nguyên nhân và cả những gì thuộc về điều 15
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan