Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Các tội phạm về mại dâm theo pháp luật hình sự việt nam từ thực tiễn thành phố h...

Tài liệu Các tội phạm về mại dâm theo pháp luật hình sự việt nam từ thực tiễn thành phố hà nội

.PDF
85
133
142

Mô tả:

VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI LƯƠNG TUẤN ANH CÁC TỘI PHẠM VỀ MẠI DÂM THEO PHÁP LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM TỪ THỰC TIỄN THÀNH PHỐ HÀ NỘI LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HÌNH SỰ VÀ TỐ TUNG HÌNH SỰ HÀ NỘI, 2019 VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI LƯƠNG TUẤN ANH CÁC TỘI PHẠM VỀ MẠI DÂM THEO PHÁP LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM TỪ THỰC TIỄN THÀNH PHỐ HÀ NỘI Chuyên ngành: Luật hình sự và tố tung hình sự Mã số: 8 38 01 04 NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS. TRẦN VĂN ĐỘ HÀ NỘI, 2019 LỜI CAM ĐOAN Tôi là Lương Tuấn Anh, Học viên cao học đợt 2 -2017 chuyên ngành Luật Hình sự và Tố tụng hình sự tại Học viện Khoa học xã hội, xin cam đoan luận văn “Các tội phạm về mại dâm theo pháp luật hình sự Việt Nam từ thực tiễn thành phố Hà Nội ” là công trình nghiên cứu khoa học độc lập của cá nhân tôi. Kết quả nghiên cứu trong luận văn là do tác giả thực hiện. Các tài liệu, số liệu, kết quả nghiên cứu của các tổ chức, cá nhân khác được tham khảo, sử dụng, trích dẫn trong luận văn đều đã được ghi rõ nguồn gốc một cách trung thực. Tôi xin chịu trách nhiệm về những nội dung đã cam đoan ở trên. Tác giả luận văn Lương Tuấn Anh MỤC LỤC Chương 1 NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CÁC TỘI PHẠM VỀ MẠI DÂM ........................................................................................................................... 7 1.1. Khái niệm tội phạm về mại dâm ............................................................ 7 1.2. Các dấu hiệu pháp lý của các tội phạm về mại dâm ....................... 14 1.3. Đường lối xử lý các hành vi về mại dâm ........................................ 29 Chương 2 THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT QUY ĐỊNH CÁC TỘI PHẠM34 VỀ MẠI DÂM............................................................................................... 34 2.1. Khái quát lịch sử các tội phạm về mại dâm ........................................ 34 2.2. Quy định về tội phạm mại dâm trong bộ luật hình sự 2015 ................ 43 Chương 3 THỰC TIỄN XÉT XỬ CÁC TỘI PHẠM MẠI DÂM Ở HÀ NỘI VÀ GIẢI PHÁP BẢO ĐẢM XÉT XỬ CÁC TỘI PHẠM VỀ MẠI DÂM ............................................................................................................... 51 3.1. Thực tiễn xét xử các tội phạm mại dâm ở Hà Nội ............................... 51 3.2. Các giải pháp bảo đảm xét xử các tội phạm về mại dâm..................... 64 KẾT LUẬN .................................................................................................... 75 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ..................................................... 77 DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT BLHS Bộ luật hình sự TANDTC Tòa án nhân dân tối cao TNHS Trách nhiện hình sự VNĐ Việt nam đồng DANH MỤC BẢNG Bảng 3.1: Số vụ án và số bị cáo xét xử sơ thẩm tội phạm về mại dâm tại Hà Nội (2014-2018) ................................................................................. 53 Bảng 3.2 Kết quả xét xử tội chứa mại dâm trên địa bàn thành phố Hà Nội trong thời gian (2014-2018) ..................................................................... 55 Bảng 3.3 Kết quả xét xử tội môi giới mại dâm trên địa bàn thành phố Hà Nội trong thời gian (2014-2018) .............................................................. 56 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Mại dâm là một hiện tượng xã hội tiêu cực, xuất hiện trong mọi xã hội, mọi quốc gia. Nạn mại dâm một căn bệnh kinh niên của tất cả các nước, các xã hội khác nhau, luôn là một vấn đề đau đầu của tất cả các hệ thống pháp luật và ngày càng có xu hướng gia tăng trầm trọng hơn. Ở Việt Nam, mại dâm là một hiện tượng trái với quan điểm đạo đức của xã hội. Con người không chấp nhận sự tồn tại của hiện tượng này và luôn tìm mọi biện pháp để loại trừ nó ra khỏi đời sống xã hội. Tệ nạn mại dâm đã và đang làm xói mòn đạo đức, thuần phong mỹ tục của dân tộc, ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống văn hóa và trật tự an ninh xã hội. Nghiêm trọng hơn, nó còn là một trong những nguyên nhân lây lan căn bệnh thế kỷ HIV ra cộng đồng, chứa đựng những nguy cơ có thể làm hủy diệt sự sống của con người và gây hậu quả nghiệm trọng khác đến sự phát triển của giống nòi. Điều đáng nói là, bên cạnh những chủ thể tự nguyện hành nghề, những chủ thể do sa cơ lỡ bước vào con đường mại dâm thì hằng năm cũng có rất nhiều các cô gái, thâm chí là trẻ em bị bắt cóc, bị bán, bị giam nhốt trong các động mại dâm. Mại dâm vô hình đã trở thành một thứ kỹ nghệ kinh doanh trên thân xác phụ nữ và trẻ em, phá vỡ biết bao mái ấm gia đình và làm lụi tàn cuộc đời của biết bao con người, cả người bán và người mua. Đặc biệt trong điều kiện kinh tế thị trường, giao lưu quốc tế rộng rãi như hiện nay, nạn mại dâm đã xâm nhập vào nước ta qua nhiều con đường và bằng nhiều hình thức khác nhau, khiến cho số lượng gái mại dâm, người mua dâm, các chủ chứa và các môi giới mại dâm ngày càng tăng cao, hình thành nên những đường dây mại dâm có tính chất quốc tế và nạn buôn bán phụ nữ nhằm kinh doanh mại dâm ngày càng nghiêm trọng. Hiện nay có 1 nhiều hình thức hoạt động mại dâm mới: Gái gọi, du lịch tình dục, người nước ngoài bán dâm, mại dâm nam, mại dâm đồng tính, người chuyển giới bán dâm, môi giới mại dâm thông qua mạng internet, facebook, Zalo… Tình trạng hoạt động mại dâm ngày càng tinh vi phức tạp, đối tượng mua dâm thuộc nhiều lứa tuổi, thành phần khác nhau. Trước tình hình đó, Đảng và Nhà nước ta đã có nhiều chủ trương, chính sách, cũng như hệ thống pháp luật để phòng ngừa và đấu tranh với tệ nạn này. Bộ luật hình sự năm 2015 ra đời trên cơ sở kế thừa và hoàn thiện các tội phạm về mại dâm, là công cụ góp phần đẩy lùi hiện tượng mại dâm, nhưng vẫn còn nhiều bất cập, hạn chế. Trước thực tế đó, vấn đề đặt ra là phải có một hệ thống pháp luật nghiên cứu một cách toàn diện, có hệ thống các vấn đề lý luận về tội phạm mại dâm, phân tích các quy định của pháp luật hình sự về tội phạm này, đánh giá thực tiễn áp dụng các quy định của pháp luật để có các giải pháp hiệu quả trong công tác phòng chống tội phạm mại dâm trong bối cảnh của đất nước. Xuất phát từ những thực trạng trên, tác giả nhận thấy việc chọn Đề tài: “Các tội phạm về mại dâm theo pháp luật hình sự Việt Nam từ thực tiễn thành phố Hà Nội ” làm luận văn thạc sỹ là hết sức cần thiết, việc nghiên cứu thành công Đề tài có ý nghĩa quan trọng về lý luận cũng như thực tiễn. 2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài Các tội phạm về mại dâm là đề tài được các nhà hình sự học trên thế giới và trong nước quan tâm và nghiên cứu. Đặc biệt trong thời gian qua, trong nước đã có những công trình nghiên cứu ở mức độ khác nhau. Đó là - Luận án Tiến sĩ Luật học “Tệ nạn mại dâm - Thực trạng và các giải pháp nâng cao hiệu quả phòng ngừa” của Trần Hải Âu năm 2004. Tác giả đã đề cập những vấn đề lý luận chung về phòng ngừa tệ nạn mại dâm, quan điểm 2 một số nước trên thế giới và Việt Nam, phân tích làm rõ vấn đề lý luận về hoạt động phòng ngừa tệ nạn mại dâm, tác giả đã làm rõ thực trạng, tình hình tệ nạn mại dâm, đặc điểm nhân thân người chứa mại dâm. Đây là công trình khoa học đã đi sâu nghiên cứu về tệ nạn mại dâm và hoạt động phòng ngừa mại dâm. [2]; - Luận án Tiến sĩ Luật học “Điều tra tội phạm về mại dâm có tổ chức” của Nguyễn Hoàng Minh 2010 [15]. Tác giả đi sâu làm rõ khái niệm tội phạm về mại dâm và tội phạm về mại dâm có tổ chức, phân tích làm rõ thực trạng của loại tội phạm này và đưa ra dự báo cũng như các giải pháp nâng cao hoạt động điều tra loại tội phạm nay. - Luận văn Thạc sỹ của tác giả Nguyễn Trường An với đề tài “Các tội phạm về mại dâm theo quy định của Luật hình sự Việt Nam - thực tiễn xét xử trên địa bàn tỉnh Hoà Bình” bảo vệ năm 2014 [1]. Tác giả làm rõ vấn đề lý luận các tội phạm về mại dâm và ý nghĩa của việc quy định các loại tội này trong BLHS cũng đã đưa ra các giải pháp nhằm hoàn thiệt pháp luật cũng như luật hóa một số tội mới trong BLHS đối với nhóm tội này. Ngoài ra còn một số giáo trình, sách chuyên khảo, bình luận có các công trình sau: GS. TSKH. Lê Cảm (Chủ biên) [4], Giáo trình Luật hình sự Việt Nam (Phần các tội phạm), Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội 2003; Ths. Đinh Văn Quế, Bình luận khoa học Bộ luật hình sự 1999 (Phần các tội phạm), Nxb Thành phố Hồ Chí Minh 2000 [17]; GS.TS.Võ Khánh Vinh, Giáo trình Luật hình sự Việt Nam (Phần các tội phạm) [26], Nxb Giáo dục, Hà Nội, 2001; "Tệ nạn xã hội ở Việt Nam: Thực trạng, nguyên nhân và giải pháp" do TS. Lê Thế Tiệm và Phạm Thị Phả chủ biên [22], Nxb Công an nhân dân, Hà Nội, 1994; “Mại dâm, ma túy, cờ bạc- Tội phạm thời hiện đại” năm 2003 của PGS.TS Nguyễn Xuân Yêm cùng tập thể tác giả [27]. Ngoài ra còn một số các bài báo, tạp chí như “Thực tiễn áp dụng các quy 3 định của Bộ luật hình sự về tội phạm liên quan đến mại dâm và những vấn đề hoàn thiện” (Tạp chí Tòa án nhân dân số 24/2007, Đỗ Đức Hồng Hà); “Tội chứa mại dâm, môi giới mại dâm: Lý luận và thực tiễn” (Tạp chí nghiên cứu lập pháp số 22/2010) [10]; Tuy nhiên các công trình nghiên cứu nêu trên hầu hết là dưới góc độ điều tra tội phạm học hoặc phân tích từng tội phạm cụ thể riêng rẽ trên một số các vụ án thực tế điển hình mà chưa có một công trình khoa học nào cấp luận văn thạc sỹ giải quyết một cách tổng thể các vấn đề về các tội phạm về mại dâm, đồng thời tổng kết thực tiễn xét xử qua đó đề xuất một số giải pháp hoàn thiện hệ thống pháp luật. Do vậy, việc nghiên cứu một cách tổng quát về các tội phạm về mại dâm trong giai đoạn hiện nay là một công việc cần thiết và có ý nghĩa. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu - Đề tài trên cơ sở nhận thức toàn diện, có hệ thống về các tội phạm mại dâm và đánh giá thực tiền áp dụng, đề xuất những kiến nghị cho việc hoàn thiện pháp luật và các giải pháp khác nhằm nâng cao hiệu quả áp dụng quy định về tội phạm mại dâm trong thực tiễn. - Để đạt được những mục đích trên,luận văn cần giải quyết những nhiệm vụ: + Nghiên cứu lý luận về các tội phạm về mại dâm như khái niệm, ý nghĩa của việc quy định các tội phạm mại dâm. + Phân tích các quy định của Bộ luật hình sự năm 2015 về các tội phạm về mại dâm. + Đánh giá thực tiễn xét xử loại tội này tại các Tòa án nhân dân Hà Nội. + Đề xuất một số giải pháp hoàn thiện và nâng cao hiệu quả pháp luật về các tội phạm mại dâm. 4 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu: Luận văn nghiên cứu chế định các tội phạm về mại dâm trong luật hình sự Việt Nam và thực tiễn áp dụng các quy phạm thuộc chế định này trong công tác xét xử. Phạm vi nghiên cứu của luận văn là các vấn đề liên quan đến các tội phạm về mại dâm dưới góc độ luật hình sự, chủ yếu dựa trên cơ sở cac quy định của BLHS 2015. Đề tài nghiên cứu thực tiễn xét xử các Tòa án hai cấp Thành phố Hà Nội thời gian trong 05 năm từ 2014-2018. 5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu Cơ sở phương pháp luận của việc nghiên cứu là phép duy vật biện chứng, duy vật lịch sử của Chủ nghĩa Mác – LêNin, tư tưởng Hồ Chính Minh và các quan điểm của Đảng cộng sản Việt Nam về pháp luật, về phòng chống tội phạm. Luận văn sử dụng một số phương pháp nghiên cứu như: so sánh, phân tích, tổng hợp, lịch sử, vụ việc điển hình... các phương pháp này được sử dụng đan xen lẫn nhau để có thể xem xét một cách toàn diện các vấn đề lý luận và thực tiễn. Đồng thời, việc nghiên cứu còn dựa vào số liệu thống kê về các vụ án mại dâm tại địa bàn thành phố Hà Nội và những thông tin được khai thác trên các tạp chí, trên mạng Internet nhằm phân tích tổng hợp các tri thức khoa học luật hình sự và luận chứng các vấn đề cần nghiên cứu của luận văn. 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn Những phân tích, đánh giá và kiến nghị nêu trong luận văn có ý nghĩa thiết thực về lý luận và thực tiễn trong công tác đấu tranh phòng, chống các tội phạm về mại dâm, góp phần xây dựng nhận thức đầy đủ và đúng đắn về chế định các tội phạm về mại dâm, góp phần đổi mới nội dung 5 và phương pháp đấu tranh phòng, chống các tội phạm này trong tình hình mới. Luận văn có thể được sử dụng như một tài liệu tham khảo trong công tác nghiên cứu, giảng dạy, đào tạo. 7. Kết cấu của luận văn Kết cấu luận văn gồm có ba chương như sau: Chương 1: Những vấn đề lý luận các tội phạm về mại dâm Chương 2: Thực trạng pháp luật quy định các tội phạm về mại dâm Chương 3: Thực tiễn xét xử các tội phạm về mại dâm ở Hà Nội và các giải pháp bảo đảm xét xử các tội phạm về mại dâm 6 Chương 1 NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CÁC TỘI PHẠM VỀ MẠI DÂM 1.1. Khái niệm tội phạm về mại dâm 1.1.1. Khái niệm mại dâm Mại dâm là một tệ nạn xã hội, làm ảnh hưởng tiêu cực đến lối sống, đạo đức và thuần phong mỹ tục của dân tộc. Bên cạnh đó, nó còn là biểu hiện của một xã hội rối loạn kỷ cương, hệ thống pháp luật chưa hoàn thiện, và là nguyên nhân lây lan các căn bệnh nguy hiểm khác, các tệ nạn xã hội khác làm suy đồi sự phát triển của loài người. Tuy nhiên, nó lại đã và đang tồn tại trong các thời kỳ lịch sử của hầu hết các Nhà nước và xã hội, thường được gọi dưới cái tên- nghề buôn phấn bán hương. Chính vì vậy, trong đại bộ phận pháp luật hình sự các quốc gia, trong đó có Việt Nam, đã có những quy định về trách nhiệm hình sự đối với các tội phạm về mại dâm, coi đó là một trong những hành vi nguy hiểm cho xã hội và cần phải được xử lý nghiêm minh. Trước hết, mại dâm có nghĩa là gì? Thuật ngữ “ mại dâm” hay “ mãi dâm” có nguồn gốc từ tiếng Latinh là “ Prostiuere” có nghĩa ban đầu là “ bày ra để bán”, chỉ việc bán thân một cách tùy tiện, không thích thú, mại dâm đã tồn tại hàng nghìn năm trước. Theo lý thuyết xã hội học thì mại dâm có thể được dịch nghĩa là việc trao đổi sự thỏa mãn tình dục để lấy tiền hoặc bất cứ một giá trị vật chất nào [15]. Có rất nhiều cách hiểu thế nào là mại dâm? Trước khi BLHS 1985, 1999, 2015 ra đời, đã có định nghĩa cho rằng, mại dâm là hoạt động nhằm cung cấp sự thảo mãn tình dục cho người khác ngoài phạm vi quan hệ vợ chồng và bạn bè. Mại dâm cung cấp tình dục mang tính đồi trụy và tạo ra không khí vô đạo đức và nguy hiểm, tác dụng như thuốc kích thích đối 7 với một loại người nhất định [9]. Quan điểm này chủ yếu nhìn mại dâm là một hành vi suy đồi đạo đức. Trong Luận án thạc sỹ Luật học của mình, tác giả Phạm Duy Quang lại nhận diện đâu là một hành vi mại dâm qua các dấu hiệu: Thứ nhất, có sự thỏa thuận giữa hai bên là nam và nữ (ở đây không đề cập đến dạng mại dâm cùng nam giới) về việc đáp ứng và thỏa mãn dịch vụ quan hệ tình dục thông qua giao hợp hoặc các hình thức khác như thủ dâm… Thứ hai, việc trao đổi tình dục được thực hiện trên cơ sở người bán dâm- tức là người đáp ứng nhu cầu tình dục (thường là phụ nữ) được người mua dâm- người cần được đáp ứng nhu cầu tình dục (thường là nam giới) trả hoặc hứa trả một giá trị vật chất nhất định như tiền, đồ trang sức hoặc các vật có giá trị khác… Thứ ba, hành vi trao đổi tình dục đó xảy ra ngoài phạm vi hôn nhân. Như vậy, theo tác giả Phạm Duy Quang, thì hành vi mại dâm bắt buộc phải xảy ra giữa những người không có quan hệ hôn nhân (giữa vợ và chồng), và mục đích của người bán dâm hướng đến phải là tiền hoặc giá trị vật chất nào đó. Nếu mục đích không phải là giá trị vật chất mà do nhu cầu, sở thích…thì chỉ được coi là hành vi thông dâm. Trong quá trình nghiên cứu các lĩnh vực phòng ngừa tệ nạn mại dâm, đấu tranh với tội phạm về mại dâm, các nhà khoa học, nhà hoạt động thực tiễn đã đưa ra khái niệm mại dâm, nhưng các khái niệm đó còn có những điểm khác nhau, thiếu thống nhất. Nghiên cứu các văn bản pháp luật chúng tôi nhận thấy, tuy chưa có khái niệm cụ thể về mại dâm, nhưng Pháp lệnh Phòng chống mại dâm số 10/2003/PL UBTVQH11 ngày 17 tháng 3 năm 2003 có những quy định liên quan đến mại dâm. Cụ thể: – Mại dâm là hành vi mua dâm, bán dâm (khoản 3 Điều 3). 8 + Mua dâm là hành vi của người dùng tiền hoặc lợi ích vật chất khác trả cho người bán dâm để được giao cấu (khoản 2 Điều 3). + Bán dâm là hành vi giao cấu của một người với người khác để được trả tiền hoặc lợi ích vật chất khác (khoản 1 Điều 3) [25]. Như vậy, mua dâm hoặc bán dâm đều là mại dâm. Hành vi mua dâm là nhằm thỏa mãn nhu cầu tình dục còn hành vi bán dâm nhằm thỏa mãn nhu cầu vật chất. Sẽ không phải là mại dâm nếu hai người giao cấu với nhau chỉ nhằm thỏa mãn nhu cầu tình dục. Do đó, có thể nói, mua dâm và bán dâm là hai mặt của mại dâm. Cũng theo Pháp lệnh, việc thoả mãn tình dục của người mua chỉ bằng hình thức giao cấu. Cho nên việc mua bán dâm để thoả mãn nhu cầu tình dục bằng các hành vi quan hệ tình dục khác sẽ không cấu thành tội phạm mại dâm. Quy định này đã trở nên lạc hậu cần được xem xét lại đảm bảo sự thống nhất của hệ thống pháp luật (BLHS 2015 trong các tội phạm về tình dục như hiếp dâm, cưỡng dâm… ngoài giao cấu còn bổ sung hành vi quan hệ tình dục khác) và phù hợp với thực tiễn xã hội hiện nay (ngoài mau bán dâm truyền thống, cò có mua bán dâm đồng giới). Trong thực tiễn, hành vi giao cấu có thể xảy ra giữa hai người trong hoặc ngoài quan hệ hôn nhân. Trong đó, họ có thể cùng thỏa mãn nhu cầu tình dục cho nhau hoặc có người thỏa mãn nhu cầu tình dục, có người nhằm thỏa mãn nhu cầu vật chất. Theo quy định của Pháp lệnh Phòng chống tệ nạn mại dâm thì chỉ những quan hệ tình dục thông qua giao cấu để nhằm mục đích thỏa mãn nhu cầu vật chất hoặc để thỏa mãn tình dục phải trả tiền hoặc vật chất thì mới bị coi là mại dâm, nếu chỉ nhằm thỏa mãn nhu cầu tình dục của nhau, không nhằm mục đích vật chất thì không bị coi là mại dâm. 9 Từ những khái niệm về mại dâm theo các quan niệm khác nhau, trên cơ sở đó ta có thể đưa khái niệm về về mại dâm. “Mại dâm là hành vi quan hệ tình dục ngoài hôn nhân của người nhằm thỏa mãn dục vọng cho mình và phải trả tiền hoặc lợi ích vật chất cho người khác hoặc nhằm thỏa mãn cho người khác để nhận tiền hoặc lợi ích vật chất”. 1.1.2 Khái niệm tội phạm về mại dâm Theo tác giả Trần Hải Âu: Tội phạm mại dâm là những hành vi nguy hiểm cho xã hội về mua bán tình dục, được quy định trong Bộ luật hình sự do người có năng lực trách nhiệm hình sự thực hiện một cách cố ý xâm phạm đến trật tự công cộng, đạo đức xã hội, nếp sống văn minh xã hội chủ nghĩa, đến sức khỏe, danh dự, nhân phẩm con người, ảnh hưởng đến an ninh trật tự [2]. Tương tự như trên, theo PGS.TS Nguyễn Huy Thuật: Tội phạm mại dâm là những hành vi nguy hiểm cho xã hội liên quan đến mua bán tình dục, được quy định trong Bộ luật hình sự do người có năng lực trách nhiệm hình sự thực hiện một cách cố ý xâm hại đến trật tự công cộng, đạo đức xã hội, nếp sống văn minh xã hội chủ nghĩa, đến sức khỏe, danh dự, nhân phẩm con người, ảnh hưởng đến an ninh xã hội [33, tr. 409]. Theo tác giả Nguyễn Hoàng Minh: Tội phạm mại dâm là những hành vi nguy hiểm cho xã hội trong hoạt động mua bán tình dục được quy định trong Bộ luật hình sự, do người có năng lực trách nhiệm hình sự thực hiện một cách cố ý xâm phạm tới trật tự công cộng, an toàn công cộng, đến nếp sống văn minh, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm con người, cần phải xử lý nghiêm minh bằng pháp luật hình sự [14, tr. 33]. Chúng tôi đồng ý với các quan điểm trên khi nói tội phạm về mại dâm là hành vi nguy hiểm cho xã hội thuộc lĩnh vực mua bán tình dục do 10 người có năng lực trách nhiệm hình sự thực hiện một cách cố ý. Tuy nhiên qua nghiên cứu cụ thể cho thấy tội phạm về mại dâm bao gồm nhiều hành vi khác nhau nên không thể dùng "tội phạm mại dâm" mà phải dùng "tội phạm về mại dâm" mới bao hàm hết hành vi thuộc nhóm tội này, vì vậy để chính xác về thuật ngữ chúng tôi hoàn toàn đồng ý như tác giả Nguyễn Hoàng Minh đã sử dụng cụm từ "tội phạm về mại dâm". Từ những phân tích trên, khái niệm tội phạm về mại dâm theo chúng tôi được hiểu như sau: “Tội phạm về mại dâm là những hành vi nguy hiểm cho xã hội trong hoạt động mua bán tình dục (quan hệ tình dục khác) được quy định trong Bộ luật hình sự do người có năng lực trách nhiệm hình sự thực hiện một cách cố ý, xâm phạm trật tự xã hội, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm của con người được thể hiện qua các hành vi chứa mại dâm, môi giới mại dâm, mua dâm người chưa thành niên”. 1.1.3. Ý nghĩa việc quy định các tội phạm về mại dâm Trong quá trình hội nhập và phát triển kinh tế của đất nước, bên cạnh các mặt tích cực của nền kinh tế thị trường cũng nảy sinh nhiều vấn đề tiêu cực, trong đó tình hình tội phạm diễn biến ngày càng phức tạp. Trong tình hình mới, Bộ luật hình sự 1985 mặc dù đã được sửa đổi, bổ sung bốn lần; Bộ luật hình sự 1999 sửa đổi, bổ sung năm 2009 vẫn bộc lộ nhiều hạn chế như kết cấu một số chương, điều chưa hợp lý, một số tội danh quy định chưa cụ thể; khung hình phạt trong một số điều luật quá rộng, dễ dẫn đến việc áp dụng tùy tiện. Xuất phát từ thực tiễn đấu tranh phòng, chống tội phạm, việc sửa đổi toàn diện Bộ luật hình sự năm 1999 là một đòi hỏi khách quan. Vì những lẽ đó, ngày 27/11/2015, Quốc hồi nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XIII kỳ họp thứ 10 thông qua,nhưng vì một số lý do nên đã sửa đổi bổ sung năm 2017 và chính thức có hiệu lực ngày 1/1/2018 thay thế Bộ luật hình sự 1999. 11 Theo Bộ luật hình sự năm 2015, tội phạm về mại dâm được quy định tại các Điều 327- Tội chứa mại dâm, Điều 328- Tội môi giới mại dâm, Điều 329- Tội mua dâm người dưới 18 tuổi của Chương XXI Các tội xâm phạm an toàn công cộng, trật tự công cộng. Việc quy định các tội phạm về mại dâm trong pháp luật hình sự có một ý nghĩa quan trọng và to lớn trong nhiều phương diện, thể hiện: Thứ nhất, quy định về các tội phạm mại dâm thể hiện sự tôn trọng các chuẩn mực đạo đức xã hội của pháp luật. Pháp luật và đạo đức luôn có mối quan hệ gắn bó mật thiết và biện chứng, không thể tách rời. Trong những giới hạn nhất định, pháp luật là sự thể hiện của các chuẩn mực đạo đức, chỉ khi tôn trọng chuẩn mực đạo đức thì pháp luật nói chung và pháp luật hình sự nói riêng mới gần gũi với đời sống nhân dân, bộc lộ được hiệu quả áp dụng trong thực tiễn của mình và khiến cho người dân nghiêm minh chấp hành pháp luật. Bên cạnh đó, mại dâm là một hiện tượng phi đạo đức, trái với nếp sống lành mạnh và luôn luôn không được thừa nhận trong xã hội Việt Nam, bị xã hội “ruồng bỏ”, vì vậy, việc pháp luật hình sự điều chỉnh về hiện tượng này là điều tất yếu và phù hợp với đạo đức xã hội. Thứ hai, việc quy định về các tội phạm mại dâm là sự cụ thể hóa nguyên tắc cơ bản của Hiến pháp- đạo luật cao nhất của nước Việt Nam và nhiệm vụ của Bộ luật hình sự 2015. Trong Hiến pháp 2013 đã xác định về quyền con người là bất khả xâm phạm và được pháp luật bảo đảm thực hiện: “ Ở nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, các quyền con người, quyền công dân về chính trị, dân sự, kinh tế, văn hóa, xã hội được công nhận, tôn trọng, bảo vệ, bảo đảm theo Hiến pháp và pháp luật” [20]. Điều này được cụ thể hóa trong nhiệm vụ của Bộ luật Hình sự như sau: “Bộ luật hình sự có nhiệm vụ bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, quyền làm 12 chủ của nhân dân, bảo vệ quyền bình đẳng giữa đồng bào các dân tộc, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của công dân, tổ chức, bảo vệ trật tự pháp luật xã hội chủ nghĩa, chống mọi hành vi phạm tội; đồng thời giáo dục mọi người ý thức tuân theo pháp luật, đấu tranh phòng ngừa và chống tội phạm” [19]. Hiến pháp và pháp luật suy cho cùng cũng là sự thể hiện ý chí của con người, do đó quyền con người luôn được coi trọng và bảo vệ. Muốn như vậy thì chế độ xã hội chủ nghĩa phải được bảo vệ, trật tự xã hội phải được giữ vững, do đó mà công cuộc đấu tranh phòng chống tội phạm để giúp loài người được sống trong môi trường an ninh và trong sạch luôn luôn có vai trò và ý nghĩa quan trọng. Thứ ba, quy định các tội phạm về mại dâm cũng là sự thể chế hóa chủ trương của Đảng và Nhà nước ta. Đây được coi là một nhiệm vụ trọng tâm của các cấp ban ngành cũng như toàn thể nhân dân trên cả nước trong, Nghị quyết Đại hội Đảng khóa XI nêu rõ : “Tập trung giải quyết một số vấn đề xã hội bức xúc (suy thoái đạo đức, lối sống, tệ nạn xã hội, trật tự, kỷ cương xã hội)” [9]. Đảng Cộng sản Việt Nam là đảng cầm quyền tại Việt Nam, là đại biểu trung thành của giai cấp công nhân, người lao động và lấy chủ nghĩa Mac-Lenin và Tư tưởng Hồ Chí Minh làm kim chỉ nam cho mọi hoạt động của Đảng, do vậy những chủ trương và đường lối, chỉ dẫn của Đảng luôn là định hướng trong tất cả các lĩnh vực chính trị - kinh tế - xã hội. Vì thế, những quy định của pháp luật không được phép đi ngược lại tinh thần của Đảng, đó chính pháp luật xã hội chủ nghĩa. Thứ tư, quy định về các tội phạm mại dâm trong Bộ luật hình sự là cơ sở pháp lý quan trọng để đấu tranh chống lại các hành vi xâm phạm trật tự công cộng, an toàn công cộng cũng như các hành vi suy đồi đạo đức, tác động tiêu cực đến thuần phong mỹ tục của dân tộc. Các tội phạm 13 về tệ nạn xã hội nói chung và mại dâm nói riêng luôn là một vấn đề gây nhức nhối và tồn tại dai dẳng trong đời sống xã hội, đe dọa sự phát triển lành mạnh và bền vững của đất nước. Từ xưa đến nay, nạn mại dâm có những thời kỳ được hoạt động một cách công khai và tràn lan, gây nên những ảnh hưởng tiêu cực đến nếp sống văn minh của xã hội và hạnh phúc gia đình. Điều đó là do không có cơ sở pháp luật nào để xử lý những hành vi phạm tội như vậy. Chính vì vậy, việc quy định các tội phạm về mại dâm là nguy hiểm cho xã hội và phải được trừng trị nghiêm minh của pháp luật, dưới sự bảo đảm thực thi của nhà nước là nền tảng pháp lý vững chắc để đấu tranh và phòng chống nan mại dâm. Thứ năm, quy định về các tội phạm mại dâm, đặc biệt khi người bán dâm là người dưới 18 tuổi, thể hiện sự bảo vệ của pháp luật đối với đối tượng là người dưới 18 tuổi. Người chưa thành niên là đối tượng mà tâm sinh lý vẫn còn non nớt và chưa nhận thức được đầy đủ hành vi của mình thực hiện. Ngoài ra, người dưới 18 tuổi là đối tượng dễ bị dụ dỗ, lôi kéo vào con đường phạm tội nên dù người bán dâm có tự nguyện nhưng nếu đã là người dưới 18 tuổi thì đối tượng mua dâm cũng đều có hành vi phạm tội. Vì thế, pháp luật quy định như vậy nhằm bảo vệ tốt nhất quyền và lợi ích, cũng như nhằm tạo môi trường sinh sống lành mạnh cho sự phát triển của đối tượng đặc biệt này. 1.2. Các dấu hiệu pháp lý của các tội phạm về mại dâm Khái niệm tội phạm được quy định tại Điều 8 BLHS 2015 theo đó, “Tội phạm là hành vi nguy hiểm cho xã hội được quy định trong Bộ luật hình sự, do người có năng lực trách nhiệm hình sự hoặc pháp nhân thương mại thực hiện một cách cố ý hoặc vô ý, xâm phạm độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ Tổ quốc, xâm phạm chế độ chính trị, chế độ kinh tế, nền văn hóa, quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội, 14
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan