Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Chuyên ngành kinh tế Các yếu tố ảnh hưởng đến rủi ro thẻ tín dụng tại các ngân hàng thương mại việt n...

Tài liệu Các yếu tố ảnh hưởng đến rủi ro thẻ tín dụng tại các ngân hàng thương mại việt nam

.PDF
62
173
143

Mô tả:

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TPHCM ------------------------ CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN RỦI RO THẺ TÍN DỤNG TẠI CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM :TÀI CHÍNH – NGÂN HÀNG Chuyên ngành Mã số chuyên ngành : 8340201 LUẬN VĂN THẠC SỸ GIẢNG VIÊN HD: TS. PHÙNG ĐỨC NAM SINH VIÊN TH: LÊ HOÀNG YẾN TP.HCM - 2018 MỤC LỤC TRANG PHỤ BÌA MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT DANH MỤC HÌNH DANH MỤC BẢNG CHƯƠNG 1: MỞ ĐẦU ...................................................................................... 1 1.1 Lý do chọn đề tài ......................................................................................... 1 1.2 Mục tiêu nghiên cứu.................................................................................... 2 1.3 Câu hỏi nghiên cứu ..................................................................................... 2 1.4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ............................................................... 3 1.5 Phương pháp nghiên cứu............................................................................. 3 1.6 Ý nghĩa của nghiên cứu............................................................................... 3 1.7 Kết cấu luận văn .......................................................................................... 4 Tóm tắt chương 1 ............................................................................................... 4 CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ RỦI RO THẺ TÍN DỤNG ................... 5 2.1 Lý thuyết về rủi ro ....................................................................................... 5 2.1.1 Khái niệm rủi ro .................................................................................. 5 2.1.2 Lý thuyết về rủi ro .............................................................................. 6 2.2 Rủi ro thẻ tín dụng ...................................................................................... 7 2.2.1 Khái niệm rủi ro thẻ tín dụng .............................................................. 7 2.2.2 Nguồn rủi ro thẻ tín dụng.................................................................... 8 2.3 Các nghiên cứu trước .................................................................................. 9 Tóm tắt chương 2 ............................................................................................. 17 CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ............................................ 18 3.1 Quy trình nghiên cứu: ............................................................................... 18 3.2 Thiết kế nghiên cứu định tính và nghiên cứu định lượng: ........................ 19 3.2.1 Nghiên cứu định tính ........................................................................ 19 3.2.2 Nghiên cứu định lượng ..................................................................... 21 Tóm tắt chương 3 ....................................................................................... 26 CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ....................................................... 27 4.1 Mẫu nghiên cứu......................................................................................... 27 4.2 Phân tích thống kê mô tả ........................................................................... 28 4.3 Phân tích tương quan................................................................................. 31 4.4 Kết quả hồi quy trong mô hình ................................................................. 34 Tóm tắt chương 4 ............................................................................................. 40 CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .................................................. 41 5.1 Kết luận ..................................................................................................... 41 5.2 Kiến nghị ................................................................................................... 41 5.2.1 Nhóm giải pháp về thu nhập ............................................................. 41 5.2.2 Nhóm giải pháp về hạn mức tín dụng ............................................... 42 5.2.3 Nhóm giải pháp về tỷ lệ thanh toán thẻ ............................................ 43 5.2.4 Tỷ lệ sử dụng thẻ và ứng tiền mặt .................................................... 43 5.2.5 Một số giải pháp khác ....................................................................... 45 TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................ 49 PHỤ LỤC 1: Kết quả mô hình 1 ..................................................................... 51 PHỤ LỤC 2: Kết quả mô hình 2 ..................................................................... 53 LỜI CAM ĐOAN Tác giả cam đoan đề tài: “Các yếu tố ảnh hưởng đến rủi ro thẻ tín dụng tại các Ngân hàng Thương Mại Việt Nam” là một công trình nghiên cứu độc lập không có sự sao chép của người khác. Các thông tin thứ cấp được sử dụng trong bài nghiên cứu có nguồn gốc và trích dẫn rõ rang. Kết quả bài nghiên cứu là thành quả nghiên cứu của bản thân. Tp, HCM, ngày 15 tháng 9 năm 2018 LÊ HOÀNG YẾN DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT NHNN: Ngân hàng Nhà nước TMCP: Thương mại Cổ phần ATM (Automated Teller Machine): Máy giao dịch tự động POS (Point Of Sale): Thiết bị chấp nhận thanh toán thẻ Wifi (Wireless Fidelity): mạng không dây sử dụng sóng vô tuyến DANH MỤC HÌNH Hình 3.1: Quy trình nghiên cứu .................................................................. 18 DANH MỤC BẢNG Bảng 2.3 Tóm tắt kết quả các nghiên cứu trước ......................................... 13 Bảng 3.1: Mô tả các biến sử dụng trong mô hình ....................................... 23 Bảng 4.1: Mẫu nghiên cứu .......................................................................... 27 Bảng 4.2: Giới tính và độ tuổi của khách hàng ........................................... 28 Bảng 4.3: Chỉ số tương quan cặp của các biến trong mô hình ................... 32 Bảng 4.4: Kết quả ước lượng hồi quy Logit các mô hình ........................... 35 1 CHƯƠNG 1: MỞ ĐẦU 1.1 Lý do chọn đề tài Trong xu hướng phát triển nhằm đa dạng hóa sản phẩm dịch vụ Ngân hàng và thúc đẩy thanh toán không dùng tiền mặt, các NHTM Việt Nam đã đẩy mạnh triển khai các dịch vụ về thẻ. Với vai trò tích cực làm giảm khối lượng tiền mặt trong lưu thông, từ đó làm giảm các chi phí vận chuyển, phát hành, kiểm kê tiền trong nền kinh tế, đồng thời giúp hạn chế được nạn tiền giả, đẩy mạnh phát triển thẻ tín dụng là một trong những định hướng lâu dài của các NHTM Việt Nam. Tuy ra đời không lâu nhưng thẻ tín dụng cũng đã đạt được tốc độ phát triển nhanh chóng. Năm 2010, dư nợ thẻ tín dụng chỉ đạt khoảng 52 triệu USD tương đương 1,083 tỷ đồng với số lượng thẻ phát hành là 530,000 thẻ thì đến năm 2016, dư nợ thẻ tín dụng đã đạt khoảng 256 triệu USD tương đương 4,624 tỷ VND; số lượng thẻ tín dụng cũng đạt khoảng 4.43 triệu thẻ; trong giai đoạn từ 2010 – 2016 doanh số giao dịch và số lượng giao dịch trên thẻ tăng khoảng 30% mỗi năm. (NHNN, 2017). Tuy nhiên cùng với sự phát triển công nghệ thông tin là các loại hình gian lận trong các mảng phát hành thẻ, thanh toán thẻ qua ATM, thanh toán thẻ qua POS với các thủ đoạn như: lợi dụng thông tin bề mặt thẻ để làm thẻ giả, cài đặt phần mềm đánh cắp thông tin thẻ trên ATM, tấn công phá máy ATM để lấy tiền, hành vi lừa đảo đối với giao dịch không xuất trình thẻ tại các đơn vị chấp nhận thẻ kinh doanh dịch vụ lữ hành, khách sạn, du lịch (đây là trường hợp kẻ gian đánh cắp thông tin của chủ thẻ sau đó sử dụng thẻ giả để đặt vé máy bay, đặt phòng khách sạn, tour du lịch… mục đích cuối cùng là để bán lại cho người khác hoặc hủy lệnh đã đặt để lấy tiền) để xảy ra tình trạng trên một phần là do công tác quản trị rủi ro chưa được chú trọng. Nhận thức được tầm quan trọng của việc quản lý, kiểm soát, phòng ngừa và giảm thiểu rủi ro trong hoạt động kinh doanh thẻ tín dụng đối với sự phát triển của 2 ngân hàng, các NHTM đã và đang nổ lực tìm kiếm cũng như áp dụng các chiến lược nhằm giảm thiểu rủi ro thẻ tín dụng trong công tác quản lý góp phần gia tăng hiệu quả hoạt động kinh doanh tuy nhiên kết quả vẫn chưa được như kỳ vọng bởi rủi ro ngày một gia tăng. Do đó để giải quyết triệt để vấn đề thì các NHTM cần hiểu được các yếu tố khách quan và chủ quan nào đang ảnh hưởng đến rủi ro thẻ tín dụng tại ngân hàng để tìm ra giải pháp để giải quyết. Đối với những yếu tố khách quan bản thân các NHTM khó có thể giải quyết triệt để chỉ có thể định hướng phòng ngừa. Còn đối với các yếu tố chủ quan thuộc về bản thân ngân hàng thì các NHTM cần tập trung vào công tác quản trị nhằm giảm thiểu rủi ro trong hoạt động thẻ tín dụng. Tóm lại, xuất phát từ nhu cầu thực tiễn cấp thiết hiện nay về công tác quản lý và hạn chế rủi ro thẻ tín dụng thì đề tài đề tài “Các yếu tố ảnh hưởng đến rủi ro thẻ tín dụng tại các NHTM Việt Nam” của tác giả là hết sức cần thiết. 1.2 Mục tiêu nghiên cứu  Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến rủi ro thẻ tín dụng tại các NHTM Việt Nam  Đánh giá mức độ tác động của các yếu tố ảnh hưởng đến rủi ro thẻ tín dụng tại các NHTM Việt Nam. 1.3 Câu hỏi nghiên cứu Để đạt được các mục tiêu nghiên cứu trên, nghiên cứu tập trung vào việc giải đáp các câu hỏi sau:  Các yếu tố nào ảnh hưởng đến rủi ro thẻ tín dụng tại các NHTM Việt Nam?  Mức độ tác động của các yếu tố ảnh hưởng đến rủi ro thẻ tín dụng tại các NHTM Việt Nam như thế nào? 3 1.4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu  Đối tượng nghiên cứu: các yếu tố ảnh hưởng đến rủi ro thẻ tín dụng tại các NHTM Việt Nam.  Phạm vi nghiên cứu: + Về thời gian: Tập trung phân tích, nghiên cứu số liệu trong giai đoạn từ năm 2010 đến năm 2017. + Không gian: nghiên cứu được thực hiện tại các NHTM Việt Nam. 1.5 Phương pháp nghiên cứu Phương pháp định lượng: sử dụng phương pháp hồi quy Binary dựa trên số liệu về thẻ tín dụng do tác giả thu thập được, lựa chọn các biến có liên quan đến đề tài được xây dựng mô hình hồi quy đa biến thể hiện các yếu tố ảnh hưởng đến rủi ro thẻ tín dụng tại các NHTM Việt Nam. Số liệu thu thập được xử lý thông qua phần mềm SPSS. 1.6 Ý nghĩa của nghiên cứu  Ý nghĩa khoa học của nghiên cứu: Xác định các yếu tố ảnh hưởng đến rủi ro thẻ tín dụng tại NHTM. Kết quả nghiên cứu là tài liệu hữu ích cho sinh viên và những nhà nghiên cứu quan tâm đến lĩnh vực này, hơn thế nữa đây là bài viết có tầm quan trọng trong lĩnh vực học thuật.  Thực tiễn  Thông qua việc xác định các yếu tố ảnh hưởng đến rủi ro thẻ tín dụng tại các NHTM Việt Nam là cơ sở giúp hạn chế rủi ro trong hoạt động kinh doanh thẻ tín dụng góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh tại các NHTM Việt Nam.  Bên cạnh đó, sẽ cung cấp kiến thức cho các bên có liên quan trong lĩnh vực ngân hàng và cả các lĩnh vực phi ngân hàng. Từ đó, ngoài việc giúp ban lãnh đạo kịp thời nhận ra hạn chế trong quá trình triển khai kinh doanh thẻ tín dụng, còn dùng để 4 kiến nghị các giải pháp và chính sách phù hợp để hạn chế rủi ro thẻ tín dụng tại các NHTM thông qua các yếu tố thuộc về ngân hàng. 1.7 Kết cấu luận văn Ngoài phần mục lục và danh mục tài liệu tham khảo, nội dung Luận văn được chia thành 5 chương:  CHƯƠNG 1: MỞ ĐẦU  CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ RỦI RO THẺ TÍN DỤNG.  CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.  CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU.  CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ. Tóm tắt chương 1 Nội dung chương 1 trình bày các mục giới thiệu về nghiên cứu như lý do chọn đề tài; mục tiêu; câu hỏi; đối tượng và phạm vi nghiên cứu; phương pháp nghiên cứu; ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài; bố cục của nghiên cứu. Đây là cơ sở để đinh hướng thực hiện các bước nghiên cứu. 5 CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ RỦI RO THẺ TÍN DỤNG 2.1 Lý thuyết về rủi ro 2.1.1 Khái niệm rủi ro Bất cứ hoạt động nào cũng chứa đựng trong đó những rủi ro tiềm ẩn. Rủi ro là một khái niệm có nhiều quan điểm định nghĩa khác nhau:  Theo quan niệm truyền thống: rủi ro là những tổn thất có thể xảy ra trong tương lai, có thể phát sinh từ một số hoạt động ở hiện tại và thường được chứa đựng bên trong hoặc đi cùng với một sự kiện không mong muốn xảy ra.  Theo quan điểm hiện đại: ISO/IEC Guide 73 (2002) định nghĩa rủi ro là sự kết hợp khả năng xảy ra của một sự kiện và hệ quả của nó. Trong tất cả các hoạt động luôn tiềm ẩn khả năng xảy ra các sự kiện và hệ quả. Hệ quả của rủi ro tạo thành các cơ hội có lợi (tích cực) hoặc đe dọa thành công (tiêu cực) của hoạt động. Trong lĩnh vực hoạt động đặt ra mức độ an toàn thì nhìn chung hệ quả do rủi ro tạo ra chỉ có tính bất lợi, vì vậy quản lý rủi ro trong lĩnh vực này thường tập trung vào việc phòng chống và giảm nhẹ tác hại mà rủi ro có thể gây ra. Từ quan điểm nêu trên, có thể khái niệm rủi ro như sau:  Rủi ro là một sự kiện bình thường không thể tránh được trong cuộc sống hàng ngày.  Rủi ro là một sự kiện có thể xảy ra làm ảnh hưởng tiêu cực đến mục tiêu hoạt động của tổ chức, cá nhân.  Hiểu biết về rủi ro và kiểm soát rủi ro là một phần quan trọng trong cuộc sống nhằm tránh tổn thất, đạt được lợi ích và tăng thu nhập. 6 2.1.2 Lý thuyết về rủi ro Theo Nguyễn Minh Kiều (2007), sự kiện không chắc chắn là sự kiện có thể nhiều kết cục trong đó có thể tính toán được xác suất xảy ra của mỗi kết cục. Trong các tình huống may rủi (hay mạo hiểm), chúng ta có thể tính được xác suất xảy ra của các kết cục. Và ngược lại, trong tình huống bất định, chúng ta không thể tính được xác suất này. Có hai hai loại xác suất: xác suất khách quan và xác suất chủ quan. Xác suất khách quan là xác suất trong đó chúng ta có thể sử dụng các phương pháp xác suất và thống kê để tính toán xác suất. Và ngược lại xác suất chủ quan là xác suất trong đó chúng ta không thể sử dụng các phương pháp xác suất và thống kê để tính toán xác suất. Đối với xác suất chủ quan người ra quyết định phải phán đoán, và các phán đoán chủ quan này phụ thuộc vào kinh nghiệm, tri thức, thông tin, khả năng phân tích và xử lý thông tin v.v. của người ra quyết định. Và kết quả dẫn đến là xác suất chủ quan thường khác nhau. Bản tính của con người là thường ưa thích những gì chắc chắn và đồng thời luôn muốn né tránh những điều may rủi và bất trắc. Tuy nhiên, trong đời sống hàng ngày, chúng ta đối diện với rất nhiều tình huống ra quyết định trong đó chúng ta không biết chắc kết cục của các tình huống ấy là như thế nào. Để ra những quyết định như vậy, hiển nhiên một yêu cầu đặt ra là đo lường mức độ may rủi của các lựa chọn, và trên cơ sở đó chọn phương án có độ may rủi thấp nhất (với các điều kiện khác như nhau). Một trong những thước đo đo lường sự hấp dẫn của trò chơi may rủi là giá trị kỳ vọng của phần thu nhập tăng thêm so với khi không tham gia trò chơi, hay một cuộc kinh doanh, hay lợi ích tăng thêm khi thoả dụng một vấn đề mong muốn. Trong lý thuyết xác suất và thống kê, giá trị trung bình này được gọi là giá trị kỳ vọng và được định nghĩa như sau: - Giá trị kỳ vọng của một tình huống là bình quân gia quyền giá trị của các kết 7 cục có thể xảy ra, trong đó trọng số (hay quyền số) là xác suất xảy ra của mỗi kết cục. Công thức tính giá trị kỳ vọng: X = p1X1+p2X2+p3X3+….+pn Xn Trong đó X1, X2, X3, …, Xn là các giá trị có thể (kết cục) của đại lượng ngẫu nhiên X, và p1, p2, p3, …, pn là các xác suất tương ứng Trong cuộc sống con người thường phải đối diện với những tình huống không chắc chắn (rủi ro) và trong nền kinh tế cũng như các hoạt động kinh tế cũng gắn liền với quy luật khách quan vốn có của nó, tồn tại giữa 2 vấn đề có thể xảy ra, không xảy ra, hoặc chắc chắn và không chắc chắn, rủi ro hay không rủi ro... 2.2 Rủi ro thẻ tín dụng 2.2.1 Khái niệm rủi ro thẻ tín dụng Thẻ tín dụng là một loại công cụ tín dụng phổ biến. Nó được phát hành thông qua việc cung cấp thẻ tín dụng (thường là các ngân hàng thương mại) theo đánh giá tín dụng và tình hình tài chính của chủ thẻ tín dụng. Sử dụng thẻ tín dụng, chủ sở hữu không cần phải trả tiền mặt khi họ tiêu dùng, và phải thanh toán hóa đơn vào ngày ngân hàng gửi bản sao kê khai hóa đơn. Rủi ro là một sự không chắc chắn hay một tình trạng bất ổn, chỉ có những tình trạng không chắc chắn có thể ước đoán được xác suất xảy ra mới được xem là rủi ro (Nguyễn Minh Kiều, 2007). Trong thuật ngữ tài chính, rủi ro là khả năng mất mát tài chính của ngân hàng. Rủi ro gắn liền với bất cứ hoạt động tài chính nào và cũng như bản thân các giao dịch tài chính đó cần được quản lý một cách đúng mực. Các ngân hàng có thể phái đối mặt với các tốn thất lớn nếu không quản lý chặt chẽ các rủi ro. Rủi ro thẻ tín dụng là các tổn thất về vật chất hoặc phi vật chất có liên quan tới hoạt động kinh doanh thẻ, bao gồm hoạt động phát hành và hoạt động thanh toán thẻ. Đối tượng chịu rủi ro là ngân hàng, chủ thẻ hoặc Đơn vị chấp nhận thẻ. Vì vậy mỗi 8 ngân hàng cần phải quan tâm đặc biệt đến hoạt động quản lý rủi ro nói chung và hoạt động quản lý rủi ro kinh doanh thẻ tín dụng nói riêng. 2.2.2 Nguồn rủi ro thẻ tín dụng  Rủi ro từ chủ thẻ tín dụng Rủi ro từ chủ thẻ tín dụng có tác hại rất lớn gây ra thiệt hại cho ngân hàng. Rủi ro này thường xảy ra khi:  Chủ thẻ tín dụng không đủ khả năng thanh toán hoặc thanh toán không đầy đủ các khoản chi tiêu bằng thẻ tín dụng. Một khi chủ thẻ tín dụng đến hạn mà không thanh toán khoản nợ trong chu kỳ tín dụng, khoản nợ này sẽ được ngân hàng ghi nhận là nợ quả hạn và được tính chung vào khoản nợ quả hạn của ngân hàng.  Hoặc xuất phát từ các hành vi làm giả hồ sơ để mở thẻ tín dụng, sử dụng thẻ đã báo mất hoặc bị đánh cắp, sử dụng thẻ đã báo không nhận được thẻ, không công nhận giao dịch đã thực hiện.  Rủi ro từ đơn vị chấp nhận thẻ Rủi ro thẻ tín dụng xuất phát từ đơn vị chấp nhận thẻ như:  Các hành vi làm giả hồ sơ để ký hợp đồng làm đơn vị chấp nhận thẻ với ngân hàng (fraudulent merchant)  Sửa số tiền giao dịch lớn hơn so với giao dịch thực tế (card present)  Đánh cắp thông tin của chủ thẻ để bán (merchant collusion).  Rủi ro từ hành vi gian lận từ bên ngoài Khi công nghệ thông tin ngày càng phát triển thì các các rủi ro xuất phát từ các hành vi gian lận từ bên ngoài của tội phạm công nghệ ngày càng gia tăng đây là một trở ngại rất lớn mà các NHTM khó có thể giải quyết triệt để. Cụ thể các hành vi gian lận từ lận bên ngoài như: 9  Làm thẻ giả (counterfeit)  Sửa thông tin chủ thẻ (account takeover)  Sử dụng thiết bị quét cắp thông tin thẻ (skimming)  Đánh cắp thông tin từ các giao dịch không xuất trình thẻ (card not present)  Sử dụng thông tin của chủ thẻ để thực hiện giao dịch (card not present),...  Rủi ro từ ngân hàng Chính sách kinh doanh thẻ tín dụng không hợp lý, chỉ chú trọng mở rộng tổng dư nợ thẻ tín dụng để tăng doanh thu từ lãi vay mà ít quan tâm đến việc phát triển các sản phẩm, dịch vụ đem lại nguồn thu không nhỏ về phí sử dụng cho ngân hàng. Chính sách phí, lãi áp dụng với các sản phẩm thẻ tín dụng như con dao hai lưỡi trong hoạt động kinh doanh thẻ tín dụng. Một mặt, khách hàng được khuyến khích đăng ký mở thẻ tín dụng và sử dụng thẻ tín dụng để thanh toán hóa đơn hàng hóa, dịch vụ hay ứng tiền mặt tại máy ATM để chi tiêu cho nhu cầu cá nhân. Mặt khác, ngân hàng luôn trong tình trạng báo động nợ xấu gia tăng do một bộ phận khách hàng sử dụng thẻ tín dụng nhưng không có khả năng thanh toán khi đến hạn. Cán bộ kinh doanh thẻ không tuân thủ chính sách tín dụng, không chấp hành đúng quy trình phát hành thẻ tín dụng, không thẩm định đầy đủ và chính xác hồ sơ đăng ký mở tín dụng của khách hàng, cấp và thay đổi hạn mức tín dụng sai quy định,... gây tổn thất cho ngân hàng khi khách hàng sử dụng hết hạn mức tín dụng của thẻ nhưng không có khả năng thanh toán nợ. 2.3 Các nghiên cứu trước  Nghiên cứu của Black và Morgan (1998) Trong nghiên cứu của Black và Morgan (1998) về “Rủi ro và sự phổ biến các loại thẻ tín dụng”, tác giả đã chỉ ra rằng nợ xấu và vỡ nợ liên quan tới các yếu tố nghề 10 nghiệp, tình trạng hôn nhân, thâm niên công tác, thu nhập và tài sản đảm bảo của người sử dụng thẻ.  Nghiên cứu của Norvilitis, Osberg và Roehling (2006) Theo các nghiên cứu của Norvilitis, Osberg và Roehling (2006) về “Các nhân tố về nhân cách, thái độ tiền bạc, kiến thức tài chính và nợ thẻ tín dụng trong sinh viên”. Nghiên cứu này tìm hiểu các nhân tố là nguyên nhân và ảnh hưởng đến rủi ro xuất phát từ nợ thẻ tín dụng trong 448 sinh viên tại năm trường đại học. Mức nợ thẻ tín dụng trung bình của các sinh viên theo nghiên cứu trung bình là 1.035 đô la. Kết quả nghiên cứu của tác giả đã chỉ ra rằng thiếu kiến thức tài chính, tuổi tác, số thẻ tín dụng và thái độ đối với việc sử dụng thẻ tín dụng đều có liên quan đến nợ thẻ tín dụng.  Nghiên cứu của Susan Muchiru (2008) Nghiên cứu của Susan Muchiru (2008) “Một cuộc điều tra các yếu tố quyết định gian lận thẻ tín dụng ở Kenya”. Mẫu nghiên cứu bao gồm 100 chủ thẻ tín dụng đã được chọn ngẫu nhiên; 50 chủ thẻ đã bị vỡ nợ và 50 chủ thẻ thanh toán đúng hạn. Thông qua kết quả phân tích hồi quy cho thấy bên cạnh các yếu tố đặc điểm nhân khẩu học của đối tượng khảo sát như giới tính, độ tuổi, thu nhập, trình độ học vấn,... thì ba biến số tài chính mà tác giả cho thấy có ảnh hưởng lớn nhất đến rủi ro thẻ tín dụng xuất phát từ khả năng thanh toán của chủ thẻ là: (1) tỷ lệ giữa mức thanh toán bắt buộc tối thiểu với thu nhập hộ gia đình; (2) tỷ lệ phần trăm của tổng hạn mức tín dụng đã được người tiêu dùng sử dụng; (3) số thẻ tín dụng mà người tiêu dùng đã đạt đến giới hạn cho vay.  Nghiên cứu của Alexandra Schwarz, (2011) Nghiên cứu của Alexandra Schwarz, (2011) về “Đo lường, giám sát và dự báo rủi ro thẻ tín dụng” 11 Dựa trên một bộ dữ liệu lớn về lịch sử thanh toán cá nhân, nghiên này điều tra và tìm ra giải pháp khả thi cho vấn đề rủi ro thẻ tín dụng. Định nghĩa về rủi ro thẻ tín dụng được đề xuất dựa trên số tiền đến hạn phải trả và kết quả thu được của danh mục nợ phải thu. Hơn nữa, để đánh giá hiệu quả thanh toán cá nhân trong giai đoạn tín dụng, các chỉ số giám sát và dự báo được đưa ra. Kết quả thực nghiệm cho thấy các yếu tố ảnh hưởng rủi ro thẻ tín dụng gồm: số tiền đến hạn phải trả, kết quả thu nợ, chỉ số giám sát và dự báo.  Nghiên cứu của Cumhur Erdem (2008) Trong bài nghiên cứu của Cumhur Erdem (2008) về các nhân tố ảnh hưởng đến vỡ nợ thẻ tín dụng và ý định sử dụng thẻ ở Thổ Nhĩ Kỳ, tác giả đã tiến hành nghiên cứu 520 khách hàng sử dụng thẻ tín dụng trong thành phố Tokat ở Thổ Nhĩ Kỳ bằng cách phỏng vấn trực tiếp. Và kết quả phân tích thống kê tổng quan của các biến cho thấy rằng các mẫu quan sát sử dụng thẻ tín dụng để thanh toán 55% chi tiêu tiêu dùng của họ, thu nhập trung bình của gia đình các quan sát là 1000 USD, nữ chiếm 23% trong mẫu quan sát; hầu như toàn bộ mẫu đều đã có gia đình, tốt nghiệp trung học hay đại học và có công việc ổn định. Mức dư nợ trung bình mỗi thẻ là 470 USD và trung bình trong 6 tháng gần nhất họ không thanh toán thẻ 1 đến 2 lần. Bài nghiên cứu của ông cũng thể hiện rằng rủi ro vỡ nợ thẻ tín dụng chịu ảnh hưởng bởi các yếu tố: tỷ lệ tổng dư nợ trên thu nhập trung bình, thu nhập trung bình, phần trăm thanh toán cho chi tiêu bằng thẻ tín dụng.  Nghiên cứu của Dunn và Kim (1999) Nghiên cứu của Dunn và Kim (1999) “Khảo sát thực tế về gian lận thẻ tín dụng”. thông qua đánh giá rủi ro thẻ tín dụng xuất phát từ khả năng thanh toán chủ thẻ tín dụng. Các tác giả đã xây dựng mô hình hồi quy bội dựa trên việc khảo sát hành vi của hơn 5.300 chủ thẻ tín dụng tại bang Ohio, Hoa Kỳ thông qua việc phân tích các 12 nhân tố tác động đến rủi ro thẻ tín dụng xuất phát từ số lần chủ thẻ tín dụng chậm thanh toán trong khoảng thời gian 6 tháng gần đây nhất. Ba nhân tố có ảnh hưởng nhất đến rủi ro thẻ tín dụng xuất phát từ việc chậm thanh toán của chủ thẻ là: tỷ số giữa số tiền tối thiểu phải thanh toán với thu nhập của chủ thẻ, tỷ số giữa số dư khả dụng với hạn mức tín dụng của chủ thẻ, số lượng thẻ tín dụng đã được sử dụng hết hạn mức. Cả ba nhân tố nói trên đều có tác động cùng chiều đối với rủi ro thẻ tín dụng xuất phát từ khả năng chậm thanh toán của chủ thẻ tín dụng.  Nghiên cứu của Lee, Lin và Chen (2011) Nghiên cứu của Lee, Lin và Chen (2011) về “Một phân tích thực nghiệm về rủi ro quá hạn thẻ tín dụng của khách hàng tại các ngân hàng thương mại vừa và nhỏ ở Đài Loan”. Lee, Lin và Chen (2011) tiến hành phân tích thực nghiệm trên 612 thẻ tín dụng về khả năng nợ quả hạn của chủ thẻ tín dụng đối với các ngân hàng quy mô vừa và nhỏ tại Đài Loan. Nghiên cứu tập trung vào thông tin chủ thẻ cũng như mối quan hệ giao dịch giữa chủ thẻ với ngân hàng phát hành nhằm mục đích xác định các đại lượng tác động đến nợ qúa hạn của chủ thẻ. Dựa trên số liệu thu thập được, các tác giả chứng minh được rằng rủi ro thẻ tín dụng xuất phát từ nợ quá hạn của chủ thẻ tín dụng chịu tác động của các nhân tố: mức độ ổn định của nghề nghiệp, tình trạng sử dụng thẻ, khối lượng tín dụng quay vòng, hạn mức tín dụng của thẻ, hệ số sử dụng thẻ và tình trạng vay nợ từ ngân hàng khác.  Nghiên cứu của R. Shenbagavalli (2012) R. Shenbagavalli (2012) đã có bài nghiên cứu về phân tích rủi ro của chủ thẻ tín dụng và kết luận rằng thanh toán đúng hạn thẻ tín dụng, tỷ lệ thanh toán thẻ tín dụng và lãi suất là các yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến rủi ro thẻ tín dụng.  Nghiên cứu của Chia-Chi Lee và cộng sự (2011)
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan