Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Cải cách kinh tế ở israel từ năm 1985 đến nay và bài học kinh nghiệm đối với việ...

Tài liệu Cải cách kinh tế ở israel từ năm 1985 đến nay và bài học kinh nghiệm đối với việt nam

.PDF
201
514
132

Mô tả:

VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI TRẦN THÙY PHƢƠNG CẢI CÁCH KINH TẾ Ở ISRAEL TỪ NĂM 1985 ĐẾN NAY VÀ BÀI HỌC KINH NGHIỆM ĐỐI VỚI VIỆT NAM LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ Hà Nội - 2018 VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI TRẦN THÙY PHƢƠNG CẢI CÁCH KINH TẾ Ở ISRAEL TỪ NĂM 1985 ĐẾN NAY VÀ BÀI HỌC KINH NGHIỆM ĐỐI VỚI VIỆT NAM Ngành: Kinh tế quốc tế Mã số: 9 31 01 06 LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: 1. PGS. TS. Nguyễn Việt Khôi 2. PGS. TS. Nguyễn Mạnh Hùng Hà Nội - 2018 LỜI CAM ĐOAN Công trình này là kết quả của quá trình nghiên cứu và tìm tòi của tác giả về đề tài luận án. Các số liệu, tài liệu trung thực và có nguồn tin cậy; các quan điểm, phân tích, nhận định của các nhà nghiên cứu khác được sử dụng và trích dẫn đúng quy định. Kết quả nghiên cứu của luận án chưa từng được công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Tác giả xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học của riêng mình. TÁC GIẢ LUẬN ÁN Trần Thùy Phương MỤC LỤC MỞ ĐẦU ............................................................................................................................... 1 Chƣơng 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU ............................................... 11 1.1. Những công trình nghiên cứu quan điểm lý luận về cải cách kinh tế ........................... 11 1.2. Những nghiên cứu về thực tiễn cải cách kinh tế Israel ................................................. 15 1.3. Những nghiên cứu liên quan đến kinh nghiệm cải cách kinh tế ở Israel ứng dụng vào Việt Nam ....................................................................................................................... 19 1.4. Đánh giá khoảng trống của các công trình nghiên cứu đã công bố và hướng nghiên cứu của luận án .................................................................................................................... 19 Chƣơng 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA CẢI CÁCH KINH TẾ Ở ISRAEL............................................................................................................................... 22 2.1. Cơ sở lý luận về cải cách kinh tế .................................................................................. 22 2.2. Cơ sở thực tiễn của quá trình cải cách kinh tế ở Israel ................................................. 34 2.3. Nội hàm của cải cách kinh tế ở Israel ................................................................ 48 Chƣơng 3: QUÁ TRÌNH CẢI CÁCH KINH TẾ Ở ISRAEL GIAI ĐOẠN 1985-2016 ..... 64 3.1. Cải cách thể chế từ năm 1985 và các điều chỉnh kế tiếp ................................... 64 3.2. Cải cách chính sách nhập cư và đào tạo nguồn nhân lực từ năm 1990 .................... 77 3.3. Cải cách chính sách phát triển khu vực kinh tế tư nhân - tạo nền tảng Quốc gia khởi nghiệp từ năm 1991..................................................................................... 86 3.4. Chương trình cải cách toàn diện năm 2003 và các điều chỉnh tiếp theo .................. 94 Chƣơng 4: ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ QUÁ TRÌNH CẢI CÁCH KINH TẾ Ở ISRAEL VÀ BÀI HỌC KINH NGHIỆM ĐỐI VỚI VIỆT NAM ............................... 105 4.1. Những thành công của cải cách kinh tế Israel ................................................. 105 4.2. Những hạn chế của cải cách kinh tế Israel và nguyên nhân ............................ 122 4.3. Triển vọng và cơ hội cho sự phát triển kinh tế Israel những năm tiếp theo .............. 126 4.4. Những bài học kinh nghiệm Việt Nam có thể tham khảo từ cải cách kinh tế Israel ........................................................................................................................ 129 4.5. Những bài học cần tránh .................................................................................. 144 KẾT LUẬN ....................................................................................................................... 148 DANH MỤC CÔNG TRÌNH CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ........................................... 152 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO........................................................................ 153 DANH MỤC CÁC PHỤ LỤC......................................................................................... 170 DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT Viết tắt Tiếng Việt Tiếng Anh APEC Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á Thái Bình Dương Asia - Pacific Economic Cooperation ARO Tổ chức Nghiên cứu Nông nghiệp Agricultural Research Israel Organization BA Tổ chức Thúc đẩy Kinh doanh Business Accelerator BERD Đầu tư cho R&D trong kinh doanh Business Expenditure on R&D BIRD Quỹ Đầu tư Nghiên cứu và Phát triển Công nghiệp Israel - Hoa Kỳ Binational Industrial Research and Development CEO Giám đốc điều hành Chief Executive Officer CHE Hội đồng Giáo dục Đại học Council for Higher Education CLEC Nhà khai thác tổng đài cạnh tranh Competitive local exchange carrier EEI Chỉ số Phản ánh sự thất bại của doanh nghiệp. Ease of Entrepreneurship Index ERP-2003 Kế hoạch Hồi phục Kinh tế năm 2003 Economic Recovery Plan 2003 ESP-1985 Chương trình Ổn định hóa Kinh tế năm 1985 Economic Stabilization Program 1985 FAO Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên hợp quốc Food and Agriculture Organization of the United Nations FDI Đầu tư trực tiếp nước ngoài Foreign Direct Investment FIEO Hiệp hội Kinh tế Israel Federation of Israeli Economic Organizations FIR Cách mạng công nghiệp lần thứ 4 The Fourth Industrial Revolution FP7 20072013 Chương trình Khung thứ 7 của EU The Seventh Framework Programme GDP Tổng sản phẩm quốc nội Gross Domestic Product Gemini Một quỹ thuộc Chương trình Yozma GERD Đầu tư chung cho R&D của Israel GIS Hệ thống thông tin địa lý Gross domestic expenditure on R&D Geographic Information System GII Chỉ số đổi mới sáng tạo toàn cầu Histandrut Liên đoàn Lao động Israel Horizon 2014-2020 Chương trình Khung về Nghiên cứu và Đổi mới sáng tạo của EU I-core Trung tâm nghiên cứu xuất sắc của The Israeli Centers for Israel Research Excellence IAP Nhà cung cấp dịch vụ đường truyền kết nối Internet Internet Access Provider IBC Công ty Băng rộng Israel Israel Broadband Company IBC Trung tâm kết nối kinh doanh Israel Israel Business Connection ICT Công nghệ thông tin truyền thông Information and Communication Technologies ICTAF Trung tâm Phân tích và Dự báo Công Interdisciplinary Center for nghệ Technological Analysis and Forecasting IDB Ngân hàng Phát triển Israel Israel Development Bank IEC Tập đoàn Điện lực Israel Israel Electric Corporation IFPC Trung tâm Thúc đẩy nhượng quyền thương mại Israel The Israel Franchise Promotion Center IMF Quỹ Tiền tệ Quốc tế International Monetary Fund INSEAD Học viện Kinh doanh Pháp Tiếng Pháp: Institut Européen d'Administration des Affaires Intifada Phong trào tấn công bạo lực của Global Innovation Index người Palestine vào Israel ISF Hội đồng Khoa học Israel Israel Science Foundation ISMEA Cơ quan quản lý Doanh nghiệp vừa và nhỏ Israel The Israel Small and Medium Enterprises Authority ISP Nhà Cung cấp Dịch vụ Internet Internet Service Provider ITTN Tổ chức Chuyển giao Công nghệ Israel Israel Technology Transfer Network Kibbutz Hợp tác xã của Israel Leumi Ngân hàng Leumi của Israel M&A Sáp nhập và Mua lại Mergers and Acquisitions MAI Hiệp hội Sản xuất Israel Manufacturers Association of Israel MATI Trung tâm phát triển doanh nghiệp Small Business Development nhỏ Israel (viết tắt theo tiếng Hebrew là MATI) Centers MATIMOP Trung tâm R&D Công nghiệp Israel MIT Học viện Công nghệ Massachusetts Massachusetts Institute of của Mỹ Technology Moshav Hợp tác xã nông nghiệp Israel Moshava Cộng đồng nông nghiệp phi hợp tác của Israel. MVNOs Nhà mạng di động ảo NASDAQ Thị trường chứng khoán Mỹ NIS Đồng Shekel mới New Israeli Shekel NIS Hệ thống Đổi mới Sáng tạo Quốc gia National Innovation Systems OCS Văn phòng Nhà khoa học Hàng đầu The Office of Chief Scientist OECD Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh Organization for Economic tế Cooperation and Development OS Phòng khoa học Israel The Office of Science PISA Chương trình đánh giá sinh viên Quốc tế Program for International Student Assessment PPP Cơ chế hợp tác công tư Public Private Partnership PPP Chỉ số ngang giá sức mua Purchasing Power Parity R&D Nghiên cứu và phát triển Research and Development ROI Lợi nhuận từ phát minh Return on Investment SERU Chương trình đánh giá hiệu quả của chính sách quản trị Khoa học - Công nghệ - Đổi mới. The New Strategy and Economic Research Unit Shekel Đồng Shekel của Israel Silicon Valley Trung tâm công nghệ Thung lũng Silicon của Mỹ Silicon Wadi Trung tâm công nghệ Thung lũng Silicon của Israel. SMEs Các doanh nghiệp vừa và nhỏ Start-up Công ty khởi nghiệp Mobile Virtual Network Operators Small and Medium Enterprises STI Khoa học - công nghệ - đổi mới Science - Technology Innovation UN Liên hợp quốc United Nations UNCTAD Hội nghị Liên hợp quốc về Thương United Nations Conference on mại và Phát triển Trade and Development Quỹ Khoa học Công nghệ Mỹ - US - Israel Science and Israel Technology Foundation VOB Điện thoại dải rộng Voice over broadband VoIP Dịch vụ điện thoại qua giao thức internet Voice over internet protocol Volcani Cơ quan Nghiên cứu Nông nghiệp Israel VSV Thung lũng Silicon tại Việt Nam Vietnam Silicon Valley WB Ngân hàng Thế giới World Bank WEF Diễn đàn Kinh tế Thế giới World Economic Forum WIPO Tổ chức Sở hữu Trí tuệ Thế giới World Intellectual Property USISTF Organization WTO Tổ chức Thương mại Thế giới Yissum Công ty Chuyển giao Công nghệ tại Đại học Hebrew Yozma Quỹ Đầu tư mạo hiểm đầu tiên của Israel World Trade Organization DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 2.1: Chi tiêu và nguồn thu từ khu vực công Israel, giai đoạn 19601987 ....................................................................................................... 37 Bảng 2.2: GDP ở Israel, giai đoạn 1950-1988 ................................................ 38 Bảng 3.1: Thuận lợi và khó khăn của người nhập cư Israel ........................... 77 Bảng 3.2: Chính sách với nông nghiệp và quốc phòng của Israel .................. 79 Bảng 3.3: Hai bước tiến của nền kinh tế Israel ............................................... 90 Bảng 4.1: Một số chỉ tiêu kinh tế cơ bản của Israel ...................................... 106 DANH MỤC CÁC HÌNH Hình 2.1: Quá trình bắt kịp của các quốc gia .................................................. 32 Hình 2.2: Chỉ số lạm phát ở Israel .................................................................. 39 Hình 2.3: Các điều kiện để cải cách kinh tế theo định hướng đổi mới sáng tạo và khởi nghiệp......................................................................... 56 Hình 3.1: Mô hình liên kết năm nhà trong nông nghiệp Israel ....................... 75 Hình 3.2: Các chương trình hỗ trợ cho R&D ở Israel ..................................... 92 Hình 4.1: Số lượng doanh nghiệp công nghệ cao được thành lập mới và phải đóng cửa ở Israel ......................................................................... 112 Hình 4.2: Hợp tác giữa trường đại học và khối doanh nghiệp ở Israel ......... 114 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Trong hai mươi năm cuối của thế kỷ XX, rất nhiều quốc gia đang phát triển đã tiến hành đổi mới, cải cách kinh tế theo mô hình kinh tế thị trường mở cửa, chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa; tích cực hội nhập kinh tế khu vực và quốc tế. Với quá trình thực hiện các chính sách phát triển kinh tế như vậy, nhiều quốc gia đã thành công, chuyển mình từ nghèo nàn, lạc hậu, chậm phát triển, bất ổn trở nên hiện đại, năng động, có vị thế ngày càng cao trong hệ thống kinh tế toàn cầu. Trong số đó, Israel là một trường hợp điển hình. Israel là một quốc gia nhỏ bé ở Trung Đông, nằm ở ngã ba của châu Á, châu Phi, châu Âu; có vị trí địa chiến lược mà các đế chế hùng mạnh trong quá khứ và các nước lớn trên thế giới hiện nay rất quan tâm và có nhu cầu tiếp cận, gây ảnh hưởng. Hơn thế, Israel lại có thành phố Jerusalem, nơi ba tôn giáo lớn trên thế giới là Thiên Chúa giáo, Do Thái giáo, Hồi giáo đều tôn thờ là nguồn cội tâm linh của mình. Toàn bộ diện tích của Israel chỉ khoảng 20.700 km2; nếu tính cả Bờ Tây, Đông Jerusalem, Cao nguyên Golan thì tăng thêm đạt khoảng 27.799 km2. Chiều dài đất nước khoảng 424 km; chiều ngang chỗ rộng nhất là 114 km, chỗ hẹp nhất chỉ 10 km. Đi hết chiều ngang đất nước mất khoảng hai tiếng đồng hồ. Điều kiện tự nhiên của Israel rất khắc nghiệt, gần 60% diện tích đất là sa mạc, lượng mưa trong năm chỉ 50mm (bằng 1/30 của Việt Nam). Israel hầu như không có nguồn nước ngầm, nước sinh hoạt và nước uống chủ yếu lấy từ hồ nước ngọt duy nhất là hồ Kinneret (còn gọi là Sea of Galilee); ngoài ra 75% nước thải sinh hoạt và nước mưa được giữ lại để tái sử dụng. Israel không có tài nguyên thiên nhiên, nguồn tài nguyên duy nhất là lượng muối lớn và kalicabonat khai thác từ Biển Chết. Về quy mô, Israel là một nền kinh tế nhỏ, dân số khoảng 8 triệu người. Không chỉ vậy, quốc gia này còn phải đương đầu với sự đe dọa thường xuyên của cộng đồng Arab Hồi giáo rộng lớn xung quanh khoảng 300 triệu người. Từ năm 1948, khi Israel tuyên bố độc lập, chính phủ liên tục phải đối diện với các cuộc chiến tranh liên tiếp với những quốc gia Arab láng giềng. Các đặc điểm trên đều là những hạn chế đối với sự phát triển kinh tế của Israel. 1 Không được ưu đãi về điều kiện tự nhiên, thế mạnh lớn nhất của nước này là lực lượng lao động được đào tạo và giáo dục rất tốt. Yishuv - nhà nước khởi nguồn của người Do Thái, đã tăng nhanh dân số dựa trên những làn sóng nhập cư liên tiếp. Nhập cư giúp kích thích tăng trưởng, xã hội tăng nguồn lao động, nền kinh tế tăng khách hàng, ngân sách tăng nguồn thu… Đặc biệt nhất là luồng di cư của người Do Thái từ Liên Xô khi liên bang tan rã, bởi đây là các công dân có chuyên môn cao về cơ khí, quản lý, sư phạm… Đến nay, trong gần 8 triệu dân Israel, có đến 1/3 được sinh ra ở nước ngoài. Hiện Israel là tổ quốc của hơn 70 dân tộc khác nhau. Năm 1948, khi người Do Thái trên toàn thế giới tập trung về Israel để thành lập Nhà nước, mong ước duy nhất và lớn nhất bấy giờ là có đất đai để trồng trọt, tập trung cho sản xuất nông nghiệp phục vụ nhu cầu trong nước. Lúc ấy, Israel phát triển dựa chủ yếu vào hệ thống nông nghiệp. Đến những năm 1970, khi đã đạt những bước phát triển nhất định, Israel chú trọng cho những lĩnh vực khác như công nghiệp, y tế, giáo dục..., bắt đầu tiến hành những bước đi ban đầu của một nền kinh tế thị trường. Đến năm 1985, Israel đẩy mạnh quá trình cải cách nền kinh tế, tiếp tục phát triển theo hướng kinh tế thị trường nhưng mở cửa và hiện đại hóa mạnh mẽ. Điểm đặc biệt trong quá trình cải cách kinh tế Israel là không chỉ phát triển theo xu hướng thị trường thông thường mà chuyển dịch theo hướng kinh tế tri thức, đổi mới sáng tạo, chú trọng công nghiệp công nghệ cao, ứng dụng tiến bộ của khoa học công nghệ để hiện đại hóa nông nghiệp, hướng đến các ngành dịch vụ linh hoạt… Từ một đất nước mà phần lớn là hoang mạc, chỉ 20% đất đai có thể gieo trồng, Israel sản xuất lương thực, thực phẩm không chỉ cung cấp cho nhu cầu trong nước mà còn xuất khẩu ra thị trường quốc tế… Kết quả của quá trình cải cách kinh tế ở quốc gia này thực sự khởi sắc vào những năm 1990 với sự bùng nổ của khoa học công nghệ. Nhờ những chính sách cải cách kinh tế đúng đắn, hiện Israel được đánh giá là một trong những nền kinh tế mạnh nhất ở Trung Đông, đạt tổng thu nhập quốc dân lớn hơn các nước sản xuất dầu mỏ giàu có. Từ khi lập quốc đến nay, chỉ trong vài thập niên, Israel đã trở thành một nền kinh tế hiện đại và thịnh vượng. Có thể nói rằng Israel đã gây bất ngờ không chỉ với 2 thế giới mà với chính bản thân người dân nước này khi thành công trong lĩnh vực sản xuất và xuất khẩu các sản phẩm công nghệ cao. Nguyên nhân là bởi ngay từ những ngày đầu lập nước, các nhà lãnh đạo Israel xác định rằng phải chú trọng công nghệ cao bởi đó chính là yếu tố áp đảo "kẻ thù" nhanh nhất, hiệu quả nhất. Từ quan điểm chỉ đạo ấy, Israel vừa chú trọng phát triển mạnh công nghiệp quốc phòng, để giữ gìn an ninh quốc gia, an toàn lãnh thổ; vừa ứng dụng các thành tựu của công nghiệp quốc phòng vào các ngành công nghiệp, nông nghiệp, dịch vụ hiện đại. Với những thành công từ cuộc cải cách kinh tế được đẩy mạnh từ năm 1985, hiện Israel được coi là một trong những nền kinh tế hàng đầu thế giới. Năm 2016, GDP (theo PPP) của Israel đạt khoảng 306,1 tỷ USD, đứng thứ 55 thế giới; tốc độ tăng trưởng GDP đạt 4%; thu nhập bình quân đầu người (theo PPP) đạt 35.800USD/người/năm, đứng thứ 53 thế giới. Về nông nghiệp, người Israel tạo ra kì tích, đó là xây dựng một nền nông nghiệp tiên tiến bậc nhất thế giới - nông nghiệp sạch ứng dụng công nghệ cao ngay giữa sa mạc Trung Đông. Về công nghiệp, Israel trở thành một siêu cường công nghệ cao, có “thung lũng Silicon thứ 2” của thế giới, đứng đầu thế giới về số lượng bằng sáng chế tính theo đầu người. Hoạt động thương mại và đầu tư của Israel tăng trưởng mạnh, trong đó phần lớn là hàng hóa công nghiệp công nghệ cao và nông sản; đối tác chính là Mỹ, các nước châu Á và châu Âu [103]… Về ngoại giao, Israel có quan hệ với gần 170 quốc gia; hợp tác chặt chẽ với các nước phương Tây đặc biệt là Mỹ để tạo điểm tựa đối mặt với thế giới Arab; thúc đẩy hợp tác sâu rộng với châu Á, Mỹ La tinh; tích cực tham gia các tổ chức thế giới như UN, WTO, FAO… Bên cạnh những thành tựu đạt được, quá trình cải cách kinh tế Israel cũng bộc lộ một số hạn chế như tăng trưởng kinh tế chưa ổn định, thâm hụt ngân sách cao, chi phí an ninh quốc phòng lớn... Những khiếm khuyết này được chính phủ Israel khắc phục dần trong những năm kế tiếp. Sự cần thiết phải tiến hành nghiên cứu “Cải cách kinh tế ở Israel từ năm 1985 đến nay và bài học kinh nghiệm đối với Việt Nam” xuất phát từ lý do sau: Thứ nhất, Israel là một quốc gia khá đặc biệt ở Trung Đông; tuy nhỏ bé, lại bị thế giới Arab hùng mạnh và thù địch bao vây xung quanh, nhưng Israel vẫn phát 3 triển mạnh về kinh tế. Chỉ sau vài thập niên, Israel đã chuyển đổi thành công “từ một nền kinh tế lạc hậu theo đường lối bán tập trung để trở thành một siêu cường về công nghệ cao” [67]. Israel không chỉ phát triển kinh tế thông thường mà phát triển vượt bậc khoa học công nghệ cao, dựa trên tri thức và đổi mới sáng tạo, cả trong công nghiệp quốc phòng và công nghiệp dân dụng, nông nghiệp, dịch vụ. Nghiên cứu này nhằm vào một quốc gia - dân tộc có một số phận đặc biệt, vượt qua được những thử thách mang tính sống còn, để vươn lên trở thành một nền kinh tế phát triển năng động. Nhờ vào các chương trình, kế hoạch cải cách kinh tế từ năm 1985, Israel đã xây dựng cho mình một mô hình phát triển kinh tế độc đáo, có “thương hiệu” riêng, thể hiện rõ nét tinh thần của thời đại kinh tế tri thức và cách mạng 4.0. Những thành công này của Israel thực sự đáng ngưỡng mộ. Do đó, việc tìm hiểu mô hình cải cách kinh tế của Israel là rất cần thiết. Đặc biệt, luận án không chỉ nghiên cứu cải cách kinh tế đơn thuần, mà nhấn mạnh vào cải cách kinh tế theo định hướng đổi mới sáng tạo và khuyến khích khởi nghiệp, giúp cho quốc gia này tạo dựng “mô hình phát triển kinh tế kiểu Israel” được thế giới đánh giá rất cao. Thứ hai, Việt Nam tiến hành đổi mới kinh tế vào năm 1986 với các nội dung như phát triển kinh tế thị trường, cải cách chế độ sở hữu, chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa hiện đại hóa, tự do hóa thương mại, chú trọng thu hút vốn đầu tư cho nền kinh tế, phát triển kinh tế gắn với công bằng xã hội… Sau gần 30 năm đổi mới và mở cửa, Việt Nam đã đạt nhiều thành tựu và cũng gặp không ít khó khăn, thách thức. Vấn đề đặt ra là cần có những cách tiếp cận mới về tư duy phát triển trên cơ sở chắt lọc những bài học kinh nghiệm của các nước đã và đang trong quá trình cải cách như Việt Nam. Quá trình cải cách kinh tế ở Israel với thời điểm thực hiện và những bước đi khá tương đồng với Việt Nam có thể cung cấp cho Việt Nam những bài học hữu ích. Trong Dự thảo Văn kiện Đại hội XII của Đảng Cộng sản Việt Nam đã nêu rõ phương hướng, nhiệm vụ và giải pháp phát triển kinh tế giai đoạn 2016-2020: “…Đổi mới mô hình tăng trưởng theo hướng phát triển nhanh, bền vững… Kết hợp hiệu quả phát triển chiều rộng với chiều sâu, chú trọng phát triển chiều sâu, tăng cường ứng dụng tiến bộ khoa học, công nghệ…”. 4 Trong đó, “động lực cũng là điều kiện để đổi mới mô hình tăng trưởng là đẩy mạnh ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo để nâng cao năng suất lao động, thúc đẩy nghiên cứu và triển khai (R&D)…” [23]. Những tham khảo cho Việt Nam từ cải cách kinh tế ở Israel thiết thực nhất là những kinh nghiệm về phát triển kinh tế dựa trên nền tảng tri thức, khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo, khởi nghiệp; bởi quan niệm và bước đi theo định hướng phát triển đó ở Việt Nam chưa rõ ràng, song đây lại là điểm thành công nổi bật của kinh tế Israel. Như vậy, việc tìm hiểu quá trình cải cách kinh tế từ năm 1985 đến nay theo cách thức mà Israel đã thực hiện là cần thiết với những nước đi sau đang tìm cách đổi mới mô hình tăng trưởng kinh tế như Việt Nam khi có thể đưa ra những chỉ dẫn, gợi ý hữu ích. Đề tài nghiên cứu vì thế không chỉ có ý nghĩa khoa học mà còn mang tính thực tiễn và tính thời sự sâu sắc. 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận án 2.1. Mục đích nghiên cứu Nghiên cứu, đánh giá chính sách và quá trình thực thi các chính sách cải cách kinh tế của Israel từ năm 1985 đến nay, từ đó rút ra bài học kinh nghiệm tham khảo cho Việt Nam. 2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Để đạt được mục đích nghiên cứu trên, luận án thực hiện các nhiệm vụ sau: 1. Hệ thống hóa cơ sở lý luận của quá trình cải cách kinh tế ở một quốc gia, phân tích cơ sở thực tiễn của quá trình cải cách kinh tế ở Israel bắt đầu từ năm 1985, tiếp cận dưới góc độ kinh tế quốc tế. 2. Khái quát và phân tích rõ quá trình thực hiện các chương trình, kế hoạch, chính sách cải cách kinh tế của Israel từ năm 1985 đến năm 2016 dựa trên quan điểm đổi mới sáng tạo và khuyến khích tinh thần khởi nghiệp; đánh giá thành tựu, hạn chế và nguyên nhân. 3. Rút ra bài học kinh nghiệm, đề xuất chính sách cho Việt Nam trong quá trình đổi mới mô hình tăng trưởng dựa trên khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo, khuyến khích khởi nghiệp. 5 2.3. Câu hỏi nghiên cứu Để thực hiện các nhiệm vụ nghiên cứu đó, luận án trả lời các câu hỏi sau: 1) Những chính sách nổi bật của Israel làm nên thành công trong quá trình cải cách kinh tế là gì? Phải chăng đó là sự tập trung vào yếu tố đổi mới sáng tạo? 2)Từ Israel, Việt Nam có thể rút ra kinh nghiệm tham khảo gì để đổi mới mô hình tăng trưởng? 3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu của luận án 3.1. Đối tượng nghiên cứu Là các chính sách cải cách kinh tế, tiến trình thực hiện các chính sách này, những thành công và hạn chế trong quá trình thực hiện các chính sách cải cách kinh tế ở Israel. 3.2. Phạm vi nghiên cứu + Phạm vi thời gian: Luận án nghiên cứu giai đoạn từ năm 1985 đến nay (năm 2016), trong đó: i) Giai đoạn năm 1985-2000: Đây là thời kỳ cải cách mang tính chất bước ngoặt, đánh dấu sự đi lên của nền kinh tế Israel tập trung phát triển các ngành kinh tế hiện đại, khoa học công nghệ cao, đổi mới sáng tạo. ii) Từ năm 2000-2016: Là quá trình cải cách tiếp theo của nền kinh tế Israel để có cái nhìn tổng quát, cập nhật về sự phát triển kinh tế của quốc gia này. + Phạm vi không gian: Là Israel và Việt Nam. + Phạm vi nội dung nghiên cứu: Luận án tập trung nghiên cứu các chương trình, kế hoạch, chính sách cải cách gồm các nội dung cơ bản như: cải cách thể chế, cải cách chính sách nhập cư và đào tạo nguồn nhân lực, cải cách chính sách phát triển khu vực kinh tế tư nhân tạo nền tảng xây dựng quốc gia khởi nghiệp, chương trình cải cách toàn diện của Israel những năm gần đây… 4. Phƣơng pháp luận và phƣơng pháp nghiên cứu của luận án 4.1. Phương pháp luận Luận án sử dụng phương pháp luận tiếp cận hệ thống và tiếp cận lịch sử để tìm hiểu và đánh giá vấn đề nghiên cứu. 6 4.2. Phương pháp nghiên cứu Luận án sử dụng các phương pháp nghiên cứu khoa học trong lĩnh vực kinh tế để thực hiện các nhiệm vụ nghiên cứu đề ra, đó là: + Về phương pháp tư duy khoa học: Luận án kết hợp cả phương pháp diễn dịch và phương pháp quy nạp để phân tích các nội dung khoa học của luận án. i) Phương pháp diễn dịch là theo khuynh hướng từ tổng quát đến chi tiết, từ khái quát đến cụ thể, từ tiền đề đến dẫn chứng và lập luận. Luận án sẽ sử dụng phương pháp diễn dịch trong nội dung phân tích về các chương trình, kế hoạch, chính sách cải cách kinh tế; đánh giá những thành công và hạn chế của cải cách kinh tế ở Israel; rút ra những bài học kinh nghiệm cho Việt Nam từ nghiên cứu Israel. ii) Phương pháp quy nạp là xuất phát từ các dẫn chứng cụ thể để đi tới kết luận, nhằm tổng quát hóa và giải thích cho các minh chứng đã nêu. Do đó, luận án sử dụng phương pháp này trong phần nghiên cứu về cơ sở lý luận và thực tiễn của cải cách kinh tế ở Israel. + Về phương pháp thu thập thông tin: Luận án sử dụng: - Phương pháp tiếp cận thu thập thông tin: Bao gồm: i) Phương pháp tiếp cận lịch sử và logic: Phương pháp này sử dụng trong phân tích các giai đoạn phát triển của nền kinh tế Israel. Qua các sự kiện kinh tế diễn ra ngẫu nhiên trong quá khứ, chuỗi sự kiện tổng hợp lại hàm chứa quy luật tất yếu, thấy được chu kỳ biến động của tăng trưởng kinh tế Israel. ii) Phương pháp tiếp cận cá biệt và so sánh: Sử dụng khi nghiên cứu từng giai đoạn phát triển kinh tế nhằm so sánh giai đoạn trước và sau khi cải cách, so sánh để nghiên cứu khả năng ứng dụng các chính sách cải cách kinh tế từ Israel cho Việt Nam. iii) Phương pháp tiếp cận phân tích và tổng hợp: Sử dụng trong nhiều nội dung phân tích của luận án như nội hàm của cải cách kinh tế, các chính sách cải cách kinh tế ở Israel… - Phương pháp nghiên cứu tài liệu: Luận án sẽ kế thừa, nhằm tiếp thu những tài liệu, tri thức mà những người nghiên cứu đi trước đã thực hiện. Trong đó, luận án sẽ thu thập, thống kê, tổng hợp, phân tích các nguồn tư liệu, nghiên cứu đã có, gồm: o Loại và nguồn dữ liệu: Các dữ liệu (gồm số liệu và tài liệu) sử dụng trong luận án là dữ liệu thứ cấp gồm: 1) Các nghiên cứu, báo cáo của học giả Mỹ, Israel 7 tại các trường đại học, viện nghiên cứu của Mỹ và Israel. 2) Các nghiên cứu, báo cáo, tài liệu thống kê… thu thập từ nguồn tin cậy của Ngân hàng Thế giới, Quỹ Tiền tệ quốc tế, Liên hợp quốc, Tổ chức Thương mại Thế giới, Cục Thống kê Israel... 3) Số liệu và tài liệu đã Việt Nam công bố có nội dung liên quan đến kinh tế Israel từ các giáo trình, tài liệu tham khảo, tạp chí chuyên ngành; từ nguồn tư liệu chính thức của Đảng và Nhà nước Việt Nam, của các cơ quan hoạch định chính sách và quản lý (như Vụ Tây Á châu Phi của Bộ Ngoại giao, Vụ Thị trường Châu Á - Châu Phi của Bộ Công thương), của các viện nghiên cứu, các trường đại học, các học giả… o Cách thu thập và phân tích dữ liệu: Được thực hiện theo các bước sau: 1) Bước 1. Thu thập dữ liệu: Dữ liệu được thu thập từ các nguồn như trên theo mục tiêu đã xác định, dưới dạng bản in và trực tuyến. Danh mục các tài liệu được liệt kê trong phần Tài liệu tham khảo. 2) Bước 2. Kiểm tra dữ liệu: Dữ liệu được tổng hợp và kiểm tra theo các tiêu chí đảm bảo tính chính xác, tính thích hợp, tính thời sự. Đối chiếu và so sánh các dữ liệu đảm bảo độ tin cậy cao phục vụ các nội dung phân tích. 3) Bước 3. Phân tích dữ liệu: Dựa trên các dữ liệu đã được tổng hợp và sàng lọc, xây dựng cơ sở lý luận về nội dung nghiên cứu; từ đó phân tích thực trạng và đối chiếu, so sánh, đánh giá, rút ra bài học kinh nghiệm. + Về phương pháp xử lý số liệu: Luận án sẽ sử dụng phương pháp xử lý thông tin định tính, thông qua việc xâu chuỗi các thông tin thu thập được dưới dạng các phân tích, các sơ đồ để đưa ra các nhận xét về bản chất vấn đề nghiên cứu. 4.3. Hướng tiếp cận nghiên cứu + Về hình thức: Luận án sẽ tổng hợp, phân tích, đánh giá vấn đề nghiên cứu; từ đó so sánh và rút ra bài học kinh nghiệm. + Về nguyên tắc: Luận án tiếp cận theo nguyên tắc sau: - Một là, tận dụng nghiên cứu đã có, bao gồm: i) Các lý thuyết về cải cách kinh tế; 8 ii) Một số lý thuyết phát triển dựa trên đổi mới sáng tạo; iii) Khái quát thực tiễn phát triển kinh tế dựa trên đổi mới sáng tạo trên thế giới; iv) Những nghiên cứu về quá trình cải cách kinh tế nói chung, cải cách và phát triển kinh tế ở Israel dựa trên đổi mới sáng tạo, khuyến khích khởi nghiệp. - Hai là, tiếp cận theo hướng Quản trị quốc gia, cụ thể là: i) Chỉ ra các quan điểm, chính sách, giải pháp cải cách kinh tế đột phá của Israel theo định hướng đổi mới sáng tạo, khởi nghiệp. ii) Làm rõ thành tựu, hạn chế, nguyên nhân sau khi nghiên cứu trường hợp Israel; rút ra các bài học kinh nghiệm tham khảo cho Việt Nam. 5. Đóng góp mới về khoa học của luận án - Trên cơ sở hệ thống hóa những lý luận cơ bản về cải cách kinh tế, các lý thuyết phát triển dựa trên đổi mới sáng tạo, luận án góp phần làm rõ lý luận về cải cách kinh tế trên quan điểm đổi mới sáng tạo và khuyến khích tinh thần khởi nghiệp. - Luận án làm rõ quan điểm của Israel về vấn đề cải cách kinh tế, cải cách kinh tế theo hướng đổi mới sáng tạo và thúc đẩy khởi nghiệp; phân tích các yếu tố tác động đến cải cách kinh tế ở Israel gồm các nguyên nhân bên trong và bối cảnh bên ngoài; lý giải tại sao Israel phải ấn định thời điểm cải cách bắt đầu từ năm 1985. - Luận án phân tích quá trình cải cách kinh tế ở Israel từ năm 1985-2016; chỉ rõ “cải cách kinh tế theo định hướng đổi mới sáng tạo và khởi nghiệp” là đặc thù của quá trình này. - Luận án đánh giá những thành công, phân tích hạn chế và nguyên nhân, triển vọng của quá trình cải cách kinh tế mà chính phủ Israel thực hiện từ năm 1985 đến năm 2016. - Từ những nghiên cứu về Israel, luận án rút ra những bài học kinh nghiệm tham khảo cho Việt Nam; phân tích thực trạng, đánh giá khả năng, đề xuất các hàm ý chính sách để Việt Nam có thể học tập các kinh nghiệm đó; nhằm thực hiện tốt mục tiêu đổi mới mô hình tăng trưởng, chú trọng phát triển theo chiều sâu, dựa trên khoa học công nghệ đổi mới sáng tạo. Ngoài ra luận án cũng đề cập rõ những bài học nên tránh. 9 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án Ý nghĩa lý luận: Đây là công trình nghiên cứu khoa học được thực hiện nghiêm túc và công phu, được khảo cứu kỹ lưỡng trên cơ sở các tài liệu gốc có giá trị, có độ tin cậy; nêu bật được một mô hình phát triển kinh tế độc đáo mang “thương hiệu riêng Israel”, hội tụ các đặc trưng của thời đại kinh tế tri thức và cách mạng 4.0 nhờ vào những cải cách kinh tế bắt đầu được thực hiện từ năm 1985. Những thành công của cuộc cải cách kinh tế Israel xứng đáng được thế giới trân trọng. Ý nghĩa thực tiễn: Nghiên cứu này phân tích sâu sắc các chương trình, kế hoạch, chính sách cải cách kinh tế của Israel từ năm 1985 đến nay. Trên cơ sở các luận cứ khoa học, luận án rút ra kinh nghiệm tham khảo, đề xuất các giải pháp áp dụng các bài học kinh nghiệm đó cho Việt Nam. Kết quả nghiên cứu này góp phần nâng cao hiểu biết cho các bạn đọc có nhu cầu tìm hiểu về quốc gia Do Thái Israel, làm tư liệu giảng dạy và học tập ở các trường đại học và viện nghiên cứu, cung cấp cứ liệu khoa học cho các cơ quan hoạch định chính sách của nhà nước Việt Nam. 7. Kết cấu của luận án Ngoài trang bìa, lời cam đoan, mục lục, danh mục các chữ viết tắt, danh mục các bảng, danh mục các hình, mở đầu, kết luận, danh mục công trình công bố của tác giả, danh mục tài liệu tham khảo, phụ lục… nội dung chính của luận án được chia làm bốn chương: Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu. Chương 2: Cơ sở lý luận và thực tiễn của cải cách kinh tế ở Israel. Chương 3: Quá trình cải cách kinh tế ở Israel giai đoạn 1985-2016. Chương 4: Đánh giá kết quả quá trình cải cách kinh tế ở Israel và bài học kinh nghiệm đối với Việt Nam. 10
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan