Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Cải tiến công tác tuyển dụng và đào tạo lao động xuất khẩu đi làm việc ở nước ng...

Tài liệu Cải tiến công tác tuyển dụng và đào tạo lao động xuất khẩu đi làm việc ở nước ngoài của công ty cổ phần nhân lực và thương mại vinaconex

.PDF
88
113
115

Mô tả:

LỜI MỞ ĐẦU Xuất khẩu lao động là hoạt động đã được quan tâm từ khá lâu ở Việt Nam, nhưng vai trò quan trọng của nó chỉ thực sự được Đảng, Nhà nước ta quan tâm đàu tư trong những năm trở lại đây, nhất là khi quá trình hội nhập kinh tế quốc tế đang diễn ra mạnh mẽ. Đảng và Nhà nước ta coi hoạt động xuất khẩu lao động là hoạt động kinh tế-xã hội quan trọng góp phần phát triển nguồn nhân lực, giải quyết việc làm, tạo thu nhập và nâng cao trình độ tay nghề cho người lao động, tăng nguồn thu ngoại tệ cho đất nước và tăng cường hợp tác quốc tế giữa nước ta với các nước khác trôn thế giới. Có một thực tế đối với nguồn lao động Việt Nam có nhu càu sang nước ngoài làm việc là nguồn lao động dồi dào nhưng chủ yếu là nông dân trình độ học vấn còn thấp, chuyên môn tay nghề chưa có hoặc chưa vững, trong khi vốn ngoại ngữ lại hạn chế, thiếu thông tin,... nên công tác tuyển dụng và đào tạo nguồn lao động này cho đảm bảo yêu càu chất lượng mà phía đối tác nước ngoài yêu càu là rất khó khăn, gặp nhiều thách thức. Bên cạnh đó sự hạn chế về nguồn lực,sự thiếu đàu tư cho công tác tuyển dụng và đào tạo lao động cho XKLĐ từ phía các công ty kinh doanh XKLĐ cũng là nguyên nhân dẫn đến sự thiếu hiệu quả trong kinh doanh XKLĐ. Để đi sâu nghiên cứu về công tác tuyển dụng và đào tạo lao động xuất khẩu đi làm việc ở nước ngoài, tôi đã chọn chuyên đề thực tập với tên đề tài: “ Cải tiến công tác tuyển dụng và đào tạo lao động xuất khẩu đi làm việc ở nước ngoài của công ty cổ phần Nhân lực và Thương mại Vinaconex”. Để thu thập được tư liệu, thông tin cần thiết cho đề tài, tôi đã sử dụng các phưong pháp phân tích, tổng họp, thống kê, phưong pháp nghiên cứu tại bàn (ở nhà tự tìm hiểu thông tin qua sách, báo, internet,...), phưong pháp khảo sát thực tế (trực tiếp tìm hiểu thông tin tại công ty thông qua thời gian thực tập),... Một số nội dung chính như : Tại sao phải cải tiến công tác tuyển dụng và đào tạo lao xuất khẩu đi làm việc ở nước ngoài của Công ty? Thực trạng công tác tuyển dụng và đào tạo lao động xuất khẩu đi làm việc ở nước ngoài của Công ty ? Giải pháp và kiến nghị nhằm cải tiến công tác tuyển dụng và đào tạo lao động xuất khẩu đi làm việc ở nước ngoài của Công ty? sẽ được tôi trình bày cụ thể dưới đây. Đề cương chi tiết của tôi bao gồm 3 phần lớn sau: Chương 1: Cơ sở lý luận về công tác tuyển dụng và đào tạo lao động xuất khẩu đi làm việc ở nước ngoài của công ty cổ phần nhân lực và thương mại vinaconex. Chương 2: Thực trạng của công tác tuyển dụng và đào tạo lao động xuất khẩu đi làm việc ở nước ngoài của công ty cổ phần nhân lực và thương mại vinaconex Chương 3: Một số giải pháp và kiến nghị nhằm cải tiến công tác tuyển dụng và đào tạo lao động xuất khẩu đi làm việc ở nước ngoài Tôi xin chân thành cảm ơn Th.s Vũ Thị Uyên đã giúp đỡ, chỉ bảo tận tình cho tôi trong quá trình hoàn thành chuyên đề này. Tôi xin chân thành cảm ơn các anh chị thuộc phòng Hành chính và Nhân lực trong Công ty cổ phần Nhân lực và Thương mại Vinaconex đã dành thời gian và tâm sức giúp đỡ tôi trong quá trình thực tập cũng như quá trình thu thập các tư liệu, thông tin càn thiết để hoàn thành chuyên đề này. CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA CÔNG TÁC TUYÊN DỤNG VÀ ĐÀO TẠO LAO ĐỘNG XUẤT KHẨU ĐI LÀM VIỆC Ở NƯỚC NGOÀI CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN NHÂN LỰC VÀ THƯƠNG MẠI VINACONEX 1.1. Xuất khẩu lao động 1.1.1. Khái niệm Xuất khẩu lao động xét về mặt kinh tế là một loại hình xuất khẩu dịch vụ cung cấp một loại hàng hóa đặc biệt là sức lao động. Nó chứa đựng đày đủ tính chất, yêu càu của loại hàng hóa đặc biệt này: hoạt động của con nguời, tổng quan các mối quan hệ xã hội. Giá cả của sức lao động phụ thuộc phụ thuộc vào chất lượng lao động, trước hết là các yếu tố về trình độ chuyên môn, tay nghề được đào tạo, khả năng giao tiếp về ngôn ngữ, văn hóa, phẩm chất cá nhân , khả năng hội nhập, giao lưu với các nền văn hóa khác. Giá cả sức lao động cũng phụ thuộc rất lớn vào nhu càu của nước nhập khẩu lao động. Để làm rõ về xuất khẩu lao động càn làm rõ một số khái niệm liên quan: - Lao động-, là hoạt động có mục đích, có ý thức của con người nhằm thay đổi các vật thể tự nhiên phù hợp với nhu càu của con người. Lao động chính là quá trình kết hợp sức lao động và tư liệu sản xuất để sản xuất ra sản phẩm phục vụ nhu càu con người.Nó là yếu tố quyết định cho mọi hoạt động kinh tế xã hội. - Sức lao động-. Nó là tổng hợp thể lực và trí lực của con người trong quá trình tạo ra của cải xã hội. Nó phản ánh khả năng lao động của con người, là điều kiện đàu tiên càn thiết trong quá trình lao động xã hội. Trong nền kinh tế hàng hóa thì sức lao động là một hàng hóa đặc biệt. Ngoài những giá trị và giá trị sử dụng như những hàng hóa thông thường thì nó còn có các giá trị khác về tư duy, tinh thần. Thông qua thị trường lao động, hàng hóa sức lao động được xác định giá cả. Hàng hóa sức lao động cũng tuân theo quy luật cung-cầu của thị trường. Khi mức cung cao sẽ dẫn tới dư thừa lao động, giá cả sức lao động ( biểu hiện bằng tiền công ) sẽ thấp, ngược lại khi mức cung thấp sẽ dẫn tới tình trạng thiếu lao động , giá cả sức lao động sẽ cao hon. - Thị trường lao động-. Trong mỗi xã hội, nơi nào xuất hiện nhu càu sử dụng lao động và có nguồn lao động cung cấp, ở đó sẽ hình thành nên thị trường lao đông. Trong nền kinh tế thị trường, người lao đông muốn tìm việc phải thông qua thị trường lao động, về mặt thuật ngữ, "Thị trưòng lao đông" thực chất phải được hiểu là "Thị trường sức lao động" để phù hợp với khái niệm của tổ chức lao động quốc tế: Thị trường lao động là một lĩnh vực của nền kinh tế, nó bao gồm toàn bộ các quan hệ lao động được xác lập trong lĩnh vực mua bán, trao đổi và thuê mướn sức lao động. Trên thị trường lao động, mối quan hệ được thiết lập giữa một bên là người lao động và một bên là người sử dụng lao động. Qua đó, cung-cầu về lao đọng ảnh hưởng tới tiền công lao động và mức tiền công lao động cũng ảnh hưởng tới cung - càu lao động. Xuất khẩu lao động trôn thị trường lao động quốc tế được thực hiện chủ yếu dựa vào quan hệ cung - càu lao động. Nó chịu sự tác động, điều tiết của các quy luật kinh tế thị trường. Bên càu phải tính toán kỹ hiệu quả của việc nhập khẩu lao động từ đo càn phải xác định chặt chẽ số lượng, cơ cấu, chất lượng lao động hợp lý. Mặt khác, bên cung có mong muốn xuất khẩu càng nhiều lao động càng tốt. Do vậy, muốn cho loại hàng hoá đặc biệt này chiếm đựơc ưu thế trôn thị trường lao động, bển cung phải có sự chuẩn bị và đàu tư để được thị trường chấp nhận, phải đáp ứng kịp thời các yêu càu về số lượng, cơ cấu và chất lượng lao động cao. Thị trường lao động nước ta hiện nay tuy đã hình thành song phạm vi còn nhỏ hẹp. Để phù hợp với sự phát triển quá nhanh của nguồn lao động trước hết thị trường lao động phải được mở rộng cả trong và ngoài nước, đồng thời tạo điều kiện cho người lao động có quyền bình đẳng, tự do tìm việc làm, thuê mướn lao động theo pháp luật. - Xuất khẩu lao động-. Đốn nay, trcn thế giới vẫn chưa có một khái niệm chuẩn nào về xuất khẩu lao động. Vì vậy, chúng ta có thể hiểu xuất khẩu lao động thông qua khái niệm của tổ chức lao động quốc tế (ILO) như sau: Xuẩí khẩu ỉao động là hoạt động kinh tế của một quốc gia thực hiện việc cung ứng lao động cho một quốc gia trcn cơ sở những hiệp định hoặc hợp đồng có tính chất hượp pháp quy định được sự thống nhất giữa các quốc gia đưa và nhận người lao động. 1.1.2. Phân loại xuất khẩu lao động: - Căn cứ vào cơ cẩu người lao động đưa đi: + Lao động có nghề: là loại lao động trước khi ra nước ngoài làm việc đã được đào tạo thành thạo một loại nghề nào đó và khi số lao động này ra nước ngoài làm việc có thể bắt tay ngay vào công việc mà không phải bỏ ra thời gian và chi phí để tiến hành đào tạo nữa. + Lao động không có nghề: là loại lao động mà khi ra nước ngoài làm việc chưa được đào tạo một loại nghề nào cả. Loại lao động này thích hợp với những công việc đơn giản, không càn trình độ chuyên môn hoặc phía nước ngoài càn phải tiến hành đào tạo cho mục đích của mình trước khi đưa vào sử dụng. - Căn cứ vào nước xuất khẩu lao động: + Nhóm các nước phát triển: Có xu hướng gửi lao động kỹ thuật cao sang các nước đang phát triển để thu ngoại tệ. Trường hợp này không phải là chảy máu chất xám mà là đàu tư chất xám có mục đích. Việc đàu tư nhằm một phần thu lại kinh phí đào tạo cho đội ngũ chuyên gia trong nhiều năm, một phần khác lớn hơn là phát huy năng lực trình độ đội ngũ chuyên gia, công nhân kỹ thuật bậc cao ở nước ngoài .v.v... để thu ngoại tệ. + Nhóm các nước đang phát triển: có xu hướng gửi lao động bậc trung hoặc bậc thấp sang các nước có nhu càu để lấy tiền công và tích luỹ ngoại tệ, giảm bớt khó khăn kinh tế và sức ép việc làm trong nước. 1.1.3. Các hình thức xuất khẩu lao động: Xuất khẩu lao động thực tế đem lại lợi ích thiết thực cho cả người lao động và phía Nhà nước. Nhận thức rõ điều đó Đảng và Nhà nước ta đã không ngừng đưa ra những chủ trương, chính sách tạo điều kiện cho người lao động có cơ hội đi làm việc ở nước ngoài. Hi?n nay cú m?t s? hỡnh th?c xu?t kh?u lao d?ng ch? y?u sau: - Thông qua doanh nghiệp Việt Nam được phép cung ứng lao động theo hợp đồng ký kết với bên nước ngoài'. Đối tác nước ngoài có nhu càu sử dụng lao động, đưa ra những yêu càu cụ thể về số lượng, tuổi tác, nghề nghiệp, giới tính...Các doanh nghiệp, tổ chức kinh tế của Việt Nam sau khi nhận được đơn đặt hàng của bên nước ngoài sẽ tiến hành sơ tuyển dựa trên những tiêu chí có sẵn. Đổ đảm bảo đúng yêu càu của mình, bên nước ngoài thực hiện kiểm tra lại một làn nữa trước khi lao động sang làm việc. - Thông qua doanh nghiệp Việt Nam nhận thầu, nhận khoán công trình hoặc đầu tư ở nước ngoài. Bên nước ngoài đặt hành cho các công trình xây dựng, do vậy phải đưa đi đồng bộ các đối tượng lao động gồm có kỹ thuật, quản lý, chỉ đạo thi công và lao động trực tiếp sang nước ngoài làm việc. Sau khi công trình kết thúc thì cũng chấm dứt hợp đồng đối với người lao động, vì thế xuất khẩu lao động theo hình thức khoán khối lượng công việc thường không ổn định, tâm lý của người lao động dễ bị chán nản, không tận tâm với công việc. - Theo hợp đồng lao động do cá nhân người lao động trực tiếp kỷ kết với người sử dụng lao động ở nước ngoài (sau đây gọi là hợp đồng cá nhân); Đây là hình thức phổ biến nhất hiện nay, hình thức này đòi hỏi đối tượng lao động đa dạng tuỳ theo yêu càu và mức độ phức tạp của công việc. Có những yêu càu của nguời nuớc ngoài đòi hỏi người có trình độ kỹ thuật, kinh nghiệm sản xuất, kinh nghiệm tổ chức quản lý, cũng có những yêu càu chỉ càn người lao động có trình độ giản đom. Ngoài những hình thức đưa lao động đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài, hình thức xuất khẩu lao động tại chỗ cũng đã trở nên phổ biến hom ở Việt Nam. Thông qua các tổ chức kinh tế của ta, người lao động được cung ứng cho các tổ chức kinh tế nước ngoài dưới những hình thức: - Các xí nghiệp có vốn đàu tư nước ngoài. - Các khu chế xuất, khu công nghiệp. - Các tổ chức, cơ quan ngoại giao tại Việt Nam. 1.1.4. Vai trò của xuất khẩu lao động đối với sự phát triển kinh tế: Xuất khẩu lao động là hoạt động kinh tế quan trọng đối với mỗi quốc gia, đặc biệt đối với các nước kinh tế kém phát triển. Hoạt động này đem lại lợi ích cho tất cả các bên tham gia: bên xuất khẩu lao động, bên nhập khẩu lao động và bản thân người lao động. 1.1.4.1. Xét trên góc độ vĩ mô: - Với nước xuất khẩu lao động: Nước xuất khẩu lao động có lợi về nhiều mặt trong đó đặc biệt là các lĩnh vực: Kinh tế, xã hội, quan hệ đối ngoại. + về kình tể: Xuất khẩu lao động có vai trò đặc biệt trong hoạt động kinh tế. Trước hết, nó góp phần giải quyết việc làm và tăng thu nhập cho người lao động. Có thẻ nói, xuất khẩu lao động giữ một vị trí rất quan trọng trong chương trình việc làm quốc gia, nếu không nói là chủ yếu trong chiến lược giải quyết việc làm, đây là một công cụ hữu hiệu để thực hiện mục tiêu của Đảng và Nhà nước ta đặt ra tới năm 2010 sẽ xoá hết đói nghèo. Kinh nghiệm từ một số nước cho thấy, xuất khẩu lao động là một giải pháp khắc phục tình trạng thất nghiệp có hiệu quả cao. Bên cạnh những đóng góp trcn, xuất khẩu lao động còn đem lại nguồn thu ngoại tệ đáng kể cho đất nước, góp phần cải thiện cán cân thanh toán quốc tế do vậy rút ngắn khoảng cách giàu - nghèo giữa nước phát triển và nước đang phát triển. Xuất khẩu lao động cũng là một kênh đem lại một nguồn thu nhập quan trọng cho đất nước. + về xã hội: Đối với một nước hon 82 triệu dân, với trên một nửa là số người trong độ tuổi lao động, nhưng số người thất nghiệp ở thành thị lên đến 5,6% và số thời gian chưa được sử dụng ở nông thôn lên đến trên 20%, thì xuất khẩu lao động là một kênh giải quyết việc làm cho người lao động rất có ý nghĩa. Trong mấy năm gàn đây, số lao động đi xuất khẩu của nước ta mỗi năm đã lên đến trên dưới 70 nghìn người và đến nay đã có khoảng tren 400 nghìn người Việt Nam đang làm việc ở khoảng trên 40 nước và vùng lãnh thổ. Thực hiện tốt công tác xuất khẩu lao động sẽ giảm được tệ nạn xã hội do thất nghiệp gây ra, tạo một hướng lao động tích cực cho người lao động, học tập được phong cách lao động mới do tổ chức lao động ở nước ngoài trang bị... + về quan hệ đổi ngoại: Mở rộng quan hệ đối ngoại, hợp tác trong lĩnh vực xuất khẩu lao động là vô cùng quan trọng, từ đó quan hệ giữa nước cung ứng lao động và nước tiếp nhận lao động trở nên gắn bó hon, hiểu nhau hon, tao ra mối quan hệ tốt đẹp giữa hai nước. Cung cấp cho nhau những thông tin quan trọng về những vấn đề hai nước cùng quan tâm và thống nhất quan điểm hai bên cùng có lợi. Sự đa dạng hoá các quan hệ hợp tác quốc tế được mở rộng thông qua hợp tác về lao động sẽ tạo điêù kiện mở rộng hom nữa các quan hệ hợp tác khác. - Với nước nhập khẩu lao động-. + Nước nhập khẩu lao động thu được những lợi ích đáng kể như: cung cấp đủ số lao động bù đắp vào các ngành thiếu hụt, khai thác có hiệu qủa tiềm năng của đất nước. Đồng thời, mở rộng quan hệ và uy tín với nước có lao động, khai thác kinh nghiệm, kiến thức, tác phong lao động và cung ccầh quản lý của nước khác, mở rộng nhu càu thị trường trong nước... + Ngoài ra xuất khẩu lao động cũng góp phần giả quyết nhu càu lao động đặc biệt là trong các lĩnh vực mà lao động địa phưomg ít tham gia tại nước tiếp nhận lao động. 1.1.4.2. Xét trên góc độ vi mô: - Với các doanh nghiệp xuất nhập khẩu lao động-. + Xuất khẩu lao động là một bộ phận của xuất khẩu do vậy các doanh nghiệp tham gia trong lĩnh vực này phải tìm hiểu kỹ về nền văn hoá, phong tục tập quán của nước nhập khẩu, đây là tiền đề tốt trong quá trình hội nhập quốc tế. + Doanh nghiệp hoạt động xuất khẩu lao động là đã tham gia hiệu quả vào chuông trình quốc gia giải quyết việc làm đồng thời thực hiện một phần thoả thuận hợp tác giữa hai chính phủ. + Doanh nghiệp xuất khẩu lao động làm ăn có hiệu quả sẽ thực hiện nghĩa vụ với ngân sách Nhà nước. Tuy nhiên một vấn đề bức xúc đang đặt ra trong giai đoạn hiện nay đó là tình trạng ngày càng có nhiều lao động không thực hiện hợp đồng đã ký.Việc này có thể gây ảnh hưởng lớn đối với uy tín của doanh nghiệp cũng như sự ổn định trôn thị trường hiện tại và tiềm năng. - Với bản thân người lao đệng-. + Người đi xuất khẩu lao động có điều kiện giúp gia đình thoát khỏi đói nghèo cải thiện mức sống của bản thân và gia đình. + Người lao động có thể tiếp thu kỹ năng làm việc, quản lý, tích luỹ trình độ tay nghề và kinh nghiệm thực tiễn để tự tạo việc làm sau khi về nước. 1.1.5. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả của hoạt dộng xuất khẩu lao dộng: Hiệu quả là chỉ tiêu so sánh giữa kết quả đạt được và chi phí bỏ ra để đạt được hiệu quả đó (Hiệu quả H= kết quả - chi phí). Có hai loại hiệu quả là hiệu quả kinh tế và hiệu quả xã hội. Hiệu quả kinh tế là hiệu quả đạt được về mặt kinh tế, còn hiệu quả xã hội là hiệu quả đạt được về mặt xã hội. Đây là khái niệm chung để đánh giá hiệu quả, tuy nhiên khi đi vào từng lĩnh vực cụ thể thì việc đánh giá hiệu quả không đom giản chút nào, đặc biệt là trong lĩnh vực xuất khẩu lao động này. Một số chỉ tiêu để đánh giá hiệu quả của xuất khẩu lao động 1.1.5.1. Lợi ích kinh tể đạt được - Số lượng lao động được giải quyết việc làm trong năm: Công thức tính; L = Lc + Lx - Ln Trong đó: L : Số lao động được giải quyết việc làm trong năm Lc : Số lao Lx : Số lao động được đưa sang hoạt động trong năm Ln : Số lao động từ năm trước vẫn còn đang tiếp tục động kết thúc hợp đồng trở về nước trong năm Ý nghĩa của chỉ tiêu: Chỉ tiêu này nêu ra được chi tiết kết quả đạt được trong một năm qua của công tác xuất khẩu lao động. Nó chỉ ra được những đóng góp của lĩnh vực này đối với việc tạo công ăn việc làm cho xã hội mà nhà nước ta đã không phải bỏ vốn đàu tư để tạo việc làm mới, giải quyết một phần tình hạng ứ đọng lao động của đất nước (mặc dù trước khi đi xuất khẩu lao động những người lao động này không phải tất cả đều thuộc diện thất nghiệpm). - Thu nhập quắc dân về ngoại tệ thông qua hoạt động xuất khẩu lao dộng: Công thức tính: p =s Yj (j = 1 đến n) Yj=Xij.Kj Trong đó: p : Mức thu của nhà nước Y: Mức thu của nhà nước ở mỗi thị trường n : Số thị trường đưa lao động sang j : Nước đưa lao động sang K : Tỷ số hối đoái quy đổi ra ngoại tệ quy ước X : Thuế thu nhập mỗi người phải đóng Ý nghĩa chỉ tiêu: Chỉ tiêu này cho biết số tiền nhà nước thu được thông qua xuất khẩu lao động. Vấn đề ngoại tệ (nhất là ngoại tệ mạnh) đối với Việt Nam có ý nghĩa to lớn. Tất cả các hoạt động có thể đem về ngoại tệ cho đất nước càn được khuyến khích. “ Cùng với việc xuất khẩu hàng hoá càn hết sức coi trọng, tạo điều kiện thuận lợi cho các hoạt động thu ngoại tệ như phát triển du lịch, cung ứng tàu biển, dịch vụ hàng không, tổ chức gia công hàng xuất khẩu và đưa lao động đi làm việc ở nước ngoài là những hình thức thích hợp với hàng triệu người lao động dư thừa hiện nay. Khả năng hợp tác lao động với nước ngoài của nước ta là rất lớn, nếu chúng ta biết tổ chức và khai thác hết những tiềm năng đó trong quan hệ kinh tế đối ngoại thì sẽ thu đựơc nguồn ngoại tệ đáng kể thúc đẩy sản xuất phát triển.” - Mức tiết kiệm đầu tư vào việc làm của chínhphủ‘. Công thức tính: Mtk = nidt. L Trong đó: Mtk : Mức tiết kiệm vốn đàu tư tạo ra việc làm mdt: Mức đàu tư trung bình tạo ra một chỗ làm việc mới L : Số người có việc làm thường xuyên ở nước ngoài Ý nghĩa chỉ tiêu: Cho biết mức độ tiết kiệm không phải bỏ vốn đàu tư tạo ra chỗ làm việc mới ở trong nước và đồng nghĩa với việc tăng thêm nguồn vốn đàu tư cho giải quyết việc làm. - Giá trị hàng hoá do người lao động đưa về'. Công thức tính: G=ZHj (j = 1 đếnn) Hj=Zhy .Nj Trong đó: G : Giá trị hàng hoá do người lao động đem về H : Giá trị hàng hoá do người lao động ở mỗi thị trường đem về h : Giá trị hàng hoá trung bình của một người lao động đem về N : Số người gửi hàng hoá về trong năm i: Biến số người j : Biến số thị trường Ý nghĩa chỉ tiêu: Cho biết lượng hàng hoá do người lao động đem về góp phần vào việc cân đối quỹ hàng hoá trong nước và cải thiện đời sống gia đình, tăng thêm máy móc thiết bị làm tư liệu sản xuất. - Thu nhập do lao động đi làm việc ở nước ngoài bổ sung vào thu nhập quốc dâm Công thức tính; Q =Z(Pj+Vij) .kj (j = 1 đếnn) Trong đó: Q : Thu nhập của người lao động làm việc ở nước ngoài tính vào thu nhập quốc dân p : Các khoản phải nộp của mỗi người lao động V : Thu nhập của người lao động sau khi đã khấu trừ phần phải nộp k : Tỷ giá hối đoái quy đổi ngoại tệ i : Biến số người j : Biến số nước sử dụng lao động Ý nghĩa chỉ tiêu; Chỉ tiêu cho biết phần thu nhập của người lao động ở nước ngoài được tính vào thu nhập quốc dân. Ngoài các chỉ tiêu có thể lượng hoá được để so sánh nói trcn còn có một số chỉ tiêu khác cũng có thể lượng hoá được như số lao động có nghề được đào tạo nâng cao trình độ, mức tiết kiệm chi phí đào tạo trôn một người lao động... song nói chung còn ở mức thấp. Một số khía cạnh khác như việc du nhập kỹ thuật công nghệ và kinh nghiệm sản xuất mới, việc du nhập nếp sống tiến bộ, tăng cường mối quan hệ hợp tác giữa hai nước, tranh thủ sự ủng hộ quốc tế ... phản ánh hiệu quả về mặt xã hội. 1.1.5.2. Chi phỉ bỏ ra: Bao gồm có các chi phí cho nguời lao động trong lĩnh vực tham gia, chi phí cho bộ máy quản lý, tổ chức tuyển mộ, đua đi và quản lý ở nuớc ngoài, xử lý các công việc sau khi đua nguời lao động hết hạn trở về nuớc, tiền nộp phạt cho nuớc bạn do nguời lao động tự ý bỏ hợp đồng... Chi phí về mặt xã hội có ý kiến cho rằng còn có những tiêu cực do lao động gây ra ở nuớc ngoài. Song những cái đó là yếu tố chủ quan có thể khắc phục được nếu có biện pháp và chính sách thích hợp. 1.2. Tuyển dụng lao động đỉ xuất khẩu lao động 1.2.1. Khái niệm, vai trò của tuyến dụng lao dộng di xuất khẩu lao dộng Khái niệm: Tuyển dụng lao động đi XKLĐ là quả trình thu hút, tìm kiểm và tuyển chọn những người lao động có nhu cầu đi làm việc ở nước ngoài -Tuyển dụng lao động điXKLĐ bao gồm'. +Tuyển mộ lao động đi XKLĐ. Đây được coi là quá hình đàu tiên của công tác tuyển dụng. Ờ quá trình tuyển mộ, vấn đề quảng bá, tìm kiếm, thu hút nguồn lao động có nhu càu đi làm việc ở nước ngoài được đặt lên hàng đàu. Mỗi công ty XKLĐ sẽ có các phưong thức tuyển mộ nguồn lao động có nhu càu đi làm việc ở nước ngoài khác nhau. +Tuyển chọn lao động đi XKLĐ. Đây là quá trình có vai trò quyết định đến chất lượng nguồn lao động đi làm việc ở nước ngoài. Thông qua quá hình tuyển chọn lao động đi XKLĐ công ty XKLĐ sẽ sàng lọc, đánh giá và tuyển chọn được những người lao động có đày đủ năng lực, trình độ, phẩm chất theo yêu càu của đối tác nước bạn nhập khẩu lao động Việt Nam. Vai hò: - Đối với công ty XKLĐ'. +Là hoạt động có vai trò quan trọng đến sự thành công trong kinh doanh XKLĐ của công ty, đến uy tín và khả năng cạnh tranh của công ty. +Nếu tuyển dụng được nguồn lao động đi XKLĐ phù hợp với yêu càu của phía đối tác nước ngoài (là các công ty, doanh nghiệp, tổ chức nước ngoài) sẽ giúp công ty giảm bớt được chi phí cho đào tạo, giáo dục định hướng, cũng như các rủi ro khác - Đối với người lao động đi XKLĐ'. + Công tác tuyển dụng nếu được làm tốt sẽ giúp người lao động có nhu càu đi XKLĐ có đày đủ thông tin, nhanh chóng, chính xác về công tác XKLĐ của công ty XKLĐ. Qua đó giúp người lao động có nhu càu đi XKLĐ giảm thiểu được các chi phí tìm kiếm, tìm hiểu , đi lại,..., tránh được sự lừa gạt của các công ty “ma” . 1.2.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến tuyển dụng lao động đi XKLĐ - Nguồn lao động cần tuyển dụng đi XKLĐ\ Đây là tập hợp những người có nhu càu, và mong muốn được đi làm việc ở nước ngoài. + Khả năng cập nhật, tìm kiếm thông tin XKLĐ của người lao động có nhu càu đi XKLĐ. Theo khảo sát của Chính phủ thì có đến 96% lao động đi XKLĐ là nông dân. Họ là những người xuất thân nghèo khó, ít được đàu tư học tập nên trình độ tay nghề, khả năng giao tiếp, khả năng tiếp thu còn rất hạn chế. Vì vậy mặc dù họ có nhu càu đi XKLĐ thật sự, nhưng cũng là người thiếu thông tin, hiểu biết về các công ty XKLĐ . Phần lớn người lao động không biết tiếp cận với cơ quan nào, đơn vị nào để làm thủ tục đi lao động ở nước ngoài. Cộng với tâm lý nôn nóng,muốn được đi làm ngay với thu nhập cao nên không ít người lao động rất dễ bị cò mồi và những tổ chức, cá nhân không có chức năng XKLĐ lợi dụng để lừa đào. Đây chính là vấn đề còn nan giải gây ảnh hưởng lớn đến công tác tuyển dụng lao động đi XKLĐ, cũng như uy tín của các công ty XKLĐ kinh doanh chính đáng. + Sự xa cách về vị trí địa lý giữa cơ sở tuyển dụng lao động đi XKLĐ và nơi người lao động có nhu càu đi XKLĐ sinh sống. Đã có rất nhiều công ty XKLĐ muốn mở rộng nguồn lao động đi XKLĐ của mình ra các địa phương, các vùng, miền rộng lớn hơn nhưng vì vị trí địa lý, giao thông và khả năng chi phí tài chính có hạn nên không thể thực hiện được. Đã có nhiều người lao động có nhu càu đi XKLĐ muốn được sự giúp đỡ của một công ty XKLĐ nhưng lại không thể vì chi phí đi lại đến công ty đó lại quá sức họ. - Năng lực của cán bộ phụ trách công tác tuyển dụng lao động đi XKLĐ. Người cán bộ làm công tác này ngoài yếu tố chuyên môn thì sự tâm huyết cũng được rất coi trọng. Những công ty XKLĐ có những cán bộ có chuyên môn tuyển dụng lao động đi XKLĐ rất giỏi nhưng lại thiếu tâm huyết với nghề, dùng năng lực của mình để lừa gạt người lao động, chiếm đoạt tiền của họ thì sớm muộn uy tín, cũng như năng lực cạnh tranh về XKLĐ của họ trôn thị trường cũng thui chột, mai một. Người cán bộ tuyển dụng lao động đi XKLĐ nếu thực sự tâm huyết phải là người biết tuyển dụng đúng người(người có đủ năng lực, trình độ, phẩm chất theo yêu càu của nước nhập khẩu lao động), không lợi dụng để bớt xén, lừa lọc, chiếm đoạt tiền của người lao động đi XKLĐ. + Năng lực nhạy bén trong quảng bá, tìm kiếm thu hút nguồn lao động có nhu càu đi XKLĐ của cán bộ tuyển dụng lao động đi XKLĐ. Hiện nay có quá nhiều cách để các công ty XKLĐ quảng bá, tìm kiếm, thu hút những người lao động có nhu càu đi XKLĐ. Tuy nhiên áp dụng như thế nào, vào thời điểm nào , với những đối tượng lao động nào, ở đâu? lại còn tùy thuộc vào năng lực của cán bộ tuyển dụng lao động đi XKLĐ + Năng lực phỏng vấn, định hướng cho người lao động đi XKLĐ. Biết cách tiếp cận, gàn gũi với người lao động, giải quyết tốt những nghi vấn, thắc mắc của họ về những vấn đề liên quan đến XKLĐ, định hướng cho họ phải làm gì, hành trang gì khi đi XKLĐ là một trong những cách tốt nhất gây dựng lòng tin của người lao động đi XKLĐ đối với công ty XKLĐ. - Sự cạnh tranh của các công ty XKLĐ khác. Hiện nay cả nước có đến cả trăm công ty lớn nhỏ kinh doanh về XKLĐ. Đó là chưa kể đến các cục, sở làm công tác XKLĐ ở các địa phương. Vì vậy mà mức độ cạnh hanh về XKLĐ, đặc biệt là cạnh tranh về tìm và tạo nguồn lao động đi XKLĐ là rất mạnh mẽ. - Cơ chế, chính sách về XKLĐ của Nhà nước, Chính phủ. Cho đến nay đã có nhiều cơ chế, chính sách, luật về XKLĐ được ban hành. Và điều đó đã gây ảnh hưởng ít nhiều đến công tác tuyển dụng lao động đi XKLĐ của các công ty XKLĐ. - Những đòi hỏi, yêu cầu từ phía đối tác nước ngoài.Vỗi từng đối tác nước ngoài, và ở từng thời điểm thì họ lại có những yêu càu khác nhau về chất lượng người lao động Việt Nam như thế nào. Có nước nhập khẩu lao động chỉ đòi hỏi lao động Việt Nam có trình độ phổ thông, nhưng cũng có những nước đòi hỏi người lao động Việt Nam phải có bằng cấp, trình độ cao, ngoại ngữ tốt. Nếu như trước kia hàu hết các nước nhập khẩu lao động đều muốn thuê một số lượng lớn lao động Việt Nam có trình độ phổ thông, hoặc chưa qua đào tạo thì nay hàu hết các nước này lại chỉ muốn thuê lao động Việt Nam có trình độ. 1.2.3. Các phương pháp tuyển dụng lao động đi XKLĐ - Phương pháp tuyển dụng trực tiếp ( Công ty XKLĐ tự mình tuyển dụng lấy nguồn lao động có nhu càu đi làm việc ở nước ngoài mà không qua trung gian). - Phương pháp tuyển dụng gián tiếp ( Công ty tuyển dụng lấy nguồn lao động có nhu càu đi làm việc ở nước ngoài thông qua trung gian) 1.2.4. Quá trình tuyển dụng lao động đi XKLĐ Tuyển dụng lao động đi XKLĐ bao gồm tuyển mộ và tuyển chọn lao động đi XKLĐ, vì vậy nó bao gồm một số bước thông thường sau: -Quảng bá, thu hút người lao động có nhu cầu di XKLĐ. Có nhiều phương thức để quảng bá, thu hút như thông qua các phương tiện thông tin đại chúng như báo, đài, ti vi hay qua mạng intẻnet,... Hiện nay có một cách rất hữu hiệu được nhiều công ty XKLĐ áp dụng và cũng được nhà nước rất khuyến khích, đó chính là “ mô hình Hên kết 3 nhà” là: Nhà tuyển dụng lao động XKLĐ ( công ty XKLĐ ) - Địa phương - Người lao động . Đây là mô hình vừa có thế giúp công ty XKLĐ dễ dàng tiếp cận hơn với người lao động có nhu càu đi XKLĐ ở các địa phương, vừa giúp các cơ quan, chức năng địa phương có liên quan quản lý tốt nguồn lao động đi XKLĐ, tạo công ăn, việc làm cho họ , khắc phục được các hiện tượng cò mội, môi giới, lừa đảo người lao động, đồng thời vừa có thế giúp người lao động được tạo điều kiện dễ dàng hơn trong việc làm thủ tục hành chính và vay vốn, giảm thiểu nhiều chi phí. - Tiếp đón ban đầu và định hướng sơ bộ. Những người lao động có nhu càu đi XKLĐ muốn đến công ty để làm thủ tục đi XKLĐ sẽ được cán bộ của công ty XKLĐ tiếp đón và có những định hướng cho họ về những hành tranh mà họ càn phải có như hồ sơ cá nhân, văn bằng, chứng chỉ, visa,.hay khoản chi phí họ phải đóng , thời gian nộp hồ sơ,... - Sàng lọc qua hồ sơ cá nhân của người lao động. Hồ sơ cá nhân bao gồm nhiều khoản mục như về danh tính, tình trạng sức khỏe, tuổi, giới tính, bằng cấp, trình độ, nghiệp vụ,... Thông qua những hồ sơ này cán bộ tuyển dụng của công ty sẽ tiến hành loại bỏ, chọn lọc những hồ sơ đáp ứng nhu càu. - Khám sức khỏe. Những người có hồ sơ được chọn sẽ phải đi khám sức khỏe theo đúng yêu càu của công ty XKLĐ. - Tiếp nhận . Sau khi một người trải qua đày đủ các bước trôn sẽ được tiếp nhận để tiếp tục làm các thủ tục khác trước khi được đi XKLĐ 1.3. Đào tạo lao động đỉ XKLĐ 1.3.1. Khái niệm, vai trò của đào tạo lao đọng điXKLĐ Khái niêm: Đào tạo lao động đi XKLĐ là quá trình giáo dục, nâng cao chât lượng của người lao động đi XKLĐ cho phù hợp với yêu càu của các đối tác công ty nước ngoài càn thuê lao động. Chất lượng của người lao động đi XKLĐ được thể hiện ở trình độ, tay nghề, tác phong, ý thức kỷ luật, khả năng giao tiếp, khả năng tiếp thu, hòa nhập với văn hóa nước bạn,... Vai trò: - Đối với công ty XKLĐ: + Giúp công ty có được những người lao động đi XKLĐ có chất lượng đáp ứng được yêu càu của phía đối tác nước ngoài. Hiện nay chất lượng người lao động đi XKLĐ được coi là nhân tố quyết định đến năng lực, đến uy tín và khả năng cạnh hanh của các công ty XKLĐ. Công tác đào tạo, giáo dục định hướng nếu được làm tốt sẽ giúp công ty XKLĐ có được những bước phát triển bền vững hon, nhất là trong thời đại ngày nay khi mà các nước nhập khẩu lao động ngày càng có nhu càu cao hon về lao động Việt Nam có trình độ cao hon, tác phong, ý thức kỷ luật tốt hon, hòa nhập văn hóa tốt hon, giao tiếp tốt hon. + Giúp công ty giảm thiểu được rủi ro về tình trạng người lao động Việt Nam bỏ trốn về nước, tự phá bỏ hợp đồng ra ngoài làm việc, qua đó gìn gĩư và nâng cao uy tín về XKLĐ đối với trong và ngoài nước. Nếu đào tạo hời hợt, qua loa cho người lao động, không giáo dục định hướng một cách tốt nhất cho họ những hành hang càn thiết khi làm việc ở nước ngoài thì sẽ xảy ra tình hạng người lao động không đủ trình độ, năng lực để làm việc ở nước ngoài, hay thiếu ý thức bỏ trốn ra ngoài ,... Đây là điều không một công ty XKLĐ nào mong muốn. - Đối với người lao động đi XKLĐ\ + Giúp người lao động đi XKLĐ nâng cao được trình độ, năng lực bản thân, qua đó giúp họ có cơ hội được làm công việc có thu nhập cao bên công ty nước ngoài + Giúp người lao động sau khi về nước có thể có đủ trình độ, năng lực để tìm kiếm việc làm. Sau thời gian làm việc ở bên nước ngoài trở về nước người lao động có thể tự tin hơn vì bản thân họ đã có được một số vốn trình độ, kiến thức nhất định để có thể tìm kiếm được việc làm ở trong nước. - Đối với Xã hội: + Giúp xã hội giảm bớt gánh nặng về giải quyết việc làm, nâng cao trình độ, tay nghề cho người lao động. 13.2. Các yếu íắ ảnh hưởng đến đào tạo lao động đi XKLĐ - Trình độ tay nghề, ỷ thức kỷ luật, trình độ ngoại ngữ, khả năng tiếp thu.... của người lao động có nhu cầu đi XKLĐ. Nếu những người lao động có khả năng tiếp thu tốt, càn cù học tập, có ý thức kỷ luật cao, đã có một ít kinh nghiệm,... thì việc giảng dạy, đào tạo, giáo dục định hướng cho họ sẽ thuận lợi và nhanh chóng hơn, giảm thiểu được nhiều chi phí cho cả người lao động và cả phía cơ sở đào tạo. - Khả năng tài chính của người lao động. Đại đa số những người lao động đi XKLĐ đều là những người nông dân nghèo. Để được đi làm việc ở nước ngoài, họ phải vay vốn ngân hàng.Họ đều có tâm lý nóng vội muốn được đi làm việc ở nước ngoài nhanh với thu nhập cao, nhưng cũng khó đủ chi phí để tham gia vào các khóa đào tạo dài hạn mà chủ yếu là tham gia vào các khóa đào tạo ngắn hạn. Vì vậy buộc các cơ sở đào tạo phải xây dựng cách thức đào tạo theo các khóa ngắn hạn là chủ yếu. - Năng lực trình độ của các cán bộ đào tạo, giảng dạy trong các trường, cơ sở đào tạo nghề. Khi mà những học viên chủ yếu là những người nông dân với trình độ dân trí thâp, khả năng tiếp thu hạn chế, lại chưa qua đào tạo thì chỉ có những cán bộ đào tạo, giảng dạy có năng lực thật sự mới vực dậy được họ, đào tạo họ thành những người lao động có đủ năng lực làm việc ở nước ngoài, đáp ứng được yêu càu
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan