Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Cao bá quát lương tâm và khí phách qua thơ chữ hán...

Tài liệu Cao bá quát lương tâm và khí phách qua thơ chữ hán

.PDF
99
207
143

Mô tả:

GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH ĐINH THỊ THÁI HÀ CAO BÁ QUÁT – LƯƠNG TÂM VÀ KHÍ PHÁCH QUA THƠ CHỮ HÁN LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC NGỮ VĂN TP. HỒ CHÍ MINH – 2003 LỜI CẢM TẠ Chúng tôi chân thành cảm tạ sự hướng dẫn khoa học tận tình, chu đáo của thầy Mai Quốc Liên, người trực tiếp hướng dẫn chúng tôi hoàn thành luận văn khoa học này. Chúng tôi chân thành cảm tạ Ban Giám Hiệu, tập thể thầy, cô khoa Ngữ văn và Phòng khoa học công nghệ Sau đại học Trường Đại học Sư Phạm Thành Phố Hồ Chí Minh, đã tạo điều kiện thuận lợi giúp đỡ chúng tôi trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu. Chúng tôi xin chân thành cảm tạ những đóng góp quý báu của quý thầy, cô trong Hội đồng chấm luận án đã giúp chúng tôi trong quá trình hoàn thành luận văn khoa học. Chúng tôi cũng xin chân thành cảm tạ quý đồng nghiệp, bạn bè đã động viên, khích lệ chúng tôi trong thời gian học tập và viết luận văn. Xin chân thành cảm ơn tất cả. 3 MỤC LỤC LỜI CẢM TẠ.................................................................................................................. 3 MỤC LỤC ...................................................................................................................... 4 PHẦN MỞ ĐẦU............................................................................................................. 4 1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI: ............................................................................................. 4 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU:........................................................... 5 3. LỊCH SỬ VẤN ĐỀ: .................................................................................................... 5 4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU: ........................................................................... 11 5. VẤN ĐỀ VĂN BẢN: ............................................................................................... 12 6. CẤU TRÚC LUẬN VĂN: ........................................................................................ 12 PHẦN NỘI DUNG ....................................................................................................... 14 CHƯƠNG I: CON NGƯỜI VÀ THỜI ĐẠI ................................................................. 14 CHƯƠNG II: KHÍ PHÁCH .......................................................................................... 27 2.1. KHÁT VỌNG TỰ DO: ..................................................................................... 27 2.2. KHÁT VỌNG CÔNG DANH: .......................................................................... 36 2.3. KHÁT VỌNG NHÂN CÁCH LÀM NGƯỜI CHÂN CHÍNH: ......................... 41 2.4. KHÁT VỌNG CHỐNG ÁP BỨC, BẤT CÔNG: ............................................... 51 2.5. KHÁT VỌNG KHỞI NGHĨA ĐỂ THAY ĐỔI MỘT XÃ HỘI TỐT ĐẸP HƠN: .................................................................................................................................. 60 CHƯƠNG III: LƯƠNG TÂM ...................................................................................... 69 3.1. NHỮNG LO ÂU, BUỒN BÃ, CHÁN CHƯỜNG: ............................................ 69 3.2. TÌNH CẢM: ....................................................................................................... 77 3.2.1. TÌNH CẢM ĐỐI VỚI GIA ĐÌNH: ............................................................ 77 3.2.2. TÌNH CẢM ĐỐI VỚI NHỮNG NGƯỜI KHÁC: ...................................... 81 3.2.3. TÌNH CẢM ĐỐI VỚI QUÊ HƯƠNG, ĐẤT NƯỚC: ................................. 86 PHẦN KẾT LUẬN ....................................................................................................... 92 TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................................ 95 PHẦN MỞ ĐẦU 1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI: Cao Bá Quát (1809-1855) là một tác gia lớn của văn học trung đại Việt Nam. Nghiên cứu về ông là một công việc cần thiết và hấp dẫn với người đi sau. Trước nay, qua văn học đã có rất nhiều công trình nghiên cứu về cuộc đời, con người và thơ văn của ông. Nó thường được tiếp cận chủ yếu ở góc độ tiểu sử, hành trạng, về tư liệu, về con người và nội dung thơ văn. Trong toàn bộ các vấn đề ấy, ảnh hưởng từ phía thời đại cũng tác động rất lớn đến tính cách và thơ văn Cao Bá Quát, vì đây là một giai đoạn lịch sử có nhiều biến động, chế độ phong kiến Việt Nam đang trên đà suy tàn và tan rã, nông dân nổi dậy khởi nghĩa ở khắp nơi; con người như không có chỗ dung thân (nhất là với người tài). Với những khát vọng lớn lao, với tâm hồn rộng lớn, Cao Bá Quát đã đứng trên tất cả để thể hiện rõ khí phách và lương tâm của một kẻ sĩ, một con người vì dân vì nước. Tầm vóc của ông ngang tầm vũ trụ rộng lớn, tấm lòng của ông vằng vặc với non sông. Việc tìm hiểu thơ văn của ông quả là khó vì chủ yếu là các tác phẩm bằng chữ Hán, để hiểu hết về ngôn ngữ, về cách diễn đạt cho thấu đáo không phải là đơn giản. Trong trường Cao đẳng, thơ văn Cao Bá Quát là một phần trong nội dung giảng dạy. Và trong một thời lượng quy định, việc giảng dạy như thế nào để người nghe có thể hiểu được cơ bản về nội dung, ý nghĩa của thơ văn Cao Bá Quát, hiểu được tấm lòng và vị trí của ông trong tiến trình lịch sử văn học nước nhà quả là một vấn đề lớn. Nếu không khéo thì chỉ là sự lặp lại một cách máy móc từ giáo trình sách vở, từ sự hiểu biết hời hợt bên ngoài chứ không phải là sự cảm thụ thực sự. Đi làm rõ vấn đề này nhằm phục vụ trực tiếp việc giảng dạy là mục đích và cũng là lý do của việc thực hiện đề tài khí phách và lương tâm Cao Bá Quát qua thơ chữ Hán. Thực ra việc đi vào vùng đất nghệ thuật mênh mông nhiều hứa hẹn này cũng là nguyện vọng của người viết. Cái hấp dẫn của vấn đề nằm ở chỗ: nó chưa được khai thác một cách cạn kiệt, mà nhiều vùng còn bỏ ngõ. Nó giúp cho người viết có thêm một lượng kiến thức về Cao Bá Quát để giảng dạy được tốt hơn. Hơn nữa, đây cũng là một tác gia đang được chú ý để nghiên cứu sâu hơn. Việc tìm hiểu vấn đề này sẽ đem đến nhiều hiểu biết về con người cũng như thơ văn Cao Bá Quát. 4 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU: Tiếp thu những thành tựu có trước, luận văn tập trung nghiên cứu những vấn đề sau: Đối tượng nghiên cứu: đối tượng mà đề tài khảo sát là toàn bộ thơ văn chữ Hán với những tác phẩm đã được phổ biến và thông dụng của Cao Bá Quát có liên quan đến nội dung lương tâm và khí phách của ông. Bên cạnh đó, chúng tôi cũng so sánh với thơ văn của một số tác giả khác mà nội dung có liên quan để thấy được sự khác biệt cũng như tương đồng về tư tưởng, cách thức thể hiện... Phạm vi khảo sát, nghiên cứu: đề tài chỉ chú trọng khảo sát những vấn đề về nội dung của thơ văn Cao Bá Quát. Cụ thể là lương tâm và khí phách của ông qua thơ chữ Hán. Bên cạnh đó, trong quá trình làm nổi bật nội dung, người viết có sử dụng một số tác phẩm chữ Nôm với mục đích minh họa, mở rộng vấn đề. Khí phách của Cao Bá Quát được nghiên cứu qua các nội dung như: khát vọng tự do, khát vọng công danh, khát vọng nhân cách làm người chân chính, khát vọng chống áp bức bất công, khát vọng khởi nghĩa để thay đổi một xã hội tốt đẹp hơn. Lương tâm của Cao Bá Quát được nghiên cứu qua các nội dung như: Những lo âu, buồn bã, chán chường; những tình cảm với gia đình, với bạn bè, với học trò và với nhân dân, với quê hương đất nước. Qua đó góp phần tìm hiểu về con người, cuộc đời và thi nghiệp của Cao Bá Quát. Từ đó khẳng định thêm, Cao Bá Quát - một nhân vật lịch sử kiệt xuất, một tài năng văn học lỗi lạc. Dầu sao đối với một con người có tầm vóc lớn lao như vậy, thì việc khai thác này cũng chỉ là một phần nhỏ, chưa nói hết được tất cả về Cao Bá Quát. Nó chỉ là một bước khởi đầu, hứa hẹn cho những công trình lớn hơn, toàn diện hơn. 3. LỊCH SỬ VẤN ĐỀ: Cao Bá Quát là một tác gia lớn trong lịch sử văn học Việt Nam nửa đầu thế kỷ XIX. Con người và tài năng văn chương lẫy lừng này được ngay người đương thời khâm phục và coi như thần thánh. Cuộc đời Cao Bá Quát đã kết thúc bằng một cái chết hùng tráng và triều Nguyễn xếp ông vào loại nghịch thần. Tác phẩm của Cao Bá Quát chưa kịp được khắc in thì đã bị thiêu hủy cùng với cái án tru di tam tộc của ông. Đương thời, không ai dám công khai lưu giữ các tác 5 phẩm và những gì liên quan đến ông. Song, tài năng và tấm lòng của ông với đất nước, với nhân dân, hậu thế trong dân gian đã chép tay truyền nhau những tác phẩm văn chương của ông. Nhưng vì lưu truyền bí mật, nhiều bài thơ, câu đối đã bị thay tên tác giả dẫn đến khó khăn trong việc nghiên cứu sự nghiệp văn chương của ông sau này. Cho đến nay, hàng nghìn bài thơ, văn của ông được sưu tầm và xác định, được công nhận là di sản quý báu của dân tộc. Hơn nữa, ông còn là lãnh tụ của một cuộc khởi nghĩa nông dân chống lại triều đình nhà Nguyễn thối nát nên còn có ảnh hưởng rất lớn với lịch sử phát triển dân tộc. Vì thế, đã có rất nhiều công trình lớn, nhỏ nghiên cứu về cuộc đời và thơ văn của ông. Tựu chung lại thì việc tìm hiểu Cao Bá Quát được chia làm ba giai đoạn lớn: 1> Giai đoạn trước Cách mạng Tháng Tám - 1945. 2> Giai đoạn 1945-1975. 3> Giai đoạn 1975 đến nay. Ở giai đoạn trước Cách mạng Tháng Tám, việc nghiên cứu về Cao Bá Quát còn nhiều khó khăn. Nhìn chung, nó thiên về truy tìm tiểu sử, cố gắng dựng lại một cách đầy đủ về cuộc đời Cao Bá Quát nhưng còn hạn chế trong việc nghiên cứu vì có những câu truyện truyền miệng thiếu căn cứ, tạo nên những giai thoại không rõ ràng về ông. Người đầu tiên viết và phổ biến tư liệu về Cao Bá Quát là Sở Cuồng với "Thảo Trạch anh hùng" - Nam phong số 1963, tháng 6 - 1931. Ông viết dựa vào thư tịch của Trường Bác cổ và sử sách của triều Nguyễn. Bên cạnh những tài liệu trước đó là "Quốc triều hương khoa", "Đại Nam chính biên liệt truyện" và bài tựa tập thơ "Cao Bá Quát thi tập" (bằng chữ Hán) của Trường Bác cổ vốn quá vắn tắt và xen lẫn nhiều giai thoại với tiểu sử. Cuối tháng 11-1934, Nguyễn Tường Phượng diễn thuyết tại hội Trí Tri Hà Nội đề tài "Một nhân vật tỉnh Bắc Ninh ông Cao Bá Quát", sau đó đăng trên Nam Phong số 209 tháng 12-1934. Tài liệu này có nhiều tư liệu hơn. Tuy tác giả có cái nhìn lệch lạc về cuộc đời Cao Bá Quát nhưng đã đánh giá cao sự nghiệp văn chương của ông và cho rằng "Những tác phẩm của họ Cao đã trở thành một thứ tài liệu rất quí hóa cho nền quốc văn". Đến tháng 3-1939, trên tạp chí Tao Đàn số 2, Phan Khôi trong bài "Khái luận về văn học chữ Hán ở nước ta" cho rằng "Duy có Cao Bá Quát, là cả thi lẫn văn đều đáng sắp ngang hàng với đệ -nhất - lưu - tác - giả ở Trung Quốc mà không hổ mà thôi" - Một ý kiến có cơ sở. Đến 1940, Trúc Khê viết "Cao Bá Quát danh nhân 6 truyện ký" (Tân Dân xuất bản 1940). Một mặt tác giả đánh giá cao thiên tài văn chương của Cao Bá Quát, mặt khác lại nặng lời chỉ trích đạo đức của Cao Bá Quát là tự cao tự đại, kiêu căng, ngạo mạn cá nhân mà nổi lên làm loạn... Thậm chí thiếu sót ở chỗ "Việc biến Mỹ Lương là việc có thật; mà việc ấy, chỉ là cái việc cuồng vọng của nhà văn sĩ họ Cao bất đắc chí, chứ chẳng phải là việc do một cái tư tưởng cách mạng sáng suốt đã sản sinh ra..." Nhưng Trúc Khê đã có công trong việc sưu tầm và dịch một số tác phẩm. Dương Quảng Hàm trong "Việt Nam văn học sử yếu" đã đánh giá Cao Bá Quát là một văn hào có nhiều ý tứ mới lạ, lời lẽ kiêu kỳ và xếp ông vào hàng các nhà viết văn nôm thế kỷ XIX thuộc khuynh hướng về tình cảm. Và cho rằng: ông là một bậc có tài lỗi lạc, nhưng không được trọng dụng... Nhìn chung, việc nghiên cứu Cao Bá Quát ở giai đoạn này chủ yếu hướng vào việc truy tìm tiểu sử, từng bước cụ thể và ổn định về tư liệu, tác phẩm làm cơ sở cho bước nghiên cứu tiếp sau. Việc đánh giá Cao Bá Quát còn bị nhiễu về giai thoại, thiếu một phương pháp khoa học biện chứng nên không tránh khỏi chủ quan, võ đoán (một mặt đề cao, một mặt hạ thấp). Sang giai đoạn 2: 1945-1975, việc nghiên cứu Cao Bá Quát có bước tiến triển hơn. Ở chặng đầu: 1945-1954, do những tác động về chính trị, xã hội; do tình hình học thuật còn thiếu ổn định nên việc nghiên cứu về Cao Bá Quát không có gì.đáng kể. Điểm qua chỉ có công trình như: "Văn học sử Việt Nam tiền bán thế kỷ thứ XIX" (1951) của Nguyễn Tường Phượng và Bùi Hữu Sủng nhưng lại xếp Cao Bá Quát vào khuynh hướng hưởng lạc, không có gì mới hơn so với giai đoạn trước. Ở chặng sau : 1954-1975 sinh hoạt học thuật ổn định hơn, việc nghiên cứu và giới thiệu về Cao Bá Quát được quan tâm hơn (đặc biệt phát triển sớm ở Miền Nam). Ở Miền Nam có rất nhiều những công trình khảo luận, luận đề về Cao Bá Quát ra đời như: + "Luận đề về Cao Bá Quát", 1957 của Nguyễn Duy Diễn. + "Cao Bá Quát, thân thế- văn chương luận đề" 1958 của Bằng Phong và Nguyễn Duy Diễn. + "Khảo luận về Cao Bá Quát", 1959 của Doãn Quốc Sỹ và Việt Tử. 7 + "Giảng luận về Cao Bá Quát và Cao Bá Nhạ", 1959 của Lam Giang. + "Khảo luận thi văn Cao Bá Quát" 1959 của Thuần Phong. Bên cạnh là những bộ văn học sử đáng chú ý của giai đoạn này như: + "Việt Nam văn học sử giản ước tân biên" quyển II, 1963 của Phạm Thế Ngũ. + "Bảng lược đồ văn học Việt Nam", 1967 của Thanh Lãng... Đồng thời hàng loạt bài viết về Cao Bá Quát trên các tạp chí: Văn hóa nguyệt san, Bách khoa thời đại, Giáo dục phổ thông, Văn học, Nghệ thuật, Sáng tạo... với các tác giả Nguyễn Đức Tiếu, Hồng Liên Lê Xuân Giáo, Phạm Văn Sơn, Phan Kim, Thái Bạch, Nguyễn Anh, Tương Huyền, Châu Hải Kỳ, Nguyễn Tử Quang... Tất cả đều xoay quanh các phương diện sau: Về phương diện tiểu sử - hành trạng Cao Bá Quát, cũng không có gì mới hơn. Các tác giả chủ yếu dựa vào cuốn "Cao Bá Quát danh nhân truyện ký" của Trúc Khê với xu hướng tiểu sử hóa giai thoại để nghiên cứu. Họ vẫn còn chịu ảnh hưởng cách nhìn nhận về Cao Bá Quát có từ trước 1945, tách con người hành động và sáng tác thơ văn thành hai hiện tượng riêng biệt (Phạm Văn Sơn, Bằng Phong, Nguyễn Duy Diễn), từ đó dẫn đến việc không chú ý đúng mức đến tính tư tưởng của thơ văn Cao Bá Quát, có cái nhìn phiến diện về thơ văn và cuộc đời của ông. về văn chương, họ nhất trí Cao Bá Quát là một nhà thơ tài năng, độc đáo (chủ yếu đi vào khía cạnh ngông nghênh, tài tử) để rồi lúng túng trong việc xếp Cao Bá Quát vào một khuynh hướng nào đó như: lý tưởng, yếm thế, hưởng lạc... Một số tác giả khác lại tỏ ra có cách nhìn toàn diện về Cao Bá Quát nhưng thật ra lại là sự lắp ghép những mảng hoặc những mảnh vụn. Như Phạm Thế Ngũ, với cách tiêp cận khá tiêu biểu cho hướng nghiên cứu thơ văn Cao Bá Quát thời kỳ này có nêu lên mấy vấn đề trong "Tư tưởng Chu Thần qua di văn chữ Nôm" như: kiêu ngạo cô cùng, trào đời phẫn uất, lãng mạn thanh cao, hành lạc yếm thế. Về cuộc đời, tư tưởng và hành động Cao Bá Quát, các tác giả tập trung vào lý giải, đánh giá con đường và tính chất của hành động chống triều đình của Cao Bá Quát. Nhìn chung có hai hướng nhận định: 8 Một là coi Cao Bá Quát là người có tài lỗi lạc đến mức ngông nghênh lại không được trọng dụng nên sinh ra chán nản, bực tức và "khởi loạn" (Hà Như Chi, Thái Bạch, Nguyễn Anh...). Hai là coi Cao Bá Quát là một nhà cách mạng, coi cuộc dấy binh ở Mỹ Lương là khởi nghĩa (Phạm Thế Ngũ, Nguyễn Duy Diễn, Doãn Quốc Sỹ, Việt Tử, Lam Giang...). Cả hai cách trên đều thiếu một quan điểm biện chứng lịch sử trong mối quan hệ giữa thơ văn với con người Cao Bá Quát để nhìn nhận đánh giá. Mặc dù hướng thứ hai có chú ý đến tư tưởng "cách mạng" và lý tưởng "Nghiêu Thuấn" của Cao Bá Quát nhưng lập luận còn thiếu thuyết phục vì chưa có hệ thống nhân sinh quan tích cực của ông dẫn đến hành động khởi nghĩa của ông. Xét về cơ bản, vấn đề Cao Bá Quát được đặt ra liên tục và có tính thời sự ở Miền Nam giai đoạn này. Ở Miền Bắc giai đoạn này đã có bước phát triển hơn trong việc nghiên cứu và giới thiệu về Cao Bá Quát. Một hướng nghiên cứu mới được mở ra dựa trên quan điểm Marxist, nó khắc phục được hướng nghiên cứu phiến diện trước đây. Đó là "xác định được mối quan hệ vốn rất chặt chẽ giữa thơ văn và cuộc đời chìm nổi của Cao Bá Quát" để tìm hiểu "tư tưởng thống nhất đã chi phối các quá trình khác nhau của cuộc đời ông". Nổi bật nhất là hai công trình: + "Sơ thảo lịch sử văn học Việt Nam", 5 quyển, 1960. + Bài "Tìm hiểu nhân sinh quan tích cực trong thơ ca Cao Bá Quát", 1961 của Nguyễn Huệ Chi. Chúng đã thúc đẩy quá trình nghiên cứu, xử lý tư liệu thơ văn Cao Bá Quát. Bên cạnh là một loạt bài viết: + "Một số tài liệu về thơ văn Cao Bá Quát", 1963 của Tảo Trang. + "Cao Bá Quát và cuộc khởi nghĩa Mỹ Lương, 1963 của Chu Thiên. + "Cao Bá Quát với cuộc khởi nghĩa chống triều Nguyễn" (1854-1856), 1969 của Hoa Bằng. + "Một vài tìm tòi về câu đối tương truyền là của Cao Bá Quát và về bài thơ "Thú Hương Sơn", 1972 của Hoa Bằng. 9 + "Đọc Cao Bá Quát nhân 160 năm ngày sinh của nhà thơ", 1969 của Vũ Khiêu. + "Đọc thơ Cao Bá Quát", bài nói chuyện của Xuân Diệu, 1971. Vấn đề tư liệu được các tác giả xem xét rất kỹ càng (nhất là các giai thoại) nên những vấn đề còn vướng mắc trước đây được giải quyết. Đó là tính tất yếu của con đường đi theo nguyện vọng nhân dân của ông (Nguyễn Huệ Chi), khẳng định sự nổi dậy của Cao Bá Quát là "cuộc khởi nghĩa trăm phần trăm" (Hoa Bằng). Vì thế mà lần đầu tiên Cao Bá Quát được nhìn nhận như một nhân vật lịch sử, như một con người "thành thật trong cuộc đời", theo như cách nói của Xuân Diệu. Đến năm 1970, một công trình có tầm quan trọng trong việc nghiên cứu, xử lý và công bố tư liệu thơ văn Cao Bá Quát là "Thơ Chữ Hán Cao Bá Quát" đã ra đời - Vũ Khiêu đã đánh giá cao Cao Bá Quát trên nhiều phương diện qua lời giới thiệu 40 trang. Nó làm cơ sở cho việc nghiên cứu về Cao Bá Quát tiếp theo. Việc nghiên cứu về Cao Bá Quát trở nên có qui mô, nhất quán về quan điểm và phương pháp nghiên cứu phải tính từ sau 1975. Một số những công trình văn học sử được hoàn thành, tiêu biểu như: + "Lịch sử văn học Việt Nam", tập III, văn học viết, 1978 của Lê Trí Viễn, Đặng Thanh Lê, Phạm Văn Luận, Lê Hoài Nam. + "Văn học Việt Nam" (nửa cuối thế kỷ XVIII - nửa đầu thế kỷ XIX), tập II, 1978 của Nguyễn Lộc. đã nghiên cứu một cách toàn diện về Cao Bá Quát từ quan niệm văn học đến những đặc điểm về phong cách nghệ thuật của ông. Bên cạnh là những công trình chuyên biệt như: + "Cao Bá Quát, con người và tư tưởng", 1980, của Nguyễn Tài Thư + "Cao Bá Quát, 1982, của Nguyễn Nghiệp. đã nghiên cứu Cao Bá Quát trên bình diện sử học, văn học; chú trọng đi vào nghiên cứu đặc trưng thơ Cao Bá Quát trên các bình diện phong cách tư tưởng, sắc thái tình cảm và ngôn ngữ hình tượng. Tác giả đã đặt Cao Bá Quát trong tiến trình lịch sử tư tưởng của dân tộc để xác định những nét riêng, những đóng góp mới (một cách làm 10 khoa học và có ý nghĩa phương pháp luận cho việc nghiên cứu toàn diện Cao Bá Quát). + Đặc biệt là công trình "Nhà nho tài tử và văn học Việt Nam", 1995 của Trần Ngọc Vương. Tác giả đã mở ra một cách tiếp cận, đi sâu vào việc nghiên cứu Cao Bá Quát trên nhiều bình diện, nhất là với tư cách một tác gia văn học có tính tiêu biểu cho một loại hình, một khuynh hướng văn học bằng cách xác lập được cái nhìn khoa học trên cơ sở khảo sát tác giả để nêu ra những đặc trưng có tính loại hình học của một kiểu tác giả giai đoạn văn học cuối thế kỷ XVIII - đầu thế kỷ XIX. Không những ở trong nước mà các nhà nghiên cứu nước ngoài cũng quan tâm đến Cao Bá Quát. N.I. Niculin - nhà Việt Nam học người Nga đã đánh giá rất cao Cao Bá Quát, coi Cao Bá Quát là một nhân vật có tính chất tượng trưng thật sự đứng giữa ngưỡng cửa một giai đoạn mới trong lịch sử Việt Nam. Claudine Salmon và Tạ Trọng Hiệp trong "Sứ Thần Việt Nam Cao Bá Quát và nhận thức của ông qua chuyến đi công cán vùng Hạ Châu", 1996, 1997, đã tìm hiểu nhận thức của Cao Bá Quát khi tiếp xúc với vũ trụ bao la - quá trình tự nhận thức khám phá (một bước chuyển quan trọng trong tư tưởng Cao Bá Quát). Trên đây là những phác thảo về quá trình nghiên cứu Cao Bá Quát từ trước Cách mạng tháng Tám - 1945 đến sau 1975. Nhìn chung việc nghiên cứu về Cao Bá Quát đã có nhiều bước phát triển đáng kể. Những công trình lớn với nội dung phong phú đã chứng minh Cao Bá Quát là một tác gia lớn của nền văn học Việt Nam. Song đi sâu vào vấn đề lương tâm và khí phách của Cao Bá Quát như một công trình chuyên biệt thì chưa có. Nó mới chỉ dừng lại ở việc nghiên cứu chung chung như tác giả Nguyễn Ngọc Quận trước đây đã nêu ra trong các bài nghiên cứu khoa học. Nếu có cũng chỉ là một mảng nội dung phục vụ cho những đề tài khác. Với đề tài "Cao Bá Quát - lương tâm và khí phách qua thơ chữ Hán", người viết đã góp phần tìm hiểu và nghiên cứu về Cao Bá Quát được sâu hơn. 4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU: Đề tài này được thực hiện qua các phương pháp nghiên cứu văn học sử, phân tích tác phẩm, hệ thống hóa, khái quát hóa và so sánh. 11 Trước tiên là phân loại nội dung. Sau đó ở từng nội dung phân tích theo các khía cạnh khác nhau của nó (nội dung, cách thể hiện, nêu dẫn chứng cụ thể, khái quát lại và liên hệ đến các tác giả có cùng hoặc khác vấn đề...). Trong quá trình phân tích này, người viết trình bày lần lượt các nội dung theo các vấn đề cụ thể, đặt nó vào trong hệ thống văn học trung đại Việt Nam nửa đầu thế kỷ XIX, để thấy tính độc đáo của Cao Bá Quát. Đặc biệt, người viết có chú tâm đến hệ thống thơ văn đương thời để đối chiếu, so sánh Cao Bá Quát với một số tác giả tiêu biểu trong văn học Việt Nam. Sau khi khảo sát cụ thể các bài thơ tiêu biểu của Cao Bá Quát, người viết cố gắng tìm ra điểm tương đồng và dị biệt của Cao Bá Quát và các nhà thơ đương thời, đặc biệt là gắn liền cuộc đời và thơ văn của ông để thấy được tầm vóc của con người này cũng như vị trí của ông trong tiến trình lịch sử văn học dân tộc với tư cách là một tác gia có những đóng góp quan trọng trong tiến trình này. 5. VẤN ĐỀ VĂN BẢN: Các tác phẩm được khảo sát trong luận văn căn cứ chủ yếu vào tài liệu của Vũ Khiêu giới thiệu, nhóm dịch giả (1984), "Thơ văn chữ Hán Cao Bá Quát", in lần thứ ba có bổ sung sửa chữa (có thêm phần thơ Nôm), Nxb văn học (in lần đầu và lần thứ 2 lấy tên: Thơ chữ Hán Cao Bá Quát). Do khuôn khổ luận văn có hạn, người viết chỉ trích dẫn phần dịch nghĩa mà không trích dẫn phần phiên âm chữ Hán nhằm tránh việc kéo dài dung lượng của luận văn. Trong phần dịch nghĩa các bài thơ, người viết dựa chủ yếu vào tài liệu nêu trên mà không chú thích khi trích dẫn. Ngoài ra, người viết còn tham khảo thêm một số tài liệu khác như: Văn học Việt Nam (Nửa cuối thế kỷ XVIII - hết thế kỷ XIX), (1999), của Nguyễn Lộc, Nxb Giáo dục; Cao Bá Quát, (1982), của Nguyễn Nghiệp, Nxb Văn hóa; Cao Bá Quát con người và tư tưởng, (1980), của Nguyễn Tài Thư, Nxb KHXH... cùng một số tài liệu khác có liên quan và có chú thích khi trích dẫn các tài liệu này. 6. CẤU TRÚC LUẬN VĂN: PHẦN MỞ ĐẦU: 1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI. 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU. 3. LỊCH SỬ VẤN ĐỀ. 12 4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU. 5. VẤN ĐỀ VĂN BẢN. 6. CẤU TRÚC LUẬN VĂN. PHẦN NỘI DUNG: CHƯƠNG I: CON NGƯỜI VÀ THỜI ĐẠI. CHƯƠNG II: KHÍ PHÁCH. II.1. KHÁT VỌNG TỰ DO. II.2. KHÁT VỌNG CÔNG DANH. II.3. KHÁT VỌNG NHÂN CÁCH LÀM NGƯỜI CHÂN CHÍNH. II.4. KHÁT VỌNG CHỐNG ÁP BỨC BẤT CÔNG. II.5. KHÁT VỌNG KHỞI NGHĨA ĐỂ THAY ĐỔI MỘT XÃ HỘI TỐT ĐẸP HƠN. CHƯƠNG III: LƯƠNG TÂM. III.1. NHỮNG LO ÂU BUỒN BÃ CHÁN CHƯỜNG III.2. TÌNH CẢM III.2.1. TÌNH CẢM ĐỐI VỚI GIA ĐÌNH III.2.2. TÌNH CẢM ĐỐI VỚI NHỮNG NGƯỜI KHÁC III.2.3. TÌNH CẢM ĐỐI VỚI QUÊ HƯƠNG ĐẤT NƯỚC PHẦN KẾT LUẬN. 13 PHẦN NỘI DUNG CHƯƠNG I: CON NGƯỜI VÀ THỜI ĐẠI "Văn như Siêu, Quát vô Tiền Hán Thi đáo Tùng, Tuy thất Thịnh Đường" Lời khen của người đời quả là không sai chút nào khi đánh giá những con người bậc nhất về thơ văn ở nửa đầu thế kỷ XIX. Đây là thời đại sản sinh ra rất nhiều người kiệt xuất, lỗi lạc mà tên tuổi của họ trường tồn với thời gian như Nguyễn Văn Siêu, Cao Bá Quát, Tùng Thiện Vương, Tuy Lý Vương... nhưng có lẽ con người đặc biệt nhất vẫn là Cao Bá Quát. Cao Bá Quát tự là Chu Thần, hiệu là Cúc Đường, biệt hiệu là Mẫn Hiên. Ông sinh năm 1809 tại làng Phú Thị, huyện Gia Lâm tỉnh Bắc Ninh. Theo sử sách triều Nguyễn thì không thấy ở đâu ghi năm sinh. Chỉ đoán theo một bài văn của ông là "Thiên cư thuyết" để khẳng định là ông sinh năm 1809, trong đó có đoạn: "Với cái tuổi ta mới hai kỷ mà núi sông thành quách cũ, đã thấy thay đổi đến ba lần" và cuối bài ghi là: "Tháng mạnh thu, năm Nhâm Thìn, Chu Thần Thị viết bài thuyết này", (Nhâm Thìn là năm 1832, Cao Bá Quát đủ hai kỷ tức 24 tuổi- tính theo âm lịch- tức là ông sinh năm 1809). Mặt khác lại có ý kiến là ông sinh năm 1808. Làng Phú Thị quê ông vốn cách Hà Nội 17 cây số về phía đông. Nơi đây đã từng nổi tiếng là một làng tiêu biểu cho đất Kinh Bắc trù phú văn vật xưa kia. Nó nổi tiếng với truyền thống khoa cử và làm ăn buôn bán phát đạt. Khoa thi nào cũng có người trở về làng với mũ áo xênh xang ông Cống, ông Nghè. Đó là những Nguyễn Huy Bá đỗ tiến sĩ, làm quan đến chức Thượng thư. Nguyễn Huy Cận đỗ Hội nguyên đời Cảnh Hưng. Họ Cao cũng có nhiều người nổi tiếng như Cao Dương Trạc, đỗ tiến sĩ làm Thượng thư thời Lê Trung Hưng; Cao Huy Diệu đỗ Hương cống đời Gia Long, làm Tư nghiệp Quốc Tử giám... Đồng thời với Cao Bá Quát, cũng có Cao Huy Tố, Cao Xuân Nguyên đỗ cử nhân. Ông đồ Giảng, thân sinh ra Cao Bá Quát vốn là một ông đồ nghèo không đỗ đạt gì, nhưng là một nhà nho danh tiếng - con nhà dòng dõi. Cuộc đời ông công không 14 thành danh không toại, nên ông đã kỳ vọng rất nhiều vào những đứa con của mình. Ngay từ nhỏ, ông đã hướng chúng vào con đường khoa cử: học, thi đỗ, làm quan, hành đạo để trở thành một vị hiền thần lương đống dưới triều đại chính thống, thịnh trị, vững bền chẳng kém triều đại nhà Chu ngày xưa. Ông đã dồn tất cả tâm huyết để dạy dỗ hai con của mình. Bắt đầu bằng việc chọn hai tên trong tám đời kẻ sĩ đời Chu để đặt tên cho hai đứa con sinh đôi là Bá Đạt và Bá Quát. Sau đó là dời cả gia đình ra Thăng Long - đất kinh kỳ, văn hiến để con có điều kiện học hành hơn. Do kế thừa truyền thống của quê hương và gia đình, Cao Bá Quát cùng anh là Cao Bá Đạt đã sớm tỏ ra đáp ứng những hoài vọng của ông đồ. Các cậu học rất thông minh, lên năm tuổi đã thuộc lòng "Tam tự kinh" rồi cứ thế thẳng tiến lên mãi, vì họ đã được rèn luyện ngày đêm theo những giáo lý của đạo Khổng và phát triển theo hướng nâng cao học vấn, tu dưỡng bản thân, đem tài năng giúp nước. Cha con ông cùng hoài vọng về một chế độ phong kiến cực thịnh : Vua là minh quân, tôi là tôi trung, đất nước thanh bình thịnh trị muôn dân no ấm yên vui (Vì vào hồi này, trong con mắt ông đồ, triều đại mới đã tỏ ra vững vàng hơn bàn thạch. Vua Gia Long trở thành một đấng thiên tử trị vì cả một quốc gia thống nhất rộng lớn chưa từng có, từ Lạng Sơn đến tận Hà Tiên...). Trên cơ sở đó và thực tế cũng đã chứng minh, Cao Bá Quát là một cậu bé có tài năng và đức hạnh. Mới mười bốn tuổi, cậu Bá Quát đã lầu thông kinh sử và biết làm đủ các thể văn trường ốc, điều mà các nhà nho thời ấy, nếu muốn trở thành ông Cống, ông Nghè đều phải khổ công rèn luyện. Ông đã lớn lên trong môi trường tốt đẹp: với tình thương yêu chăm sóc của cha mẹ, cả mến thương của bạn bè, truyền thống hiếu học của quê hương. Tất cả đã nuôi dưỡng những tình cảm tốt đẹp của ông để ông sớm hướng tới đất nước và nhân dân. Với nhận thức ngày càng trưởng thành, Cao Bá Quát đã lao hẳn mình vào con đường học vấn. Ông đã vượt xa hẳn bạn cùng trường, tiếng tăm cũng bắt đầu bay xa hơn cái xóm Đình Ngang hẻo lánh. Với trí thông minh và tâm hồn nhạy bén cậu bé Quát luôn quan sát, theo dõi, suy nghĩ những gì xung quanh, nhất là những ảnh hưởng của những ông thầy đồ dạy cậu như: Cao Huy Diệu, Phạm Dưỡng Am và đặc biệt là ông đồ trẻ Nguyễn Văn Siêu, rồi những biến động của kinh thành Thăng Long.... Tất cả đã được Cao Bá Quát nhào nặn lại, chắt lọc đi, biến thành một quan niệm riêng về 15 học tập và tu dưỡng. Đẻ rồi dần dần hình thành khá rõ nét trong bản thân cậu như là hai con người khác nhau: một bên là anh nhà nho chính thống, được trang bị đầy đủ và kỹ càng bằng những kiểu mẫu xử thế lập thân của chính nhân quân tử, cùng những qui phạm của lối văn chương trường ốc. Một bên là con người của cuộc sống đầy tính năng động, khát khao hiểu biết và khám phá, luôn luôn nhận xét và phê phán mọi sự vật quanh mình, trong mình để không ngừng vươn tới một nhân cách ít nhiều độc lập, một phẩm chất cao thượng, một tâm hồn tràn đầy cảm hứng lý tưởng cao đẹp đối với cuộc đời và con người. Hai nhân cách đó cứ song song tồn tại gắn với nhau nhưng đồng thời lại chống đối nhau, đôi khi tạo nên những bi kịch nội tâm sâu sắc. Những bi kịch đó cứ phát triển mãi lên, ngày càng mang một nội dung xã hội rộng lớn. Đến một mức độ trưởng thành nào đó con người của cuộc sống sẽ trội hẳn lên, lấn át cả anh nhà nho chính thống và tấn bi kịch sẽ kết thúc bằng một hành động quyết liệt vượt hẳn ra ngoài vòng lễ giáo thông thường bởi sự hy sinh cao cả tuyệt vời vì cuộc sống, vì nhân dân, vì đất nước. Cuộc đời của Cao Bá Quát được người đời sau biết đến với nhiều giai thoại. Nhưng tập trung hơn cả là những giai thoại về tài học của ông. Ông đã từng nói: "Cả thiên hạ có bốn bồ chữ, Cao Bá Quát chiếm mất hai bồ, ông anh Bá Đạt và ông bạn Nguyễn Văn Siêu giữ một bồ, và một bồ thì phân phát cho tất cả học trò trong thiên hạ". Cậu học trò Cao Bá Quát đã tiếp thu tất cả những tinh hoa của nền văn hoa truyền thống thành trí tuệ, tình cảm của chính bản thân mình. Đó là tinh thần yêu đất nước, yêu thiên nhiên và nhất là yêu con người. Ông sống mà hay đa sầu, đa cảm. Cho đến sau này khi bước vào đời, cọ xát với thực tế cuộc sống, va chạm với đủ mọi lớp người, Cao Bá Quát mới nhận ra tất cả ý nghĩa lớn lao của vốn tình cảm quí báu đó. Ông mới thật thấm thía rằng nếu không có một tình yêu lớn đối với đất nước, đối với nhân dân, đối với con người thì sẽ không thể nào tạo ra được một sự nghiệp gì đáng kể ở trên đời này hết. Bản tính ông vốn hóm hỉnh, thích vui đùa. Qua thơ văn của ông chứng tỏ ông là người biết giữ gìn phẩm hạnh, đối xử đúng mực với cha mẹ, anh em, làng xóm chứ không phải như một số giai thoại cho ông là một đứa trẻ ngỗ ngược, không quan tâm yêu thương con người kể cả người thân. Thậm chí cho ông là một con người thích 16 hưởng lạc, chè rượu, trai gái, kiêu ngạo, phẫn chí. Thực ra, qua thơ văn, Cao Bá Quát có một cuộc sống trong sạch, một thái độ đứng đắn về tình yêu, một tấm lòng đằm thắm với vợ con. Cuộc đời và số phận của ông thật đúng với câu "có tài mà vận chẳng lai", đặc biệt trong con đường khoa cử. Năm mười bốn tuồi, cậu bé Quát đã sắm sửa lều chõng đi thi nhưng thi hỏng, để rồi chín năm sau mới đỗ cử nhân hạng nhì, sau bị bộ Lễ xếp lại, ông đứng cuối bảng. Nhưng với lòng lạc quan và tin tưởng, ông cứ đến hẹn lại lên ở các khoa thi tiến sĩ nhưng hỏng vẫn hoàn hỏng để rồi ông chán chường tự an ủi mình theo kiểu "học tài, thi phận". Mặc dầu nhà nghèo, Cao Bá Quát vẫn chưa ra làm quan, mà ở nhà gõ đầu dăm ba đứa trẻ, chuẩn bị lại đi thi Hội, thi Đình nữa. Thực ra thì những lần đèn kinh, ông cũng có chầu chực ở các bộ để được bổ dụng. Nhưng với bản tính khí khái, cương trực không chịu uốn mình như ông thì những sự tiếp xúc đó cũng khó mà mang lại kết quả mong muốn. Vả lại trong thâm tâm, ông cũng chưa muốn vội vàng dấn mình vào công danh bằng con đường tắt. Kể từ ngày những khoa thi Hội, thi Đình được mở ra liên tục để chấm các ông bảng, ông thám thì cái giá của một ông cử cũng có phần rẻ rúng đi nhiều. Hơn nữa, giữa bộ máy quan liêu đã quá đông đảo của triều đình này thì với thân phận của một chức thuộc quan thấp kém người ta giành cho hạng cử nhân như ông thật khó mà thi thố được việc gì cho phù hợp với những hoài bão lớn lao ông hằng ấp ủ. Đã thế theo lệ bấy giờ, khi đã nhận chức quan thì ông sẽ chẳng có quyền được tiếp tục đi thi nữa (mà ông lại không muốn thế). Trong thực tế, ông đã từng nhiều lần phê phán con đường công danh nhưng ông lại tự an ủi rằng đã theo đuổi văn chương, lẽ nào trốn được công danh. Đã từ lâu ông tưởng rằng có thể thông qua con đường khoa cử, giành lấy một địa vị xã hội, rồi từ đó cải thiện đời sống của nhân dân. Âu cũng là tấm lòng nặng tình của Cao Bá Quát với nhân dân. Mặc dầu biết rằng con đường công danh mà ông đeo đuổi sẽ là một con đường đầy khó khăn, bất trắc, nguy hiểm cho những người tài cao chí lớn như ông nhưng ông vẫn tin tưởng ở ý chí, tài năng và phẩm hạnh của mình để đi thẳng vào cuộc đời. Nhưng chế độ phong kiến không chấp nhận những con người như ông. Cho nên không phải cứ có tài, có chí như ông là thành công. Cuộc đời và thực tế đã dần làm vỡ đi những ảo tưởng, hoài bão ở ông. Bao lần đi thi, bài nào cũng hay, lời nào cũng chí tình nhưng vẫn cứ tiếp tục hỏng. Sự bền bỉ của ông đã không được trả công xứng 17 đáng, cuối cùng mộng thi cử đã tan thành mây khói và suốt đời cũng chỉ là ông cử mà thôi. Để rồi năm 32 tuổi, lần đầu tiên ông được nhà nước phong kiến triệu ra làm hành tẩu bộ Lễ - một người thư lại. Bao nhiêu chí khí ngang dọc ngày xưa nay bị gò bó, nhàm chán và không có ích lợi gì hết. Đây cũng là thời gian giúp ông hiểu sâu thêm những cảnh thối nát, bất công và hèn yếu của triều đình Huế. Phải nói rằng giai đoạn đầu của triều Nguyễn, từng có một lớp sĩ phu hăm hở với sự nghiệp công danh, Nguyễn Công Trứ trong những ngày chưa thành đạt vẫn không quên tự nhắc nhủ mình: Đã mang tiếng ở trong trời đất, Phải có danh gì với núi sông. Không giống với tâm sự hoài cổ của bà Huyện Thanh Quan. Cũng không có thái độ buồn nản của Nguyễn Du khi ông bất đắc dĩ phải làm quan với triều đại mới. Tầng lớp sĩ phu mới lên thấy rõ sự nghiệp của mình chỉ có thể xây dựng trên cơ đồ vững chắc của nhà Nguyễn. Cho nên họ tích cực ủng hộ sự nghiệp nhà Nguyễn, sẵn sàng xả thân vì nhà Nguyễn như: Nguyễn Công Trứ đã thẳng tay đàn áp các cuộc khởi nghĩa của nông dân theo tư tưởng trung quân mà không nghĩ là đã giết hại nhân dân mình. Họ kỳ vọng rất nhiều ở chế độ phong kiến nhà Nguyễn với những công danh, sự nghiệp, bát cơm manh áo... và hy vọng nó trở lại giai đoạn cực thịnh trước đây. Nhưng đấy chỉ là giai đoạn đầu, giai đoạn mà thành quách, cung điện nhà vua vừa mới được Gia Long xây dựng sửa sang. Cao Bá Quát ra đời mấy chục năm về sau, tình hình đã khác hẳn. Nhà Nguyễn đã đi nhanh vào suy sụp. Nhân dân đói rét cơ cực. Cuộc sống đã tức thở vô cùng. Những cuộc khởi nghĩa nông dân bừng lên từ Gia Long, bị dập tắt rồi đến thời Minh Mạng lại bùng lên dữ dội hơn. Và đến thời Tự Đức nó là điều kiện làm tan rã từng bộ phận của chế độ phong kiến. Lòng phẫn uất của quần chúng đối với giai cấp thống trị vốn đã được nung nấu trong suốt một thế kỷ đấu tranh nên giờ đây càng biểu lộ một cách sâu sắc và mãnh liệt. Phá vỡ khuôn khổ chật hẹp gần như đã trở thành một mong mỏi chung. Không phải ngẫu nhiên mà tiếng nói căm giận vua chúa lại có thể hiên ngang đi thẳng vào thơ văn, trước hết là thơ văn quần chúng: 18 Vạn Niên là Vạn Niên nào, Thành xây xương lính hào đào máu dân. Âm vang sảng khoái nhất của tiếng nói người nông dân khởi nghĩa là mấy câu trong bài "phú Hầu Tạo" "Núi Đại ngàn hai mươi tám chân tay, vang lừng chiêng bạc trống đồng, mười mấy vạn quân triều đều lạc phách. Khe Tình diễm bốn mươi lăm vây cánh, rực rỡ quần hồng áo tía, tám nghìn dư binh trấn cũng kinh hồn". Có cái khí thế cao lớn trùng trùng điệp điệp, có cái sức mạnh vững chãi như núi Đại ngàn, đối lập với kẻ thù thống trị ngay giữa lúc một thành lũy phong kiến vừa mới được củng cố, chính là nhờ có cả một phong trào bão táp của khởi nghĩa nông dân trong suốt thế kỷ XVIII đã làm cho tư tưởng trung quân cơ hồ bị phá tan, trật tự xã hội cơ đồ bị đảo lộn. Ý thức trung quân tiếp tục tan rã trong quần chúng đã dần dần làm thay đổi khí sắc của xã hội. Cái uất ức, cái xôn xao, cái vui mừng của nhân dân khởi nghĩa, ít hay nhiều đã lay động đến bề sâu tâm tình một số sĩ phu phong kiến bấy giờ. Chính sách chèn ép và ngờ vực nhân tài của nhà Nguyễn vốn đã làm cho tầng lớp sĩ phu nơm nớp không yên. Cộng thêm những thảm họa giết chóc mà vua nhà Nguyễn gây nên đối với một số công thần như Nguyễn Văn Thành, Đặng Trần Thường... càng làm họ giật mình tỉnh ngộ. Khi Cao Bá Quát vào triều thì Nguyễn Công Trứ đã trở thành một bậc đại thần. Nhưng chỉ hai năm sau, ông bị cách tuột về làm lính thú. Mấy mươi năm "công danh sự nghiệp" của Nguyễn Công Trứ mà cuối cùng cũng bị bạc đãi như vậy thì những người khác còn nói đến hăm hở tung hoành làm gì? Rõ ràng cho đến lúc bắt đầu được "hành đạo", Cao Bá Quát đã phải thấm thía cái buồn nản của những tầng lớp trước mình, bắt gặp nỗi uất ức của quần chúng quanh mình, và thấu rõ cảnh lận đận của chính mình. Mặt khác, nguy cơ ngoại xâm đã từ lâu đe dọa đất nước. Tây Ban Nha, Hà Lan trước đây và Anh, Pháp bây giờ làm cho ông không thể không lo lắng cho Tổ quốc mình khi chúng đã lăm le ở cửa biển. Nó làm cho ông liên tưởng đến hùng khí của Chu Du để đánh tan chúng. 19
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan