Đăng ký Đăng nhập

Tài liệu Câu hỏi trắc nghiệm văn hóa kinh doanh

.DOCX
10
19123
106

Mô tả:

Ôn tập chương môn học Văn hóa kinh doanh Ôn tập chương 1, 2. 3 môn Văn hóa kinh doanh I. Lựa chọn một đáp án đúng nhất 1. Văn hóa là một hệ thống các giá trị……….. do con người sáng tạo ra trong quá trình lịch sử. a. Giá trị vật chất b. Giá trị tinh thần c. Giá trị vật chất và tinh thần d. Tất cả đều sai 2. Những đặc trưng tiêu biểu của văn hóa bao gồm: a. Tính tập quán, tính kế thừa, tính cộng đồng, tính b. Tính khách quan, tính chủ quan dân tộc c. Văn hóa có thể học hỏi được, văn hóa luôn tiến hóa d. Tất cả a, b, c 3. Văn hóa do các yếu tố sau cấu thành: a. Khía cạnh vật chất, ngôn ngữ, giáo dục, b. Tôn giáo và tín ngưỡng, giá trị và thái độ, phong tục tập quán thẩm mỹ, thói quen và cách ứng xử, c. Cả a và b d. Tất cả đều sai 4. Văn hóa có các chức năng cơ bản sau: a. Chức năng nhận thức, chức năng giáo b. Chức năng thẩm mỹ, chức năng nhận thức dục, chức năng giải trí c. Chức năng giáo dục, chức năng thẩm mỹ d. Chức năng nhận thức, chức năng giáo dục, chức năng thẩm mỹ, chức năng giải trí 5. Chức năng quan trọng nhất của văn hóa là a. Chức năng nhận thức b. Chức năng giáo dục c. Chức năng thẩm mỹ d. Chức năng giải trí 6. Vai trò của văn hóa với sự phát triển xã hội, ngoại trừ a. Văn hóa là mục tiêu của sự phát triển xã hội b. Văn hóa là linh hồn và hệ điều tiết của phát triển c. Văn hóa là động lực của sự phát triển d. Văn hóa không quyết định đến việc hình thành và hoàn thiện nhân cách của con người 7. Văn hóa kinh doanh do …. tạo ra trong quá trình kinh doanh. a. Chủ thể kinh doanh b. Tổ chức sản xuất c. Sản phẩm văn hóa d. Hoạt động kinh doanh 8. Văn hóa kinh doanh được cấu thành bởi các yếu tố chính, ngoại trừ a. Văn hóa doanh nghiệp, văn hóa ứng xử b. Văn hóa doanh nhân, đạo đức kinh doanh trong hoạt động kinh doanh c. Văn hóa nghệ thuật d. Triết lý kinh doanh, văn hóa doanh nhân, 9. Văn hóa kinh doanh chịu ảnh hưởng của các nhân tố tác động a. Thể chế xã hội, Sự khác biệt và giao lưu b. Văn hóa xã hội, văn hóa dân tộc văn hóa, toàn cầu hóa c. Các yêu tố nội bộ doanh nghiệp, khách d. Tất cả a,b,c hàng 10. Vai trò của văn hóa kinh doanh với các chủ thể kinh doanh, ngoại trừ Giảng viên: ThS. Nguyễn Bích Trà – Bộ môn Quản trị kinh doanh – Khoa Kinh tế Page 1 Ôn tập chương môn học Văn hóa kinh doanh a. Là phương thức phát triển sản xuất kinh b. Điều kiện để đẩy mạnh kinh doanh quốc tế doanh bền vững c. Là điều kiện ổn định chính trị của quốc gia d. Là nguồn lực phát triển kinh doanh 11. Kinh doanh có văn hóa là hình thức kinh doanh a. Chú trọng đến việc đầu tư lâu dài, giữ gìn chữ tín b. Kinh doanh trốn tránh pháp luật c. Kinh doanh gian dối, thất tín, gây ô nhiễm môi trường d. Kinh doanh chụp giật, ăn xổi 12. Triết lý kinh doanh là những tư tưởng… ….phản ánh thực tiễn kinh doanh a. Hóa học b. Ngôn ngữ học c. Sinh học d. Triết học 13. Nội dung của bản triết lý kinh doanh của doanh nghiệp bao gồm a. Sứ mệnh, mục tiêu và hệ thống các giá b. Hệ thống các giá trị của doanh nghiệp trị của doanh nghiệp c.Mục tiêu của doanh nghiệp d. Sứ mệnh của doanh nghiệp 14. Sứ mệnh kinh doanh là bản tuyên bố về .... của doanh nghiệp a. Cá nhân kinh doanh b. Lý do tồn tại c. Nhân viên d. Sản phẩm 15. Đặc điểm của một bản tuyên bố sứ mệnh, ngoại trừ a. Tập trung vào thị trường b. Bản tuyên bố sứ mệnh phải cụ thể c.Tập trung vào sản phẩm cụ thể d. Bản tuyên bố sứ mệnh có tính khả thi 16. Các mục tiêu cơ bản doanh nghiệp khi xây dựng triết lý kinh doanh cần tập trung ở các vấn đề, ngoại trừ: a. Vị thế trên thị trường, việc đổi mới, năng suất, b. Không tạo thuận lợi cho việc kiểm tra, quản trị c. Khả năng sinh lời, thành tích và trách nhiệm của Ban lãnh đạo d. Các nguồn tài nguyên vật chất và tài chính, trách nhiệm xã hội, thành tích và thái độ của nhân viên 17. Hệ thống các giá trị của doanh nghiệp bao gồm a. Hướng dẫn hành vi ứng xử mong đợi, các nguyên tắc tạo ra phong cách ứng xử, giao tiếp và hoạt động kinh doanh đặc thủ b. Những nguyên tắc hoạt động của doanh nghiệp, lòng trung thành và cam kết c. Cả a và b d. Tất cả ba phương án đều sai 18. Các doanh nghiệp kinh doanh có văn hóa đều có đặc điểm chung là a. Đề cao con người b. Kinh doanh chính đáng, chất lượng c. Đề cao tính trung thực d. Tất cả a, b, c 19. Triết lý doanh nghiệp ra đời cần những điều kiện cơ bản, ngoại trừ a. Cơ chế pháp luật, sự chấp nhận tự giác b. Bản lĩnh và năng lực của người lãnh đạo của nhân viên doanh nghiệp c. Thời gian hoạt động của doanh nghiệp và d. Sự hài lòng của khách hàng kinh nghiệm của người lãnh đạo 20. Triết lý doanh nghiệp được tạo lập bởi các cách thức cơ bản Giảng viên: ThS. Nguyễn Bích Trà – Bộ môn Quản trị kinh doanh – Khoa Kinh tế Page 2 Ôn tập chương môn học Văn hóa kinh doanh a. Triết lý kinh doanh được tạo lập từ kế b. Cả a và d hoạch của Ban lãnh đạo c. Triết lý kinh doanh tạo lập từ ý tưởng d. Triết lý kinh doanh được hình thành dần từ của các nhà khoa học kinh nghiệm kinh doanh 21. Các nguyên tắc và chuẩn mực của đạo đức kinh doanh bao gồm: a. Bí mật và trung thành với các trách b. Gắn lợi ích của doanh nghiệp với lợi ích của nhiệm đặc biệt khách hàng và xã hội c. Tôn trọng con người, trung thực d. Tất cả a, b, c 22. Đối tượng chịu sự điều chỉnh của đạo đức kinh doanh a. Tầng lớp công chức b. Tầng lớp doanh nhân làm nghề kinh doanh và khách hàng của họ c. Sinh viên d. Nguyên liệu sản xuất 23. Trách nhiệm xã hội là những cam kết của doanh nghiệp đóng góp cho việc phát triển kinh tế…. a. Không bền vững b. Lạm phát c. Bền vững d. Không tăng trưởng 24. Các khía cạnh thể hiện của trách nhiệm xã hội trong doanh nghiệp gồm a. Khía cạnh kinh tế, pháp lý, đạo đức, nhân văn b. Khía cạnh đạo đức c. Khía cạnh pháp lý d. Khía cạnh nhân văn 25. Đạo đức kinh doanh thể hiện trong việc quản trị nguồn nhân lực của doanh nghiệp, ngoại trừ a. Đạo đức trong tuyển dụng, bổ nhiệm, sử b. Đạo đức trong việc hài lòng khách hàng dụng lao động c. Đạo đức trong việc bảo vệ người lao động d. Đạo đức trong việc đánh giá người lao động 26. Đạo đức trong việc bảo vệ người lao động được thể hiện a. Bảo đảm điều kiện lao động an toàn b. Buộc người lao động thực hiện công việc nguy hiểm c. Không thực hiện chăm sóc y tế, bảo hiểm d. Không trang bị đầy đủ các thiết bị an toàn 27. Các hình thức maketing được coi là phi đạo đức: a. Quảng cáo phi đạo đức, bán hàng phi đạo đức b. Cả a và c c. Những thủ đoạn phi đạo đức trong quan hệ với đối thủ d. Quảng cáo đúng sự thật cạnh tranh 28. Quảng cáo bị coi là vô đạo đức khi: a. Quảng cáo đúng với sản phẩm b. Quảng cáo hay và hấp dẫn c. Quảng cáo nhằm vào những đối tượng nhạy cảm d. Quảng cáo không lừa dối khách hàng 29. Các vấn đề đạo đức liên quan đến người lao động bao gồm: a. Cáo giác, bí mật thương mại b. Điều kiện môi trường lao động và lạm dụng của công, c. Quyền sở hữu trí tuệ d. Tất cả a, b và c 30. Các vấn đề đạo đức kinh doanh toàn cầu, ngoại trừ a. Tham nhũng, hối lộ b. Phân biệt đối xử Giảng viên: ThS. Nguyễn Bích Trà – Bộ môn Quản trị kinh doanh – Khoa Kinh tế Page 3 Ôn tập chương môn học Văn hóa kinh doanh c. Có trách nhiệm với cộng đồng d. Ô nhiễm môi trường 31. Những thủ đoạn bị coi là phi đạo đức trong quan hệ với đối thủ cạnh tranh: a. Bán phá giá, cố định giá, phân chia thị trường b. Cạnh tranh có văn hóa c. Cạnh tranh lành mạnh d. Cạnh tranh công bằng 32. Năng lực của doanh nhân bao gồm a. Trình độ chuyên môn b. Trình độ quản lý kinh doanh c. Năng lực lãnh đạo d. Tất cả a, b,c 33. Tố chất của một doanh nhân được thể hiện trong hoạt động kinh doanh, ngoại trừ: a. Tầm nhìn chiến lược b. Năng lực quan hệ xã hội c. Không yêu thích kinh doanh d. Khả năng thích ứng với môi trường, linh hoạt, sáng tạo 34. Vai trò của văn hóa ứng xử với doanh nghiệp thể hiện a. Làm đẹp thêm hình tượng công ty b. Phát huy dân chủ cho mọi thành viên c. Tất cả a, b, d d. Giúp doanh nghiệp dễ dàng thành công hơn 35. Trong mối quan hệ giữa cấp trên với cấp dưới, để xây dựng được văn hóa ứng xử trong doanh nghiệp nhà lãnh cần: a. Công bằng, khách quan, thưởng phạt công minh, b. Tất cả a, c, d c. Trao quyền hợp lý, tạo dựng không khí thân thiện d. Gương mẫu và dám chịu trách nhiệm 36.Trong mối quan hệ giữa cấp dưới với cấp trên, nhân viên không cần: a. Tôn trọng lãnh đạo b. Hoàn thành nhiệm vụ được giao c. Hỗ trợ đắc lực cho nhà lãnh đạo d. Xu nịnh lãnh đạo 36. Trong mối quan hệ giữa đồng nghiệp, để tạo sự gắn bó các nhân viên cần: a. Không hợp tác b. Chân thành, giúp đỡ, không bè phái c. Phân biệt đối xử d. Không giúp đỡ 37. Mô hình kiểu văn hóa gia đình là mô hình văn hóa nhấn mạnh đến (…..) a. Thứ bậc và có định hướng cá nhân b. Bạn bè c. Lãnh đạo d. Nhân viên 38. Tiêu chuẩn về trình độ kiến thức chuyên môn của doanh nhân bao gồm a. Kiến thức phổ thông, chuyên môn nghiệp vụ, b. Kiến thức giao tiếp tâm lý – xã hội ngoại ngữ c. Cả a và b đúng d. Không có đáp án nào đúng 39. Văn hóa doanh nghiệp bắt đầu được nghiên cứu trên thế giới từ a. Thế kỷ XIX b. Thế kỷ XX Giảng viên: ThS. Nguyễn Bích Trà – Bộ môn Quản trị kinh doanh – Khoa Kinh tế Page 4 Ôn tập chương môn học Văn hóa kinh doanh c. Thế kỷ XVIII d. Thế kỷ XXI 40. Các đối tượng hữu quan của một doanh nghiệp bao gồm a. Chủ sở hữu b. Khách hàng, các đối thủ cạnh tranh c. Người lao động d. Tất cả đáp án a, b, c đúng II. Câu hỏi ôn tập chương (5 điểm) 1. Văn hóa là gì? Phân tích các nhân tố cấu thành văn hóa. Lấy vì dụ minh họa 2. Văn hóa kinh doanh là gì? Phân tích vai trò của văn hóa kinh doanh với sự phát triển xã hội. 3. Khái niệm đạo đức kinh doanh? Phân tích các vấn đề đạo đức toàn cầu hiện nay. Lấy ví dụ minh hoạ. 4. Trình bày khái niệm doanh nhân. Phân tích vai trò của lực lượng doanh nhân với sự phồn thịnh của nền kinh tế quốc gia. Lấy ví dụ minh hoạ. 5. Khái niệm văn hóa doanh nghiệp? Phân tích các cấp độ biểu hiện của văn hóa doanh nghiệp? Lấy ví dụ minh họa. 6. Văn hóa ứng xử là gì? Phân tích các biểu hiện cơ bản của văn hóa ứng xử trong doanh nghiệp. Lấy ví dụ minh họa 7. Khái niệm thương hiệu? Tại sao nói văn hóa là chiều sâu của thương hiệu? Lấy ví dụ minh họa 8. Quan niệm về đàm phán và thương lượng? Phân tích những sai lầm cần tránh trong đàm phán và thương lượng. Lấy ví dụ minh họa. Giảng viên: ThS. Nguyễn Bích Trà – Bộ môn Quản trị kinh doanh – Khoa Kinh tế Page 5 Ôn tập chương môn học Văn hóa kinh doanh II. Những nhận định sau đúng hay sai, giải thích 39. Những giá trị vật chất không phải là giá trị của văn hóa. 40. Chức năng giáo dục là chức năng quan trọng và bao trùm nhất của văn hóa. 41. Văn hóa kinh doanh xuất hiện cùng với sự xuất hiện của thị trường. 42. Văn hóa kinh doanh là điều kiện đẩy mạnh kinh doanh quốc tế. 43. Triết lý kinh doanh ra đời chỉ dựa trên điều kiện về thời gian hoạt động của doanh nghiệp và kinh nghiệm của người lãnh đạo. 44. Triết lý kinh doanh chỉ được thể hiện dưới một hình thức đó là in ra thành sách. 45. Chủ thể kinh doanh không phải là đối tượng điều chỉnh của đạo đức kinh doanh. 46. Đạo đức kinh doanh đề cập đến những hành vi đúng, sai trong phạm vi một tổ chức cụ thể. 47. Bốn nghĩa vụ cơ bản của trách nhiệm xã hội gồm: Nghĩa vụ kinh tế, nghĩa vụ đạo đức, nghĩa vụ pháp lý, phúc lợi xã hội. 48. Các vấn đề đạo đức chủ yếu trong một tổ chức thường bắt nguồn từ những mâu thuẫn lợi ích, cách quan niệm về trung thực và công bằng, thông tin và giao tiếp, sử dụng hợp lý công nghệ. 49. Các đối tượng hữu quan chính của tổ chức là chủ sở hữu, đối tác và người lao động 50. Ngày càng có nhiều người quan tâm và muốn đầu tư vào các công ty và các tổ chức thể hiện ý thức trách nhiệm xã hôi cao. 51. Đạo đức kinh doanh góp phần vào sự cam kết và tận tâm của nhân viên. 52. Đạo đức kinh doanh không góp phần tạo ra lợi nhuận cho doanh nghiệp. 53. Đạo đức kinh doanh góp phần vào sự vững mạnh của nền kinh tế quốc gia 54. Phương pháp chủ yếu để giải quyết các xung đột trong kinh doanh là dựa vào pháp luật 55. Say mê, yêu thích kinh doanh, sẵn sang chấp nhận mạo hiểm, có đầu óc kinh doanh không phải là tố chất của doanh nhân. 56. Văn hóa cá nhân là một trong những nhân tố làm nên phong cách của doanh nhân. 57. Đạo đức của doanh nhân không phải là đạo đức của một con người. 58. Văn hóa doanh nghiệp là một công cụ hiện đại có thể giúp doanh nghiệp đương đầu với môi trường cạnh tranh quốc tế bằng cách xây dựng lợi thế cạnh tranh bằng giá trị. 59. .Các vật kiến trúc, công nghệ, sản phẩm hay các văn bản của doanh nghiệp là những yếu tố thuộc cấp độ thứ nhất của văn hóa doanh nghiệp 60. Khi đàm phán và thương lượng với các đối tác nước ngoài thì phải nắm bắt được văn hóa của các quốc gia đó. 61. Văn hóa doanh nghiệp giúp cán bộ công nhân viên có thêm lòng tin và sự nhiệt huyết khi làm việc. 62. Không nên có thái độ ganh đua nhau không lành mạnh với đồng nghiệp trong doanh nghiệp. Giảng viên: ThS. Nguyễn Bích Trà – Bộ môn Quản trị kinh doanh – Khoa Kinh tế Page 6 Ôn tập chương môn học Văn hóa kinh doanh 63. Lãnh đạo doanh nghiệp cần tránh việc dùng người khi không làm được việc mà chỉ là vì đó là người thân. 64. Kiểu văn hóa gia đình là nhấn mạnh đến thứ bậc và có định hướng về cá nhân. 65. Sản xuất ra những sản phẩm hàng hóa có chất lượng cho xã hội là việc DN thể hiện trách nhiệm xã hội đối với khía cạnh kinh tế. 66. Nhà lãnh đạo hay những sáng lập viên không đóng vai trò quan trọng trong việc hình thành văn hóa doanh nghiệp. 67. Người lao động nên sử dụng điện thoại thường xuyên khi làm việc để giảm bớt thời gian làm việc thực tế. 68. Đạo đức kinh doanh và pháp luật kinh doanh là 2 phạm trù giống nhau 69. Trong giai đoạn chín muồi của việc hình thành văn hóa doanh nghiệp thì không có sự thay đổi trong văn hóa doanh nghiệp. 70. Trong giai đoạn giữa của việc hình thành văn hóa doanh nghiệp thì vai trò của người sáng lập vẫn giữ vị trí thống trị. 71. Văn hóa, tâm lý cá nhân, kinh nghiệm cá nhân là những yếu tố làm nên phong cách doanh nhân. 72. Trong thương lượng và đàm phán thì văn hóa kinh doanh không đóng vai trò gì trong việc thành công hay thất bại. 73. Môi trường kinh doanh không đóng vai trò quan trọng trong việc hình thành lực lượng doanh nhân. 74. Văn hóa là một hệ điều tiết quan trọng đối với lối sống và hành vi của mỗi doanh nhân và ảnh hưởng đến việc hình thành văn hóa doanh nhân. 75. Tính trung thực, tôn trọng con người là các nguyên tắc và chuẩn mực của đạo đức kinh doanh. 76. Đạo đức kinh doanh giúp các chủ thể kinh doanh làm theo khuôn khổ pháp luật và đi theo chiều hướng tích cực hơn tiêu cực. 77. Lãnh đạo doanh nghiệp nên tránh việc dùng người khi đó là những người có năng lực thực sự trong công việc. 78. Để phát huy triết lý kinh doanh của các DNVN thì cần phải tăng cường công tác giảng dạy và quảng bá về triết lý kinh doanh. 41. Thói quen là những hành động, cách sống, nếp sống, được lặp lại nhiều lần trong cuộc sống, không dễ thay đổi trong một thời gian dài. Giảng viên: ThS. Nguyễn Bích Trà – Bộ môn Quản trị kinh doanh – Khoa Kinh tế Page 7 Ôn tập chương môn học Văn hóa kinh doanh 42. Khách hàng không phải là nhân tố quan trọng ảnh hưởng đến văn hoá kinh doanh của doanh nghiệp. 43. Triết lý kinh doanh được hình thành dần từ kinh nghiệm kinh doanh. 44. Triết lý kinh doanh được hình thành từ kế hoạch của Ban lãnh đạo doanh nghiệp. 45.Các hình thức quảng cáo phi thị hiếu, khó coi không phải là quảng cáo phi đạo đức. 46. Sử dụng các chiêu thức cạnh tranh không lành mạnh không phải là đối tượng của đạo đức kinh doanh. 47. Tìm kiếm, mở rộng thị trường không phải là công việc của doanh nhân. 48. Đảm bảo việc làm cho người lao động không phải là trách nhiệm của doanh nhân. 49. Doanh nhân chỉ cần giỏi chuyên môn, không cần giỏi kỹ năng quản lý. 50. Doanh nhân phải là người có năng lực quan hệ xã hội tốt. 51. Văn hoá doanh nghiệp bắt đầu được nghiên cứu trên thế giới từ thế kỷ XXI trở đi. 52. Những lễ nghi, logo, mẫu mã sản phẩm không được coi là biểu hiện của văn hoá doanh nghiệp. 53. Những quan niệm chung trong văn hoá doanh nghiệp là yếu tố văn hoá có thể thay đổi được. 54. Ngành nghề kinh doanh của doanh nghiệp không ảnh hưởng đến việc hình thành văn hoá doanh nghiệp. 55. Nguyên tắc 80/20 là nguyên tắc xây dựng lòng trung thành của khách hàng 56. Việc biết tên khách hàng không đem lại lợi thế trong việc chăm sóc khách hàng 57. Đàm phán và thương lượng trong hoạt động kinh doanh cần tránh phạm vào những kiêng kị văn hoá quốc gia. 58. Hiện tượng sốc văn hoá trong kinh doanh quốc tế chỉ xảy ra khi tiếp cận với nền văn hoá mới. 59. Giao tiếp phi ngôn từ đóng vai trò quan trọng trong môi trường đa văn hoá. 60. Tiêu chuẩn về trình độ kiến thức chuyên môn của doanh nhân chỉ gồm có kiến thức phổ thông và kiến thức ngoại ngữ. 61. Sức khoẻ là tiêu chuẩn quan trọng đối với một doanh nhân. Giảng viên: ThS. Nguyễn Bích Trà – Bộ môn Quản trị kinh doanh – Khoa Kinh tế Page 8 Ôn tập chương môn học Văn hóa kinh doanh 62. Doanh nhân phải là tấm gương tốt cho nhân viên của doanh nghiệp noi theo. 63. Đặc trưng tiêu biểu của văn hoá là văn hoá có tính chủ quan 64. Bao gói và dán nhãn sản phẩm lừa gạt khách hàng được coi là hình thức bán hàng phi đạo đức. 65. Nhân viên kinh doanh trong công ty không có trách nhiệm giữ bí mật thương mại. 66. Người chủ doanh nghiệp bị coi là vô đạo đức khi không đảm bảo các tiêu chuẩn về an toàn và môi trường làm việc của nhân viên. 67. Tham nhũng, hối lộ không phải là vấn đề đạo đức của toàn cầu. 68. Phân biệt đối xử về giới tính đang được coi là vấn đề đạo đức toàn cầu. 69. Doanh nghiệp gây ô nhiễm môi trường không ảnh hưởng đến hình ảnh và thương hiệu của doanh nghiệp. 70. Bán các sản phẩm độc hại, nguy hiểm đến sức khoẻ con người không phải là hành vi vi phạm đạo đức kinh doanh. 71. Hành vi gian lận trong kinh doanh sẽ không làm ảnh hưởng đến hình ảnh của doanh nghiệp. 72. Lãnh đạo không cần phải là tấm gương tốt cho nhân viên. 73. Thưởng phạt công minh là nghệ thuật trong ứng xử giữa cấp trên với cấp dưới. III. Bài tập tình huống Câu 3: Tình huống Lâm là một nhân viên kiểm soát chất lượng cho ATC, một công ty xây dựng đang tiến hành thi công một nhà máy sản xuất thép tại Hà Tĩnh. Lâm đã tố cáo lên chính quyền về việc công ty mình không tuân thủ các quy định về an toàn sau khi anh ta không thể khiến những người có thẩm quyền trong công ty giải quyết những mối lo lắng của mình. Anh Lâm đã bị sa thải sau đó với lý do không hoàn thành công việc trên cương vị là một nhân viên kiểm soát chất lượng. Trong quá trình cung cấp các bằng chứng cho các cấp chính quyền của địa phương, Lâm đã nhận được một số cuộc điện thoại đe doạ và sau đó anh ta đã gặp rất nhiều khó khăn khi đi xin việc trong lĩnh vực chuyên môn của môn của mình. Giảng viên: ThS. Nguyễn Bích Trà – Bộ môn Quản trị kinh doanh – Khoa Kinh tế Page 9 Ôn tập chương môn học Văn hóa kinh doanh Lâm và gia đình phải gánh chịu những thiệt hại về tài chính cũng như tinh thần do hành động tố cáo của mình. 1. Hành động của Lâm liên quan đến vấn đề gì của đạo đức kinh doanh? Liệu hành động của Lâm có mang tính bắt buốc về mặt đạo đức hay không? 2. Lâm được coi là nhân viên trung thành hay phản bội? Một nhân viên trung thành chính xác cần phải hành động như thế nào trong tình huống trên. 3. Anh (chị) sẽ xử lý như thế nào nếu gặp phải tình huống trên. Câu 4. Hai công nhân tại nhà máy của công ty Than tại Quảng Ninh, được ra lệnh tiến hành bảo trì hệ thống băng tải nâng có chức năng vận chuyển các linh kiện cho việc lắp ráp. Hai nhân viên có tên là Hoàng và Trọng cho rằng công việc này rất mất an toàn và từ chống chối thực hiện nó. Mặc dù công ty đã cho lắp một tấm lưới chắn bên dưới các băng tải nhưng một vài công nhân đã bị rơi lọt qua tấm chắn này trong đó đã có một người chết. Hoàng và Trọng đã bày tỏ mối quan ngại của mình đối với người quản đốc và giám đốc phụ trách vấn đề an toàn của nhà máy. Do từ chối không chịu thực hiện việc bảo trì, hai nhân viên nói trên đã bị phê bình, trừ lương và nhận được quyết định thôi việc. 1. Hành động của Hoàng và Trọng có đáng để ủng hộ không? Liệu họ có quyền từ chối làm công việc mà họ được ra lệnh phải thực hiện hay không? Đâu là cơ sở và lý do biện minh cho hành động từ chối này? 2. Liệu Hoàng và Trọng có cách nào khác để bảo vệ để bảo vệ bản thân hay không? 3. Nếu bạn là giám đốc công ty Than thì bạn giải quyết như thế nào? Giảng viên: ThS. Nguyễn Bích Trà – Bộ môn Quản trị kinh doanh – Khoa Kinh tế Page 10
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan