Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Câu hỏi và hướng dẫn trả lời môn tổng quan du lịch...

Tài liệu Câu hỏi và hướng dẫn trả lời môn tổng quan du lịch

.DOC
21
546
123

Mô tả:

Trang 1 CÂU HỎI MÔN THI MÔN TỔNG QUAN DU LỊCH Học viên: Đào Thị Hòa Lớp: ……………….. 1. Người ta cho rằng: Sản phẩm du lịch không có tính dự trữ và không có khả năng dịch chuyển. Anh/chị hãy chứng minh nhận định trên và đưa ra ví dụ minh họa? Trả lời: Theo Điều 4 Luật Du lịch: Sản phẩm du lịch là tập hợp các dịch vụ cần thiết để thoả mãn nhu cầu của khách du lịch trong chuyến đi du lịch. (Dịch vụ du lịch là việc cung cấp các dịch vụ về lữ hành, vận chuyển, lưu trú, ăn uống, vui chơi giải trí, thông tin, hướng dẫn và những dịch vụ khác nhằm đáp ứng nhu cầu của khách du lịch). So với các ngành kinh tế khác thì sản phẩm của ngành du lịch là rất đặc biệt. Trong mỗi một sản phẩm du lịch luôn tồn tại hai yếu tố vật chất và phi vật chất. Nó phong phú và đa dạng, đa chủng loại, đa lọai hình với mục đích đáp ứng nhu cầu ngày càng đa dạng của khách du lịch. Nếu như sản phẩm của các ngành kinh tế các luôn phát triển sản xuất tuân theo một quy luật là sản xuất, dự trữ, di chuyển để lưu thông, dự trữ thì sản phẩm của du lịch dường như đối lập vì nó không có tính dự trữ và không có khả năng dịch chuyển. Đó là một trong những tiêu chí quan trọng để phân biệt sản phẩm du lịch với các sản phẩm khác. Tính không dự trữ (lưu kho, đóng gói) của sản phẩm du lịch được thể hiện ở chỗ nó chỉ xuất hiện khi có người mua, tưc là khi du khách mua thì sản phẩm được trao quyền sử dụng tạm thời trong thời gian người mua sử dụng. Nếu du khách không mua thì sản phẩm đó không thể tồn kho để bán cho người khác và tính giá trị của sản phẩm sẽ mất đi. Qua đặc điểm này chúng ta thấy nó là trở ngại cho lĩnh vực cung cấp sản phẩm, dịch vụ du lịch (kinh doanh lưu trú) nhưng cũng là nhân tố làm tăng gia bán của sản phẩm du lịch. Trong thực tê, một số nhà kinh doanh du lịch cho rằng “Sản phẩm du lịch có tính bộc hơi bởi thời gian”, tức là chúng ta không bán được thì một phần giá trị sản phẩm cũng mất đi. Một phòng của khách sạn A, chí phí khấu hao trung bình là 40.000VNĐ/ngày, nếu ngày nào mà không bán được phòng đó thì nhà kinh doanh cũng phải chịu những chi phí đó (nhà kinh doanh không thể dự trữ phòng đó để tiết kiệm chi phí và bán hôm khác). Một hướng dẫn viên được k‎ hợp đồng lao động trả lương theo tháng và thêm khoản khác theo tour, những ngày không có khách thì lẽ dĩ nhiên, doanh nghiệp lữ hành vẫn phải trả tiền cho người hướng dẫn viên (không thể nói rằng cứ hướng dẫn rồi lưu kho để lần sau phục vụ khách). Tính không có khả năng dịch chuyển của sản phẩm du lịch thể hiện trên hai mặt: không gian và quyền sử dụng. Nếu như đánh giá các sản phẩm khác trong các nhu cầu khác của xã hội thì hầu như các sản phẩm đều có thể thực hiện nhu cầu ngay tại khi khách hàng không phải ra khỏi nhà. Nhưng đối với sản phẩm du lịch thì khác, muốn “sử dụng” và cảm nhận sản phẩm du lịch phải trải qua một cuộc hành trình vì bản thân sản phẩm du lịch không có Học viên: Đào Thị Hòa Khoa Du lịch – Đại học Đà Lạt Trang 2 khả năng di chuyển. Và chính đặc điểm này nó mới hình thành nên ngành kinh doanh du lich với các lĩnh vực khác nhau như lữ hành, vận chuyển .v.v. Chúng ta không thể “di chuyển” sông Hương, núi Ngự (Huế), Thiền viện Trúc Lâm (Đà Lạt) tới Vũng Tàu để khách thưởng ngoạn được. Khách du lịch trả một số tiền trong khách sạn thì chỉ có thể lưu trú trong đó trong một thời gian nhất định chứ không thể “di chuyển” tới nơi khác được. Bên cạnh đó, khi du khách trả tiền cho một sản phẩm du lịch không có nghĩa là du khách có quyền sở hữu”, ngược lại chỉ “sử dụng” mà thôi. Từ việc nhìn nhận và hiểu rõ hai đặc điểm cơ bản của sản phẩm du lịch không có tính dự trữ và không có khả năng dịch chuyển giúp cho các nhà kinh doanh chó chiến lược sản phẩm phù hợp để nâng cao giá trị của sản phẩm trên thị trường. Học viên: Đào Thị Hòa Khoa Du lịch – Đại học Đà Lạt Trang 3 2. Hãy giải thích tại sao sản phẩm du lịch dễ bị thay đổi và các yếu tố tác động tới sự thay đổi đó? Liên hệ thực tế tại doanh nghiệp? Trả lời Theo Điều 4 Luật Du lịch: Sản phẩm du lịch là tập hợp các dịch vụ cần thiết để thoả mãn nhu cầu của khách du lịch trong chuyến đi du lịch. (Dịch vụ du lịch là việc cung cấp các dịch vụ về lữ hành, vận chuyển, lưu trú, ăn uống, vui chơi giải trí, thông tin, hướng dẫn và những dịch vụ khác nhằm đáp ứng nhu cầu của khách du lịch). Sản phẩm du lịch có thể gồm một tour du lịch trọn gói phục vụ du khách với các dịch vụ phục vụ cho một chuyến đi như thông tin, vận chuyển, ăn, ở, tham quan, các dịch vụ bổ sung (vui chơi, giải trí, mua sắm…). Nhưng có một điều dễ nhận thấy từ sản phẩm du lịch đó là dễ bị thay đổi do nhiều các yếu tố khác nhau. Các nguyên nhân và nhân tố các tác động tới sự thay đổi của sản phẩm du lịch đó là: Thứ nhất, do sản phẩm du lịch chịu ảnh hưởng bởi tính mùa vụ nên no được tiêu thụ nhiều hay ít, cũng như khả năng bán với giá trị nào đó phụ thuộc vào thời gian thay đổi theo mùa. Trong mùa cao điểm, sản phẩm du lịch được bán với số lượng nhiều và thường có giá trị cao. Ngoài mùa du lịch, sản phẩm sẽ khó bán được. Chính vì thế, vào những mùa thấp điểm, sản phẩm du lịch thường được thay đổi theo chiều hướng giảm giá, khuyến mãi, có thưởng để thu hút khách sử dụng. Thứ hai, sản phẩm du lịch không thể đo lường được chất lượng khi bán, bởi chất lượng của nó phụ thuộc vào từng đối tượng khách với các yếu tố sau: tuổi, giới tính, trình độ văn hóa, dân tộc, quốc tịch, phong tục tập quán, thói quen, sở thích, nghề nghiệp, địa vị xã hội…. Vì vậy đối với sản phẩm du lịch luôn có sự thay đổi để đáp ứng nhu cầu của từng đối tượng khách. Cũng là một tour đi từ Vũng Tàu – Đà Lạt nhưng bản thân sản phẩm du lịch đó không thể áp dụng cho tất cả các đối tượng khách. Đối với khách bình dân, thu nhập thấp có thể giá rẻ và tất nhiên họ phải chấp nhận ở phòng khách sạn 1 – 2 sao. Còn đối với khách có thu nhập thì cũng là tour như thế nhưng giá có thể cao hơn và kèo theo các dịch vụ đi kèm cũng phải tiện nghi hơn. Thứ ba, sản phẩm du lịch cũng phải tuân theo các yếu tố của quy luật thị trường. Quy luật thị trường đòi hỏi “bán cái khách cần chứ không phải bán cái mình có”. Vì vậy các doanh nghiệp du lịch với sự tác động của các yếu tố thị trường cũng luôn phải tìm cách nghiên cứu thị trường khách và có chính sách thay đổi sản phẩm phù hợp với xu thế chung. Có như vậy mới thu hút và cạnh tranh được với các doanh nghiệp khác. Thứ tư, cũng như các sản phẩm của các ngành khác, sản phẩm du lịch cũng chịu ảnh hưởng bởi tính vòng đời sản phẩm với chu trình xây dựng – thử nghiệm – phát triển – suy thoái. Để tránh tình trạng suy thoái, các doanh nghiệp du lịch phải tiến hành đổi mới dựa trên nhu cầu và thị hiếu của khách hàng. Có như vậy mới duy trì nguồn khách và cạnh tranh với các đối thủ của mình. Học viên: Đào Thị Hòa Khoa Du lịch – Đại học Đà Lạt Trang 4 Thứ năm, mục tiêu của các doanh nghiệp du lịch là “khách hàng mới thành khách hàng quen, khách hàng quen kéo theo khách hàng mới”. Đó là một trong những mục tiêu của quan hệ khách hàng mà các doanh nghiệp đều hướng tới mà không riêng gì ngành du lịch. Có nhiều cách thức để duy trì và tìm kiếm khách hàng mới như quảng cáo, tiếp thị, khuyến mãi, hậu mãi .v.v. nhưng một trong những nhân tố góp phần quan trọng là đổi mới chất lượng sản phẩm du lịch theo hướng có lợi. Nhưng tất cả sẽ trở nên vô giá trị nếu các sản phẩm, dịch vụ du lịch kém chất lượng, đi ngược lại với nhu cầu và sự mong đợi từ khách hàng. Có thể quảng cáo rất hiệu quả, khuyến mãi các sản phẩm, dịch vụ với giá thấp chỉ có thể lôi kéo một số lượng lới du khách đến với doanh nghiệp lần đầu, còn yếu tố quyết định sự “chung thủy” của của du khách chính là đảm bảo và không ngừng cải tiến chất lượng sản phẩm, dịch vụ du lịch. Công ty Lữ hành Vũng Tàu tour luôn là doanh nghiệp dẫn đầu của Vũng Tàu trong khai thác và phục vụ khách đi tham quan. Sở dĩ doanh nghiệp này luôn chiếm lĩnh được cảm tình của thị trường khách Vũng Tàu đến thừ nhiều nguyên nhân khác nhau, trong đó phải kể tới đó là sự thay đổi sản phẩm du lịch với yêu cầu của thị trường. Cũng là quảng bá, chào bán tour đi Đà Lại nhưng cách thức tiếp cận khách hàng mỗi thời điểm mỗi khác chứ không hề cố định theo “khôn mẫu” đã định sẵn. Nếu như trước đây, khách hàng tới Công ty kí hợp đồng đi du lịch chủ yếu là nghỉ dưỡng thì nay công ty có kế hoạch đưa thêm các dịch vụ mới (dich vụ bổ sung) được cập nhật để giới thiệu khách hàng. Điều này giup khách có nhiều sự lựa chọn khi tới Đà Lạt tránh trường hợp nhàm chán. Và tất nhiên nguồn thu của công ty được nâng lên một cách rõ rệt. Hiểu và nhận thức được sự thay đổi của sản phẩm du lịch là cách để các doanh nghiệp du lịch có chính sách sản phẩm phù hợp. Điều đó giúp cho doanh nghiệp ngày càng khẳng định vị thế của mình trên thị trường. Đời Vinh Hòa Bao Như Nhiêu Bất Nghiệm Phương Cho vừa Trình Lòng Với thế giới chị là con người bình thường. Nhưng với em, chị là cả thế giới. Hòa Học viên: Đào Thị Hòa Khoa Du lịch – Đại học Đà Lạt Trang 5 3. Anh/chị hãy cho biết hoạt động du lịch có tác động như thế nào đấn các vấn đề xã hội và môi trường tự nhiên? Cho ví dụ minh họa? Trả lời: Du lịch phát triển mang theo hiệu ứng dây chuyền và làm biến đổi nhiều mặt trong đời sống thường ngày của chúng ta, trong đó có các vấn đề xã hội và môi trường. Môi trường tự nhiên và các vấn đề xã hội chính là những thông số đầu vào cho phát triển du lịch. Nghỉ ngơi du lịch là nhân tố có tác dụng kích thích việc bảo vệ, khôi phục và tối ưu hoá môi trường thiên nhiên xung quanh, bởi vì môi trường này ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe và các hoạt động khác của con người. Việc đẩy mạnh hoạt động du lịch, tăng mức độ tập trung khách vào những vùng đất nhất định lại đòi hỏi tối ưu hoá quá trình sử dụng tự nhiên với mục đích du lịch. Đến lượt mình, quá trình này kích thích việc tìm kiếm các hình thức bảo vệ tự nhiên, đảm bảo sử dụng nguồn tài nguyên một cách hợp lí. Du lịch – bảo vệ môi trường là những hoạt động gần gũi và liên quan với nhau. Tác động của hoạt động du lịch tới các vấn đề xã hội và môi trường theo hai chiều: tác động đi và các động ngược lại; theo hai hướng: tích cực và tiêu cực. Lĩnh vực xã hội là vấn đề rộng, vì vậy hoạt động du lịch tác động tích cực lên các vấn đề xã hội trên nhiều lĩnh vực. Thông qua hoạt động du lịch góp phần củng cố, nâng cao truyền thống, nâng cấp di tích với các biểu hiện cụ thể là: nâng cao lòng tự hào dân tộc, nâng cao tính tự trọng, tự tôn dân tộc; thúc đẩy việc gữ gìn, nâng cao bản sắc văn hoá các dân tộc Việt Nam nói chung và từng dân tộc anh em; bảo tồn,nâng cao giá trị khôi phục các di sản kiến trúc, di sản vật thể và phi vật thể. Bên cạnh đó, hoạt động du lịch còn góp phần thúc đẩy qúa trình giao lưu văn hoá giữa các dân tộc trên các mặt: Thúc dẩy việc trao đổi văn hoá giữa các quốc gia có hiệp định hợp tác du lịch với nhau vừa trao đổi văn hoá, vừa phát triển kinh tế, tạo điề kiện trao đổi văn hóa giữa khách du lịch và các nền văn hoá địa phương thông qua các chương trình du lịch văn hóa, lễ hội, du lịch khoa học, du lịch sinh thái…; tăng sự hiểu biết và hợp tác trong các lĩnh vực kinh tế, xã hội, chính trị, nhân văn. Mặt khác, hoạt động du lịch còn góp phần mang lại lợi ích kinh tế cho đất nước và cho địa phương, cụ thể: Là nguồn thu nhập cho ngân sách nhà nước; tạo công ăn việc làm; góp phần xoá đói, giảm nghèo; góp phần phát triển và rộng các ngành kinh tế khác. Tuy có nhiều đóng góp to lớn đối với xã hội, hoạt động du lịch phát triển còn để lại một số hậu quả cần phải khắc phục, đó là: Du lịch có thể mang lại những tác động xấu lên văn hóa: Có thể làm suy giảm, lãng quên nhiều nét văn hoá địa phương; các khác biệt về văn hóa có thể gây ra những hiểu lầm, xung đột giữa khách du lịch và người dân địa phương. Hoạt động du lịch có thể ảnh hưởng đến nhiều tệ nạn xã hội: Mại dâm, ma túy, cờ bạc; khách có thể mang hàng cấm, hàng lậu thuế… Khách du lịch có thể mang theo dịch bệnh, là nguyên nhân gây quá tải dân số cục bộ, gây suy giảm các nguồn lợi kinh tế địa phương và gây nên biến động kinh tế. Học viên: Đào Thị Hòa Khoa Du lịch – Đại học Đà Lạt Trang 6 Hoạt động du lịch tác động lên môi trường tự nhiên ở các mặt sau: Tác động đến môi trường nước, góp phần đảm bảo chất lượng nước trong và ngoài khu vực, giảm sức ép ô nhiễm nguồn nước. Du lịch phát triển kéo theo các dự án về cấp thoát nước trong từng khu du lịch như xây nhà may nước sạch, đặt hệ thống chảy riêng nước thải rất có ‎ nghĩa làm sạch môi trường nước giúp dân địa phương có nước sạch để sinh hoạt. Đặc biệt trong mỗi khu du lịch đều tổ chức hệ thống ao hồ có sự liên hệ với nhau nên có tác dụng đến việc khắc phục nạn úng thuỷ trong khu vực. Tuy vậy, trong quá trình phát triển du lịch xấu cúng co một số tác động xấu tới môi trường nước như làm ô nhiễm nước mặt từ quá trình xây dựng các khu du lịch; ảnh hưởng tới diện tích lưu vực của nguồn nước, ô nhiễm từ các chất thải sinh hoạt của nhân viên và khách du lịch; ảnh hưởng tới lượng nước ngầm; ô nhiễm nước biển từ các hoạt động du lịch biển. ... Tác động tới môi trường không khí, góp phần ổn định điều kiện vi khí hậu trong vùng, đáp ứng ngày càng nâng cao của du khách nên trong các khuông viên các khu, điểm du lịch đã bố trí các vườn hoa, công viên, rừng cảnh quan, hồ nước ... có tác dụng tích cực vào việc điều hoà không khí, góp phần cải thiện khí hậu, và làm giảm bớt ô nhiễm không khí tại khu vực. Tuy vậy, việc phát triển du lịch cũng gây nên một sô tác động xấu cho môi trường không khí như việc ô nhiễm không khí từ các phương tiện giao thông; gia tăng tiêng ồn, ô nhiễm không khí từ khách du lịch; ô nhiễm không khí từ chất thải sinh hoạt của hoạt động du lịch. Tác động tới môi trường đất, góp phần tăng hiệu quả sử dụng đất thông qua việc xây dựng khách sạn, các khu vui choi giải trí .... Như vậy những diện tích đất được bỏ hoang nâng cao giá trị của mình và quan trọng la môi trường đất được cải tạo. Tuy nhiên hoạt động du lịch ảnh hưởng tới môi trường đất thể hiện ở các mặt sau: ảnh hưởng tới cơ cấu sử dụng đất; thay đổi câu trúc địa chất của khu vực; ô nhiễm đất từ các hoạt động du lịch. Tác động tới môi trường sinh vật, thông qua việc quy hoạch các khu bảo tồn, vườn quốc gia góp phần hạn chế việc khai thác động thực vật qu hiếm bưa bãi. Bên cạnh đó trong khuông viên các khu du lịch có bố trí các vườn cây, khu nuôi chim thú làm tăng tính đa dạng sinh học của vùng. Tuy nhiên, do vấn đề nhu cầu thực phẩm cung cấp cho hoạt động du lịch ngày càng tăng dẫn đến việc khai thác qua mức động vật quí hiếm gây tổ hại đến đa dạng sinh học. Các yếu tố ô nhiễm từ du lịch như rác thải, nước thải, khí gây mùi đều có thể ảnh hưởng tới hệ sinh vật và gây hiện tượng thiếu oxy. Phát triển du lịch luôn có mối quan hệ mật thiết với các lĩnh vực xã hội và môi trường, hay nói đúng hơn là giữa chúng luông có mối quan hệ hai chiều. Phát hiện được quy luật về sự tác động giữa chúng là cách giúp chúng ta phát huy tính tích cực và hạn chế tiêu cực gây nên trong quá trình phát triển. Đó cũng chính là cách giúp cho không chỉ du lịch mà kinh tế, xã hội, môi trường luôn có tính bền vững. Học viên: Đào Thị Hòa Khoa Du lịch – Đại học Đà Lạt Trang 7 4. Hoạt động du lịch có tác động sâu sắc đên sự phát triển kinh tế. Hãy làm rõ vấn đề này và liên hệ thực tế? Trả lời: Từ những năm 50 của thâ ̣p kỷ này khi nhân dân trong nhiều nước trên thế giới được đảm bảo nhu cầu thứ nhất (ăn mă ̣c) thì du lịch dã trở thành mô ̣t nhu cầu không thể thiếu được, bởi vì ngoài viê ̣c thỏa mãn các nhu cầu về giao lưu tình cảm và l‎ trí thì Du lịch còn là mô ̣t hình thức nghỉ dưỡng tích cực nhằm tái sản xuất lao đô ̣ng của nhân dân. Do vâ ̣y du lịch trở thành mô ̣t ngành kinh tế quan trọng của rất nhiều nước trên thế giới. Tùy theo điều kiê ̣n cụ thể của từng địa phương và của đất nước, mà ngành du lịch tiến hành kinh doanh du lịch nô ̣i địa hoă ̣c du lịch quốc tế. Phát triển du lịch quốc tế se làm tăng nhanh nguồn thu nhâ ̣p ngoại tê ̣ cho địa phương và đất nước. Nhiều nhà kinh tế đã khẳng định : "Du lịch là mô ̣t ngành xuất khẩu vô hình". Với những tiềm năng du lịch (địa hình, khí hâ ̣u, danh lam thắng cảnh...) và khả năng đón tiếp khách, ngành du lịch tổ chức các loại hình sản phẩm “khác nhau để khai thác triêc ̣t để tiềm năng và khả năng đó nhằm đem lai ngùn thu ngoai têc ̣ cho đất nước. Hoă ̣c "Du lịch là mô ̣t ngành xuất khẩu tai chô có hiêcụ quả kinh tế cao khi khách du lịch đến tham quan và nghi tiêcu thụ mô ̣t khối lượng lớn nông sản thưc phẩm dưới dang các món ăn, đ̀ uống và mua hàng hóa, các sản phẩm của các ngành công nghiêcp̣ nḥ, công nghiêc ̣p thưc phẩm, thủ công myn nghêc ̣...". Xu hướng tiêu dùng hiện nay của du khách trong chuyến đi là chi cho mua sắm. Một trong sản phẩm mà khách thường chi tiêu cho chuyến đi của mình là hàng thủ công mỹ nghệ của điểm đến làm kỷ niệm và làm quả cho người thân. Đó được xem là hoạt động “xuất khẩu tại chỗ” nên có thể tiết kiệm được nhiều chi phí như đó goi, lưu kho, bảo hiểm, thuê xuất khẩu. Khi khách nước ngoài tới Việt Nam du lịch, ho có thể mua sắm nhiều hàng lưu niệm khác nhau như tranh Đông Hồ, vàng, bạc được chạm trổ công phu, thưởng thức các mon ăn độc đáo của dân tộc như phở, bánh Bía …. Từ những hoạt động mua hàng của du khách, địa phương sẽ thu được ngoại tệ tại chỗ với hiê ̣u quả cao. Có ngoại tệ mạnh, nền kinh tế của quốc gia mới có cơ hội phát triển bền vững, tránh lạm phát và phụ thuộc. Ngành du lịch phát triển là đông ̣ lực thúc đẩy sản xuất kinh doanh của rất nhiều ngành khác trong nền kinh tế quốc dân. Du lịch là ngành kinh tế tổng hợp, ảnh hưởng và chịu tác động của nhiều ngành kinh tế khac nhau, dă ̣c biê ̣t là ngành nông nghiê ̣p và thủ công mỹ nghê ̣, hàng tiêu dùng. Hàng năm thông qua viê ̣c cung cấp mô ̣t khối lượng lớn sản phẩm đa dạng về chất lượng và chủng loại cho các cơ sở kinh doanh ngành nông nghiê ̣p, công nghiê ̣p, hàng tiêu dùng và thủ công mỹ nghê ̣ được ngành du lịch mở rô ̣ng thị trường tiêu thụ ngay tại đất nước, thúc đẩy các ngành trên cải tiến qui trình kỹ thuâ ̣t trong sản xuất kinh doanh để tạo ra nhiều loại sản phẩm mới. Trong tình hình hiện nay, khi nền kinh tế đang khủng hoảng, nhiều hàng hóa cua chúng ta đang trong tình trạng “đêm tối không có đường ra” thì thông qua kênh du lịch, hang hóa được tiêu thụ một cách rộng rãi. Như vậy du lịch đóng vai trò như là một công cụ “kích cầu hiệu quả”. Học viên: Đào Thị Hòa Khoa Du lịch – Đại học Đà Lạt Trang 8 Ngành du lịch phát triển thúc đẩy sự phát triển của các ngành xây dựng, giao thông vâ ̣n tải, bưu điên. ̣ ngân hàng... thông qua các cơ sở du lịch tiêu thụ mô ṭ số lượng sản phẩm của các ngành này. Ngành du lịch góp phần vào viê ̣c thu hút mô ̣t khối lượng lớn lực lượng lao đô ̣ng của xã hô ̣i vào quá trình phục vụ khách, vào quá trình xây dựng cơ sở vâ ̣t chất kỹ thuâ ̣t của ngành du lịch và vào quá trình sản xuất các mă ̣t hàng thủ công mỹ nghê ̣ và tiêu dùng nhằm thỏa mãn nhu cầu đa dạng của khách. Du lịch quốc tế góp phần vào viêc̣ mở rông ̣ và củng cố các mối quan hê ̣đối ngoại và giao lưu kinh tế giữa các nước trên thế giới thông qua viê ̣c mở rô ̣ng các phương tiê ̣n giao thông vâ ̣n chuyển khách du lịch, viê ̣c trao đổi hàng hóa bằng ngoại tê ̣ thu nhâ ̣p được từ du lịch đồng thời làm tăng thêm sự hiểm biết lẫn nhau giữa các dân tô ̣c và các nước khác nhau trên thế giới. Phát triển du lịch se đem lại sự thay đổi sắc thái của mô ṭ vung địa phương thông qua viêc̣ xây dựng cơ sở vâ ̣t chất ky thuâ ̣t phục vụ du lịch tại các điểm đó. Viê ̣c phát triển các ngành nghề để cung cấp sản phẩm phục vụ du lịch và viê ̣c giao lưu giữa nhân dân địa phương và khách du lịch từ các nơi trên thế giới. Đây là tác động tích cực của du lịch mang lại cho cộng đồng du lịch. Ở Việt Nam, các điểm du lịch với ưu thế là tài nguyên thiên nhiên và phong tục tập quán thường tập trung tại các vùng sâu, vung xa, dân cư còn nghèo nàn. Dự án phát triển du lịch đến có thể mang tới sự đổi đời cho người dân. Quan trọng hết là họ có thể có viêc làm, sản xuất hàng hoa bán cho các khu du lịch, điểm du lịch. Và như vậy, thời gian nhàn rỗi do đời sống nông nghiệp được phát huy hết tác dụng của mình. Phát triển du lịch nôị địa không những sử dụng triêṭ để công suất của cơ sở vâ ̣t chất ky thuât,̣ đảm bảo cho nhân dân địa phương được sử dụng các dịch vụ của cơ sở kinh doanh du lịch, huy đô ̣ng đồng tiền nhàn rỗi trong nhân dân mà nó còn là mô ̣t trong những hình thức tái sản xuất sức lao đô ̣ng của con người, là mô ̣t phương pháp quan trọng giáo dục chính trị tư tưởng, truyền thống đấu tranh của dân tô ̣c, lòng yêu nước và niềm tin vào xã hô ̣i mới chủ nghĩa xã hội. Có nguồn lực phát triển du lịch đã khó nhưng khai thác và đem lại được hiệu quả kinh tế từ hoat động kinh doanh du lịch còn khó hơn. Chiến lược hợp lí, chính sách hài hóa cần đối cùng tài năng và tâm huyết của người lãnh đạo sẽ giúp du lịch phát huy hết vai trò của mình đối với phát triển kinh tế. Học viên: Đào Thị Hòa Khoa Du lịch – Đại học Đà Lạt Trang 9 5. Các vung giáp bờ biển đều có lợi thế phát triển du lịch gắn liền với tài nguyên biển. Hãy chứng minh nhận định trên và liên hệ thực tế với địa phương? Trả lời: Biển thuộc tài nguyên du lịch thiên nhiên được xem là một trong những điều kiện va nguồn lực quan trọng để phát triển nhiều ngành kinh tế, trong đó có du lịch. Không phải ngẫu nhiên mà việc khởi nguyên của du lịch cách đây mấy ngàn năm con người đềm tìm tới biển. “Thế giới ¾ nước mắt” là một tài nguyên vô cùng quí giá đối với các quốc gia, khu vực, địa phương để phát triển ngành du lịch biển. Ngày nay do nhiều nước phát triển ngành công nghiệp kéo theo sức khoẻ của người lao động bị giảm. Để hồi phục, con người lại tìm đến biển để nghỉ dưỡng và thư giãn, hồi phục trí lực để phục vụ cho kinh tế. Hàng năm những bãi biển đẹp ở Thái Lan, Địa Trung Hải luôn được ví như “thiên đường” bởi sự xuất hiện của khách du lịch từ khắp nơi trên thế giới. Tài nguyên biển đã tạo điều kiện cho Thái Lan hàng năm đón hơn 10 triệu khách, cũng tài nguyên biển mà nhiều vùng dọc phía đông của đất nước hình S được khởi sắc. Trước khi tìm hiểu về lợi ích mà biển mang lai cho du lịch, chúng ta nói sơ qua về tài nguyên biển. Tài nguyên biển là khái niệm mang tính tổng quát bởi bản thân tài nguyên đó cho phép con người khai phá nhiều tiềm lực để phát triển kinh tế. Nhưng có lẽ quan trọng nhật mà tài nguyên biển mang lại chính là “vàng đen” và tất nhiên xếp sau nó là du lịch. Vậy thông qua tài nguyên biển, con người có thể khai thác những thế mạnh nào cho phát triển du lịch? Thứ nhất, các vùng dọc bờ biển là điều kiện để phát triển loại hình du lịch nghỉ dưỡng, chữa bệnh, đặc biệt là giảm stress do cuộc sống công nghiệp gây nên. Hiện nay du lịch biển là một trong những loại hình thu hút sự tham gia của nhiều du khách nhất. Các bải biển chan hòa ánh nắng luôn là điểm đến lí tưởng của du khách. Dọc bờ biển Việt Nam đã có khoảng 125 bãi biển thuận lợi cho việc phát triển du lịch, trên 30 bãi biển đã được đầu tư và khai thác. Trong đó, các khu vực biển có tiềm năng lớn đã đầu tư phát triển là vịnh Hạ Long - Hải Phòng - Cát Bà; Huế - Đà Nẵng - Quảng Nam; Vân Phong - Đại Lãnh - Nha Trang; Vũng Tàu - Long Hải Côn Đảo; Hà Tiên - Phú Quốc; Phan Thiết - Mũi Né. Thứ hai, thông qua vị trí giáp biển nhiều địa phương trở thành điểm đến lí tưởng của khách lịch bằng tàu biển với số lượng lớn. Vũng Tàu, vịnh Cam Ranh, Vịnh Hạ Long hàng năm đón hàng ngàn khách du lịch quốc tế tới quá cảnh và tham quan. Và điều kiện đó khiến du lịch của địa phương có cơ hội quảng ba và phát triển mạnh, kéo theo giải quyết hàng loạt vấn đề cho các ngành kinh tế khác, trong đó có việc giải quyết việc làm cho cộng đồng địa phương. Thứ ba, các địa phương giáp biển còn có cơ hội phát triển loại hình mới xuất hiện nhưng thu hút và chiếm được cảm tình từ du khách đó là du lịch thể thao. Đến với biển, con người có thể tham gia các trò chơi như lướt sóng, tàu lượn, trượt cát, lặn biển khám phá đại Học viên: Đào Thị Hòa Khoa Du lịch – Đại học Đà Lạt Trang 10 dương … Các bãi biển nổi tiếng của Việt Nam như Mũi Né (Phan Thiết), Vũng Tàu, Nha Trang luôn được du khách lựa chọn để tham gia vào loại hình du lịch thể thao khi tới Việt Nam. Thứ tư, biển là tài nguyên vô hạn đối với cuộc sống của con người. Biển cung cấp nguồn nguyên nhiên liệu cho các ngành kinh tế khác. Thông qua biển với nguồn hải sản phong phú là chất xúc tác để khách du lịch tới để thưởng thức ẩm thực với các món ăn hải sản, nước mắm và những đồ lưu niệm được làm từ ốc, san hô … Thiên nhiên đã ưu đãi cho Vũng Tàu một nguồn tài nguyên biển giàu tiềm năng với nhiều bãi biển đẹp. Vì thế, du lịch biển Vũng Tàu luôn đóng một vai trò hết sức quan trọng trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh và khu vực Nam Bộ. Những năm gần đây, biển Vũng Tàu được rất nhiều du khách trong và ngoài nước lựa chọn là điểm đến tham quan, nghỉ dưỡng. Trong tổng số lượng khách du lịch đến Vũng Tàu thì du khách đến các bãi biển chiếm phần đáng kể. Đó là l‎ do khiến du lịch biển chiếm 70% doanh thu toàn Ngành. Nhiều dự án, công trình phục vụ du lịch dọc các bờ biển không ngừng được nâng cấp và xây mới. Du lịch biển đã giải quyết việc làm và nâng cao mức sống cho nhiều lao động tại các địa phương. Từ những thực tế kể trên, chúng ta thấy rằng nhận định Các vung giáp bờ biển đều có lợi thế phát triển du lịch gắn liền với tài nguyên biển là hoàn toàn xác thực. Điều đó đòi hỏi các địa phương gắn liền với tài nguyên biển cần có chính sách và chiến lược hợp lí để thu hút nguồn khách, phục vụ phát triển kinh tế cho địa phương của mình. Học viên: Đào Thị Hòa Khoa Du lịch – Đại học Đà Lạt Trang 11 6. Điều kiện kinh tế có tác động như thế nào tới phát triển du lịch. Liên hệ thực tế tại nước ta? Trả lời: Kinh tế và phát triển luôn có mối quan hệ hữu cơ, nghịch thuận lẫn nhau. Trong quá trình phát triển của mình, du lịch luôn xem kinh tế là một trong những nguồn lực quan trọng. Sự tác động của điều kiện kinh tế tới phát triển du lịch thể hiện ở nhiều góc độ khác nhau. Tìm hiểu rõ vấn đề này là cách giúp những nhà quản lí và làm du lịch có những chính sách phát triển của ngành phù hợp. Như chúng ta đã biết, du lịch là ngành dịch vụ, nhận nhiệm vụ “chuyển tải” sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ của các ngành kinh tế khác để cung cấp cho du khách nhằm tìm kiếm lợi nhuận. Vì vậy điều kiện kiện kinh tế đóng vai trò góp phần cung cấp các hàng hóa, dịch vụ cho du lịch. Khi khách tới Vũng Tàu không có nghĩa là chỉ tới để nghỉ dưỡng và tắm biển, bên cạnh hoạt động đó du khach còn có cơ hội và mong muốn thưởng thức hải sản. Vậy ngành kinh tế biển (đánh bắt cá) đóng vai trò cung cấp nguồn lợi thủy sản cho các nhà hàng tại Vũng Tàu phuc vụ nhu cầu ăn uống và mua về là quà của du khách. Ngành kinh doanh khách sạn cũng thế, nếu như không có ngành xây dựng, ngành sản xuất đồ thủ công mỹ nghệ, ngành sản xuất đồ dùng thì hoạt động kinh doanh của nó liệu có tồn tại không? Từ những ví dụ trên chúng ta khẳng định điều kiện kinh tế là một trong những nhân tố tiên quyết quyết định sự thành bại tong kinh doanh khách sạn. Ngành du lịch chỉ phát triển khi có khách du lịch. Nhân tố hình thành nên khách du lịch bao gồm thời gian rỗi, đông cơ – nhu cầu đi du lich, khả năng tài chính. Chúng ta thấy rằng khả năng tài chính của cá nhân mỗi du khách đóng vai trò rất quan trong trong việc thúc đẩy bước chân của du khach tham gia cuộc hành trình. Nếu như sau thế chiến II, mục tiêu của con người là kiến thiết lại nền kinh tế đã bị kiệt quệ với nhu cầu chính là cơm ăn, áo mặc, nhà ở. Do đời sống còn thiếu thốn nên nhu cầu du lịch xuất hiện. Trong những năm gần đây, có sư bùng nổ về du lịch thế giới, người ta ước tính rằng ó khoảng 3 tỷ lượt du lich nội địa và 750 triêu lượt khách du lịch quốc tề. Điều này co nghĩa là khi nền kinh tế phát triển, đời sống con người được nâng cao, các nhu cầu hàng ngày được đáp ứng thì con người xuất hiện những nhu cầu cao hơn trong đó có nhu cầu du lịch. Như vậu điều kiện kinh tế phát triển là cơ sở để ngành du lịch khai thác kinh doanh các nguồn khách khác nhau. Tuy nhiên, như đã nói ở trên, giữa kinh tế và du lịch luôn có mối quan hệ nghịch thuận tức là hoăc là kìm hãm, hoăc là thúc đẩy nhau phát triển. Cuộc khủng hoảng kinh tế xuất phát từ Mỹ lan sang hầu hết các quốc gia trên thế giới đã kiến cho nhiều ngành kinh tế rơi vào hoàn cảnh “đêm tối không có đường ra”, trong đó có ngành du lịch. Cuôc khủng hoảng kinh tê khiến không ít doanh nghiệp du lịch phá sản, nhiều điểm du lịch, khu du lịch, các cơ sở lưu trú vắng khách. Nguồn thu từ du lịch thấp. Hậu quả là lương người lao động thấp, chán nản, bỏ việc, mức sống của con người giảm. Vì thế nhu cầu du lịch của con người chạy về theo hướng số không. Học viên: Đào Thị Hòa Khoa Du lịch – Đại học Đà Lạt Trang 12 Ngày nay, xu thế thế giới là toàn cầu hóa. Từng dòng tư bản và trí thức có sự luân chuyển giữa các quốc gia với nhau. Trước xu thế đó, các công ty lớn thường có kế hoạch khai phá thị trường của mình. Hoạt động kinh tế, trao đổi thương mại giữa các quốc gia phát triển mạnh. Qua sư giao lưu, tìm hiểu kinh tế với các đối tác nước ngoài cũng như qua các hôi nghị kinh tế lớn, ngành du lich co cơ hội quảng bá điểm mạnh của mình ra thế giới. Bên cạnh đó, các hoạt động văn hóa thể thao lớn ngày càng có yếu tố “thương mai hóa” và kéo đó là truyền hình vào cuộc. Tất nhiên sự vào cuộc của truyền hình là đòn bẩy kính thích ngành du lịch của nhiều quốc gia hồi sinh. Điều đó để chúng ta tự hỏi tại sao các nước luông muốn tranh chấp để đươc đăng cai các sự kiện lớn như Worldcup, Olimlpic, hoa hậu…. Đất nước Việt Nam ngày càng hội nhập. Bằng chứng là chúng ta được bầu làm ủy viên không thường trực Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc (LHQ) nhiệm kỳ 2008-2009 và chính thức đảm nhiệm chức Chủ tịch luân phiên HĐBA LHQ nhiệm kỳ 01/07/2008 đến 31/07/2008, được gia nhập tổ chức Thương mại thế giới WTO (11/1/2007) đã tạo chỉ số uy tín rất cao của Việt Nam trên trường quốc tế. Nhờ có chỉ số uy tín cao nên chúng ta rất thuận lợi trong phát triển kinh tế và có khả năng “hút” các sự kiện thể thao lớn trong khu vực, châu lục cũng như trên thế giới. Và nếu như các sự kiện thể thao lớn được tổ chức thì cơ hội phát triển du lịch đạt hiểu quả cao. Thông qua du lịch, chúng ta có cơ hội quảng bá hình ảnh đất nước trên mọi lĩnh vực và lấy đó làm “thế” để thu hút các sự kiện thể thao khác. Trong nước, đời sống của người dân ngày càng cao, cố lượng khách du lịch nội địa cua Việt Nam gần đạt ngưỡng 20 triệu, ngày lễ, ngày tết nhu cầu đi du lịch rất cao, có lúc quá tải. Điều đó khiến chúng ta có thể khẳng định là do đời sống kinh tế của người dân ngày càng cao, mức lương và thưởng hấp dẫn. Trên bình diện cả nước, nền kinh tế ngày càng phát triển “thay da đổi thịt”, nhiều công trình cao cấp, nhiều khách sạn, resort liên kết với nước ngoài được đầu tư xây dựng. Đó là cơ sở để chúng ta có cơ sở và đảm bảo khả năng khai thác và đón tiếp nguồn khách quốc tế tới tham quan. Điều kiện kinh tế có vai trò hết sức quan trọng đối với phát triển du lịch. Điều này cũng đòi hỏi ngành du lịch trong qua trình phát triển của mình phải quảng bá, góp phần xây dựng kinh tế. Có như vậy mối quan hệ tác động qua lại lẫn nhau mới bền vững. Học viên: Đào Thị Hòa Khoa Du lịch – Đại học Đà Lạt Trang 13 7. Anh/chị hãy cho biết các đặc trưng cơ bản của tính thời vụ du lịch? Nguyên nhân nhân nào tác động đến sự hình thành tính thời vụ du lịch? Cho ví dụ? Trả lời: Thời vụ du lịch có thể hiểu là những biến đô ̣ng lă ̣p đi lă ̣p lại hàng năm của cung và cầu du lịch xảy ra dưới tác đô ̣ng của mô ̣t số nhân tố xác định. Đồ thị biểu diễn biến đô ̣ng thời vụ của hoạt đô ̣ng mô ̣t loại hình du lịch tại mô ̣t địa điểm du lịch nào đó là mô ̣t đường cong tạo bởi tâ ̣p hợp các điểm có giá trị tung đô ̣ là số lượng du khách và hoành đô ̣ là các thời điểm trong mô ̣t chu kỳ (thường là tháng). Và trong mùa du lịch, phần đường cong của các tháng trong nó cao hơn hẳn các tháng ngòai mùa vụ. Tuy nhiên, thời vụ du lịch không có nghĩa là tồn tại mãi mãi mô ̣t chu kỳ mà có thể biến đổi dựa theo rất nhiều các nhân tố tác đô ̣ng khác. Tính thời vụ du lịch có những đặc tính sau: Thời vụ du lịch là môṭ quy luâ ̣t có tính phổ biến. Nó tồn tại ở tất cả các nước, các vung, các địa phương có họat đông ̣ du lịch. Về mặt l‎ thuyết, nếu một vùng kinh doanh nhiều thể loại du lịch và đảm bảo được cường độ hoạt động đều đặn trong các tháng của năm thì vùng đó tính thời vụ không tồn tại. Tuy nhiên khả năng này rất khó thực hiện vì có rất nhiều yếu tố tác động lên hoạt động kinh doanh du lịch làm cho cường độ hoạt động khó đều đặn trong năm. Mô ̣t nước hoăc̣ môṭ vung có thể có môṭ hoă ̣c nhiều thời vụ du lịch tuy thuô ̣c vào thể loại du lịch của nơi đó. Chẳng hạn như các vùng biển Đồ Sơn, Sầm Sơn của Việt Nam chỉ kinh doanh loại hình du lịch nghỉ dưỡng vào mùa hè. Nhưng nếu như tại một khu nghỉ mát biển lại co nhiều nguồn nước khoang giá trị, ở đó phát triển mạnh 2 thể loại du lịch: du lịch nghỉ biển vào mùa hè và du lịch nghỉ dưỡng, chữa bệnh vao mùa đông dẫn đến ở đó có 2 mùa du lịch. Cường đô ̣ của thời vụ du lịch không bằng nhau theo chu kì kinh doanh. Giai đoạn mà cho thấy cường đô ̣ lớn nhất gọi là "thời vụ chính" hay "chính vụ” Trong thời gian này, số lượng du khách là ổn định, luôn ở mức cao và doanh thu thời điểm chính vụ luôn đạt mức cao nhất. Có những vùng, thời vụ du lịch được phân thành 2 mảng rõ rê ̣t, trong mô ̣t năm có 5-6 tháng chính vụ, còn lại là ngoài vụ và kể cả có mô ̣t số thời điểm người ta gọi là "mùa chết", tức là không có khách du lịch. Tai bãi biển Sầm Sơn vào tháng 6,7,8 là thời gian tắm biển đ̣p nhất, nhiều người đi tắm nhất. Vào thời gian đó số lượng khách đông nhất, cường độ thời vụ là lớn nhất. Vào thang 4,5,9,10 nước biển cũng tương đối ấm nêcn cường độ thời vụ giảm dần. Còn lai cac tháng 11,12, 1,2,3 là những tháng ngoài mùa (mùa chết). Độ dài của thời gian và cường độ của thời vụ du lịch không bằng nhau đối với thể loại du lịch khác nhau. Du lịch chữa bệnh thường có mùa dài hơn và cường độ vào mùa chính yếu hơn. Du lịch nghỉ biển (mùa he), nghỉ núi (trượt tuyết vào mùa đông) có mùa ngắn hơn và cường độ mạnh hơn (do phụ thuộc vào yếu tố thiên nhiên nhiều). Học viên: Đào Thị Hòa Khoa Du lịch – Đại học Đà Lạt Trang 14 Độ dài thời gian và cường độ của thời vụ du lịch phụ thuộc vào mức độ phát triển và kinh nghiệm kinh doanh du lịch của các quốc gia du lịch, điểm du lịch và các nhà kinh doanh du lịch. Cũng kinh doanh một loại hình du lịch, với các điều kiện về tài nguyên du lịch tương đối như nhau thì ở các nước, các vùng, cac cơ sở kinh doanh du lịch phát triển hơn, có kinh nghiệm kinh doanh tốt hơn thì thời vụ du lịch kéo dài hơn và cường độ của mùa du lịch yếu hơn. Ngược lại, những nơi chưa có kinh nghiệm kinh doanh thường có mùa du lịch ngắn hơn và cường độ du lịch lại thể hiện mạnh hơn. Vũng Tàu có thế manh là du lịch biển cũng ít nhiều chịu ảnh hưởng của tính mùa vụ. Nhưng là một trong những nôi đầu tiêcn của Việt Nam trong kinh doanh du lịch nêcn kinh nghiệm về chính sách phát triển, tiếp thị, quảng cáo tối cùng với hệ thống cơ sở vật chất kyn thuật đa dang , tiện nghi nêcn hoat động du lịch ở đây kéo dài hầu như quanh năm. Cường độ và độ dài của thời vụ du lịch phụ thuộc vào số lượng các cơ sở lưu trú chính. Những nơi có các cơ sở lưu trú chính như khách sạn, nhà nghỉ, khu nghỉ dưỡng thì mùa du lịch keo dài hơn so với nơi sử dụng nhiều nhà trọ, camping. Việt Nam là nước có tài nguyên du lịch thuận lợi cho viêc phat triển kinh doanh du lịch quanh năm. Đó là sự đa dạng về khí hậu, sự phong phú về tài nguyên du lịch nhân văn. Chính vì vậy khách du lịch nội địa và quốc tế có thể cảm nhận, sử dụng đa dạng loại hình, sản phẩm du lịch. Xét ở tầm vĩ mô, kinh doanh du lịch của Việt Nam cũng chịu ảnh hưởng bởi tính mùa vụ. Các nhân tố tác đô ̣ng đ́n tính thời vụ của hoht đô ̣ng du lịch Thời vụ du lịch được hình thành dưới tác đô ̣ng của nhiều yếu tố, có nhân tố mang tính tự nhiên, có nhân tố mang tính kinh tế - xã hô ̣i, tổ chức kỹ thuâ ̣t, có nhân tố mang tính tâm l‎. Mô ̣t số nhân tố tác đô ̣ng lên cầu du lịch (khách du lịch), mô ̣t số tác đô ̣ng lên cung (nhà cung ứng sản phẩm du lịch), đa số nhân tố tác đô ̣ng cùng lúc lên cả cung và cầu du lịch. Khí hâ ̣u, thời tiết là nhân tố có ‎ nghĩa quan trọng bâ ̣c nhất đến sự hình thành thời vụ du lịch. Nó tác đô ̣ng đến cung và cầu du lịch đồng thời thể hiê ̣n rõ nét nhất ở hai loại hình du lịch là nghỉ biển và nghỉ núi. Nhưng đối với các loại hình du lịch khác như du lịch văn hoá, công vụ hay chữa bê ̣nh thì ảnh hưởng của khí hâ ̣u để tạo nên thời vụ du lịch là không lớn. Nhân tố thứ 2 cũng rất quan trọng, đó là thời gian rảnh rỗi của con người. Con người chỉ có thể đi du lịch vào thời gian rỗi. Có những khoảng thời gian như thời điểm nghỉ hè của đại đa số dân cư, thời điểm nghỉ phép của cán bô ̣ công nhân viên, thời điểm nghỉ cuối tuần đôi khi cũng tạo nên mùa du lịch dù rất ngắn. Phong tục, tâ ̣p quán, lễ hô ̣i, tôn giáo, tín ngưỡng là những yếu tố tác đô ̣ng trực tiếp hình thành thời vụ du lịch. Có những quốc gia, vùng đất có những thánh địa tôn giáo lớn thì những chuyến hành hương đến các thánh địa đó của con người sẽ chỉ tâ ̣p trung vào thời điểm nhất định nào đó, có thể kéo dài 1 -3 tháng. Có những phong tục dân gian, lễ hô ̣i truyền thống mang tính cô ̣ng đồng và tập trung vào một thời điểm trong một mùa (ở Việt Nam chủ yếu diễn ra vào mùa xuân), lúc đó thời vụ du lịch rất rõ nét. Học viên: Đào Thị Hòa Khoa Du lịch – Đại học Đà Lạt Trang 15 Điều kiện về tài nguyên du lịch cũng ảnh hưởng lớn đến tính thời vụ du lịch của mỗi vùng, mỗi quốc gia. Đây là nhân tố tác động mạnh lên cung du lịch. Ví dụ : nếu khu vực chỉ có thể phát triển du lịch nghỉ biển, lại nằm trong vùng khí hậu có một mùa đông lạnh thì thời vụ du lịch sẽ ngắn hơn so với các khu vực có đa dạng về tài nguyên. Bên cạnh đó, khả năng sẵn sàng đón tiếp khách cũng là nhân tố tác động tới tính thời vụ du lịch. Nghiên cứu tính thời vụ của du lịch luôn là một trong những vấn đề trọng tâm của cac nhà khoa học và các nhà kinh doanh trong lĩnh vực này. Học viên: Đào Thị Hòa Khoa Du lịch – Đại học Đà Lạt Trang 16 8. Tính thời vụ có tác động như thế nào đến sự phát triển du lịch? Giải pháp nào để khắc phục tính thời vụ du lịch? Liên hệ thực tế? Trả lời: Thời vụ du lịch có thể hiểu là những biến đô ̣ng lă ̣p đi lă ̣p lại hàng năm của cung và cầu du lịch xảy ra dưới tác đô ̣ng của mô ̣t số nhân tố xác định. Tuy nhiên, thời vụ du lịch không có nghĩa là tồn tại mãi mãi mô ̣t chu kỳ mà có thể biến đổi dựa theo rất nhiều các nhân tố tác đô ̣ng khác. Tính thời vụ có tác động sâu sắc tới sự phát triển du lịch. Tính thời vụ du lịch ảnh hưởng bất lợi đến tất cả các thành phần của quá trình du lịch – đến dân cư sở tại, đến chính quyền địa phương và nhất là đến khách du lịch và nhà kinh doanh du lịch. Các tác động bất lợi đến dân cư sở tại: Khi cầu du lịch tập trung quá lớn gây nên sự mất cân đối, mất ổn định đối với các phương tiện thông tin đại chúng, đối với mạng lưới phục vụ xã hội (giao thông công chính, điện, nước, mạng lưới thương nghiệp…), làm ảnh hưởng đến cuộc sống sinh hoạt hàng ngày của nhân dân địa phương. Ngược lại, khi cầu du lịch giảm xuống và giảm tới mức bằng không thì những người làm hợp đồng theo thời vụ sẽ không còn việc làm, ngoài ra những nhân viên làm cố định cũng thu nhập thấp đi. Các tác động bất lợi tới chính quyền địa phương: Khi cầu du lịch tập trung quá lớn sẽ gây ra không ít sự mất thăng bằng cho việc bảo vệ trật tự an ninh và an toàn xã hội. Ở đây mức độ nhất định, tính thời vụ gây ra những khó khăn cho việc quản lí nhà nước đối với hoạt động du lịch. Ngược lại, khi cầu giảm xuống và giảm tới mức bằng không thì những khoản thu nhập từ thuế và lệ phí đem lại cho du lịch cũng giảm. Các tác động bất lợi đến khách du lịch: Khi cầu du lịch tập trung lớn làm hạn chế khả năng tìm chỗ nghỉ thích hợp với thời gian tùy chọn theo muốn. Ngoài ra, vào mùa du lịch chính thương xảy ra tình trạng tập trung nhiều khách du lịch trên phương tiện giao thông, trong các cơ sở lưu trú du lịch. Điều đó làm giảm tiện nghi khi đi lại, lưu trú của khách. Dẫn đến việc giảm chất lượng phục vụ khách du lịch. Các tác động bất lợi đến nhà kinh doanh du lịch: Khi cầu du lịch tăng tới mức quá khả năng cung cấp của cac cơ sở kinh doanh du lịch nhiều lần thì nảy sinh nhiều vấn đề cần phải xem xét và khó kiểm soát: chất lượng phục vụ du lịch, tổ chức và sử dụng nhận lực, tổ chức hạch toán, cơ sở vật chất kỹ thuật … Ngược lại, khi cầu du lịch giảm xuống thì gây nhiều sự “lãng phí” như nhân lực, cơ sở vật chất kỹ thuật… Tìm hiều những bất lợi do tính mùa vụ du lịch mang lại giúp các nhà làm du lịch chủ động và có kế hoạch khắc phục, phát triển hoạt động kinh doanh của mình một cách hợp lí, khoa hoc nhất. Các giải pháp thường khắc phục tính mua vụ du lịch là: Thứ nhất, làm tăng mức độ phù hợp tối ưu giữa cung và cầu bằng cách: Tổ chức lao động hợp lí – các doanh nghiệp có quỹ lao động cơ hữu và lao động theo hợp đồng thời vụ; liên kết với các đơn vị kinh doanh bên cạnh để hỗ trợ về nguồn nhân lực lúc quá tải; tạo công Học viên: Đào Thị Hòa Khoa Du lịch – Đại học Đà Lạt Trang 17 ăn, việc làm ngoài thời vụ du lịch cho CBCNV của doanh nghiệp; làm kéo dài dộ dài của thời vụ du lịch. Thứ hai, giải pháp về sản phẩm: Đa dạng hóa sản phẩm, nhất là các sản phẩm ít bị chi phối bởi tính mùa vụ là quan trọng. Trong đó có loại hình vui chơi như casino, karaoke, thể thao ... Thứ ba, giải pháp về đầu tư phát triển cơ sở vật chất kỹ thuật. Cần đầu tư xây dựng các bungalow, trang bị thêm các loại lều trại, túi ngủ tại những nới tính mùa vụ xảy ra thường xuyên. Giải pháp này nhằm giảm các chi phí trong viêc đầu tư xây dựng và tiết kiệm chi phí vào mùa cao điểm. Thứ tư, giải pháp phát triển loại hình du lịch homestay. Phát triển loại hình này có điều kiện sử dụng kêt hợp giữa cơ sở sẵn có cua dân cư về ăn, ở với phát triển du lịch và điều này sẽ làm giảm tác động của tính mùa vụ du lịch. Thứ năm, giải pháp về marketing. Dùng chính sách khuyến khích, khen thưởng ngoài thời vụ chính, giảm giá, thêm dịch vụ không mất tiền,, tặng quà … Thứ sáu, tăng cường liền kết giữa các cơ sở lưu trú với nhau, giữa các cơ sở lưu trú với các điểm du lịch và các công ty lữ hành trong việc khai thác, quảng cáo sản phẩm, dịch vụ ngoài mùa để khai thác nguồn khách. Việc phát hiện ra đặc điểm, bản chất mùa vụ du lịch giúp nhiều doanh nghiệp có sự điều chỉnh phù hợp kế hoạch kinh doanh. Vũng Tàu với thế mạnh là du lịch biển cũng ít nhiều chịu ảnh hưởng của tính mùa vụ. Mùa chính của du lịch biển Vũng Tàu tập trung vào các tháng 4,5,6 ,7. Các tháng còn lại thì sự phát triển du lịch biển hạn chế, khách chủ yếu từ Sài gón và các tỉnh lân cận xuống nghỉ cuối tuần. Tuy nhiên do có chính sách maketing, đa dạng hóa sản phẩm du lịch phù hợp nên Vũng Tàu vẫn thường xuyên đón một lượng khách đang kể. Nếu như vào thời điểm chính vụ, klha1ch tới Vũng Tàu chủ yếu tắm biển thì vào thời điểm ngoài vụ, khách tới Vũng Tàu có thể tham quan các điểm du lịch gắn liền với tài nguyên du lịch nhân văn, thưởng thức hải sản, vui chơi giải trí (casino, xem đua chó). Sắp tới Vũng Tàu có vinh dự tổ chức hoa hậu Quy bà thế giới. Đây la một trong những nhân tố thuận lợi để quảng bá và kinh doanh các sản phẩm dịch vụ mới. Từ đó sẽ dần dần hạn chế được tính mùa vụ. Học viên: Đào Thị Hòa Khoa Du lịch – Đại học Đà Lạt Trang 18 9. Anh/chị hãy phân biệt khu du lịch và điểm du lịch? Cho biết lĩnh vực kinh doanh chính trong khu du lịch và điểm du lịch? Trả lời: Đối với quốc gia, vùng, miền và các nhà làm du lịch thì điểm và khu du lịch được xem là nguồn lực, là một trong những nhân tố quan trọng góp phần cạnh tranh, khai thác nguồn khách và đem lại nguồn thu cho mình. Tuy nhiên giữa điểm du lịch và khu du lịch có những điểm khác biệt cần phải nhận thức giúp các nhà quản l‎ và các doanh nghiệp du lịch có chiến lược xây dựng, khai thác, phát triển, marketing phù hợp. Vì vậy chúng ta có thể phân biệt điểm du lịch và khu du lịch dựa trên các cơ sở sau:  Giống nhau: - Gắn liền với nơi có tài nguyên du lịch hấp dẫn Có kết cấu hạ tầng và dịch vụ du lịch cần thiết để đáp ứng nhu cầu của khách du lịch Tạo điều kiện công ăn việc làm cho cộng đồng địa phương Đem lại nguồn thu và quảng bá cho cho đất nước và cộng đồng địa phương.  Khác nhau: TT Cơ sở phân biệt 1 Khái niệm 2 Phân loht 3 Sự đáp ứng nhu cầu của khách du lịch Quy mô và sức chứa du khách tối thiểu 4 Điểm du lịch Điểm du lịch là nơi có tài nguyên du lịch hấp dẫn, phục vụ nhu cầu tham quan của khách du lịch. (Điều 4 – Luật Du lịch) Có 2 lohi: - Điểm du lịch quốc gia - Điểm du lịch địa phương Đáp ứng nhu cầu tham quan của khách du lịch là chủ yếu - Đối với điểm du lịch quốc gia: Bảo đảm phục vụ ít nhất một trăm nghìn lượt khách tham quan một năm. - Đối với điểm du lịch địa phương: Bảo đảm phục vụ ít nhất mười nghìn lượt khách tham quan một năm. (Điều 24 – Luật Du lịch) Học viên: Đào Thị Hòa Khu du lịch Khu du lịch là nơi có tài nguyên du lịch hấp dẫn với ưu thế về tài nguyên du lịch tự nhiên, được quy hoạch, đầu tư phát triển nhằm đáp ứng nhu cầu đa dạng của khách du lịch, đem lại hiệu quả về kinh tế - xã hội và môi trường. (Điều 4 – Luật Du lịch) Có 2 lohi: - Khu du lịch quốc gia - Khu du lịch địa phương Đáp ứng nhu cầu đa dạng của khách du lịch - Đối với khu du lịch quốc gia: Có diện tích tối thiểu một nghìn héc ta; bảo đảm phục vụ ít nhất một triệu lượt khách du lịch một năm. - Đối với khu du lịch địa phương: Có diện tích tối thiểu hai trăm héc ta; bảo đảm phục vụ ít nhất một trăm nghìn lượt khách du lịch một năm. (Điều 23 – Luật Du lịch) Khoa Du lịch – Đại học Đà Lạt Trang 19 Kinh doanh tại điểm và khu du lịch bao gồm nhiều nhiều lĩnh vực khác nhau. Điều này xuất phát từ nhu cầu và đỏi hỏi chính đáng từ khách du lịch. Các sản phẩm, dịch vụ tại điểm và khu du lịch càng phong phú, độc đáo, chất lượng, giá cả hợp l‎ thì càng chiếm được cảm tình, tiêu dùng và quay lại của du khách. Điều này đỏi hỏi những nhà quản l‎, người kinh doanh tại điểm, khu du lịch cần có chính sách về sản phẩm cũng như giá hợp l‎ để “kích thích” khả năng tiêu dùng của khách du lịch. Các lĩnh vực kinh doanh chính của điểm và khu du lịch bao gồm: - Kinh doanh lữ hành: Điểm và khu du lịch thường kết hợp với các công ty lữ hành xây dựng các chương trình bao gồm các dịch vụ (vé, bảo hiểm, ăn uống, lưu trú, HDV …) để cung cấp cho khách. Như vậy việc kinh doanh lữ hành của điểm và khu du lịch chỉ thực hiện khi và chỉ khi có sự kết hợp cới các công ty lữ hành. Có như vậy nguồn khách của điểm du lịch và khu du lịch mới ổn định và số lượng sản phẩm, dịch vụ được tiêu thụ với số lượng nhiều hơn. - Kinh doanh lưu trú du lịch: Kinh doanh lưu trú là hoạt đô ̣ng kinh doanh nhằm cung cấp các dịch vụ cho thuê buồng ngủ và các dịch vụ bổ sung khách trong thời gian lưu lại tạm thời tại các điểm và khu du lịch nhằm mục đích lợi nhuâ ̣n. Thông thường, đây là hoạt đô ̣ng kinh doanh chính, chủ yếu của đa số khách sạn và cũng là hoạt đô ̣ng thu hút vốn đầu tư lớn nhất trong khách sạn. Tuy nhiên hiện nay các loại hình cơ sở lưu trú trong các khu du lịch ngày càng đa dạng phù hợp với các loại địa hình khác nhau. Chúng ta có thể bắt gặp như: Camping, Bungalow, Motel … - Kinh doanh ăn uống: Bên cạnh hoạt đô ̣ng kinh doanh lưu trú, kinh doanh dịch vụ ăn uống cũng là mô ̣t hoạt đô ̣ng quan trọng của điểm và khu du lịch. Đối tượng phục vụ của dịch vụ này không chỉ dành cho khách du lịch thuần túy mà còn đáp ứng nhu cầu của đối tượng khách vãng lai hoă ̣c khách khác. Doanh thu từ ăn uống chỉ đứng sau doanh thu từ kinh doanh lưu trú. - Kinh doanh hàng lưu niệm: Bán các đồ lưu niệm, các đặc sản của địa phương - Kinh doanh dịch vụ vui chơi giải trí: Những trò chơi dành cho trẻ em, cho người lớn, đặc biện các khu du lịch ngày nay có đưa vào những trò chơi mang cảm giác mạnh. - Dịch vụ chăm sóc sắc đẹp: Chủ yếu tại các khu du lịch như cắt tóc, trang điểm,… Nhìn chung các lĩnh vực kinh doanh tại điểm và khu du lịch gắn liền với việc đầu tư, bảo tồn, nâng cấp tài nguyên du lịch đã có, xây dựng kết cấu hạ tầng và cơ sở vật chất kỹ thuật phù hợp, phát triển và bảo vệ tài nguyên du lịch theo hướng bền vững. Học viên: Đào Thị Hòa Khoa Du lịch – Đại học Đà Lạt Trang 20 10. Dịch vụ du lịch bổ sung bao gồm những lĩnh vực nào? Vai trò của nó? Liên hệ thực tế? Trả lời: Cung cấp các dịch vụ bổ sung là mô ̣t phần quan trọng trong hoạt đô ̣ng du lịch. Sở thích và nhu cầu của khách du lịch tăng nhanh hơn so với sự cung cấp các dịch vụ ở những cơ sở đón tiếp khách. Điều đó thúc đẩy các cơ sở đón tiếp hàng năm phải mở rô ̣ng các thể loại dịch vụ mà trước hết là các loại dịch vụ bổ sung. Dịch vụ bổ sung bao gồm: Dịch vụ làm giàu thêm sự hiểu biết: triển lãm, quảng cáo, thông tin... Dịch vụ làm sống đông ̣ hơn cho ky ngh̉ và thời gian ngh̉ (như vui chai, giải trí) : Tổ chức tham gia cầm lễ hô ̣i, trò chơi dân gian, vũ hô ̣i...; học những điê ̣u múa và bài hát dân tô ̣c; học cách nấu món ăn đă ̣c sản; karaoke, internet, bida, bowling …. Dịch vụ làm dễ dàng viêc̣ ngh̉ lại của khác : Hoàn thành những thủ tục đăng k‎ hô ̣ chiếu, giấy quá cảnh, mua vé máy bay, làm thủ tục hải quan; các dịch vụ thông tin như cung cấp tin tức, tuyến điểm du lịch, sửa chữa đồng hồ, giày dép, tráng phim ảnh; các dịch vụ trung gian như mua hoa cho khách, đăng k‎ vé giao thông, mua vé xem ca nhạc; đánh thức khách dâ ̣y, tổ chức trông trẻ, mang vác đóng gói hành l‎... Dịch vụ tạo điều kiêṇ thuâṇ tiêṇ trong thời gian khách ngh̉ lại: Phục vụ ăn uống tại phòng ngủ; phục vụ trang điểm tại phòng, săn sóc sức khỏe tại phòng; đă ̣t mô ̣t số trang bị cho phòng như vô tuyến, tủ lạnh, radio, dụng cụ tự nấu ăn (phòng có bếp nấu). Các dịch vụ thaa mãn những nhu cầu đăc̣ biêṭ của con người: Cho thuê xưởng nghê ̣ thuâ ̣t (họa, điêu khắc); cho thuê hướng dẫn viên; cho thuê phiên dịch, thư k‎; cho thuê hô ̣i trường để thảo luâ ̣n, hòa nhạc; cung cấp điê ̣n tín, các dịch vụ in ấn, chụp lại; cho sử dụng những gian nhà thể thao, dụng cụ thể thao. Dịch vụ thương mại: Mua sắm vâ ̣t dụng sinh hoạt; mua sắm vâ ̣t lưu niê ̣m; mua hàng hóa qu‎ hiếm có tính chất thương mại. Như vậy, kinh doanh dịch vụ bổ sung ra đời muô ̣n hơn so với các hoạt đô ̣ng kinh doanh khác, nhưng nó ngày càng đóng vai trò quan trọng trong hoạt đô ̣ng kinh doanh chung du lịch nói chung. Việc tổ chức cung cấp các dịch vụ bổ sung sẽ đáp ứng đầy đủ hơn nhu cầu của khách du lịch, kéo dài hơn mùa du lịch, tăng doanh thu cho ngành, tâ ̣n dụng triê ̣t để hơn cơ sở vâ ̣t chất sẵn có, còn chi phí tổ chức cung cấp dịch vụ bổ sung không đáng kể so với lợi nhuâ ̣n thu được. Đồi với các nhà kinh doanh lữ hành, dịch vụ bổ sung được ví như chất xúc tác kích thích sự hành động của du khách chọn tour du lịch của công ty mình. Nếu doanh nghiệp lữ hành nào khai thác tối các thế mạnh về sự phong phú, độc đáo, khac lạ của dịch vụ bổ sung khi tiếp thị nguồn khách sẽ có hiệu quả kinh doanh cao hơn Học viên: Đào Thị Hòa Khoa Du lịch – Đại học Đà Lạt
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan