Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Chất lượng hoạt động tiếp công dân trên địa bàn huyện an biên, tỉnh kiên giang...

Tài liệu Chất lượng hoạt động tiếp công dân trên địa bàn huyện an biên, tỉnh kiên giang

.PDF
139
467
100

Mô tả:

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NỘI VỤ HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA ĐOÀN MINH MỰC CHẤT LƢỢNG HOẠT ĐỘNG TIẾP CÔNG DÂN TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN AN BIÊN, TỈNH KIÊN GIANG LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ CÔNG TP. HỒ CHÍ MINH - NĂM 2017 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NỘI VỤ HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA ĐOÀN MINH MỰC CHẤT LƢỢNG HOẠT ĐỘNG TIẾP CÔNG DÂN TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN AN BIÊN, TỈNH KIÊN GIANG LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ CÔNG Chuyên ngành: Quản lý công Mã số: 60 43 04 03 NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS. NGUYỄN HỮU HẢI TP. HỒ CHÍ MINH - NĂM 2017 i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan : Luận văn thạc sĩ với đề tài “Chất lượng hoạt động tiếp công dân trên địa bàn huyện An Biên, tỉnh Kiên Giang” là công trình nghiên cứu của cá nhân tôi, không sao chép của bất cứ ai. Tôi xin chịu mọi trách nhiệm về công trình nghiên cứu của riêng mình ! Kiên Giang, ngày 01 tháng 5 năm 2017 Ngƣời cam đoan Đoàn Minh Mực ii MỤC LỤC Trang LỜI CAM ĐOAN ....................................................................................................... i MỤC LỤC .................................................................................................................. ii NHỮNG CỤM TỪ VIẾT TẮT TRONG LUẬN VĂN ................................... vi DANH MỤC BẢNG ....................................................................................... vii DANH MỤC BẢN ĐỒ, BIỂU ĐỒ .................................................................. ix MỞ ĐẦU .....................................................................................................................1 1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI .........................................................................................1 2. MỤC ĐÍCH VÀ NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU .......................................................3 3. ĐỐI TƢỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU ........................................................3 4. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ...........................................................................4 5. CẤU TRÚC LUẬN VĂN .......................................................................................5 CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ HOẠT ĐỘNG TIẾP CÔNG DÂN TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN ..................................................................6 1.1. Một số khái niệm cơ bản thuộc nội dung nghiên cứu .......................................6 1.2. Hoạt động tiếp công dân của Ủy ban nhân dân huyện ......................................9 1.2.1. Vị trí, vai trò và nhiệm vụ tiếp dân của Ban tiếp công dân Ủy ban nhân dân huyện: .............................................................................................................9 1.2.2. Nội dung tiếp công dân trên địa bàn huyện ..............................................13 1.2.3. Hình thức tiếp công dân trên địa bàn huyện .............................................18 1.2.4. Nguyên tắc, phƣơng pháp tiếp công dân trên địa bàn huyện……..…..…22 1.2.5. Các trƣờng hợp từ chối tiếp công dân .......................................................23 1.3. Chất lƣợng tiếp công dân và các nguyên tắc xây dựng đội ngũ công chức tiếp dân ..........................................................................................................................24 1.3.1. Chất lƣợng tiếp công dân và các tiêu chí phản ánh chất lƣợng ................24 1.3.2. Nguyên tắc xây dựng đội ngũ tiếp công dân .............................................25 1.4. Các yếu tố ảnh hƣởng đến chất lƣợng tiếp công dân ở cấp huyện ................27 iii 1.4.1 Ý thức chính trị, đạo đức cách mạng và vốn sống thực tiễn của cán bộ tiếp công dân ..............................................................................................................27 1.4.2. Ý thức pháp luật và kỹ năng nghề nghiệp của cán bộ tiếp công dân ...........29 1.4.3. Tác động từ công luận và dƣ luận xã hội ..................................................30 1.4.4. Tác động từ những tiêu cực xã hội............................................................31 1.4.5. Sự tác động của ngƣời có chức vụ, quyền hạn và những ngƣời thân quen .....................................................................................................................32 1.5. Kinh nghiệm tiếp dân ở một số quốc gia và địa phƣơng trong nƣớc ...............32 1.5.1. Kinh nghiệm nƣớc ngoài: .........................................................................32 Giải quyết đơn thƣ dân nguyện bởi Nghị viện và Nghị sỹ ở một số nƣớc trên Thế giới: ..............................................................................................................34 1.5.2. Kinh nghiệm trong nƣớc: ..........................................................................35 1.5.3. Một số bài học kinh nghiệm......................................................................39 TIỂU KẾT CHƢƠNG 1............................................................................................41 CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG TIẾP CÔNG DÂN Ở HUYỆN AN BIÊN, TỈNH KIÊN GIANG ...........................................................................................................42 2.1. Đặc điểm kinh tế - xã hội huyện An Biên, tỉnh Kiên Giang ..............................42 2.1.1. Đặc điểm về Văn hóa – xã hội ..................................................................42 2.1.2. Đặc điểm về kinh tế ..................................................................................44 2.2 Tổ chức nhân sự tiếp công dân ở huyện An Biên tỉnh Kiên Giang ....................46 2.2.1. Khái quát tình hình ....................................................................................46 2.2.2. Chất lƣợng hoạt động của Ban tiếp công dân ...........................................51 2.2.3. Tổ chức bộ máy tiếp dân của UBND huyện An Biên...............................56 2.2.4. Đội ngũ công chức tiếp dân của UBND huyện An Biên ..........................56 2.2.5. Những khó khăn của đội ngũ CB,CC trong quá trình làm công tác tiếp công dân. .............................................................................................................61 2.3 Thực trạng công tác tiếp công dân ở huyện An Biên, tỉnh Kiên Giang ............72 2.3.1. Thực hiện nội dung và hình thức tiếp công dân ở huyện An Biên ...........72 2.3.2. Phƣơng pháp tiếp công dân .......................................................................74 iv 2.4. Đánh giá kết quả tiếp công dân ........................................................................79 2.4.1. Những kết quả đạt đƣợc ............................................................................79 2.4.2. Những hạn chế ...........................................................................................84 2.4.3. Nguyên nhân của những hạn chế ..............................................................87 TIỂU KẾT CHƢƠNG 2............................................................................................90 CHƢƠNG 3: GIẢI PHÁP NÂNG CHẤT LƢỢNG HOẠT ĐỘNG TIẾP CÔNG DÂN Ở HUYỆN AN BIÊN ................................................................92 3.1. Định hƣớng tiếp công dân ở huyện An Biên, tỉnh Kiên Giang đến năm 2020 ................................................................................................................................92 3.2 Đề xuất giải pháp nâng cao chất lƣợng hoạt động công tác tiếp công dân ở huyện An Biên, tỉnh kiên Giang: ............................................................................93 3.2.1. Giải pháp giáo dục chính trị tƣ tƣởng, nâng cao nhân thức về vai trò trách nhiệm của đội ngũ CB,CC làm công tác tiếp công dân: .....................................93 3.2.2. Giải pháp đổi mới công tác tuyển dụng và sử dụng hợp lý đội ngũ CB,CC làm công tác tiếp công dân ..................................................................................96 3.2.3 Giải pháp đẩy mạnh công tác đào tạo lại và bồi dƣỡng đội ngũ cán bộ công chức làm công tác tiếp công dân. ........................................................................98 3.2.4 Giải pháp thực hiện tốt chế độ, chính sách tạo động lực cho đội ngũ cán bộ công chức làm công tác tiếp công dân ..............................................................103 3.2.5. Giải pháp tăng cƣờng sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác tiếp công dân .....................................................................................................................106 3.2.6. Giải pháp phát huy dân chủ cơ sở, nâng cao năng lực của cơ quan giải quyết khiếu nại, tố cáo, phát huy vai trò và sự phối hợp của các ban ngành đoàn thể ......................................................................................................................109 3.2.7. Mối quan hệ giữa các giải pháp. .............................................................110 TIỂU KẾT CHƢƠNG 3..........................................................................................112 KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ .........................................................................113 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................116 PHỤ LỤC ................................................................................................................119 v NHỮNG CỤM TỪ VIẾT TẮT TRONG LUẬN VĂN CBCCTCD: Cán bộ, công chức tiếp công dân CSVC: Cơ sở vật chất CBQL: Cán bộ quản lý CB,CC: Cán bộ, công chức CNH-HĐH: Công nghiệp hóa- hiện đại hóa ĐT,BD: Đào tạo, bồi dƣỡng HĐND: Hội đồng nhân dân KHCN: Khoa học công nghệ KN,TC: Khiếu nại, tố cáo KT-XH: Kinh tế xã hội NXB: Nhà xuất bản NCKH: Nghiên cứu khoa học NQ: Nghị quyết TCD: Tiếp công dân UBND: Ủy ban nhân dân XDCB: Xây dựng cơ bản XHCN: Xã hội chủ nghĩa vi DANH MỤC BẢNG Trang Bảng 2.1: Tình hình dân số và lao động của huyện An Biên năm 2015 .........................43 Bảng 2.2: Khái quát điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội huyện An Biên ...........................44 Bảng 2. 3: Công tác tiếp công dân của Ban tiếp công dân huyện từ năm 2012 đến năm 2016 ...................................................................................................................49 Bảng 2.4: Công tác tiếp dân Ban tiếp dân chia theo các xã, thị trấn .........................50 Bảng 2.5: Công tác tiếp dân tại các xã, thị trấn ........................................................52 Bảng 2.6: Số lƣợng và cơ cấu đội ngũ CB,CC tiếp công dân huyện An Biên ..........56 Bảng 2.7. Trình độ ngoại ngữ, tin học đội ngũ CB,CC tiếp công dân huyện ...........61 Bảng 2.8: Tự đánh giá những khó khăn của đội ngũ CB,CC trong quá trình tham gia công tác tiếp công dân ...............................................................................................62 Bảng 2.9: Xếp thứ bậc những khó khăn của đội ngũ CB,CC trong công tác tiếp công dân đó là: ...................................................................................................................63 Bảng 2.10: Xếp thứ bậc công tác tuyển chọn CB,CC làm công tác tiếp công dân. ..64 Bảng 2.11: Khảo sát, xếp theo tỷ lệ % từng tiêu chí ................................................64 Bảng 2.12. Những khó khăn hiện nay đội ngũ trong huyện gặp phải trong việc nâng cao trình độ, chuyên môn nghiệp vụ: ........................................................................65 Bảng 2.13: Thực trạng đánh giá về phẩm chất chính trị, đạo đức, trình độ chuyên môn, năng lực công tác: ............................................................................................67 Bảng 2.14: Tự đánh giá thực trạng về phẩm chất, chính trị, đạo đức, trình độ chuyên môn và năng lực công tác của đội ngũ CB,CC trong huyện. ....................................68 Bảng 2.15: Xếp thứ bậc về phẩm chất chính trị, đạo đức, trình độ chuyên môn, năng lực quản lý của đội ngũ CB,CC tiếp công dân huyện. ..............................................70 Bảng 2.16: Đánh giá tính kịp thời trong công tác giải quyết khiếu nại của công dân trên địa bàn huyện An Biên .......................................................................................81 Bảng 2.17: Đánh giá sự hài lòng của ngƣời dân đối với công tác giải quyết khiếu nại của công dân trên địa bàn huyện An Biên ................................................................82 vii Bảng 2.18: Đánh giá tính kịp thời trong công tác giải quyết tố cáo của công dân trên địa bàn huyện An Biên ..............................................................................................83 Bảng 2.19: Đánh giá sự hài lòng của ngƣời dân đối với công tác giải quyết tố cáo của công dân trên địa bàn huyện An Biên ................................................................84 viii DANH MỤC BẢN ĐỒ, BIỂU ĐỒ Trang Bản 2.1: Bản đồ huyện An Biên................................................................................46 Biểu đồ 2.1: Trình độ chuyên môn của cán bộ, công chức tiếp công dân trong huyện năm 2016 ...................................................................................................................58 Biểu đồ 2.2: Trình độ lý luận chính trị của cán bộ, công chức làm công tác tiếp công dân năm 2016 ............................................................................................................59 1 MỞ ĐẦU 1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI 1.1 Tính cấp thiết của đề tài: Công tác tiếp công dân là thể hiện quan điểm “lấy dân làm gốc”, thực sự tôn trọng nhân dân, phát huy quyền làm chủ của nhân dân. Đây chính là mối quan hệ thiết thực để củng cố lòng tin của nhân dân với Đảng và Nhà nƣớc. Thông qua việc tiếp công dân, cơ quan Nhà nƣớc sẽ thu thập đƣợc những thông tin cần thiết hiểu đƣợc tâm tƣ nguyện vọng của công dân. Hiến pháp năm 1992, 2013 khẳng định khiếu nại, tố cáo là một trong các quyền cơ bản của công dân, quyền này đƣợc sử dụng không hạn chế ở bất cứ lĩnh vực nào. Luật Khiếu nại, tố cáo đã cụ thể hoá quyền khiếu nại, tố cáo của công dân thành những chế định thực thi trên thực tế. Khiếu nại, tố cáo là những hiện tƣợng đƣợc nảy sinh và tồn tại cùng với sự xuất hiện của Nhà nƣớc. Trong hoạt động thực tiễn, mối quan hệ giữa công dân với nhà nƣớc, tổ chức xã hội; giữa công dân với công dân; khi phát hiện có quyết định hành chính, hành vi hành chính trái pháp luật gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại đến lợi ích của Nhà nƣớc, quyền lợi ích hợp pháp của tập thể, cá nhân, thì công dân có quyền khiếu nại hoặc tố cáo với cơ quan Nhà nƣớc, với ngƣời có thẩm quyền để đƣợc xem xét, giải quyết. Thực hiện quyền khiếu nại, tố cáo của mình, công dân có thể gửi đơn thƣ khiếu nại , tố cáo đến cơ quan Nhà nƣớc, ngƣời có thẩm quyền hoặc trực tiếp đến nơi tếp công dân của cơ quan Nhà nƣớc để khiếu nại, tố cáo và yêu cầu giải quyết. Công tác tiếp dân là công tác có ý nghĩa quan trọng đối với việc phát huy quyền làm chủ của nhân dân và nâng cao hiệu quả công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo. Luật tiếp công dân do Quốc hội ban hành ngày 25 tháng 11 năm 2013, có hiệu lực từ ngày 01 tháng 7 năm 2014; Luật khiếu nại, Luật tố cáo đƣợc Quốc hội nƣớc Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam thông qua ngày 11/11/2011 và có hiệu lực ngày 01 tháng 7 năm 2012. Chính phủ đã ban hành Nghị định 75/2012/NĐ-CP; Nghị định 76/2012/NĐ-CP ngày 03/10/2012 quy định chi tiết một số điều của Luật khiếu nại, Luật tố cáo và Nghị định số: 64/2014/NĐ-CP ngày 26 tháng 6 năm 2014 của Chính phủ Quy định chi tiết một số điều của Luật tiếp công dân Thông tƣ 06/2014/TT- 2 TTCP ngày 31/10/2014 quy định quy trình tiếp công dân. Đây là cơ sở pháp lý để thực hiện việc giải quyết khiếu nại, tố cáo quy định trách nhiệm của cơ quan nhà nƣớc có thẩm quyền trong việc giải quyết khiếu nại, tố cáo. Đặc biệt là trách nhiệm của thanh tra các cấp, trong đó thanh tra cấp huyện có một vai trò quan trọng trong công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân. Công tác tiếp dân giải quyết khiếu nại, tố cáo là một trong những biện pháp quan trọng góp phần xây dựng nhà nƣớc, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý, tăng cƣờng mối quan hệ giữa Đảng, nhà nƣớc và nhân dân. Trong điều kiện phát huy dân chủ XHCN, quyền khiếu nại, tố cáo của công dân không ngừng đƣợc phát huy và thực hiện quyền cơ bản này của công dân đang trở thành một trong những mặt sinh hoạt chính trị xã hội sôi động. Khiếu nại, tố cáo nhằm bảo vệ, khôi phục các quyền và lợi ích hợp pháp của công dân, bên cạnh đó xử lý nghiêm minh, kịp thời các hành vi, vi phạm pháp luật. Nhận thức đƣợc tầm quan trọng của công tác tiếp dân giải quyết khiếu nại, tố cáo và vai trò của thanh tra huyện trong công tác này. Bản thân tôi chọn đề tài: “Chất lượng hoạt động tiếp công dân trên địa bàn huyện An Biên, tỉnh Kiên Giang” cho luận văn cao học chuyên ngành quản lý công của mình nhằm góp phần vào việc nâng cao hiệu quả công tác tiếp dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân trên địa bàn huyện trong thời gian tới. 1.2. Tổng quan tình hình nghiên cứu: Công tác tiếp công dân luôn đƣợc Đảng và nhà nƣớc ta quan tâm. Ngoài các luật và Thông tƣ hƣớng dẫn, Luật tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân, Quy chế hoạt động của Hội đồng nhân dân quy định Thƣờng trực Hội đồng nhân dân có nhiệm vụ và quyền hạn “Tiếp dân, đôn đốc, kiểm tra và xem xét tình hình giải quyết kiến nghị, khiếu nại, tố cáo của công dân…”. Tuy nhiên, chúng ta có rất ít công trình nghiên cứu về hoạt động tiếp công dân ở các cấp. Ở Việt Nam, một số công trình nghiên cứu khoa học, một số luận văn thạc sĩ liên quan đến đề tài nhƣ: 3 Luận văn thạc sĩ của: Hoàng Văn Lễ “ Khiếu nại và giải quyết khiếu nại trong quản lý hành chính” năm 2004; Lê Thị Sáu “Hoạt động giải quyết khiếu nại tố cáo trên địa bàn huyện Quốc Oai thành phố Hà Nội nội dung và giải pháp”… Nguyễn Kim Tuyến: Một số vấn đề về công tác tiếp công dân- Đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả công tác tiếp công dân trong giai đoạn hiện nay, đã nêu một số giải pháp nâng cao hiệu quả công tác tiếp công dân khá toàn diện và sâu sắc. Bùi Mạnh Cƣờng, Bùi Thị Hoa: Phân tích sâu về ứng dựng công nghệ thông tin trong công tác tiếp công dân và một số giải pháp về công tác tiếp công dân. Một số tài liệu nghiên cứu nhƣ: Cẩm nang về công tác tiếp công dân, xử ;ý đơn thƣ khiếu nại của công dân”, do Vụ dân nguyện Văn phòng Quốc hội biên soạn vào tháng 11 năm 2015, “ Tìm hiểu Luật về khiếu nại tố cáo” PGS.TS. Phạm Hồng Thái (chủ biên), Nxb Thành phố Hồ Chí Minh, năm 2003. Mỗi công trình đề cập đến những khía cạnh khác nhau nhƣng điểm chung nhất là khẳng định vai trò của công tác tiếp công dân. 2. MỤC ĐÍCH VÀ NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU 2.1. Mục đích nghiên cứu Nghiên cứu đề xuất giải pháp nhằm nâng chất lƣợng hoạt động tiếp công dân ở huyện An Biên, tỉnh Kiên Giang trong tình hình mới. 2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Để đạt đƣợc mục tiêu đề ra, luận văn sẽ tập trung nghiên cứu cơ sở lý luận về hoạt động tiếp công dân ở cấp huyện. Trên cơ sở đó nghiên cứu và đánh giá thực trạng hoạt động tiếp công dân ở huyện An Biên trong những năm qua làm cơ sở đó đề xuất giải pháp. Đề xuất hệ thống giải pháp nhằm nâng chất lƣợng hoạt động tiếp công dân ở huyện An Biên, tỉnh Kiên Giang trong thời gian tới. 3. ĐỐI TƢỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU 3.1. Đối tƣợng nghiên cứu: Hoạt động tiếp công dân của các cơ quan nhà nƣớc có thẩm quyền ở huyện An Biên. 4 3.2. Phạm vi nghiên cứu: Hoạt động tiếp công dân của huyện An Biên rất rộng: Bao gồm tiếp công dân ở xã, thị trấn và các ngành chuyên môn của huyện, tiếp công dân của các cơ quan Đảng, Đoàn thể cấp huyện, tiếp công dân của đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp. Trong phạm vi đề tài này chỉ nghiên cứu hoạt động tiếp công dân ở Ban tiếp công dân huyện. Để thực hiện đề tài, ngoài việc nghiên cứu các tài liệu có liên quan, cần khảo sát hoạt động tiếp công dân ở 8 xã, thị trấn và 13 ngành chuyên môn thuộc huyện An Biên. 4. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 4.1. Nhóm các Phƣơng pháp nghiên cứu mang tính lý luận: - Sử dụng phƣơng pháp luận duy vật biện chứng và lịch sử của chủ nghĩa MacLênin. - Dựa trên các Nghị quyết của Đảng, văn bản của Nhà nƣớc về hoạt động tiếp dân ở Trung ƣơng và địa phƣơng. - Tham khảo các tài liệu về kinh nghiệm ngoài nƣớc trong hoạt động tiếp công dân tại các huyện. 4.2 Nhóm các Phƣơng pháp nghiên cứu thực tiễn: - Phƣơng pháp quan sát: Quan sát thực tế hoạt động tiếp công dân nhằm thu thập những số liệu phát hiện vấn đề cần nghiên cứu. - Phƣơng pháp điều tra, khảo sát: Dùng hệ thống các câu hỏi liên quan đến hoạt động tiếp công dân khảo sát ý kiến những ngƣời tham gia hoạt động tiếp công dân ở cấp huyện và cấp xã nhằm tìm ra nguyên nhân những khó khăn hạn chế của hoạt động tiếp công dân từ đó đề ra giải pháp phù hợp với tình hình thực tế tại địa phƣơng. - Phƣơng pháp chuyên gia: Tham vấn những chuyên gia trong lĩnh vực tiếp công dân, thông qua các lớp tập huấn nhằm khẳng định tính đúng đắn của đề tài nghiên cứu. 5 4.3 Phƣơng pháp phân tích, tổng hợp số liệu - Dựa vào các số liệu khảo sát, tính toán ra các giá trị nhằm phân tích tính cần thiết và tính khả thi của các giải pháp đã nêu trong đề tài nghiên cứu… 5. CẤU TRÚC LUẬN VĂN Mở đầu Chƣơng 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn về hoạt động tiếp công dân trên địa bàn huyện Chƣơng 2: Thực trạng hoạt động tiếp công dân ở huyện An Biên, tỉnh Kiên Giang Chƣơng 3: Các giải pháp nâng chất lƣợng hoạt động công tác tiếp công dân ở huyện An Biên, tỉnh Kiên Giang Kết luận và khuyến nghị Tài liệu tham khảo Phụ lục 6 CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ HOẠT ĐỘNG TIẾP CÔNG DÂN TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN 1.1. MỘT SỐ KHÁI NIỆM CƠ BẢN THUỘC NỘI DUNG NGHIÊN CỨU Công tác tiếp công dân: Trong hoạt động của các cơ quan nhà nƣớc, để thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của mình, giữa cơ quan nhà nƣớc và ngƣời dân cần có sự tiếp xúc nhằm trao đổi những thông tin, tình cảm, hiểu biết, hành vi…Quá trình này chính là quá trình giao tiếp với công dân. Hoạt động Tiếp công dân: là hoạt động tiếp đón để lắng nghe, tiếp nhận khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh của công dân; giải thích, hƣớng dẫn cho công dân về việc thực hiện khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh theo đúng quy định của pháp luật. Chính quyền xã là cấp chính quyền gần dân nhất, trực tiếp giải quyết các công việc của dân theo quy định về nhiệm vụ, quyền hạn đƣợc pháp luật quy định. Hoạt động tiếp dân có thể hiểu là quá trình giao tiếp giữa cơ quan nhà nƣớc và công dân nhằm trao đổi, chia sẻ thông tin giữa công dân và ngƣời tiếp công dân trên cơ sở quy định của pháp luật. Trƣớc khi có Luật Tiếp công dân năm 2013, các văn bản pháp luật của nƣớc ta chƣa có văn bản nào quy định thế nào là “tiếp công dân” mà chỉ có các khái niệm về trụ sở tiếp công dân, địa điểm tiếp công dân, trách nhiệm của cán bộ tiếp công dân... đƣợc quy định tại Chƣơng 5 (từ Điều 59 đến Điều 62) Luật Khiếu nại năm 2011; tại Chƣơng 5 (từ Điều 21 đến Điều 31) Nghị định số 75/2012/NĐ-CP ngày 03/10/2012 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Khiếu nại; Thông tƣ số 07/2011/TT-TTCP ngày 28/7/2011 của Thanh tra Chính phủ hƣớng dẫn quy trình giải quyết khiếu nại hành chính. Tuy nhiên, khái niệm “tiếp công dân” có thể đƣợc “ngầm” hiểu là trách nhiệm của Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp, của thủ trƣởng các cơ quan hành chính nhà nƣớc, của cán bộ đƣợc phân công nhiệm vụ tiếp công dân tại trụ sở tiếp công dân; việc tiếp công dân phải đƣợc tiến hành tại nơi tiếp công dân (trụ sở tiếp công dân, địa 7 điểm tiếp công dân hoặc nơi làm việc của cơ quan có trách nhiệm tiếp công dân và phải thông báo trực tiếp cho ngƣời đƣợc tiếp); trách nhiệm tiếp công dân có thể đƣợc hiểu là tiếp công dân để lắng nghe tâm tƣ, nguyện vọng, khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh của công dân để giải thích, hƣớng dẫn công dân thực hiện đúng các quyền và nghĩa vụ theo quy định của pháp luật. Theo Luật Tiếp công dân năm 2013 (có hiệu lực thi hành từ ngày 01/07/2014) quy định về khái niệm tiếp công dân tại khoản 1 Điều 2 nhƣ sau: “Tiếp công dân là việc cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân quy định tại Điều 4 của Luật này tiếp đón để lắng nghe, tiếp nhận khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh của công dân; giải thích, hƣớng dẫn cho công dân về việc thực hiện khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh theo đúng quy định của pháp luật. Tiếp công dân bao gồm tiếp công dân thƣờng xuyên, tiếp công dân định kỳ và tiếp công dân đột xuất”. Ý nghĩa của việc tiếp dân: - Tổ chức tốt công tác tiếp dân là biểu hiện cụ thể của quan điểm “dân là gốc” của Đảng và Nhà nƣớc ta, góp phần phát huy bản chất “Nhà nƣớc của dân, do dân, vì dân”. Thông qua công tác tiếp dân, cơ quan nhà nƣớc nắm đƣợc tâm tƣ, nguyện vọng của nhân dân và các chủ trƣơng, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nƣớc để kịp thời chấn chỉnh, bổ sung, sửa đổi hoặc hủy bỏ các nội dung không còn phù hợp. - Làm tốt công tác tiếp công dân sẽ góp phần khơi dậy tiềm năng, tranh thủ trí tuệ của nhân dân, huy động đƣợc sự tham gia rộng rãi của nhân dân vào quản lý nhà nƣớc, quản lý xã hội; đảm bảo việc thực hiện quyền khiếu nại, tố cáo của công dân, quyền giám sát của nhân dân đối với cán bộ, công chức nhà nƣớc góp phần xây dựng bộ máy nhà nƣớc trong sạch, vững mạnh. - Thông qua công tác tiếp dân tạo ra động lực thúc đẩy hoàn thiện công tác quản lý nhà nƣớc, giúp cho các cơ quan quản lý nhà nƣớc, các cơ quan tổ chức, đơn vị có điều kiện kiểm tra, đánh giá lại cơ chế chính sách, công tác chỉ đạo điều hành của mình, từ đó có những điều chỉnh thích hợp, kịp thời. 8 - Làm tốt công tác tiếp dân sẽ hạn chế việc khiếu nại, tố cáo tràn lan, vƣợt cấp, cũng nhƣ nhiều bất cập khác của công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo. - Hoạt động tiếp công dân ở cơ sở: Ủy ban nhân dân xã là cơ quan hành chính nhà nƣớc ở địa phƣơng, trực tiếp giải quyết các công việc của dân, trực tiếp tiến hành hoạt động tiếp dân. Ủy ban nhân dân xã có nhiệm vụ tổ chức tiếp dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo và kiến nghị của công dân theo thẩm quyền (Khoản 2, điều 117 Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân 2003). Trong quy chế làm việc mẫu của Ủy ban nhân dân cũng quy định Chủ tịch Ủy ban nhân dân tổ chức tiếp dân và giải quyết khiếu nại, tố cáo theo quy định của pháp luật. Việc tiếp dân đƣợc thực hiện theo các hình thức sau đây: Tiếp dân hàng ngày (theo giờ làm việc của Ủy ban nhân dân) hoặc tiếp dân theo định kỳ. Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã tiếp dân mỗi tuần ít nhất là một ngày (không kể các trƣờng hợp phải tiến hành theo yêu cầu khẩn thiết), lịch tiếp dân phải đƣợc công bố công khai để nhân dân biết. Cán bộ, công chức phụ trách từng lĩnh vực công tác của Ủy ban nhân dân xã chịu trách nhiệm giúp Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã tiếp công dân. Công tác tiếp dân ở xã chủ yếu hƣớng vào các hoạt động: tổ chức cơ chế tiếp dân, tổ chức nhân lực, cơ sở vật chất và thời gian để thực hiện việc tiếp dân, tiếp xúc trực tiếp với dân để giải quyết các kiến nghị, khiếu nại, tố cáo. Trên cơ sở đó, những công việc cụ thể phải làm của hoạt động tiếp dân là: - Tổ chức cơ chế tiếp dân: Cơ chế tiếp dân đƣợc hiểu là các nguyên tắc cơ bản, các quy định cụ thể mà các cán bộ của Ủy ban nhân dân xã cần phải áp dụng và thực hiện để tiến hành hoạt động tiếp dân - Tổ chức nhân lực và cơ sở vật chất cho hoạt động tiếp dân - Tổ chức phòng tiếp dân với các trang thiết bị cần thiết, phù hợp với yêu cầu của công việc tiếp dân, trong điều kiện tài chính cho phép - Tiến hành cuộc tiếp dân - Hoạt động của Ban tiếp công dân ở huyện, thị xã - Cán bộ làm công tác tiếp công dân 9 - Môi trƣờng tiếp công dân 1.2. HOẠT ĐỘNG TIẾP CÔNG DÂN CỦA ỦY BAN NHÂN DÂN HUYỆN 1.2.1. Vị trí, vai trò và nhiệm vụ tiếp dân của Ban tiếp công dân Ủy ban nhân dân huyện: - Tiếp công dân là giai đoạn đầu của công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo, đóng vai trò quan trọng nhƣ là một khâu then chốt góp phần giải quyết có hiệu quả trong việc giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân, qua đó bảo vệ lợi ích của tập thể, quyền và lợi ích hợp pháp của công dân. - Tiếp công dân là một biện pháp quan trọng và thiết thực để củng cố mối quan hệ giữa nhân dân với Đảng và Nhà nƣớc. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng nói: “Giữ chặt mối liên hệ với dân chúng và lắng tai nghe ý kiến của dân chúng, đó là nền tảng lực lượng của Đảng và nhờ đó mà Đảng thắng lợi”. Làm tốt công tác tiếp công dân và giải quyết khiếu nại, tố cáo là một hình thức biểu hiện trực tiếp của mối quan hệ giữa nhân dân với Đảng, Nhà nƣớc. Cơ quan Nhà nƣớc phải tiếp công dân tốt thì nhân dân mới thấy rõ Đảng và Nhà nƣớc luôn giữ chặt mối liên hệ với nhân dân, luôn lắng nghe ý kiến của nhân dân, quan tâm lo lắng đến quyền lợi của họ, do đó mối quan hệ giữa nhân dân với Đảng càng đƣợc củng cố hơn. Do đó việc quan tâm làm tốt công tác tiếp dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo là thể hiện bản chất dân chủ, là biện pháp củng cố mối quan hệ giữa nhân dân với Đảng và Nhà nƣớc. - Tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo là một kênh thông tin quan trọng để kiểm tra, giám sát, đánh giá cán bộ, công chức và cơ quan của Đảng, Nhà nƣớc. Khiếu nại, tố cáo là một trong những phƣơng thức giám sát của nhân dân đối với Nhà nƣớc và cán bộ, công chức nhà nƣớc. Trên thực tế, ngƣời dân đƣợc trực tiếp làm việc, tiếp xúc với cán bộ, do đó, để đánh giá cán bộ một cách toàn diện, đầy đủ cần thông qua ý kiến phản hồi của quần chúng. Muốn vậy ngƣời lãnh đạo qua công tác tiếp 10 dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo sẽ nắm bắt đƣợc đầy đủ thông tin, kiểm tra, đánh giá chính xác cán bộ của mình. Đảng, Nhà nƣớc phải dựa vào dân, qua sự giám sát, kiểm tra của nhân dân thì việc đánh giá sàng lọc cán bộ, đảng viên mới đƣợc toàn diện. - Tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo cũng là một kênh thông tin để đánh giá tính khả thi của các chính sách, hiệu quả quản lý nhà nƣớc. Đánh giá chính sách là việc xem xét, nhận định về giá trị các kết quả thu đƣợc khi thực thi chính sách. Đánh giá chính sách đƣợc tiến hành trên cơ sở một chính sách đã đƣợc hoạch định, thực thi và có sự phản ánh kết quả trở lại. Đánh giá tính khả thi của chính sách, tức là trả lời câu hỏi: việc thực thi chính sách có đạt đƣợc mục tiêu đề ra hay không, có đáp ứng đƣợc mong muốn, nguyện vọng của các nhóm đối tƣợng của chính sách hay không? Các chính sách, cũng nhƣ hoạt động quản lý nhà nƣớc đƣợc thực thi trên thực tế sẽ tác động trực tiếp đến cuộc sống của ngƣời dân. Do vậy, cần có sự phản hồi của ngƣời dân để đánh giá chính sách. Tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo là một kênh quan trọng để tiếp nhận sự phản hồi của ngƣời dân về tính khả thi của chính sách. Trên cơ sở các thông tin thu đƣợc qua việc tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo, các nhà hoạch định chính sách cũng nhƣ các nhà quản lý có đƣợc các thông tin về kết quả triển khai thực hiện các mục tiêu của chính sách, có căn cứ để xác định xem việc tồn tại chính sách có hợp lý hay không, kịp thời điều chỉnh, sửa đổi, bổ sung hoàn thiện chính sách và tìm kiếm các biện pháp quản lý thích hợp và hiệu lực để thực thi chính sách đó. - Tiếp công dân tạo điều kiện cho ngƣời dân thực hiện quyền tự do, dân chủ, góp phần giải quyết các vấn đề xã hội, giảm bức xúc, xung đột trong xã hội. Khiếu nại, tố cáo là một phƣơng thức thể hiện quyền dân chủ của nhân dân và là một trong những phƣơng thức để nhân dân thực hiện quyền giám sát đối với bộ máy nhà nƣớc và công chức nhà nƣớc. Làm tốt công tác tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo chính là tạo điều kiện cho nhân dân thực hiện quyền tự do, dân chủ tạo nên một xã hội hài hòa, xã hội công dân.
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan